Luận văn Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở

MS: LVVH-PPDH035 SỐ TRANG: 128 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp. 1.2. Xuất phát từ thực tiễn dạy học Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những công trình viết về quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 THCS 2.2. Những ý kiến không đồng tình về quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 THCS 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp 5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 5.3. Phương pháp thống kê 5.4. Phương pháp thực nghiệm 6. Ý nghĩa khoa học 7. Cấu trúc luận văn CHƯƠNG 1: TÍCH HỢP VỚI YÊU CẦU ĐỔI MỚI DẠY HỌC NGỮ VĂN HIỆN NAY 1.1. Tích hợp trong lí luận dạy học hiện đại 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Cơ sở khoa học của dạy học tích hợp 1.1.3. Bản chất của quan điểm dạy học tích hợp 1.1.4. Tình hình vận dụng quan điểm tích hợp trong lí luận dạy học thế giới 1.2. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn 1.2.1. Cơ sở khoa học của việc tích hợp trong dạy học Ngữ văn 1.2.2. Một vài lưu ý khi vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn hiện nay CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 2.1. Chất lượng tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 2.1.1. Nhận xét chung về chất lượng tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 2.1.2. Những vấn đề cần trao đổi thêm 2.2. Thực trạng dạy học Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp 2.2.1. Mức độ am hiểu của giáo viên về quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 2.2.2. Kháo sát thực tế dạy học Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 6 3.1. Các hướng tích hợp trong dạy học Ngữ văn 6 3.1.1. Tích hợp ngang giữa ba phân môn 3.1.2. Tích hợp dọc trong từng phân môn 3.2. Thiết kế cụm bài “Buổi học cuối cùng, Nhân hóa, Phương pháp tả người” 3.3. Thuyết minh thiết kế thể nghiệm 3.4. Dạy thực nghiệm 3.4.1. Mô tả thực nghiệm 3.4.2. Nhận xét sau thực nghiệm KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục số 1 : Phiếu khảo sát giáo viên nhận xét về quan điểm tích hợp được thể hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 Phụ lục số 2: Kết quả khảo sát giáo viên nhận xét về quan điểm tích hợp được thể hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 Phụ lục số 3 :Phiếu khảo sát giáo viên về việc thực hiện giảng dạy theo : (Bảng 2.2) quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 Phụ lục số 4 : Kết quả khảo sát giáo viên về việc thực hiện giảng dạy theo : quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 Phụ lục số 5 : ĐỀ KIỂM TRA Phụ lục số 6: BIÊN BẢN DỰ GIỜ TIẾT DẠY Phụ lục số 7 : Giới thiệu một vài thiết kế đã có ở các sách tham khảo

pdf128 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa ngữ văn 6 trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong dạy học Ngữ văn bậc trung học cơ sở”, tạp chí giáo dục, (44), tr. 25-26-38. 11. Nguyễn văn Đường, Hoàng Dân (2002), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 trung học cơ sở tập 1, 2, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Đường (2002), “Những điểm mới của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 6”, tạp chí giáo dục, (39), tr.7. 13. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lí học Vygotsky, Nxb Giáo dục Hà Nội. 14. Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Trí (2001), Đổi mới phương pháp dạy học văn Tiếng Việt ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), “Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục, (22), tr.21 - 22. 16. Nguyễn Trọng Hoàn, Hà Thanh Huyền (2005), Dạy học Ngữ văn 6 tập 1, 2, Nxb Giáo dục. 17. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm. 18. Nguyễn Thanh Hùng (2006), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học giáo dục, (6) tháng 3, tr. 9 - 13. 19. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Giáo trình phương pháp dạy học Ngữ văn trung học cơ sở, Nxb Đại học sư phạm. 20. Kỉ yếu hội thảo khoa học (1993), “Đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt THCS”, Vụ Trung học phổ thông, Hà Nội. 21. Kỉ yếu hội thảo khoa học (1996), “Jean Piaget – Nhà tâm lí học vĩ đại thế kỉ XX”, Hà Nội. 22. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2008), “Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam”, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 23. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Nxb Giáo dục. 24. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Ngữ văn 10 tập 1, Nxb Giáo dục. 25. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2002), Ngữ văn 6 sách giáo viên tập 1, 2, Nxb Giáo dục. 26. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2002),(2005), Ngữ văn 6,7,8,9, Nxb Giáo dục. 27. Nguyễn Khắc Phi (2000), Tích hợp – một nét nổi bật trong chương trình và SGK (thí điểm) môn Ngữ văn THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Nguyễn Minh Phương, Cao Thị Thặng (2002), “Kết quả nghiên cứu tích hợp một số môn trong trường trung học cơ sở” Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục (89). 29. Nguyễn Huy Quát (2004), Nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học , Trường ĐHSP-ĐH Thái Nguyên. 30. Nguyễn Quốc Siêu (2002), “Ngữ văn 6 đưa thế hệ trẻ về đâu”, Văn nghệ trẻ, tr. 6. 31. Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tươm (2004), Dạy học Tiếng Việt trung học cơ sở , Nxb Giáo dục. 32. Nguyễn Thị Thặng (2001), “ Quan điểm tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học” Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục (87). 33. Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới giờ học Ngữ văn trung học cơ sở, Nxb Giáo dục. 34. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu về chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông, Nxb Giáo dục. 35. Phạm Toàn (2002), “Có thao tác không ?”, Văn nghệ trẻ, (45), tr. 7. 36. Phạm Toàn (2002), “Không thể có môn Ngữ văn”, Văn nghệ trẻ, (47), tr.7-15. 37. Nguyễn Trí (2006), Dạy học Tập làm văn ở trường Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục. 38. www.phongdiep.net, Võ Minh Châu, “Sách giáo khoa Ngữ văn tích hợp” PHỤ LỤC Phụ lục số 1 Phiếu khảo sát giáo viên nhận xét về quan điểm tích hợp được thể hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 : (bảng 2.1) ********* Phụ lục cho đề tài “Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 THCS” Quý Thầy (Cô) thân mến! Việc nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 THCS” là vấn đề rất cần thiết. Sự nhận xét, đánh giá của quý Thầy (Cô) về vấn đề tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 hiện nay sẽ góp phần tìm ra những giải pháp tốt hơn cho chất lượng dạy học Ngữ văn, cũng như chất lượng SGK Ngữ văn 6. Xin quý Thầy (Cô) vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây. Câu trả lời của quý Thầy (Cô) là nguồn tư liệu quý giá cho công tác nghiên cứu của chúng tôi. Sẽ không có bất kì thông tin cá nhân về tên, trường, hay lớp mà Thầy (Cô) đang công tác. Đề tài hoàn toàn vì mục đích khoa học rất mong được sự hỗ trợ của quý Thầy (Cô). Xin chân thành cảm ơn ! Thầy (Cô) trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô mình chọn. Câu 1. Thời gian Thầy (Cô) được tập huấn, chỉ đạo về quan điểm dạy học tích hợp: Nhiều (4 tuần)  Khá (3 tuần) Ít (1 tuần) Không Câu 2. Việc tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn thành môn Ngữ văn theo quý Thầy (Cô) có hợp lý không?  Có  Không Câu 3. Mức độ tích hợp các kiến thức Văn – Tiếng Việt – Làm văn trong hệ thống bài học: Nhiều  Khá Ít Không Câu 4. Trong giờ Văn, SGK đã thể hiện sự tích hợp với Tiếng Việt, Làm văn như thế nào? Nhiều  Khá Ít Không Câu 5. Trong giờ Tiếng Việt SGK đã cthể hiện sự tích hợp với Văn, Tiếng Việt như thế nào? Nhiều  Khá Ít Không Câu 6. Trong giờ Làm văn, SGK đã thể hiện sự tích hợp với Văn, Tiếng Việt như thế nào? Nhiều  Khá Ít Không Câu 7. SGK Ngữ văn 6 hiện hành đã tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện dạy học tích hợp như thế nào? Nhiều  Khá Ít Không Câu 8. Theo quý Thầy (Cô) việc dạy học tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn có góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn không ?  Có  Không Câu 9. Theo quý Thầy (Cô) việc dạy học tích hợp ba phân môn như hiện nay có phù hợp với trình độ của học sinh không ?  Phù hợp  Tương đối  Ít  Không Câu 10. Theo ý kiến cá nhân quý Thầy (Cô) có nên tiếp tục biên soạn SGK Ngữ văn mới theo quan điểm tích hợp không?  Có  Không Câu 11. Theo Thầy (Cô) mức độ tích hợp giữa ba phân môn trong SGK Ngữ văn 6 thể hiện rõ nhất ở cụm bài nào ? (Ví dụ cụm bài số 1, hay 2,3…) ........................................................................................................................ Câu 12. Theo Thầy (Cô) mức độ tích hợp giữa ba phân môn trong SGK Ngữ văn 6 thể hiện chưa rõ ở cụm bài nào ? (Ví dụ cụm bài số 1, hay 2,3…) ........................................................................................................................ Câu 13. Nếu gặp cụm bài mà SGK biên soạn chưa thể hiện rõ quan điểm tích hợp giữa ba phân môn, Thầy (Cô) sẽ xử lí như thế nào? A. Giảng dạy tuân thủ theo những gì SGK đã biên soạn B. Cố gắng tạo ra sự tích hợp giữa ba phân môn C. Cách xử lí khác Câu 14. Thầy (Cô) viết một vài điều tâm đắc về SGK Ngữ văn 6 chương trình mới. ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Xin chân thành cảm ơn sự trao đổi và góp ý của quý Thầy (Cô), chúc các Thầy (Cô) sức khỏe và thành công! Phụ lục số 2: Kết quả khảo sát giáo viên nhận xét về quan điểm tích hợp được thể hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 ********* Phụ lục cho đề tài “Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 THCS” Câu 1. Thời gian Thầy (Cô) được tập huấn, chỉ đạo về quan điểm dạy học tích hợp: Nhiều (4 tuần): 50 = 28,1 % Khá(3 tuần): 44 = 24,7 % Ít (1 tuần): 74 = 41,6 % Không: 10 = 5,6 % Câu 2. Việc tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn thành môn Ngữ văn theo quý Thầy (Cô) có hợp lý không? Có: 172 = 96,6 % Không: 6 = 3,4 % Câu 3. Mức độ tích hợp các kiến thức Văn – Tiếng Việt – Làm văn trong hệ thống bài học: Nhiều: 46 = 25,8 % Khá: 120 = 67,4 % Ít: 12 = 6,7 % Không: 0 % Câu 4. Trong giờ Văn, SGK đã thể hiện sự tích hợp với Tiếng Việt, Làm văn như thế nào? Nhiều: 38 = 21,3 % Khá: 118 = 66,3 % Ít: 20 = 11,2 % Không: 2 = 1,1 % Câu 5. Trong giờ Tiếng Việt SGK đã cthể hiện sự tích hợp với Văn, Tiếng Việt như thế nào? Nhiều : 60 = 33,7 % Khá: 94 = 52,9 % Ít: 20 = 11,2 % Không: 2 = 1,2 % Câu 6. Trong giờ Làm văn, SGK đã thể hiện sự tích hợp với Văn, Tiếng Việt như thế nào? Nhiều: 54 = 30,3 % Khá: 110 = 61,8 % Ít: 12 = 6,7 % Không: 2 = 1,1 % Câu 7. SGK Ngữ văn 6 hiện hành đã tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện dạy học tích hợp như thế nào? Nhiều. 60 = 33,7 % Khá. 104 = 58,4 % Ít. 10 = 5,6 % Không.2 = 2,3 % Câu 8. Theo quý Thầy (Cô) việc dạy học tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn có góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn không ? Có. 85 = 95,5 % Không. 4 = 4,5 % Câu 9. Theo quý Thầy (Cô) việc dạy học tích hợp ba phân môn như hiện nay có phù hợp với trình độ của học sinh không ? Phù hợp: 55 = 61,8 % Tương đối: 26 = 29,2 % Ít: 8 = 9,0 % Không: 0 % Câu 10. Theo ý kiến cá nhân quý Thầy (Cô) có nên tiếp tục biên soạn SGK Ngữ văn mới theo quan điểm tích hợp không? Có: 80 = 89,9 % Không: 9 = 10,1 % Câu 11. Theo Thầy (Cô) mức độ tích hợp giữa ba phân môn trong SGK Ngữ văn 6 thể hiện rõ nhất ở cụm bài nào ? (Ví dụ cụm bài số 1, hay 2,3…) ( Trả lời của GV có nhiều ý kiến khác nhau và có cả ý kiến sai) Câu 12. Theo Thầy (Cô) mức độ tích hợp giữa ba phân môn trong SGK Ngữ văn 6 thể hiện chưa rõ ở cụm bài nào ? (Ví dụ cụm bài số 1, hay 2,3…) (Trả lời của GV có nhiều ý kiến khác nhau và có cả ý kiến sai.) Câu 13. Nếu gặp cụm bài mà SGK biên soạn chưa thể hiện rõ quan điểm tích hợp giữa ba phân môn, Thầy (Cô) sẽ xử lí như thế nào? A. 26 = 29,2 % B. 55,1 % C. 15,7 % Câu 14. Thầy (Cô) viết một vài điều tâm đắc về SGK Ngữ văn 6 chương trình mới. Có rất nhiều ý kiến khác nhau, có cả những GV không trả lời phần này. Dưới đây là một câu trả lời điển hình: Biên soạn về SGK Ngữ văn chương trình mới được chọn lọc rất kỹ, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Phụ lục số 3 Phiếu khảo sát giáo viên về việc thực hiện giảng dạy theo : (Bảng 2.2) quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 Phụ lục cho đề tài “Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 THCS” ********* Quý Thầy (Cô) thân mến! Việc khảo sát, tìm hiểu thực tiễn thực hiện quan điểm tích hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn của GV trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn là rất cần thiết, góp phần tìm ra những giải pháp tốt hơn để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn hiện nay. Xin quý Thầy (Cô) vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây. Câu trả lời của quý Thầy (Cô) là nguồn tư liệu quý giá cho công tác nghiên cứu của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn ! Thầy (Cô) trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô mình chọn. Câu 1. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân Thầy (Cô ) đã thực hiện tích hợp giữa ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn ở mức độ nào? Nhiều  Khá Ít Không Câu 2. Trong giờ Văn, Thầy (Cô) thể hiện sự tích hợp với kiến thức Tiếng Việt như thế nào ? Nhiều  Khá Ít Không Câu 3. Trong giờ dạy Tiếng Việt, Thầy (Cô) có vận dụng văn bản đọc – hiểu của giờ Văn để làm ngữ liệu cho giờ dạy của mình không ?  Có  Không Câu 4. Trong giờ Làm văn, Thầy (Cô) thể hiện sự tích hợp với kiến thức Văn và Tiếng Việt như thế nào ? Nhiều  Khá Ít Không Câu 5. Dạy học văn theo quan điểm tích hợp có thuận lợi cho Thầy (Cô) trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh không ?  Nhiều  Khá  Ít  Không Câu 6. Dạy học văn theo quan điểm tích hợp có gây khó khăn cho Thầy (Cô) trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh không ?  Nhiều  Khá  Ít  Không Câu 7. Theo Thầy (Cô), cách truyền đạt kiến thức đến HS theo quan điểm tích hợp như hiện nay có góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn không ?  Nhiều  Khá  Ít  Không Câu 8 . Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ với các môn học khác có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?  Có  Không Câu 9. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn , theo Thầy (Cô), việc liên hệ nội dung tác phẩm với đời sống xã hội có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?  Có  Không Câu 10. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ giữa kiến thức chính khóa với kiến thức ngoại khóa có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?  Có  Không Câu 11. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài học có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ?  Có  Không Câu 12. Để thể hiện tốt quan điểm tích hợp trong giờ dạy phân môn Tiếng Việt, theo Thầy (Cô), những giải pháp nào dưới đây có hiệu quả ? a. Khai thác triệt để văn bản đọc – hiểu trong cùng cụm bài b. Không nhất thiết khai thác văn bản đọc – hiểu trong cùng cụm bài mà có thể linh hoạt khai thác văn bản đọc – hiểu đã học trước đó hoặc sẽ học sau đó (cùng sách NV 6) c. Lấy một văn bản bất kì mà giáo viên cho là phù hợp d. Ngoài ra, theo Thầy (Cô), nên đề xuất thêm những giải pháp khác Câu 13. Phương pháp giảng dạy theo quan điểm tích hợp có khác so với phương pháp giảng dạy thông thường không ?  Có  Không Câu 14. Những khó khăn về phương pháp dạy học mà Thầy (Cô) gặp phải khi sử dụng SGK Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp trong giảng dạy? ................................................................................................................... ................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự trao đổi và góp ý của quý Thầy (Cô), chúc các Thầy (Cô) sức khỏe và thành công! Phụ lục số 4 Kết quả khảo sát giáo viên về việc thực hiện giảng dạy theo : quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 Phụ lục cho đề tài “Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 THCS” ********* Câu 1. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân Thầy (Cô ) đã thực hiện tích hợp giữa ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn ở mức độ nào? Nhiều: 64 = 36 % Khá: 102 = 57,3 % Ít: 12 = 6,7 % Không: 0 % Câu 2. Trong giờ Văn, Thầy (Cô) thể hiện sự tích hợp với kiến thức Tiếng Việt như thế nào ? Nhiều: 40 = 22,5 % Khá: 116 = 65,2 % Ít: 20 = 11,2 % Không: 2 = 1,1 % Câu 3. Trong giờ dạy Tiếng Việt, Thầy (Cô) có vận dụng văn bản đọc – hiểu của giờ Văn để làm ngữ liệu cho giờ dạy của mình không ? Có: 170 = 95,5 % Không: 8 = 4,5 % Câu 4. Trong giờ Làm văn, Thầy (Cô) thể hiện sự tích hợp với kiến thức Văn và Tiếng Việt như thế nào ? Nhiều: 66 = 37,1 % Khá: 104 = 58,4 % Ít: 8 = 4,5 % Không: 0 % Câu 5. Dạy học văn theo quan điểm tích hợp có thuận lợi cho Thầy (Cô) trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh không ? Nhiều: 98 = 55,1 % Khá: 68 = 38,2 % Ít: 12 = 6,7 % Không: 0 % Câu 6. Dạy học văn theo quan điểm tích hợp có gây khó khăn cho Thầy (Cô) trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh không ? Nhiều: 8 = 4,5 % Khá: 38 = 21,3 % Ít: 66 = 37,1 % Không: 66 = 37,1 % Câu 7. Theo Thầy (Cô), cách truyền đạt kiến thức đến HS theo quan điểm tích hợp như hiện nay có góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn không ? Nhiều: 84 = 47,2 % Khá: 72 = 40,5 % Ít: 18 = 10,1 % Không: 4 = 2,2 % Câu 8 . Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ với các môn học khác có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ? Có: 168 = 94,4 % Không: 10 = 5,6 % Câu 9. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ nội dung tác phẩm với đời sống xã hội có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ? Có: 156 = 87,6 % Không: 22 = 12,4 % Câu 10. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc liên hệ giữa kiến thức chính khóa với kiến thức ngoại khóa có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ? Có: 152 = 53,4 % Không: 26 = 14,6 % Câu 11. Trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn, theo Thầy (Cô), việc sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài học có được xem là sự thể hiện quan điểm tích hợp không ? Có: 124 = 69,7 % Không: 54 = 30,3 % Câu 12. Để thể hiện tốt quan điểm tích hợp trong giờ dạy phân môn Tiếng Việt, theo Thầy (Cô), những giải pháp nào dưới đây có hiệu quả ? a: 62 = 34,8 % b: 88 = 49,5 % c: 28 = 15,7 % d: 0 % Câu 13. Phương pháp giảng dạy theo quan điểm tích hợp có khác so với phương pháp giảng dạy thông thường không ? Có: 156 = 87,6 % Không: 22 = 12,4 % Câu 14. Những khó khăn về phương pháp dạy học mà Thầy (Cô) gặp phải khi sử dụng SGK Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp trong giảng dạy? Có rất nhiều ý kiến khác nhau, có cả những GV không trả lời phần này. Dưới đây là một câu trả lời điển hình: Cái khó là một số văn bản, Tiếng Việt, Làm văn chưa thể hiện sự tích hợp, GV phải cố gắng tìm tòi để tạo ra sự kết hợp đó. Xin chân thành cảm ơn sự trao đổi và góp ý của quý Thầy (Cô), chúc các Thầy (Cô) sức khỏe và thành công! ĐỀ KIỂM TRA Phụ lục số 5 (Sau khi đã học cụm bài trên lớp) Đọc đoạn văn sau và và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất trong 4 câu trả lời. (Mỗi câu 0,5 đ) Đoạn 1:…Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im tên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…Bạn nghĩ mà xem ! Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi ở chỗ ấy, với khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên không thay đổi. Có chăng những chiếc ghế dài, những bàn học dùng nhiều đã nhẵn bóng, những cây hồ đào ngoài sân đã lớn, và cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà. Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy… (trích SGK Ngữ văn 6, tập 2, tr. 53) Câu 1. Trong đoạn văn trên đang nói về nhân vật nào? A. Chú bé Phrăng B. Thầy Ha-men C. Cụ già Hô-de D. Cả A và B Câu 2. Câu “Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy”. Đặt vào văn bản “Buổi học cuối cùng” con người tội nghiệp đó phải giả từ điều gì? A. Chú bé Phrăng B. Dân làng An – dát và Lo-ren C. Ngôi trường yêu dấu D. Nước Pháp Câu 3. Câu “Cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà” có sử dụng biện pháp nghệ thuật: A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Nhân hóa D. Ẩn dụ Câu 4. Hình ảnh nào đã làm nổi bật biện pháp nghệ thuật nêu trên? A. Cây hu-blông B. Khung cửa sổ C. Lên tận mái nhà D. Quấn quýt Câu 5. Sử dụng biện pháp nghệ thuật cho câu văn trên có tác dụng gì? A. Thể hiên tấm lòng của dân làng đối với người thầy B. Thể hiện sự nuối tiếc, buồn bã của thầy khi phải ra đi C. Thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc D. Thể hiện tình yêu đối với ngôn ngữ Câu 6. Đoạn văn trên được kể bằng ngôi thứ mấy ? A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ nhất và thứ ba Câu 7. Điền từ còn thiếu trong dấu ba chấm của câu sau đây: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững……..của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. ( Ngữ văn 6, tập 2, tr.52) A. Lòng tin B. Lời nói C. Tiếng nói D. Ngôn ngữ Câu 8. Qua câu nói trên tác giả muốn nhắn nhũ đến chúng ta điều gì? A. Hãy trân trọng nền độc lập B. Hãy yêu quý và giữ gìn tiếng nói của dân tộc C. Hãy chăm lo học thật tốt D. Đến trường bao giờ cũng là sớm Câu 9. Điền từ còn thiếu trong câu sau: “Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người….. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế”. ( Ngữ văn 6 tập 2, tr. 53) A. Lặng im B. Buồn bã C.Nghẹn ngào D. Tái nhợt Câu 10. Hình ảnh thầy Ha -men trong câu trên thể hiện tâm trạng gì trong buổi học cuối cùng? A. Thể hiện tâm trạng cực kì xúc động của thầy trong buổi học cuối cùng B. Thể hiện tâm trạng đau lòng khi trò Phrăng đi học trễ C. Thể hiện tâm trạng cực kì phẫn nộ đối với bọn giặc ngoại xâm D. Thể hiện tâm trạng đau xót khi thấy bọn lính Phổ đi ngang Đoạn 2: …chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô- de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây và nhiều người khác nữa. ….cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách… ( Ngữ văn 6 tập 2, tr.50,51) Câu 11. Để thể hiện sự trang trọng và khác thường của thầy Ha -men trong buổi học cuối cùng tác giả đã miêu tả bằng: A. Khuôn mặt B. Cử chỉ khác lạ C. Trang phục D. Lời nói Câu 12. “trên những hang ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây và nhiều người khác nữa”. Hình ảnh dân làng trong buổi học cuối cùng thể hiện: A. Các cụ đến lớp học cùng các em nhỏ vì chưa biết chữ B. Tiễn đưa thầy Ha-men trong buổi học cuối C. Bày tỏ lòng biết ơn của dân làng đối với thầy Ha-men D. Thể hiện tình yêu nước sâu sắc Câu 13. ( 1đ) Hãy sắp xếp những cụm từ sau cho đúng với diễn biến tâm trạng của thầy Ha-men lúc buổi học kết thúc? A. Giờ tay ra hiệu kết thúc rồi B. Giọng nói nghẹn ngào C. Cố viết thật to D. Người tái nhợt Trả lời: D, B, C, A Câu 14. ( 3đ) Hãy nối những cột sau đây lại với nhau cho thật phù hợp. 1. Thầy giáo a. Như một buổi sáng chủ nhật 2.Thầy Ha-men b. Sao mình hiểu đến thế 3. Quyển ngữ pháp, quyển thánh sử c. Chìa khóa chốn lao tù 4. Nhân vật xưng tôi d. Kiên nhẫn giảng bài 5. Giữ vững tiếng nói dân tộc e. Bảo tôi thật dịu dàng 6. Sân trường hôm ấy h. Người bạn cố tri Trả lời: 1-d; 2- e; 3-h; 4-b; 5-c; 6-a. BIÊN BẢN DỰ GIỜ TIẾT DẠY Phụ lục số 6: Người dạy: Bùi Thị Hà Giang Bài dạy: Hoán dụ Lớp: 6A6 Tiết phân phối: 101. Tiết: 3. Buổi: chiều. Ngày: 01 / 03/ 2010 HS có mặt: 34/34 I. Phần lượt thuật giờ dạy Thời điểm Hoạt động của thầy và trò Tóm tắt nội dung bài dạy Nhận xét 2h55 1. ổn định 2. Bài mới Những biện pháp nghệ thuật nào đã được học? (Giới thiệu bài mới) I. Hoán dụ là gì? 3h Ví dụ: SGK/T.82 HS đọc GV treo bảng phụ GV: Những từ áo nâu, áo xanh, - Áo nâu: Nông dân nông thôn, thành thị chỉ ai? - Áo xanh: Công nhân HS trả lời - Nông thôn: Người dân sống đúng ở nông thôn - Thành thị: Người dân sống ở thành thị GV: Giữa các sự vật trên có mối quan hệ như thế nào ? Chưa chỉ ra Cái hay của từ in đậm là gì? Gọi là phép hoán dụ được văn bản Thay vào? Ghi nhớ: số 1, SGK/T. 82 đọc – hiểu cùng cụm bài có dùng biện pháp nghệ II. Các kiểu hoán dụ thuật hoán HS đọc GV treo bảng phụ Ví dụ: SGK/ T. 83 dụ GV: Bàn tay được xem là gì? HS: Một bộ phận của cơ thể Ví dụ a: Bàn tay: Người lao người động Lấy bộ phận cơ thể gọi toàn thể GV: Một, ba là số từ hay lượng Ví dụ b: từ Một: số lượng ít HS trả lời Ba: số lượng nhiều Lấy cái cụ thể nói cái trừu đúng tượng GV: Thành phố Huế xảy ra Ví dụ c: chuyện gì Đổ máu: Chiến tranh Câu hỏi mơ GV: Đổ máu được xem là gì hồ của chiến tranh? Dấu hiệu của chiến tranh  Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật Vi dụ d: Nông thôn: Chỉ người dân sống ở nông thôn  Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. GV: Có mấy kiểu hoán dụ? Ghi nhớ: SGK/T. 83 3h15 III. Luyện tập III. Luyện tập HS đọc bài tập 1 SGK, xác 1. Chỉ ra phép hoán dụ cho định yêu cầu bài tập ? biết mối quan hệ giữa các sự vật a. Làng xóm ta, người dân sinh sống ở làng ở làng quê Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Câu c, d về nhà làm b. 10 năm – thời gian ngăn 100 năm – thời gian dài 3h25 HS đọc bài tập 2 cụ thể chỉ cái trừu tượng Ẩn dụ là gì? Hoán dụ là gì? 2. So sánh ẩn dụ và hoán dụ Nên cho HS HS thảo luận 3 phút - Giống ghi vào bảng - Khác phụ để dễ GV cho bài tập thêm nhận xét 3h25 Trong các câu sau câu nào sử dụng nhân hóa? Bài tập thêm GV nhận xét HS về nhà ghi nên lấy văn vào vở bản trong cùng cụm bài đó là bài “Cô tô”, sau đó nêu tác dụng của phép hoán dụ. II. Phần nhận xét, đánh giá tiết dạy A. Chỉ tiêu đánh giá mức độ tích hợp trong giờ dạy STT Nội dung đánh giá Không Ít Khá Nhiều 1 Mực độ tích hợp giữa ba phân môn trong một giờ dạy 2 Mức độ tích hợp đọc - hiểu văn bản với Tiếng Việt và Làm văn. 3 Sử dụng văn bản mẫu cùng cụm bài trong giờ Tiếng Việt x 4 Sử dụng văn bản mẫu cùng cụm bài trong giờ Làm văn 5 Tích hợp và khả năng gây hứng thú trong học tập đối với HS x 6 Giải pháp để có thể thực hiện tích hợp trong giờ dạy x B. Nhận xét tiết dạy: * Ưu điểm: - Truyền thụ kiến thức chính xác - Sử dụng phương pháp phù hợp *Hạn chế: - GV chưa vận dụng văn bản đọc – hiểu cùng cụm bài để tìm hiểu khái niệm về hoán dụ. - Chưa tìm tư liệu từ văn bản đọc – hiểu cùng cụm bài để HS ứng dụng - Bài tập 2 GV hướng dẫn chưa rõ HS khó phân biệt chỗ giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Người dự giờ 1. Phạm nhất Linh 2. Võ Thị Huy Nhứt 3. Huỳnh Thị Tường Vi Giới thiệu một vài thiết kế đã có ở các sách tham khảo Phụ lục số 7 7.1. Ngữ văn 6 SGV – Tác giả: Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên), Nxb Giáo dục, năm 2002 7.2. Sách dạy học Ngữ văn 6 - Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn, Hà Thanh Huyền, Nxb Giáo dục, năm 2005. 7.3. Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS 6 – Tác giả: Nguyễn Văn Đường, Hoàng Dân, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2002. 7.4. Dạy học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp – Tác giả: GS.TS. Lê A (chủ biên), Lê Minh Thu, Nguyễn Thị Thúy, Nxb Đại học sư phạm, năm 2007. 7.1. Phương án dạy học trong “SGV Ngữ văn 6” của tác giả Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên), Nxb Giáo dục, năm 2002 Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng ở vùng An-dat, truyện đã thể hiện lòng yêu nước cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc. - Nắm tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình hành động. II. Những điều cần lưu ý - Truyện Buổi học cuối cùng cần hiểu rõ hoàn cảnh và tình huống được tác giả miêu tả trong câu chuyện. - Truyện ngắn có khá đầy đủ các yếu tố của tác phẩm truyện như cốt truyện, tình huống, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại, độc thoại. GV cần bám sát các yếu tố nghệ thuật tự sự để hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm. Chú ý khai thác cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất của nhân vật Phrăng. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1. Giới thiệu GV cắn cứ vào phần chú thích về tác giả tác phẩm trong SGK để giới thiệu. Cần lưu ý thêm bốn truyện hiện đại học phía trước đều là truyện hiện đại Việt Nam. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về tác giả GV đọc mẫu một đoạn HS đọc các đoạn còn lại. Chú ý giọng điệu và nhịp điệu của lời văn biến đổi theo cách nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng, đoạn cuối giọng dồn dập, căng thẳng và xúc động. Cho HS dựa vào chú thích trả lời câu hỏi số 1 trong SGK về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện - Về nhân vật và phương thức kể chuyện: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 2 trong SGK Truyện có hai nhân vật chính là Phrăng và thầy Ha-men, ngoài ra có các nhân vật phụ khác - Về bố cục: Truyện gồm ba đoạn: Đoạn 1: Từ đầu ….vắng mặt con Đoạn 2: Tôi bước qua ghế dài…tôi nhớ mãi buổi học cuối cùng này Đoạn 3: Còn lại Hoạt động 2: Phân tích nhân vật Phrăng GV dựa vào câu hỏi số 3, 4 trong SGK để hướng dẫn HS phân tích nhân vật này. - Tâm trạng trước buổi học - Những điều khác lạ trên đường đến trường - Diễn biến buổi học cuối cùng và hình ảnh về thầy Ha-men - Nhân vật Phrăng không chỉ người kể chuyện mà còn cùng nhân vật thầy Hamen làm nên giá trị tư tưởng của truyện Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật thầy giáo Ha-men GV dựa vào câu hỏi số 5 trong SGK hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật này. Trang phục thầy trong buổi học cuối cùng; Thái độ đối với HS; Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với HS và với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc; Thầy Ha-men giây phút cuối cùng của buổi học. GV cho HS đọc lại đoạn cuối của truyện để khắc sâu ấn tượng về hình ảnh thầy và phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh ấy. Hoạt động 4: Tìm hiểu hình ảnh một số nhân vật khác Chú ý một số nhân vật như: Cụ già Hô-dê, bác phát thư cũ, các HS nhỏ. Chú ý các cụ già trong làng đến lớp học đánh vần theo các bạn nhỏ không phải vì chưa biết chữ mà bày tỏ lòng biết ơn với thầy Ha-men. Hoạt động 5: Rút ra ý nghĩa tư tưởng và nêu những đặc sắc nghệ thuật nổi bật của truyện GV nêu câu hỏi 7 trong SGK để HS tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng của truyện. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một HS có mặt trong buổi học cuối cùng. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (Thầy Ha-men) - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động; sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh. Tiếng Việt: NHÂN HÓA I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: -Nắm khái niệm nhân hóa. - Nắm được tác dụng chính của nhân hóa - Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình II. Những điều cần lưu ý 1. Nhân hóa (Nhân: người, hóa: biến hóa, trở thành; còn được gọi là nhân hóa cách) 2. Lưu ý có ba kiểu nhân hóa 3. Nhân hóa ngoài tác dụng làm cho sự vật gần gũi, sống động mà còn là cái cớ để giải bày tâm sự. III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nhân hóa 1. Cho HS đọc đoạn trích trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa. Hỏi: Bầu trời được gọi bằng gì? (Ông) Ông thường được dùng để gọi người, nay được dùng để gọi trời. Cách gọi như vậy làm cho trời trở nên gần gũi với người. Các hoạt động: mặc áo giáp, ra trận là các hoạt động của con người nay dùng để miêu tả bầu trời làm quang cảnh trước cơn mưa sống động hơn. Ngoài ra khổ thơ trích còn dùng các từ ngữ: múa gươm để tả cây mía; hành quân để tả kiến. Kết luận: Những cách dùng như vậy được gọi là nhân hóa. 2. So sánh các cách diễn đạt: - Ông trời mặc áo giáp đen với Bầu trời đầy mây đen - Muôn nghìn cây mía múa gươm với Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới. - Kiến hành quân đầy đường với Kiến bò đầy đường Từ đó thấy nhân hóa có tính hình ảnh, làm cho sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu nhân hóa 1. Tìm những sự vật được nhân hóa trong các câu thơ, câu văn đã cho. a.Miệng, tai, tay, mắt, chân b. Tre c. Trâu 2. Cách nhân hóa các vật trong những câu thơ, câu văn đó như sau: - Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật (câu a) - Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật (câu b) - Trò chuyện, xưng hô với vật như với người (câu c) Hoạt động 3: Ghi nhớ và củng cố nội dung tiết học Hai HS đọc các kết luận trong ghi nhớ. Các HS khác đọc thầm Hoạt động 4: Làm bài tập (Tùy theo thời gian còn lại, GV lần lượt cho HS làm bài tập SGK. Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người. - Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn kĩ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn theo thứ tự hợp lí. II. Những điều cần lưu ý 1.Về phương pháp, cần theo hướng quy nạp như đã nêu ở mục 1, phần Những điều cần lưu ý ở tiết học phương pháp tả cảnh 2.Vị trí của tiết học Cũng như các tiết khác, khi dạy tiết phương pháp tả người trong Ngữ văn 6, tập hai, cần lưu ý tích hợp cả ngang và dọc của chương trình. 3.Nội dung trọng tâm của tiết học Tiết này có hai phần: Phần I – lí thuyết và phần II – Luyện tập. Cả hai phần đều nhằm giúp HS nắm được cách làm bài văn tả người với ba nội dung: - Xác định được đối tượng miêu tả (tả ai) - Lựa chọn được những nét đặc sắc của đối tượng cần miêu tả, từ đó xây dựng được hình ảnh tiêu biểu cho đối tượng. - Biết trình bày các hình ảnh đó theo một thứ tự hợp lí. Trọng tâm bài học này là giúp HS biết cách trình bày những chi tiết, hình ảnh mình đã quan sát được theo thứ tự hợp lí. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS. Có thể chia lớp ra làm ba nhóm, mỗi nhóm đọc một đoạn văn chuẩn bị trả lời câu hỏi; hoặc cả lớp đọc ba đoạn văn và chuẩn bị trả lời cả ba câu hỏi trong SGK. Bước 2: Cho HS trao đổi, thảo luận. Có thể trao đổi theo nhóm hoặc với bạn ngồi cạnh bàn (hai người một) để chuẩn bị trả lời câu hỏi ra vở nháp. Bước 3: Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận. Đại diện trả lời. GV tóm tắt các ý kiến. Nếu có ý kiến khác nhau HS thảo luận ý kiến khác nhau đó. Bước 4: GV nhận xét và tổng kết ý kiến của HS và lưu ý các ghi nhớ cần thiết. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập Cả lớp chia làm ba nhóm mỗi nhóm làm một bài tập (khoảng 5 phút), sau đó thảo luận người bên cạnh và trình bày ý kiến của nhóm. 7.2. Phương án dạy học “sách dạy học Ngữ văn 6” của Nguyễn Trọng Hoàn, Hà Thanh Huyền, Nxb Giáo dục, năm 2005. Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG A. Mục tiêu bài học Giúp HS: Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dat, truyện đã thể hiện lòng yêu nước cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc Nắm tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình hành động. B. Hoạt động trên lớp I. Đọc, tìm hiểu chung về tác phẩm 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích Chủ tìm hiểu tác giả An-Phông-xơ Đô-đê 3. Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện + Hoàn cảnh +Tên truyện + Nhân vật chính 4. Bố cục: 3 phần II. Tìm hiểu nội dung văn bản 1. Nhân vật phrăng GV cho HS thảo luận để tìm hiểu: a. Quang cảnh và tâm trạng của chú bé Phrăng trên đường đến trường b. Tâm trạng Phrăng trong lớp học GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa tâm trạng Phrăng đã diễn ra như thế nào trong buổi học cuối cùng c. Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng * Khi mới vào lớp * Khi không thuộc bài * Nghe thầy giảng ngữ pháp thấy rõ ràng, dễ hiểu GV hỏi HS: Sự biến đổi trong tâm trạng Phrăng chứng tỏ điều gì? Để GV kết luận: Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp, tha thiết muốn được học tập. Thể hiện tình yêu tiếng Pháp, yêu Tổ Quốc. Quý trọng và biết ơn thầy. 2. Thầy giáo Ha-men GV cho HS tìm hiểu thầy giáo Ha-men qua: * Trang phục * Thái độ đối với HS * Hình ảnh thầy ở những giây phút cuối cùng của buổi học Để Cuối cùng đưa đến kết luận: Những chi tiết đó nói lên tình cảm yêu nước, lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc. 3. Một số nhân vật khác - Cụ già Hô-de - Bác phát thư III. Tổng kết Em hãy nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? HS thảo luận và trả lời. IV. Luyện tập: Bài tập 1: Tìm câu văn thể hiện phép so sánh. Nêu tác dụng Bài tập 2: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thầy Ha-men. Tiếng Việt: NHÂN HÓA A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nắm khái niệm nhân hóa. - Nắm được tác dụng chính của nhân hóa - Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình B. Hoạt động lên lớp I. Nhân hóa là gì? 1. Bài tập (SGK) a.Tìm các chi tiết được thể hiện bằng biện pháp nhân hóa trong khổ thơ Các sự vật: Trời, cây mía, kiến Hành động: Trời mặc áo giáp, ra trận; cây mía múa gươm; kiến hành quân. Cho HS nêu tác dụng: các hoạt động của con người dùng để miêu tả bầu trời trước cơn mưa làm tăng tính biểu cảm, làm quang cảnh cơn mưa sống động. b. So sánh cách diễn đạt GV: Em hiểu thế nào là nhân hóa? HS: Trình bày. II. Các kiểu nhân hóa 1. Bài tập GV: Tìm sự vật được nhân hóa. Các loại từ đó dùng để gọi ai? Để chỉ hành động của ai? Xưng hô với ai? * Sự vật được nhân hóa: - Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay - Tre, xung phong, chống giữ. - Trâu ơi * Cách nhân hóa - Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật, để chỉ vật - Từ chuyên xưng hô với vật như với người. GV: Từ bài tập trên em hãy cho biết mấy kiểu nhân hóa? Cho HS ghi ghi nhớ. III. Luyện tập Cho HS giải bài tập 1, 3, 5 Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI A. Mục tiêu bài học Giúp HS: Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người. Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn kĩ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn theo thứ tự hợp lí. B. Hoạt động trên lớp I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người 1. Bài tập SGK, tr.59 GV: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi trong SGK, tr.61 a. Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư người chèo thuyền, vượt thác. Đoạn 2: Tả Cai Tứ: Người đàn ông gian hùng Đoạn 3: Tả hai đô vật: tài, mạnh (Quắm Đen và ông Cản Ngũ trong keo vật ở đền Đô) * Những từ ngữ và hình ảnh thể hiện: - Như pho tượng đồng đen, bắp thịt cuồn cuộn - Mặt vuông, má hóp, long mày lổm chổm, đôi mắt gian hù ng, mồm toe tóe, tối om, răng vàng, hợm của b. Đoạn b: Đặc tả chân dung, đoạn a, b tả nhân vật kết hợp với hành động. c. Đoạn văn 3 như một bài văn hoàn chỉnh có ba phần: (Nêu ra ba phần) GV: Từ bài tập trên em hãy cho biết quá trình miêu tả gồm mấy bước? Bố cục bài văn miêu tả gồm mấy phần? HS trả lời phần ghi nhớ II. Luyện tập Bài tập 1 (SGK, tr.62) Cho HS nêu ra các chi tiết tiêu biểu để miêu tả các đối tượng: Một em bé (4 -5 tuổi) Một cụ già cao tuổi Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp 7.3. Phương án dạy học “ Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS 6, quyển II” của tác giả Nguyễn Văn Đường, Hoàng Dân, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002. Văn học: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG A. Kết quả cần đạt 1. Nắm vững cốt truyện, các nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện tác giả thể hiện lòng yêu nước một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc. 2. Tiếp tục tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở phép so sánh, ẩn dụ và nhân hóa với phân môn tập làm văn ở cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động. 3. Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động… B. Thiết kế bài dày học Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu ngôi kể, nhân vật và bố cục của truyện 1. Đọc và kể tóm tắt theo bố cục - Giọng đọc chậm, xót xa và cảm động, day dứt. - Lời nói của thầy Ha-men cần đọc thật dịu dàng buồn - Có thể kể theo ngôi thứ nhất như trong văn bản, nhưng có thể kể theo ngôi thứ 3. - GV đọc và kể đoạn đầu và đoạn cuối - Chú ý cách phát âm chính xác các từ và ngữ phiên âm - HS đọc mục chú thích trong SGK nắm vững về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của câu chuyện. GV kiểm tra một vài từ khó trong chú thích GV giải thích thêm từ “Cáo thị” là thông báo dán trên tường, ngoài đường, ngoài chợ. 2. Tìm hiểu ngôi kể và nhân vật chính: - Chú bé Phrăng vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa là nhân vật chính - Nhân vật thầy giáo Ha-men là nhân vật chính – trung tâm của truyện - Truyện kể, tả đậm sắc trữ tình. Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết 1. Nhân vật chú bé Phrăng a.Quang cảnh và tâm trạng chú bé Phrăng trên đường tới trường (Lướt nhanh) b.Quang cảnh ồn ào trước bảng cáo thị như ngầm báo hiệu điều gì không bình thường, chẳng lành. (Lướt nhanh) - Phrăng ngượng nghịu, xấu hổ bước nhẹ vào lớp trong sự im lặng của trường của lớp - Lạ lùng khi thầy không trách, mắng mà nói chuyện nhẹ nhàng - Ngạc nhiên hơn vì trang phục của thầy c. Tâm trạng Phrăng khi chú lại một lần nữa không thuộc bài HS đọc lại đoạn tả tâm trạng của Phrăng khi không thuộc bài và giải thích vì sao Phrăng có tâm trạng ấy? d. Tâm trạng của Phrăng từ lúc vào lớp đến tiết học: - HS thảo luận, phân tích về đoạn tả cảnh viết tập, cảnh tiếng chim bồ câu gù khẽ, tiếng bọ dừa bay…nhằm dụng ý gì? - Cảnh cụ Hô-de đánh vần theo lũ trẻ tác động như thế nào tới thái độ và tình cảm của Phrăng và cả mọi người? - Tóm lại chúng ta có thể khái quát như thế nào về diễn biến tâm trạng suy nghĩ của nhân vật Phrăng 2. Nhân vật thầy giáo Ha-men (trọng tâm) - HS thảo luận, tìm lời giải đáp từng khía cạnh của câu hỏi số 5 SGK, tr.55 - GV nêu thêm vấn đề nghệ thuật tả chân dung qua ngoại hình, trang phục, lời nói, cử chỉ và hành động. Định hướng: a.Trang phục: Trang dành cho những buổi lễ hay tiếp thanh tra b.Thái độ đối với HS: Dịu dàng, chỉ nhắc nhở không trách phạt c.Giảng bài: Như trút nỗi niềm, tâm sự tự thấy mình có lỗi với HS d.Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men nói với HS là hãy yêu quý giữ gìn trau dồi tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình. Tìm thêm những so sánh trong đoạn văn? So sánh nào có ý nghĩa nhất? e.Hình ảnh thầy giáo Ha-men trong những phút cuối cùng của buổi học cuối cùng. GV hỏi: Cuối tiết học, có những âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý? Ý nghĩa của những âm thanh, tiếng động đó? Định hướng: - Tiếng chuông đồng hồ nhờ thờ điểm 12 giờ - Tiếng chuông cầu nguyện - Tiếng kèn bọn lính Phổ… Ý nghĩa: - Thời gian trôi mau, - Hòa bình và chiến tranh, tự do và nô lệ cùng hiện lên ở làng nhỏ - Mơ ước cuộc sống thanh bình - Chuẩn bị cho hành động bột phát của thầy giáo Ha-men Thử giải thích nghĩa từ “Tái nhợt”? Hình ảnh thầy giáo đứng trên bụt người tái nhợt nói lên điều gì? Tại sao Phrăng cảm thấy thầy lớn lao đến thế? Câu viết trên bảng của thầy có ý nghĩa gì? Định hướng: Khẳng định niềm tin vào tương lai tự do, lòng yêu nước nồng nhiệt của nhân dân Pháp. Nước Pùháp muôn năm! Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết Tiếng Việt: NHÂN HÓA A. Kết quả cần đạt 1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững khái niệm nhân hóa; Các kiểu nhân hóa 2. Tích hợp với phần văn ở văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” với phần làm văn ở “Luyện nói về văn tả người” B. Thiết kế bài dạy học Hoạt động 1: Hình thành khái niệm nhân hóa Vẫn cho HS dùng ngữ liệu trong SGK, tr.56 khổ thơ của Trần Đăng Khoa. Bổ sung thêm bài tập nhanh: “Con đỉa vắt qua mô đất chết Và người ngửa mặt ngóng trời cao” (Xuân Diệu) “Núi cao bởi có đất bồi, Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu” (ca dao) “Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm” (Tố Hữu) Cho HS xác định các sự vật được gán cho hành động con người. GV chốt lại: Những sự vật, con vật…được gán cho hành động thuộc tính, hành động cảm nghĩ…của con người …được gọi là phép nhân hóa. HS đọc vài lần mục ghi nhớ (SGK. tr.57) Hoạt động 2: Hướng dẫn phân loại các kiểu nhân hóa HS trả lời các câu hỏi sau khi đã tìm hiểu kĩ nội dung mục II.1.2. a. Các loại từ: lão, bác, cô, cậu…thường dùng để gọi ai? b. Các động từ: chống, xung phong, giữa…thường dùng chỉ hành động của ai? c. Các từ ơi, hỡi,nhỉ, nhé…thường dùng để xưng hô với ai ? HS trả lời GV cách dùng như trên gọi là pháp nhân hóa Vậy, như thế nào là nhân hóa? HS đọc nội dung ghi nhớ (SGK, tr.58) GV chốt lại: Nhân hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách. Mỗi cách được gọi là một kiểu nhân hóa. Có 3 kiểu nhân hóa cơ bản. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập như SGK Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI A.Kết quả cần đạt 1. Cách tả người, hình thức, bố cục của một đoạn, một bài văn tả người. 2. Kĩ năng quan sát. Lựa chọn, trình bày khi viết bài văn tả người. 3. Tích hợp với phần văn ở văn bản “Buổi học cuối cùng”. Dự kiến về phương pháp, biện pháp, hình thức giờ học - Phân tích mẫu, quy nạp - Học theo nhóm, trong tâm: mục 1 B. Thiết kế bài dạy học Hoạt động 1: Dẫn vào bài Hoạt động 2: Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người GV chiếu trên màn hình 3 đoạn văn (Theo SGK, tr. 59-60) HS đọc mỗi đoạn 3 lần, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trong bài tập 2 (a,b,c) HS đọc mục ghi nhớ (SGK, tr.61) GV nhấn mạnh thêm: Quá trình tả người gồm các bước: Xác định múc đích và đối tượng: Tả ai?Tả làm gì? Tả chân dung hay tả người trong hành động? Lựa chọn chi tiết, hình ảnh phù hợp. Lựa chọn cách thức trình bày Bài văn tả người gồm ba phần Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập như trong SGK. 7.4. Phương án dạy học “Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp” của tác giả GS.TS. Lê A (chủ biên), Nxb Đại học sư phạm, năm 2007. 1. Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG 1. Nội dung tích hợp Tích hợp ngang: - Tiếng Việt: tà khó, phép nhân hóa, câu văn đối thoại - Với Tập Làm văn: Đặc điểm của văn tự sự, yếu tố miêu tả trong văn tự sự Tích hợp dọc: Cụm văn bản tự sự Tích hợp mở rộng Nước Pháp và cuộc chiến tranh Pháp-Phổ 1887-1871 2. Cách thức tích hợp Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chung 1. Tác giả Cho HS đọc chú thích SGK T 54 2. Tác phẩm (sgk) 3. Hướng dẫn đọc: chú ý giọng đọc nhịp điệu biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng; đoạn cuối nhịp điệu dồn dập, căng thẳng giọng xúc động. Chú ý từ phiên âm. 4. Giải nghĩa từ khó: chú ý một số từ: Cáo thi, trung thu, cố tri. 5. Ngôi kể, nhân vật: Truyện kể theo lời kể của nhân vật nào? Ngôi nào? Có tác dụng gì? Hỏi: Truyện còn có nhân vật nào nữa và trong số đó ai để lại cho em ấn tượng nổi bật nhất? Vì sao? (HS chọn và trả lời) 6. Kể tóm tắt truyện theo bố cục? a. Phrăng trên đường đến trường b. Diễn biến buổi học cuối cùng c. Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha –men Hoạt động 3: Đọc và tìm hiểu chi tiết 1. Nhân vật Phrăng Cho HS tìm hiểu những chi tiết như: - Phrăng có ý đình gì trong buổi học cuối cùng này, tìm hiểu cảnh vật diễn ra xung quanh Phrăng trên đường đến trường, cảnh ở trường - Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Phrăng trước thay đổi của cảnh vật, cũng như biết được đây là buổi học cuối cùng - Tìm hiểu diễn biến tâm trạng sự tiếc nuối hối hận của Phrăng - Tìm hiểu nghệ thuật miêu ta diễn biến tâm trạng của Phrăng - Qua nhân vật Phrăng tác giả muốn thể hiện chủ đề tư tưởng gì? 2. Nhân vật thầy giáo Ha -men Hỏi: Trong buổi học cuối cùng, thầy giáo Ha –men có trang phục như thế nào? Em có nhận xét gì về trang phục đó? Nó ngầm khẳng định điều gì? - Áo rơ-danh-gốt màu xanh lục diềm lá sen – trang phục phát thưởng - Trang phục lịch sự trang trọng - Nhằm khẳng định ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng của buổi học, sự tôn vinh của thầy đối với buổi học Hỏi: Thầy có cách đối xử như thế nào đối với HS Em có nhận xét gì? - Học sinh đi muộn thầy không giận mà nói dịu dàng, HS không thuộc bài thầy không mắng. - Thầy tự nhận trách nhiệm về mình - Thầy kiên nhẫn giảng bài Hỏi: Thầy nói gì về tiếng Pháp? Thầy thể hiện tình cảm gì qua lời nói đó? - Thầy xem là tài sản quốc gia, là công cụ giúp con người thoát cảnh chốn lao tù Hỏi: Tiếng chuông nhà thờ điểm 12 tiếng và tiếng kèn của bọn lính phổ vang lên, nó báo hiệu điều gì? Thời điểm ấy thầy Ha-men có biểu hiện gì? - Báo hiệu chấm dứt buổi học - Thầy Ha-men người tái nhợt, nghẹn ngào không nói hết câu. Hỏi: Có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả Tác giả miêu tả thầy Ha-men ở một thời điểm cụ thể. Ở thời điểm nổi đau đớn không dồn nén tích tụ ở tinh thần mà trào phát. Hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh thầy Ha-men ở cuối bài? Lời nói hành động cử chỉ của thầy đã thể hiện điều gì? Hình ảnh lớn lao đẹp đẽ; Lòng yêu nước cụ thể chân thành sâu sắc 3. Các nhân vật khác (Bác phó rèn Oát –stơ, cụ Hô-de, bác phát thư, các em nhỏ) Hỏi: Trong buổi học cuối cùng mọi người có thái độ như thế nào? + Bác Oát –stơ “đến trường lúc nào cũng vẫn còn sớm” + Cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ sờn mép + Dân làng ngồi lặng lẽ, ai nấy đều buồn rầu, tiếc nuối + Trò nhỏ cặm cụi, vạch nét sổ, đọc đồng thanh Hỏi: Họ đã thể hiện điều gì? - Thể hiện tình cảm thiêng liêng, sự trân trọng của mình đối với học tiếng mẹ đẻ. Họ là người yêu nước. Hoạt động 4: Tổng kết Hỏi: Câu nói của thầy Ha-men “Khi một dân tộc….chốn lao tù” có ý nghĩa như thế nào? - Giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiềng nói dân tộc trong đấu tranh giành độc lập tự do. Hoạt động 5: Luyện tập bài tập trắc nghiệm 2. Tiếng Việt: NHÂN HÓA 2.1. Nội dung tích hợp - Ngữ liệu lấy trong các văn bản đã học - Khả năng quan sát, liên tưởng để tìm sự giống nhau giữa người và đối tượng không phải là người - Chức năng biểu cảm của phép nhân hóa khi nói và viết 2.2. Cách thức tích hợp Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 2: Xác định khái niệm về nhân hóa Dùng máy chiếu ví dụ lên bảng khai thác ví dụ trong sgk khổ thơ của Trần Đăng Khoa Hỏi: Em hiểu thế nào nhân hóa? (SGK) Bài tập nhanh: Tìm phép nhân hóa trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, “Vượt thác” Hoạt động 3: Phân loại các kiểu nhân hóa GV sử dụng bảng phụ hoặc đèn chiếu các ví dụ sgk Hỏi:Trong các câu văn đó sự vật nào được nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào? a.Lão Miệng, cậu Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: Dùng từ gọi người để gọi cho bộ phận cơ thể b.Tre chống lại, xung phong, giữ, từ dùng chỉ hành động, tính cách của người để gọi cho cây tre c.Trâu ơi: trò chuyện, tâm sự với con vật Hỏi: Có mấy kiểu nhân hóa? Đó là những kiểu nào? (sgk) Hoạt động 4: Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập SGK 3. Tập làm văn: Phương pháp tả người 3.1. Nội dung tích hợp - Ngữ liệu lấy từ các văn bản đã học - Hiểu biết chung về văn miêu tả các bài trước và văn tả người đã học ở tiểu học. - Kĩ năng quan sát, trình bày kết quả quan sát - Kĩ năng xây dựng bài văn tả người theo bố cục 3 phần 3.2. Cách thức tích hợp Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người GVcho HS đọc 3 đoạn văn mẫu trong SGK. HS trao đổi thảo luận và trả lời, sau đó GV ghi tóm tắt trả lời lên bảng Hỏi: Mỗi đoạn văn tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Thế hiện ở từ ngữ, hình ảnh nào? GV ghi tóm tắt trả lời hs lên bảng Hỏi: Đoạn nào tả chân dung? Đoạn nào tả người gắn với sự việc?Yêu cầu lựa chọn chi tiết, hình ảnh như thế nào? HS phát biểu Hỏi: Chỉ ra 3 phần (đoạn 3) và nêu nội dung chính của mỗi phần trong bài văn. Nếu được đặt nhan đề cho bài này em đặt là gì? Hoạt động 3: Luyện tập Cho HS luyện tập như sgk

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH035.pdf
Tài liệu liên quan