Luận văn Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh có một vị trí thật trang trọng. Chị không phải là nhà thơ nữ duy nhất và cũng chưa chắc đã là nhà thơ tài hoa nhất nhưng có lẽ chị lại là nhà thơ được nhắc đến nhiều nhất. Vì khi đọc thơ Xuân Quỳnh, chúng ta không chỉ cảm nhận được những cái hay, cái đẹp của nghệ thuật mà còn vì đằng sau những lời thơ mộc mạc và giản dị ấy chúng ta còn có thể thấy được những trăn trở, những lo âu, những rung cảm, những khát vọng mà dường như người phụ nữ nào cũng có thể tìm được mình trong đó. Từ một nghệ sĩ trên sân khấu, Xuân Quỳnh đến với thơ đó là một thách thức trên con đường nghệ thuật. Chị đã từ bỏ ánh hào quang lộng lẫy của sàn diễn mà tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với những trang viết. Và chị đã thành công. Độc giả dường như đã quên đi Xuân Quỳnh – vũ đạo mà chỉ nhớ đến Xuân Quỳnh – nhà thơ, Xuân Quỳnh của những bài thơ đáng yêu, đáng nhớ. Yêu thơ Xuân Quỳnh, chúng ta càng muốn hiểu rõ thơ của chị. Thế nhưng, điều ấy có lẽ không dễ thực hiện. Bằng chứng là kể từ khi tập thơ đầu tiên của Xuân Quỳnh được xuất bản, người ta đã làm công việc đó. Thế nhưng, cho đến nay, kết quả vẫn chưa thể gọi là trọn vẹn. Vì nghệ thuật đâu có đơn giản như là một phép toán cộng mà ta chỉ cần thực hiện tất cả các phép tính là có thể cho ra kết quả! Từ những bài viết được in rải rác trên các báo, tạp chí, và nhất là những công trình sưu tầm, biên soạn mới được xuất bản gần đây, có thể khẳng định rằng: Xuân Quỳnh là nhà thơ nhận được nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ mới chú trọng đến phương diện nội dung, còn ở phương diện nghệ thuật và nhất là thi pháp thì hầu như rất ít, mà nếu có thì cũng rất riêng lẻ, thiếu hệ thống. Thực tế là trong các bài viết của mình, các tác giả có chú ý đến các vấn đề thuộc thi pháp nhưng những yếu tố ấy chỉ được khai thác trong một vài khía cạnh nổi bật hoặc chỉ đưa ra với tư cách là những nhận định khái quát, thiếu sự minh xác cần thiết. Dường như chưa có một công trình nào khảo sát phương diện ấy một cách có hệ thống. Đó chính là lí do để chúng tôi quyết định chọn đề tài Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. Nghiên cứu đề tài Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi muốn đi sâu vào một trong những phương diện của thi pháp thơ Xuân Quỳnh đó là phương diện thời gian, một yếu tố quan trọng của sự tồn tại thế giới thơ Xuân Quỳnh. Trên cơ sở những hiểu biết về lí luận văn học và thi pháp học, chúng tôi đi sâu đối chiếu vào trong thơ Xuân Quỳnh để từ đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa và sắp xếp chúng lại một cách có hệ thống. Thực hiện đề tài này là một điều tương đối khó khăn đối với chúng tôi. Thứ nhất bởi vì thi pháp là một lĩnh vực tương đối mới, thi pháp thơ của tác giả có ảnh hưởng không mấy sâu rộng như Xuân Quỳnh thì lại càng ít được đi sâu khai thác. Thứ hai, bởi vì các tập thơ Xuân Quỳnh xuất bản đã lâu, cũng chưa hề được tái bản, Tuy nhiên, trong quá trình tìm tòi, khảo sát những tài liệu đã có, chúng tôi cũng có những hứng thú nhất định với đề tài. Đó cũng chính là một nguyên nhân khiến cho chúng tôi hoàn thành đề tài được tốt hơn.

pdf64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4917 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à chị nâng niu nó như báu vật. Yêu! Tha thiết với tình yêu và mong mãi được sống với tình yêu nhưng trong Xuân Quỳnh bao giờ cũng tồn tại một nỗi sợ hãi. Chị sợ rồi sẽ có một điều gì bất trắc xảy ra với tình yêu của mình. Con người vốn vậy. Khi chúng ta quý trọng một cái gì, chúng ta sẽ cứ bị sự mất mát ám ảnh. Xuân Quỳnh cũng thế! Càng yêu nhiều, càng trân trọng, càng gìn giữ, chị càng sợ rồi một mai tình yêu kia sẽ mất đi. Không lúc nào, nỗi sợ ấy biến mất trong chị. Trong cái nồng nhiệt, hết mình, vẫn thấp thoáng một nỗi xót xa. Đang hạnh phúc ngập tràn, chị vẫn thấy: Này anh em biết, Rồi sẽ có ngày, Dưới hàng cây đây, Ta không còn bước. (Chồi biếc) Đang “Tay ấm trong tay / Cùng anh sóng bước” nhưng nỗi lo sợ về một ngày mai bất hạnh vẫn lớn lên trong Xuân Quỳnh. Chị vẫn không nguôi nỗi ám ảnh. Hạnh phúc thật, nhưng đó là hiện tại. Ngày mai, ai biết niềm hạnh phúc ấy có còn tồn tại hay không? Hôm nay tình yêu còn, nhưng ngày mai có thể nó sẽ mất đi. Hạnh phúc thì ai cũng muốn nhưng đâu có phải ai cũng có thể giữ được: Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn, Hôm nay yêu mai có thể xa rồi. (Nói cùng anh) Xuân Quỳnh yêu đấy, tha thiết là khác nữa, nhưng chị đành bất lực. Dù biết “Nếu phải cách xa anh / Em chỉ còn bão tố”, dù biết “Những ngày không gặp nhau / Biển bạc đầu thương nhớ / Những ngày không gặp nhau / Lòng thuyền đan rạn vỡ” nhưng chị vẫn đâu thể làm gì khác. Xuân Quỳnh có thể làm chủ trong mọi lĩnh vực nhưng tình yêu thì không thể. Bởi tình yêu đâu phải chỉ do “em” mà còn phải do “anh”. Có hiểu được khía cạnh tâm lý này, chúng ta mới có thể lí giải được nguyên nhân tại sao trong hiện 34 tại, Xuân Quỳnh luôn băn khoăn, trăn trở. Đó là khía cạnh tình cảm rất quán xuyến của Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh yêu mà vẫn sợ, tin mà vẫn luôn hoang mang. Yêu nhiều nên lo âu trong chị càng lớn. Chị lo cho tình yêu của mình sẽ đổ vỡ, lo cho người yêu không yêu mình nhiều, người yêu của mình sẽ đổi thay. Cảm xúc ấy cứ thường trực trong thơ chị, càng về sau càng đậm đà hơn: Nào là hạnh phúc nào là đổ vỡ, Tôi thấy lòng lo sợ không đâu. (Thơ tình cho bạn trẻ) Lo âu, sợ hãi khi nhìn về tương lai, nên mỗi một sự thay đổi dù rất nhỏ đối với Xuân Quỳnh nhưng cũng để lại trong lòng chị một khoảng không trống hoác: Cuối trời mây trắng bay, Lá vàng thưa thớt quá! (Thơ tình cuối mùa thu) Vừa thoáng tiếng còi tàu, Lòng đã Nam đã Bắc. (Sân ga chiều em đi) Xuân Quỳnh lo sợ, nỗi lo sợ của một người yêu đời, yêu người: Mùa thu nay sao bão mưa nhiều, Những cửa sổ con tàu chẳng đóng, Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm, Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh. Em lo âu trước xa tắp đường mình, Trái tim đập những điều không thể nói, Trái tim đập cồn cào cơn đói, Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn. (Tự hát) Xuân Quỳnh lo sợ, Xuân Quỳnh cô đơn nhưng có ai sẽ là ngọn lửa để sưởi ấm cho chị. Ai sẽ là nguồn vui xoa dịu cho chị những vết thương. Chẳng có ai cả. “Em” giờ đã “lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh”, đã không tìm ra lối thoát, không tìm được niềm vui và lẽ sống. Trong Chồi biếc Xuân Quỳnh cũng lo âu. Nhưng nếu lo âu trong Chồi biếc chỉ là ý nghĩ thoáng qua, một nỗi giật mình trong phút chốc thì đến đây, nó đã trở thành hiện hữu, trở thành một cảm xúc ngự trị tâm hồn Xuân Quỳnh. Càng nghĩ nhiều, Xuân Quỳnh càng rơi vào sợ hãi. Trước đây, chị viết: 35 Anh hãy là đầm sen! Anh hãy là phượng đỏ! (Tháng năm) Thì giờ đây, chị viết: Lòng anh là đầm sen Hay là nhành cỏ úa? Xuân Quỳnh đã gần như tuyệt vọng. Chị tin. Chị yêu. Nhưng rồi tất cả cũng sẽ mất đi. Nếu lòng anh là đầm sen thì tốt quá. Nhưng nếu lòng anh là nhành cỏ úa? Xuân Quỳnh không khẳng định nữa. Câu trả lời chị đã để dành lại cho người mình yêu. Phải chăng Xuân Quỳnh đã thật sự rơi vào tuyệt vọng? Lo âu, bất lực, có lúc chị đã buông tay: Nếu ngày mai em không làm thơ nữa Cuộc sống sẽ trở về bình yên Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc Là một nhà thơ, Xuân Quỳnh xem đó là một nỗi đau nhưng không kém phần sung sướng. Nhưng nếu ngày mai chị không làm thơ nữa? Mọi chuyện cũng sẽ trở lại bình thường. Và chị cũng sẽ trỏ thành một người bình thường: Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau Không xôn xao khi nắng hè đến sớm Trở thành một người bình thường không cảm xúc, không đớn đau, không giận hờn, chẳng cảm giác: Gió thổi nơi này chẳng lạnh đến nơi kia Lời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽo Nghe tiếng còi tàu em không thể hiểu Tấm lòng anh trong mỗi chuyến đi xa Em không còn thấy nhớ những sân ga Những nơi đã đi, những nơi chưa hề đến Khát vọng anh dẫu hòa trong sóng biển Sóng xô bờ chẳng rộn đến tâm tư (Nếu ngày mai em không làm thơ nữa) 36 Xuân Quỳnh đã phủ nhận mọi thứ từng làm nảy sinh tình cảm trong chị, nảy sinh thơ chị. Tiếng còi tàu, sân ga, mùa đông, mưa xuân,… giờ nếu có thì cũng đã trở nên vô nghĩa, có thì cũng chẳng gợi nên trong người phụ nữ ấy một cảm xúc gì. Những điều đó, đối với một người phụ nữ bình thường, có lẽ cũng chẳng có ấn tượng gì. Nhưng nếu biết rằng, những lời ấy là của một người phụ nữ vốn rất thiết tha với tình yêu, với cuộc sống thì chúng ta mới có thể hiểu được những cảm xúc, những đớn đau trong tâm hồn nhà thơ. Xuân Quỳnh đang sợ hãi. Nỗi sợ hãi ấy đã giết chết chị, giết chết tất cả những cảm xúc trong chị. Xuân Quỳnh lo nghĩ về tương lai, xót xa cho tương lai của mình. Có lúc chị đã như muốn bỏ dở tất cả. Nhưng chị không làm thế. Chị vẫn gắn bó với cuộc đời, với tình yêu như những gì chị đã từng làm. Lòng chị vẫn “như trời biếc lúc nguyên sơ”, và chị vẫn dành cho đời những vần thơ đẹp nhất của những tình cảm đẹp nhất: Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa Viết về những dự cảm xót xa trong tương lai, Xuân Quỳnh (bà hoàng của thơ tình) có nét gì đó giống với Xuân Diệu (ông hoàng của thơ tình). Dường như cả hai đều nhận thấy một sự đổ vỡ nào đó sẽ xảy ra trong tương lai. Thế nhưng thái độ của họ đối với tương lai là rất khác nhau. Nếu Xuân Diệu thấy sự đổ vỡ ấy để sống vội vàng, sống cuống quít, sống hưởng thụ thì Xuân Quỳnh lại tỏ ra bản lĩnh hơn, vững vàng hơn với một thái độ sống tốt đẹp hơn. Lí giải điều này, thiết nghĩ với Xuân Diệu, thời gian là một nỗi ám ảnh còn với Xuân Quỳnh đó chỉ là một sự ý thức. Hơn nữa, bản thân Xuân Quỳnh đã được trang bị một thế giới quan lành mạnh hơn Xuân Diệu rất nhiều. Là công dân của một xã hội mới, chắc chắn Xuân Quỳnh đã hấp thu được cái tiến bộ của thời đại vào bản thân mình, cái mà dù có muốn Xuân Diệu cũng không thể có được. Xuân Quỳnh có ý thức về tương lai, thường hay nghĩ về tương lai. Nhưng Xuân Quỳnh vẫn là con người của hiện tại. Dù ước muốn có chắp cánh bay xa thì chị vẫn là con người của thời cuộc. Ý thức được điều đó nên dù lo sợ nhưng chị vẫn sống hết mình vì tình yêu, tận hưởng những hương vị ngọt ngào của tình yêu: Chỉ riêng điều được sống cùng nhau Niềm sung sướng với em là lớn nhất Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực Giây phút nào tim chẳng đập vì anh (Chỉ có sóng và em) 37 Lo sợ, buồn bã, nhưng tất cả đều không thắng nổi Xuân Quỳnh. Chị vẫn là chị, trở về là chị: Em trở về đúng nghĩa trái tim em, Biết làm sống những hồng cầu đã chết, Biết lấy lại những gì đã mất, Biết rút gần khoảng cách của yêu tin. Em trở về đúng nghĩa trái tim em, Biết khao khát những điều anh mơ ước, Biết xúc động qua nhiều nhận thức, Biết yêu anh và biết được anh yêu. …… Em trở về đúng nghĩa trái tim em, Là máu thịt đời thường ai chẳng có, Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa, Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi. Là một người có ý thức về thời gian, Xuân Quỳnh đã rất thành công khi thể hiện yếu tố thời gian ấy trong thơ mình. Thời gian là một yếu tố quan trọng trong thơ chị, nó không những làm cho thế giới nghệ thuật của chị trở nên xác định mà còn có những đặc điểm riêng, nét điệu riêng. Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh rất phong phú và đa dạng. Sự phong phú và đa dạng ấy không chỉ được biểu hiện ở ba bình diện quá khứ, hiện tại và tương lai mà chúng tôi đã khảo sát mà còn ở mối liên hệ giữa chúng. Thật ra, quá khứ, hiện tại và tương lai ít khi được thể hiện riêng lẻ trong thơ Xuân Quỳnh. Ở nhiều tác phẩm, chúng tôi nhận thấy ba thời điểm này gần như tồn tại cùng nhau. Khi Xuân Quỳnh viết: “Trên đường hành quân xa / Dừng chân bên xóm nhỏ / Tiếng gà ai nhảy ổ / “Cục… cục tác cục ta” / Nghe xao động nắng trưa / Nghe bàn chân đỡ mỏi” thì Xuân Quỳnh đang ở thì hiện tại. Nhưng khi chị viết “Nghe gọi về tuổi thơ” thì phút chốc thời gian đã quay trở về với quá khứ. Đây là trường hợp rất phổ biến trong thơ Xuân Quỳnh. Trong thơ chị, quá khứ, hiện tại và tương lai đan cài vào nhau, quấn quít nhau. Có khi từ hiện tại chị nghĩ về quá khứ: Tôi trở về tìm lại tuổi thơ, Hoa sấu rụng trên chái nhà đã cũ, Những đêm vắng nghe tiếng gào của gió, Tiếng súng rền, tiếng mỏ, tiếng người la,… Tuổi thơ tôi trong vạt áo của bà 38 Chuyện cổ tích chẳng xua tan nỗi sợ. (Những năm tháng không yên) Có khi từ hiện tại, chị nghĩ đến tương lai: Đất đau thương nghìn lần sống chết, Đến bây giờ đất đã có cờ bay, Rồi sẽ có làng, rồi sẽ có cây, Có thành phố, tiếng cười và ánh sáng. (Bắt đầu bằng những lá cờ) Mà tiêu biểu là Thời gian trắng, quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ cách nhau có một song cửa: Cửa bệnh viện, ngoài kia là quá khứ, Những vui buồn khao khát đã từng qua. …………………. Quá khứ em không chỉ ngày xưa, Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ. …………………. Dù cùng một thời gian, cùng một không gian, Ngoài cánh cửa với em là quá khứ, Còn hiện tại của em là nỗi nhớ, Thời gian ơi sao không đổi sắc màu? Có thể kể ra đây rất nhiều bài thơ có đặc điểm như vậy: Chồi biếc, Chúng tôi, Nói với con, Ngày mai trời còn mưa,…. Lí giải hiện tượng này thiết tưởng không quá khó. Bởi dù miêu tả, ghi nhận thời gian ở quá khứ hay tương lai, Xuân Quỳnh cũng nhìn bằng điểm nhìn của hiện tại. Nói khác đi, bằng cảm xúc hiện tại mà Xuân Quỳnh hướng đến quá khứ hay tương lai. Vì thế, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong thơ Xuân Quỳnh là điều tất yếu. Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh gắn chặt với không gian: thời gian làm cho không gian trở nên xác định và ngược lại không gian làm cho thời gian sáng rõ hơn, chi tiết hơn. Viết về mùa xuân, Xuân Quỳnh viết: Sớm xuân này mặt đất đầy hoa, Những gương mặt rạng ngời sau cửa kính, Bãi ngô mượt mặt sông Hồng lấp lánh, (Ý nghĩ về thành phố lúc vào xuân) Rõ ràng, thời gian được xác định (một buổi sáng mùa xuân) mà không gian cũng rất cụ thể (có hoa, có người,…). 39 Thời gian và không gian hòa quyện vào nhau, gắn chặt với nhau: Mùa xuân nói cùng em, Biết bao điều mới mẻ, Kìa nhìn xem màu lá, Dòng nhựa hát trong cây, Hoa rực rỡ vòng tay, Những người đi trên phố, Nắng ào về trước cửa, Chim hót cùng trời xanh, Và theo bước chân em, Mùa xuân trên lá cỏ. (Mười bảy tuổi) Là một người phụ nữ lãng mạn, Xuân Quỳnh biết yêu thương nhiều và trăn trở cũng lắm. Có phải vì thế chăng mà thơ chị thường chứa chan cảm xúc. Những cảm xúc ấy hoặc là được thể hiện một cách trực tiếp hoặc là được thể hiện thông qua những hình ảnh gián tiếp. Chính trong những hình ảnh ấy, sự gắn kết giữa thời gian và không gian trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Khảo sát những biểu hiện nổi bật của thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi nhận thấy một điều: sự trôi chảy của thời gian không khi nào bị khỏa lấp trong chị và cả trong thơ thơ chị. Có thể là trong quá khứ, trong hiện tại và cả tương lai, thời gian luôn là một đối tượng dành được nhiều sự ưu ái trong thơ Xuân Quỳnh. Từ Chồi biếc, đến Tự hát và đọng lại ở Hoa cỏ may thời gian trong thơ chị là một sự chảy trôi không bao giờ cạn. Nhịp điệu thời gian trong thơ Xuân Quỳnh tương đối chậm. Ở mỗi biểu hiện của thời gian trong thơ Xuân Quỳnh, sự tồn tại của sự kiện là rất nhiều.Dù có ý thức về thời gian, nhưng thời gian trong thơ Xuân Quỳnh trôi đi rất chậm rãi. Đặc biệt với những phút giây hiện tại, thời gian như ngưng đọng: Chiều tháng năm nắng ngả thân cây, Em trở lại một mình trên lối nhớ, Gió trở lại một mình trên mái phố, Khắp một trời phượng đỏ mênh mông, Hoa sen hồng mặt nước thì trong, Cây tường vi mọc gần cây sấu. Trước cây cỏ vô tư em chẳng giấu, Nỗi nhớ anh nỗi nhớ khôn cùng, Anh đi rồi trời nổi cơn giông, 40 Trận gió mạnh từ phía anh thổi tới. Nghĩ đến anh em nhớ về hướng núi, Ngọn núi cánh diều, ngọn núi mây bay, Trời Ninh Bình chiều nay hẳn nhiều mây, Mưa to thế chắc sông tràn bờ cỏ, Thương chiếc xe anh nhọc nhằn trong gió, Mái nhà nao đêm nay anh dừng chân? Ước chi là chiếc nón che anh Đêm giá lạnh em xin làm ngọn lửa… Thời gian trong bài thơ dường như ngưng đọng cho những cảm xúc của nhà thơ dào dạt tuôn vậy! 41 CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH 3.1. Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: Thơ gắn liền với thế giới tâm hồn của con người. Thơ là phương tiện hữu hiệu nhất để mỗi người có thể diễn tả những nỗi lòng, những tâm tư tình cảm của chính mình. Thơ Xuân Quỳnh cũng là sự thể hiện con người của chị. Với Xuân Quỳnh, “làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một hành động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, nhu cầu nối liền mình với đồng loại, với các sự vật vũ trụ và thời gian”. Cho nên, chị làm thơ trước hết là tự thể hiện tâm trạng của chính mình. Nhân vật trong thơ chị, không ai khác hơn chính là bản thân chị. Thời gian nghệ thuật không phải là yếu tố duy nhất để thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình nhưng có lẽ nó là yếu tố hữu hiệu nhất để thể hiện sự diễn biến ấy. Thời gian gấp rút, giục giã hay chậm chạp, nặng nề đều phần nào bộc lộ tâm trạng của nhân vật. Thơ Xuân Quỳnh rất giàu tâm trạng. Tất cả những gì được nói đến trong thơ chị đều chứa chan cảm xúc: từ góc phố, căn phòng, từ những miền đất đi qua, từ những người thân thuộc đến những sự vật nhỏ bé, tưởng như vô tri như ngọn cỏ, hạt cát,… đều trở thành những vật lí tưởng để tác giả bộc lộ tâm trạng của mình. Có thể kể ra rất nhiều từ ngữ chỉ tâm trạng mà Xuân Quỳnh đã sử dụng: đau đớn, vui sướng, hạnh phúc, cô đơn, nhớ, thương, … mà càng về sau càng dày đặc trong thơ Xuân Quỳnh. Cùng với những từ ngữ, những hình ảnh trong thơ Xuân Quỳnh cũng là những hình ảnh chuyên chở tâm trạng. Đó là những cánh chuồn chuồn, những con tàu, những bông hoa,… tất cả đều như mang vào thơ chị một thế giới thấm đẫm cảm xúc. Thế nhưng, nếu những từ ngữ và hình ảnh ấy chỉ làm cho tâm trạng của Xuân Quỳnh được hiện lên trên bề mặt, nghĩa là chúng ta có thể cảm nhận nó một cách trực tiếp, thì thời gian mà nói cụ thể hơn là nhịp độ thời gian sẽ giúp ta hiểu được những tầng cảm xúc còn ẩn sâu trong những bài thơ của chị. 42 Như chúng tôi đã khẳng định: nhìn chung, nhịp độ thời gian trong thơ Xuân Quỳnh tương đối chậm, nhất là những phút giây chị để cho mình sống với quá khứ. Lúc ấy, dường như tất cả những cảm xúc, những ảnh hình của quá khứ cứ níu chị lại, gọi mời chị mà ít khi nào chị có thể gỡ ra được. Hồi tưởng về những ảnh hình của người mẹ, chị viết: Bên ngọn đèn con lắt leo không đủ ấm, Bàn tay gầy mài miệt chiếc thoi tơ, Ngày lại ngày dệt tấm vải thô sơ, Tàn hơi sức không tìm ra lẽ sống! (Tiếng mẹ) Có thể là Xuân Quỳnh không thể gỡ ra. Nhưng cũng có thể là chị cũng chẳng muốn gỡ ra, chẳng muốn dứt đi những giây phút ấy. Dù có cực khổ, có vất vả nhưng chị vẫn còn nhận được sự chăm sóc của người mẹ, nhận được sự thương yêu vô bờ bến của mẹ, vẫn được mẹ ru ngủ trong những câu hát à ơi: Những lời ru vời vợi canh khuya, Con vẫn nhớ! Lời mẹ hát có đôi bờ cách trở, Có bên này bên nớ ngóng trông nhau, Kẻ Bắc người Nam tay dứt lòng đau, Sông Gianh chập chùng giáo mác, Đường xứ Huế non xanh nước biếc, Muốn vô phà sợ phá Tam Giang. (Gửi mẹ) Xuân Quỳnh đang sống với những kỷ niệm, những hồi ức. Nỗi nhớ mong của chị có lẽ sẽ cứ mãi tuôn ra, tuôn ra không bao giờ dứt. Chị vẫn nhớ tất cả những lời ru của mẹ, dù cho đó có thể là những lời ru buồn bã, đau thương. Đọc những dòng thơ ấy, có lẽ chẳng mấy ai không xúc động, vì những tình cảm chân thành của chị mà cũng vì chính cuộc đời chị hiện lên từ chính những dòng thơ ấy. Viết về quá khứ, nhất là những quá khứ tuổi thơ, Xuân Quỳnh thường không thể che giấu được tâm trạng của mình. Chị nhớ những lời ru của mẹ, nhớ những đêm mẹ tần tảo khó nhọc. Nhớ để mà thương, nhớ để mà xót. Thời gian lúc ấy không xa xôi gì với chị: dù là quá khứ nhưng như hiển hiện trước mắt. Quá khứ tồn tại trong chị như bùng lên, lan ra, lan ra miên man không dứt. Thời gian là một liều thuốc giúp người ta lãng quên tất cả. Nhưng thời gian cũng có thể giữ lại tất cả. Và chính những gì thời gian giữ lại kia 43 là trường cửu. Điều đó đúng với Xuân Quỳnh. Quá khứ đối với chị như không bao giờ mất đi. Đơn giản vì quá khứ ấy thấm đẫm những kỷ niệm mà suốt đời chị không bao giờ quên được. Thời gian càng chậm rãi, tâm tình của con người càng nặng nề. Xưa kia, khi Nguyễn Du miêu tả tâm trạng đau xót của Kiều, ông viết: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung, Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Nay, khi miêu tả tâm trạng mình, Xuân Quỳnh viết: Cửa bệnh viện ngoài kia là quá khứ, Những vui buồn khao khát đã từng qua, Nào chỉ đâu những chuyện ngày thơ, Con đường gạch ao bèo hoa tím ngắt. Rõ ràng thời gian không được nhắc đến nhưng vô hình nó đã trở thành phương tiện để cho nhân vật trữ tình có thể giãi bày tâm trạng của mình. Viết về những đau xót, những nhung nhớ, thời gian trong thơ Xuân Quỳnh dường như ngưng đọng. Nhưng khi viết về những điều hạnh phúc, thời gian trong thơ của chị trôi đi rất nhanh: Thế là ba cái tết, Hai chúng mình có nhau! Dù không phải là lâu, Nhưng cũng không ngắn ngủi! Hạnh phúc tính bằng năm, Cây tính bằng mùa trái. Cũng có khi thời gian trôi theo tâm trạng như không gì có thể điều khiển được: Em cùng anh ngồi dưới vườn trưa, Ta lắng nghe những chuyện ngày xưa, Chuyện ngày sau và bây giờ - tất cả! (Vườn trong thư viện) Trong cái không gian “tất cả đều yên tĩnh”, trong niềm hạnh phúc của đôi lứa yêu nhau, thời gian trôi đi thật nhẹ nhàng. Mọi thứ dường như 44 rất tuần tự, không chậm chạp và cũng chẳng quá xiết nhanh. Tất cả như đến rồi đi trước mắt nhân vật: Em đi qua phố Hàng Đào, Mải vui chân bước, lạc vào Hàng Ngang. Gặp mùa xuân ở Hồ Gươm, Trong muôn màu áo trên đường chiều nay. ……….. Em sang lò gốm cùng anh, Bát Tràng, mua một chiếc bình cắm hoa. Rồi ta sẽ đến Ngọc Hà, Hỏi thăm quê của ngàn hoa thế nào. (Đi với mùa xuân) Những câu thơ trên không nhiều lắm nhưng cũng đã đủ để cho ta khẳng định một điều: thời gian nhanh hay chậm đều gắn liền với tâm trạng của nhân vật, chính vì do tâm trạng nhân vật mà thời gian thay đổi: gấp rút hay chậm chạp, nhảy vọt hay tuần tự. Ngược lại, cũng chính nhờ thời gian mà tâm trạng của nhân vật càng thêm sáng rõ. 3.2. Thời gian nghệ thuật gắn liền với suy nghĩ, triết lí của nhân vật trữ tình về cuộc đời, tình đời: Nhận thức thời gian, nhận ra quy luật của cuộc đời không phải là một đặc điểm mới trong ý nghĩa của thời gian trong thơ Xuân Quỳnh. Ngay từ thời trung đại, các nhà thơ ít nhiều đã bị thời gian giày vò. Họ đã nhận ra sự ngắn ngủi của cuộc đời “như mây trôi, như gió thoảng, như chiêm bao…”. Trước sự vô cùng vô tận của vũ trụ, sự hữu hạn của đời người trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi. Nguyễn Du từng viết: Hoa đẹp không trăm ngày, Người sống không trăm tuổi, Việc đời đổi thay luôn Kiếp người vui có hội. (Hành lạc từ, bài 2) Trăm tuổi là con số tượng trưng cho cuộc sống con người. Nhưng có bao nhiêu người sống được đến trăm tuổi. Và nếu có, cuộc đời họ có thật sự mãi hạnh phúc hay không khi “kiếp người vui có hội”? Cuộc đời vốn hữu hạn. Cuộc vui càng ngắn ngủi hơn: Cuộc sống trăm năm coi mấy chốc Chuyện vui tuổi sớm tiếc từng giờ (Cảm hứng lan man) 45 Quy luật của cuộc đời là như vậy. Mau chóng, ngắn ngủi đã trở thành một nỗi sợ hãi. Đến Xuân Diệu, điều đó càng trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi: Ngày già vội mang theo sương đến, Tuổi chết đây rồi bóng lụt chân. (Hư vô) Với Xuân Quỳnh, ý thức về thời gian, nhận thức về sự hạn hữu của kiếp người càng trở nên rõ nét. Với chị, thời gian trôi nhanh không gì cản được: Đã mùa hoa cúc vàng, Lại một năm sắp hết, Thời gian sao trôi nhanh? (Đêm cuối năm) Mỗi mùa hoa đến là một năm nữa sắp qua. Một năm nữa sắp qua thì đời người lại ngắn thêm một khoảng. Mà sự tồn tại của con người thì lại có giới hạn. Đến một lúc nào đó, người sẽ già, yếu và sẽ chấm dứt sự tồn tại ở cuộc đời. Sự thật ấy cứ được nhắc đi nhắc lại trong thơ Xuân Quỳnh như một điều không thể quên được: - Tôi đã qua bao thác ghềnh đá núi, Qua thời gian, tóc thoáng sợi màu mưa. (Hoa tường vi) - Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc, Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa. - Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế, Chỉ em là đã khác với em xưa. …. Bao ngày tháng đi về trên mái tóc, Chỉ em là đã khác với em xưa. (Hoa cúc) Nhận ra sự thay đổi của bản thân mình “năm tháng qua tôi đã đổi thay nhiều”, Xuân Quỳnh đã cảm nhận được sự chảy trôi của thời gian. Mỗi khoảnh khắc qua đi là chị cảm nhận được một sự thay đổi nơi mình. Chị giờ đã khác rất nhiều, từ tâm hồn đến dáng dấp. Những cảm xúc của chị đã không còn như những xúc cảm của ngày xưa. Mái tóc chị giờ đã thêm nhiều sợi bạc. Điều đó quả thật rất đáng sợ. Với một người phụ nữ có trái tim đa cảm, điều đó càng đáng sợ gấp nhiều lần. Nhận ra sự chảy trôi của thời gian, Xuân Quỳnh cũng nhận ra quy luật của cuộc đời: ai cũng sẽ già đi, cũng chết đi. Cũng như “hôm nay non” 46 nhưng “mai cỏ đã già”, sự thay đổi ấy chỉ diễn ra trong tích tắc, chỉ cách biệt giữa “hôm nay” và “ngày mai”. Chính vì thế, nhà thơ muốn thu tất cả vào hôm nay: Đấy là tất cả những điều em nghĩ. Em viết cho mấy chục năm sau, Vì chỉ e ngày ấy quá lâu, Ta quên mất những ngày ta đã sống. (Những năm ấy) Ít ai và có lẽ là chẳng có ai có ý nghĩ như Xuân Quỳnh. Hôm nay mình phải giữ lại vì lo sợ ngày mai mình sẽ quên đi. Liệu Xuân Quỳnh có quá lo xa không? Phải và không phải! Phải vì mấy mươi năm sau có lẽ Xuân Quỳnh cũng chẳng quên điều ấy. Nhưng không phải vì sự thay đổi của mỗi con người đã trở thành không gì có thể ngăn cản. Ai có thể tồn tại mãi mãi và nhớ mãi mãi? Không và không ai có thể làm được điều đó. Nhận thức sâu sắc quy luật của đời người, biết chắc “mùa xuân rồi cũng hết”, thơ Xuân Quỳnh nhiều lần nhắc đến cái chết như một điều không thể tránh khỏi. Đang tay trong tay ngập tràn hạnh phúc, cái chết vẫn chen ngang trong thơ của chị: Này anh em biết, Rồi sẽ có ngày, Dưới hàng cây đây, Ta không còn bước. (Chồi biếc) Phải bị thời gian ám ảnh lắm, người phụ nữ ấy mới bị cái chết giày vò đến như vậy! Càng về sau, hình ảnh cái chết càng hiện lên nhiều trong thơ chị: Khi cuộc đời trôi chảy ở ngoài kia, Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện. Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết, Ngày với đêm có phân biệt gì đâu. (Thời gian trắng) Đi trăm nơi trở lại cửa sông, Nhà anh kia – anh không về nữa, Bữa cơm gia đình chiều nay bỏ dỡ, Anh không còn ăn! (Bến sông) 47 Cái chết mà Xuân Quỳnh nhắc đến trong thơ của chị thường hơn và thức hơn rất nhiều. Đó là cái chết đúng theo quy luật sinh tử của kiếp người. Thơ Việt Nam 1945 – 1975 cũng nhắc nhiều đến cái chết. Nhưng những cái chết ấy không làm cho người ta đớn đau. Nó “bi” mà không “lụy”. Anh giải phóng quân dù ngã xuống nhưng vẫn hiên ngang đứng dậy để tạc nên cái Dáng – đứng – Việt – Nam oai hùng, đẹp đẽ. Người con gái trong Núi Đôi của Vũ Cao chết nhưng vẫn mãi mãi sống trong tâm trí biết bao nhiêu người. Những cái chết ấy là những cái chết hóa thành bất tử mà khi nhắc đến người ta chỉ càng thêm yêu mến, tự hào. Trở lại với thơ Xuân Quỳnh. Rõ ràng, sự nhận thức về thời gian đã làm cho chị hiểu cái chết là một điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, điều đáng quý là, dù có bị thời gian đày đọa, Xuân Quỳnh vẫn không bị khuất phục. Nhận thức được sự còn mất của cuộc đời, Xuân Quỳnh vẫn không hề hoảng sợ. Chị không tự đánh lừa mình bằng những ảo giác rằng điều ấy sẽ không diễn ra với chị. Nhưng Xuân Quỳnh cũng không phó mặc cuộc đời mình cho sự chảy trôi của thời gian. Chị đã cố giữ lại từng chút, từng chút một. Bằng mọi cách, chị tranh đấu với quy luật ấy. Thời gian vẫn cứ trôi. Nhưng những gì của chị thì chị vẫn mãi giữ cho mình. Nhận thấy sự mất mát do thời gian đưa lại, Xuân Quỳnh vẫn khẳng định những điều không thể mất: Chỉ có em và anh Cùng tình yêu ở lại Thậm chí, ngay khi chị chết đi, thì trái tim yêu thương của chị vẫn sống, vẫn yêu như lúc chị còn sống: Em trở về đúng nghĩa trái tim em, Là máu thịt đời thường ai chẳng có, Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa, Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi. Không chỉ nhận thức sâu sắc về quy luật của cuộc đời, gắn với thời gian, thơ Xuân Quỳnh còn bộc lộ nhiều suy ngẫm, triết lí. Nghĩ về cái chết trong tương lai, Xuân Quỳnh viết: Này anh em biết, Rồi sẽ có ngày, Dưới hàng cây đây, Ta không còn bước. Như người lính gác, Đã hết phiên mình, 48 Như lá vàng rụng, Cho chồi thêm xanh. (Chồi biếc) Không xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, cũng không nhìn cái chết với một con mắt đáng sợ, Xuân Quỳnh xem cái chết như một sự đổi thay có tuần tự mà tạo hóa đã dày công sắp đặt. Cái chết đối với chị thật nhẹ nhàng và thanh thản. Chị đón nhận cái chết cũng “vui vẻ” như anh nông dân cày xong thửa ruộng (vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng). Không những thế, cái chết ấy còn như để lại cho đời một chút sắc hương, chết mà vẫn để lại cho đời một chút mạch sống. Giữa Xuân Quỳnh và Tố Hữu phải chăng đã gặp nhau trong tứ thơ ấy? Sống trong hiện tại, nghĩ về cuộc sống trong hiện tại, Xuân Quỳnh viết: Thế giới chúng ta: niềm yêu, tuổi trẻ, Đâu phải súng gươm, bạo lực xiềng gông, Rung chuyển trời xanh, muôn lời ca nối tiếp, Ôi lòng người như biển đón trăm sông. (Tiếng hát) Bằng chính sự thật của cả dân tộc, Xuân Quỳnh đã nghĩ đến sự thật của cả thế giới. Dân tộc ta, dù đã phải trải qua bom đạn, nhưng đâu phải chúng ta sống bằng bom đạn. Chúng ta sống bằng tình yêu, bằng tuổi trẻ, bằng sự lạc quan và tin tưởng của mọi người. Thế giới cũng thế! Mê say trong tình hữu nghị và đoàn kết, Xuân Quỳnh viết: Cánh buồm lớn giữa biển khơi, Lá cờ lớn bởi gió vờn lên cao. Con đường lớn với khát khao, Niềm vui lớn bởi tiếng chào bàn tay. (Hát ru) Thiết tưởng, chẳng cần phải nói thêm gì vào lí giải của Xuân Quỳnh. Nó thật giản dị mà cũng thật chính xác, thật lãng mạn nhưng cũng rất chân thật, thật người lớn nhưng cũng thật trẻ thơ, thật nhẹ nhàng nhưng cũng thật đậm sâu trong lòng người đọc. Triết lí trong thơ Xuân Quỳnh rất phong phú và đa dạng. Có triết lí về cái chết, về cuộc đời, nghĩa là về những cái lớn lao; nhưng cũng có triết lí về những cái nhỏ nhặt, tầm thường. Nghĩ về “đàn ông” – “đàn bà”, Xuân Quỳnh viết: Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn 49 Vượt khỏi ô cửa cỏn con, căn phòng hẹp hàng ngày, Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay, Tới thăm dò những hành tinh mới lạ. …………………………………… Chúng tôi chỉ là những người đàn bà không tên không tuổi, Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày, Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sau đây, Gạo bánh, củi dầu chi thế nào cho đủ. (Thơ vui về phái yếu) Đặt “đàn ông” – “đàn bà” trong sự đối lập: to lớn với bình thường, vũ trụ với bếp núc, tàu ngầm, tên lửa máy bay với quả cà, mớ tép, rau dưa, chuyện mất còn của các quốc gia với xà phòng và thuốc đánh răng, Xuân Quỳnh đã bộc lộ một triết lí rất vui tươi mà cũng thật đời thường. Từ cuộc sống hàng ngày của người đàn ông và đàn bà, Xuân Quỳnh đã làm nổi bật sự gắn bó không thể chia cắt giữa hai giới. Bằng cách lí giải dí dỏm, chị đã chỉ cho cả hai thấy được sự thật: không có đàn bà, cuộc sống sẽ không còn là cuộc sống, nhưng khi không có đàn ông, dù cuộc sống có là cuộc sống đi chăng nữa thì đàn bà vẫn không sống được. Thế nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến triết lí về tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh. Là “bà hoàng của thơ tình yêu”, Xuân Quỳnh chẳng những được người đọc nhớ đến vì những bài thơ tình, mà cao hơn, qua thơ tình yêu, chị đã bộc lộ những triết lí rất sâu sắc: Dẫu xuôi về phương Bắc, Dẫu ngược về phương Nam, Nơi nào em cũng nghĩ, Hướng về anh một phương. Ở ngoài kia đại dương, Trăm ngàn con sóng đó, Con nào chẳng tới bờ, Dù muôn vời cách trở. (Sóng) Yêu nhau, nhớ nhau, điều ấy rất đỗi bình thường. Nhưng niềm nhung nhớ của người con gái trong bài thơ là niềm nhung nhớ đáng để mọi người suy ngẫm mà chiêm nghiệm lại mình. Sóng thì nhớ bờ ngày đêm, còn em thì nhớ anh “cả trong mơ còn thức”. Điều ấy mới đáng ca ngợi. Thức nhớ thì có gì lạ đâu, mơ mà nhớ thì nỗi nhớ ấy mới da diết nhường nào! Nỗi nhớ ấy đã thành thường trực, đã vượt qua cả không gian và thời gian. Với thời gian, nỗi nhớ ấy không phân biệt ngày đêm. Với không gian, nỗi 50 nhớ ấy cũng không có phương nào khác phương anh, phương có anh. Thời gian và không gian cũng như bất lực trước tình yêu của người con gái ấy vậy! Triết lí, suy ngẫm không phải là một đặc trưng nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh. Thế nhưng, thơ chị vẫn không thiếu những triết lí. Nghĩ về cuộc đời, nghĩ về cái chết,…nhà thơ bao giờ cũng bộc lộ những suy tư, triết lí của riêng mình. Cũng có khi triết lí ấy mang màu sắc bi quan nhưng điều quan trọng là chị luôn biết dừng đúng lúc. Điều đáng quý ở chị là chỗ đó. Nhìn chung, những suy ngẫm, triết lí của Xuân Quỳnh đều gắn chặt với thời gian. Có nhận ra sự chảy trôi của thời gian, Xuân Quỳnh mới nhận ra những quy luật của cuộc đời, có trải qua thời gian, chị mới có thể có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời đến vậy! 3.3. Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện khát vọng sống có ý nghĩa của nhà thơ: Sớm có ý thức về thời gian, Xuân Quỳnh đã sớm bị thời gian đày đọa. Nhận thức rõ sự tồn tại ngắn ngủi của cuộc đời trước sự vô cùng, vô tận của vũ trụ, nhiều lúc chị đã tỏ ra hoang mang, sợ hãi. Thế nhưng khi đã nhận thức được sự tất yếu ấy, hiểu rõ bản chất của sự tồn tại ấy, Xuân Quỳnh như muốn sống sao cho có ý nghĩa, sống cho xứng đáng. Mong muốn một cuộc sống có ý nghĩa, Xuân Quỳnh không chỉ đón nhận cuộc sống mà còn góp phần dựng xây cuộc sống. Với mọi người, chết là điều đáng sợ, nhưng với Xuân Quỳnh, chết rất nhẹ nhàng: Lá vàng rụng xuống, Cho đất thêm màu, Có mất đi đâu, Nhựa lên chồi biếc. Nhìn sự ra đi của mỗi người như những chiếc lá, rõ ràng nhà thơ đã không hề sợ hãi trước cái chết. Nào có gì là sợ khi chị chỉ xem cái chết như một sự thay đổi nhỏ như người lính gác hết phiên, như lá vàng thì lá rụng. Nhỏ nhưng có ý nghĩa. Mỗi chiếc lá vàng rụng để lại chút nhựa sống cho những chồi non, mỗi người lính gác ra đi khi đã bảo vệ được sự bình yên thân thuộc. Chúng ta tồn tại hôm nay là do những người đi trước đã chuẩn bị cho chúng ta cũng như những chồi non được những chiếc lá vàng chuẩn bị, vậy thì, tại sao chúng ta lại không sẵn sàng chuẩn bị cho những chồi non sau mình? Nhận và trả, đâu chỉ là một sự ràng buộc, đó còn là một quy luật tất yếu. Phải chăng Xuân Quỳnh hiểu được điều đó? 51 Khát khao sống, khát khao cống hiến, Xuân Quỳnh chẳng những muốn làm con sóng để hòa vào biển lớn cuộc đời, chị còn muốn cống hiến mình cho những gì nhỏ bé nhất: Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi, Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa. (Gió Lào cát trắng) Là con sóng, Xuân Quỳnh muốn là con sóng vỗ mãi những khúc nhạc ngàn năm, là nhà thơ, chị muốn: Thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời, Những vần thơ cùng du hành vũ trụ, Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui. Đâu chỉ lên trăng thơ ta còn bay khắp, Theo những con tàu cập bến những vì sao, Nhưng lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng, Biết bay rồi ta lại muốn bay cao. (Khát vọng) Dù có lúc bực dọc tuyên bố “Anh hãy nghĩ khác xa điều tôi nghĩ / Thơ tôi làm không phải để anh theo” nhưng lúc nào Xuân Quỳnh vẫn là một con người tha thiết với cuộc đời, với những khát vọng có ý nghĩa: Dù thơ em viết chửa hay hơn, Em đang tập làm thơ cho có ích, Như viên đá trải đường, như nhát cuốc. ……… Dòng thơ em theo bánh xe lăn, Theo tuổi trẻ trăm lần giáp trận, Mặt anh hùng sau cửa gương lấp loáng, Bánh xe lăn giữa bom đạn mịt mù, Bánh xe lăn suốt cả mùa khô, Vệt bụi đặc chạy dài theo miền núi, Bánh xe lăn giữa mùa mưa lầy lội, Vượt qua ngầm, qua suối, khe sâu. (Viết trên đường hai mươi) Thơ phải hay nhưng thơ cũng phải có ích. Cũng như vậy, dù sống không nhiều nhưng con người phải sống sao cho có ý nghĩa. Điều đó rất giản dị nhưng liệu có mấy ai hiểu và thực hiện được? Giá trị của thơ Xuân Quỳnh không phải được dệt nên bằng những trau chuốt nghệ thuật. Thậm chí thơ của chị nhiều khi còn trúc trắc, trục 52 trặc. Nhưng điều đó không làm mất đi sự yêu thích của người đọc đối với thơ chị. Một phần chính bởi những khát vọng sống có ý nghĩa này! Cuộc đời của Xuân Quỳnh lắm nỗi gian truân. Dù trong cuộc sống hay trong tình yêu, người phụ nữ ấy cũng gặp nhiều bất trắc. Tưởng chừng bấy nhiêu đó cũng đủ để đánh ngã chị. Nhưng không, càng khổ đau, chị lại càng nhận rõ giá trị của cuộc sống, càng cố điểm trang cho cuộc sống. Tự nguyện “đem lòng vui tôi dệt tấm đời chung”, Xuân Quỳnh muốn ca mãi những lời ca hạnh phúc. Xuân Quỳnh làm thơ để có ích cho cuộc đời chứ không phải phô trương với cuộc đời cũng như sống là để có ích chứ không phải để cuộc đời xấu đi. Chị đã nhập cuộc. Bằng cuộc đời và bằng cả thơ. Và cũng chính bằng những thứ ấy, chị sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Khát khao sống có ích, Xuân Quỳnh đã biết tự quên đi những buồn đau của cuộc đời mình. Chị hay nhắc về quá khứ với những kỷ niệm thân thương của mình. Nhưng, dù ưu ái quá khứ, Xuân Quỳnh vẫn không tự mê hoặc mình bằng quá khứ. Quá khứ “đáng yêu”, “đáng tôn thờ” nhưng không làm cho chị “luyến tiếc”. Cái luyến tiếc, cái trân trọng, với chị, bao giờ cũng là hiện tại. Muốn sống hết mình cho cuộc đời, Xuân Quỳnh nhận thấy thời gian như một thứ của quý, phải tranh đấu để dành lấy: Không cướp thời gian, thời gian sẽ đi mau, Các bạn tôi đang từng giây phấn đấu, Ngọn lửa nào đốt lòng tôi nung nấu, Dằng dặc làm sao Tôi tiếc một ngày đi! Chỉ một ngày. Đối với mọi người, cõ lẽ là khoảng thời gian bình thường nhưng với Xuân Quỳnh bao giờ đó cũng là thời gian có ý nghĩa mà chị phải nâng niu, gìn giữ như một thứ của quý. Chị tiếc một ngày nhưng đó không phải là tâm lí sống vội vàng. Sự tiếc nuối ấy chẳng qua là hệ quả của sự khát khao cống hiến mà thôi. Muốn là con sóng, là nhà thơ, Xuân Quỳnh còn muốn là nghệ sĩ ca những lời ca ngợi ca cuộc sống. Thế nhưng tất cả những điều đó sẽ chìm vào quên lãng trước một khát vọng, dù tầm thường nhưng rất đỗi lớn lao: Ôi tương lai như thảm lúa vàng, Ước mơ em – một bông lúa nhỏ, Em là đoạn đường ray của con đường ngàn cây số, Chạy về Nam nối mạch máu quê hương. (Một ước mơ) 53 Một ước mơ như triệu ước mơ: ước mơ sum vầy, hạnh phúc, bình yên. Một bông lúa nhỏ sẽ chẳng là gì trong thảm lúa vàng. Một đoạn đường ray sẽ chẳng là bao trong con đường ngàn cây số. Nhưng nếu mỗi người là một bông lúa, một đoạn đường, chắc chắn, hạnh phúc sẽ không xa! 54 KẾT LUẬN Nếu có cuộc bầu chọn một nhà thơ nữ xuất sắc nhất của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chắc hẳn không ít người chọn cái tên Xuân Quỳnh. Trong hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã để lại cho đời một di sản văn học quý báu. Trong số ấy, có những bài thơ, câu thơ qua thời gian đã trở thành thân thuộc với biết bao người. Xuân Quỳnh đến với văn chương gần như là duyên nợ. Người phụ nữ ấy đã gắn chặt cuộc đời mình với văn chương như một sự sắp đặt của tạo hóa. Từ một diễn viên múa nổi tiếng chuyển sang một nhà thơ, Xuân Quỳnh đã phải làm lại từ đầu. Những khó khăn, vất vả, những thiếu hụt của điều kiện vật chất không làm cho chị chán nản, thất vọng mà trái lại dường như nó đã làm cho người phụ nữ ấy như kiên cường hơn, kiên định hơn với con đường mà mình đã chọn. Và chính những đứa con tinh thần của chị đã chứng minh cho con đường mà chị quyết định là hoàn toàn đúng đắn. Với Xuân Quỳnh, làm thơ là một công việc cực nhọc nhưng sung sướng. Nhưng dẫu cực nhọc hay sung sướng thì chị cũng được sống với chính mình, sống với bản chất và những suy nghĩ của mình. Hơn nữa, chị còn cống hiến cho cuộc đời rất nhiều từ những tác phẩm của mình. Đó là ước muốn, là lí tưởng không những của chị mà còn là của cả một thế hệ của chị. Cuộc đời không dành cho chị những ưu ái, nếu không muốn nói là đã tạo ra quá nhiều bất công với chị. Thế nhưng, điều đáng quý là, trong mọi khó khăn, vất vả, Xuân Quỳnh đều biết cách tự vươn lên. Nhiều lúc, chị ví mình như những cánh hoa dại, những cánh chuồn chuồn mỏng manh nhưng theo tôi chị chính là cây xương rồng, cây xương rồng giữa sa mạc khô cằn. Có quá không khi nói rằng: nhờ chị mà sự sống được tồn tại ở sa mạc ấy. Trong quá trình thực hiện đề tài Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Trước hết, có thể khẳng định chắc chắn rằng, Xuân Quỳnh là một người có ý thức về thời gian. Ý thức ấy đã được chị thể hiện trong thơ mình một cách sinh động và rõ nét. Đặc biệt, càng về sau, ý thức này càng đậm đặc hơn. Điều này chứng tỏ rằng càng ngày ý thức về thời gian của chị 55 càng nhiều. Nguyên nhân có thể là do tuổi đời, do sự từng trải của bản thân. Thứ hai, thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh có sự vận động nhất định. Đó là chiều từ hiện tại đến quá khứ, hiện tại đến tương lai. Chúng tôi nhận thấy, ở những bài thơ đầu tay, Xuân Quỳnh thường hay hồi tưởng về quá khứ nhưng càng về sau, quá khứ càng lùi dần nhường chỗ cho hiện tại và tương lai. Đặc biệt, dù viết về quá khứ hay tương lai, cuối cùng, Xuân Quỳnh vẫn trở về với hiện tại, với cuộc sống đời thường của mình. Dù có hay nghĩ về căn nhà cũ, mảnh vườn xưa,… nhưng Xuân Quỳnh vẫn nhìn bằng ánh nhìn của hiện tại. Có thể nói hiện tại chính là cái cầu nối giữa quá khứ với tương lai trong thơ Xuân Quỳnh, nhờ có hiện tại mà quá khứ không mơ hồ, nhờ có hiện tại mà tương lai không còn trở nên xa xôi nữa! Thứ ba, thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh luôn mang những ý nghĩa tư tưởng nhất định. Đó có thể là cái nhìn của Xuân Quỳnh về cuộc đời, cũng có thể là sự gắn bó của chị với cuộc sống, tình yêu,… Nhưng dù ở đâu, chúng ta cũng có thể bắt gặp một tâm hồn tha thiết, rộng mở với cuộc đời. Điểm đáng quý của chị là ở đó. Sáng tác ở cả trước và sau 1975 cho nên ở Xuân Quỳnh chúng ta có thể bắt gặp những đặc điểm của thơ ca trước và sau 1975. Thơ chị có những bài viết từ trong chiến hào, từ trong những tiếng gầm rít của bom thù, nhưng cũng có những bài thơ viết trong những ngày đất nước đã hoàn toàn độc lập. Nhưng dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, thơ chị vẫn mang một dáng dấp riêng, không lẫn với ai được. Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nhắc đến những bài thơ tình, thậm chí người ta còn gọi chị là bà hoàng của thơ tình yêu, mặc dù chị có không ít những bài thơ mang sức nóng của cuộc chiến. Có phải chăng vì thơ tình của chị mang một cảm xúc riêng, một dư vị riêng chăng? Không đi quá sâu vào mảng thơ tình của Xuân Quỳnh, cũng không đi vào những phương diện đời thường trong thơ chị, trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu khai thác yếu tố thời gian trong thơ chị, qua đó tìm ra những quy luật, những đặc điểm và những tầng ý nghĩa ẩn sâu bên trong yếu tố thời gian đó. Chúng tôi nghĩ, chúng tôi đã làm được điều đó! Quá trình sáng tạo nghệ thuật của Xuân Quỳnh là quá trình tự xác định, tự khẳng định mình. Chị đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng người đọc. Chị như trở thành người bạn của muôn nhà, thơ của chị trở thành tiếng nói tiêu biểu của tình yêu, tình bạn bè, tình mẫu tử thiêng liêng. 56 Tiếng nói ấy thấm sâu hơi thở của thời đại mà vẫn in đậm truyền thống dân tộc ngàn đời. Thực hiện đề tài Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, lẽ ra chúng tôi phải khảo sát biểu hiện của thời gian ở tất cả các tập thơ của chị. Tuy nhiên, do tư liệu không đủ, nên chúng tôi chỉ khảo sát trên các tập thơ tuyển. Điều đó có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng. Rất mong sự trao đổi, góp ý của quý thầy cô và các bạn. Hi vọng trong một tương lai không xa khi thơ Xuân Quỳnh được tái bản hoặc toàn tập Xuân Quỳnh được ấn hành, sẽ có một công trình nghiên cứu đầy đủ hơn, công phu hơn về vấn đề này. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân, Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997. 2. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004. 3. Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006 4. Phan Cự Đệ (chủ biên) - Trần Đình Sử - Đinh Văn Đức - Mã Giang Lân - Phạm Trọng Thưởng - Bùi Việt Thắng - Hà Văn Đức - Bích Thu - Lê Dục Tú - Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004. 5. Nguyễn Lâm Điền – Trần Văn Minh, Đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975, Tủ sách Đại học Cần Thơ, 2004. 6. Hà Minh Đức, Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 1997. 7. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. 8. Gulaiep, Lí luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1982. 9. Ngân Hà, Thơ Xuân Quỳnh - những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006. 10. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000. 11. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương, Lí luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. 12. Nguyễn Văn Hạnh, Văn học và văn hóa, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. 13. Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội – Nxb Mũi Cà Mau, 1993. 14. Dương Văn Khoa, Văn học, suy nghĩ và cảm nhận, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001. 15. Mã Giang Lân, Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002. 16. Phong Lê – Vũ Tuấn Anh – Vũ Quần Phương, Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984. 17. Likhachôp, Thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học, Tạp chí Văn học số 3, 1999. 18. Vân Long, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội, 1995. 19. Nguyễn Văn Long, Văn học trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, 2003. 20. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997. 58 21. Nguyễn Thị Hồng Nam, Thời gian nghệ thuật trong thơ, Tạp chí Văn học , số 7 – 1996. 22. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2001. 23. Ngô Văn Phú, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000. 24. Pôxpelôp, Dẫn luận nghiên cứu văn học (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội, 1985. 25. Vũ Tiến Quỳnh, Quang Dũng – Nguyễn Mỹ - Xuân Quỳnh, Nxb Văn nghệ, Hà Nội, 1985. 26. Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978. 27. Xuân Quỳnh, Tự hát, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984 28. Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1989. 29. Trần Đình Sử, Thi pháp học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002. 30. Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 31. Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001. 32. Trần Đình Sử, Văn học và thời gian, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002. 33. Trần Đình Sử, Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003. 34. Hữu Thỉnh, Việt Nam nửa thế kỷ văn học ( 1945 – 1995), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997. 35. Vũ Duy Thông, Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. 36. Lưu Khánh Thơ, Xuân Quỳnh – cuộc đời và tác phẩm, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2003. 37. Lưu Khánh Thơ, Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ – tình yêu và sự nghiệp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1994. 38. Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002. 39. Bùi Văn Tiếng, Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1997. 40. Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1990. 41. Kiều Văn, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Đồng Nai, 1997. 42. Vân Trang - Ngô Hoàng - Bảo Hưng, Văn học 1975 – 1985, tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997. 43. Vũ Thị Kim Xuyến, Xuân Quỳnh – thơ và lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000. 44. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999. 59 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài........................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu..................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 5 NỘI DUNG ........................................................................................ 6 Chương 1: Những vấn đề chung về thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học..................................................................... 6 1.1. Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật ................................. 6 1.1.1. Khái niệm thời gian .............................................................. 6 1.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật ............................................. 6 1.2. Đặc điểm của thời gian nghệ thuật .............................................. 7 1.3. Các bình diện của thời gian nghệ thuật .......................................10 1.3.1. Nhịp điệu thời gian .............................................................10 1.3.2. Trình tự thời gian ................................................................12 1.3.3. Hình tượng thời gian ...........................................................12 1.4. Các loại thời gian nghệ thuật .....................................................13 1.4.1. Thời gian tự sự....................................................................13 1.4.2. Thời gian tâm lý..................................................................14 1.4.3 Thời gian đời người ..............................................................15 Chương 2: Biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh ......................................................................17 2.1. Mức độ biểu hiện ......................................................................17 2.2. Những biểu hiện nổi bật của thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh ........................................................................18 2.2.1. Thời gian của những hoài niệm, hồi tưởng về quá khứ ...........18 2.2.2. Thời gian của những trăn trở, day dứt trong hiện tại ..............26 2.2.3. Thời gian của những dự cảm xót xa về tương lai....................33 Chương 3: Ý nghĩa của thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh.41 3.1. Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình ...................................................................41 3.2. Thời gian nghệ thuật gắn liền với suy nghĩ, triết lí của nhân vật trữ tình về cuộc đời, tình đời ....................................44 3.3. Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện khát vọng sống có ý nghĩa của nhà thơ .................................................................................50 KẾT LUẬN .......................................................................................54 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................57 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 61 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề chung về thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học 1.1. Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật: 1.1.1. Khái niệm thời gian 1.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật 1.2. Đặc điểm của thời gian nghệ thuật 1.3. Các bình diện của thời gian nghệ thuật 1.3.1. Nhịp điệu thời gian 1.3.2. Trình tự thời gian 1.3.3. Hình tượng thời gian 1.4. Các loại thời gian nghệ thuật 1.4.1. Thời gian tự sự 1.4.2. Thời gian tâm lý 1.4.3 Thời gian đời người Chương 2: Biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh 2.1. Mức độ biểu hiện 2.2. Những biểu hiện nổi bật của thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh: 2.2.1. Thời gian của những hoài niệm, hồi tưởng về quá khứ 2.2.2. Thời gian của những trăn trở, day dứt trong hiện tại 2.2.3. Thời gian của những dự cảm xót xa về tương lai Chương 3: Ý nghĩa của thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh 3.1. Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình 3.2. Thời gian nghệ thuật gắn liền với suy nghĩ, triết lí của nhân vật trữ tình về cuộc đời, tình đời 3.3. Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện khát vọng sống có ý nghĩa của nhà thơ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthoigiannghethuattrongthoxuanquynh.pdf