Luận văn Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái

- Các xã cần có cơ chế giao khoán đất thông thoáng và thích hợp cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được tiến hành nhanh và chính xác. Tạo điều kiện cho các hộ yên tâm sản xuất. Trên đây là toàn bộ luận văn tốt nghiệp về đề tài “Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình Tỉnh Yên Bái”. Qua quá trình tìm hiểu thực tế về thực trạng quản lý sử dụng đất tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa QTKD và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à dịch vụ cho dân làm rừng. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất trên diện tích nhỏ nên việc quản lý và tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả cao. Việc tự tổ chức sản xuất này đã tạo công ăn việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên lâm trường. Vừa thực hiện vai trò “Bà đỡ” dịch vụ cho dân làm rừng. Tuy nhiên, vì đất của lâm trường là “Đất công” nên tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên, tình trạng khai thác trộm, phá rừng cũng xảy ra khá mạnh. Diện tích đất chưa sử dụng toàn vùng là 10.935 ha. Trong đó nó được giao khoán cho người dân là 4.306 ha; tiến hành liên doanh - liên kết để trồng rừng, phủ xanh đất trống là 4.629 ha. Lâm trường tự tổ chức trồng mới là 200 ha. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đất đồi núi chưa sử dụng lớn như vậy là vì từ khi nhận giao khoán đất, có hộ vì thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên bỏ trống, phần vì đất này đã kém chất lượng nên hiệu quả mang lại không cao. Chính vì vậy hiện nay lâm trường đang cố gắng đưa diện tích này vào phát triển nghề rừng, giải quyết được nhu cầu về đất sản xuất cho người dân, phủ xanh được đất trống và tăng hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn. Tóm lại, các hình thức tổ chức sản xuất lâm nghiệp trên đất đai của lâm trường là chưa đa dạng. Tuy nhiên mỗi hình thức đều phát huy được hiệu quả tích cực của nó trong việc tiến tới xã hội hoá nghề rừng tại địa bàn. c. Cơ cấu đất đai của các hình thức tổ chức sản xuất phân theo đối tượng sử dụng Qua biểu 08 chúng ta thấy được cơ cấu đất đai của từng đối tượng tham gia vào từng hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể. Từ đó ta thấy được vai trò của từng đối tượng trong mỗi hình thức tổ chức sản xuất. Đối với hình thức tự tổ chức sản xuất đối tượng chính nghiên cứu trong đề tài là lâm trường. Lâm trường là người trực tiếp tham gia từ khâu lên kế hoạch, tiến hành và tìm nguồn đầu ra, đầu vào cho quá trình sản xuất. Biểu 08: Cơ cấu đất đai của các hình thức tổ chức SX theo đối tượng sử dụng STT Loại đất LT tự SX Liên doanh - liên kết Giao kho¸n HGĐ Cộng đồng Tổ chức HGĐ Cộng đồng Tổ chức 1 Đất lâm nghiệp 2.728 4.733,25 1.072,8 504,8 9.058,1 497,7 398,2 a Đất rừng sản xuất 728 500 100 101 4.417,1 242,7 194,2 b Đất rừng phòng hộ 2.000 4.233,25 972,8 403,8 4.641 255 204 c Đất rừng đặc dụng - - - - - - - 2 Đất chưa sử dụng 2.000 2.545,9 1.157,3 925,8 3.617,04 387,5 301,4 a Đất bằng chưa sử dụng - - - - 4 - - b Đất đồi núi 2.000 2.045,9 1.052,3 891,8 3.576,04 382,5 296,4 c Núi đá không có rừng 500 105 34 37 5 5 (Nguồn: Số liệu điều tra) Đối với hình thức liên doanh, liên kết đối tượng chính vẫn là các hộ gia đình. Trong tổng số 6.311 ha đất lâm nghiệp tiến hành liên doanh liên kết có 4.733 ha tương đương 75% được tiến hành liên doanh liên kết với các hộ gia đình, cá nhân trong đó có hơn 500 ha được liên doanh để trồng rừng sản xuất và 4.233,25 ha liên doanh đất rừng phòng hộ. Việc tiến hành liên doanh, liên kết vừa góp phần giải quyết được công ăn việc làm, tình trạng dư thừa lao động, vốn và kỹ thuật, vừa giúp đôi bên tạo môi quan hệ hợp tác trong phát triển rừng, đôi bên tham gia cũng sẽ có trách nhiệm hơn đối với vốn và công sức mà mình bỏ ra. Bên cạnh đó còn có 2.545,9 ha đất trống cũng được tiến hành liên doanh với các hộ gia đình, cá nhân để thực hiện trồng mới rừng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Qua đây có thể thấy rằng các hộ gia đình, cá nhân là đối tượng tham gia chủ đạo và không thể thiếu trong hình thức liên doanh, liên kết vì mục đích phát triển lâm nghiệp. Các tổ chức kinh tế và các cộng đồng khác cũng là những đối tượng chính tham gia liên doanh liên kết để phát triển sản xuất kinh doanh nghề rừng. Với 1.072,8 ha đất lâm nghiệp được tiến hành liên doanh liên kết với cộng đồng và 504,8 ha đất lâm nghiệp liên doanh với các tổ chức kinh tế để trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Mặt khác có 3.471,7 ha đất đồi núi trọc chưa sử dụng dược tiến hành liên doanh liên kết với các cộng đồng. Các đối tượng này chủ yếu là các công ty, tổ chức hoặc cá nhân những tư thương... thường chọn hình thức liên doanh là họ bỏ vốn và sản phẩm thu hoạch được sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ. Có thể nói đây là đối tượng tham gia có vai trò quan trọng trong phát triển nghề rừng bằng hình thức liên doanh. Đối với hình thức giao khoán: Thực hiện trên tinh thần của Nghị định 01/CP và nghị định 02/CP. Đất đai được giao đến tận tay các hộ gia đình, cá nhân để họ nắm quyền sở hữu và chủ động tiến hành tổ chức sản xuất, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp và đất đồi núi trọc chưa sử dụng được giao đến cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng. Trong số 9.954 ha đất lâm nghiệp dược giao khoán thì có đến 9.058,1 ha được giao khoán cho các hộ gia đình, tương đương 91% đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó là 3.617,04 ha đất chưa sử dụng trong tổng số 4.629 ha dược giao đến các hộ gia đình để họ tiến hành phát triển rừng sản xuất, phòng hộ và trồng rừng mới. Các cộng động như các doanh nghiệp, công ty cà phê … cũng được nhận giao khoán một diện tích đất nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh. Có 497,7 ha đất lâm nghiệp và 387,5 ha đất trống chưa sử dụng được giao cho các cộng đồng. Mặc dù diện tích được giao không lớn, tuy nhiên sự tham gia của đối tượng này vào hình thức tổ chức sản xuất này tạo nên sự đa dạng về đối tượng tham gia và sự hiệu quả của việc áp dụng hình thức sản xuất này vào việc phát triển kinh doanh lâm nghiệp. Các tổ chức kinh tế như các Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh … cũng là đối tượng tham gia tích cực vào hình thức sản xuất này. các tổ chức cũng nhận giao khoán 398,2 ha đất lâm nghiệp gồm 194,2 ha đất rừng sản xuất và 204 ha đất rừng phòng hộ để tiến hành phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, các tổ chức cũng đảm nhận 387,5 ha đất đồi núi trống chưa sử dụng để đầu tư trồng mới và phát triển sản xuất trên diện tích đất này. Sự tham gia của các tổ chức này và hình thức này chứng minh sự thu hút của lâm nghiệp đối với các đối tượng ngày một tăng. Điều này cũng chứng tỏ hiệu quả từ nghề rừng mang lại cho các đối tượng tham gia là kha quan. Tóm lại: Thông qua các hình thức này vào các đối tượng có đất để tiến hành sản xuất, khi họ đã là người làm chủ trên mảnh đất của mình thì họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc làm cho mảnh đất của mình sinh ra lợi nhuận. Đây cũng chính là điều mà Đảng và Nhà Nước ta mong muốn có được khi ban hành các chính sách về giao khoán và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất lâm nghiệp. 3.2.2.4. Nghiên cứu tình hình biến động đất đai của lâm trường qua các giai đoạn 1995 - 2000 - 2005 a. Tình hình biến động diện tích đất đai của lâm trường theo mục đích sử dụng qua các năm 1995 - 2000 - 2005. Căn cứ vào số liệu báo cáo hàng năm giữa lâm trường với các cơ quan Nhà nước và giữa các đơn vị sản xuất với lâm trường, tình hình biến động đất đai của lâm trường thông qua các năm được tổng hợp ở biểu 09. Qua biểu 09 ta thấy tình hình biến động diện tích đất đai qua các năm như sau: Trong tổng số 43.951 ha đất tự nhiên năm 2005, có 26.270 ha đất nông nghiệp. Trong đó đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là 5.700 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp này tăng dần qua các năm, từ 4.312 ha năm 1995 tăng lên 5.424 ha năm 200 và tăng lên 5.700 ha năm 2005. Lý do có sự tăng lên là từ việc phát rừng, khai hoang, trong thời kỳ này người dân chú trọng vào việc khai thác rừng là chính và đốt nương làm rẫy. Với diện tích 18.993 ha đất lâm nghiệp được Nhà Nước giao cho lâm trường quản lý sử dụng thì có đến 12.710 ha đất rừng phòng hộ và 6.283 ha đất rừng sản xuất. Diện tích đất lâm nghiệp này biến động lên xuống. Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000 đất lâm nghiệp có xu hướng tăng lên. Từ 15.549 ha năm 1995 tăng lên 20.123 ha năm 2000. Lý do dẫn đến sự biến động tăng này là do: Năm 1995, khi mới tiến hành giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Các đối tượng này chỉ tập trung vào khai thác mà không chú ý đến trồng mới lại, vì vậy mà diện tíchđất trống tăng dần. Đến năm 2000, khi đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của lâm nghiệp cộng với sự tác động từ phía Nhà Nước nên người dân đã chú trọng hơn vào trồng rừng. Chính vì vậy mà diện tích đất đồi núi trống giảm xuống, từ 17.280 ha năm 1995 đến 11.568 ha năm 2000 và diện tích đất lâm nghiệp tăng lên gần 5000 ha trong giai đoạn này. Biểu 09: Biến động diện tích đất đai theo mục đích sử dụng qua các năm 1995 – 2000 – 2005. Đơn vị tính: ha. STT Mục đích sử dụng Mã số Diện tích 2005 So víi 1995 So víi 2000 Diện tích 1995 Tăng (+) Giảm (-) Diện tích 2000 Tăng (+) Giảm (-) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) (7) (8)=(4)-(7) Tổng diện tích tự nhiên 43.951 43.841 +110 43.841 +110 1 Đất nông nghiệp nnp 26.270 19.861 +6.409 25.547 +723 a Đất sản xuất nông nghiệp sxn 5.700 4.312 +1.388 5.424 +276 b Đất lâm nghiệp lnp 18.993 15.549 +3.444 20.123 -1.130 - Đất rừng sản xuấtt rsx 6.283 5.217 +1.066 7.111 -828 - Đất rừng phòng hộ rph 12.710 10.332 +2.398 13.012 -302 - Đất rừng đặc dụng rđd - - - - - c Đất lâm nghiệp khác 1.577 1.577 0 1.577 0 2 Đất phi nông nghiệp pnn 6.746 6.700 +46 6.725 +21 3 Đất chưa sử dụng csd 10.935 17.280 -6.345 11.569 -634 a Đất bằng chưa sử dụng bcs 4 12 -8 6 -2 b Đất đồi núi chưa sử dụng dcs 10.245 16.568 -6.323 10.872 -627 c Núi đá không có rừng ncs 686 700 -14 691 -5 (Nguồn: Tài liệu điều tra) Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp lại giảm đi 1.130ha giảm từ 20.123 ha năm 2000 xuống còn 18.993 ha năm 2005. Trong khi diện tích đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng được đưa vào sử dụng thêm 634 ha (tức là chỉ còn 10.935 ha đất trống chưa sử dụng năm 2005). Lý do của sự giảm này là: trong giai đoạn này, người dân đã nhận thức rõ hơn về hiệu quả mà lâm nghiệp mang lại về kinh tế và môi trường. Vì vậy hộ chủ động hơn trong phát triển nghề rừng trên mảnh đất mình được giao và cũng chính vì thế mà tranh chấp đất đai xảy ra, bao gồm cả tranh chấp giữa các hộ gia đình, giữa các hộ với các tổ chức và giữa các hộ, các tổ chức với lâm trường. Bên cạnh đó việc quản lý đất đai của các cấp có thẩm quyền lỏng lẻo dẫn đến việc kiểm soát đất đai không triệt để. Từ đó làm cho diện tích đất lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của lâm trường bị hao hụt dần. Cho đến nay hiện tượng này vẫn đang tồn tại, lâm trường và các cấp quản lý của thẩm quyền địa phương đang tìm biện pháp để giải quyết vấn đề kết hợp với việc giải quyết 10.935 ha đất trống chưa sử dụng để có được hiệu quả sử dụng đất tốt nhất, tiết kiệm nhất. Tóm lại, trong tương lai lâm trường và chính quyền các địa phương cần chuyển đổi được diện tích đất trống thành rừng, ngăn chặn được các tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Có như vậy mới tạo tâm lý an toàn để người dân mạnh dạn và yân tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. b. Biến động đất đai theo các hình thức tổ chức sản xuất Qua biểu 10 ta thấy được xu hướng phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong giai đoạn từ năm 1995 ¸ 2005 như sau Đối với hình thức tự sản xuất: Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000 diện tích đất lâm nghiệp mà lâm trường tự tiến hành tổ chức sản xuất trực tiếp trên đất đó có xu hướng tăng dần từ 2.500 ha tăng lên 3.630,5 ha. Trong khi đó diện tích đất trống cũng giảm dần từ 4.459 ha năm 1995 xuống còn 2.260 ha năm 2000. Như vậy tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng và chưa có rừng là 7.049 ha năm 1995 và 5.890,5 ha năm 2000. Biểu 10: Cơ cấu đất đai của lâm trường theo các hình thức tổ chức sản xuất qua các năm 1995 – 2000 – 2005 Đơn vị tính: Ha STT Loại đất Các hình thức tổ chức sản xuất Tù s¶n xuÊt Giao kho¸n Liªn doanh 1995 2000 2005 1995 2000 2005 1995 2000 2005 1 Đất lâm nghiệp 2.500 3.630,5 2.728 8.327 11.641 9.954 4.722 4.851,6 6.311 a Đất rừng sản xuất 800 778 728 1.121 3.500 701 3.296 2.833 4.854 b Đất rừng phòng hộ 1.700 2.852,5 2.000 7.206 8.141 5.610 1.426 2.018,6 5.100 c Đất rừng đặc dụng - - - - - - - - - 2 Đất chưa sử dụng 4.549 2.260 2.000 8.152 5.304 4.629 4.579 4.005 4.306 a Đất bằng chưa sử dụng - - - 12 - - - 6 4 b Đồi núi chưa sử dụng 4.549 2.260 2.000 7.619 5.177 3.990 4.400 3.434,8 4.255 c Núi đá không có rừng - - - 521 127 639 179 564 47 ( Nguồn: Tài liệu điều tra) Lý do mà đất lâm nghiệp giảm dần là do trong giai đoạn này lâm trường một mặt tiến hành giao khoán tiếp đất lâm nghiệp có rừng và không có rừng cho các đối tượng sử dụng. Mặt khác lâm trường tăng cường tiến hành trồng mới rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Bên cạnh đó là sự lấn chiếm đất công của các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức. Đến giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, đất lâm nghiệp có rừng và không có rừng lại có xu hướng giảm dần. Từ diện tích 5.890,5 ha năm 2000 xuống còn 4.728 ha năm 2005. Tuy nhiên cường độ giảm ít hơn so với ở giai đoạn 1995 – 2000. Lý do là trong giai đoạn này, việc quản lý đất đai của lâm trường và các cấp chính quyền địa phương tốt hơn. Vì thế đã hạn chế được hiện tượng tranh chấp lấn chiếm, tuy nhiên chỉ mới hạn chế mà vẫn chưa ngăn chặn hoàn toàn. Vì thế nó làm cho diện tích đất lâm nghiệp của lâm trường quản lý ngày một giảm dần. * Đối với hình thức giao khoán: Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000 diện tích đất lâm nghiệp được giao khoán tăng lên từ 8.327 ha năm 1995 đến 11.641 ha năm 2000. Bên cạnh đó, diện tích đất trống được giao khoán giảm xuống. Nguyên nhân là trong giai đoạn này quỹ đất lâm nghiệp của vùng nhiều, vì thế khi đối tượng sử dụng có nhu cầu nhận giao khoán. Mặt khác, diện tích đất đồi núi trống chưa có rừng được giao khoán giảm dần, một phần vì lý do vị trí, chất lượng của đất, phần khác là vì đất trống đã biến thành rừng. Chính vì thế mà diện tích đất trống chưa sử dụng giảm và đất lâm nghiệp có rừng được giao khoán tăng lên trong giai đoạn này. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, đất lâm nghiệp có rừng và chưa có rừng đều có xu hướng giảm xuống. Đất lâm nghiệp có rừng giảm từ 11.641 ha xuống còn 9.954 ha năm 2005, đất chưa có rừng giảm từ 5.304 ha năm 2000 xuống 4.629 ha năm 2005. Nguyên nhân là trong giai đoạn này quỹ đất lâm nghiệp đã hết, hầu như diện tích nào cũng đã có chủ. Người dân muốn phát triển nghề rừng phải đi từ đất đồi núi trống. Vì vậy mà diện tích đất lâm nghiệp được giao khoán giảm dần. Mặt khác là do sự lỏng lẻo trong việc quy hoạch, thống kê lại diện tích đất của từng đối tượng nhận giao khoán nên nhiều diện tích đất không được xác định rõ ràng và chính xác. * Đối với hình thức liên doanh, liên kết đây là hình thức tổ chức sản xuất mới mẻ và mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy mà trong những năm qua diện tích đất lâm nghiệp tăng lên từ 4.722 ha năm 1995 tăng lên 4.851,6 ha năm 2000 và lên 6.311 ha năm 2005. Không những chỉ liên doanh để phát triển rừng sản xuất và rừng phòng hộ mà cả liên doanh liên kết để trồng rừng mới, phủ xanh đất trống đồi núi trọc cũng tăng lên. Nguyên nhân chính là do hiệu quả mà hình thức này mang lại cho cả đôi bên. Chính vì vậy mà hình thức tổ chức sản xuất kiểu liên doanh liên kết ngày càng được chú trọng và phát triển. 3.2.3. Tình hình tích tụ và tập trung đất đai giai đoạn 1995 ¸ 2005 Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp là tình trạng phân tán, manh mún đất đai, hiện tượng này làm hạn chế sự áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, làm tăng chi phí chăm sóc, bảo vệ … dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay không chỉ với nông nghiệp, mà cả với lâm nghiệp là làm sao để phát triển lâm nghiệp tập trung, để các đối tượng sử dụng có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng làm tăng sức sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu này, chính quyền các địa phương đang kết hợp với lâm trường để thực hiện tốt quá trình tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn. 3.2.3.1. Kết quả giao khoán đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 a. Tình hình giao đất lâm nghiệp (02/NĐ/CP) theo đối tượng sử dụng đất Thực hiện Nghị định 02/CP của chính phủ ngày 15/1/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp toàn vùng nghiên cứu đã tiến hành khoán được 14.260 ha đất lâm nghiệp. Kết quả giao khoán được thể hiện cụ thể ở biểu 11. Qua biểu 11 ta thấy: Trong tổng số 14.260 ha đất lâm nghiệp có rừng và chưa có rừng được tiến hành giao cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức nằm ở địa bàn 14/16 xã trong vùng dự án. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp ở địa bàn xã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân với 12.976 ha đất lâm nghiệp được giao cho các hộ, chiếm 91%; diện tích đất lâm nghiệp giao cho các tập thể, tổ chức kinh tế là 570 ha, còn lại 714 ha được giao cho các đối tượng khác. Nhờ chính sách này mà người dân có quyền làm chủ trên mảnh đất mà mình nhận giao khoán. Tuy nhiên, cho đến nay thì danh giới quyền làm chủ đất đai của người dân vẫn chưa được phân định rõ ràng. Điều này gây ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Tạo tâm lý không yên tâm sản xuất cho người dân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: Việc giao khoán đất đai tiến hành một cách thụ động trên sổ sách mà không được đo giao một cách cụ thể trên thực địa, đồng thời cấp sổ đỏ cho dân. Trong số 12.976 ha đất được giao cho các hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn các xã. Nhưng một thực trạng yếu kém vẫn tồn tại là: Có hộ ở gần rừng nhưng không có đất lâm nghiệp để sản xuất trong khi có những hộ lại được giao quá nhiều đất, chính vì vậy gây ra tâm lý bất mãn trong người dân. Biểu11: Kết quả khoán đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng cấp xã năm 2005 Đơn vị: ha STT Tên xã Diện tích giao khoán (ha) Chia ra Hộ gia đình Tập thể Đối tượng khác 1 TT Thác Bà 476,8 437 18 21,8 2 Hán Đà 644,4 589 25,4 30 3 Vĩnh Kiên 1.043,2 879,2 73 91 4 Vũ Linh 1.693,4 1.492,4 65 82 5 Bạch Hà 992,6 897 43 52,6 6 Phúc An 1.528,6 1.393 60,6 75 7 Yên Thành 1.137,4 938,4 88 111 8 Ngọc Chấn 1.312,6 1.116 43,5 54,1 9 Phúc Ninh 988 901 39 48 10 Xuân Lai 578,5 528 23,5 27 11 Mỹ Gia 461,6 413 22 26,6 12 Cẩm Nhân 558 500 26 32 13 Tích Cốc 459 410 23 26 14 Xuân Long 2.526,1 2.472,2 24 29,9 Tổng 14.260 12.976 570 714 ( Nguồn: báo cáo của lâm trường) Đây là những thực trạng yếu kém mà lâm trường và chính quyền dịa phương cần sớm đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, nâng cao được mức sống của người dân làm nghề rừng trong địa bàn các xã, góp phần giữ vững trật tự xã hội trong nông nghiệp nông thôn và giúp cho người nhận đất, nhận rừng yên tâm sản xuất và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. b. Tình hình giao đất (02/NĐ/CP) qua các năm Căn cứ vào số liệu báo cáo hàng năm của lâm trường về tình hình giao khoán đất rừng và rừng cho các đối tượng sử lâu dài vào mục đích lâm nghiệp theo nghị định 01/CP (1995) của chính phủ. Kết quả giao khoán đất lâm nghiệp ở lâm trường từ năm 1995 đến nay được thể hiện ở biểu 12. Biểu 12: Kết quả giao khoán đất lâm nghiệp qua các năm. STT Tên xã Tổng diện tích tự nhiên năm 2005 Chia ra Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 1 TT Thác Bà 1.492 707 485 476,8 2 Hán Đà 2.404 837 772 644,4 3 Vĩnh Kiên 2.821 973,6 1.028,5 1.043,2 4 Vũ Linh 3.680 1.600 1.893,9 1.693,4 5 Bạch Hà 2.198 1.043 1.182,8 992,6 6 Phúc An 2.505 1.699 1.887 1.528,6 7 Yên Thành 4.585 1.405 1.587,9 1.137,4 8 Ngọc Chấn 2.716 1.161,7 1.250 1.213,6 9 Phúc Ninh 2.106 1.055 1.100 988 10 Xuân Lai 2.807 810,8 690 578,5 11 Mỹ Gia 1.792 797 687 461,6 12 Cẩm Nhân 2.958 877,2 781 558 13 Tích Cốc 1.712 659,7 669 459 14 Xuân Long 7.151 2.853 2.831 2.526,1 Tổng 16.479 16.945 14.260 ( Nguồn: Báo cáo của lâm trường) Qua biểu 12 ta thấy: Xu hướng giao khoán đất lâm nghiệp có rừng và không có rừng biến động lên xuống. Diện tích đất được giao khoán đạt lớn nhất vào năm 2000 với 16.945 ha đất được giao cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng. Thấp nhất là năm 2005, chỉ có 14.260 ha đất lâm nghiệp có và chưa có rừng được giao cho các đối tượng sử dụng. Trong số diện tích được giao khoán, thì hầu như là giao khoán đất đã có rừng là chính. Năm 1995, giao khoán 8327 ha đất rừng sản xuất và phòng hộ, còn lại là 8.152 ha là đất trống chưa có rừng. Đến năm 2000, diện tích đất có rừng được giao khoán là 11.641ha, chỉ có 5.304 ha đất trống được giao khoán. Đến năm 2005 có 9.954 ha đất có rừng và 4.306 ha đất chưa có rừng được giao khoán. Việc tiến hành giao khoán phần lớn diện tích đất là đất đã có rừng là nhằm huy động lao động, vật tư và tiền vốn của các đối tượng để tiến hành quản lý kinh doanh vốn rừng đã có tốt hơn, giải quyết được công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động dư thừa. Chính vì vậy mà phần lớn đời sống của người dân đã được cải thiện. Người dân thấy được hiệu quả từ nghề rừng, có kinh nghiệm và vốn tích luỹ từ việc sản xuất kinh doanh trên rừng. Từ đó hộ sẽ tiếp tục và mạnh dạn hơn nữa để đầu tư vào phát triển nghề rừng trên đất trống. Vì vậy mà quỹ đất trống trong vùng ngày càng giảm đi và thay thế vào đó là những rừng cây xanh tốt. Cho đến năm 2005, diện tích đất trống, đồi núi trọc chỉ còn 10.935ha, trong đó có 4.306ha đã được giao cho các đối tượng để họ trồng mới, phát triển nghề rừng. Tóm lại, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, lâm trường đã tạo thêm công ăn việc làm cho các hộ nông dân, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thực hiện thành công chính sách xoá đói giảm nghèo của Nhà Nước. Đồng thời thông qua công tác giao khoán giúp người dân hiểu rõ hơn về vai trò của rừng. Vì vậy ý thức bảo vệ rừng ngày càng cao, tình trạng chặt phá rừng giảm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với lâm trường, đối với các cấp chính quyền địa phương và đối với người dân trong vùng là diện tích đất đai được giao khoán không tập trung mà phân tán nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì thế làm giảm hiệu quả sử dụng đất. c .Kết quả liên doanh - liên kết đất lâm nghiệp đến năm 2005 Căn cứ vào số liệu báo cáo của lâm trường về tình hình liên doanh liên kết để tiến hành sản xuất kinh doanh giữa lâm trường với các đối tượng khác, giữa các đối tượng khác với nhau. Kết quả cụ thể được tổng hợp ở biểu 13 . Hiện nay, lâm trường đang thực hiện việc liên doanh, liên kết với các đối tượng chính là hộ gia đình theo hai hình thức: một là lâm trường bỏ vốn và kỹ thuật, còn người dân bỏ đất và lao động. Trong trường hợp này thì lâm trường sẽ bảo đảm về vấn đề đầu ra và đầu vào cho sản phẩm. Thứ hai là liên doanh trên đất của lâm trường. Như vậy thì lâm trường bỏ đất còn về phía đối tác là các công ty, nhà máy, xí nghiệp bỏ vốn. Nhìn chung cả hai hình thức đều mang lại hiệu quả. Vì vậy mà diện tích đất đai được liên doanh ngày càng tăng, đối tượng tham gia liên doanh ngày càng nhiều. Thông qua biểu 13 ta thấy Biểu 13: Kết quả liên doanh đất lâm nghiệp đến năm 2005. STT Tên xã Tổng diện tích liên doanh (ha) Chia ra Hộ gia đình, cá nhân Đối tượng khác (ha) Số hộ Diện tích (ha) 1 TT Thác Bà 465 26 359 106 2 Hán Đà 490 34 378 112 3 Vĩnh Kiên 1.272 51 962,5 309,5 4 Vũ Linh 952 39 680 272 5 Bạch Hà 1.054,5 43 862 192,5 6 Phúc An 1.272 47 975 297 7 Yên Thành 1.322 52 962 360 8 Ngọc Chấn 700 38 700 - 9 Phúc Ninh 917 24 501 416 10 Xuân Lai 408 22 408 - 11 Mỹ Gia 247 13 247 - 12 Cẩm Nhân 517,5 17 344,9 162,6 13 Tích Cốc 345,5 19 345,5 - 14 Xuân Long 987 31 625 362 Cộng 10.940 492 8.350,25 2.589,6 ( Nguồn: Tài liệu điều tra) Qua biểu 13 ta thấy: Trong tổng diện tích 10.940 ha đất đai tham gia liên doanh bao gồm: 6.311 ha là đất lâm nghiệp đã có rừng và 4.629 ha là đất lâm nghiệp chưa có rừng. Trong diện tích đất lâm nghiệp tham gia liên doanh thì chủ yếu là liên doanh với các hộ nông dân. Với 8.350,25 ha tương đương 76% đất lâm nghiệp có và không có rừng được tiến hành liên doanh với các hộ nông dân, phần lớn trong số hộ nằm trong hình thức liên doanh theo kiểu hộ bỏ đất còn đối tác bỏ vốn và kỹ thuật, lợi nhuận phân chia theo thoả thuận, thông thường là phân chia 50/50. Có 2 xã có số hộ tham gia liên doanh nhiều nhất là xã Vĩnh Kiên và Yên Thành với 52 hộ tham gia trên tổng diện tích liên doanh là 962 ha, ít nhất là xã Mỹ Gia chỉ có 13 hộ tham gia trong tổng diện tích 247 ha. Nguyên nhân chính là những xã có diện tích đất lâm nghiệp nhiều, số hộ muốn tham gia nhiều. Hiện nay toàn vùng mới chỉ có 492 hộ trong tổng số 9.940 hộ và 3.467 hộ lâm nghiệp. Con số này chứng tỏ sự hưởng ứng tham gia liên doanh của các hộ còn hạn chế. Lý do để giải thích là trong quan niệm của người dân nhận giao khoán đất rừng là “Đất của mình thì mình tự sản xuất, không muốn nhờ cậy ai”. Mặt khác phía đối tác cũng tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư về địa hình, chất lượng của đất. Vì thế mà mặc dù hình thức này đang ngày càng trở nên phù hợp và mang lại hiệu quả nhưng nó lại không nhận được sự hưởng ứng của người dân. Các đối tượng khác bao gồm các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế khác họ là những đối tượng có vốn hoặc có đất, họ cũng nhận thức được hiệu quả và lợi ích từ việc áp dụng hình thức này. Vì vậy mà đến nay họ cũng đã tiến hành liên doanh liên kết được 2.589,6ha, trong đó có 1.576,6ha đã có rừng và 1.012ha đất chưa có rừng, chủ yếu tập trung ở Phúc Ninh, Yên Thành, Vĩnh Kiên và Xuân Long. Đây là một xu hướng tốt vì nó sẽ làm gương cho các hộ nông dân ở các xã khác làm theo. Tóm lại, liên doanh, liên kết cùng phát triển nghề rừng là một hình thức tổ chức sản xuất thích hợp, mang lại hiệu quả cho cả đôi bên và cho cả xã hội. Vì vậy lâm trường và chính quyền các địa phương phải có biện pháp để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để người dân hiểu và tham gia vào. Từ đó mới góp phần chiến thắng trong sự nghiệp xã hội hoá nghề rừng nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói chung, đưa lâm nghiệp của vùng, của đất nước lên một tầm quan trọng mới. 3.2.3.2. Tình hình biến động đất đai của lâm trường qua giai đoạn 1995 - 2000 - 2005 và nguyên nhân của sự biến động đó Trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay diện tích đất lâm nghiệp trong vùng thuộc quản lý của lâm trường đã có những biến động tăng, giảm nhất định. Nguyên nhân của sự biến động được trình bày ở biểu 14. Qua biểu 14 ta thấy: Đất đai lâm nghiệp của lâm trường từ năm 1995 đến năm 2005 có hai xu hướng biến động. Từ năm 1995 đến năm 2000 đất lâm nghiệp biến động tăng, còn từ năm 2000 đến năm 2005 lại có xu hướng giảm dần. Năm 1995 diện tích đất lâm nghiệp là 15.549 ha, đến năm 2000 nó đã tăng lên 20.123 ha, tức là tăng lên 4.574 ha. Phần tăng lên này chủ yếu là do chuyển từ đất chưa sử dụng. Do trong giai đoạn này Nhà Nước bắt đầu thực hiện việc giao khoán đất rừng đến tận tay đối tượng sử dụng. Chính vì thế hiệu quả sử dụng đất tăng lên, người dân bắt đầu chú trọng vào phát triển nghề rừng. Nếu như trước đó họ chỉ tập trung vào khai thác, thì nay họ đã tập trung hơn vào khâu trồng mới và phát triển rừng. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này diện tích đất chưa sử dụng đã được khai hoá đưa vào sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển lâm nghiệp. Biểu 14:Nguyên nhân tăng giảm diện tích đất lâm nghiệp của lâm trường (1995 - 2005) STT Nguyên nhân tăng giảm Diện tích (ha) 1 Đất lâm nghiệp hiện có (năm 2005) 18.993 2 Đất lâm nghiệp có trong năm 1995 15.549 3 Đất lâm nghiệp có trong năm 2000 20.123 I Đất lâm nghiệp tăng từ 1995 – 2000 4.574 1 Do chuyển từ đất nông nghiệp 2 Do chuyển từ đất chuyên dùng 3 Do chuyển từ đất ở 4 Do chuyển từ đất chưa sử dụng 4.574 II Đất lâm nghiệp giảm từ 2000 ¸ 2005 1.130 1 Do chuyển sang đất nông nghiệp 250 2 Do chuyển sang đất chuyên dùng 18 3 Do chuyển sang đất ở 2,5 4 Do chuyển sang đất chưa sử dụng 8 5 Do nguyên nhân khác 859,5 (Nguồn: Tài liệu điều tra) Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp lại có xu hướng giảm dần. Từ 20.123ha năm 2000 xuống còn 18.993 ha tức là giảm đi 1.130 ha. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này, nhu cầu về giao thông, công trình thuỷ lợi, đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa cũng tăng lên. Điều đó làm cho 18ha đất lâm nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng. Có thể nói những nguyên nhân giảm này là tất yếu vì khi mà xã hội dần phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu cho các hoạt động đó cũng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm mạnh diện tích đất lâm nghiệp là ở chỗ khác. Nó dần đến sự suy giảm 859,5ha, bao gồm chủ yếu là sự lỏng lẻo trong khâu quản lý đất đai của chính quyền địa phương và lâm trường dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất. Trong đó có gần 100ha do công ty cà phê lấn chiếm, còn lại hơn 700ha do người dân lấn chiếm để làm trang trại và vườn rừng. Vì vậy giải pháp trước mắt là lâm trường và các cấp chính quyền cần rà soát lại và thực hiện chặt chẽ hơn về cơ chế giao khoán đất rừng đến các hộ thiết lập quyền chủ đất, chủ rừng thực sự và rõ ràng để có thể yên tâm đầu tư cho sự phát triển rừng. 3.2.4. Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp Việc sử dụng đất hay việc sử dụng các hình thức tổ chức sản xuất có được chấp nhận hay không tuỳ thuộc vào những hiệu quả mà nó mang lại cho xã hội và cho người dân. Để đánh giá hiệu quả các hình thức này tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ gia đình có tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở địa bàn của thị trấn Thác Bà. Hiệu quả của các hình thức sẽ được xác định trên các mặt: Hiệu quả về tài chính, hiệu quả về xã hội và hiệu quả về mặt môi trường. 3.2.4.1. Hiệu quả kinh tế a. Hiệu kinh tế trong trường hợp lâm trường tự sản xuất Trong trường hợp đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính cho hình thức lâm trường tự sản xuất. Chỉ tiêu được dùng là chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV), được tính cho một chu kỳ sản xuất rừng nguyên liệu (7 năm) cho 1ha. Căn cứ vào số liệu báo cáo hàng năm giữa lâm trường với các cơ quan Nhà Nước. Tình hình sản xuất kinh doanh cho 1ha trong một chu kỳ sản xuất rừng nguyên liệu của lâm trường được thể hiện ở biểu 15. Trong trường hợp này mức lãi xuất vốn vay ngân hàng được áp dụng cho lâm trường là 7%/năm(Báo cáo của lâm trường). Qua biểu 15 ta thấy: Đối với rừng nguyên liệu trong 1 chu kỳ sản xuất 7 năm. Trong 1ha lâm trường sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí 16.000.000đ. Trong đó thì chi phí cho việc trồng, chăm sóc và khai thác chiếm nhiều nhất. Biểu 15: Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 ha gỗ nguyên liệu. STT Chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư/1ha Số năm tính lãi Tổng vốn và lãi đến cuối chu kỳ (r=7%) 1 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 1 7.000.000 7 10.430.000 2 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 2 2.000.000 6 2.840.000 3 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 3 1.000.000 5 1.350.000 4 Bảo vệ năm 4 500.000 4 640.000 5 Bảo vệ năm 5 500.000 3 605.000 6 Bảo vệ năm 6 500.000 2 570.000 7 Bảo vệ năm 7 và khai thác cuối chu kỳ 4.500.000 1 4.815.000 I Tổng chi phí 16.000.000 21.250.000 II Tổng thu nhập 23.700.000 23.700.000 Cân đối (NPV): (II - I) 7.700.000 2.450.000 (Nguồn: tài liệu điều tra) Sau chu kỳ 7 năm, sản lượng thu được là khoảng 100m3/1ha, giá bán bình quân là 237.000đ/1m3. Như vậy, đến cuối chu kỳ lâm trường thu được 23.700.000đ/1ha. Nếu quy cả vốn và lãi trong cả chu kỳ sản xuất về hiện tại với mức lãi bình quân là 7% thì ta có: S CPV = 21.250.000đ; SBPV = 23.700.000đ. Như vậy giá trị NPV = 2.450.000đ. Như vậy, qua phân tích trên ta thấy việc trồng rừng nguyên liệu để tiến hành kinh doanh là phương án có hiệu quả. Hiệu quả này có được chính là do lâm trường đổi mới cơ chế quản lý, áp dụng khoa học và đưa những giống mới có năng xuất cao hơn vào sản xuất. Từ đó rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng sản lượng khai thác. Đối với rừng kinh tế là vậy, còn đối với rừng phòng hộ thì lâm trường cũng có được nguồn thu nhập từ việc khai thác gỗ, củi và các lâm sản tận thu khác từ rừng để cung cấp cho các cơ sở chế biến và nhu cầu lâm sản của nhân dân trong vùng dự án. Đồng thời phát huy tốt tính năng tác dụng phòng hộ của rừng, bảo vệ được mùa màng, tăng năng xuất cây trồng. b. Hiệu quả kinh tế của rừng trong trường hợp người dân tự tiến hành sản xuất Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu ta thấy được hiệu quả mà nó mang lại. Thể hiện ở biểu 16. Biểu 16: Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 ha gỗ rừng nguyên liệu. STT Chỉ tiêu Vốn đầu tư/1ha Số năm tính lãi Tổng vốn và lãi đến cuối chu kỳ 1 Chi phí trồng và chăm sóc năm 1 6.500.000 7 9.685.000 2 Chi phí trồng và chăm sóc năm 2 1.000.000 6 1.420.000 3 Chi phí trồng và chăm sóc năm 3 500.000 5 675.000 4 Chi phí khai thác cuối chu kỳ 4.000.000 1 4.280.000 5 Chi phí bảo vệ 0 4-7 0 6 Tổng chi phí 12.000.000 16.060.000 7 Tổng thu nhập 23.700.000 23.700.000 8 Cân đối ((6) – (5)) 11.700.000 7.640.000 (Nguồn: Tài liệu điều tra) Qua biểu thống kê ta thấy: Việc các hộ gia đình tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn lâm trường. Tính đến cuối chu kỳ, các hộ chỉ bỏ ra tổng chi phí là 12.000.000đ/1ha và thu được 23.700.000đ/1ha. Như vậy cân đối lại lợi nhuận thu được là 11.700.000đ/1ha. Nếu quy cả về hiện tại với lãi xuất vốn vay bình quân là 7%/năm ta thu được : S CPV = 16.060.000đ ; SBPV = 23.700.000đ. Từ đó ta có chỉ tiêu là: NPV = 7.640.000đ, có được điều này là do các hộ gia đình nhận đất và tiến hành sản xuất kinh doanh trên đất đó thì có trách nhiệm sản xuất hơn. Mặt khác họ lại tận dụng sức lao động trong nhà cho sản xuất kinh doanh, chính vì thế mà giảm được đáng kể chi phí đặc biệt là chi phí bảo vệ và chăm sóc, tăng lợi nhuận thu được. Trong trường hợp các hộ nhận đất rừng phòng hộ, họ cũng có thể phát triển sản xuất kinh doanh từ việc thâm canh các cây trồng ngắn ngày hoặc tỉa thưa gỗ và củi, các lâm sản khác để cải thiện đời sống và tăng thu nhập từ diện tích đất rừng đó. Tóm lại, trong trường hợp lâm trường hay các hộ gia đình tự sản xuất nghề rừng thì hiệu quả thu được vẫn khả thi. Tuy nhiên, các hộ dân tiến hành sản xuất thì sẽ có hiệu quả hơn so với việc lâm trường tự tiến hành sản xuất, bởi vì khi đó họ có trách nhiệm với mảnh đất và việc sản xuất của mình hơn. Mặt khác có thể tận dụng được tối đa sức lao động trong gia đình. Từ đó có thể vừa tạo công ăn việc làm, vừa tăng thêm thu nhập, góp phần tích cực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. c. Hiệu quả kinh tế trong trường hợp liên doanh – liên kết để sản xuất Dựa trên cơ sở số liệu báo cáo của lâm trường và điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình có tham gia liên doanh, liên kết để phát triển sản xuất rừng nguyên liệu. Kết quả được thể hiện ở biểu 17. Biểu 17: Hiệu quả kinh tế từ liên doanh trồng rừng nguyên liệu Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Liên doanh trên đất của lâm trường Liên doanh trên đất của dân Vốn ban đầu cho 1ha Năm tính lãi Tổng vốn và lãi cuối kỳ Vốn ban đầu cho 1ha Năm tính lãi Tổng vốn và lãi cuối kỳ 1 Trồng,CS&BV năm 1 2 Trồng,CS&BV năm 2 2.000.000 6 2.840.000 1.000.000 6 1.420.000 3 Trồng,CS&BV năm 3 1.000.000 5 1.350.000 500.000 5 675.000 4 Trồng,CS&BVnăm4¸7 2.000.000 4¸1 2.350.000 5 Chi phí khai thác 4.000.000 1 4.280.000 4.000.000 1 4.280.000 6 Tổng chi phí 9.000.000 10.820.000 5.500.000 6.375.000 7 Thu nhập 11.850.000 11.850.000 11.850.000 11.850.000 8 Cân đối ((7)-(6)) 2.850.000 1.030.000 6.350.000 5.475.000 (Nguồn: Tài liệu điều tra) * Trường hợp liên doanh trên đất của lâm trường Khi tiến hành liên doanh, liên kết để trồng và phát triển kinh doanh rừng nguyên liệu. Lâm trường sẽ phải bỏ ra các khoản chi phí gồm: Chi phí chăm sóc, bảo vệ; chi phí khai thác cuối chu kỳ và bỏ đất của mình ra. Phía đối tác sẽ bỏ vốn đầu tư ban đầu và kỹ thuật, đến cuối chu kỳ lợi nhuận thu được sẽ chia theo tỷ lệ 50/50. Như vậy, trong trường hợp này tổng chi phí bằng tiền của lâm trường là 9.000.000đ/1ha, tổng thu nhập là 11.850.000đ/1ha. Nếu quy tất cả chi phí và thu nhập về thời điểm hiện tại thì ta có được các chỉ tiêu sau: SCPV = 10.820.000đ ; SBPV = 11.850.000đ. Từ đó ta có NPV = 1.030.000đ. Vậy, trong trường hợp này lâm trường vẫn có lãi, phía đối tác cũng được lợi. Nếu có rủi ro thì rủi ro sẽ được chia 2, nếu so sánh trường hợp này với trường hợp lâm trường tự sản xuất thì kết quả thấp hơn, lợi nhuận ít hơn. Tuy nhiên đồng vốn bỏ ra ít hơn, an toàn hơn. * Trường hợp liên doanh trên đất của người dân Cũng như trường hợp liên doanh trên đất của lâm trường người dân sẽ phải bỏ ra chi phí về chăm sóc, bảo vệ và khai thác, còn phía đối tác sẽ bỏ vốn đầu tư ban đầu và kỹ thuật. Như vậy người dân phải chịu tổng chi phí là 5.500.000đ/1ha bằng tiền mặt. Trong khi thu nhập lại được phân chia theo tỷ lệ 50/50. Vậy đến cuối chu kỳ người bán vẫn thu được 11.850.000đ/1ha. Tính ra lợi nhuận mà người dân thu được là 6.350.000đ/1ha. Nếu quy tất cả chi phí và thu nhập về hiện tại ta có các chỉ tiêu sau: SCPV = 6.375.000đ; SBPV = 11.850.000đ. Từ đó ta có chỉ tiêu NPV = 5.475.000đ. Nếu so sánh trường hợp người dân liên doanh trên đất của mình với trường hợp người dân tự tổ chức sản xuất thì sẽ có hiệu quả thấp hơn. Song nếu so sánh với trường hợp liên doanh, liên kết trên đất của lâm trường thì lại có hiệu quả hơn do người dân giảm được chi phí đáng kể từ việc tận dụng sức lao động trong gia đình, vì thế chi phí chăm sóc, bảo vệ giảm đáng kể và lợi nhuận tăng lên. Tóm lại, trong cả hai trường hợp liên doanh trên đất của dân và liên doanh trên đất của lâm trường thì cả đôi bên đều có hiệu qủa. Từ đó góp phần vừa giải quyết được tình trạng thiếu vốn để sản xuất và khắc phục được tình trạng đất đai bỏ trống, làm tăng độ che phủ, tăng thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng. 3.2.4.2. Hiệu quả về môi trường Việc giao khoán đất tận tay người dân để họ tích cực và tự chủ trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng trên đất đó đã góp phần tích cực vào việc tăng độ che phủ. Hiện nay, độ che phủ của rừng trong vùng đã lên tới 55%. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2010 độ che phủ sẽ được nâng lên là 70%, từ đó góp phần giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, hạn chế bồi lập lòng hồ, đảm bảo nguồn nước cho thuỷ điện Thác Bà và cho tưới tiêu, sinh hoạt của người dân, tăng độ phì cho đất, môi trường sinh thái ngày càng được nâng cao, sức khoẻ của người dân cũng được nâng cao, cải thiện và bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học. 3.2.4.3. Hiệu quả về xã hội Tạo được công ăn việc làm ổn định cho hơn 470 lao động tăng thu nhập cho người dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đây chính là hiệu quả xâu xa mà việc phát triển rừng mang lại. Một mặt giúp người dân có công ăn việc làm, tăng thu nhập, mặt khác nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề phất triển lâm nghiệp, cải thiện môi trường... PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận 4.1.1. Những thuận lợi trong quá trình tổ chức quản lý sử dụng đất lâm nghiệp Trong những năm vừa qua, lâm trường Thác Bà đã ổn định vững chắc, đang trên đà phát triển đi lên, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của Nhà Nước, sản xuất kinh doanh từng bước có hiệu quả và phát triển được vốn rừng. Đời sống công ăn việc làm của cán bộ công nhân viên lâm trường, của người dân lâm nghiệp trong vùng được cải thiện đáng kể, thu hút và giải quyết được một phần lao động dư thừa của nhân dân trong vùng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và tham gia vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo hiện nay của Nhà Nước. Có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, làm tròn trách nhiệm vai trò chủ đạo để dịch vụ đắc lực cho dân làm rừng, là người đi đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giống mới Bạch đàn mô, keo lai, cây luỗng, cây tràm có năng suất cao và hiệu quả tốt. Vì vậy đã khuyến khích được người dân tham gia và hoạt động lâm nghiệp bằng nhiều hình thức và đã đạt được những hiệu quả to lớn. * Đối với hình thức tự tổ chức sản xuất Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với lâm trường. Với quỹ đất mà lâm trường đang trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất trên đó đã mang lại cho lâm trường với quỹ đất đai mà lâm trường đang trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất trên đó đã mang lại cho lâm trường những kết quả to lớn, đưa lâm trường trở thành một trong những lâm trường mạnh trong số các lâm trường trong cả nước. Việc tự sản xuất trên đất đó giúp lâm trường tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong lâm trường. Tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên lâm trường. Góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đảng và Nhà Nước là phát triển nghề rừng, tăng độ che phủ đất. * Đối với hình thức khoán đất, giao đất cho các hộ quản lý sử dụng Thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp cho người dân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp đã mang lại cho ngươì dân tư liệu sản xuất. Trách nhiệm của người dân với việc sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả hơn và nâng cao hơn. Huy động được nguồn vốn, sức lao động dư thừa của người dân vào phát triển nghề rừng, diện tích rừng có sẵn được bảo vệ tốt đồng thời diện tích rừng được trồng mới tăng lên, giảm diện tích đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ cho đất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống cho nhân dân. Tiến tới thực hiện thành công mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho người dân trong vùng. * Đối với hình thức liên doanh, liên kết: Việc tiến hành liên doanh, liên kết để cùng phát triển nghề rừng đang là hình thức mang lại hiệu quả và được áp dụng rộng rãi. Nó vừa giải quyết được tình trạng thiếu vốn để sản xuất, vừa giải quyết được lao động nhàn dỗi và đất trống bỏ không. bên cạnh đó nó cũng đảm bảo được đầu ra và đầu vào cho sản phẩm. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Mang lại nguồn thu nhất định cho đôi bên, từ đó cải thiện được đời sống của người dân và thúc đẩy sự tham gia của dân cư vào phát triển lâm nghiệp. 4.1.2. Những tồn tại trong tổ chức quản lý đất lâm nghiệp * Đối với hình thức tự sản xuất: - Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, hoạt động chế biến nông lâm sản trong lâm trường chưa phát triển, SX NLN còn phân tán, manh mún. Vì thế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chi phí chăm sóc, bảo vệ rừng tăng, sản phẩm khai thác chủ yếu chỉ được sơ chế qua mà không được chế biến. - Vấn đề quản lý sử dụng và bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, địa hình phức tạp trong khi số lượng nhân viên chuyên trách bảo vệ rừng trong lâm trường còn ít nên xảy ra hiện tượng chặt phá rừng dẫn đến mất rừng, lấn chiếm dẫn đến mất đất. * Đối với hình thức giao khoán đất và rừng cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức: - Việc giao khoán tiến hành không rõ ràng và thiếu chính xác. Mặt khác diện tích được giao thông tập trung mà phân tán nhỏ lẻ. Vì vậy dẫn đến tranh chấp, lấn chiếm đất đai, hạn chế áp dụng khoa học công nghệ, tăng chi phí, công sức, giảm hiệu quả. - Nhiều hộ nhận đất về nhưng không thể tiến hành sản xuất chỉ vì thiếu vốn. - Vấn đề đầu ra cho sản phẩm cũng gây không ít khó khăn cho người dân, nó thường không ổn định và bị thương nhân ép giá. * Đối với hình thức liên doanh, liên kết: - Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn nghèo nàn. Mức sống, thu nhập của người dân trong vùng chưa cao nên ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư, ảnh hưởng đến lòng tin vào đầu tư của các chủ đầu tư về đối tác liên doanh. - Trình độ dân trí thấp và không đồng đều nên gây ảnh hưởng đến nhận thức về hình thức này. 4.2. Một số ý kiến đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp 4.2.1. Về việc tự sản xuất kinh doanh của lâm trường a. Về sản xuất kinh doanh - Rà soát lại toàn bộ lại toàn bộ diện tích rừng và đất của lâm trường: xác định rõ diện tích, danh giới trên bản đồ và trên thực địa các loại đất mà lâm trường đang quản lý. Đặc biệt là diện tích mà lâm trường đang trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh trên đó để tránh tình trạng lấn chiếm đất của lâm trường. - Xác định rõ trạng thái, diện tích, chất lượng rừng mà lâm trường đang quản lý. Đẩy mạnh việc trồng rừng công nghiệp quốc doanh, chuyển diện tích rừng phòng hộ không xung yếu sang trồng rừng kinh tế. Chú trọng vào việc phát triển rừng kinh tế một cách tập trung để có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng với những loài cây cho năng suất, chất lượng cao như Keo lai, Bạch đàn mô. - Quy hoạch và xây dựng những vườn ươm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất cây con giống có chất lượng cao, nhằm cung cấp đủ giống cây trồng hàng năm cho lâm trường và cho nhân dân trong vùng. - Trong khai thác phải đi đôi với tiêu thụ sản phẩm, tránh lãng phí, gây ứ đọng, mục nát và thất thoát. Khai thác quy trình kỹ thuật, khai thác đến đâu trồng rừng ngay đến đó, luôn đảm bảo cân đối giữa khai thác với trồng rừng để luôn duy trì vốn rừng ổn định. - Khai thác tiêu thụ đi đôi với chế biến lâm sản có như vậy mới tận thu được sản phẩm, giải quyết được công ăn việc làm và kinh doanh mới thực sự có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng phải tìm kiếm đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm đối tác để liên kết và đầu tư. b. Dịch vụ cho dân làm rừng Bên cạnh việc tập trung, chú trọng vào sản xuất kinh doanh, lâm trường cũng phải làm tốt dịch vụ cho nhân dân trong vùng làm rừng để phát triển vốn rừng nhằm mục đích giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, tăng nguồn thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhanh chống phủ xanh đất trống đồi núi trọc. * Các giải pháp để thúc đẩy bảo gồm: - Dịch vụ về hạt giống cây con có chất lượng tốt. - Chuyển giao quy trình kỹ thuật và công nghệ tiến tiến. - Dịch vụ vốn vay tín dụng cho dân làm rừng. - Dịch vụ về đầu ra về tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt các việc thúc đẩy các dịch vụ này sẽ góp phần khuyến khích xã hội hoá nghề rừng, thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. 4.2.2. Đối với hình thức giao khoán đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp - Tạo sự ổn định và đẩy nhanh quá trình giao khoán đất, căn cứ vào quỹ đất lâm nghiệp của từng xã, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, nhu cầu sử dụng đất đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đơn xin nhận đất trồng rừng của các tổ chức, cá nhân để ban quản lý dự án tiến hành giao đất trồng, khoanh nuôi, quản lý bảo vệ rừng. Kết hợp với việc phải có thiết kế cụ thể gồm: Bản đồ, thiết kế kỹ thuật, tính toán công và giá thành cho 1ha và cho lô trồng rừng. Phổ biến kỹ thuật trồng, chăm sóc tạo, điều kiện để kinh tế hộ nông dân phát triển nghề rừng. Bên cạnh đó cũng phải đẩy nhanh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó cơ sở pháp lý cho các hộ nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất, thúc đẩy quá trình tập trung ruộng để sử dụng đất đai với quy mô hợp lý và có hiệu quả. - Tiếp tục tiến hành việc giao đất trống, đồi núi trọc có khả năng trồng rừng, kết hợp đi đôi với tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn và hỗ trợ vốn, kỹ thuật để các hộ nông dân, các tổ chức tích cực nhận đất và phát triển rừng. - Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân chuyển quyền sử dụng đất hợp lý cho nhau để tạo sự tập trung đất đai, phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh theo quy mô lớn, có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. - Tuyên truyền, vận động các hộ nông dân có đất nhưng thiếu vốn, các hộ có vốn nhưng thiếu đất tham gia đấu thầu, liên doanh với lâm trường, với các hộ để cùng phát triển nghề rừng, tạo điều kiện tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, mở rộng quy mô sản xuất. - Khuyến khích các hộ nghèo thiếu đất khai hoang, phục hoá. Đối với các hộ khó khăn về kinh tế, gia đình đông khẩu, nhiều lao động... chính quyền địa phương và lâm trường cần có sự điều chỉnh phù hợp, bổ sung đất đai giúp hộ phát triển sản xuất, tạo điều kiện xoá đói giảm nghèo cho hộ. - Vấn đề đầu ra cho sản phẩm khai thác vẫn là vấn đề lo lắng chính của các hộ nông dân. Vì vậy để đảm bảo cho các hộ được yên tâm sản xuất thì lâm trường cũng như chính quyền địa phương cần tìm những nguồn đầu ra ổn định cho các hộ. - Bản thân các hộ gia đình cũng phải xác định đúng đắn hướng sản xuất của mình trong việc trồng cây gì, con gì để nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó là phải có cái nhìn đúng đắn về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đai để xoá bỏ tình trạng manh mún trong sản xuất. 4.2.3. Về phía Nhà Nước và các cấp chính quyền - Tuyên truyền sâu rộng về luật đất đai và các văn bản dưới luật, cũng như việc tuyên truyền mục đích, lợi ích của hoạt động phát triển lâm nghiệp và hoạt động tập trung đất đai phục vụ cho phát triển lâm nghiệp để nâng cao nhận thức của họ và giúp cho việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Nhà Nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất lâm nghiệp. Bên cạnh đó Nhà Nước cũng cần có những chính sách về vốn, lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm… để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân yên tâm và tham gia vào phát triển lâm nghiệp. - Các xã cần có cơ chế giao khoán đất thông thoáng và thích hợp cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được tiến hành nhanh và chính xác. Tạo điều kiện cho các hộ yên tâm sản xuất. Trên đây là toàn bộ luận văn tốt nghiệp về đề tài “Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình Tỉnh Yên Bái”. Qua quá trình tìm hiểu thực tế về thực trạng quản lý sử dụng đất tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa QTKD và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32604.doc
Tài liệu liên quan