Một số vấn ðề cơ bản về quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam

The integrated coastal zone management (ICZM) is the latest paradigm in concept of managing coastal areas, and approaching the balance on purposes of environment, society and economy in conformity with natural proccess. It is a state function with the manner of united and centralized management, and linked from central to local levels. Having the certain achievements, however, many efforts for ICZM have been still not sustainable yet that the most important reasons are concerned the lack of political will and weakness of just the centralized administrative management.96 Viet Nam has an institutional framework of advantage for ICZM which is being regarded as an indispensable orientation for sustainable development. Over ten last years, some research and demonstrative projects have contributed significantly to ICZM on the promotion of knowledge, enhancement of awareness, and accumulation of experiences by the international experts partly. Besides the initial results, the enterprise of ICZM is being faced to problems which need be solved such as basis of theory, legislational structure, capacities, methodology and sustainable financing etc. On the long path from awareness to good practices, ICZM needs the political commitment from central and local governments and creative application in the Vietnam practical context.

pdf16 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn ðề cơ bản về quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81 Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T10 (2010). Số 1. Tr 81 - 96 MỘT SỐ VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ BIỂN Ở VIỆT NAM TRẦN ðỨC THẠNH Viện Tài nguyên và Môi trường biển Tóm tắt: Quản lý tổng hợp vùng bờ biển (QLTHVBB) là mẫu hình mới nhất về quản lý vùng bờ biển nhằm tiến tới sự cân bằng về các mục tiêu môi trường, kinh tế và xã hội nằm trong phạm vi phù hợp với quá trình tự nhiên. Nó có chức năng quản lý Nhà nước với thể thức tập trung và ñược kết nối thống nhất từ Trung ương ñến ñịa phương. QLTHVBB ñã thu ñược những thành tựu nhất ñịnh, tuy nhiên nhiều nỗ lực quản lý chưa thực sự bền vững mà lý do quan trọng nhất là thiếu ý chí chính trị và do các nhược ñiểm từ chính cách thức quản lý hành chính tập trung. Việt Nam có thể chế thuận lợi cho QLTHVBB, ñang ñược ñặt ra như một ñịnh hướng tất yếu cho phát triển bền vững. Hơn mười năm qua, một số ñề tài nghiên cứu và dự án triển khai, một phần với sự hỗ trợ Quốc tế ñã có những ñóng góp quan trọng về phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức và tích lũy kinh nghiệm QLTHVBB. Bên cạnh những kết quả bước ñầu, sự nghiệp QLTHVBB ñang phải ñối mặt với những vấn ñề cần giải quyết về cơ sở lý luận, cơ chế, năng lực, phương pháp và tài chính bền vững, Từ nhận thức ñến thực hành hiệu quả là cả một chặng ñường dài, QLTHVBB cần ñến ý chí chính trị của các cấp chính quyền từ Trung ương ñến ñịa phương và sự áp dụng sáng tạo trong ñiều kiện thực tiễn Việt Nam. I. MỞ ðẦU Vùng bờ biển Việt Nam trải dài trên ba nghìn kilômét, bao gồm các hệ sinh thái tiêu biểu như ñảo, cửa sông, ñầm phá, vũng, vịnh, rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển, Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn vùng bờ biển phong phú và ña dạng cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng như giao thông - cảng, nông lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ. ðây là vùng có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị và cũng là vùng tập trung dân số có mật ñộ cao. Hoạt ñộng nhân tác trong ñiều kiện phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ñã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực ñến tài nguyên và môi trường vùng bờ biển [18]. Tác ñộng của biến ñổi khí hậu gần ñây làm gia tăng thiên tai và sự cố môi trường. Trong bối cảnh như vậy, quản lý tổng hợp vùng bờ biển (QLTHVBB) hướng tới phát triển bền vững ñã trở thành yêu cầu cấp bách [6, 17]. Tuy nhiên, ñể nhân rộng hiệu quả trong thực tiễn, quá trình QLTHVBB ở Việt Nam, từ nhận thức ñến thực tiễn, còn phải vượt qua nhiều khó 82 khăn và thách thức. Bài viết này trình bày một số vấn ñề cơ bản về QLTHVBB ở Việt Nam, một số thuận lợi và những thách thức chủ yếu phải ñối mặt giải quyết. II. BÀI HỌC TỪ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ BIỂN Ở NƯỚC NGOÀI Quản lý vùng bờ biển không chỉ ñơn thuần là quản lý Nhà nước mang nặng tính hành chính, mà về bản chất còn có “chức năng sản xuất” nhằm kết hợp các yếu tố ñầu vào như lao ñộng, tài nguyên thiên nhiên, vốn và thời gian ñể tạo ra các sản phẩm mong ñợi như nghỉ dưỡng công cộng ở bãi biển, tiện nghi hàng hải, chất lượng nước ñảm bảo, các vụ cá hàng năm ổn ñịnh, bảo tồn biển, giảm tổn thương do dâng cao mực biển hoặc các tác ñộng tiềm tàng của biến ñổi khí hậu,...[22]. Quản lý tổng hợp nhằm phối hợp tất cả các bên có lợi ích về các nhiệm vụ cần thiết ñể hoạch ñịnh và thực thi các hoạt ñộng nhằm bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững các khu vực và các nguồn lực. Nó thừa nhận mối quan hệ tồn tại giữa các hoạt ñộng sử dụng khác nhau và tác ñộng tiềm năng tới môi trường, nhằm vượt qua sự rạn vỡ vốn có khi tiếp cận quản lý theo ngành. Quản lý tổng hợp dựa trên phân tích các khía cạnh phát triển, mâu thuẫn sử dụng, thúc ñẩy sự liên kết và hài hoà giữa các hoạt ñộng khác nhau. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển (QLTHVBB) là một chương trình ñược tạo dựng nhằm quản lý tài nguyên vùng bờ biển, có sự tham gia liên kết của tất cả các ngành kinh tế chịu tác ñộng, các cơ quan Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ [5]. ðó là mẫu hình mới nhất về quản lý các vùng bờ biển, liên kết các hoạt ñộng ñối tác, tập hợp các bên có quyền lợi, là một quá trình phối hợp với các hoạt ñộng không trùng lặp. QLTHVBB ñánh giá toàn diện, ñặt ra các mục tiêu, quy hoạch và quản lý hệ thống vùng bờ biển và tài nguyên, có xét ñến các ñặc ñiểm lịch sử, văn hoá và truyền thống, mâu thuẫn lợi ích và sử dụng. ðó là một quá trình tiến hoá liên tục nhằm ñạt tới sự phát triển bền vững [16, 23]. QLTHVBB là một quá trình ñộng, ña năng và lặp lại. Một chu kỳ QLTHVBB hoàn thiện bao gồm thu thập thông tin, lập kế hoạch, ra quyết ñịnh, quản lý, giám sát và ñánh giá thực hiện [16]. QLTHVBB dựa vào sự tham gia và phối hợp hành ñộng một cách ñồng thuận của tất cả các bên có lợi ích ñể ñạt ñược các mục tiêu xã hội ở một vùng bờ biển xác ñịnh. Về lâu dài, QLTHVBB tiến tới sự cân bằng về các mục tiêu môi trường, kinh tế và xã hội nằm trong ñiều kiện phù hợp với các quá trình tự nhiên [8]. “Tổng hợp” ở ñây mang nghĩa tổng hợp các mục tiêu, tổng hợp nhiều cách thức cần thiết ñể ñạt ñược mục tiêu, là tổng hợp mọi lĩnh vực chính sách và mọi ngành liên quan, là tổng hợp các phần biển và ñất liền của vùng quản lý và tổng hợp về cả không gian, thời gian. Về bản chất, QLTHVBB có chức năng quản lý Nhà nước với thể thức tập trung và 83 ñược kết nối thống nhất ở ba mức chính quyền: ñịa phương, tỉnh và Trung ương hài hòa với luật pháp và quy chế của các tổ chức chính quyền [24]. Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế vĩ mô của các nước trên Thế giới là kinh tế thị trường phi tập trung, ñã bộc lộ rõ những vấn ñề cay nghiệt phải ñối mặt về tài nguyên và môi trường, dẫn ñến khả năng phát triển thiếu bền vững, không chỉ về xã hội, môi trường mà cả về phương diện kinh tế. Vì vậy, QLTHVBB ñược ñặt ra như một tất yếu cho phát triển bền vững, nhưng tiếp cận là cả một con ñường dài từ nhận thức, lý luận ñến thực tiễn và từ ý tưởng ñến thành công. Vào năm 1972, Hoa Kỳ ban hành sắc lệnh quản lý vùng bờ biển và ñó ñược coi là mốc quan trọng ñầu tiên trong lịch sử quản lý tổng hợp vùng bờ biển và ðại dương. Từ ñó, lý luận và thực tiễn quản lý vùng bờ biển ñã ñược phổ biến ñến các vùng, miền nhờ sự trợ giúp Quốc tế. ðến ñầu thế kỷ XXI, Thế giới ñã có khoảng 380 ñịa ñiểm thực hiện quản lý vùng bờ biển và sau gần bốn thập kỷ thực hành, QLTHVBB ñã thu ñược những thành tựu nhất ñịnh phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững vùng bờ biển [4]. Một số nước ñã ñạt ñược những thành tựu tốt ñẹp theo thể thức QLTHVBB ở quy mô Quốc gia, ñảm bảo tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo vệ ñược tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên có thể nhận thấy, ñó là những nước giàu và mật ñộ dân số không lớn như Thuỵ ðiển ở châu Âu [9], hay ñất nước diện tích nhỏ như Singapore ở ðông Nam Á [2]. Dẫu sao thì ñó cũng là các mô hình có giá trị tham khảo cho các Quốc gia kỳ vọng về phát triển bền vững vùng bờ biển tiếp cận từ quản lý tổng hợp. Phần lớn các nước ðông Nam Á hưởng ứng tích cực với QLTHVBB, ít nhất là trong thời kỳ nhận ñược tài trợ cho các dự án thí ñiểm từ các nước phát triển và các tổ chức Quốc tế. Trong ñó, quy mô lớn nhất là các dự án ñiểm QLTHVBB theo hệ thống của Chương trình ñối tác quản lý môi trường các vùng biển ðông Á (PEMSEA) với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Tổ chức hàng Hải Quốc tế (IMO) thực hiện trong thập kỷ ñầu tiên của thế kỷ XXI. ðó là các dự án ñiểm ở Shianoukville (Campuchia), Shihwa (Hàn Quốc), Bali (Indonesia), Klang (Malaysia), Batangas (Philippines), Nampho (Triều Tiên), Hạ Môn (Trung Quốc ), Chonburi (Thái Lan) và ðà Nẵng (Việt Nam) [13]. Tại Malaysia, thể thức tập trung hóa trong quản lý vùng bờ biển ñịnh hướng quản lý tổng hợp ñã tạo ấn tượng tốt với sự phát triển kinh tế cao, ñồng thời vấn ñề bảo vệ môi trường ñược quan tâm ñúng mức [10]. Philippines coi trọng và là nước ñã thực hiện nhiều nhất các dự án QLTHVBB ở ðông Nam Á, mỗi năm 25 triệu USD ở các nguồn khác nhau ñược ñầu tư cho các dự án quản lý vùng bờ biển. Các dự án nhận ñược sự hỗ trợ nhiều nhất của chương trình khu vực GEF/UNDP/IMO/PEMSEA ñã ñược triển khai tại Batangas, Bataan, Cavitae, Vịnh Manila và Puerto Galera. Trong ñó, dự án QLTHVBB thực hiện trên cơ sở tự chủ - tự quản ñược coi là thành công hơn cả tại Batangas [3, 13] . 84 Tại Hạ Môn (Trung Quốc) với sự hỗ trợ của hoạt ñộng QLTHVBB, từ 1994, hàng năm GDP tăng 9 - 25% mà không suy giảm chất lượng môi trường [4, 15]. Bài học thành công của mô hình QLTHVBB ở Hạ Môn trước hết là thắng lợi của ý chí chính trị thông qua sự hỗ trợ về luật pháp, chính sách và tài chính với sự ủng hộ của các cấp chính quyền nhằm tạo một mẫu hình tốt cho Trung Quốc và khu vực. Việc thực thi chính sách và luật pháp nghiêm minh ñã tạo nên sự nhất quán và ñộng lực thúc ñẩy thực thi chương trình QLTHVBB. Sự ñồng thuận của các tổ chức tham gia và của các bên có lợi ích cũng là nhân tố quan trọng ñảm bảo cho thành công này. Sự ñồng thuận không chỉ là tự nguyện mà còn là tác ñộng chế tài trong khuôn khổ của luật ñịnh. Vấn ñề thuế và phí môi trường ñược thực hiện nghiêm chỉnh, tạo nên nguồn tài chính bền vững cho QLTHVBB, ñảm bảo cho quá trình này phát triển “tự lực” [13, 15]. Những kinh nghiệm vốn có về cách thức quản lý trong phát triển nền kinh tế tập trung trước kia có thể cũng góp phần cho sự thành công của mô hình này. Tuy nhiên, nhiều nỗ lực QLTHVBB chưa thực sự bền vững hoặc chưa thành công, về cơ bản liên quan ñến ba lý do chính. Trước hết do thiếu ý chí chính trị hoặc do yếu về cam kết chính trị ở các cấp chính quyền về chính sách, pháp chế và phân bổ nguồn lực ñể hỗ trợ và duy trì hoạt ñộng của dự án. Thứ hai, do mâu thuẫn giữa các ñơn vị tham gia tạo nên sự rạn nứt, thiếu nỗ lực phối hợp làm hạn chế hiệu quả liên kết các bên có lợi ích trong việc ra các quyết ñịnh và chính sách. Thứ ba, do sự thay ñổi về chính quyền cả ở cấp Quốc gia và ñịa phương, khi mà chính quyền mới thắng cử không chấp nhận chương trình QLTHVBB ñã có [13]. Ngoài ra, QLTHVBB cần quan tâm ñến lợi ích và sự tham gia của cộng ñồng, nhưng trong nhiều trường hợp, sự tham gia này còn có tính hình thức và phong trào, chưa mang tính bản chất. QLTHVBB ñược coi là quản lý ña ngành, ña mục tiêu và ña lợi ích và là chìa khoá của phát triển bền vững. Tuy vậy, ý niệm này hiện chưa hẳn ñã ñược chấp nhận ở mọi hoàn cảnh. Còn có những quan ñiểm cho rằng QLTHVBB chưa hẳn là cách quản lý tốt nhất và chủ ñạo, vì khó có khả năng thành công do chính các nhược ñiểm từ cách thức quản lý tập trung, khó có khả năng trở thành một quá trình “tự tồn tại”. Không ít nơi vẫn coi trọng vai trò quản lý vùng bờ biển phi tập trung và phát triển các mô hình chủ ñạo kiểu “quản lý theo ngành”, “quản lý dựa vào cộng ñồng”. Luật 22/1999 thể hiện rõ ý chí chính trị của Chính phủ Indonesia là phi tập trung quản lý vùng bờ biển và tăng cường vai trò cộng ñồng trong quản lý tài nguyên. Quản lý hành chính tập trung ñược cho là sẽ tạo ra chính sách môi trường áp dụng ñồng nhất tại tất cả các vùng của ñất nước, thiếu xem xét những vấn ñề ñịa phương và sự ña dạng, phức tạp về kinh tế, văn hóa, xã hội và sẽ tạo ra khuôn phép nặng nề làm hạn chế khả năng suy nghĩ và sáng tạo của chính quyền và cộng ñồng ñịa phương [10]. Thái Lan là nước từ lâu ñã quan tâm ñến quản lý vùng bờ biển, tuy 85 nhiên theo hướng quản lý phi tập trung với phương thức quản lý dựa vào cộng ñồng. Từ ñó cho thấy cũng không nên tuyệt ñối hoá QLTHVBB cho mọi nơi, mọi hoàn cảnh, mà cần có sự phối hợp các cách thức quản lý ở quy mô phù hợp. III. THỰC TIỄN QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ BIỂN Ở VIỆT NAM Tiếp cận QLTHVBB ở Việt Nam ñã trải qua hơn 10 năm kể từ ñề tài cấp Nhà nước KHCN.06-07 “Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam góp phần ñảm bảo an toàn môi trường và phát triển bền vững” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì thực hiện trong các năm 1996 - 1999 với hai trọng ñiểm nghiên cứu là khu vực ðồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long và ðà Nẵng [11]. Vào các năm 2000 - 2002, Viện Hải dương học ñã tiến hành nhiệm vụ nghiên cứu nhằm xây dựng phương án QLTHVBB Nam Trung bộ với trọng ñiểm Bình ðịnh theo Nghị ñịnh thư hợp tác Việt Nam - Ấn ðộ [1]. Tiếp theo, một số dự án triển khai ñã ñược tiến hành với sự hỗ trợ về chuyên gia và tài chính của một số nước và tổ chức Quốc tế. Thành công nhất về mặt lý luận và thực tiễn có lẽ là dự án QLTHVBB tại ðà Nẵng, nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác của PEMSEA giai ñoạn I (2000 - 2006) và giai ñoạn II ñã ñược tiếp tục từ năm 2009 [20]. Dự án Việt Nam - Hà Lan về QLTHVBB Việt Nam (VNICZM) giai ñoạn 2000 - 2006 ñược thực hiện ở ba ñiểm trình diễn Nam ðịnh, Thừa Thiên - Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu [7]. Dự án hợp tác về QLTHVBB Hạ Long do IUCN Việt Nam, Bộ Thuỷ sản và UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện trong khuôn khổ hợp tác với Cơ quan Khí quyển và ðại dương Hoa Kỳ (NOAA) trong giai ñoạn I (2003 - 2005) và giai ñoạn II (2006 - 2008) [12]. Gần ñây nhất là dự án quản lý tổng hợp các hoạt ñộng trên ñầm phá Tam Giang - Cầu Hai (IMOLA) do FAO tài trợ với sự hỗ trợ của các chuyên gia Italia thực hiện từ năm 2005 và hiện ñang tiếp tục gia ñoạn II. Chỉ riêng dự án QLTHVBB Quảng Nam (2005 - 2007) là mô hình QLTHVBB cấp tỉnh lần ñầu tiên do các nhà khoa học và quản lý Việt Nam xây dựng và thực hiện theo kinh nghiệm của ðà Nẵng [20]. Các hoạt ñộng nói trên ñã có những ñóng góp quan trọng về phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức và tích luỹ kinh nghiệm QLTHVBB ở Việt Nam [6, 17, 20]. Ở mức ñộ khác nhau, các dự án triển khai ñều chú ý ñến thu thập, ñánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu và phổ biến thông tin, kể cả việc lập các trang web phục vụ QLTHVBB; quan tâm xây dựng cơ sở vật chất và năng lực quản lý từ việc thành lập và hoạt ñộng của các văn phòng dự án, các nhóm chuyên gia, tư vấn ñến mở các lớp tập huấn ngắn hạn, ñào tạo chuyên môn GIS, tuyển cử người học tập, thăm quan ở các nước ñã có kinh nghiệm,Sự tham gia của cộng ñồng trong hoạt ñộng QLTHVBB ñã ñược chú ý, dù còn mang tính hình thức nhiều hơn là thực chất. Các kế hoạch hành ñộng và các chương trình mang tính chiến lược 86 ñều ñược quan tâm soạn thảo. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 4 ñịa phương cấp tỉnh là Nam ðịnh, Thừa Thiên - Huế, ðà Nẵng và Quảng Nam thông qua ñược chiến lược QLTHVBB làm ñịnh hướng cho hoạt ñộng lâu dài. Các dự án ñã ưu tiên triển khai một số hoạt ñộng hỗ trợ quản lý cụ thể: Dự án IMO/GEF/PEMSEA ở ðà Nẵng nhấn mạnh ñến ngăn ngừa ô nhiễm; Các dự án VNICZM hợp tác với Hà Lan ñã ưu tiên quản lý thiên tai (xói lở, dâng cao mực biển,) có liên quan ñến biến ñổi khí hậu và bảo vệ ñất ngập nước; Dự án IUCN/ NOAA/MOFI ở Quảng Ninh chú ý ñến các khu bảo tồn biển với sự tham gia của cộng ñồng, trong giai ñoạn II ñã xây dựng ñược một khuôn khổ QLTHVBB Quảng Ninh- Hải Phòng và ñược chính quyền hai ñịa phương ký cam kết thực hiện. Dự án IMOLA/FAO ñặc biệt quan tâm ñến quản lý các hoạt ñộng thuỷ sản trên ñầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Bên cạnh những kết quả tiếp cận khởi ñầu ñáng ghi nhận, sự nghiệp QLTHVBB ở Việt Nam cũng bộc lộ nhiều tồn tại, khó khăn và phải ñương ñầu với những thách thức to lớn. IV. NHỮNG VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ QLTHVBB Ở VIỆT NAM Từ nhận thức và thực tiễn qua các nghiên cứu và hoạt ñộng triển khai, có thể rút ra một số vấn ñề cơ bản về QLTHVBB ở nước ta. 1. ðịnh hướng Mục tiêu QLTHVBB ở Việt Nam là xây dựng và thực hiện chương trình bao gồm các chu trình quản lý theo ñịnh hướng phát triển bền vững trong ñiều kiện hội nhập và mở rộng hợp tác Quốc tế, trên cơ sở sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên - môi trường, bảo tồn thiên nhiên và văn hoá, ngăn ngừa và phòng tránh thiên tai, dung hoà các mâu thuẫn và ñảm bảo lợi ích cộng ñồng. Quá trình QLTHVBB cần thực hiện các chức năng như dự báo và kế hoạch hóa; ñiều chỉnh và bổ sung; tổ chức, tập hợp và liên kết; tuyên truyền và giáo dục; giám sát và ñánh giá. Một mô hình khung QLTHVBB cần ñược ñịnh hình về mục ñích quản lý; các bước trong một chu trình quản lý; chủ thể và phương thức quản lý; phạm vi và ñối tượng quản lý; quy mô và cơ chế quản lý; khung hành ñộng và các vấn ñề quản lý ưu tiên; tiến trình quản lý [19]. QLTHVBB cần dựa trên các nguyên tắc chủ ñạo về tính khả thi và hiệu quả, tính tổng hợp - hài hòa và việc ñảm bảo lợi ích cho cộng ñồng. QLTHVBB cần dựa trên các tiêu chí như: ñảm bảo phát triển bền vững, góp phần thúc ñẩy phát triển kinh tế, ñảm bảo bảo vệ môi trường, bảo tồn tự nhiên và văn hoá, ñảm bảo an ninh quốc phòng; phù hợp và góp phần ñiều chỉnh tổ chức lãnh thổ, quy hoạch tổng thể ñịa phương hay vùng. 87 2. Cơ sở pháp lý và ý chí chính trị Việt Nam có môi trường tốt cho việc thực thi QLTHVBB. Thể chế ñược Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy ñịnh phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ chế QLTHVBB mà chủ thể quản lý Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng với phương thức quản lý thống nhất và tập trung. Vai trò lãnh ñạo ñất nước xuyên suốt của ðảng cộng sản, sự ổn ñịnh của chế ñộ chính trị và chính quyền rất quan trọng ñối với tính bền vững của quá trình QLTHVBB cần thực hiện trong thời gian rất dài theo các chu trình nối tiếp nhau. Mặc dù còn thiếu các chính sách, luật ñịnh cụ thể, nhưng hệ thống văn bản pháp quy hiện có về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững hỗ trợ rất lớn cho hoạt ñộng QLTHVBB [14, 20]. Tuy nhiên, thực hiện luật pháp thiếu nghiêm minh và chế tài yếu là hạn chế rất lớn cho QLTHVBB. Ý chí chính trị về phát triển bền vững nói chung và QLTHVBB nói riêng là tích cực. Tuy nhiên ở các cấp ñịa phương, sự thay ñổi chính quyền qua các nhiệm kỳ hay cam kết chính trị yếu từ phía chính quyền có thể dẫn ñến thiếu phân bổ nguồn lực và tác ñộng ñến tiến trình QLTHVBB. Ngày 9/10/2007, Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh số 158/2007/Qð-TTg phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020 [21]. Mục tiêu tổng quát của chương trình là tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng thông qua áp dụng phương thức QLTHVBB. Mục tiêu cụ thể ñến năm 2010 là tạo hành lang pháp lý, hình thành cơ chế, chính sách và tăng cường nguồn lực, cơ sở kỹ thuật ñể tổ chức thực hiện và triển khai QLTHVBB tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng. Tuy chương trình này ít nhiều còn hạn chế về tính khách quan do chưa có ñược chỗ dựa nền tảng của chiến lược Quốc gia hay chiến lược vùng về QLTHVBB. Mặt khác, dải ven bờ biển Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ chưa hẳn là vùng yêu cầu cấp bách nhất về QLTHVBB xét dưới góc ñộ tác ñộng nhân sinh. Nhưng quyết ñịnh ñã thể hiện rõ ý chí chính trị của Chính phủ ñối với vấn ñề này. Những kinh nghiệm quản lý trong nền kinh tế tập trung trước ñây, có giá trị tham khảo ñối với quản lý tập trung trong bảo vệ tài nguyên và môi trường của tiến trình QLTHVBB. ðồng thời, những kinh nghiệm quản lý khi phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ñịnh hướng XHCN hiện nay cũng sẽ bổ sung những kinh nghiệm quý báu, tránh những quan liêu dễ có từ cơ chế quản lý hành chính tập trung. 3. Nhận thức và nhu cầu thông tin Nhận thức ñúng về vai trò, sự cần thiết và cách thức tiến hành của QLTHVBB cần phải phổ biến và quán triệt trong các cấp quản lý trước khi nâng cao cho cộng ñồng. Cần 88 tránh cách nghĩ cho rằng QLTHVBB là công việc của các nhà nghiên cứu, còn quản lý vùng bờ và biển là công việc cai quản của các cấp chính quyền. QLTHVBB không phải chỉ tồn tại thông qua dự án, mà các dựa án chỉ là sự khởi ñầu mang tính trình diễn và thử nghiệm, ñể khi hoạt ñộng QLTHVBB ñi vào khung ổn ñịnh sẽ ñược chuyển giao cho cơ quan quản lý có chức năng chuyên trách ñể duy trì thường xuyên. Nhận thức và hiểu biết về kinh nghiệm thực tiễn QLTHVBB ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, thậm chí một số khái niệm còn chưa rõ, có thể dẫn ñến hành ñộng thiếu chuẩn xác. Ví dụ, một bộ phận tham gia quan trọng vào quá trình QLTHVBB là “các bên có lợi ích” (stakeholders) thường hiểu lầm là “những người có liên quan”. Một số vấn ñề về lý luận chưa ñược làm sáng tỏ, ñặc biệt là tính phù hợp giữa cơ cấu tổ chức QLTHVBB với thể chế của nước ta. Sự tiếp thu thiếu lựa chọn lý luận chung và kinh nghiệm của các nước có thể chế xã hội khác nhau có thể dẫn ñến các hoạt ñộng QLTHVBB mang tính hình thức và giáo ñiều. Ví dụ, một chu trình QLTHVBB của PEMSEA gồm sáu bước, nhưng bước ñầu tiên “chuẩn bị” khó có thể coi là thời khoảng thực hiện trong một dự án QLTHVBB trong ñiều kiện Việt Nam. Nhận thức về vai trò quản lý Nhà nước và thể thức quản lý tập trung tuy ñã có ñịnh hướng ñúng, nhưng chưa ñược thể hiện nổi bật những ñặc thù của Việt Nam, có lẽ do còn chịu ảnh hưởng nhiều của tư vấn Quốc tế trong các dự án ñiểm. ðặc ñiểm thực tiễn của các ñịa phương ñã ñược chú ý, nhưng sự lựa chọn ưu tiên trong các hoạt ñộng của dự án còn mang tính cá biệt, làm giảm ñi tính chất ña năng của một dự án quản lý tổng hợp. ðể phục vụ cho việc xác ñịnh khung hành ñộng, kế hoạch hay chiến lược QLTHVBB, lựa chọn các hoạt ñộng ưu tiên, việc lập hồ sơ môi trường là bước quan trọng ñầu tiên, cần ñến hệ thống thông tin, tư liệu ñầy ñủ và toàn diện. Tuy nhiên, những khoảng trống thông tin là vấn ñề lớn do tài liệu ñiều tra cơ bản và quan trắc về tài nguyên, môi trường vùng bờ biển thường thiếu ñồng bộ, thiếu ñộ tin cậy và tính khách quan. Việc bổ sung những tư liệu cần thiết cho các khoảng trống thông tin quan trọng với thời khoảng ngắn trong khuôn khổ một dự án khó có thể ñáp ứng. 4. Xác ñịnh phạm vi và ñối tượng Phạm vi QLTHVBB ở Việt Nam vẫn là một chủ ñề cần phải thảo luận và làm rõ. Phạm vi không gian quản lý ñược xác ñịnh theo ranh giới tự nhiên hay hành chính? Sự không phù hợp giữa hai loại ranh giới này nhiều khi gây lúng túng cho lựa chọn không gian quản lý. Cũng không nên quá lệ thuộc vào phạm vi tự nhiên mà ñiều quan trọng là xác ñịnh ñược không gian nào cần quản lý tổng hợp và mở rộng ñến ñâu ñể có tính khả thi và thu hẹp ñến ñâu khỏi phá vỡ tính hoàn chỉnh của một thực thể tự nhiên ven bờ. Việc chọn ranh giới phía biển, tại ñộ sâu 30 m hay 50 m theo vùng, không quá phức tạp như 89 ranh giới phía lục ñịa. Có lẽ, phạm vi QLTHVBB quy mô từ cấp tỉnh trở lên có sự ñồng thuận cao là chọn theo các huyện ven biển, dù một số huyện có phần diện tích rộng thuộc về ñồng bằng hay miền núi. Tuy nhiên, tại một số thành phố lớn ven biển, ví dụ như Hải Phòng, các quận sát biển diện tích nhỏ nhưng ñều ñông dân và hoạt ñộng kinh tế sôi ñộng và nhiều quận sát kề phía sau vẫn mang ñậm bản chất ven bờ biển về cả tự nhiên và kinh tế - xã hội, cũng cần ñược ñưa vào phạm vi không gian QLTHVBB. Hiện ñang có xu thế lấy quy mô QLTHVBB cấp tỉnh làm quy mô cơ bản. Có lẽ ñó là một lựa chọn ñúng ñắn với ñiều kiện hầu hết các quận, huyện sát biển của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có quy mô diện tích và dân số vừa phải. Tuy nhiên, ở không ít trường hợp, mô hình này không phải không có những bất cập. Nhiều tỉnh ven biển ở Bắc bộ và Nam bộ chung nhau các cửa sông lớn và thẳng nên phần nửa cửa sông thuộc tỉnh này có nội dung, tiến ñộ QLTHVBB khác với phần nửa còn lại của tỉnh kia, hoặc thậm chí phần nửa này ñược QLTHVBB còn phần nửa kia thì không. Tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra giữa các tỉnh chung nhau một thực thể tự nhiên như một bán ñảo (ví dụ, ðà Nẵng và Thừa Thiên - Huế có chung bán ñảo Hải Vân); hay một vịnh biển (ví dụ, Quảng Ninh và Hải Phòng ñều có không gian bờ của vịnh Hạ Long). Vì vậy, QLTHVBB theo ñơn vị hành chính cấp tỉnh có lẽ không nên là mô hình duy nhất, mà có thể bổ sung những mô hình theo ñơn vị hành chính cấp dưới tỉnh. ðặc biệt, cần có cả mô hình QLTHVBB theo các thực thể tự nhiên như một vịnh biển, một vùng cửa sông lớn hay một hải ñảo ñể khắc phục những hạn chế mô hình ñơn vị hành chính cấp tỉnh và thể hiện tính năng ñộng, sáng tạo và tính ña dạng, miễn là tuân thủ ñúng các nguyên tắc chung và ñáp ứng mục tiêu của QLTHVBB. Mặt khác, ở Việt Nam ñang hình thành các vùng phát triển kinh tế - xã hội ven biển như: ven biển Bắc bộ, ven biển Bắc Trung bộ, ven biển Nam Trung bộ và ven biển Nam bộ. Ngày 10 /7/2008, Thủ tướng Chính phủ ñã ra Quyết ñịnh số 865/Qð-TTg về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc bộ ñến năm 2025 và tầm nhìn ñến năm 2050. Tính thống nhất và hoàn chỉnh của một vùng ven bờ biển về ñiều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ñặt ra những vấn ñề chung về QLTHVBB của một mô hình cấp vùng. Mô hình cấp vùng có lẽ cần ñược coi là một ñặc thù riêng của Việt Nam tạo nên một hệ thống QLTHVBB cấp Quốc gia, cấp vùng và cấp ñịa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ñơn vị hành chính cấp dưới tỉnh). Tuy nhiên, về cơ cấu tổ chức, khung hành ñộng, chiến lược và kế hoạch hành ñộng giữa các cấp vừa cần có sự thống nhất, vừa cần có sự phân ñịnh rạch ròi về chức năng và nhiệm vụ. Malaysia cũng có mô hình QLTHVBB cấp bang, mặc dù các bang không có quy mô lớn bằng vùng của Việt Nam. ðối tượng QLTHVBB ở Việt Nam cũng là vấn ñề cần ñược làm rõ thêm. Tài nguyên và môi trường chắc chắn là ñối tượng chủ chốt của QLTHVBB và là trách nhiệm 90 quản lý và bảo vệ của Nhà nước, vì các công ty ñầu tư, các ngành và các tổ chức, cá nhân trong trong nền kinh tế thị trường vì lợi ích của riêng mình khó có thể có những quan tâm thích ñáng tới vấn ñề này. Thế nhưng các hoạt ñộng kinh tế nằm trong phạm vi không gian quản lý của hoạt ñộng QLTHVBB có thuộc về ñối tượng quản lý của quá trình này? Chương trình QLTHVBB không làm thay công việc quản lý của các ban, ngành chức năng khác, cũng như không ñóng vai trò quản lý bao trùm lên các hoạt ñộng của các chương trình kinh tế - xã hội khác. Nhưng chắc chắn, QLTHVBB cần quan tâm ñến những hoạt ñộng kinh tế - xã hội gây tác ñộng ñến tài nguyên và môi trường hoặc chịu tác ñộng của quá trình QLTHVBB, kể cả mặt thúc ñẩy phát triển hoặc hạn chế phát triển các hoạt ñộng ñó, thông qua vai trò tham gia và trách nhiệm của các bên có lợi ích, ñặc biệt là bên có lợi ích kinh tế. Vấn ñề này, rõ ràng cần tiếp tục ñược bổ sung và làm rõ qua các trải nghiệm thực tế với các hoàn cảnh cụ thể. 5. Tăng cường tổ chức và năng lực Hiện nay, ñầu mối tổ chức QLTHVBB cấp Quốc gia theo chức năng thuộc về Tổng cục Biển và Hải ñảo Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. ðây là ñiểm mới về mặt thể chế, nhưng giai ñoạn ñầu sẽ không thuận lợi vì còn thiếu cơ chế, chính sách liên ngành ñể Tổng cục Biển và Hải ñảo Việt Nam phối hợp với các bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực thi QLTHVBB. Ở Trung Quốc, Tổng Cục ðại dương Quốc gia ñảm trách nhiệm vụ ñầu mối này và cũng thuộc một Bộ ña ngành trực thuộc Quốc Vụ viện. Một trong những ñiều kiện quyết ñịnh sự thành công của quá trình QLTHVBB là tổ chức bộ máy hoạt ñộng, xây dựng các nhóm chuyên gia, nhóm tư vấn và ñào tạo nguồn nhân lực. Sau nhiều năm tiếp cận, chúng ta gần như chưa có các chuyên gia về QLTHVBB theo ñúng nghĩa của từ này. Một trong những khó khăn là QLTHVBB cần tiếp cận về mặt phương pháp luận của khoa học xã hội, ñồng thời lại cần sự hiểu biết sâu sắc về các ñối tượng quản lý thuộc về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Các chuyên gia tư vấn, các nhà nhà khoa học tham gia dự án có thể từ các viện nghiên cứu, các trường ñại học, thậm chí từ các tổ chức Quốc tế. Tuy nhiên, lực lượng ñiều hành quản lý trực tiếp tại các văn phòng dự án phải là các cán bộ nguồn ñịa phương. Hiện tại, lực lượng này còn mỏng về số lượng, hạn chế về lý luận quản lý tổng hợp, chưa ñủ sức tiếp thu có lựa chọn kinh nghiệm từ nước ngoài và ñề xuất, ñiều hành các hoạt ñộng trong phạm vi trách nhiệm của mình. ðó là một thực tế khó khăn cần ñược cải thiện thông qua việc ñào tạo chuẩn bị nhân lực trước mắt và lâu dài mà Nhà nước cần có sự quan tâm về tầm chiến lược vĩ mô. 6. Xác ñịnh nguồn tài chính bền vững Không chỉ ở Việt Nam, nhiều hoạt ñộng QLTHVBB ở nước ngoài chưa trở thành 91 quá trình tự lực do thiếu nguồn tài chính ñầu tư ổn ñịnh và rơi vào tình trạng hết tài trợ là ngừng dự án. Vì vậy, việc xác ñịnh nguồn tài chính ñầu tư bền vững là hết sức quan trọng nhằm ñảm bảo cho sự tồn tại lâu dài và hoạt ñộng hiệu quả của một chương trình QLTHVBB. Các nguồn tiềm năng, trước hết phải là từ ngân sách Nhà nước, giúp cho duy trì bộ máy, ñảm bảo các hoạt ñộng ñịnh kỳ, tương tự như khoán chi ñịnh mức cho các ñơn vị sự nghiệp nhà nước hiện nay. Thuế tài nguyên - môi trường và phí môi trường cần trở thành nguồn hỗ trợ chính và thường xuyên cho QLTHVBB. Kinh phí từ việc thực hiện các ñề tài, dự án bảo vệ tài nguyên và môi trường trong phạm vi vùng quản lý do chỉ ñịnh hay tuyển chọn theo các quy ñịnh hiện hành cũng là nguồn bổ sung quan trọng. Ngoài ra, còn có các nguồn tài trợ Quốc tế và trong nước, ñóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân, Ngoài tạo nguồn bền vững, cũng cần xác ñịnh cơ chế sử dụng tài chính ñầu tư phù hợp với các hoạt ñộng của quá trình QLTHVBB nhằm ổn ñịnh các hoạt ñộng như vận hành bộ máy quản lý, duy trì hệ thống thông tin, quan trắc và ñánh giá môi trường, tư vấn và kiến nghị ñiều chỉnh quy hoạch, thực thi các dự án ñầu tư bảo vệ tài nguyên và môi trường, Cũng cần phải có cơ chế hình thành và hoạt ñộng các quỹ QLTHVBB làm nền tảng cho hoạt ñộng các dự án quan trắc, nghiên cứu và ứng dụng triển khai các vấn ñề nằm trong khuôn khổ QLTHVBB. ðây chính là ñiểm khác biệt với sử dụng tài chính cho các hoạt ñộng quản lý hành chính ñơn thuần. ðầu tư tài chính bền vững phải gắn với quá trình tồn tại ”tự lực” của chương trình QLTHVBB. Nếu nguồn tài chính ñầu tư kiểu bao cấp theo cơ chế tập trung sẽ phát sinh “quan liêu”, không thể ñảm bảo cho quá trình QLTHVBB tự lực lâu dài. Nhưng nếu không có sự hỗ trợ căn bản từ ngân sách, sẽ thiếu nền tảng, thiếu ổn ñịnh. Vì vậy, cơ chế quản lý tài chính ở ñây theo phương thức của các ñơn vị sự nghiệp Nhà nước có thu, với mô hình bán tự chủ ñể phát huy năng ñộng, sáng tạo của ñội ngũ quản lý, chuyên gia và nhân viên trong hệ thống tổ chức quản lý. Cũng nên tham khảo mô hình quản lý tài chính của các tổ chức khoa học theo Nghị ñịnh 115 của Chính phủ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt ñộng khoa học cho các tổ chức QLTHVBB. 7. Mâu thuẫn lợi ích, sự tham gia của cộng ñồng và các bên có lợi ích Trong các dự án QLTHVBB ở Việt Nam, mâu thuẫn lợi ích là vấn ñề tế nhị và thường bị né tránh. Không thể phát triển ña ngành, ña lợi ích, ña mục tiêu nếu không ñối mặt ñể giải quyết vấn ñề mâu thuẫn lợi ích. Các mâu thuẫn lợi ích ở vùng bờ biển thường xuất hiện do tranh chấp không gian, tranh chấp tài nguyên và tác ñộng tiêu cực ñến môi trường làm ảnh hưởng ñến nhóm lợi ích khác. Các hình thức mâu thuẫn có thể xuất hiện giữa hai hay nhiều lĩnh vực (du lịch - nghề cá - giao thông) theo một chiều hoặc ña chiều, có thể trong nội bộ một ngành (nuôi trồng và ñánh bắt thuỷ sản), giữa cá nhân và cộng 92 ñồng, giữa bảo tồn tự nhiên và phát triển kinh tế. Mâu thuẫn có thể xuất hiện khi có quyết ñịnh giá trị sử dụng trực tiếp hay gián tiếp hoặc quyết ñịnh các giá trị phi sử dụng của cùng một loại tài nguyên. Tuy nhiên, ñáng ngại hơn cả chính là mâu thuẫn giữa các ñơn vị tham gia QLTHVBB có thể xuất hiện dẫn ñến sự rạn nứt của chương trình. Không thể thực hiện thành công QLTHVBB hướng tới phát triển bền vững khi lợi ích cộng ñồng không ñược ñảm bảo. ðó là những lợi ích không chỉ về vật chất, mà còn về sức khoẻ và văn hoá - tinh thần. Mô hình QLTHVBB phải hướng tới lợi ích cộng ñồng và góp phần xoá giảm ñói nghèo. QLTHVBB phải chú ý ñến các vấn ñề bảo vệ và duy trì tài nguyên truyền thống, cải thiện sinh kế, tạo việc làm mới, giữ gìn chất lượng môi trường sống, tôn trọng tâm linh và giữ gìn các di sản văn hoá. Muốn ñảm bảo ñược lợi ích chính ñáng và sự ñồng thuận của cộng ñồng thì quá trình QLTHVBB cần phải có sự tham gia của họ. QLTHVBB ở Việt Nam cần tránh hai xu hướng thái quá. Xu hướng thứ nhất ñiều hành quản lý (management) vùng bờ biển giống như cai quản (governance), tuyệt ñối hoá hệ thống luật ñịnh và các biện pháp chế tài mà coi nhẹ giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia “tự giác” của cộng ñồng và các bên có lợi ích. Xu hướng thứ hai là QLTHVBB kiểu “phong trào” khi ñề cập ñến sự tham gia của cộng ñồng, nhiều khi rơi vào tình trạng quản lý phi tập trung như “quản lý dựa vào cộng ñồng” mà coi nhẹ vai trò quản lý Nhà nước. Thực ra, quản lý dựa vào cộng ñồng thường do các tổ phi chính phủ ñứng ra ñảm trách có một vai trò nhất ñịnh ở những quy mô và thời ñiểm thích hợp, có thể có những ñóng góp nhất ñịnh nhưng không thể thay thế vai trò quản lý tập trung của Nhà nước trong tiến trình QLTHVBB. Sự tham gia của các bên có lợi ích vào hoạt ñộng QLTHVBB ở nước ta chưa ñược xác ñịnh rõ ràng. Cộng ñồng là một bộ phận ñông ñảo có lợi ích rộng về cả vật chất lẫn tinh thần liên quan ñến chương trình QLTHVBB và sự tham gia của họ luôn ñược ñề cao. Tuy nhiên, còn các bên có lợi ích khác, ñặc biệt là các bên có lợi ích về kinh tế, ñại diện là các công ty, các doanh nghiệp Nhà nước hoặc tư nhân, các tập ñoàn kinh tế và các dự án ñầu tư phát triển là các bên tham gia quan trọng cần ñược xác ñịnh rõ cơ chế tham gia, trách nhiệm chia sẻ và phải ñược coi là một nguồn lực ñóng góp quan trọng, tham vấn ý kiến, chấp hành các chế tài và cả quyền ñược hưởng các lợi ích do QLTHVBB mang lại. V. KẾT LUẬN QLTHVBB là một ñịnh hướng ñúng ñắn có tính khả thi ñể hướng tới phát triển bền vững. Do hoàn cảnh kinh tế - xã hội, có những sự khác biệt nhất ñịnh trong việc áp dụng mô hình QLTHVBB ở các nước khác nhau, ñặc biệt ở các nước phát triển và ñang phát triển. Mặc dù ñã có những mô hình thành công ở một số nước hoặc một số nơi, nhưng 93 nhiều hoạt ñộng QLTHVBB chưa ñạt ñược hiệu quả cao và chưa trở thành một quá trình “tự lực”. Những bài học QLTHVBB ở các nước rất có ý nghĩa ñối với việc lựa chọn mô hình QLTHVBB cho Việt Nam - một nước mà thể chế xã hội có rất nhiều thuận lợi cho phương thức quản lý này. Bên cạnh những kết quả bước ñầu, sự nghiệp QLTHVBB ñang phải ñối mặt với những vấn ñề cần giải quyết về cơ sở lý luận, cơ chế, năng lực và phương pháp, Ngoài mô hình cấp tỉnh, cần xây dựng một số mô hình khác, trong ñó có mô hình cấp vùng hay mô hình theo ñịa hệ tự nhiên. ðể ñảm bảo QLTHVBB trở thành quá trình tự lực, cần phải xác ñịnh ñược cơ chế ñầu tư tài chính bền vững và không né tránh giải quyết mâu thuẫn. QLTHVBB phải hướng tới lợi ích, sự tham gia cộng ñồng và các bên có lợi ích, góp phần xoá giảm ñói nghèo. Cần tránh hai xu hướng thái quá trong QLTHVBB: theo kiểu cai quản, tuyệt ñối hoá luật pháp và chế tài; hoặc theo kiểu “phong trào” với sự tham gia của cộng ñồng chỉ là hình thức và vai trò quản lý Nhà nước bị xem nhẹ. Từ nhận thức ñến thực hành hiệu quả là cả một chặng ñường khó khăn, cần ñến ý chí chính trị của các cấp chính quyền từ Trung ương ñến ñịa phương, cần một cơ sở lý luận vững chắc nhưng có sự áp dụng sáng tạo trong ñiều kiện thực tiễn Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tác An (chủ biên), 2003. Hợp tác nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp ñới ven bờ khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam với ñiểm nghiên cứu trình diễn: vùng ven bờ biển tỉnh Bình ðịnh. Báo cáo nhiệm vụ Nghị ñịnh thư Việt Nam - Ấn ðộ. Lưu trữ tại Viện Hải dương học. 2. Chia Lin Cien, 1992. Singapore urban coastal area: Strategies for management. ICLARM Tech. Rep.31 99p. 3. Chua T.E. and others, 1996. Coastal environmental profile of the Batangas bay region. GEP/UNDP/IMO Regional Programme for the Prevention and Management of Marine Pollution in the East Asian Seas. 4. Chua T.E., 2001. An analysis of the aplication of integrated coastal management - linking local and global environment concerns 5. www.coastman.net.co/publicaciones/mizc/ (0079).pdf 6. Clark, J.R., 1996. Coastal zone management handbook. Lewis Publishers, 694 ps. 7. Nguyễn Hữu Cử, 2005. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị 94 Khoa học kỷ niệm 30 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, quyển III, trang 245 - 256. 8. Dự án ICZM Việt Nam - Hà Lan. Delft Hydraunics Vietnam - Netherland integrated coastal zone management project. Project description. wwwldelft.nl 9. European Commission, 1999. Towards a European integrated coastal zone management (ICZM) strategy - General principles and policy options - EU demonstration programme on integrated management in coastal zones 1997 - 1999. 10. Hans Ackefors, Kjell Grip, 1995. The Swedish model for coastal zone management. Swedish Environmental Protection Agency. Priting Gotab. Stockholm. 83p. 11. Hendra Yusran Siry, 2006. Decentralized coastal zone management in Malaysia and Indonesia: A Comparative perspective. Coastal mangement, 34, 267 - 285. Taylor and & Francis Group.LLC. 12. Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn, 2000. Nghiên cứu xây dựng phương án QLTHVBB Việt Nam, góp phần ñảm bảo an toàn môi trường và phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết ñề tài cấp Nhà nước KHCN.06-07 (1996-1999). Lưu tại Bộ Khoa học và Công nghệ. 13. Nguyễn Chu Hồi (chủ biên), 2005. Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ hợp tác Quốc tế Việt Nam - Hoa Kỳ theo Nghị ñịnh thư. Lưu tại Bộ Khoa học và Công nghệ. 14. Huming Yu and Nancy A. Bermas, 2009. Intergrated coastal management: PEMSEA'S practices and lessons learned. www2.unitar.org/hiroshima. 15. Nguyễn Thị Như Mai, 2007. Chính sách, pháp luật biển Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Báo cáo thuộc nhiệm vụ: “Hoàn thiện và tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển bền vững các biển ðông Á (Kế hoạch 2006)”, lưu trữ tại Cục Bảo vệ Môi trường. Hà Nội. 69 trang. 16. Maren Lau, 2005. Integrated coastal zone management in the People’s Republic of China - An assessment of structural impacts on decision-making processes. No FNU-28, Working Papers from Research unit Sustainability and Global Change, Hamburg University. www.uni-hamburg.de/Wiss/FB/15/Sustainability. 17. Olsen S.B., Lowry K. and Tobey J., 1999. A manual for assessing progress in coastal management. Coastal management report. #2211. The University of Rhode Island. Coastal Resources Center, Graduate School of Oceanography, Narragansett, RI 02882 USA. 61p. 95 18. Nguyễn Ngọc Sinh, Hứa Chiến Thắng, Nguyễn Hữu Cử và nnk., 2003. Quản lý tổng hợp ñới bờ - kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam. NXB Lao ñộng, Hà Nội. 19. Trần ðức Thạnh, 2007. Phát triển bền vững vùng biển Việt Nam, Hoạt ñộng Khoa học. Số 574, tr.13 - 14 và 18. 20. Trần ðức Thạnh, 2009. Những vấn ñề ưu tiên ñối với quản lý tổng hợp dải ven bờ tây vịnh Bắc bộ. Tạp chí Khoa học & Công nghệ biển. 4(T.9), 127 - 146. 21. Hứa Chiến Thắng, 2007. ðịnh hướng và kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam. Báo cáo thuộc nhiệm vụ: “Hoàn thiện và tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển bền vững các biển ðông Á (Kế hoạch 2006)”, lưu trữ tại Cục Bảo vệ Môi trường. Hà Nội. 56 trang. 22. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Quyết ñịnh số 158/2007/Qð-TTg: Phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020. 23. UNEP, 1996. Guidelines for integrated planning and management of coastal and marine areas in the Wider Caribean Region, UNEP Caribean Environment programme, Kingston, Jamaica. 24. UNCED, 1992. Agenda 21, The Rio Declaration on Environment and Development. Rio de Janeiro, Brazil. 25. UNESCO, 1994. Excutive summary. International workshop on integrated coastal zone management (ICZM). IOC Workshop Report No.114: 66p. Karachi, Pakistan. 10 - 14 Oct.1994. SOME PRINCIPAL ISSUES ON INTEGRATED COASTAL ZONE MANAGEMENT IN VIET NAM TRAN DUC THANH Summary: The integrated coastal zone management (ICZM) is the latest paradigm in concept of managing coastal areas, and approaching the balance on purposes of environment, society and economy in conformity with natural proccess. It is a state function with the manner of united and centralized management, and linked from central to local levels. Having the certain achievements, however, many efforts for ICZM have been still not sustainable yet that the most important reasons are concerned the lack of political will and weakness of just the centralized administrative management. 96 Viet Nam has an institutional framework of advantage for ICZM which is being regarded as an indispensable orientation for sustainable development. Over ten last years, some research and demonstrative projects have contributed significantly to ICZM on the promotion of knowledge, enhancement of awareness, and accumulation of experiences by the international experts partly. Besides the initial results, the enterprise of ICZM is being faced to problems which need be solved such as basis of theory, legislational structure, capacities, methodology and sustainable financing etc. On the long path from awareness to good practices, ICZM needs the political commitment from central and local governments and creative application in the Vietnam practical context. Ngày nhận bài: 02 - 3 - 2010 Người nhận xét: PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf908_6134_1_pb_4272_2079524.pdf
Tài liệu liên quan