Luận văn Xây dựng một hệ thống hỏi đáp tự động phục vụ tư vấn ghi danh trực tuyến

XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG HỎI ĐÁP TỰ ĐỘNG PHỤC VỤ TƯ VẤN GHI DANH TRỰC TUYẾN NGUYỄN THỊ THU TRANG Trang nhan đề Lời cảm ơn Mục lục Danh mục Mở đầu Chương 1: Tổng quan về hỏi-đáp tự động Chương 2: Các phương pháp phân tích câu hỏi và tìm kiếm thông tin trong hệ thống hỏi đáp Chương 3: Giải pháp và thử nghiệm hệ thống hỏi-đáp tự động phục vụ tư vấn ghi danh trực tuyến Chương 4: Kết luận và hướng phát triển Tài liệu tham khảo Phụ lục Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỎI-ĐÁP TỰ ĐỘNG .4 1.1 Hệ thống hỏi-đáp tự động .4 1.2 Sơ lược lịch sử phát triển 5 1.3 Kiến trúc hệ thống hỏi-đáp 7 1.3.1 Giao diện người dùng (User Interface) .9 1.3.2 Phân tích câu hỏi (Question Analyzer) .9 1.3.3 Tìm kiếm dữ liệu (Data Retrieval) 10 1.3.4 Rút trích câu trả lời (Answer Extraction) .11 1.3.5 Chiến lược xếp hạng (Ranking) 11 1.3.6 Xác minh câu trả lời (Answer Verification) .12 1.4 Một số vấn đề quan tâm khi xây dựng hệ thống hỏi đáp .12 1.5 Hệ thống hỏi-đáp tiếng Việt 13 Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU HỎI VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG HỎI ĐÁP .15 2.1 Phương pháp phân tích câu hỏi 15 2.1.1 Phương pháp nông (Shallow Method) .16 2.1.2 Phương pháp sâu (Deep Method) .16 2.2 Vấn đề phân tích câu hỏi trong ngôn ngữ tiếng Việt .17 2.3 Tìm kiếm thông tin .18 2.4 Mô hình không gian vector (Vector Space Model) 19 2.4.1 Phương pháp trọng số tf-idf 20 2.4.2 Xác định độ tương tự giữa hai tài liệu 20 2.4.3 Hạn chế của mô hình vector .21 2.4.4 Chuẩn hóa trọng số tf-idf 21 2.5 Phương pháp gom cụm dữ liệu .21 2.5.1 Thuật toán K-Means .23 2.5.2 Thuật toán HAC 25 Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG HỎI-ĐÁP TỰ ĐỘNG PHỤC VỤ TƯ VẤN GHI DANH TRỰC TUYẾN .27 3.1 Mục tiêu .28 3.2 Giải pháp .29 3.2.1 Giai đoạn phân tích truy vấn .30 3.2.2 Giai đoạn so khớp câu hỏi 32 3.2.3 Giai đoạn so khớp câu trả lời 33 3.2.4 Xây dựng bộ dữ liệu thử nghiệm 34 3.3 Chương trình cài đặt .39 3.4 Thử nghiệm 40 3.4.1 Mục tiêu thử nghiệm .40 3.4.2 Kế hoạch thử nghiệm 41 3.4.3 Kết quả thử nghiệm 42 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .51 4.1 Kết luận .51 4.2 Hướng phát triển của luận văn .52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC .56

pdf23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng một hệ thống hỏi đáp tự động phục vụ tư vấn ghi danh trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 28 HỎI-ĐÁP TỰ ĐỘNG PHỤC VỤ TƯ VẤN GHI DANH TRỰC TUYẾN Chương này chúng tôi trình bày mục tiêu, giải pháp, kế họach thử nghiệm và kết quả thử nghiệm hệ thống hỏi-đáp tự động phục vụ tư vấn ghi danh trực tuyến. 3.1 Mục tiêu Mục tiêu của luận văn là xây dựng hệ thống hỏi-đáp tự động phục vụ cho một miền xác định đó là tư vấn ghi danh trực tuyến. Tư vấn ghi danh trực tuyến có các đặc điểm riêng (đề cập trong chương mở đầu) nên cần những phương pháp giải quyết riêng. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng được một hệ thống hỏi-đáp tiếng Việt phục vụ tư vấn ghi danh trực tuyến với kết quả chấp nhận được. Chấp nhận được ở đây có nghĩa là người hỏi chấp nhận các kết quả hệ thống đưa ra là một kết quả tương đối chính xác hoặc chấp nhận các câu trả lời của hệ thống như một gợi ý trả lời có liên quan về mặt ngữ nghĩa với câu hỏi. Các câu hỏi và câu trả lời trong tư vấn ghi danh trực tuyến mang những đặc điểm riêng, đó là ở dưới dạng văn bản tự do, không theo một loại câu hỏi nhất định nào, cũng không theo một chủ đề nhất định nào cả. Do đó, một phần hết sức quan trọng trong hệ thống này là phân tích câu hỏi như thế nào để lấy được thông tin nhiều nhất khi mà câu hỏi không hề có một cấu trúc nhất định nào cả. Hầu hết các hệ thống hỏi-đáp truyền thống đều chỉ trả lời cho các câu hỏi thuộc về một loại câu hỏi nào đó. Do đó, phương pháp mà chúng tôi chọn thử nghiệm cho hệ thống tư vấn ghi danh trực tuyến là phương pháp dựa trên từ khóa, trích từ khóa và đánh trọng số cho các từ khóa trong văn bản để tìm kiếm câu trả lời. Ngoài ra, nhằm cải thiện hiệu quả hệ thống, giảm không gian tìm kiếm, trước khi tìm kiếm, các cặp hỏi-đáp được phân thành các cụm gồm các câu hỏi tương tự nhau. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm các phương pháp đề xuất, cải thiện hiệu quả hệ thống trên mỗi bước phù hợp với dữ liệu của lĩnh vực tư vấn ghi danh trực tuyến. Trang 29 Do chưa có một hệ thống hỏi-đáp tiếng Việt nào tương tự nên không thể so sánh hiệu quả của hệ thống với một hệ thống tiếng Việt khác, nên chúng tôi thử nghiệm, so sánh, đánh giá kết quả bằng cách thử nghiệm nhiều phương pháp cho hệ thống nhằm thu được kết quả tốt hơn. Giải pháp, kế họach thử nghiệm được trình bày chi tiết trong các phần bên dưới. 3.2 Giải pháp Kiến trúc hệ thống hỏi-đáp (chương 1) gồm có 3 phần chính yếu nhất là phân tích câu hỏi, tìm kiếm văn bản chứa câu trả lời và rút trích câu trả lời từ trong các văn bản tìm được. Hệ thống hỏi-đáp phục vụ cho tư vấn ghi danh trực tuyến có đặc thù riêng, không cần rút trích câu trả lời nên chúng tôi đề xuất mô hình được biểu thị trong hình 3-1. Hệ thống này được chia thành 3 giai đoạn chính: - Giai đoạn phân tích truy vấn - Giai đoạn so khớp câu hỏi - Giai đoạn so khớp câu trả lời Trong giai đoạn phân tích truy vấn (câu hỏi mới), câu truy vấn được đưa vào hệ thống sẽ được tách câu, tách từ, loại bỏ các hư từ và loại bỏ các cụm từ xuất hiện nhiều nhưng không có ý nghĩa, để còn lại các từ cần thiết (từ khóa) cho việc tìm kiếm câu trả lời. Ở giai đoạn so khớp câu hỏi, các từ khóa thu được trong giai đoạn trước sẽ được sử dụng để xây dựng vector đặc trưng truy vấn, sau đó xác định các cụm chứa các câu hỏi tương tự nhất với truy vấn. Vector truy vấn sẽ được so khớp với tất cả các vector câu hỏi trong các cụm đó theo độ đo tương tự cosin. Các giá trị tương tự này được xếp hạng, và hệ thống chọn ra nQ câu hỏi có giá trị tương tự cao nhất đưa vào giai đoạn tiếp theo. nQ câu hỏi này được chuyển sang giai đoạn so khớp câu trả lời để tìm nQ câu trả lời tương ứng. Trong giai đoạn này, vector truy vấn sẽ được so khớp với vector Trang 30 của các câu trả lời tìm được. Một chiến lược xếp hạng được sử dụng để tìm ra nA câu trả lời tốt nhất. Hình 3-1: Kiến trúc hệ thống hỏi-đáp phục vụ tư vấn ghi danh online 3.2.1 Giai đoạn phân tích truy vấn Đây là giai đọan quan trọng nhất trong các hệ thống hỏi-đáp, với mục tiêu là xác định thông tin cần thiết trong câu hỏi để đưa vào giai đọan tiếp theo. Thông tin này thu được dựa trên các từ ngữ quan trọng có trong câu hỏi. Vì vậy, mục tiêu của giai đọan này là xác định các từ khóa (các từ có ý nghĩa trong câu hỏi). Trang 31 - Tách từ Việc đầu tiên trước khi xác định từ khóa là phân đoạn câu hỏi thành các từ, cụm từ, hay còn gọi là tách từ. Như đã đề cập trong chương 2, ngôn ngữ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, việc xác định ranh giới giữa các câu, các từ tương đối phức tạp và không có một phương pháp nào là tối ưu cho tất cả các trường hợp. Các nghiên cứu về tách câu, tách từ tiếng Việt đã có nhiều nhóm tham gia phát triển, chúng tôi chọn sử dụng công cụ tách từ, tách câu có kết quả chấp nhận được. Và trong phần thử nghiệm hệ thống, chúng tôi sử dụng bộ công cụ tách từ của [12]. - Trích từ khóa Truy vấn sau khi tách từ sẽ được loại bỏ bớt các cụm từ không cần thiết, giữ lại những thông tin quan trọng nhất làm đầu vào cho các giai đoạn sau này. Ngoài các hư từ là những từ không có ý nghĩa đối với hệ thống, thì trong hệ thống diễn đàn tư vấn ghi danh trực tuyến có rất nhiều cụm từ xuất hiện trong câu hỏi, nhưng lại thật sự không có vai trò gì trong việc tìm kiếm câu trả lời, ví dụ: “cảm ơn”, “xin”, “cho biết”, “thông cảm”…Chính vì lý do này nên chúng tôi tìm cách xây dựng danh sách các cụm từ xuất hiện nhiều nhưng không có ý nghĩa trong diễn đàn một cách tự động. Tuy nhiên trong quá trình thử nghiệm với nhiều cách đánh giá mức độ quan trọng của cụm từ khác nhau, việc xây dựng danh sách này một cách tự động là không khả quan nên chúng tôi đã xây dựng danh sách này một cách thủ công. Phần trích từ khóa này, chúng tôi sử dụng bộ từ điển hư từ do nhóm [12] xây dựng. Từ điển hư từ này bao gồm 795 mục từ. Danh sách các cụm từ xuất hiện nhiều nhưng không có ý nghĩa với diễn đàn tư vấn chúng tôi xây dựng gồm có 52 mục từ. Danh mục các hư từ và cụm từ xuất hiện nhiều trong diễn đàn được trình bày trong phần phụ lục. Trang 32 3.2.2 Giai đoạn so khớp câu hỏi Các từ khóa thu được sau giai đoạn phân tích truy vấn sẽ được chuyển vào giai đoạn này để tìm kiếm các câu trả lời tương tự trong kho dữ liệu. - Xây dựng vector truy vấn Có rất nhiều phương pháp tìm kiếm thông tin khác nhau, chúng tôi lựa chọn phương pháp tìm kiếm phổ biến nhất dựa trên mô hình không gian vector (vector space model) (chương 2). Trong mô hình này, tài liệu văn bản được xây dựng vector đặc trưng của văn bản đó, việc so khớp văn bản dựa trên độ đo tương tự giữa 2 vector, cụ thể là độ đo cosin. Sử dụng vector đặc trưng là một phương pháp phổ biến và khá hiệu quả khi tìm kiếm sự tương đồng giữa hai văn bản. - Xác định cụm của truy vấn Sau khi xây dựng vector truy vấn, vector này sẽ được dùng để xác định cụm gần nhất. Trước khi thực hiện việc xác định cụm truy vấn, kho dữ liệu đầu tiên được vector hóa, sau đó được phân cụm theo câu hỏi. Chúng tôi thử nghiệm sử dụng hai phương pháp là K-means và HAC. Do vậy, khi xác định cụm gần nhất với truy vấn, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh với tâm của từng cụm (centroid-based method). Với mục tiêu là tìm nQ câu hỏi trong kho dữ liệu gần với truy vấn nhất, sau khi chọn cụm gần nhất, có thể các số lượng các câu hỏi trong cụm nhỏ hơn nQ, chính vì vậy, chúng tôi chọn giải pháp là nếu số lượng các câu hỏi nhỏ hơn nQ thì sẽ tìm thêm trong các cụm bên cạnh. - So khớp câu hỏi và xếp hạng Sau bước xác định cụm gần nhất với truy vấn, vector truy vấn sẽ được so khớp với tất cả các câu hỏi trong cụm đó, dựa trên độ đo tương tự là độ đo cosine giữa 2 vector. Trang 33 Các giá trị tương tự này được xếp hạng từ cao xuống thấp. Nhằm tránh trường hợp câu truy vấn do người dùng đưa vào không có cặp hỏi-đáp tương tự trong kho dữ liệu, chúng tôi xác định một giá trị ngưỡng T (giá trị ngưỡng này được xác định qua thử nghiệm). nQ câu hỏi được chọn là các câu hỏi thỏa mãn điều kiện: - Độ đo tương tự với truy vấn là cao nhất. - Độ đo tương tự lớn hơn ngưỡng T. Nếu nQ=0 thì hệ thống xem như truy vấn không có câu trả lời nào tương ứng trong kho dữ liệu. 3.2.3 Giai đoạn so khớp câu trả lời nQ câu hỏi tìm được sẽ được hệ thống chọn ra nQ câu trả lời tương ứng với các câu hỏi này. Để tăng tính hiệu quả cho hệ thống, hệ thống tiến hành so khớp vector truy vấn với vector của các câu trả lời tìm được dựa trên độ tương tự giữa các vector. Với ý tưởng là cặp hỏi-đáp nào mà cả câu hỏi và câu trả lời càng tương tự với truy vấn thì càng được ưu tiên đứng đầu tiên trong số các kết quả hiển thị cho người dùng, chứ không phải là chỉ có câu trả lời tương tự, chúng tôi kết hợp 2 độ đo tương tự trong cả giai đọan so khớp câu hỏi và so khớp câu trả lời để tăng hiệu quả cho hệ thống, gọi là độ đo tổng hợp: Độ đo tổng hợp: Trong đó: δ là hệ số tổng hợp (tùy thực nghiệm) Trang 34 Thêm nữa, hệ thống có thể có rất nhiều câu hỏi tương tự trong kho dữ liệu, nhưng khi hiển thị kết quả cho người dùng, hệ thống chỉ cần đưa ra một số lượng hạn chế các câu trả lời, vì vậy một chiến lược xếp hạng dựa trên độ đo tổng hợp được sử dụng để tìm ra nA (nA<nB) câu trả lời tốt nhất làm kết quả cuối cùng, chứ không phải là toàn bộ nQ câu trả lời. 3.2.4 Xây dựng bộ dữ liệu thử nghiệm Để thử nghiệm hiệu quả của hệ thống chúng tôi xây dựng bộ dữ liệu gồm hai phần: tập các tài liệu bao gồm các cặp hỏi-đáp, tập các câu hỏi để thử nghiệm. a. Xây dựng kho dữ liệu Toàn bộ dữ liệu được tải về từ diễn đàn tư vấn ghi danh trực tuyến của Trung tâm tin học trường Đại học Khoa học tự nhiên TpHCM tại địa chỉ: dưới dạng tập tin văn bản gồm tất cả các câu hỏi của học viên và các câu trả lời của nhân viên tư vấn. Diễn đàn tư vấn ghi danh trực tuyến của Trung tâm tin học có trung bình khoảng 20 đến 200 câu hỏi mỗi ngày được gởi lên diễn đàn tùy theo từng thời điểm. Nhân viên tư vấn chỉ có thể trả lời trực tiếp các câu hỏi của học viên vào khoảng thời gian trực tuyến, ngoài thời gian này ra, các câu hỏi của học viên sẽ phải đợi sang ngày hôm sau mới có câu trả lời. Các câu hỏi trên diễn đàn có số lượng rất lớn, dữ liệu phong phú thích hợp cho việc thử nghiệm của đề tài. Để có được tập dữ liệu và tập đánh giá dùng cho thử nghiệm, chúng tôi lấy ngẫu nhiên dữ liệu hỏi đáp trên diễn đàn tư vấn ghi danh trực tuyến của Trung tâm tin học 1000 cặp hỏi-đáp. Trong đó 800 cặp hỏi-đáp dùng để làm kho dữ liệu và 200 cặp còn lại dùng để chọn lọc 100 câu hỏi thử nghiệm hiệu quả của hệ thống. Đặc điểm của dữ liệu: ¾ Dữ liệu còn là tổng hợp tất cả các câu hỏi và câu trả lời. Trang 35 Hình 3-2: Dữ liệu thô ¾ Các câu hỏi trong diễn đàn là dạng văn bản tiếng Việt tự do (có dấu, không dấu, sai chính tả, không có cú pháp, lồng ghép các từ tiếng Anh). Ví dụ: “xin chào, cho mình hỏi vài điều, xin chao,hiện tại mình muốn học thiết kế nội thất,vậy trung có dạ chương trình này không? thanks”. Đây là câu hỏi vừa có dấu, vừa không dấu, sai chính tả, dùng từ tiếng Anh và có các từ lặp lại. ¾ Các câu hỏi không theo một chủ đề nhất định nào cả. Các câu hỏi có thể hỏi về thời gian khai giảng, học phí các khóa học, hỏi về các thông tin nội dung khóa học, việc miễn giảm học phí… Ví dụ: Hỏi về thời gian khai giảng: “Tôi xin hỏi các lớp về lập trình JAVA-J2EE , chừng nào khai giảng vậy?” Trang 36 Hỏi về học phí: “EM đã học qua phần mềm 3ds max, bây giờ em muốn học khóa 3ds max nâng cao, xin hỏi trung tâm có dạy không ạ? Và nếu có dạy thì khi nào dạy? Mỗi khóa thời gian bao lâu? Học phí bao nhiêu tiền / khóa?” Hỏi về nội dung học: “Cho em hỏi thời khóa biểu của lớp SQL sắp khai giảng. Anh/ Chị có thể nói cho em biết nội dung chương trình dạy của trung tâm về khóa học đấy được không ạ. Em chưa biết gì về CSDL,đang phân vân chưa biết nên học SQL hay Oracle. Xin cho em lời khuyên.” ¾ Các câu hỏi thuộc nhiều lọai câu hỏi khác nhau. Ví dụ: o Câu hỏi lựa chọn có không: “HI. Cho nình hỏi trung tâm còn mở lớp chuyên viên mạng không?” “Chào tư vấn, tôi muốn học ngành mạng, không biết bên TTTH có các khóa học nào về mạng không ?” o Câu hỏi sự kiện: “ Cho em hỏi ngày khai giảng khóa Đồ họa đa truyền thông.” o Câu hỏi cách thức: “Em thuộc lớp KTV ngành lập trình khóa V98TA. Sau khi hoc xong 5 học phần rồi,còn việc chuẩn bị kì thi tốt nghiệp thì bây giờ em phải làm gì? T3H có mở lớp ôn tập không hoặc có tài liệu trên mạng không? Mong đươc sự giúp đỡ” “xem diểm thì chứng chỉ B xem làm sao?. Sao vào xem toàn thấy chúng chị A ko ah.chị giúp dùm đi” o Câu hỏi lý do “xin hỏi, em có xem trên mạng thấy có chương trình 3d quảng cáo truyền hình nhưng sao không thấy nội dung a”… Trang 37 ¾ Các câu hỏi có thể chứa nhiều ý hỏi khác nhau. Ví dụ: Hình 3-3: Ví dụ câu nhiều ý Chính vì các đặc điểm trên nên dữ liệu này cần được tiền xử lý (xem phần dưới) trước khi đưa vào hệ thống. Hơn nữa, do đặc điểm là các câu hỏi không theo một chủ đề nhất định và không thuộc một loại câu hỏi nhất định, trong khi các phương pháp của hệ thống hỏi-đáp thường phục vụ cho một loại câu hỏi hoặc một chủ đề nhất định nào đó, vì vậy chúng tôi chọn phương pháp xây dựng vector đặc trưng đánh trọng số dựa trên từ khóa. Do đó, sau khi tiền xử lý, để đưa vào hệ thống hỏi-đáp, chúng tôi thực hiện trích từ khóa và xây dựng vector đặc trưng cho toàn bộ các cặp hỏi-đáp đã có. Việc tìm kiếm câu trả lời sau này dựa hoàn toàn vào dữ liệu vector đặc trưng đã tạo ra. Hơn nữa, các vector đặc trưng này được gom thành N cụm khác nhau để giảm thời gian xử lý trong giai đoạn tìm kiếm câu trả lời. • Giai đoạn tiền xử lý dữ liệu Các công việc tiền xử lý sau được thực hiện để dữ liệu tạm có thể làm dữ liệu chuẩn phục vụ cho hệ thống hỏi-đáp sau này: ¾ Tách văn bản tổng hợp thành các tập tin chỉ gồm một câu hỏi và một câu trả lời. ¾ Bổ sung dấu và sửa các lỗi chính tả, bỏ các từ tiếng Anh thông dụng trên diễn đàn như “Hi”, “Hello”, “Thanks”,… Trang 38 ¾ Loại bỏ các câu hỏi dài có quá nhiều ý, hoặc câu hỏi ngắn nhưng hỏi các ý hoàn toàn độc lập với nhau, nhằm giới hạn câu hỏi, một câu hỏi có thể gồm nhiều câu nhưng chỉ hỏi về một ý hỏi. • Trích từ khóa Đối với mỗi cặp câu hỏi-trả lời sau khi tiền xử lý, chúng tôi thực hiện các bước sau để trích từ khóa: ¾ Tách câu. ¾ Tách từ. ¾ Loại bỏ các hư từ. ¾ Loại bỏ các cụm từ xuất hiện nhiều nhưng không có ý nghĩa trong diễn đàn. (đã trình bày ở trên) • Xây dựng vector đặc trưng Xây dựng vector đặc trưng cho tất cả câu hỏi và câu trả lời trong kho dữ liệu, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên cả 2 độ đo: chỉ sử dụng Tf và sử dụng kết hợp Tf-Idf (trình bày kết quả trong phần 3.4.3). • Gom cụm các câu hỏi trong kho dữ liệu Trước khi tìm kiếm câu trả lời, tất cả các câu hỏi trong kho dữ liệu sẽ được gom cụm trước nhằm tăng tính hiệu quả của hệ thống. Truy vấn do người dùng đưa vào không cần thiết phải so khớp với toàn bộ các câu hỏi trong kho dữ liệu mà chỉ cần so khớp với các câu hỏi trong cùng cụm mà thôi. Do các câu hỏi trên diễn đàn là dạng văn bản tự do, không theo bất kỳ một chủ đề nào, các khách tham quan diễn đàn có thể hỏi bất cứ câu nào mà họ muốn. Chính vì lý do này, chúng tôi thực hiện gom cụm để đưa các câu hỏi gần giống nhau vào cùng một cụm và dễ dàng cho quá trình tìm kiếm về sau. Nhiều phương pháp gom cụm được đề cập trong chương 3, chúng tôi chỉ chọn phương pháp gom cụm có độ phức tạp nhỏ nhất, thích hợp với dữ liệu lớn là Trang 39 phương pháp gom cụm K-means và HAC. Hai phương pháp này được thử nghiệm, so sánh đánh giá hiệu quả trong phần 3.4.3. b. Xây dựng tập câu hỏi thử nghiệm Tập câu hỏi thử nghiệm là 100 câu hỏi, được lấy từ dữ liệu thực tế trên diễn đàn trung tâm tin học. Nhằm tránh trường hợp các câu hỏi trong tập câu hỏi thử nghiệm hoàn toàn không liên quan gì đến các cặp hỏi-đáp đã chọn trong cơ sở dữ liệu nên chúng tôi chọn tập câu hỏi thử nghiệm với tỉ lệ như sau: ¾ 10 câu hoàn toàn không liên quan. ¾ 50 câu lấy từ câu hỏi trên diễn đàn trung tâm tin học có ít nhất 3 câu trả lời liên quan trong kho dữ liệu (việc kiểm chứng được thực hiện thủ công). ¾ 40 câu hỏi được lấy từ kho dữ liệu nhưng có sửa chữa về từ ngữ, về cấu trúc. 3.3 Chương trình cài đặt Hệ thống hỏi-đáp tự động phục vụ cho diễn đàn tư vấn ghi danh trực tuyến được cài đặt gồm các chức năng như: chức năng xây dựng kho dữ liệu, chức năng gom cụm câu hỏi, chức năng tìm kiếm câu trả lời và chức năng cập nhật kho dữ liệu. Các chức năng này được biểu diễn như trong hình 4.4. Trang 40 Hình 3-4: Chức năng hệ thống Hệ thống hỏi-đáp tự động phục vụ tư vấn ghi danh trực tuyến được cài đặt trên máy tính có cấu hình: Intel Core2 Duo 2GHz, RAM 2GB. Chương trình được cài đặt bằng ngôn ngữ C#, .NET framework 2.0, viết trên môi trường phát triển Microsoft Visual Studio 2005. Các màn hình chức năng cụ thể trình bày trong phần phụ lục. 3.4 Thử nghiệm 3.4.1 Mục tiêu thử nghiệm Với mục tiêu thử nghiệm đánh giá kết quả các phương pháp sử dụng, kết quả của bước này làm nền tảng để thử nghiệm các bước tiếp theo, hướng đến mục tiêu chung của hệ thống là xây dựng được một hệ thống hỏi-đáp cho lĩnh vực tư vấn ghi danh trực tuyến để đạt được kết quả hiển thị cho người dùng là chấp nhận được, chúng tôi đề ra các mục tiêu chi tiết như sau: o Thử nghiệm, so sánh, đánh giá hiệu quả rút trích từ khóa dựa vào từ điển (xử lý ngôn ngữ tự nhiên). o So sánh, đánh giá hiệu quả hệ thống khi sử dụng các phương pháp gom cụm khác nhau. Trang 41 o So sánh, đánh giá hiệu quả hệ thống với 2 phương pháp xây dựng vector đặc trưng khác nhau là sử dụng độ đo Tf và sử dụng độ đo tổng hợp Tf- Idf. o Đánh giá hiệu quả sử dụng của tìm kiếm câu trả lời thông tin dựa trên mô hình đề xuất, với các ngưỡng T khác nhau. 3.4.2 Kế hoạch thử nghiệm Để đạt được các mục tiêu như trên, chúng tôi thử nghiệm từng giai đoạn, kết quả của bước này làm nền tảng để thử nghiệm các bước sau. Đầu tiên, chúng tôi xây dựng hệ thống hỏi-đáp theo kiến trúc đã trình bày trong phần 3.2. Sau đó tiến hành thử nghiệm lần lượt việc sử dụng các phương pháp khác nhau để so sánh, đánh giá kết quả đạt được. o Bước 1: Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên toàn bộ những câu hỏi đã có trong kho dữ liệu của hệ thống xem liệu kết quả có chính xác 100% hay không, sau đó mới thử nghiệm trên 100 câu hỏi thử nghiệm để đánh giá kết quả. o Bước 2: Thử nghiệm, so sánh, đánh giá hiệu quả hệ thống trong 2 trường hợp: có sử dụng danh sách các cụm từ xuất hiện nhiều nhưng không có ý nghĩa với diễn đàn tư vấn và không sử dụng danh sách này. Trường hợp tốt hơn sẽ sử dụng tiếp cho các bước thử nghiệm tiếp theo. o Bước 3: Thử nghiệm, so sánh, đánh giá kết quả hệ thống với 2 phương pháp gom cụm phổ biến là K-means và HAC. Phương pháp nào tốt hơn sẽ được sử dụng trong các bước thử nghiệm tiếp theo. o Bước 4: Thử nghiệm, so sánh, đánh giá kết quả hệ thống với 2 phương pháp đánh trong số từ khóa là tf và tf-idf. Phương pháp nào tốt hơn sẽ được sử dụng cho bước thử nghiệm tiếp theo. o Bước 5: Thử nghiệm, so sánh, đánh giá kết quả hệ thống với các giá trị ngưỡng khác nhau. Trang 42 3.4.3 Kết quả thử nghiệm Phương pháp đánh giá phổ biến nhất cho các hệ thống tìm kiếm, cũng như hệ thống hỏi-đáp là dựa trên hai độ đo: độ chính xác và độ phủ. Để phục vụ cho hệ thống tư vấn ghi danh trực tuyến, chúng tôi định nghĩa lại độ chính xác và độ phủ cho các trường hợp cụ thể như sau: ¾ Đối với 800 câu hỏi có trong kho dữ liệu o Độ chính xác Do 800 câu hỏi thực nghiệm được chọn hoàn toàn từ kho dữ liệu, mục đích của bước này là chỉ kiểm tra xem kết quả của hệ thống trả về có chính xác là câu trả lời tương ứng với câu hỏi đó hay không, nên chỉ cần tính độ chính xác, không xác định độ phủ. Trong đó: Pi: Độ chính xác khi trả lời câu hỏi thứ i. ¾ Đối với 100 câu hỏi thử nghiệm được chọn theo tiêu chí như đã trình bày trong phần 3.2.4b o Độ chính xác o Độ phủ ¾ Độ chính xác và độ phủ trung bình: Trang 43 Với: Pi: Độ chính xác khi trả lời câu hỏi thứ i. Ri: Độ phủ khi trả lời câu hỏi thứ i. N: Số câu thử nghiệm. 3.4.3.1 Hiệu quả rút trích từ khóa Như đã đề cập trong phần trước, chúng tôi sử dụng công cụ tách từ của nhóm [12]. Phương pháp tách từ này sử dụng bộ từ điển tiếng Việt do nhóm xây dựng để tách từ. Các cặp hỏi-đáp sau khi tách từ xong, sẽ được loại bỏ các cụm từ không có ý nghĩa (chúng tôi sử dụng từ điển hư từ cũng của nhóm gồm 795 mục từ) để rút trích các từ khóa quan trọng. Ngoài ra, nếu chỉ sử dụng từ điển hư từ thì rất nhiều cụm từ không phải là hư từ nhưng lại không cần thiết trong ngữ nghĩa của câu hỏi, và những từ này không nhất thiết phải tham gia vào quá trình so khớp câu hỏi. Ví dụ: “Xin cho biết thời khóa biểu của lớp tin học bằng A, tôi xin cảm ơn rất nhiều”. Trong câu này cụm từ “xin cho biết”, “cảm ơn” rõ ràng là không phải hư từ nhưng nó không cần thiết khi so khớp câu hỏi, nên không được xem là từ khóa. Chính vì lý do này, chúng tôi bổ sung danh sách các cụm từ xuất hiện nhiều nhưng không có ý nghĩa với diễn đàn tư vấn qua thực nghiệm. Trong phần thử nghiệm này, chúng tôi thử nghiệm hiệu quả hệ thống trong 2 trường hợp: Trường hợp 1: Không sử dụng danh sách các cụm từ xuất hiện nhiều nhưng không có ý nghĩa với diễn đàn tư vấn Trường hợp 2: Có sử dụng thêm danh sách các cụm từ xuất hiện nhiều nhưng không có ý nghĩa với diễn đàn tư vấn. Kết quả thử nghiệm được trình bày trong bảng 3-1 Trang 44 Bảng 3-1: Thử nghiệm danh sách cụm từ xuất hiện nhiều Phương pháp Đánh giá Trường hợp 1 Trường hợp 2 Số lượng từ khóa thu được 2574 2528 Thời gian chạy trung bình (1 câu hỏi) (giây) 4.35 4.15 Thời gian xây dựng vector đặc trưng (cho 800 cặp hỏi-đáp) (phút) 14.96 14.01 Độ chính xác (800 câu trong kho dữ liệu) 100% 100% Độ chính xác (100 câu thử nghiệm) sử dụng vector trọng số tf-idf có chuẩn hóa 77.72% 79.52% Kết quả cho thấy, có sử dụng danh sách các cụm từ xuất hiện nhiều nhưng không có ý nghĩa với diễn đàn tư vấn sẽ làm tăng tốc thời gian xử lý, đồng thời tăng độ chính xác của câu trả lời (do loại bỏ được các câu hỏi giống nhau ở các từ không quan trọng). Việc sử dụng thêm danh sách này có ưu điểm: - Trích từ khóa tốt hơn (vì loại bỏ được nhiều cụm từ không có ý nghĩa) - Giảm số chiều của vector văn bản, do đó giảm không gian tìm kiếm - Tốc độ nhanh hơn - Độ chính xác cao hơn Trang 45 Từ kết quả thử nghiệm của bước này, danh sách các cụm từ xuất hiện nhiều nhưng không có ý nghĩa với diễn đàn tư vấn cho kết quả tốt, nên sẽ được sử dụng ở bước thử nghiệm sau. 3.4.3.2 Hiệu quả gom cụm Như đã đề cập trong phần giải pháp, để giảm không gian tìm kiếm, thay vì tìm kiếm với 800 vector cặp hỏi-đáp có trong kho dữ liệu, hệ thống sẽ gom các câu hỏi tương tự nhau vào cùng một cụm, như vậy chỉ cần tìm kiếm các câu hỏi tương tự trong một vài cụm mà thôi. Chúng tôi thử nghiệm hệ thống với 2 phương pháp gom cụm có độ phức tạp thấp là k-means và HAC (đã trình bày trong Chương 2). Thử nghiệm phương pháp gom cụm k-means và HAC dựa trên vector câu hỏi của các cặp hỏi-đáp với cùng số lượng cụm nC=30, chúng ta được kết quả như bảng bên dưới: Bảng 3-2: Thử nghiệm phương pháp gom cụm Phương pháp Đánh giá K-means HAC Số cặp trong một cụm (tối đa) 637 625 Thời gian gom cụm (800 cặp) (giây) 5.07 360 Độ chính xác (100 câu thử nghiệm) sử dụng vector trọng số tf-idf có chuẩn hóa 79.52% 79.42% Nhận thấy rằng, thời gian gom cụm thuật toán HAC chậm so với k-means do độ phức tạp cao hơn (Chương 2), vả lại kết quả cũng không tốt hơn, vì vậy chúng tôi chọn sử dụng thuật toán gom cụm k-means để thực hiện các thử nghiệm sau này. Trang 46 Dữ liệu thử nghiệm cũng cho thấy, khi chạy với thuật tóan k-means và cả với thuật toán HAC, kết quả gom cụm phân bố không đều, có khoảng 80% (637/800) cặp hỏi-đáp tập trung vào một cụm và 20% cặp hỏi-đáp tập trung vào các cụm còn lại. Chúng tôi chạy thử nghiệm k-means với số lượng cụm khác nhau xem kết quả gom cụm và giá trị các độ đo liệu có tốt hơn không. Chúng tôi khảo sát hiệu quả của hệ thống với nhiều giá trị số lượng cụm khác nhau đối với 100 câu hỏi trọng số tf- idf có chuẩn hóa. Kết quả thu được như sau: Bảng 3-3: Thử nghiệm thông số gom cụm Đánh giá Số cụm Độ chính xác Độ phủ Thời gian chạy trung bình (1 câu hỏi)(giây) Số cặp tối đa trong một cụm 10 77.6% 79.86% 4.19 624 20 78.18% 75.53% 4.15 612 30 79.52% 81.67% 4.47 637 40 78.51% 80.67% 4.29 629 50 78.52% 80.33% 4.15 612 Nhận xét: - Kết quả gom cụm với các giá trị số cụm khác nhau cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng, vì vậy chúng tôi chọn số lượng cụm là 30 cho các bước tiếp theo. - Kết quả gom cụm vẫn phân bố không đều, điều này có nghĩa là dữ liệu trong kho dữ liệu mà chúng tôi có được từ trên diễn đàn tư vấn là không đều. Mục tiêu của bước gom cụm là giảm không gian tìm kiếm nhưng rõ ràng là Trang 47 đối với bộ dữ liệu trên diễn đàn tư vấn cụ thể này thì bước gom cụm này cũng không làm cho hệ thống tốt hơn bao nhiêu. 3.4.3.3 Hiệu quả tìm kiếm câu trả lời Nhận thấy kết quả gom cụm trong phần thử nghiệm trước với phương pháp trọng số tf-idf là không đều, nên trong bước này chúng tôi thử nghiệm hiệu quả hệ thống với phương pháp trọng số tf (chỉ đánh giá mức độ quan trọng của mục từ ở mức cục bộ). Cũng nhận thấy rằng, các câu hỏi diễn đàn tư vấn có thể là một câu rất ngắn cũng có thể là một đọan văn bản nhiều câu khá dài, để việc đánh trọng số này không phụ thuộc vào chiều dài văn bản, chúng tôi thử nghiệm phương pháp trọng số có chuẩn hóa (chương 2). Ngòai ra, mô hình đề xuất cũng sử dụng giá trị ngưỡng T để xác định các câu trả lời trả về, nên chúng tôi cũng thử nghiệm giá trị các ngưỡng T sao cho độ chính xác hệ thống là cao nhất có thể. Trong phần này, chúng tôi thử nghiệm hiệu quả của hệ thống khi tìm kiếm câu trả lời cho 100 câu hỏi được lựa chọn theo tiêu chí nêu trong phần 3.3.2. - So sánh hai phương pháp đánh trọng số tf và tf-idf kết hợp với chuẩn hóa. Trong phần thử nghiệm này chúng tôi thử nghiệm với cùng ngưỡng T=0.5, δ=0.5 (xem phần 4.1.3). Kết quả thử nghiệm được trình bày trong bảng sau: Trang 48 Bảng 3-4: Thử nghiệm phương pháp đánh trọng số Đánh giá Phương pháp Độ chính xác Độ phủ Thời gian chạy trung bình (1 câu hỏi)(giây) Sử dụng Tf-Idf chưa chuẩn hóa 77.41% 80.70% 3.91 Sử dụng Tf-Idf có chuẩn hóa 79.52% 81.67% 4.15 Sử dụng Tf có chuẩn hóa 49,93% 61,03% 1.43 Sử dụng Tf có chuẩn hóa, tăng ngưỡng T=0.55 53% 61.03% 1.43 Ta có biểu đồ so sánh như sau: Hình 3-5: Biểu đồ so sánh độ chính xác và độ phủ trung bình của hệ thống Trang 49 Nhận xét: - Sử dụng phương pháp trọng số tf-idf có chuẩn hóa cho kết quả độ chính xác tốt nhất nhưng thời gian chạy trung bình lại chậm nhất. - Sử dụng phương pháp trọng số tf có chuẩn hóa cho kết quả độ chính xác không cao nhưng thời gian chạy nhanh hơn. Kết quả này có được là do sử dụng tf, kết quả phân cụm đều hơn nên thời gian chạy cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, gom cụm đều không đồng nghĩa với gom cụm tốt, minh chứng là độ chính xác đã giảm đi. - Thử nghiệm hiệu quả khi thay đổi ngưỡng Với mục tiêu tăng độ chính xác của hệ thống, chúng tôi thử nghiệm thay đổi ngưỡng T với 100 câu hỏi thử nghiệm: Bảng 3-5: Bảng kết quả thử nghiệm khi thay đổi ngưỡng Ngưỡng Độ chính xác Độ phủ 0.4 63.3% 83.83% 0.45 73.03% 80.67% 0.5 79.52% 81.67% 0.55 75.56% 73.22% 0.6 74.9% 70.26% Ta có biểu đồ so sánh như sau: Trang 50 Hình 3-6: Độ chính xác và độ phủ khi thay đổi ngưỡng T Kết luận: Qua quá trình thử nghiệm, kết quả thử nghiệm cho 800 cặp hỏi-đáp và 100 câu hỏi trên diễn đàn tư vấn ghi danh trực tuyến Trung tâm tin học với mô hình đề xuất là khá khả quan. Độ chính xác cao nhất là 79.52% và độ phủ là 81.67%, trong khi các công trình đã có liên quan đến hệ thống hỏi-đáp cho diễn đàn có độ chính xác và độ phủ dao động trong khoảng 70% cho tới 90% ([26], [3], [16]). Các nghiên cứu đã có cũng cho thấy, trong trường hợp bổ sung thêm các xử lý ngôn ngữ chẳng hạn như xử lý thêm từ đồng nghĩa, loại câu hỏi… thì kết quả đạt được sẽ cao hơn [3]. Vì vậy, hiệu quả hệ thống có thể sẽ tăng lên nếu chúng ta bổ sung thêm các xử lý ngôn ngữ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7.pdf
  • pdf0_2.pdf
  • pdf10_3.pdf
  • pdf1_2.pdf
  • pdf2_2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf5_2.pdf
  • pdf6_4.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
Tài liệu liên quan