Luận văn Xây dựng và sử dụng Website dạy học chương Động lực học chất điểm Vật lí 10 Trung học phổ thông

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhân loại đang bước vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, thế kỷ của xã hội thông tin, thế kỷ của toàn cầu hóa. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trước sự phát triển như vũ bão của kinh tế và khoa học công nghệ, ngành giáo dục cần phải đào tạo đội ngũ con người mang tầm vóc thời đại mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong hiện tại và trong cả tương lai. Đảng ta khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính giáo dục nước nhà sẽ đào tạo nên thế hệ tương lai có đủ tài trí để họ có thể trở thành những người làm chủ của đất nước, đưa đất nước ngày càng phát triển. Nghị quyết BCH Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần 2, khóa VIII đã xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc và con người Việt nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỹ luật, có sức khỏe là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”. Trước những đòi hỏi của sự phát triển đất nước và thực trạng của nền giáo dục nước nhà, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 15/1999 CT- BGD và ĐT về đổi mới PPDH trong các trường sư phạm. Chỉ “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người học giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học”. Thực tế trong những năm qua, các cấp quản lí giáo dục, đội ngũ giáo viên đã có những nổ lực để cải tiến, đổi mới PPDH. Tuy nhiên, thực tiễn dạy học ở các trường THPT cho thấy: dạy học ở bậc THPT vẫn còn mang nặng tính truyền thụ hệ thống tri thức, ít chú ý đến việc rèn luyện tính tích cực, độc lập, sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Do đó, thực tiễn đang đặt ra yêu cầu sự đổi mới PPDH ở trường THPT như là một yêu cầu cấp thiết, không thể chậm trễ được. Trong những năm gần đây, Công nghệ thông tin, mà trước hết là Internet có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng Website dạy học chương động lực học chất điểm,Vật lí 10 THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và sử dụng Website dạy học chương động lực học chất điểm Vật lí 10 nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh và góp phần nâng cao chất lượng học tập vật lí ở trường THPT. 3. Giả thuyết khoa học Nếu được thiết kế và sử dụng hợp lí website vào trong dạy học vật lí thì sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập, nâng cao chất lựơng giảng dạy ở trường THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. 4.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng và sử dụng Website trong dạy học. 4.3. Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa vật lí 10 và đặc điểm hình thành kiến thức của chương động lực học chất điểm. 4.4. Thiết kế Website dạy học chương động lực học chất điểm. 4.5. Xây dựng tiến trình dạy học cho từng bài cụ thể . 4.6. Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để đánh giá tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Lí luận và thực tiễn dạy học vật lí ở trường THPT. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông 6. Phạm vi đề tài nghiên cứu Sử dụng website vào dạy học chương “Động lực học chất điểm” của chương trình vật lí 10 tại các trường THPT thuộc tỉnh Đồng nai. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1.Nghiên cứu lí thuyết Văn kiện của Đảng, các nghị định thông tư chỉ thị của BGD & ĐT về phương pháp đổi mới giáo dục. Tài liệu giáo dục học, tâm lí học, lí luận dạy học và phương pháp dạy học vật lí Nghiên cứu các tài liệu viết về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí. Nghiên cứu tài liệu các phần mềm hỗ trợ thiết kế website. Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. 7.2. Phương pháp điều tra quan sát Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh ở các trường THPT để nắm bắt thực trạng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để có cơ sở cho việc cần đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin sao cho phù hợp. 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT có đối chứng để kiểm tra tính khả thi của đề tài nghiên cứu. 7.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thiết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. 8. Cấu trúc luận văn Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng website dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Chương 2: Thiết kế và sử dụng website vào dạy học chương “Động lực học chất điểm”. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Phần kết luận

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng Website dạy học chương Động lực học chất điểm Vật lí 10 Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức củng cố trong bài Hoạt động của HS Hoạt động của GV Học sinh tự củng cố, kiểm tra kiến thức trên site: “ Tự kiểm tra của bài Lực hấp dẫn”  Giúp đỡ học sinh cá biệt Hoạt động 6 (2 phút). Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi nhớ lời nhắc của GV Giao nhiệm vụ về nhà: - Sử dụng Site: BT,CH,TKT của bài Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn để ôn lại kiến thức đã học - Nghiên cứu Site BGĐT: Lực đàn hồi để chuẩn bị bài mới. Bài 7: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Diễn đạt được các khái niệm: phân tích chuyển động, chuyển động thành phần. - Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang. - Nêu được một vài đặc điểm quan trọng nhất của chuyển động ném ngang 1.2. Kỹ năng - Biết chọn hệ tọa độ thích hợp nhất cho việc phân tích chuyển động ném ngang thành chuyển động thành hai thành phần. - Biết áp dụng định luật II Niu Tơn để lập các phương trình cho hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang. - Biết cách tổng hợp hai chuyển động thành phần để được chuyển động của vật. - Vẽ đựơc một cách định tính quỹ đạo parabol của một vật bị ném ngang. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên - Website dạy học cài đặt trên máy chủ. - Các thiết bị máy tính, Projector. - Phiếu học tập. 2.2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực Phiếu học tập 1. Áp dụng định luật 2 Niu Tơn theo mỗi trục tọa độ để tìm các gia tốc ax, ay của hai chuyển động thành phần. Kết hợp với điều kiện ban đầu về vận tốc xác định tính chất của mỗi chuyển động thành phần. 2. Để xác định quỹ đạo căn cứ vào? 3. Lập công thức thời gian chuyển động và tầm ném xa 3. Tiến trình dạy học + Học sinh nghiên cứu Website dạy học chương: “Động lực học chất điểm”để thảo luận ghi trên phiếu học tập. + Sau mỗi hoạt động giáo viên tổng kết, rút ra chính xác kiến thức của mỗi đơn vị kiến thức. + Trong thời gian hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có nhiệm vụ giám sát, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt. Tổ chức các hoạt động dạy học bài chuyển động ném ngang Hoạt động 1 (3 phút). Tạo tình huống học tập Hoạt động của HS Hoạt động của GV Học sinh quan sát các video để nhận ra đâu là chuyển động ném ngang. Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp Hoạt động 2 (10 phút). Khảo sát chuyển động ném ngang Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Học sinh nghiên cứu bài giảng của Website để trả lời các câu hỏi ghi trên phiếu học tập (hoạt động nhóm)  Nêu câu hỏi: - Áp dụng định luật 2 Niu Tơn theo mỗi trục tọa độ để tìm các gia tốc ax, ay của hai chuyển động thành phần - Kết hợp với điều kiện ban đầu về vận tốc xác định tính chất của mỗi chuyển động thành phần.  Giúp đỡ học sinh cá biệt.  Giáo viên tổng kết nêu ý chính Hoạt động 3 (15 phút). Xác định chuyển động của vật Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Hoạt động cá nhân. Quan sát phần mềm minh họa để xác định định tính dạng của quỹ đạo. Hoạt động cặp. Định hướng và thiết lập phương trình quỹ đạo, thời gian chuyển động, tầm ném xa.  Nêu câu hỏi: - Để xác định quỹ đạo căn cứ vào? - Lập công thức thời gian chuyển động và tầm ném xa - Giáo viên giúp đỡ học sinh hoạt động  Giáo viên tổng kết sau hoạt động của HS và nêu ý chính Hoạt động 4 (10 phút). Tìm hiểu thí nghiệm kiểm chứng Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Quan sát phim video để rút ra nhận xét  Giáo viên tổng kết sau hoạt động học tập của giáo viên và rút ra kết luận: Thời gian chuyển động ném ngang bằng thời gian rơi tự do. Hoạt động 5 (10 phút). Vận dụng kiến thức củng cố trong bài Hoạt động của HS Hoạt động của GV Học sinh tự củng cố, kiểm tra kiến thức trên site: “ Tự kiểm tra của bài chuyển động ném ngang”  Giúp đỡ học sinh hoạt động Hoạt động 6 (2 phút). Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi nhớ lời nhắc của GV Giao nhiệm vụ về nhà: - Sử dụng Site: BT,CH,TKT của bài chuyển động ném ngang để ôn lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng vận dụng. 2.4. Kết luận chương 2 Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm, nội dung, mục tiêu của chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT; thực trạng dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT; cơ sở lí luận dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, tôi đã tiến hành xây dựng và sử dụng Website dạy học. Những kết quả được trình bày trong chương cụ thể là:  Phân tích nội dung, đặc điểm của chương “ Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT từ đó đưa ra mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt được.  Phân tích thuận lợi và khó khăn của GV và HS khi học chương động lực học chất điểm  Xây dựng Website dạy học với tất cả 14 site:Trang chủ, bài giảng điện tử, giáo án, kiến thức trọng tâm, thông tin bổ sung, câu hỏi, bài tập, ôn tập, tự kiểm tra, thư viện, vật lí vui, liên kết, trao đổi và góp ý, lịch sử các nhà vật lí. Mỗi site sẽ có ý nghĩa riêng trong đó site bài giảng điện tử, site tự kiểm tra, site câu hỏi, site bài tập có tác động trực tiếp đến mỗi bài học giúp các em nghiên cứu bài mới tại lớp và tại nhà, ôn tập bài cũ ở nhà. Site ôn tập giúp các em hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện kỹ năng vận dụng sau khi đã học hết chương.  Xây dựng tiến trình dạy học cho từng bài cụ thể theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Với sự đầu tư công phu trong thiết kế, dung lượng kiến thức được tích hợp trong Website phong phú, phương thức truyền tải thông tin trên các trang sinh động và ấn tượng giúp tăng cường tính trực quan, tạo điều kiện về mặt thời gian để HS hoạt động nhiều hơn từ đó góp phần phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong học tập. Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Là nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài: “Nếu được thiết kế và sử dụng hợp lí website vào trong dạy học vật lí thì sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập, nâng cao chất lựơng giảng dạy ở trường THPT”. Cụ thể trả lời các câu hỏi sau:  Website dạy học có tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh hay không?  Chất lượng của việc lĩnh hội tri thức vật lí của HS học tập bằng phương tiện dạy học Website có cao hơn quá trình học tập khi không sử dụng Website không? 3.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm TNSP được tiến hành tại trường THPT Đoàn kết Đồng Nai. Lí do: - Trường được trang bị các phòng máy dạy học với các thiết bị đủ điều kiện để triển khai dạy học bằng website. - Chất lượng đầu vào của học sinh khối 10 năm 2007 – 2008 được nhà trường biên chế theo các lớp tương đối đồng đều, rất thuận lợi cho việc thực nghiệm sư phạm 3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm Trong quá trình TNSP chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ sau:  Tổ chức dạy học chương Động lực học chất điểm cho các lớp đối chứng và thực nghiệm - Với các lớp TN: dạy bằng Website tại phòng máy nối mạng cục bộ của trường THPT Đoàn Kết. - Với các lớp ĐC: Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm Để kết quả là khách quan tôi chọn các lớp đối chứng và thực nghiệm có trình độ và chất lượng tương đương nhau.Cụ thể như sau: Lớp TN 10B1(44) 10B4(43) Tổngcộng: 87 học sinh Lớp ĐC 10B2(44) 10B3(46) Tổngcộng: 90 học sinh Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đều cùng một giáo viên dạy 3.3.2. Quan sát giờ học trên lớp Chúng tôi quan sát giờ học và ghi chép tiến trình dạy học nhằm mục đích: - Nhận xét không khí học tập của lớp thế nào? (Số học sinh say mê xây dựng kiến thức, số học sinh thiếu tập trung, số học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao, số học sinh không làm được yêu cầu đề ra…) - Lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho các tiết dạy sau. 3.3.3. Thực hiện các bài kiểm tra - Thực hiện 1 bài kiểm tra 10 phút sau giờ học. Hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi đề kiểm tra có 10 câu. Nội dung sau ngay bài học. Mục đích của loại bài kiểm tra này là kiểm tra chất lượng học tập của học sinh mà rõ nét là khả năng chiếm lĩnh kiến thức bằng Website của học sinh ngay giờ học trên lớp. - Thực hiện 1 bài kiểm tra 15 phút. Hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi đề kiểm tra có 10 câu. Nội dung được kiểm tra nằm trong chương trình bốn bài đã học. Mục đích của loại bài kiểm tra này là kiểm tra chất lượng học tập của học sinh sau khi đã học được một phần của chương giúp các em biết cách củng cố kiến thức theo từng phần. - Thực hiện một bài một tiết. Nội dung được kiểm tra toàn bộ chương. Hình thức kiểm tra: 50% trắc nghiệm, 50% tự luận. Ý nghĩa kiểm tra của loại hình này là so sánh khả năng ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, khả năng tự học ở nhà, khả năng chiếm lĩnh kiến thức tại lớp và tính sáng tạo trong học tập, kỹ năng vận dụng kiến thức … khi dạy học bằng website và khi không sử dụng website. 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học Quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm được tiến hành theo các tiến trình được xây dựng để đưa ra các nhận xét: - Thực nghiệm tiến trình dạy học khá phù hợp với kịch bản của website đã thiết kế. Các Site: Bài giảng điện tử, câu hỏi, bài tập, ôn tập kiểm tra có tác dụng tăng cường khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. - Tạo môi trường dạy học có sự tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh. - Không khí học tập rất thoải mái, học sinh có nhiều thời gian để thực hiện những hoạt động học của mình. - Học sinh học tập hào hứng, hầu hết các em tỏ ra rất hứng thú khi học tập với Website. Vì thế lớp học rất sôi nổi đúng như mong đợi. 3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 3.4.2.1. Các số liệu cần tính - Thiết lập các bảng thống kê: Bảng thống kê điểm số Xi của các bài kiểm tra; bảng phân phối tần suất; bảng phân phối tần số lũy tích; bảng các thông số thống kê. - Vẽ biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm; biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm; biểu đồ phân phối tần suất lũy tích. - Tính tham số thống kê: X , S2, S, V - Tính điểm trung bình: 16 1 i i i n X X N   - Tính phương sai: 16 2 2 1 ( ) 1 i i i n X X S N      Trong đó Xi là điểm số của học sinh; ni là tần số ứng với điểm số Xi ; N số bài kiểm tra. - Độ lệch chuẩn: S= 2S - Hệ số biến thiên: .100%SV X  3.4.2.2. Kết quả tính toán Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số Xi của các bài kiểm tra. SỐ HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM Xi NHÓM SỐ HS SỐBÀI KT 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 Đối chứng 90 270 5 18 10 31 18 70 27 23 8 18 6 14 6 7 5 4 Thực nghiệm 87 261 2 2 5 11 12 40 16 35 22 30 9 19 12 19 12 15 ĐỒ THỊ ĐIỂM SỐ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 Điểm số Xi Số h ọc s in h Đối chứng Thực nghiệm Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất SỐ % HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM Xi NHÓM SỐ HS SỐBÀIKT 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 Đối chứng 90 270 1.8 6.7 3.7 12 6.7 26 10 8.5 3 6.7 2.2 5.2 2.2 2.6 1.8 1.5 Thực nghiệm 87 261 0.8 0.8 1.9 4.2 4.6 15 6.1 13 8.4 12 3.5 7.3 4.6 7.3 4.6 5.7 25.9 13.4 11.5 4.6 1.5 1.82.62.2 5.2 2.2 6.7 3 8.5 10 6.7 3.7 11.5 6.7 1.8 4.6 5.7 7.37.3 3.5 8.4 6.1 4.6 4.2 1.9 0.80.8 15.3 0 5 10 15 20 25 30 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 Điểm số Số % h ọc s in h đạ t đ iểm X i Đối chứng Thực nghiệm Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích SỐ % HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM Xi TRỞ XUỐNG NHÓM SỐ HS SỐBÀI KT 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 Đối chứng 90 270 1.8 8.5 12 24 30 56 66 75 78 85 87 92 94 97 99 100 Thực nghiệm 87 261 0.8 1.6 3.5 7.7 12 28 34 47 56 67 71 78 82 90 94 100 100 1.6 3.5 7.7 12.38.5 12.2 23.7 30.4 56.3 66.3 74.8 77.8 84.5 86.791.9 94.1 96.7 98.5 1.8 27.6 33.7 47.1 55.5 67 70.5 77.8 82.4 89.7 94.3 0.80 20 40 60 80 100 120 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 Điểm số Tỉ lệ % h ọc s in h đạ t đ iểm X i t rở x uố ng Đối chứng Thực nghiệm Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích Bảng 3.4 Các thông số thống kê NHÓM SỐ HS SỐ BÀI KT X S2 S V Đối chứng 90 270 5.48 2.86 1.69 30.8 Thực nghiệm 87 261 6.64 3.25 1.8 27.1 Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm của lớp ĐC và TN Điểm < 3.5 3.5≤Điểm<5 Điểm ≥5 Điểm≥8 Nhóm SỐ HS SỐ BÀI KT Số HS số % Số HS số % Số HS Số % Số HS Số % ĐC 90 270 23 8.5% 59 21.9% 188 69.6% 36 13.3% TN 87 261 4 1.5% 28 10.7% 229 87.7% 77 29.5% Từ bảng trên ta thấy: Điểm trung bình cộng của HS nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Có thể rút ra kết luận sơ bộ rằng kết quả học tập của HS nhóm TN là tốt hơn lớp ĐC. Để kiểm định chắc chắn kết luận này ta dùng phương pháp kiểm định giả thiết thống kê. 3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê Giả thiết H0: TN DCX X giả thuyết thống kê (hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên, không thực chất). Giả thiết H1: TN DCX X đối giả thuyết thống kê (PPDH bằng Website thực sự tốt hơn PPDH thông thường). Chọn mức ý nghĩa 0.05  .Để kiểm định giả thuyết H1,ta sử dụng đại lượng ngẫu nhiên Z. Với 2 2 TN DC TN DC TN DC X X Z S S N N   Trong đó: 2 26.64; 5.48; 3.25; 2.86; 261; 270TN DC TN DC TN DCX X S S N N      7.64Z  Với 0.05  ta tìm giá trị tới hạn Zt. Ta có: 2 1 2 2 1 1 2 1 2 1. 0 s c c n s s n n     .54 Và 2 2 1 2 1 (1 ) 1 1 f c c n n    520f  Đối chiếu bảng t-Student với 0.05  và bậc tự do f = 520 ta có Zt = 1.64 (kiểm định một phía). So sánh Z và Zt, ta có Z> Zt. Vậy với mức ý nghĩa 0.05  , giả thuyết H0 bị bác bỏ do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do vậy TN DCX X là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là PPDH với bằng Website thật sự có hiệu quả.  Nhận xét  Điểm trung bình cộng của HS nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, đại lượng kiểm định Z> Zt chứng tỏ sử dụng Website dạy học đem lại hiệu quả cao.  Đồ thị tần số lũy tích của hai nhóm cho thấy: chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm hơn đối chứng, nhóm thực nghiệm có nhiều điểm số cao hơn với nhóm đối chứng ( đồ thị nằm dưới,dịch phải)  Đặc biệt qua bảng thống kê 3.5 cho ta thấy dạy bằng website thì số lượng học sinh yếu, kém giảm rõ rệt.  Hệ số biến thiên giá trị điểm số của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn nhóm đối chứng chứng tỏ: độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn nhóm đối chứng. Điều này phản ảnh thực tế ở nhóm thực nghiệm hầu hết học sinh hoạt động tích cực hơn nên đạt kết quả cao hơn trong kiểm tra và sự chênh lệch giữa các học sinh trong nhóm cũng ít hơn.  Nguyên nhân Qua không khí của lớp học và sự thăm dò của học sinh có thể rút ra những nguyên nhân để đem lại hiệu quả dạy bằng website là:  Bài giảng tăng cường tính trực quan sinh động nên thu hút được sự chú ý của học sinh.  Sự nhận biết kết quả học tập của mình trên site tự kiểm tra đánh giá gia tăng được động cơ học tập.  Gia tăng được thời gian học tập cho học sinh: trước, trong và sau giờ học trên lớp nên học sinh dễ dàng chủ động tìm kiếm tri thức chứ không phải chờ đợi thầy thông báo kiến thức.  Nguồn tư liệu trên Website dạy học chương Động lực học chất điểm rất phong phú: thư viện bài tập, câu hỏi, ôn tập ; thư viện ảnh động, ảnh tĩnh … đã mở rộng kiến thức cho học sinh, giúp học sinh tăng khả năng suy luận, óc sáng tạo và vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn. 3.5. Kết luận chương 3 Các kết quả thu nhận được trong quá trình TN sư phạm và các kết quả xử lí số liệu thống kê đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. Website dạy học là phương tiện dạy học hiện đại, đã có tác dụng hỗ trợ cho nhiều mặt của hoạt động dạy và học. Cụ thể là:  Tác dụng hoạt động học của HS: Có tác dụng gây hứng thú, tạo được động cơ, khơi dậy lòng ham hiểu biết của các em; làm cho các nội dung kiến thức trở nên gần gũi, khắc sâu được kiến thức; ý thức học tập được nâng cao, tăng cường các hoạt động học tập của các em. Như vậy Website dạy học chương: “Động lực học chất điểm” đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của HS.  Tác dụng hỗ trợ hoạt động dạy học của GV: Nó có thể làm thay một lượng công việc đáng kể của GV trong quá trình dạy học. Ví dụ: Giảm bớt thời gian cho giáo viên tiến hành diễn giảng lí thyết, dành nhiều thời gian quan tâm đến hoạt động của lớp, của nhóm và của từng cá thể học sinh; tăng cường việc chỉ đạo HĐNT của HS; có nhiều điều kiện thuận lợi theo dõi và đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh theo tiến trình. KẾT LUẬN Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã tạo nên những thiết bị kỹ thuật hiện đại, thông tin và vi tính trong các hoạt động kinh tế và đời sống. Các thiết bị này nhanh chóng xâm nhập vào nhà trường và trở thành các PTDH có tác dụng cao. Lựa chọn phương tiện dạy học để nâng cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của HS trên cơ sở tính năng và tác dụng của phương tiện ấy là việc làm hết sức cần thiết. Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã được những kết quả sau đây:  Trình bày cơ sở lí luận của việc dạy học vật lí theo định hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh và cơ sở khoa học của việc xây dựng Website trong dạy học vật lí.Qua đó làm sáng tỏ vấn đề: Xây dựng Website dạy học trong vật lí là xây dựng phương tiện dạy học hiện đại nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường THPT.  Nghiên cứu đặc điểm, nội dung chương Động lực học chất điểm trong chương trình vật lí 10 THPT theo sách giáo khoa hiện hành. Nêu ra những mục tiêu cụ thể HS cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ và những điểm lưu ý khi giảng dạy chương này. Phân tích và nêu ra được những thuận lợi, khó khăn của GV và HS khi dạy học chương này.  Xây dựng Website với nguồn dữ liệu đáng kể để phục vụ cho học sinh học tập và giáo viên tham khảo để giảng dạy chương Động lực học chất điểm  Xây dựng tiến trình dạy học bằng Website cho từng bài cụ thể trong chương Động lực học chất điểm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.  Tiến hành thực nghiệm sư phạm để thấy rõ vai trò của Website trong dạy học Bằng kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ rằng Website dạy học là phương tiện dạy học tích cực có tính khả thi cao, đem lại hiệu quả đáng khích lệ, phù hợp với nền giáo dục Việt nam hiện nay. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số đề xuất sau: - Bồi dưỡng GV nâng cao trình độ tin học, xây dựng Website dạy học và nâng cao hiệu quả của việc kết nối Internet. - Trang bị thêm phòng máy vi tính để GV chủ động trong việc bố trí lịch dạy và lịch tự học cho học sinh phòng máy. - Số lượng học sinh trong một lớp không quá đông để phù hợp với cách thức dạy học bằng Website. Hướng phát triển của đề tài: - Hoàn thiện một số yêu cầu về kỹ thuật lập trình để WebSite có tính chuyên nghiệp, để triển khai ứng dụng trong phạm vi rộng. - Mở rộng phạm vi xây dựng Website cho các nội dung khác trong chương trình vật lí phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học,Tài liệu BDTX chu kỳ 1993-1996 cho giáo viên THPT. 2. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh(2006), Sách giáo khoa Vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh(2006), Sách giáo viên Vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh(2006), Bài tậpVật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Madeline Hunter – Robin Hunter (Người dịch Nguyễn Đào Quý Châu)(2004), Làm chủ phương pháp giảng dạy, Nxb Đại học Quốc gia thành phố HCM. 7. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Phạm Thế Dân, Phân tích chương trình vật lí trung học phổ thông (bài giảng cho học viên cao học ngành phương pháp giảng dạy VL), Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 9. Phan Thị Kim Dung (2005), Nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trườngTHPT nhờ việc xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học chương tĩnh điện vật lí 11, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Đại học Vinh. 10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn nghị quyết lần 2 BCH Trung Ương Đảng khoá VII, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Nghị quyết hội nghị lần 9 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Tô Xuân Giáp (2001), Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục. 13. Nguyễn Mạnh Hùng, Phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học vật lí (bài giảng cho học viên cao học ngành phương pháp giảng dạy VL), Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 14. Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm (2002), Giáo trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Đại học sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục. 15. Trần Văn Hữu (2006), Website hỗ trợ dạy học các định luật bảo toàn vật lí 10 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Đại học sư phạm TP HCM. 16. Nguyễn Bá Kim(2004), Phương pháp dạy học môn toán, Nxb Đại học sư phạm. 17. Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Thanh Hải(2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế, Nhà xuất bản Giáo dục. 18. Quách Tuấn Ngọc (2003), Đổi mới phương pháp giáo dục bằng công nghệ thông tin-xu thế của thời đại, Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy, Hà Nội. 19. Lê Thị Thanh Thảo, Lí luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông (bài giảng cho học viên cao học ngành phương pháp giảng dạy VL), Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 20. Bùi Gia Thịnh, Lương Tất Đạt, Vũ Thị Mai Lan, Ngô Diệu Nga, Đổ Hương Trà(2006), Thiết kế bài soạn Vật Lí 10 theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục. 21. Nguyễn Thị Thếp(2004), Lịch sử vật lí, Khoa vật lí Đại học SPTP HCM. 22. Phạm Hữu Tòng(2004), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực,tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. 23. Lê công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, Nhà xuất bản Giáo dục. 24. Lê công Triêm (2004), Bài giảng điện tử và qui trình thiết kế bài giảngđiện tử, Kỉ yếu hội thảo khoa học, Huế. 25. Lê công Triêm, Lê Văn Giáo, Lê Thúc Tuấn (2005), Một số vấn đề phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT,Nhà xuất bản Giáo dục. 26. Hồ Hoàng Triết( 2003), Hướng dẫn thiết kế Website, Nxb thống kê. 27. Mai Văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án tiến sĩ giáo dục, Đại học Vinh. 28. Nguyễn Trọng Tường (2001), Internet và hệ thống, Nxb giao thông vận tải. 29. Lâm Minh Xuân Trường (2006),Website hỗ trợ dạy học phần Dao động và sóng cơ học, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Đại học sư phạm TP HCM. 30. Tạp chí Thế giới trong ta( 2006), (Số PB3, PB6) PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tiến trình dạy học một số bài Bài 1 . Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa của lực. - Định nghĩa của tổng hợp và phân tích lực. - Quy tắc hình bình hành. - Điều kiện cân bằng của một chất điểm. 1.2. Kỹ năng Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hay để phân tích một lực thành hai lực đồng quy. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên - Website dạy học cài đặt trên máy chủ. - Các thiết bị máy tính, Projector. - Phiếu học tập. 2.2 Học sinh - Ôn lại công thức lượng giác đã học Phiếu học tập 1. Lực là gì ? Thế nào là cân bằng lực? 2. Hai lực cân bằng là hai lực thế nào? Vẽ hình minh họa. 3. Đơn vị lực là gì? 4. Định nghĩa tổng hợp lực. 5. Quy tắc hình bình hành. 6. Cho hai lực F1 = 3N; F2 = 4N hợp với nhau một góc  . Dùng phép vẽ xác định hợp lực của các lực đó: a)   300 . b)   600 . c)   900 . d)  1500 7. Điều kiện cân bằng của chất điểm 8. Để phân tích lực ta dùng qui tắc gì? Khi phân tích lực ta chú ý điều gì? 9. Vận dụng phép phân tích lực để phân tích lực ra hai thành phần có phương ox, oy cho trước 3. Tiến trình dạy học + Học sinh nghiên cứu Website dạy học chương: “Động lực học chất điểm”để thảo luận ghi trên phiếu học tập. + Sau mỗi hoạt động giáo viên tổng kết, rút ra chính xác kiến thức của mỗi đơn vị kiến thức. + Trong thời gian hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có nhiệm vụ giám sát, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 (5 phút). Nhắc lại về lực và cân bằng lực Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Học sinh quan sát sự biến dạng của dây cung, quả cầu đứng cân  Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm bằng trên sợi dây trong bài giảng điện tử, để trả lời các câu hỏi 1,2,3 ghi trên phiếu học tập (hoạt động nhóm)  Sau hoạt động của HS, Giáo viên tổng kết và nêu kết luận Hoạt động 2 (8 phút). Tìm hiểu quy tắc tổng hợp lực Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Nghiên cứu hình chụp thí nghiệm để trả lời câu hỏi 4 và 5 trong phiếu học  Nêu vấn đề: Trong thực tế, có những trường hợp nhiều lực đồng thời tác dụng vào một vật (hai tàu cùng kéo một vật…). Ta cần tìm hiểu xem các lực đó gây nên một tác dụng tổng hợp thế nào?  Yêu cầu học sinh nghiên cứu hình chụp thí nghiệm để rút ra kết luận  Giáo viên tổng kết nêu kết luận. Hoạt động 3 (10 phút). Vận dụng qui tắc hình bình hành Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Làm việc cá nhân trên phiếu học tập: vẽ hợp lực cho câu 6 .  Trao đổi ý kiến trong nhóm, cử người lên bảng vẽ hợp lực vào  Trong lúc HS đang làm việc trên phiếu học tập, GV vẽ lên bảng bốn hình cho bốn trường hợp.  Gọi đại diện của mỗi tổ lên bảng hình mà thầy vừa vẽ lên bảng vẽ hợp lực.  Giáo viên tổng kết sau hoạt động của HS Hoạt động 4 (7 phút). Tìm hiểu điều kiện cân bằng của chất điểm Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Quan sát hình chụp thí nghiệm , vòng nhẫn O (trọng lượng không đáng kể) đang ở trạng thái cân bằng để trả lời câu hỏi 7 ghi trên phiếu học tập  Giáo viên trợ giúp: - Vòng nhẫn chịu tác dụng của mấy lực? Là những lực nào. - Hãy tìm hợp lực của F1 , F2 , F3  Giúp đỡ học sinh còn yếu.  Giáo viên tổng kết nêu ý chính Hoạt động 5 (8 phút). Tìm hiểu phép phân tích lực Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi 8 ghi trên phiếu học tập.  Vận dụng phép phân tích lực để vẽ hình theo nội dung của câu 9.  Giáo viên trợ giúp: Các em có thể giải thích sự cân bằng của vòng nhẫn trong thí nghiệm ở phần 2 theo một cách khác  Giúp đỡ học sinh còn yếu.  Giáo viên tổng kết nêu kết luận Hoạt động 6 (5 phút). Vận dụng kiến thức củng cố trong bài Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Học sinh tự củng cố, kiểm tra kiến thức trên site: “ Tự kiểm tra của bài Tổng hợp và phân tích lực”  Theo dõi hoạt động học tập của học sinh , kịp thời điều chỉnh, sửa sai cho học sinh. Hoạt động 7 (2 phút). Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Ghi nhớ lời nhắc của GV  Giao nhiệm vụ về nhà: - Sử dụng Site: BT,CH,TKT của bài Phép phân tích lực và tổng hợp lực để ôn lại kiến thức đã học - Nghiên cứu Site BGĐT: Ba định luật Niu Tơn để chuẩn bị bài mới. Bài 4 . Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Nêu được những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo về điểm đặt và hướng. - Phát biểu được định luật Húc và viết được công thức của lực đàn hồi của lò xo. - Nêu được những đặc điểm của lực căng dây và của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc. 1.2. Kỹ năng - Giải thích được sự biến dạng đàn hồi của lò xo. Biểu diễn của lực đàn hồi lò xo khi bị dãn và khi bị nén - Vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập - Sử dụng lực kế để đo lực 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên - Website dạy học cài đặt trên máy chủ. - Các thiết bị máy tính, Projector. - Phiếu học tập. - Lò xo, lực kế, các quả cân 2.2. Học sinh - Ôn lại những kiến thức về lực đàn hồi đã học ở lớp dưới - Website dạy học cài đặt trên máy chủ. - Các thiết bị máy tính, Projector. - Phiếu học tập. - Lò xo, lực kế, các quả cân Phiếu học tập 1. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở đâu ? và có tác dụng thế nào? 2. Hãy nêu hướng của lực đàn hồi ? 3. Lần lượt treo 1,2,3 quả nặng vào lò xo. Đo độ dãn của lò xo trong mỗi trường hợp rồi ghi vào bảng . 4. Qua kết quả thí nghiệm gợi ý cho ta mối liên hệ nào ? phát biểu mối liên hệ đó. 5. Ở thí nghiệm khi treo 4 quả cân giống nhau thì độ giãn của lò xo có gì đặc biệt? Khi bỏ tải thì chiều dài của lò xo có trở về vị trí ban đầu ? Từ đó hãy nêu khái niệm trong giới hạn đàn hồi 6. Phát biểu và viết biểu thức của định luật Húc 7. Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có phương thế nào? 3. Tiến trình dạy học + Học sinh nghiên cứu Website dạy học chương: “Động lực học chất điểm”để thảo luận ghi trên phiếu học tập. + Sau mỗi hoạt động giáo viên tổng kết, rút ra chính xác kiến thức của mỗi đơn vị kiến thức. + Trong thời gian hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có nhiệm vụ giám sát, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh . Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 (10 phút). Tìm hiểu về hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo Hoạt động của HS Hoạt động của GV Học sinh quan sát sự biến dạng của lò xo khi lò xo dãn và nén trong bài giảng điện tử, để trả lời các câu hỏi 1,2, ghi trên phiếu học tập (hoạt động nhóm)  Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm  Sau hoạt động của HS, giáo viên làm thí nghiệm để rút ra kết luận đúng đắn Hoạt động 2(15phút) Thực hành nghiên cứu định luật Húc Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Lần lượt treo vào lò xo 1,2,3 quả nặng (giống như trong thí nghiệm đã trình bày trong Website) . Đo độ dãn của lò xo và ghi vào phiếu học tập. Nhận xét kết quả thí nghiệm để trả lời câu hỏi ghi trên phiếu học tập .Thảo luận nhóm rồi cử người phát biểu  Phát cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ để thực hành thí nghiệm  Giáo viên hướng dẫn từng nhóm thực hành  Sau hoạt động của học sinh, giáo viên rút ra nội dung của định luật Húc Hoạt động 3 (10 phút). Tìm hiểu về lực đàn hồi trong một vài trường hợp cụ thể Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Trả lời: Khi bị ngoại lực kéo dãn  HS nghiên cứu trong Website để ghi vào phiếu học tập trả lời câu hỏi 7.  Cho HS quan sát một dây cao su và một lò xo.  Nêu vấn đề: Lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi nào?  Kết luận trong trường hợp này lực đàn hồi còn gọi là lực căng  Trong trường hợp lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc thì các em nghiên cứu trong Website để ghi vào phiếu học tập Hoạt động 4 (8 phút). Vận dụng kiến thức củng cố trong bài Hoạt động của HS Hoạt động của GV Học sinh tự củng cố, kiểm tra kiến thức trên site : “ Tự kiểm tra của bài Lực đàn hồi ”  Theo dõi hoạt động học tập của học sinh , kịp thời điều chỉnh, sửa sai cho học sinh. Hoạt động 5 (2 phút). Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Học sinh tự củng cố, kiểm tra kiến thức trên site : “ Tự kiểm tra của bài Lực đàn hồi ”  Theo dõi hoạt động học tập của học sinh , kịp thời điều chỉnh, sửa sai cho học sinh. Bài 5 . Lực ma sát 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Nêu được những đặc điểm của lực ma sát ( trượt, nghỉ, lăn). - Viết được công thức lực ma sát trượt. - Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát. 1.2. Kỹ năng - Giải thích được vai trò của lực ma nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật và xe cộ. - Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên - Website dạy học cài đặt trên máy chủ. - Các thiết bị máy tính, Projector. - Phiếu học tập. 2.2. Học sinh - Ôn lại những kiến thức về lực đàn hồi đã học ở lớp dưới Phiếu học tập 1. Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? 2. Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc những yếu tố nào? 3. Hệ số ma sát phụ thuộc vào những yếu tố nào? 4. Từ công thức hệ số ma sát trượt suy ra công thức lực ma sát trượt? 5. Các ví dụ về ma sát trượt có lợi và ma sát trượt có hại ? Từ đó nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát 6. Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Độ lớn của lực ma sát lăn thế nào so với độ lớn của ma sát trượt? 7. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? 8. Đặc điểm lực ma sát nghỉ? 9. Vai trò lực ma sát nghỉ 3. Tiến trình dạy học + Học sinh nghiên cứu Website dạy học chương: “Động lực học chất điểm”để thảo luận ghi trên phiếu học tập. + Sau mỗi hoạt động giáo viên tổng kết, rút ra chính xác kiến thức của mỗi đơn vị kiến thức. + Trong thời gian hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có nhiệm vụ giám sát, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh . Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 (10 phút). Tìm hiểu về lực ma sát trượt Hoạt động của HS Hoạt động của GV Học sinh quan sát 3 đoạn phim thí nghiệm về ma sát trượt để trả lời câu hỏi 1,2 trong phiếu học tập (hoạt động cá nhân rồi sau đó hoạt động nhóm)  Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm  Sau hoạt động của HS, giáo viên nêu kết luận Hoạt động 2 (15phút) Tìm hiểu hệ số ma sát trượt và công thức lực ma sát trượt Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Quan sát đoạn phim 3 để thấy được hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào yếu tố nào, ghi vào phiếu học tập  Nhận xét kết quả thí nghiệm để  Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm  Giáo viên hướng dẫn từng nhóm cùng nhau học tập  Sau hoạt động của học sinh, trả lời câu hỏi ghi trên phiếu học tập .  Thảo luận nhóm rồi cử người phát biểu Từ đó suy ra công thức lực ma sát trượt giáo viên rút ra công thức của lực ma sát trượt Hoạt động 3 (10 phút). Tìm hiểu về sự có lợi và có hại của ma sát trượt . Từ đó nêu cách làm tăng hoặc giảm ma sát Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Quan sát các đoạn phim 4,5, các em cho các ví dụ về ma sát trượt có lợi và ma sát trượt có hại .  Từ đó đề xuất các phương án khi cần tăng hoặc giảm ma sát tùy mục đích sử dụng  Nêu vấn đề: Ma sát có lợi hay có hại ?  Yêu cầu học sinh nghiên cứu các đoạn phim trong website rồi trả lời câu hỏi  Sau hoạt động của học sinh, giáo viên rút ra kết luận Hoạt động 4 (10 phút). Tìm hiểu về ma sát lăn. Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Nghiên cứu các đoạn phim 6,7, các em trả lời câu hỏi 6 ghi trong phiếu học tập  Nêu vấn đề: Một loại ma sát cũng rất hay gặp trong thực tế đó là ma sát lăn  Sau hoạt động của học sinh, giáo v rút ra kết luận. Hoạt động 5 (10 phút). Tìm hiểu về đặc điểm của ma sát nghỉ . Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Nghiên cứu đoạn phim 8 trong bài giảng để trả lời câu hỏi 7, 8 ghi trong phiếu học tập  Thảo luận nhóm rồi cử người phát biểu  Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm  Sau hoạt động của học sinh, giáo viên rút ra kết luận. Hoạt động 6 (10 phút). Tìm hiểu về vai trò của ma sát nghỉ .  Nêu ứng dụng của lực ma sát nghỉ trong đờisống (hoạt động cá nhân)  Sau đó thảo luận nhóm rồi cử người phát biểu  Yêu cầu học sinh mỗi em cho vài ví dụ  Sau hoạt động của học sinh, giáo viên rút ra kết luận. Hoạt động 7 (8 phút). Vận dụng kiến thức củng cố trong bài Học sinh tự củng cố, kiểm tra kiến thức trên site : “ Tự kiểm tra của bài Lực ma sát ”  Theo dõi hoạt động học tập của học sinh , kịp thời điều chỉnh, sửa sai cho học sinh. Hoạt động 8 (2 phút). Giao nhiệm vụ về nhà Ghi nhớ lời nhắc của GV Giao nhiệm vụ về nhà: - Sử dụng Site: BT,CH,TKT của bài Lực ma sát để ôn lại kiến thức - Nghiên cứu Site BGĐT: Lực hướng tâm để chuẩn bị bài mới. Bài 6. Lực hướng tâm 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức của lực hướng tâm . - Nêu được một vài ví dụ về lợi ích hoặc tác hại của chuyển động ly tâm 1.2. Kỹ năng - Giải thích được lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động như thế nào. - Xác định lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động tròn đều trong một số trường hợp đơn giản. - Giải thích được chuyển động ly tâm 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên - Website dạy học cài đặt trên máy chủ. - Các thiết bị máy tính, Projector. - Phiếu học tập. 2.2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về chuyển động tròn đều và gia tốc hướng tâm Phiếu học tập 1. Định nghĩa và viết biểu thức lực hướng tâm 2. Chỉ rõ lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm trong các ví dụ a , b, c. 3. Thế nào là chuyển động ly tâm 4.Cho các ví dụ về chuyển động ly tâm và giải thích cơ chế hoạt động của chúng. 3. Tiến trình dạy học + Học sinh nghiên cứu Website dạy học chương: “Động lực học chất điểm”để thảo luận ghi trên phiếu học tập. + Sau mỗi hoạt động giáo viên tổng kết, rút ra chính xác kiến thức của mỗi đơn vị kiến thức. + Trong thời gian hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có nhiệm vụ giám sát, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt. Hoạt động 1 (5 phút). Tạo tình huống học tập Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Học sinh quan sát video và hình ảnh trong bài giảng để có thể hình dung các chuyển động hướng tâm.  Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp Hoạt động 2 (10 phút). Hình thành khái niệm lực hướng tâm Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Học sinh nghiên cứu bài giảng của Website để trả lời câu hỏi 1 ghi trên phiếu học tập.  Thảo luận nhóm cử người đại diện nêu định nghĩa và viết biểu thức lực hướng tâm  Nêu câu hỏi gợi ý: Lực hướng tâm làm cho vật chuyển động tròn đều. Kết hợp định luật 2 Niu Tơn để tìm công thức lực hướng tâm  Giáo viên tổng kết nêu ý chính Hoạt động 3 (13 phút). Tìm hiểu một số ví dụ về lực hướng tâm Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Quan sát phim và hình ảnh trong bài giảng để trả lời câu hỏi 2 ghi trên phiếu học tập  Làm việc cá nhân trên phiếu học tập. Thảo luận nhóm, rồi cử người lên bảng vẽ và phát biểu  Nêu câu hỏi gợi ý: - Lực nào đóng vai trò lực hướng tâm để làm cho vệ tinh chuyển động tròn đều - Lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm cho vật quay khi bàn quay. - Lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm khi ô tô chuyển động trên đường nghiêng  Giáo viên tổng kết sau hoạt động của HS và nêu ý chính Hoạt động 4 (10 phút). Tìm hiểu về chuyển động ly tâm Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Quan sát hình ảnh của bài giảng để trả lời câu hỏi 3 và 4 ghi trên phiếu học tập  Làm việc cá nhân trên phiếu học tập. Thảo luận nhóm, rồi cử người lên bảng vẽ và phát biểu  Nêu câu hỏi gợi ý: - Trở lại chuyển động của vật trên bàn quay để giải thích vì sao khi bàn quay nhanh vật văng ra ngoài - Giải thích cơ chế chuyển động ly tâm của máy vắt ly tâm  Giáo viên tổng kết sau hoạt động học tập của giáo viên và rút ra kết luận Hoạt động 5 (5 phút). Vận dụng kiến thức củng cố trong bài Hoạt động của HS Hoạt động của GV  Học sinh tự củng cố, kiểm tra kiến thức trên site : “ Tự kiểm tra của lực hướng tâm ”  Giúp đỡ học sinh hoạt động Hoạt động 6 (2 phút). Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi nhớ lời nhắc của GV Giao nhiệm vụ về nhà: - Sử dụng Site: BT,CH,TKT của bài lực hướng tâm để ôn lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng vận dụng. - Nghiên cứu Site BGĐT: chuyển động ném ngang để chuẩn bị bài mới. Phụ lục 2: Các bài kiểm tra Bài kiểm tra lần 1: Câu 1. Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách: a. Dừng lại ngay b. Chúi người về phía trước c. Ngả người về phía sau d. Ngả người sang bên cạnh Câu 2. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu gia tốc như thế nào? a. Lớn hơn b. Nhỏ hơn c. Không thay đổi d. Bằng 0 Câu 3. Câu nào sau đây là đúng a. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được b. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều c. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật d. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật Câu 4. Một hợp lực 1N tác dụng vào vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian là: a. 0,5m. b. 1m c. 2m d. 4m Câu 5. Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào? a. Không đẩy gì cả b. Đẩy xuống c. Đẩy lên d. Đẩy sang bên Câu 6. Câu nào đúng Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động phía trước là: a. Lực mà ngựa tác dụng vào xe b. Lực mà xe tác dụng vào ngựa c. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất d. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa Câu 7. Câu nào đúng? Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn a. Bằng 500N b. Bé hơn 500N c. Lớn hơn 500N d. Phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên mặt đất Câu 8. Khi một vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn và hướng không đổi khi: a. Vật sẽ chuyển động tròn đều b. Vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều c. Vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều d. Vật sẽ chuyển động thẳng chậm dần đều Câu 9. Chọn câu sai. a. Chuyển động thẳng đều gọi là chuyển động do quán tính. b. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, chịu tác dụng của lực hướng tâm có độ lớn không đổi. c. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất chịu tác dụng của hai lực cân bằng do Trái Đất và mặt trăng gây ra. d. Lực và phản lực không thể cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. Câu 10. Chọn câu đúng a. Vật có khối lượng càng lớn thì rơi càng nhanh. b. Vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc. c. Để đo khối lượng người ta dùng cân hay lực kế. d. Khối lượng riêng của một vật tùy thuộc vào khối lượng của vật đó. Đáp án bài kiểm tra 1: 1.c , 2.b , 3.d , 4.b , 5.c , 6.d , 7.d , 8.d , 9.c , 10.b Bài kiểm tra lần 2: Câu 1. Cho 2 lực đồng qui có cùng độ lớn F (N). Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng F(N)? a. 00 b. 1200 c. 900 d. 600 Câu 2. Lực và phản lực không có tính chất sau: a. Luôn xuất hiện từng cặp b. Luôn cùng giá, ngược chiều c. Luôn cùng loại d. Luôn cân bằng nhau Câu 3. Câu nào sau đây đúng ? a. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật b. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được. c. Lực tác dụng lên vật kết quả là làm cho bị biến dạng hoặc làm cho vật chuyển động. d. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật. Câu 4. Dùng hai lò xo có độ cứng k1, k2 để treo hai vật có cùng khối lượng, lò xo k1 bị giãn nhiều hơn k2 thì độ cứng k1 a. Lớn hơn k2 b. Bằng nhau k2 c. Nhỏ hơn k2 d. Tỉ lệ nghịch với k2. Câu 5. Trái Đất hút Mặt Trăng với một lực bằng bao nhiêu ? Cho biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là r =38.107m, khối lượng của Mặt Trăng m=7,37.1022kg, khối lượng Trái Đất M=6,0.1024kg. a. 20,4.1022N b. 20,4.1021N c. 20,4.1019N d. 20,4.1020N Câu 6. Một người ngồi trên xe đạp. Lực làm cho bánh xe xẹp lại là: a. Tổng trọng lực của người và xe. b. Trọng lực của người c. Lực đàn hồi của xe tác dụng vào mặt đất. d. Lực đàn hồi của mặt đất tác dụng vào xe Câu 7. Treo một vật có trọng lượng 2,0N vào một lò xo lò xo giãn ra 10mm. treo thêm một vật có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó giãn ra 80mm. Trọng lượng của vật chưa biết là : a. 16N b. 14N c. 8N d. 18N Câu 8. Chọn câu phát biểu đúng: a. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. b. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại. c. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng cuả lực tác dụng d. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc cuả vật bị thay đổi Câu 9. Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 7N và 10N. Trong các giá trị sau giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực ? a. 16N b. 1N c. 18N d. 2N Câu 10. Một vật khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N . Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính trái đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu Newton? a. 1N. b. 2,5N. c. 5N. d. 10N. Đáp án bài kiểm tra lần 2 : 1.b , 2.d , 3.a , 4.c , 5.d , 6.d , 7.b , 8.d , 9.a , 10.b Bài kiểm tra lần 3: I.Trắc nghiệm(5đ) Câu 1. Hợp lực của 2 lực có độ lớn F và 2F có thể: a. Nhỏ hơn F b. Lớn hơn 3F c. Vuông góc với lực có độ lớn F d. vuông góc với lực có độ lớn 2F Câu 2. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng a. Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật b. Khối lượng là đại lượng vô hướng c. Với cùng lực tác dụng như nhau, vật nào có khối lượng lớn hơn thì gia tốc thu được nhỏ hơn d. Tất cả các phát biểu trên đều đúng Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của khối lượng a. Khối lượng là đại lượng bất biến đối với mỗi vật b. Khối lượng có tính chất cộng được c. Khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng nhỏ và ngược lại d. Trong hệ SI, đơn vị khối lượng là kg Câu 4. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15cm. Lò xo được giữ cố định ở một đầu,còn đàu kia chịu một lực kéo bằng 4,5N. Khi ấy lò xo dài 18cm. Độ cứng của lò xo bao nhiêu a. 30N/m b. 25N/m c. 1,5N/m d. 150N/m Câu 5. Phải treo một vật có trọng lượng bao nhiêu vảo một lò xo có độ cứng k=100N/m để nó dãn ra được 10cm a. 1000N b. 100N c. 10N d. 1N Câu 6. Việc thay các ổ trục trượt bẳng ổ đỡ trục có bi trong các máy công nghiệp, nhằm mục đích nào sau đây : a. Giảm ma sát b. Giảm trọng lượng của máy c. Giảm kích thước của máy d. Giảm độ rung của máy Câu 7. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên a. Tăng lên b. Giảm đi c. Không thay đổi d. Không biết đựơc Câu 8. Một chất điểm chuyển động tròn đều thì lực hướng tâm có: a. Độ lớn không thay đổi b. Hướng không thay đổi c. Độ lớn bằng không d. Độ lớn luôn thay đổi Câu 9. Bi A có trọng lượng gấp đôi bi B. Cùng lúc tại một mái nhà ở cùng độ cao,bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ lớn. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn câu đúng. a. A chạm đất trước B b. A chạm đất sau B c. Cả hai đều chạm đất cùng lúc d. Chưa đủ thông tin để trả lời Câu 10. Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc không đổi, nếu tăng độ cao để ném vật lên 4 lần thì sự thay đổi của tầm ném xa là: a. Tăng lên 4 lần b. Tăng lên 2 lần c. Giảm 2 lần d. Giảm 4 lần II. Tự luận(5đ) Bài 1. Một xe lăn khi được đẩy với với lực F nằm ngang có độ lớn F=20N thì chuyển động thẳng đều. Khi chất thêm lên xe kiện hàng khối lượng m=15g thì lực đẩy phải là F=50N. Cho g = 10m/s2. Tính hệ số ma sát trượt giữa sàn và xe. Bài 2. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25cm được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 20g thì lò xo dài 25,5cm. Hỏi nếu treo một vật có khối lượng 100g thì lò xo có chiều dài bao nhiêu. Đáp án bài kiểm tra 3 Phần trắc nghiệm( 5 đ) 1.b , 2.d , 3.d , 4.d , 5.c, 6.a , 7.c , 8.a , 9.b , 10.b Phần tự luận( 5 đ) Bài 1(3đ) Đáp số 0, 2  . Bài 2(2đ) Đáp số l = 27,5 cm. Phụ lục 3: Hình ảnh thực nghiệm sư phạm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Anh Quân LỜI CẢM ƠN  Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học, Ban Chủ nhiệm khoa Vật lý và các thầy cô trong khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.  Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Công Triêm - Thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.  Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và các thầy cô trong trường THPT Đoàn Kết thuộc tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.  Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, những người thân yêu, bạn hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Trần Anh Quân XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ CÔNG TRIÊM Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Trần Anh Quân XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXaydungvasudungwebsiteda.pdf
Tài liệu liên quan