Nâng cao hàm lượng khoa học - Đòn bẩy phát triển du lịch miệt vườn chợ Lách

Thay lời kết Ở Bến Tre, huyện Chợ Lách là huyện có nhiều điều kiện hơn các địa phương khác trong công cuộc huy động nguồn lực gia tăng hàm lượng khoa học từ việc tiếp cận, phát triển CNVH. Chợ Lách là nơi tập trung các làng nghề cây kiểng gắn liền với tên tuổi nhà bác học Trương Vĩnh Ký, nơi tập hợp nhiều nghệ nhân, trí tuệ của cả tỉnh hoạt động trong lĩnh vực cây kiểng và DLMV. Với hệ thống các khu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, các làng nghề, điều kiện thuận lợi trong giao thông, hợp tác phát triển, Chợ Lách có thế mạnh rất đặc biệt trong việc tiếp nhận và phổ biến tri thức và công nghệ mới – những yếu tố quan trọng nhất của CNVH. Chợ Lách – vương quốc cây kiểng Việt Nam đã và đang sở hữu một tài nguyên văn hóa nhân văn vô giá - nơi sinh ra nhà bác576 học Trương Vĩnh Ký, Chợ Lách chính là ”miệt vườn” của những con người có tài năng văn hóa rất phong phú và đa dạng, những chủ nhân của công cuộc vận động gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Từ vốn văn hóa miệt vườn đã được thừa nhận ở cả cấp độ quốc gia (làng nghề cây kiểng Cái Mơn) đến kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, trước tác (của Trương Vĩnh Ký, Lễ hội Cây trái ngon an toàn cấp tỉnh hàng năm ), nơi hội tụ khá căn bản và toàn diện điều kiện để gia tăng hàm lượng khoa học trong đời sống thực tiễn, Chợ Lách có thể sử dụng các tài sản khoa học, văn hóa này như một động lực sáng tạo khởi nghiệp phát triển DLMV; tạo ra dấu ấn riêng và lợi thế so sánh cho các sản phẩm và dịch vụ của mình qua kênh CNVH. Chính CNVH sẽ làm gia tăng hàm lượng khoa học, tạo nên một diện mạo mới cho DLMV Chợ Lách trong tương lai./.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hàm lượng khoa học - Đòn bẩy phát triển du lịch miệt vườn chợ Lách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
568 NÂNG CAO HÀM LƯỢNG KHOA HỌC - ĐÒN BẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỆT VƯỜN CHỢ LÁCH ThS. Phạm Văn Luân Nguyễn Thị Kim Long hợ Lách - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, “cây lành trái ngọt”, khí hậu ôn hòa, hệ động thực vật phong phú, phù sa bồi đắp quanh năm làm nên vùng đất được mệnh danh là “vương quốc hoa kiểng”, mở đường cho du lịch miệt vườn hình thành. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Chợ Lách là nơi sản sinh ra nghề trồng cây cây ăn trái, hoa kiểng bắt nguồn từ việc nhà bác học Trương Vĩnh Ký trực tiếp đưa hàm lượng khoa học vào sản xuất nông nghiệp khi ông đã tuyển chọn, du nhập nhiều giống cây trồng từ nước ngoài về cho người làm vườn Chợ Lách, từ đó hình thành nghề trồng cây ăn trái và cây kiểng, tạo tiền đề xuất hiện mô hình làng nghề hoa kiểng truyền thống đa dạng với nhiều địa danh: Làng nghề hoa kiểng Cái Mơn, làng nghề hoa kiểng Sơn Định Thời gian qua, làng nghề truyền thống hoa kiểng Chợ Lách đã góp phần làm thay đổi diện mạo và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống người dân địa phương; tuy đã có những thành tựu bước đầu, song việc gắn kết, nâng cao hàm lượng khoa học thúc dẩy khai thác phát triển du lịch miệt vườn Chợ Lách chưa tương xứng tiềm năng, chưa đáp ứng nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đã nổ ra. Một trong những nguyên nhân chính theo chúng tôi là do huyện nhà chưa tiếp cận công nghiệp văn hóa để nâng cao hàm lượng khoa học thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp phát triển du lịch miệt vườn. Từ khóa: Chợ Lách, Cái Mơn, Du lịch miệt vườn, Công nghiệp văn hóa 1. Nâng cao hàm lượng khoa học, phát triển du lịch miệt vườn Chợ Lách tầm nhìn từ công nghiệp văn hóa? Theo UNESCO, thuật ngữ công nghiệp văn hóa (CNVH) được dùng để  Trường Cao đẳng Bến Tre  Học viên Cao học Trường ĐH Văn hóa Tp Hồ Chí Minh C 569 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH chỉ các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các nội dung sáng tạo, những nội dung về bản chất mang tính phi vật thể và văn hóa. Các nội dung này thường được bảo vệ bởi luật bản quyền và thể hiện dưới hình thức sản phẩm hay dịch vụ (Tài liệu đã dẫn-14)... CNVH nhìn chung bao gồm in ấn, xuất bản, truyền thông đa phương tiện, các sản phẩm âm thanh hình ảnh, điện ảnh và âm nhạc cũng như các nghề thủ công mỹ nghệ và thiết kế. Đặc biệt, gần đây nhiều nước đã sử dụng khái niệm “kinh tế sáng tạo” hay “các ngành công nghiệp sáng tạo” thay thế thuật ngữ CNVH. Ngoài các thuật ngữ trên, một số nước đã từng sử dụng thuật ngữ “các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo” thay thế thuật ngữ “các ngành công nghiệp sáng tạo” hay “các ngành công nghiệp văn hóa” như ở Đức. Tuy nhiên thuật ngữ CNVH hiện nay không còn được sử dụng thường xuyên, các nước sử dụng thuật ngữ “công nghiệp sáng tạo” là phổ biến nhất. Ở Việt Nam CNVH gồm các lĩnh vực sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa, kết hợp chặt chẽ với ứng dụng công nghệ và kỹ năng kinh doanh tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội. CNVH ở nước ta gồm 13 lĩnh vực: 1. Du lịch văn hóa, 2. Điện ảnh, 3. Âm nhạc, 4. Nghệ thuật biểu diễn, 5. Nghệ thuật thị giác, 6. Truyền hình và phát thanh, 7. Xuất bản, 8. Quảng cáo và truyền thông, 9. Phần mềm và các trò chơi giải trí, 10.Thiết kế, 11. Kiến trúc, 12. Thủ công và 13. Thời trang (Tài liệu đã dẫn- 9). Với những đặc tính này CNVH có thế mạnh không gì thay thế trong quá trình nâng cao hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, tạo đà cho sáng tạo khởi nghiệp phát triển du lịch miệt vườn ở Chợ Lách - vùng đất vốn có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái miệt vườn phong phú, nguồn lao động khéo tay cần cù, sáng tạo luôn để lại dấu ấn khác biệt của sông nước miệt vườn cây trái, hoa kiểng thể hiệc được trình độ và hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Chợ lách có đến 2 khu DLMV nằm trong top 10 khu DLMV nổi tiếng cả nước. Tiếp cận CNVH để thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp, phát triển du lịch miệt vườn (DLMV) Chợ Lách theo chúng tôi xuất phát từ những cơ sở sau: Thứ nhất, bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, cách mạng 4.0 đã đưa CNVH trở thành một loại tài sản chiến lược trong quá trình nâng cao hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Lách, giúp củng cố tính độc đáo của DLMV- một hình thức du lịch dựa vào những điều kiện tự nhiên sẵn có của cư dân địa phương, tạo ra sản phẩm du lịch 570 bằng những khu vườn trái cây, vườn hoa kiểng, trang trại, làng nghề vận hành với hàm lượng khoa học kỹ thuật cao trong canh tác, kinh doanh... phục vụ phát triển du lịch và cải thiện kinh tế người dân. CNVH không chỉ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp mà còn làm phong phú và đậm đà bản sắc văn hóa miệt vườn và tính hiện đại của các sản phẩm từ làng nghề hoa kiểng, tạo nên sắc thái của DLMV Chợ Lách. Thứ hai, bằng thành tố then chốt là vốn văn hóa vững chắc và tinh thần doanh nghiệp, CNVH là công cụ hữu hiệu để gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới kinh tế, biến văn hóa trở thành một thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh, giúp Chợ Lách xây dựng được một nền nông nghiệp có hàm lượng khoa học cao trong sản xuất, tạo nền tảng cho nền kinh tế sáng tạo được xác lập và phát triển mạnh mẽ, bao gồm các lĩnh vực có giá trị kinh tế cao như DLMV. Những tiến bộ về hệ thống quản trị, công nghệ mới, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực và môi trường hỗ trợ nói chung được mang đến từ CNVH sẽ kết hợp cùng nhau, làm gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, sự tự tin và phát huy tinh thần doanh nghiệp trong canh tác nông nghiệp, phát triển nông thôn, trong phát triển DLMV và đồng thời tạo ra những tác động tích cực từ lĩnh vực khoa học, văn hóa đóng góp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xã hội huyện Chợ Lách. Thứ ba, CNVH không chỉ giúp gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp mà còn củng cố văn minh miệt vườn, với đặc trưng “miệt vườn” tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long thông qua sự tham gia tích cực của các cộng đồng, các nhóm, cá nhân khác nhau vào hoạt động khoa học và văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển DLMV thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, chất lượng và tính chuyên nghiệp của làng nghề và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực DLMV, đây mới là tác nhân đích thực tạo nên diện mạo “nông thôn mới” một cách bền vững. Thứ tư, CNVH cung cấp những cơ hội để nâng cao hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp thông qua phát triển tài năng và tạo công ăn việc làm bền vững (ví dụ như trong lĩnh vực nhân, chiết giống, tạo hình cây cảnh, cây ăn quả...), đóng góp đáng kể vào việc gia tăng tổng thu nhập bình quân của người dân, thay đổi diện mạo nông thôn, hình thành các khu vực sáng tạo trong 571 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH các làng nghề, hay tăng cường các thiết chế để nâng dần hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, chất văn hóa tại các xã nông thôn mới. Thứ năm, CNVH tạo ra “tác động lan tỏa”, các ngành CNVH năng động và vững mạnh sẽ nâng cao chất lượng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp và hình ảnh của DLMV Chợ Lách, ngành thiết kế phát triển sẽ thúc đẩy năng lực cạnh tranh, cải tiến thương hiệu cho các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất, phát triển lĩnh vực kỹ thuật số sẽ mở ra các thị trường quốc tế mới cho DLMV (ví dụ phim ảnh, câu chuyện, âm nhạc, hội họa về danh nhân Trương Vĩnh Ký.... sẽ thổi hồn vào cây trái, hoa kiểng và từ đây thúc đẩy DLMV Chợ Lách phát triển). Thứ sáu, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, quá trình nâng cao hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn hóa ở Chợ Lách còn nhiều bất cập: hoạt động khoa học kỹ thuật, văn hóa còn phụ thuộc vào bao cấp của Nhà nước, địa phương chưa biết cách huy động các nguồn lực trong xã hội; Các kỹ năng quản lý, tổ chức sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn, trong lĩnh vực văn hóa, du lịch; nhất là tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển DLMV còn yếu. Chính quyền, các cơ quan chức năng cấp huyện, nhất là cấp xã chưa quan tâm đúng mức đến thị trường khoa học công nghệ và ứng dụng để gia tăng hàm lượng khoa học; hoạt động của các làng nghề còn thiếu sức sáng tạo, lực lượng lao động chưa được tiếp cận các kỹ năng và chuyên môn phù hợp để thích ứng và vận hành hiệu quả các mô hình tổ chức làng nghề và kinh doanh DLMV ứng dụng khoa học kỹ thuật từ kênh CNVH. Có thể nói, trong bối cảnh đất nước đang tiếp tục đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với cuộc cách mạng 4.0 phát triển các CNVH là một trong những bước đi đột phá để gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, biến những khát vọng phát triển DLMV Chợ Lách thành hiện thực. Đây chính là công cụ hiệu quả để biến khoa học kỹ thuật và văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế cạnh tranh, đa dạng và hiệu quả hơn, tiếp tục khẳng định Chợ Lách là thủ phủ của DLMV và cây trái, hoa kiểng Nam bộ và cả nước. CNVH sẽ là đòn bẩy giúp gia tăng hàm lượng khoa học, đem lại những giá trị trực tiếp và gián tiếp: tạo ra những cơ hội công ăn việc làm mới, thúc đẩy tiến trình cải tiến sản xuất, kinh doanh, mở ra những thị trường mới cho 572 các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo DLMV. Quan trọng hơn nữa, đây là một cách tiếp cận sáng tạo và nhất quán khi nói đến phát triển DLMV, giúp Chợ Lách tận dụng tối đa những nguồn lực quan trọng của vương quốc hoa kiểng: đó là tài năng của nghệ nhân hoa kiểng, với sức lan tỏa của tinh thần sáng tạo và kết nối với toàn cầu, đó là hàm lượng khoa học, vốn văn hóa truyền thống với tên tuổi của nhà bác học Trương Vĩnh Ký, đó là năng lực thích ứng nhanh nhạy và bền bỉ, lao động sáng tạo của người Chợ Lách tài năng, thanh lịch. 2. Tiếp cận công nghiệp văn hóa để gia tăng hàm lượng khoa học, thúc đẩy phát triển du lịch miệt vườn Chợ Lách như thế nào? Từ năm 2016, được nước ta xác định là năm quốc gia khởi nghiệp, tháng 4 năm 2016 tỉnh Bến Tre triển khai chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, toàn tỉnh đang tập trung dồn sức phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là một xu thế lớn của nước nhà khi tốc độ phát triển, đóng góp của các doanh nghiệp khởi nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng của quốc gia. Trong khi đó CNVH, công nghiệp sáng tạo phát triển dựa vào tài năng trí tuệ và hàm lượng khoa học trong sản xuất kinh doanh, vốn văn hóa nhằm tạo ra những giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ; giúp kết nối tiềm năng thành lợi thế kinh tế, vì vậy, công nghiệp sáng tạo gắn chặt với kinh doanh khởi nghiệp làm gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất kinh doanh. Chính vì lý do đó, tập trung phát triển công nghiệp sáng tạo sẽ mở đường cho sự gia tăng hàm lượng khoa học, từ đó đẩy mạnh phát triển nền kinh tế khởi nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp cho huyện Chợ Lách phát triển DLMV. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, tốc độ phát triển của CNVH luôn gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của các ngành sản xuất, 1,5 lần so với các ngành dịch vụ. Nhiều đô thị lớn trên thế giới đã sử dụng CNVH để tạo ra động lực mới cho sự phát triển của mình sau khi các ngành công nghiệp chính đi vào suy thoái (Tài liệu đã dẫn-12). Tại Anh, theo số liệu năm 2014 công nghiệp sáng tạo ở London đóng góp 35 tỷ bảng, tạo công ăn việc làm cho 800.000 người. Từ cuối thế kỷ 20, sự phục hưng của các đô thị thường được bắt đầu và gắn với những dấu ấn của sáng tạo, văn hóa và nghệ thuật (Tài liệu đã dẫn-14). Ngày nay, khi nước ta vượt qua nỗi lo vật chất của cơm áo gạo tiền, tiến đến một đất nước có thu nhập trung bình, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình đó 573 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH cũng như tận hưởng những điều kiện mới của xã hội mà một bộ phận trung lưu chiếm đa số, các ngành CNVH luôn tạo cảm hứng cho sự phát triển mới. Chợ Lách và DLMV không nằm ngoài qui luật chung này; để tạo cú huýt cho việc nâng cao hàm lượng khoa học, đưa DLMV Chợ Lách phát triển, theo chúng tôi cần quan tâm đến các định hướng và nhiệm vụ cơ bản sau đây. 1. Tổ chức khảo sát, đánh giá lại các mô hình quản trị và đầu tư căn cơ cho các làng nghề, tổ hợp tác và hộ dân làm DLMV để kéo giảm sự lãng phí trong đầu tư công phát triển hạ tầng nói chung, khuyến khích các mô hình đầu tư và kinh doanh với các tổ chức khoa học, văn hóa; ứng dụng một tinh thần mới về khoa học, sáng tạo và cải tổ các thiết chế văn hóa hiện có để gắn kết với phát triển theo mô hình DLMV, giữ vững và phát triển 2 thương hiệu DLMV Cái Mơn và DLMV Chợ Lách đã được thừa nhận ; 2. Xác định CNVH và gia tăng hàm lượng khoa học trong nền kinh tế sáng tạo là điểm nhấn của chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà trong tâm là phát triển DLMV trong toàn hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, đến từng người dân. Điều này nhằm đảm bảo một cách tiếp cận gia tăng hàm lượng khoa học từ kênh CNVH phối hợp ở mọi lĩnh vực: khoa học, văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục bằng các chương trình hành động phát triển DLMV cụ thể, thiết thực nhằm huy động dược sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước. Thế mạnh của Chợ Lách khi đẩy mạnh gia tăng hàm lượng khoa học trong đời sống mà không địa phương nào có được là câu chuyện DLMV có những đường dẫn đặc biệt từ nhà bác học Trương Vĩnh Ký, có lẽ từ điểm nhấn này mà nhiều chuyên gia đã quan tâm và hiến kế cho Chợ Lách phát triển DLMV theo cách tiếp cận CNVH như các Chương trình phát triển du lịch đầy tâm huyết với các ý tưởng độc đáo của GSTS Vũ Gia Hiền - Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Văn hóa Du lịch, GSTS Nguyễn Chí Bền, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam... 3. Tập trung đầu tư mới cho sự gia tăng hàm lượng khoa học trong các mô hình DLMV phát triển trên nền CNVH, gồm các cơ hội cho các làng nghề, các tổ chức xà hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, tổ chức khoa học, văn hóa có thể đa dạng hóa phương thức hoạt động và nguồn thu, kinh doanh và tiếp cận những loại hình tài chính khác nhau (bao gồm các quỹ đầu tư khởi nghiệp, quỹ môi trường, quỹ phát triển doanh nghiệp xã hội, các gói tín dụng ưu đãi...) và tham gia vào các hợp tác công – tư, các công việc kinh doanh hay các dự án chung với các chuỗi giá trị sản xuất từ DLMV (gồm các chương trình sáng tạo khởi 574 nghiệp, dự án AMD, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh); 4. Có những hình thức mời gọi, tôn vinh, khen thưởng tinh thần hiếu học, say mê nghiên cứu, nhanh nhạy tiếp cận, làm chủ khoa học công nghệ, sáng tạo lao động, tinh thần doanh nhân và sự đổi mới, gia tăng hàm lượng khoa học trong hoạt động làng nghề, các tổ chức văn hóa, giáo dục, các nghệ nhân... thông qua tăng lương, thưởng và các điều kiện cải thiện khác cho các chuyên gia, những người tạo nên tính hiệu quả của sự phát triển DLMV Chợ Lách (ví dụ như tăng doanh thu, tăng lượng du khách, thực hiện tốt các chương trình khoa học, giáo dục và các chương trình xã hội, tôn vinh nghệ nhân làng nghề, thi bàn tay vàng làng nghề hoa kiểng...). Chợ Lách có thuận lợi rất lớn là tại Hội thảo khoa học Quốc tế “Các loại hình du lịch hiện đại”; tháng 10 năm 2016 do Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và Trường Đại học Charles De Gaulle – Lille 3 (Pháp) phối hợp tổ chức, hay ngày Hội Pháp ngữ Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 21 và kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Pháp do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre phối hợp với trường Đại học Cần Thơ và các Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tổ chức; Các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Charles De Gaulle – Lille 3 như GS Lê Hữu Khóa, ông Nguyễn Tấn Đại trưởng đại diện AUF tại Tp HCM, ông Michel LE GALL, cố vấn sư phạm Viện trao đổi Văn hóa với Pháp ... đều thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề gia tăng hàm lượng khoa học khi đưa ra ý tưởng nghiên cứu, trao đổi học thuật, giáo dục để phát triển du lịch ở vương quốc cây kiểng Cái Mơn, Chợ Lách với điểm nhấn nhà bác học Trương Vĩnh Ký, vậy địa phương có động thái gì trước sự kiện này? 5. Tổ chức đánh giá việc thực thi các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, hướng dẫn người dân chủ động tạo ra tiền đề gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất kinh doanh thông qua việc nhanh nhạy tiếp cận thị trường và biết tích lũy, làm giàu từ tài sản trí tuệ, hiểu và thực hiện CNVH một cách tự tin nhất là ở các nghệ nhân, làng nghề để nhận diện được các cơ hội gia tăng hàm lượng khoa học thúc đẩy cải tiến mẫu mã sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quản lý và điều phối các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cho những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, DLMV. Tổ chức các cuộc vận động sáng tác, sinh hoạt học thuật hướng nến những tác phẩm văn học nghệ thuật mới thổi hồn cho cây trái, hoa kiểng Chợ Lách, nâng cấp sức hấp dẫn của DLMV nơi đây bằng những dấu ấn mới từ ảnh hưởng của danh nhân Trương Vĩnh Ký, nghiên cứu xác lập lõi 575 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH tâm linh và tín ngưỡng dân gian nghề trồng cây ăn trái, hoa kiểng Cái Mơn để có định hướng cải tiến, nâng cấp Lễ hội cây trái ngon an toàn Chợ Lách gắn kết với lễ hội Dừa Bến Tre tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo từ những sự kiện này; 6. Ứng dụng các sáng kiến gia tăng hàm lượng khoa học, chất lượng văn hóa trong các hoạt động có vận dụng sáng tạo của CNVH – ví dụ như, tiếp cận CNVH để xây dựng mô hình phát triển DLMV ở làng nghề hoa kiểng Cái Mơn với điểm nhấn du lịch danh nhân, tạo ra không gian kết nối mạng lưới các nhà khoa học, chuyên gia, du khách và không gian trưng bày/triển lãm về nhà bác học Trương Vĩnh Ký và cây kiểng Cái Mơn; hình thành kênh kết nối du khách trong và ngoài nước bằng hành trình di sản danh nhân từ Cái Mơn - nơi sinh đến nơi yên nghỉ của bác học Trương Vĩnh Ký ở quận 5, Tp Hồ Chí Minh. Hành trình di sản này được thực hiện bởi các sáng kiến về sản phẩm và dịch vụ văn hóa, du lịch góp phần mở rộng hoạt động trao đổi học thuật và văn hóa quốc tế; xây dựng, mở rộng thị trường DLMV Chợ Lách từ CNVH. Theo chúng tôi, đây là mô hình phù hợp nhất cho Chợ Lách tiếp cận các ngành CNVH để gia tăng hàm lượng khoa học phát triển DLMV qua kênh điện ảnh, văn học, nghiên cứu khoa học, qua các đơn vị/tổ chức/hiệp hội phát triển thủ công nghiệp, làng nghề và các phương thức đầu tư, đóng góp chuyên biệt như hiến tặng, bảo trợ, tài trợ cho văn hóa, học thuật mà nhà bác học Trương Vĩnh Ký là một biểu tượng để hiệu triệu các lực lượng xã hội trong và ngoài nước đến với Chợ Lách. 3. Thay lời kết Ở Bến Tre, huyện Chợ Lách là huyện có nhiều điều kiện hơn các địa phương khác trong công cuộc huy động nguồn lực gia tăng hàm lượng khoa học từ việc tiếp cận, phát triển CNVH. Chợ Lách là nơi tập trung các làng nghề cây kiểng gắn liền với tên tuổi nhà bác học Trương Vĩnh Ký, nơi tập hợp nhiều nghệ nhân, trí tuệ của cả tỉnh hoạt động trong lĩnh vực cây kiểng và DLMV. Với hệ thống các khu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, các làng nghề, điều kiện thuận lợi trong giao thông, hợp tác phát triển, Chợ Lách có thế mạnh rất đặc biệt trong việc tiếp nhận và phổ biến tri thức và công nghệ mới – những yếu tố quan trọng nhất của CNVH. Chợ Lách – vương quốc cây kiểng Việt Nam đã và đang sở hữu một tài nguyên văn hóa nhân văn vô giá - nơi sinh ra nhà bác 576 học Trương Vĩnh Ký, Chợ Lách chính là ”miệt vườn” của những con người có tài năng văn hóa rất phong phú và đa dạng, những chủ nhân của công cuộc vận động gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Từ vốn văn hóa miệt vườn đã được thừa nhận ở cả cấp độ quốc gia (làng nghề cây kiểng Cái Mơn) đến kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, trước tác (của Trương Vĩnh Ký, Lễ hội Cây trái ngon an toàn cấp tỉnh hàng năm), nơi hội tụ khá căn bản và toàn diện điều kiện để gia tăng hàm lượng khoa học trong đời sống thực tiễn, Chợ Lách có thể sử dụng các tài sản khoa học, văn hóa này như một động lực sáng tạo khởi nghiệp phát triển DLMV; tạo ra dấu ấn riêng và lợi thế so sánh cho các sản phẩm và dịch vụ của mình qua kênh CNVH. Chính CNVH sẽ làm gia tăng hàm lượng khoa học, tạo nên một diện mạo mới cho DLMV Chợ Lách trong tương lai./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bạch Thị Lan Anh (2011), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án Tiến sĩ Chuyên ngành Kinh tế chính trị trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 2. Vũ Vân Anh (2014), Làng nghề và phát triển du lịch, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 3. Võ Quang Trọng Bảo (2010), Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, NXB Hà Nội, Hà Nội. 4. Đỗ Hoa Cương (2014), “Vai trò của các nghệ nhân trong bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay”, Làng nghề và phát triển du lịch, NXB Đại học Quốc gia TPHCM. 5. Thu Hòa, Du lịch làng nghề Việt Nam – Tiềm năng còn bỏ ngỏ, Tạp chí Con số và Sự kiện số 7/2014 (488), (https://www.gso.gov.vn). 6. Mai Thế Hởn (chủ biên), GS.TS Hoàng Ngọc Hà, PGS.TS Vũ Văn Phúc (2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Các loại hình du lịch hiện đại”, tháng 10 năm 2016, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và Trường Đại học Charles De Gaulle – Lille 3 (Pháp). 577 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 8. Lê Thị Minh Lý (2003), “Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4. ( 9. Phạm Văn Luân (Tài liệu cá nhân) ghi chép bài giảng của PGS.TS Bùi Hoài Sơn, chuyên đề Công nghiệp văn hóa lớp NCS khóa XX, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam - tháng 5/ 2017. 10. Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cẩm (chủ nhiệm đề tài) (2013), Một số khuynh hướng lý thuyết nghiên cứu văn hóa và các hướng tiếp cận nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hóa, Hà Nội. 11. Bùi Hoài Sơn, Quản lý văn hóa ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (viết chung với Phan Hồng Giang), Tạp chí Cộng sản, số 819 (1-2011), tr. 59-65. 12. Senior, Andrew: Nurturing the Creative Industries (Nuôi dưỡng các ngành công nghiệp sáng tạo), Hội đồng Anh London, tháng 8-2008. 13. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 14. UNESCO: Các ngành công nghiệp văn hóa - Tâm điểm của văn hóa trong tương lai. Website: Theo: ThS Phạm Bích Huyền - TS Đặng Hoài Thu: Giáo trình các ngành công nghiệp văn hoá, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.8. 15. https://news.zing.vn/10-miet-vuon-noi-tieng-hap-dan-khach-du-lich- post653512.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_ham_luong_khoa_hoc_don_bay_phat_trien_du_lich_miet.pdf