Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc

1 – Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Sau khi tách tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc là tỉnh thuần nông với tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 44,35% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, với dân số nông nghiệp chiếm tới trên 80% dân số toàn tỉnh. Từ năm 1997 đến năm 2007, ngành công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chỉ còn chiếm 14,25% trong cơ cấu kinh tế, nhưng dân số nông nghiệp vẫn còn rất lớn(chiếm 57%). Với một lượng khá lớn dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp thì việc phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản là một yêu cầu bức thiết nhằm xoá đói giảm nghèo và ổn định xã hội [2]. Cùng với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp, thì tốc độ đô thị hoá của Vĩnh Phúc cũng tăng nhanh trong những năm gần đây, nhu cầu về tiêu dùng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp ngày càng lớn, đòi hỏi ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh phải phát triển nhanh hơn nữa nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Những năm qua, phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản ở Vĩnh Phúc đã có được những thành tựu đáng kể so với trước kia, nhưng sản xuất vẫn còn ở tình trạng quy mô nhỏ, sản lượng hàng hoá ít, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, giá thành sản xuất còn cao, . Một số địa phương trong tỉnh phát triển cây, con còn theo “phong trào”, chưa tính đến lợi thế của từng vùng và nhu cầu thị trường. Do vậy không ít tình trạng”trồng -chặt”, sản xuất thua lỗ diễn ra đã gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân, như cây dâu năm 2004 và cây thanh hao hoa vàng năm 2006. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đây là một cơ hội lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, tuy nhiên với riêng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản thì đây lại là thách thức không nhỏ do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu. Do vậy, cần thiết phải có những giải pháp để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Để đề xuất được những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn về phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới, tôi đã chọn đề tài” Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh phúc” để nghiên cứu. 2 – Mục tiêu nghiên cứu a – Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng, những thuận lợi, khó khăn của sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh phúc để từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh; b - Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển kinh tế nông lâm nghiệp thuỷ sản; - Phân tích đánh giá thực trạng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2003-2007; - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh Vĩnh Phúc từ 2008-2015. 3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Là các chỉ tiêu, số liệu, các vấn đề về sản xuất nông lâm nghiệp - thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và kết quả, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản của các hộ nông dân. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi khách thể: Luận văn nghiên cứu về kết quả sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản chung trên địa bàn toàn tỉnh; Đồng thời sẽ đi sâu đánh giá thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản của các hộ nông dân để từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn của sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản trên địa bàn toàn tỉnh. + Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu thực trạng sản xuất của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản trên toàn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Tiến hành điều tra tại 3 xã đại diện cho 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi của tỉnh. + Về thời gian: Phần đánh giá về kết quả phát triển của ngành nông lâm nghiệp-thuỷ sản toàn tỉnh được nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2007; Phần định hướng phát triển và các giải pháp được đề ra đến năm 2015. 4 –Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn Luận văn là công trình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực; là tài liệu tham khảo giúp tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc từ nay đến năm 2015 một cách có cơ sở khoa học. 5 – Bố cục của Luận văn Mở đầu Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương II: Thực trạng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2003-2007. Chương III: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản đến năm 2015. Kết luận. Tài liệu tham khảo. Phụ lục.

pdf145 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 - Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020; - Quy hoạch phát triển các ngành: công nghiệp, dịch vụ và quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn đến năm 2020; - Căn cứ vào kết quả huy động vốn đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc từ các nguồn vốn trong 5 năm qua và khả năng huy động vốn đầu tư trong những năm tới; - Căn cứ vào kết quả sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua và tiềm năng phát triển ngành trong những năm tới. 3.1.3.2 – Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu - Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm ngành nông - lâm nghiệp – thuỷ sản đạt 3,5-4%/năm. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt 4,5-5,0%/năm, trong đó trồng trọt 1,5-2%/năm; chăn nuôi 8-10%%/năm; thuỷ sản tăng trên 8%/năm. - Đến năm 2015: phấn đấu cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản như sau: Nông nghiệp 94,7% – Lâm nghiệp 0,7% - Thuỷ sản 4,7%. - Cơ cấu ngành nông nghiệp như sau: Trồng trọt 38,3% – Chăn nuôi 57,3% – Dịch vụ sản xuất nông nghiệp 4,4%. - Sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân trên 40 vạn tấn /năm. - Tổng đàn lợn tăng bình quân trên 5%/năm, đàn gia cầm tăng 9%- 10%/năm, đàn bò tăng 3-4%/năm, đàn trâu giảm 2,5%/năm. - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 7,5 ngàn ha vào năm 2015 và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 16,5 ngàn tấn. - Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác cây hàng năm đạt 80-90 triệu đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 Bảng 3.1: DỰ KIẾN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008-2015 Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Dự kiến Tốc độ tăng bình quân tính 2008 2010 2015 2008-2015 (%) I. Giá trị sản xuất ngành Nông lâm nghiệp thuỷ sản (theo giá so sánh 94) Tỷ đồng 2469,0 2761,3 3519,6 5,4 Nông nghiệp " 2316,0 2579,9 3262,1 5,19 Trong đó : +Trồng trọt " 1223,0 1272,4 1370,7 2,00 + Chăn nuôi " 953,0 1153,1 1694,3 8,61 + Dịch vụ " 140,0 154,4 197,0 5,23 Lâm nghiệp " 38,0 38,8 48,2 3,21 Thuỷ sản " 115,0 142,6 209,4 9,61 II. Giá trị sản xuất ngành Nông lâm nghiệp thuỷ sản (theo giá thực tế) Tỷ đồng 6723,6 10360,9 14758,1 Nông nghiệp " 6399,5 9907,2 13972,7 Trong đó : +Trồng trọt " 3143,7 4513,5 5348,6 + Chăn nuôi " 2966,7 4953,8 8006,6 + Dịch vụ " 289,1 439,9 617,5 Lâm nghiệp " 64,5 87,0 98,0 Thuỷ sản " 259,6 366,8 687,3 III. Cơ cấu (giá thực tế): 100,0% 100,0% 100,0% Nông nghiệp % 95,2% 95,6% 94,7% Trong đó : +Trồng trọt % 49,1% 45,6% 38,3% + Chăn nuôi " 46,4% 50,0% 57,3% + Dịch vụ sản xuất NN " 4,5% 4,4% 4,4% Lâm nghiệp " 1,0% 0,8% 0,7% Thuỷ sản " 3,9% 3,5% 4,7% IV. Giá trị gia tăng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản: Giá thực tế Tỷ đồng 4104,7 6219,7 8482,9 Giá CĐ 94 " 1507,3 1657,6 2023,1 4,1 Nguồn: Theo tính toán của tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Dịch vụ nông nghiệp 4,4% Chăn nuôi 50% Trồng trọt 45,6% Năm 2010 Dịch vụ nông nghiệp 4,4% Chăn nuôi 57,3% Trồng trọt 38,3% Năm 2015 Hình 3.1: DỰ KIẾN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP NĂM 2010 VÀ NĂM 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 3.1.3.3 - Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực a – Ngành nông nghiệp a.1 – Về trồng trọt (Bảng 3.2): Bố trí cây trồng và thời vụ hợp lý, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và tập quán truyền thống của nông dân. Phấn đấu ổn định diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 115 - 117 ngàn ha/năm; Chú trọng phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như rau, hoa, cây cảnh, lạc, đậu tương, cây dược liệu, cây thức ăn gia súc… Dự kiến bố trí cây trồng như sau: - Cây lương thực: ổn định diện tích gieo trồng lúa, ngô; Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, phấn đấu sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân 38-40 vạn tấn/năm trở lên. + Cây lúa: Diện tích gieo trồng từ 62-65 ngàn ha/năm, năng suất phấn đấu đạt từ 53-55 tạ/ha/ năm; + Cây ngô phấn đấu từ 18-20 ngàn ha/năm; năng suất đạt từ 40-45 tạ/ha/năm; - Cây khoai lang, sắn: trong những năm tới, tiếp tục giảm dần diện tích khoai lang và sắn, chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Đến năm 2015, diện tích khoai lang giảm còn 3000 ha, sắn giảm còn 1500 ha. - Cây công nghiệp hàng năm: Là nhóm cây trồng được ưu tiên phát triển, khuyến khích mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh, tăng tỷ trọng sản phẩm hàng hoá. + Cây đậu tương: Diện tích tăng lên 6-7 ngàn ha/năm; năng suất từ 16- 17 tạ/ha/năm. + Cây lạc từ 4-5 ngàn ha/năm, năng suất bình quân đạt 16-17 tạ/ha/năm. - Nhóm cây thực phẩm (rau đậu các loại) : Là nhóm cây có vai trò quan trọng trong công thức luân canh để tăng giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 rất cần được khuyến khích mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh phát triển sản xuất hàng hoá. Ưu tiên phát triển các loại rau có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định hoặc có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị phần ở các thị trường như Hà nội, các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp... Hình thành các khu vực ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau an toàn, rau sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. + Cây rau các loại có thể mở rộng tới 9.000 ha vào năm 2015, năng suất bình quân 180 tạ/ha, Sản lượng 180 ngàn tấn. + Diện tích đậu các loại giữ ổn định ở mức trên dưới 1 ngàn ha/năm, sản lượng 0,7 – 0,8 ngàn tấn. - Cây hàng năm khác: cũng là những cây trồng tham gia tích cực vào cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị trên 1 ha đất canh tác như cây thức ăn gia súc (chủ yếu là cỏ các loại để chăn nuôi trâu bò), cây dược liệu, hoa, cây cảnh và cây công nghiệp các loại...Dự kiến đến năm 2015 cây thức ăn gia súc 2,0 ngàn ha (tốc độ phát triển bình quân 7,4%/năm), hoa cây cảnh 1,8 ngàn ha (tốc độ phát triển bình quân +2,4%/năm); cây dược liệu 1 ngàn ha. Đối với cây lâu năm, tập trung cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả; chuyển một phần diện tích đất lâm nghiệp sang trồng cây ăn quả, đưa diện tích cây ăn quả đến năm 2015 đạt 10 ngàn ha, trong đó diện tích trồng mới 1.200 – 1.500 ha; ưu tiên đầu tư phát triển một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải, na, xoài,... Tập trung cải tạo giống và đầu tư thâm canh trên diện tích cây ăn quả hiện có để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm quả Vĩnh Phúc. Hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung, phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Bảng 3.2: DỰ KIẾN DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƢỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ YẾU TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN (2008-2015) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Dự kiến Tốc độ tăng bình quân tính năm 2008 Năm 2010 Năm 2015 2018-2015 (%) I TỔNG DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY HÀNG NĂM Ngàn ha 114,0 113,0 112,0 0,11 II SẢN LƢỢNG LƢƠNG THỰC CÓ HẠT ngàn tấn 406,0 426,0 451,0 2,61 III SẢN PHẨM CHỦ YẾU A Cây lƣơng thực ngàn ha 86,0 87,0 87,0 0,42 1 Lúa: + Diện tích Ngàn ha 66 65 62 -1,31 + Năng suất tạ/ha 50 52 55 2,32 + Sản lượng Ngàn tấn 330,0 338,0 341,0 0,98 2 Ngô: + Diện tích Ngàn ha 20 22 25 6,39 + Năng suất tạ/ha 38 40 44 3,31 + Sản lượng Ngàn tấn 76,0 88,0 110,0 9,91 B Cây chất bột có củ ha 5700 5300 5000 -2,43 1 Cây khoai lang + Diện tích Ha 3500 3300 3000 -2,50 + Năng suất tạ/ha 80 85 90 1,81 + Sản lượng Ngàn tấn 28,0 28,1 27,0 -0,73 2 Cây sắn + Diện tích Ha 2200 2000 1500 -5,78 + Năng suất tạ/ha 95 95 95 0,25 + Sản lượng Ngàn tấn 20,9 19,0 14,3 -5,55 C Cây thực phẩm(rau,đậu) ha 9200 9000 8700 -0,48 1 Rau các loại + Diện tích Ha 8500 8300 8000 -0,62 + Năng suất tạ/ha 170 172 175 0,60 + Sản lượng Ngàn tấn 144,5 142,8 140,0 -0,02 2 Đậu các loại + Diện tích Ha 700 700 700 1,19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Dự kiến Tốc độ tăng bình quân tính năm 2008 Năm 2010 Năm 2015 2018-2015 (%) + Năng suất tạ/ha 9 9 9 0,56 + Sản lượng Tấn 630,0 630,0 630,0 1,75 D Cây công nghiệp hàng năm Ha 12863 12863 12863 0,00 1 Cây đậu tương + Diện tích Ha 6000 7000 7000 6,22 + Năng suất tạ/ha 16 16 16 1,33 + Sản lượng tấn 9600,0 11200,0 11200,0 7,64 2 Cây lạc + Diện tích Ha 4200 4500 4500 1,15 + Năng suất tạ/ha 16 16 16 0,01 + Sản lượng Tấn 6720,0 7200,0 7200,0 1,16 E Cây hàng năm khác ha + Cây làm thuốc ha 500 700 1000 11,10 + Cây thức ăn gia súc ha 1600 1800 2000 3,27 + Hoa, cây cảnh ha 1400 1600 1800 4,76 + Cây hàng năm khác ha 100 100 100 2,20 F Cây lâu năm 1 Cây dâu tằm + Diện tích ha 800 1000 1500 10,00 + Năng suất tạ/ha 320 350 350 1,95 + Sản lượng Ngàn tấn 25,6 35,0 52,5 12,14 2 Cây ăn quả + Diện tích ha 9200 9400 10000 1,19 + Sản lượng quả Ngàn tấn 52,0 55,0 70,0 4,30 Nguồn: Theo tính toán của tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 a.2 - Ngành chăn nuôi (Bảng 3.3) Định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn tới là: Tiếp tục xác định chăn nuôi là mũi nhọn trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Phát triển toàn diện chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó bò thịt và lợn hướng nạc là sản phẩm chủ lực, khôi phục và phát triển đàn gia cầm, ổn định đàn trâu, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính; Đến năm 2015 tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 56-58%. Khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi hàng hoá tập trung theo phương thức công nghiệp kết hợp trồng cây ăn quả, tiếp tục phát huy và nhân rộng kết quả xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Đến năm 2015, đưa tổng đàn bò của tỉnh lên trên 210 ngàn con(tăng bình quân 3,7%/năm), trong đó bò lai chiếm 75-80% tổng đàn. Tiếp tục phát triển mạnh đàn lợn, đến năm 2015, đàn lợn của tỉnh đạt trên 800 ngàn con, (tăng bình quân 5,2%/năm). Phát triển bền vững đàn gia cầm theo hướng khuyến khích mở rộng quy mô trang trại, thu hẹp dần hình thức chăn nuôi phân tán ở các hộ gia đình như hiện nay, từng bước đưa chăn nuôi gia cầm ra khỏi khu vực dân cư tập trung; trước mắt, hạn chế và đi đến chấm dứt chăn nuôi gia cầm ở các khu đô thị. Đến năm 2015, đàn gia cầm đạt 12 triệu con, tốc độ tăng bình quân 9- 10%/năm. a.3 – Dịch vụ sản xuất nôngnghiệp Chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các hợp tác xã, các doanh nghiệp nông nghiệp tổ chức thực hiện tốt các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như: dịch vụ làm đất, dịch vụ tưới, tiêu, dịch vụ cung cấp giống cây trồng, giống gia súc, gia cầm, giống cá,.... nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất của nông dân. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng từ 5%-7%/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 Bảng 3.3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ CHĂN NUÔI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN (2008-2015) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Dự kiến Tốc độ tăng bình quân tính năm 2008 Năm 2010 Năm 2015 2008-2015 (%) I SỐ LƢỢNG GIA SÚC, GIA CẦM 1 Tổng đàn trâu Ngàn con 26 25 22 -2,4 2 Tổng đàn bò " 160 175 210 3,0 trong đó : bò lai " 100,8 113,8 147 4,7 Tỷ lệ % 63,0% 65,0% 70,0% 1,6 + Bò sữa 800 1000 1300 7,7 3 Tổng đàn lợn ngàn con 580 620 800 4,8 4 Tổng đàn gia cầm " 7000 7500 12000 6,8 II SẢN PHẨM CHĂN NUÔI Tấn 90171 107115 157914 8,5 1 Thịt trâu hơi " 1082 1262 1611 6,1 2 Thịt bò hơi " 4276 5460 8793 10,7 3 Thịt lợn hơi " 68014 80066 117643 8,4 4 Thịt gia cầm " 16799 20327 29866 8,7 Nguồn: Theo tính toán của tác giả b – Ngành thuỷ sản (Bảng 3.4) Phát triển mạnh sản xuất thuỷ sản theo phương thức nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp, trọng tâm là nuôi cá thịt, sản xuất con giống và nuôi thuỷ đặc sản; khai thác và sử dụng có hiệu quả mặt nước hiện có; Tiếp tục cải tạo diện tích vùng trũng chuyển sang chuyên canh thuỷ sản hoặc sản xuất 1 lúa –1 cá, đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015 đạt 7-8 ngàn ha; ứng dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản, đưa năng suất nuôi trồng thuỷ sản đạt bình quân 1,7-2 tấn /ha; sản lượng nuôi trồng đạt 16-17 ngàn tấn. Khuyến khích hình thành và mở rộng phát triển các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp – thuỷ sản ở những nơi có điều kiện, nhất là vùng đồng bằng thuộc các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch... Bảng 3.4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN (2008-2015) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Dự kiến Tốc độ tăng bình quân tính năm 2008 Năm 2010 Năm 2015 2008-2015 (%) I GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (theo giá thực tế) triệu đồng 259578 366797 687341 1 Nuôi trồng " 211725 302599 567456 2 Khai thác thuỷ sản " 11737 12582,7 13790,5 3 Dịch vụ thuỷ sản " 36115 51616 106095 II GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (theo giá so sánh 94) triệu đồng 115000 142626 209410 9,4 1 Nuôi trồng " 93800 117663 172885 9,6 2 Khai thác thuỷ sản " 5200 4892,68 4201,51 -2,3 3 Dịch vụ thuỷ sản " 16000 20070,4 32323,6 11,0 III DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƢỢNG NUÔI TRỒNG 1 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ha 6100 6500 7500 3,0 2 Sản lượng cá nuôi trồng Tấn 11000 13000 16500 5,9 3 Sản lượng thuỷ sản khai thác tấn 1350 1100 800 -7,2 Nguồn: Theo tính toán của tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 c – Ngành lâm nghiệp Phát triển lâm nghiệp theo định hướng ổn định vốn rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch; Đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình trồng rừng kết hợp trồng cây gỗ lớn, cây ăn quả và trồng tre lấy măng trên đất lâm nghiệp. Khuyến khích các hộ gia đình, các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp xây dựng các trang trại theo mô hình nông lâm kết hợp, phát triển du lịch sinh thái. Một số chỉ tiêu cụ thể như sau: - Bảo vệ tốt 27.827,84 ha rừng hiện có, vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái, tạo nguồn sinh thuỷ cho các công trình thuỷ lợi, nâng cao chất lượng rừng. - Giai đoạn 2008-2015: trồng trên 1.000 ha rừng phòng hộ; trong đó: Trồng mới 300 ha; trồng thay thế 700 ha, gồm diện tích các lô rừng đơn điệu về loài cây thuộc khu vực rừng phòng hộ hồ Đại Lải, Núi Sáng…, bình quân mỗi năm trồng mới và trồng thay thế khoảng trên 150 ha, chủ yếu ở các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, thị xã Phúc Yên. - Trồng mới khoảng 1.000 ha rừng đặc dụng. Loài cây chủ yếu là Thông có tác dụng phòng hộ và gìn giữ nguồn nước ven hồ và đầu suối. - Trồng mới và trồng thay thế khoảng 3.500 ha rừng sản xuất; Bình quân mỗi năm trồng khoảng 500 ha, trong đó chú trọng cây gỗ lớn, Bạch đàn, Keo lai,... là loài cây dễ trồng, sinh trưởng nhanh phù hợp với đất Vĩnh Phúc. Tiếp tục đầu tư một số dự án trồng rừng sinh thái kết hợp với phát triển du lịch như: Dự án rừng sinh thái Núi Trống - Vĩnh Yên; dự án rừng sinh thái Núi Sáng - Lập Thạch; Dự án rừng sinh thái Đại Lải (xã Ngọc Thanh –Phúc Yên)... + Nâng cấp các vườn ươm cây giống lâm nghiệp thuộc các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo với tổng diện tích 3,7 ha; trong đó vườn ươm huyện Lập Thạch 1,2 ha; huyện Tam Dương 0,5 ha; Tam Đảo 1,5ha; huyện Bình Xuyên 0,5 ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 3.1.3.4. Định hướng phát triển nông lâm nghiệp - thuỷ sản theo vùng (lãnh thổ) Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã hội, tập quán canh tác của các địa phương trong tỉnh, cần hình thành các vùng các vùng sản xuất phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; Trong thời gian tới, có thể phân theo 3 vùng sản xuất chính là: vùng nông nghiệp miền núi, vùng nông nghiệp đô thị và vùng nông nghiệp thâm canh cao ở đồng bằng. Cụ thể như sau: a - Vùng nông nghiệp miền núi Gồm toàn bộ huyện Lập Thạch, Tam Đảo; các xã Đồng tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, Hợp Hoà, An Hoà, Kim Long, Đạo Tú, Hoàng Đan (Tam Dương); Sơn Lôi, Thiện Kế, Gia Khánh, Bá Hiến, Trung Mỹ (Bình Xuyên); Ngọc Thanh, Cao Minh (Phúc Yên). - Diện tích tự nhiên: 79.915,2 ha; trong đó: + Đất nông nghiệp: 28.418,3 ha; + Đất lâm nghiệp: 29.116,2 ha; Định hướng của vùng này là: Tập trung phát triển chăn nuôi, phát triển cây ăn quả, cây lâm nghiệp theo mô hình nông lâm kết hợp, trang trại tổng hợp. Vùng này cần quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tích tụ đất đai để khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh, tạo một số sản phẩm hàng hoá đặc trưng; từng bước kết hợp phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh… * Về trồng trọt: + Cây ngắn ngày: Sản xuất lương thực (lúa, ngô), rau, quả phục vụ nhu cầu tại chỗ, trồng cây thức ăn gia súc (cỏ voi, cỏ hỗn hợp…), cây dược liệu, cây có củ đặc sản (củ từ, củ đậu, sắn dây, khoai sọ, khoai môn…), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 + Cây dài ngày: Cải tạo giống và phát triển một số loại cây ăn quả như vải, nhãn, na, xoài, hồng… * Về chăn nuôi: + Phát triển mạnh đàn bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc, gà công nghiệp, gà màu thả vườn, … dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả. + Duy trì đàn trâu, phát triển các giống gia súc, gia cầm đặc sản của địa phương như dê, thỏ, ong, gà ri … + Hình thành bãi chăn thả đại gia súc. * Về thuỷ sản: + Nuôi các loại cá truyền thống ở ao hồ nhỏ, mặt nước của các công trình thuỷ lợi: Hồ Vân trục, Bò Lạc, Suối Sải, Đồng Khoắm, Đại Lải, Xạ Hương, Làng Hà, Vĩnh Thành… + Cải tạo các vùng trũng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản gồm các xã: Tiên Lữ, Văn Quán, Đồng Quế, Tam Sơn, Phương Khoan, Nhạo Sơn, Yên Thạch, Như Thuỵ, Đình Chu, Nhị Hoàng, … * Về lâm nghiệp: + Ở miền núi: Phát triển một số cây bản địa như trám, sấu…; tre lấy măng, lát Mêhicô, lim xẹt, thông Caribê, keo lai, bạch đàn lai,… + Ở vùng trung du: Phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ, tre lấy măng, cây phân tán. + Phát triển du lịch sinh thái rừng, qui hoạch các vùng sản xuất, chế biến, tiêu thụ lâm sản. b - Vùng nông nghiệp đô thị Nông nghiệp đô thị bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp cả trong và ngoại vi đô thị. Nông nghiệp đô thị hình thành các trang trại đa mục đích và hệ thống các vườn cây tại các vùng trong và lân cận thành phố. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Vùng này gồm toàn bộ huyện Mê Linh; thành phố Vĩnh Yên và các xã Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Đại Đồng, Tân Tiến, Thổ Tang, Lũng Hoà, Yên Lập, Bồ Sao, Yên Bình, Kim Xá, Việt Xuân (Vĩnh Tường); Duy phiên, Hợp Thịnh, Hoàng Lâu, Thanh Vân (Tam Dương); Hương Sơn, Quất Lưu, Tam Hợp, Hương Canh, Đạo Đức (Bình Xuyên), Nam viêm, Phúc thắng, Tiền châu, nội thị Phúc yên. - Diện tích tự nhiên: 40.305,5 ha; trong đó: + Đất nông nghiệp: 25.298,9 ha; + Đất lâm nghiệp: 1.119,9 ha; Định hướng phát triển của vùng này là: - Hoạt động chủ yếu của nông nghiệp trong đô thị tập trung vào cải thiện môi trường sinh thái, trồng hoa, cây cảnh, nuôi trồng sinh vật cảnh tại các hộ dân cư, trồng hoa cây cảnh, trồng cây, thảm cỏ ở cơ quan, trường học, xí nghiệp, công xưởng, công viên, đường phố, trồng rau sạch ở sân thượng nhà riêng, nhà cao tầng chung cư, cơ quan, xí nghiệp, hoặc nuôi cá ở các hồ đầm… - Nông nghiệp ngoại vi đô thị (ven đô): thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp như xây dựng các trang trại trồng rau, hoa quả, trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra nông sản sạch có chất lượng cao, cung cấp sản phẩm tươi sống cho cư dân đô thị; đồng thời còn triển khai các hoạt động nông nghiệp sinh thái như các khu rừng, công viên, đồng cỏ… phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh, giá trị sản xuất đạt cao nhất trên một đơn vị diện tích. Hình thành các khu nhà vườn sinh thái, kinh doanh tổng hợp. Đưa dần công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng các mô hình nhà lưới, nhà kính, tưới hiện đại. Tuỳ điều kiện cụ thể, có thể phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 - Nông nghiệp xanh: Duy trì phát triển cây xanh, thảm cỏ trong thành phố, thị xã, thị trấn. - Nông nghiệp phục vụ khách sạn: sản xuất hoa, cây cảnh, rau quả, thịt, trứng, sữa cho khách sạn, nhà hàng. - Nông nghiệp du lịch: Tập trung ở các vùng ngoại thành, ngoại thị, cung cấp địa diểm du lịch sinh thái cho du khách. - Nông nghiệp an dưỡng: Tập trung ở vùng có cảnh quan đẹp, cung cấp địa điểm nghỉ ngơi, an dưỡng cho các tầng lớp dân đô thị. - Nông nghiệp sinh thái: sản xuất sản phẩm sạch, không độc hại, không ô nhiễm môi trường. * Trồng trọt: Đa dạng hoá các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao gồm: + Cây ngắn ngày: Tập trung phát triển cây lương thực chất lượng cao, cây rau, hoa, quả (như cà chua, bắp cải, su hào, đậu đỗ, bầu bí, dưa chuột truyền thống, dưa chuột bao tử, dưa hấu, ngô ngọt, ngô bao tử, rau gia vị, hoa các loại,…). + Cây dài ngày: Xoài, bưởi, tre lấy măng, cây cảnh,… *Chăn nuôi: Tổ chức lại chăn nuôi gia cầm ở khu vực này theo hướng nuôi nhốt và tách khỏi khu dân cư. Nuôi con đặc sản quy mô nhỏ theo công nghệ cao. * Lâm nghiệp: Trồng cây phân tán, cây công trình cây xanh đô thị (bàng, bằng lăng, phượng vỹ, ban, xanh, si, lộc vừng, hoa sữa, sấu, trám, liễu, cau vua, cau Malaysia…). * Thuỷ sản: Chủ yếu nuôi thâm canh cá rô phi, tôm càng xanh, cá quả, ba ba, ếch, rô đồng, diếc,… c - Vùng nông nghiệp thâm canh cao ở đồng bằng Gồm huyện Yên Lạc, các xã còn lại của huyện Vĩnh Tường và các xã Phú Xuân, Thanh Lãng, Tân Phong (Bình Xuyên). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 - Diện tích tự nhiên: 21.896,2 ha; trong đó: + Đất nông nghiệp: 15.808,2 ha. Định hướng phát triển của vùng này là: Xác định đây là vùng sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn tỉnh. * Trồng trọt: - Ổn định cơ cấu 3 vụ sản xuất /năm với công thức luân canh chủ yếu là: Lúa xuân muộn – Lúa mùa sớm – Vụ đông. - Thâm canh lúa, ngô để đạt năng suất cao bằng các giống lai, thuần cao sản. Phấn đấu năng suất lúa đạt 70 tạ/ha, ngô đạt 55 tạ/ha. - Từng bước hình thành vùng lúa chất lượng cao như lúa nếp, lúa thơm các loại. - Trồng dâu tằm, cỏ thâm canh, lạc, đậu tương, rau đậu các loại. * Chăn nuôi: - Phát triển bò thịt chất lượng cao (limousin, crimousin), bò sữa HF, lợn siêu nạc, thuỷ cầm, gia cầm quy mô hộ và trang trại. - Sản xuất giống bò lai cung cấp cho các tỉnh lân cận. * Thuỷ sản: - Thâm canh, công nghiệp cá rô phi, tôm càng xanh ở nơi có điều kiện, mở rộng diện tích cải tạo vùng trũng 1 lúa – 1 cá. - Đẩy mạnh sản xuất giống thuỷ sản các loại cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. - Hình thành các trang trại nuôi trồng thuỷ sản gắn chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả. * Lâm nghiệp: Chủ yếu trồng cây phân tán. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 3.1.3.5 - Đề xuất một số dự án ưu tiên đầu tư để phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản đến 2015 a - Đề xuất đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, đê điều giai đoạn 2008– 2015 như sau: - Hồ đập: Xây mới, cải tạo nâng cấp hệ thống hồ đập loại vừa và nhỏ trên địa bàn các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Phúc Yên. - Trạm bơm: Xây mới, cải tạo nâng cấp hệ thống các trạm bơm đã xuống cấp. - Kiên cố hoá kênh mương: Kiên cố hoá 914 km kênh mương các loại. - Các công trình tiêu và nâng cấp hệ thống đê điều b – Đề xuất các dự án đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản - Dự án khống chế và thanh toán bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2008-2010; - Dự án thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao giai đoạn 2008- 2010; - Các dự án cải tạo vùng trũng các huyện, thị. - Các dự án xây dựng các khu chăn nuôi tập trung; - Dự án cải tạo và nâng cao chất lượng giống đàn bò thịt và đàn bò sữa giai đoạn 2008-2012; - Dự án sản xuất giống lúa chất lượng cao. - Dự án xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn giai đoạn 2008-2012; - Dự án xây dựng Trạm sản xuất tinh bò đông lạnh; - Dự án trồng rừng sinh thái Núi Trống (Vĩnh Yên);... 3.1.3.6 - Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư a - Nhu cầu vốn đầu tư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 Giai đoạn 2008 - 2015, để đạt tốc độ tăng trưởng GDP trong nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt bình quân 3,5-4%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân 5 - 5,5 %/năm; dự tính nhu cầu vốn đầu tư như sau: - Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, đê điều,..: 2.000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 250 tỷ đồng; - Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản đã đề xuất: 400-450 tỷ đồng, mỗi năm 50-55 tỷ đồng; - Nhu cầu vốn đầu tư để phát triển sản xuất của các nông hộ: 1.000- 2.500 tỷ đồng/năm; mỗi năm bình quân 1 hộ đầu tư khoảng 10,0-15 triệu đồng (155 ngàn hộ). Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn giai đoạn 2008-2015 là: 2.450 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước và 1000-2500 tỷ đồng/năm từ hộ nông dân. b - Dự kiến huy động vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn những năm tới như sau: + Tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án lớn như: các dự án nâng cấp, củng cố hệ thống đê Trung ương; Các công trình cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các trạm bơm tưới, tiêu đầu mối; kênh chính của các hệ thống thuỷ nông do TW đầu tư,.. tổng vốn do TW đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng; mỗi năm 60 tỷ đồng. - Vốn ngân sách tỉnh đầu tư cho các chương trình, dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất như: cải tạo vùng trũng nuôi trồng thuỷ sản, hạ tầng các khu nông nghiệp công nghệ cao; trạm, trại, nhà xưởng phục vụ nghiên cứu và thực nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới; cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, kiên cố kênh mương nội đồng; các dự án về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi; Đề án cơ khí hoá sản xuất nông nghiệp; Đầu tư cho các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 hoạt động sự nghiệp kinh tế, các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, các chi phí quản lý hành chính nhà nước; Hỗ trợ giống cây, con; đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nông dân; Đối ứng các chương trình, dự án do trung ương đầu tư;... tổng vốn ngân sách địa phương dự kiến đầu tư khoảng 1.500-2000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 200- 250 tỷ đồng. - Vốn do dân tự đầu tư và các nguồn vốn khác 1.000-2.500 tỷ đồng/năm đầu tư cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản(Chi tiết tại phụ lục 3). 3.2 – CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 3.2.1. Nhóm các giải pháp chung 3.2.1.1 - Về cơ chế chính sách Cơ chế chính sách là giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp - nông thôn nói riêng. Cơ chế chính sách phải tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội; phải giải phóng năng lực sản xuất, động viên tối đa các nguồn lực để phát triển đạt các mục tiêu. Trước mắt tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung vào các vấn đề cụ thể sau: - Thực hiện tốt Luật đất đai, tiếp tục triển khai thực hiện đề án dồn điền đổi thửa nhằm giải quyết tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá quy mô lớn; ưu tiên đầu tư hạ tầng về kênh mương, thuỷ lợi cho các địa phương hoàn thành việc dồn điền đổi thửa. - Xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ cải tạo vùng trũng nhằm tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. - Xây dựng cơ chế ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản nhất là chế biến và bảo quản nông sản, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 - Hỗ trợ xây dựng một số chợ đầu mối hàng nông sản ở các vùng miền núi, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, mua bán hàng hoá của nông dân - Hỗ trợ, tư vấn cho các hợp tác xã ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với các siêu thị, doanh nghiệp nhằm giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm của nông dân. - Mở rộng việc thực hiện chương trình khuyến công trên toàn tỉnh nhằm phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn. - Nâng cao vai trò của kinh tế hợp tác xã và tổ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hợp tác xã về đất đai, vốn, về cung cấp thông tin thị trường, tư vấn hỗ trợ thành lập hợp tác xã,...theo các quy định của Chính phủ. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã của tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. - Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi tập trung nhằm đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và phòng chống dịch bệnh chăn nuôi. Thực hiện hỗ trợ giống cây để xây dựng vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá tập trung, bước đầu tạo ra vùng hàng hoá với khối lượng lớn. - Tiếp tục thực hiện tốt công tác khuyến nông, nhất là đối với vùng miền núi. Khuyến cáo bà con nông dân trong việc trồng các loại cây phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng của từng vùng nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao. - Tăng cường quản lý nhà nước về giống cây trồng vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn cho sản xuất và tránh thiệt hại cho người nông dân. 3.2.1.2. Về nguồn nhân lực: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 Nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nông nghiệp - nông thôn. Trong những năm tới, để phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp nông thôn Vĩnh phúc cần tập trung vào một số vấn đề sau: - Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, về khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp, để đủ sức củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay; - Mở các lớp tập huấn, đào tạo cho các đối tượng là chủ hộ, chủ các trang trại theo từng lĩnh vực như: quản lý, chăn nuôi, thuỷ sản, cây ăn quả, cung cấp thông tin thị trường,... giúp cho chủ hộ có đủ kiênn thức sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật của ngành nhằm cung cấp những kiến thức kinh tế, kỹ thuật mới về phát triển nông nghiệp nông thôn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2.1.3 - Giải pháp về khoa học công nghệ - Triển khai thực hiện các đề tài về ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới trong chọn tạo giống cây, giống con và bảo quản, chế biến nông sản; - Công tác khuyến nông, khuyến ngư cần tích cực xây dựng và nhân rộng các mô hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với từng địa bàn, hướng dẫn nông dân quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trung tâm của ngành nông nghiệp như: Trung tâm giống cây trồng, Trung tâm giống thuỷ sản cấp I, Trung tâm giống gia súc gia cầm, Trung tâm kỹ thuật Rau hoa quả,... nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, giúp cho nông dân được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới về sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản. 3.2.1.4 - Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng - UBND tỉnh cần ưu tiên đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường giao thông nông thôn, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, trường học, trạm y tế,...); Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống thuỷ lợi, các công trình phòng lũ tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho khu vực nông thôn. - Do địa hình phức tạp nên việc cung cấp nước tưới vào mùa khô cũng như tiêu thoát nước vào mùa lũ ở một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trong những năm tới tỉnh Vĩnh Phúc cần triển khai đầu tư một số công trình sau: + Cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi đầu mối hiện có nhằm phát huy năng lực tưới như thiết kế; + Kiên cố hoá toàn bộ hệ thống kênh mương trên địa bàn nhằm tiết kiệm nước, giảm tổn thất nước, nâng cao hiệu quả tưới. + Xây mới các công trình thuỷ lợi đầu mối có khả năng trữ nước và cấp nước như các hồ chứa ở ven dãy Tam Đảo, các trạm bơm tưới ở ven sông Lô, sông Phó Đáy; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 + Nạo vét các trục tiêu nội đồng nhằm tiêu thoát nước nhanh khi mực nước trên sông Phan, Cà Lồ xuống thấp; + Cải tạo, nâng cấp công trình đầu mối, các tuyến bờ bao trong lưu vực tiêu của hệ thống trạm bơm tiêu động lực nhằm chủ động tiêu thoát nước cho từng lưu vực; + Chuyển đổi diện tích thường xuyên bị ngập úng thành mô hình 1 lúa - 1 cá đối với các vùng trũng dọc theo sông Phan, Cà Lồ, kênh tiêu vùng bãi Yên Lạc, Vĩnh Tường. + Xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các hồ chứa nước trên toàn tỉnh nhằm góp phần đáng kể vào chống lũ trong nội đồng, cắt giảm lũ quét của hạ du công trình. 3.2.1.5. Giải pháp về vốn đầu tư - Thực hiện có hiệu quả chính sách Nhà nước và nhân dân cùng làm để huy động vốn đầu tư của nhân dân trong việc xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn. - Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung vào các lĩnh vực như: hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi; xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản hàng hoá... - Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương để đầu tư các công trình thuỷ lợi trọng điểm, các công trình đê điều,... - Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. - Đẩy mạnh hoạt động của các hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như quỹ tín dụng nhân dân, vốn vay giải quyết việc làm, Tín dụng phụ nữ nghèo,... 3.2.1.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 - Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân nông thôn trong việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Làm tốt công tác khuyến nông, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), chương trình “3 giảm 3 tăng”, … nhằm giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. - Tổ chức triển khai chương trình thu gom rác thải, chất thải ở các xã, thôn nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực nông nghiệp nông thôn; - Tiếp tục thực hiện dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi nhằm giải quyết môi trường chăn nuôi và tạo nguồn năng lượng trong sinh hoạt cho các trang trại và các hộ chăn nuôi. 3.2.2 – Các giải pháp cho từng vùng sinh thái Ngoài các nhóm giải pháp trên áp dụng trên toàn tỉnh, đối với từng vùng sinh thái, trên cơ sở đặc điểm và định hướng phát triển của từng vùng cần áp dụng một số giải pháp sau: 3.2.2.1 – Đối với vùng nông nghiệp miền núi - Xây dựng cơ chế hỗ trợ các trang trại xây dựng khu chăn nuôi tập trung, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng cây ăn quả, cung cấp thông tin thị trường,.... cho các chủ hộ, chủ trang trại. - Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đất đai, hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản nông sản trên địa bàn; - Xây dựng 1-2 chợ đầu mối nông sản tại huyện Lập Thạch và Tam Đảo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong việc tiêu thụ nông sản hàng hoá. 3.2.2.2 - Đối với vùng nông nghiệp đô thị - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, phát động phong trào trồng cây xanh, cây cảnh trong khu vực đô thị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 - Tổ chức đào tạo, tập huấn cho nông dân vùng ven đô thị kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Hỗ trợ vốn và kỹ thuật để nông dân xây dựng nhà lưới, nhà kính; - Chú trọng công các vệ sinh môi trường chăn nuôi, khử trùng tiêu độc thường xuyên, thực hiện tốt Pháp lệnh Thú y theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm . 3.2.2.3 - Đối với vùng nông nghiệp thâm canh cao ở đồng bằng - Ngành nông nghiệp cần tích cực đưa các giống lúa, ngô mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng của vùng vào sản xuất. Thực hiện hỗ trợ giá giống lúa, ngô mới cho bà con nông dân. - Đối với vùng này cần tích cực chỉ đạo cơ cấu mùa vụ hợp lý, tiến hành dồn điền đổi thửa để nhanh chóng đưa cơ giới hoá và sản xuất ở tất cả các khâu làm đất, gieo cấy, gặt, tuốt lúa,... nhằm giảm chi phí trên đơn vị sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 – Kết luận Nông lâm nghiệp thuỷ sản là ngành kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, nhất là với một nước đang phát triển như Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Song song với việc phát triển mạnh công nghiệp, coi công nghiệp là nền tảng trong việc phát triển kinh tế – xã hội nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh tiến theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì trong giai đoạn đầu, phải đặc biệt coi trọng phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản. Qua việc nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có thể rút ra một số kết luận sau: Trong giai đoạn 2003-2007, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển khá, giá trị sản xuất toàn ngành liên tục tăng với mức 5,2%/năm; cơ cấu nội bộ ngành chuyển biến tích cực theo hướng tăng giá trị chăn nuôi và thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác tăng nhanh từ 23,2 triệu đồng/ha năm 2002 lên 35,44 triệu đồng /ha năm 2007 (giá thực tế); Cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ việc độc canh cây lúa chuyển sang kết hợp trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất như hoa cây cảnh, cây ăn quả, cây dược liệu, … Người nông dân đang từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ, lạc hậu sang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, thay đổi cơ cấu mùa vụ cấy lúa theo hướng tăng trà xuân muộn, mùa sớm phù hợp với khí hậu thời tiết, tránh thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong những năm qua, chăn nuôi và thuỷ sản đã có những bước phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất tăng cao (chăn nuôi tăng bình quân 14%/năm và thuỷ sản tăng 13%/năm), đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 nông lâm nghiệp thuỷ sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người nông dân. Đời sống kinh tế – xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn Vĩnh Phúc đang ngày càng khởi sắc. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản Vĩnh Phúc vẫn còn có những tồn tại, hạn chế, đó là: Ruộng đất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tạo được sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn. Trình độ văn hoá và trình độ khoa học kỹ thuật của người sản xuất còn thấp, kết hợp với thiếu vốn đầu tư nên hiệu quả sản xuất còn chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn diễn ra chậm, lực lượng lao động trong nông nghiệp còn lớn, năng suất lao động thấp. Thu nhập từ nông nghiệp ngày càng giảm do chi phí đầu vào tăng cao, đời sống của nhân dân khu vực nông nghiệp nông thôn còn nhiều khó khăn. 2 – Kiến nghị Trong những năm tới, để phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh theo hướng nhanh, bền vững, đạt được các chỉ tiêu như luận văn đã đề ra. Đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt các vấn đề sau: - Cần tranh thủ huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn như nguồn vốn Trung ương, vốn ngân sách địa phương, huy động vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn của dân,... tăng cường vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, cấp nước sinh hoạt, thủy lợi,... nhằm nâng cao đời sống và phát triển sản xuất cho nông dân khu vực nông nghiệp nông thôn. - Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn của các doanh nghiệp trong nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 - Thực hiện tốt các cơ chế chính sách và các chương trình, dự án như hỗ trợ xây dựng khu sản xuất tập trung; chương trình kiên cố hoá kênh mương; hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung; Nâng cao kiến thức cho nông dân,.... - Củng cố lại hệ thống hợp tác xã nông nghiệp, đưa các hợp tác xã hoạt động theo đúng luật hợp tác xã năm 2003. Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đã ban hành. - Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn, hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm miễn phí cho lao động ở các vùng thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp và đô thị,... - Tăng cường công tác khuyến nông, tích cực đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, cung cấp thông tin thị trường,... đến với người nông dân, nhất là ở các vùng miền núi. - Mở rộng việc thực hiện chương trình khuyến công trên toàn tỉnh nhằm phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn - Đối với các hộ gia đình nông nghiệp: cần tích cực học tập kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý, văn hoá,...để nâng cao trình độ áp dụng vào sản xuất; Mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất. Đồng thời sử dụng có hiệu quả diện tích đất đai, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ gia đình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo kết quả và phân tích tổng quan thực trạng nông thôn nông nghiệp và thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 3. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 4. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo sơ bộ giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007. 5. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Đặng Kim Oanh (2007), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở một số nước Châu Á, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. 8. Nguyễn Đình Thắng (2006), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. 10. Tổng cục Thống kê (2007), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 11. Tổng cục Thống Kê (2008), Niên giám thống kê tóm tắt năm 2007, website www.gso.gov.vn. 12. Trạm Nông hoá tỉnh Vĩnh Phúc (2003). Báo cáo đánh giá kết quả điều tra thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 13. Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Đặc san số 33, đánh giá khả năng giữ vững và phát triển thị trường của hàng hoá nông lâm nghiệp sản Việt Nam trong môi trường hội nhập. 14. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Quyết định phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Vĩnh Phúc. 15. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội năm 2008. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ HỘ NĂM 2007 của: Đỗ Thị Hƣơng Lan I – THÔNG TIN VỀ CHỦ HỘ: 1 – Họ và tên chủ hộ:....................................................................Tuổi:............ Dân tộc :.....................Nam(nữ)......................Trình độ văn hoá :...................... Thôn:.................................Xã:...............................Huyện:.................................. 2 – Phân loại hộ theo nghề nghiệp: - Hộ nông nghiệp: - Hộ lâm nghiệp: - Hộ thuỷ sản: - Hộ khác: II – THÔNG TIN VỀ THU NHẬP: 1 – Tổng nguồn thu (1000 đồng):........................................................................ 2 – Tổng chi phí (1000 đồng):............................................................................ 3 – Tổng thu nhập (1000 đồng):.......................................................................... III – THU NHẬP/NGƢỜI /THÁNG (1000 đ):......................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 129 Biểu 1: GIỚI TÍNH, TUỔI, TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ CHUYÊN MÔN CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH STT Họ và tên Nam(nữ) Tuổi Trình độ văn hoá Nghề nghiệp Tình trạng việc làm 1 2 3 4 5 6 Chi chú : - Đang đi học : ghi lớp đang học (khoanh tròn) - Tình trạng việc làm ghi rõ: + Có việc làm thường xuyên. + Có việc làm thời vụ. + Không có việc làm + Nếu đang đi học ghi: đang đi học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 130 Biểu 2: TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI CỦA HỘ Loại đất Đơn vị tính Diện tích đang sử Trong đó : Số thửa đất dụng Đất được giao Đất thuê hoặc đấu thầu Tổng diện tích I. Đất ở và đất vƣờn m2 1.DT đã xây dựng m2 2.Diện tích đất vườn m2 3.Diện tích ao m2 II. Đất nông nghiệp 1. DT cây hàng năm: sào a. DT lúa: sào - 1 vụ sào - 2 vụ sào - 3 vụ sào - Chuyên mạ “ b. DT chuyên màu sào 2. DT cây lâu năm sào a. Cây công nghiệp : sào - sào - sào b. Cây ăn quả ha 3. Ao, hồ, đầm m2 III. Đất lâm nghiệp ha 1. Rừng phòng hộ ha 2. Rừng sản xuất ha 3. Đất chưa có rừng ha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 131 Biểu 3: TÀI SẢN, VỐN SẢN XUẤT CỦA HỘ Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng Giá trị (1.000 đồng) 1. Súc vật cày, kéo, sinh sản - Trâu con - Bò “ - Lợn nái “ - Ngựa “ - Dê “ 2. Máy móc nông cụ - Ô tô, máy kéo cái - Máy bơm nước “ - Máy tuốt lúa “ - Máy làm đất “ - Máy khác “ - Xe trâu, xe bò, xe ngựa con 3. Nhà xƣởng sản xuất m2 4. Vốn sản xuất (lƣu động) - Tiền mặt 1.000 đ - Vật tư khác “ 5. Tổng vốn sản xuất kinh doanh “ Chia ra: - Vốn tự có “ - Vốn vay ngân hàng, tín dụng “ - Vay họ hàng, anh em “ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 132 Biểu 4: KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA HỘ NĂM 2007 Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng sản lƣợng Lƣợng sản phẩm để tiêu dùng trong gia đình Sản phẩm để bán (để ăn +chăn nuôi) Số lƣợng Giá bán (1000 đồng) Thành tiền (1000 đồng) I. Nông nghiệp 1. Trồng trọt - Lúa tấn - Ngô “ - Khoai “ - Sắn “ - Lạc tạ - Đậu tương “ - Rau “ - Cây ăn quả tấn - Cây khác: + + + 2. Chăn nuôi - Trâu kg - Bò “ - Lợn “ - Gia cầm “ - - - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 133 Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng sản lƣợng Lƣợng sản phẩm để tiêu dùng trong gia đình Sản phẩm để bán (để ăn +chăn nuôi) Số lƣợng Giá bán (1000 đồng) Thành tiền (1000 đồng) 3. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ nông nghiệp 1000 đ II. Lâm nghiệp: - Gỗ m3 - Củi “ - - III. Thuỷ sản - Cá thịt nuôi trồng tạ - Cá giống sản xuất triệu con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 134 CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ I - Đất đai: 1 - Diện tích đất ruộng và đất vườn đồi gia đình hiện có có đủ để sản xuất không? - Có - Không 2 - Đất ruộng hiện có mấy mảnh: - Có cần thiết phải dồn ghép lại thành 1-2 mảnh? + Có + Không 3 - Gia đình có muốn thuê hay đấu thầu để nhận thêm đất sản xuất không? II – Về vốn: 1 - Gia đình có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất không? + Có + Không 2 – Mục đích vay vốn để đầu tư cho: + Trồng trọt: + Chăn nuôi: + Thuỷ sản: + Lâm nghiệp: + Đầu tư khác: 3 – Số vốn cần vay: .........................triệu đồng 4 – Thời gian vay:..............................tháng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 135 III – Về thiết bị phục vụ sản xuất: 1 – Gia đình có đủ thiết bị sản xuất không? + Có + Không 2 – Nhu cầu của gia đình hiện nay về máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp: - Loại máy: - IV – Về Thông tin: 1 – Gia đình có thường xuyên tìm hiểu về tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất không: + Có + Không Nếu có: bằng kênh thông tin nào: + Cán bộ khuyến nông + Đài, Ti vi: + Sách, tờ rơi: + Qua các lớp tập huấn của tỉnh, huyện, xã,...: 2 – Gia đình có thường xuyên tìm hiểu thông tin thị trường về nông sản không: + Có + Không Nếu có: bằng kênh thông tin nào: + Đài, Ti vi: + Sách, tờ rơi: + Qua các lớp tập huấn của tỉnh, huyện, xã,...: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 136 PHỤ LỤC 2 BIỂU TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ CÂY CON CHỦ YẾU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTNU Do Thi Huong Lan.pdf
Tài liệu liên quan