Nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình 134

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 2 1. BỐI CẢNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 2 2. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH 134 5 2.1. Mục đích 5 2.2. Đối tượng 5 2.2.1. Đối với hộ gia đình: 5 2.2.2. Đối với cộng đồng thôn bản 6 2.3. Nguyên tắc: 6 2.4. Chính sách: 6 2.5. Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở, bao gồm: 9 2.6. Hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở 9 3. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ 10 3.1. Nguồn vốn – Quản lý, cấp phát và thanh toán nguồn vốn 10 3.1.1. Nguồn vốn 10 3.1.2. Lập đề án và kế hoạch vốn 10 3.1.3 Phân bổ dự toán vốn 12 3.1.4. Cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ 13 3.1.5. Hạch toán kế toán và quyết toán 16 3.2. Tổ chức thực hiện: 17 4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG 2 NĂM VỪA QUA 2004 - 2006 19 4.1. Tình hình tổ chức thực hiện 19 4.1.1. Tình hình chỉ đạo thực hiện của trung ương 19 4.1.1.1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quyết định 134 19 4.1.1.2. Công tác rà soát tổng hợp và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quyết định 134 21 4.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện ở các địa phương 21 4.2. Tình hình sử dụng vốn 22 4.2.1. Huy động vốn 22 4.2.1.1. Nhu cầu vốn cho Chương trình 134 22 4.2.1.2. Lượng vốn đã huy động 23 4.2.2. Sử dụng vốn 25 4.2.2.1. Phân bổ vốn ngân sách cho các địa phương 25 4.2.2.2. Sử dụng vốn theo các mục tiêu của chương trình 25 4.3. Tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình 29 4.3.1. Hỗ trợ nhà ở 29 4.3.2. Hỗ trợ nước sinh hoạt 32 4.3.3. Hỗ trợ đất ở 35 4.3.4. Hỗ trợ đất sản xuất 36 5.TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 ĐỐI VỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MIỀN NÚI VÀ CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN TRONG 2 NĂM QUA 39 5.1. Chương trình 134 làm thay đổi bộ mặt các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nông thôn miền núi 39 5.2. Góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo 40 5.3. Góp phần quan trọng cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào các vùng dân tộc 43 5.4. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các vùng chiến lược xung yếu của đất nước 44 5.5. Tăng cường đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước 45 6. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 – 2006 46 6.1 Tổ chức thực hiện 46 6.1.1. Đối tượng đầu tư 46 6.1.1. Công tác chỉ đạo điều hành 48 6.2. Huy động và phân bổ nguồn lực 50 6.2.1. Huy động nguồn lực 50 6.2.2. Phân bổ nguồn lực 52 6.3. Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu 53 6.3.1. Hỗ trợ nhà ở: 53 6.3.2. Hỗ trợ đất ở 54 6.3.3. Hỗ trợ nước sinh hoạt 55 6.3.4. Hỗ trợ đất sản xuất 55 CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008) 57 1. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2007 - 2008 57 1.1. Sự cần thiết phải kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 134 đết hết 2007– 2008. 57 1.2. Phương hướng và mục tiêu thực hiện Quyết định 134 trong 2 năm 2007 – 2008 58 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2008 60 2.1.Tổ chức thực hiện chương trình. 60 2.1.1. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành Trung ương và chính phủ 60 2.1.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương 62 2.2. Huy động và phân bổ nguồn lực 63 2.2.1. Cơ cấu lại hợp lý cách phân bổ nguồn lực 63 2.2.2. Huy động nguồn lực 63 2.3. Thực hiện chương trình 64 2.3.1. Mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất 64 2.3.2. Mục tiêu hỗ trợ nhà ở 66 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

doc69 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình 134, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đã hỗ trợ được cho 439/599 hộ, đạt tỷ lệ 73,3 %. 4.3. Góp phần quan trọng cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào các vùng dân tộc Các mục tiêu hỗ trợ của Chương trình 134 có tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống cùa đồng bào dân tộc, đảm bảo cho người dân những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống. Với 150.007 hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa lại nhà, kinh phí 691 tỷ đồng, giờ đây bước chân lên vùng cao sẽ thấy rất nhiều căn nhà khang trang, sạch đẹp. Nhà ở là mục tiêu ưu tiên của nhiều địa phương, tỷ lệ hoàn thành cao nhấ là ở Đồng bằng sông Hồng 82%, sau là Tây Nguyên 78%. Một số tỉnh đã hoàn thành cơ bản kế hoạch hỗ trợ như Đắc Nông, Vĩnh Long, Phú Yên, Hà Tây. Quy mô và chất lượng các căn nhà cũng tương đối chắc chắn, phù hợp với điều kiện sống của địa phương, đảm bảo “3 cứng”: khung, mái và nền, một số nơi là phần bao. Diện tích mỗi căn nhà tối thiểu 20m2 trở lên với nhà xây ở Ninh Thuận, 35m2 trở lên với nhà ở Đồng bằng Sông Cửu Long, 45 – 50 m2 với nhà sàn, nhà xây ở phía Bắc. Nhà được đành giá là tốt hơn cả về diện tích và chất lượng là ở các tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Cao Bằng và Thừa Thiên Huế. Bên cạnh nhà ở, các công trình nước sạch bao gồm công trình nước tập trung, công trình nước phân tán (đến từng hộ gia đình) đã góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào. Nguồn nước dồi dào,sạch sẽ và gần thôn bản không những giúp cho đồng bào không phải đi xa để lấy nước mà còn đảm bào được vệ sinh, tránh được bệnh tật đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các bệnh về mắt. Sau khi các công trình nước sinh hoạt được xây dựng, ngày càng nhiều người dân thường xuyên sử dụng nước từ giếng đào, lu, bể. Bảng 10 : Đánh giá hiệu quả các công trình nước sinh hoạt Tình trạng sử dụng nước sinh hoạt Số ý kiến trả lời Tỷ lệ (%) Tổng số phỏng vấn 1200 100 Từ giếng đào, lu, bể chứa 813 67,75 Từ khe suối, các nguồn khác 387 32.25 Nguồn: Báo cáo điều tra, đánh giá hiệu quả Chương trình 134 – Ủy ban Dân tộc Từ bảng đánh giá trên cho thấy, tập quán dùng nước suối, nước ao hồ là những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, người dân vùng đồng bào dân tộc miền núi đã dần dần làm quen hơn với nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt. Khi số hộ sử dụng nguồn nước sạch tăng lên, chắc chắn tình trạng sức khỏe người dân sẽ được cải thiện, các căn bệnh thường gặp do dùng nước không đảm bảo sẽ giảm dần. Trong khi nhà ở giúp người dân an cư lạc nghiệp, nước sạch sinh hoạt giúp người dân đảm bảo vệ sinh thì hỗ trợ đất sản xuất đem lại cho người dân thu nhập. Rất nhiều hộ gia đình nhờ có đất canh tác nên thu nhập tăng thêm, vì thế không những thoát nghèo mà còn có thể mua sắm thêm vật dụng thiết yếu cho gia đình, đã có tiền để sắm sửa cho những căn nhà mới. Cùng với kinh tế được cải thiện, nhận thức của đồng bào cũng tăng thêm, nhiều trẻ em được đến trường hơn, tỉ lệ sinh cũng giảm đi. Bên cạnh đó đời sống văn hóa càng thêm phong phú và được nâng cao một bước, văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy, nhiều hoạt động được khôi phục và phát triển, nhiều lễ hội nhiều phong trào mới được khuyến khích. 4.4. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các vùng chiến lược xung yếu của đất nước Phần lớn các xã, các địa phương thuộc đối tượng của Chương trình 134 nằm ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn về mọi mặt. Trước đây đời sống nhân dân khó khăn, thiếu ăn thiếu mặc, nhận thức của người dân lại hạn chế do đó đã tạo điều kiện cho bọn xấu hoạt động. Nhiều kẻ đã lợi dụng tôn giáo, truyền đạo trái phép, xúi giục người dân làm điều xấu gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh chính trị quốc gia. Nhưng được sự quan tâm của Nhà nước, các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phá triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi nói chung và Chương trình 134 nói riêng đã đẩy lùi các tệ nạn nói trên, giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo cho người dân được yên tâm sinh sống, làm ăn. Người dân với nhận thức tăng lên, đã không còn dễ dàng bị bọn xấu lôi kéo, xúi giục như trước. Bên cạnh đó, các vấn đề tệ nạn xã hội như trồng cây thuốc phiện, sử dụng, tàng trữ và buôn bán chất ma túy trái phép cũng từng bước được đẩy lùi. Với các địa phương ở vùng giáp biên, những nơi sung yếu của đất nước, vấn đề an ninh quốc phòng lại càng quan trọng. Nhờ có được hỗ trợ đất đai, đồng bào giờ đây đã bám đất bám rừng, mất dần đi tập quán du canh du cư, các vùng biên giới đều có người dân sinh sống. Điều này góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo chủ quyền lãnh thổ của nước ta, giảm đi những tranh chấp đất đai ở khu vực biên giới do giờ đây đã có đồng bào ta sinh sống. 4.5. Tăng cường đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước Qua hơn 2 năm thực hiện, những kết quả thu được là rất đáng kể. Hàng nghìn căn nhà được sửa sang và xây mới, hàng nghìn công trình nước được xây dựng để phục vụ bà con và rất nhiều hộ đồng bào được có đất sản xuất. Đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện. Tại các địa phương, tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm được tăng cường, phong trào tương trợ, góp sức giúp đỡ các hộ dân tộc thiểu số nghèo được phát huy, tinh thần dân chủ ở cơ sở được đẩy mạnh. Điển hình thể hiện ở công tác bình xét các hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ, chính quyền địa phương kết hợp với các đoàn thể cơ sở và nhân dân đã tiến hành bình chọn công khai, rõ ràng và công bằng đối với tất cả các hộ. Tinh thần đoàn kết, tương trợ còn được thể hiện ở việc phân chia san sẻ đất đai, các hộ chưa có đất ở được các hộ gia đình có nhiều đất tặng, cho hoặc tự nguyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tiêu biểu nhất là tỉnh Đắc Nông, số đất điều chỉnh từ theo dạng này lên toái 64,49ha trong đó đất ở chiếm 15,72ha, đất sản xuất chiếm 58,77ha. Với những thành quả to lớn do Chương trình 134 đem lại, người dân rất biết ơn và ngày càng tin tưởng hơn vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhận thực tăng thêm, trình độ hiểu biết tăng thêm, người dân vùng sâu vùng xa giờ đây có thể dễ dàng hiểu và nắm bắt được đường lối, chủ trương của Đảng cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng sâu,vùng xa. 5. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 – 2006 Sau 2 năm thực hiện, Chương trình 134 đã hỗ trợ giải quyết được phần nào những khó khăn của đồng bào vùng dân tộc miền núi, tạo điều kiện để đồng bào thoát khỏi nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình Bảng 11 : Tổng hợp mức độ hoàn thành các mục tiêu của chương trình 134 Mục tiêu Số hộ được hỗ trợ Vốn Số hộ Tỷ lệ hoàn thành so với KH(%) Vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành so với KH(%) Nhà ở 150.007 45 691 42 Đất ở 6.210 7 1,4 9 Đất SX 33.615 14 43 9 Nước phân tán 52.805 19 41 38 Nước tập trung (công trình) 1652 20 222 13 Nguồn: Báo cáo điều tra Chương trình 134 - UBDT Mặc dù Chương trình 134 đã đạt được những thành quả đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bào dân tộc miền núi nhưng bên cạnh những đạt được cũng không tránh khỏi những hạn chế còn tồn tại cần được phát hiện và giải quyết kịp thời. 5.1 Tổ chức thực hiện 5.1.1. Đối tượng đầu tư a) Ưu điểm: Đối tượng được thụ hưởng là rất cụ thể và rất hợp lòng dân Trước Chương trình 134 đã có rất nhiều chính sách đầu tư phát triển để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc miền núi như Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (Chương trình 135), Chương trình giao thông nông thôn, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng…. Các chương trình này đã có hiệu quả to lớn nhưng chúng chủ yếu tập trung vào đầu tư phát triển có sở hạ tầng qua đó gián tiếp hỗ trợ cho cuộc của đồng bào. Khác với các chương trình nói trên, Chương trình 134 ra đời đầu tư hỗ trợ trực tiếp vào đến từng hộ nghèo, hỗ trợ các vấn đề thiết yếu nhất cho cuôc sống của đồng bào đó là đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt. Đối tượng hỗ trợ được xác định rất cụ thể: đó là hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt. Chính vì chương trình đã bổ khuyết cho các chương trình trước đây, giải quyết những vấn đề cấp thiết và trực tiếp đối với người dân nên đã được đồng bào tích cực ủng hộ. b) Nhược điểm: Việc lập đề án,xác định đối tượng thụ hưởng ở một số nơi còn chậm, thiếu khách quan, chưa đúng với hướng dẫn của trung ương dẫn đến việc tăng số lượng đối tượng thụ hưởng. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã cụ thể hóa hướng dẫn đến các huyện, xã và từng thôn bản, tiến hành khảo sát điều tra, đánh giá nhu cầu theo từng nội dung cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm túc qui trình hướng dẫn gây nên việc chậm chễ trong việc xây dựng đề án cũng như sai sót trong việc xác định đối tượng thụ hưởng và các sai sót này thường là tăng số lượng đối tượng thụ hưởng so với thực tế. Sở dĩ trong quá trình lập đề án có hiện tượng tăng số lượng đối tượng thụ hưởng vì địa phương nào cũng muốn nguồn vốn ngân sách rót về nhiều hơn. Điều này gây mất công bằng giữa các hộ đồng bào với nhau và làm diện đầu tư mở rộng, tạo gánh nặng cho ngân sách, giảm hiệu quả của chương trình. Cụ thể sau khi tiến hành rà soát lại đề án ở cả Trung ương và địa phương, qua nhiều bước kết quả tổng hợp như sau: Tổng số hộ trong diện đối tượng của Chương trình trong cả nước là 475.408 hộ, giảm 63.146 hộ so với đề án ban đầu.Trong đó: Số hộ cần hỗ trợ nhà ở là 333.313, giảm 28.789 hộ so với để án ban đầu Số hộ cần hỗ trợ đất ở là 83.984 hộ với diện tích 1.884ha, giảm 14.404 hộ - 1.312 ha so với đề án ban đầu Số hộ cần hỗ trợ đất sản xuất là 237.616 hộ với diện tích 73.535 ha, giảm 16.288 hộ - 31.586 ha so với đề án ban đầu Số hộ cần hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt phân tán là 280.944 hộ, giảm 32.611 hộ so với đề án ban đầu Số công trình nước sinh hoạt tập trung cần xây dựng là 7.398 công trình, giảm 600.9 công trình so với đề án ban đầu. 5.1.1. Công tác chỉ đạo điều hành a) Ưu điểm: Hệ thống chỉ đạo từ Trung ương xuống địa phương và theo quan hệ phối hợp giữa các Bộ, ngành và các sở, ban của tỉnh đã tạo ra mối liên hệ chặt chẽ, đảm bảo sự thống nhất trong điều hành chương trình. Để thực hiện Chương trình 134 , các bộ ngành trung ương và các địa phương đã có sự thống nhất và hợp tác từ trên xuống dưới để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, cũng như chỉ đạo giải quyết các khúc mắc gặp phải trong quá trình thực hiện. Sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau đã đảm bảo tính thống nhất và thông suốt cho Chương trình. Sau khi Quyết định 134 ra đời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành thông tư liên tịch số 819/2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định 134. Thông tư đã quy định rõ những vấn đề cụ thể về thực hiện chương trình, đồng thời cũng yêu cầu các địa phương thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 3 tháng 1 lần, kết thúc năm có báo cáo sơ kết đánh giá gửi về Ủy ban dân tộc và các Bộ, ngành có liên quan. Quy định này cho phép Chính phủ và các bộ, ngành trung ương thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các địa phương và kịp thời điều chỉnh khi có sai sót. Bên cạnh thông tư liên tịch, trong quá trình thực hiện, các bộ ngành đã ban hành rất nhiều văn bản theo chuyên môn của mình để hướng dẫn thực hiện Chương trình như Thông tư 121/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định 134; Quyết định số 03/2005/QD-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134;Công văn số 116/CV-BNN-LN ngày 10/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quy định về việc giải quyết gỗ làm nhà theo Quyết định 134… Cùng với việc ban hành các văn bản hướng dẫn, các Bộ, ngành cũng tổ chức các đoàn đi tới các tỉnh để khảo sát, kiểm tra việc thực hiện của địa phương. b) Nhược điểm: Công tác chỉ đạo điều hành ở địa phương đôi lúc chưa thật sự sâu sát, giám sát chưa chặt chẽ. Một số địa phương thực hiện không nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương. Theo chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách; tổ chức điều tra, lập và phê duyệt để án, gửi về Trung ương kịp thời để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Song trên thực tế, công tác xây dựng đề án ở các địa phương nhìn chung là chậm, thông tin ban đầu chưa thực sự chính xác. Công tác điều tra, phân loại hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc diện thụ hưởng theo quyết định 134 chưa được hiểu đúng và thống nhất dẫn đến hiện tượng phát sinh thêm một số hộ thụ hưởng chính sách (Sóc Trăng đưa vào diện 134 theo chuẩn nghèo mới, Thanh hòa phát sinh 3.774 hộ, Gia Lai 4.331 hộ). Cá biệt có tỉnh căn cứ theo nguồn vốn được cấp, thông báo kế hoạch phân bổ mới tiến hành bình xét các hộ, chưa thực hiện theo quy trình như đã hướng dẫn làm cơ sở xác định nhu cầu. Đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình ở các địa phương còn yếu, thiếu và kiêm nhiệm. Chế độ thông tin báo cáo ở các cấp chưa được kịp thời. Các tỉnh đều thành lập ban chỉ đạo các cấp, nhưng thực tế là thiếu cán bộ, năng lực còn hạn chế, khối lượng công việc nhiều, địa bàn dàn trải đã ảnh hưởng đến kết quả. Sự chỉ đạo và phối hợp thực hiện giữa các cấp tỉnh, huyện xã và ban ngành ở một số địa phương chưa thật chặt chẽ, sát sao và quyết liệt, công việc chủ yếu tập trung do cấp huyện thực hiện. Đây là một khâu còn yếu, nhất là ở các tỉnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Chế độ thông tin báo cáo ở các cấp chưa được kịp thời và đầy đủ làm khó khăn cho công tác chỉ đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương. Đến thời điêm 15/8/2006 mới có 45/51 tỉnh gửi báo cáo về cơ quan thường trực, đặc biệt tỉnh Tây Ninh không hề thực hiện chế độ thông tin báo cáo. 5.2. Huy động và phân bổ nguồn lực 5.2.1. Huy động nguồn lực a) Ưu điểm: Vận dụng sáng tạo nguyên tắc: hộ tự làm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ Trong quá trình thực hiện, chương trình đã đảm bảo huy động được rất nhiều nguồn lực từ nhiều phía. Bên cạnh vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn từ các nguồn khác còn có sức lao động của bản thân các hộ gia đình, sự giúp của bà con trong làng bản. Việc các hộ tự làm (nhà nước không làm thay) đã nâng cao ý thức tự chủ, ý thức tự vươn lên của đồng bào, giảm đi sự ỷ lại, trông chờ vào nhà nước. Thêm vào đó, bà con trong thôn bản cũng giúp đỡ được một phần đáng kể, thể hiện tình đoàn kết gắn bó, cùng nhau phấn đấu đánh đuổi cái nghèo. Để thực hiện chương trình thành công, còn có sự tham gia của nhiều đơn vị khác. Như Tổng công ty Cao su Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam tham gia trong việc bố trí đất sản xuất, bố trí gỗ hỗ trợ đồng bào dựng nhà;Cục Kinh tế - Bộ Quốc Phòng tham gia trong việc tiếp nhận bố trí và sắp xếp dân cư, câp đất ở và đất sản xuất cho đồng bào, phối hợp với địa phương tổ chức giáo dục, hướng dẫn khuyến nông, khuyến lâm, giúp đỡ cho đồng bào chuyển đổi sản xuất theo hình thức mới. b) Nhược điểm: Khả năng huy động các nguồn vốn còn rất hạn chế. Chương trình đã huy động được nhiều nguồn lực song chưa xứng đáng với tầm vóc của chương trình, nhất là chưa huy động được nguồn lực có tiềm năng lớn của các tổ chức Quốc tế tham gia. Nguyên nhân là do: Sự chậm chễ trong việc lập đề án, xác định đối tượng thụ hưởng của các địa phương dẫn tới công tác giải ngân chậm, số vốn đầu tư ít hơn so với dự kiến. Nguyên nhân chính là do tính phức tạp của Chương trình và do trình độ cán bộ ở các vùng còn yếu Các nhà tài trợ e ngại chưa đầu tư cho chương trình do chưa có công tác vận động, quảng bá kêu gọi các tổ chức quốc tế. Đồng thời các tổ chức cũng lo ngại tính công khai của chương trình, lo sợ nguồn vốn đầu tư sẽ không đến đúng địa chỉ, không đúng đối tượng, thất thoát lãng phí, bớt xén đồng vốn đầu tư…. Do đó hiện nay các tổ chức chuyển sang thực hiện các dạ án với cơ chế quản lý vốn riêng của họ. Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho các địa phương còn thấp so với nhu cầu thực tế.Chỉ có một số ít địa phương đảm bảo được nguồn vốn đối ứng theo quy định. Lượng vốn hỗ trợ còn nhỏ so với các mục tiêu cần hỗ trợ. Có những hộ gia đình thuộc đối tượng 134 chỉ được hỗ trợ 5 triệu đồng (do chỉ có phần hỗ trợ từ ngân sách trung ương) là quá ít trong việc giúp người dân từ chưa có nhà thành có nhà. Cũng tương tự như vậy đối với mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt khi người dân chỉ nhận được hỗ trợ 300.000 đ hoặc 0,5 tấn xi măng. Một số địa phương chưa tuân thủ quy định bố trí 20% nguồn vốn đối ứng đồng thời chưa làm tốt việc lồng ghép các các chương trình trên địa bàn, lồng ghép các nguồn vốn và huy động nguồn lực của cộng đồng và xã hội. 5.2.2. Phân bổ nguồn lực a) Ưu điểm: Cấp vốn trọn gói cho các tỉnh làm tăng tính chủ động của các địa phương. Trong cơ chế hoạt động của Chương trình 134, vốn ngân sách trung ương được cấp cho các địa phương trọn gói theo từng quý. Đối với tỉnh, trên có sở vốn được cấp sẽ có phương án phân bổ chi tiết cho từng huyện và từ huyện lại phân bổ về xã. Cách làm này có ưu điểm giúp đơn giản hóa hoạt động phân bổ ở cấp Trung ương đồng thời tạo điều kiện cho cấp tỉnh, huyện chủ động lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn và tập trung vốn vào những mục tiêu quan trọng đối với mỗi địa phương. Quy trình cấp phát thanh toán được thực hiện như sau:Căn cứ dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng tỉnh hàng quý Bộ Tài chính thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo tiến độ thực hiện. Đối với tỉnh, trên cơ sở dự toán đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các huyện, Sở Tài chính làm thủ tục bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện. Phòng Tài chính huyện phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện quản lý và cấp phát theo các mục tiêu cho các đối tượng được thụ hưởng. Vốn hỗ trợ được đưa trực tiếp đến người dân cho phép người dân có toàn quyền sử dụng theo mục tiêu hỗ trợ Các hộ đồng bào được hỗ trợ xây dựng nhà ở, xây dựng công trình nước sinh hoạt bằng tiền hay vật chất đều có quyền sử dụng và tự làm các công trình cho mình. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vì người dân chính là người xây dựng ra các công trình cho minh sử dụng. Đồng thời cũng cho phép các hộ xây dựng theo đúng nhu cầu và phù hợp với điều kiện của mình. b) Nhược điểm: Một số tỉnh thủ tục tài chính, cấp vốn còn chậm chễ, không tuân theo chỉ đạo của Trung ương dẫn đến không đảm bảo tiến độ chương trình. Việc cấp vốn chậm cho các huyện, xã, không làm đúng hướng dẫn đã tác động tới khả năng hoàn thành đúng tiến độ của chương trình. Có địa phương đến 31/7/2006 mới giải ngân được 45% kế hoạch vốn. Điều này do 2 nguyên nhân chính là thủ tục hành chính, tài chính còn rườm rà và không bố trí hoặc bố trí rất ít kinh phí quản lý nên công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn có địa phương sử dụng vốn của chương trình để thực hiện mục tiêu khác. Cùng với việc chậm chễ trong cấp vốn, việc tổng hơp báo cáo quyết toán và công tác báo cáo tình hình thực hiện hàng quý cho cơ quan trung ương vẫn còn chậm và hầu hết các địa phương chưa thực hiện báo cáo theo đúng quy định. Do đó gây khó khăn cho việc quản lý và điều chỉnh khi giải quyết các vấn đề khúc mắc trong quá trình thực hiện. Phân bổ vốn giữa các mục tiêu không hợp lý. Việc phân bổ vốn giữa các mục tiêu không hợp lý sẽ dẫn đến mất cân đối cũng như giảm hiệu quả chương trình. Trong khi ngân sách trung ương hỗ trợ nhà ở cho mỗi hộ đồng bào chỉ là 5 triệu đồng thì hỗ trợ cho công trình nước tập trung trung bình lên đến 134 triệu. Sẽ tốt hơn khi lượng vốn tài trợ cho công trình nước được chuyển bớt sang hỗ trợ nhà ở 5.3. Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu 5.3.1. Hỗ trợ nhà ở: a)Ưu điểm: Nhà ở được xây dựng tương đối chắc chắn và phù hợp với thực tế địa phương cũng như điều kiện các hộ gia đình. Ở các địa phương, nhà ở luôn là mục tiêu hàng đầu được chính quyền cũng như nhân dân quan tâm nhất bởi lẽ nó đảm bảo chỗ ăn, ở cho cả gia đình. Vì lẽ đó nhiều gia đình đã xây dựng được những căn nhà tương đối khang trang, chắc chắn. Qua kiểm tra thực tế một số địa phương ở phía Đông Bắc cho thấy đa số các căn nhà hỗ trợ được xây bằng gạch, lợp mái chắc chắn và có diện tích từ 45 – 55m2 . Về hình thức hỗ trợ, đa số các địa phương hỗ trợ bằng tiền để các hộ tự xây dựng. Nhiều địa phương hướng dẫn , giúp đỡ các gia đình trong việc chọn mẫu thiết kế, công bố giá cả vật liệu xây dựng, giúp hợp đồng thuê thợ, đồng thời vận động dòng hộ giúp đỡ về nhân công nên giá thành xây dựng thấp, bảo đảm chất lượng, hạn chế thất thoát lãng phí. Một số địa phương đã quan tâm chỉ đạo trong việc hướng dẫn về kiến trúc, mẫu mã, quy mô căn nhà cho phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện khí hậu của từng vùng cũng như khả năng kinh tế của hộ gia đình. b)Nhược điểm: Một số địa phương thực hiện sai chính sách. Thực hiện không đúng nguyện vọng của người dân trong việc hỗ trợ xây dựng nhà. Theo Quyết định 134, các hộ thuộc đối tượng hỗ trợ nhà ở được hỗ trợ từ ngân sách trung ương 5 triệu đồng/hộ, hỗ trợ từ ngân sách địa phương tối thiểu 1 triệu đồng và từ các nguồn khác tùy tình hình địa phương. Tuy nhiên, trong qua trình thực hiện một số tỉnh đã không có khoản hỗ trợ từ ngân sách địa phương mà còn cắt giảm số tiền hỗ trợ từ ngân sách trung ương ( như tỉnh Lai Châu chỉ cấp cho hộ nghèo từ 2 – 3 triệu đồng/hộ đề hỗ trợ tấm lợp) . Bên cạnh đó, tại một vài nơi khác, người dân đã không được hỗ trợ theo nguyện vọng của mình như người dân muốn được hỗ trợ bằng tiền nhưng thay vào đó không được nhận tiền mà phải nhận tấm lợp, tôn hoặc gỗ. 5.3.2. Hỗ trợ đất ở a) Ưu điểm: Việc các địa phương chủ động tự giải quyết vấn đề nhà ở làm giảm gánh nặng cho ngân sách trung ương,tạo điều kiện để tập trung ngân sách trung ương vào giải quyết các mục tiêu còn lại. Sau khi đưa Chương trình vào thực hiện một thời gian, tại các địa phương đã xuất hiện vấn đề về giải quyết đất ở. Lượng vốn hỗ trợ cho đất ở cho mỗi hộ đồng bào là quá ít, không đủ để giải quyết vấn đề. Trong khi đó các địa phương có khả năng tự giải quyết cho các hộ đồng bào hoặc phối kết hợp giải quyết bằng cách lồng ghép với các chương trình khác. Vì vậy, mục tiêu đất ở không đưa vào nhu cầu hỗ trợ mà được các địa phương tự lo. Điều này tạo điều kiện để tập trung nguồn lực từ ngân sách trung ương vào giải quyết các mục tiêu khác. b) Nhược điểm: Kinh phí hỗ trợ cho đất ở là quá thấp, không đủ để giải quyết cho đồng bào, gây lúng túng trong giai đoạn đầu triển khai. Trước khi có phương án để cho các địa phương tự giải quyết, đã có một thời gian dài vấn đề đất ở bị ngưng trệ, dẫn đến ảnh hưởng đến các mục tiêu khác, làm chậm tiến độ cả chương trình. Bài học kinh nghiệm ở đây chính là vấn đề khi làm chính sách cần tính toán đến thực tế cuộc sống. 5.3.3. Hỗ trợ nước sinh hoạt a) Ưu điểm: Các công trình nước được hỗ trợ theo nhiều hình thức nên rất phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn cũng như yêu cầu của từng hộ dân. Các hính thức hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán gồm hỗ trợ bằng tiền, cấp lu, téc, cấp xi măng, cấp ống nước, đào giếng. Hình thức cấp lu, téc, xi măng và ống nước rất phù hợp với đồng bào ở miền núi. Ống nước sẽ dùng để dẫn nước từ nguồn mạch hoặc từ công trình nước tập trung, trong khi lu téc được dùng để tích trữ nước và xi măng để hỗ trợ xây bể chứa. Còn các hình thức đào giếng hay hỗ trợ bằng tiền phù hợp với đồng bào ở vùng đồng bằng. Các hộ dân chỉ cần đăng ký với chính quyền địa phương sẽ được cấp theo yêu cầu của mình mà không cần lo việc mua, bán chuyên chở. Các chi phí này đều do địa phương chi trả. Chính vì cách làm này theo đúng nguyện vọng của nhân dân nên đã được nhân dân rất hoan nghênh. 5.3.4. Hỗ trợ đất sản xuất a) Ưu điểm: Hướng giải quyết hỗ trợ đất sản xuất bằng cách giao rừng, khoán bảo vệ rừng là rất hợp lý. Giải quyết đất sản xuất là một trong các vấn đề khó khăn của các địa phương, đặc biệt là những địa phương có quỹ đất hạn chế. Do đó giải pháp phát triển nghề rừng, giao rừng, khoán bảo vệ rừng giúp đồng bào thu lợi từ rừng là rất hợp lý. Giải pháp này được coi là rất linh hoạt và tháo gỡ vướng mắc cho rất nhiều địa phương. Để có cơ sở giao rừng, khoán bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hướng dẫn các địa phương quy hoạch rừng, tiến hành phân loại rừng để có biện pháp quản lý phù hợp với từng loại. Trong các địa phương thì Đà Nẵng và các tỉnh ở Tây Nguyên là những nơi thực hiện tốt nhất cách làm này. b) Nhược điểm: Tiến độ thực hiện việc hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo là chậm và không thể hoàn thành kế hoạch đề ra Nguyên nhân của việc chậm tiến độ là do sự phức tạp từ việc xác định đối tượng, xác định quỹ đất và phương án giải quyết đất đến các thủ tục về công tác thiết kế lô thửa, tiến hành đo đạc, thẩm định xét duyệt hồ sơ cho đến việc giao cấp đất phải qua nhiều giai đoạn và trình tự theo đúng quy định. Do vậy, hầu hết các địa phương lập đề án chậm, lúng túng về xác định đối tượng, kinh phí lập không sát với thực tế. Việc xác định đối tượng thụ hưởng lúc đầu còn chưa chính xác như: còn trùng lặp tên các hộ, những hộ đã đi khỏi địa phương nhưng vẫn được đưa vào đề án. Một số địa phương quản lý đất không chặt chẽ, nhiều trường hợp đồng bào dân tộc đã bao chiếm đất và sử dụng từ nhiều năm nay nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng khi kê khai thì vẫn ghi là không có đất Một nguyên nhân nữa đó là quỹ đất sản xuất để giải quyết rất hạn chế (những nơi gần khu tập trung dân cư không còn quỹ đất để khai hoang, hoặc nếu có đất lại là đất trống, đồi núi trọc, đất bị xâm canh, đất đang xảy ra tình trạng tranh chấp, đất đưa vào chuyển đổi mục đích sử dụng không đúng đối tượng, đất dự kiến thu hồi của các doanh nghiệp đang vướng mắc…) Nhìn chung, quỹ đất sản xuất gần khu dân cư, thuận lợi cho sản xuất để giao cho đồng bào không còn. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008) 1. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2007– 2008. . Sự cần thiết phải kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 134 đết hết năm 2008 Quyết định 134 là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số và là chính sách đầu tư trực tiếp tới hộ nghèo. Với sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các cấp từ Trung ương tới địa phương, qua gần 2 năm thực hiện Quyết định 134 , đời sống cùa các hộ đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đã được nâng lên, nhất là về điều kiện nhà ở và nước sinh hoạt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan dẫn đến chương trình không thể hoàn thành đúng thời hạn (cơ bản hoàn thành các mục tiêu trong năm 2006). Do đó, để có thể hoàn thành các mục tiêu của chương trình, Chính phủ đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện chương trình đến năm 2008. 1.2. Phương hướng và mục tiêu thực hiện Quyết định 134 trong 2 năm 2007 – 2008 Việc thực hiện tốt các chính sách trong Quyết định 134 có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp đồng bào có điều kiện sản xuất, đảm bảo ổn định đời sống, sớm thoát nghèo, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, trật tự xã hội tại các vùng miền trong cả nước. Trong 2 năm tới, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố có liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh và nhanh tiến độ thực hiện Quyết định 134 trên cơ sở đảm bảo đối tượng được thụ hưởng theo đúng các tiêu chí của các văn bản hướng dẫn và tính dân chủ công khai. Các địa phương cần chủ động có những giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương minh nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sự đóng góp của cộng đồng, các tổ chức xã hội, động viên sức mạnh toàn xã hội thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình. Về mục tiêu thực hiện quyết định trong 2 năm tới: Trong 2 năm tới sẽ hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Lồng ghép Chương trình 134 với các chương trình, chính sách khác trên địa bàn để hoàn thành việc xây dựng các công trình nước công cộng, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số Hoàn thành việc hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào nghèo với các hình thức hỗ trợ phù hợp như: hỗ trợ trực tiếp bằng đất, hỗ trợ chăn nuôi, cây trồng, dậy nghề, xuất khẩu lao động…. Về khả năng bố trí nguồn vốn trong 2 năm tới: Theo đề án được rà soát phê duyệt, trong 2 năm 2007 và 2008, vốn ngân sách trung ương tiếp tục hỗ trợ các địa phương thực hiện quyết định 134 là1.578 tỷ đồng ( bình quân khoảng 790 tỷ đồng/năm ) .Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm, mức đáp ứng nguồn vốn đầu tư cho việc thực hiện quyết định trong 2 năm 2007 – 2008 là có khả năng đảm bảo. Kế hoạch 2007, Chính phủ đã trình Quốc hội bố trí nguồn vốn thực hiện Quyết định 134 là 800 tỷ đồng. Nguồn vốn phân bổ cho các địa phương sẽ căn cứ theo các nguyên tắc sau: Căn cứ nhu cầu hỗ trợ theo đề án đã được phê duyệt và đã được rà soát lại theo công văn số Quyết định 134/UBDT-CSDT ngày 9/1/2006 của Ủy ban Dân tộc Ưu tiên bố trí đối với các địa phương đã thực hiện gần xong đề án và có tiến độ thực hiện tốt, để hoàn thành chương trình sớm nhất Ưu tiên bố trí đối với các nội dung được thực hiện tốt như hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt để có thể đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nội dung hỗ trợ này Tập trung bố trí cho các địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo cần hỗ trợ cao, những địa phương còn khó khăn trong cân đối ngân sách. Trên cơ sở mức hỗ trợ của trung ương và nội dung đề án, các địa phương sẽ chủ động bố trí nguồn kinh phí đó cho các nhiệm vụ cụ thể của quyết định như hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt. 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2008 2.1.Tổ chức thực hiện chương trình. 2.1.1. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành Trung ương và chính phủ Các bộ ngành trung ương cần sớm bổ sung một số cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp vói điều kiện miền núi như: Chính sách ưu đãi cho các cán bộ tăng cường về cơ sở ở những vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc ít người Các chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng 134 đối với các địa phương không còn quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp Các Bộ ngành Trung ương cần rà soát lại các chính sách hướng dẫn Quyết định 134 để đảm bảo phù hợp với giai đoạn tiếp theo của chương trình. Đồng thời cần xây dựng các văn bản hướng dẫn phù hợp, đặc biệt về giải pháp hỗ trợ thay thế đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc bởi đây là hai vấn đề mà các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Cụ thể: Chính phủ cần cho phép mở rộng phạm vi áp dụng Quyết định 231/2005/QD-TTg ngày 22/9/2005 đối với các tỉnh Tây Nguyên được thực hiện trên địa bàn cả nước. Quyết định 231 của Thủ tướng Chính phủ quy định 4 chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số vào làm việc. Qua thời gian thực hiện ở 5 tỉnh Tây Nguyên đã nhanh chóng được các doanh nghiệp đóng nhận và thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tháo gỡ được nhiều khó khăn cho các địa phương do không còn quỹ đất để giao cho đồng bào. Mặt khác, cuộc sống của các hộ có lao động làm việc tại các doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, nhất là lao động vào làm việc tại các công ty cao su nhờ thu nhập cao. Các công ty cao su, cà phê hoan nghênh chủ trương trên vì vườn cây tiếp tục được quản lý và phát huy hiệu quả kinh tế. Khuyến khích các doanh nghiệp cao su, cà phê, lâm nghiệp thực hiện việc giao khoán vườn cây cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số quản lý để tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào, trong dó ưu tiên các đôi tượng thuộc Quyết định 134 . Mở rộng thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định 304/2005/QD-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện trong cả nước. Mức khoán bảo vệ rừng đã được nâng lên từ 50.000 đồng/ha lên 100.000 đồng/ha. Đề nghị Chính phủ xem xét cho phép một số địa phương không còn quỹ đất sản xuất được tạm ứng vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ thật sự cấp bách phục vụ đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa (giống như các tỉnh Tây Nguyên thực hiện theo Quyết định 1143/QD-TTg ngày 31/8/2006). Đây là một biện pháp quan trọng để hỗ trợ cho đồng bào tăng vụ, tăng năng suất cây trồng trên diện tích đã có mà không phải nhận thêm phần đất bị thiếu, đây là một giải pháp quan trọng đối với các địa phương không còn quỹ đất hiện nay. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho người dân câc vùng nông thôn, miền núi thuộc đối tượng 134 Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chú trọng phát triển chăn nuôi và sản xuất cây có giá trị hàng hóa gằn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất tự nguyện không nhận thêm đất sản xuất mà chuyển sang sản xuất chăn nuôi hoặc chuyển sang thâm canh sản xuất cây có giá trị hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo các đề án sản xuất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được nhận tiền hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha phần đất thiếu so với mức giao đất tối thiểu quy định tại Quyết định 134 để hỗ trợ con giống hoặc cây giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và vẫn được hưởng các hỗ trợ khác trừ đất sản xuất theo Quyết định 134 Hỗ trợ cho các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia thị trường xuất khẩu lao động. Để tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng: các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất, có lao động đủ sức khỏe và trình độ, tự nguyện tham gia xuất khẩu lao động, tự nguyện không nhận đất sản xuất thì được cấp 5 triệu đồng/lao động/hộ Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các hộ thiếu đất sản xuất không nhận đất mà chuyển sang làm nghề khác phi nông nghiệp, theo đó Nhà nước sẽ hỗ trợ đào tạo nghề cho các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển các khu đô thị trong nông thôn, đào tạo nghề gắn với tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. 2.1.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương Nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện Quyết định 134 của các cấp, các ngành, các địa phương và cơ sở đến hết năm 2008 cơ bản thực hiện xong việc giải quyết đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số thuộc đối tượng Quyết định 134 thực sự có nhu cầu về đất sản xuất Đề nghị địa phương tiếp tục rà soát, phúc tra lại các đối tượng thiếu đất sản xuất theo Quyết định 134 và công khai trước buôn làng để giải quyết công bằng Các tỉnh chỉ đạo các sở có phương án cụ thể giải quyết đồng bộ về đất đai cho Chương trình 134 , tổ chức lồng ghép các chương trình trên địa bàn như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 135 giai đoạn 2, chương trình thủy lợi vừa và nhỏ, chương trình giống cây trồng vật nuôi, chương trình khuyến nông, khuyến lâm…nhằm giúp đồng bào phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao thu nhập. Tích cực rà soát nhu cầu thực sự về đất để có giải pháp thích hợp: Đối với những tỉnh việc khai thác đất hoang giao cho đồng bào dân tộc không hiệu quả, có nhu cầu giải quyết theo các hướng khác (đền bù vườn cây, giải quyết theo hướng không cần đất như chăn nuôi, giao khoán rừng, thu hút lao động vào làm việc trong các nông lâm trường và các ngành nghề khác) cần phải lập phương án cụ thể, lập báo cáo trình chính phủ. Các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc tham gia cùng Nhà nước thực hiện chính sách có hiệu quả; chủ động, sáng tạo tìm ra các giải pháp huy động nguồn lực trong cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các nhà tài trợ để giúp đỡ và ủng hộ đồng bào nghèo. Tăng cường biện pháp vận động giáo dục, thuyết phục có lý, có tình, có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước bằng biện pháp và chính sách cụ thể. Giải quyết dứt điểm những vụ việc nổi cộm về khiếu kiện, tranh chấp đất đai giữa đồng bào dân tộc thiểu số với nhân dân trong vùng và các doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh cần rà soát lại các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trước đây đã bao chiếm đất của nông, lâm trường, hoặc đã có đất xâm canh ở nơi khác nhưng họ không thông báo để được hưởng hỗ trợ từ Quyết định 134 ; tùy từng trường hợp và điều kiện cụ thể mà xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ, nhằm giảm áp lực về đất đai cho địa phương, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn. 2.2. Huy động và phân bổ nguồn lực 2.2.1. Cơ cấu lại hợp lý cách phân bổ nguồn lực Trong 2 năm thực hiện, một số lượng lớn các địa phương không đảm bảo được số lượng vốn đối ứng theo quy định do điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn. Chính vì thế, trong cơ chế hỗ trợ các địa phương, chính phủ nên xem xét bổ sung quy định về mức ngân sách địa phương đảm bảo (hiện nay theo quy định là 20% mức ngân sách trung ương hỗ trợ) theo hướng: Những địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 70% chi cân đối ngân sách địa phương thì ngân sách địa phương không phải bố trí vốn đối ứng Những địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 50% đến 70% chi cân đối ngân sách địa phương thì ngân sách địa phương phải bố trí vốn đối ứng khoảng 5% mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ. Những địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương dưới 50% chi cân đối ngân sách địa phương thì ngân sách địa phương phải bố trí vốn đối ứng khoảng 10% mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ. Các địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương, ngân sách địa phương phải bố trí đối ứng bằng 20% mức ngân sách trung ương hỗ trợ. Hàng năm bố trí kinh phí quản lý chương trình 134 để hỗ trợ các địa phương có nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương theo mức 0,5% mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương để thực hiện Chương trình 134 2.2.2. Huy động nguồn lực Để thực hiện được đúng tiến độ đó là hoàn thành cơ bản trong năm 2008 thì việc huy động nguồn lực là rất quan trọng. Nguồn lực đầu tiên và lớn nhất là vốn ngân sách trung ương. Ngân sách trung ương 2.3. Thực hiện chương trình 2.3.1. Mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất a) Tích cực tạo quỹ đất để giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thực sự có nhu cầu về đất sản xuất Cần phân loại các hộ không có đất và thiếu đất sản xuất để có giải pháp phù hợp: Hộ thực sự có nhu cầu về đất để sản xuất; hộ có nhu cầu về giao rừng, khoàn bảo vệ rừng; hộ có nhu cầu về phát triển chăn nuôi, dịch vụ, ngành nghề; hộ có nhu cầu làm công nhân trong các doanh nghiệp nông nghiệp Tiếp tục rà soát đất đai các nông, lâm trường quốc doanh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp của những khu rừng nghèo kiệt sang đất nông nghiệp (nếu có điều kiện) để tạo quỹ đất giao cho các đối tượng thuộc Quyết định 134 Tiếp tục công tác khai hoang phục hóa các diện tích đất có thể khai thác sử dụng được, kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để bà con có thể canh tác được hiệu quả trên diện tích khai hoang đó. Mặt khác, Chính phủ cũng nên cho phép nâng mức hỗ trợ khai hoang từ 5 triệu/ha lên 8 triệu/ha vì mức 5 triệu là qua thấp. b) Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ để thúc đẩy sản xuất phát triển nông – lâm nghiệp ở các vùng miền núi khó khăn Tăng cường năng lực các cơ sở nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp ở các vùng miền núi để đủ năng lực tạo ra những tiến bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng sát yêu cầu và phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng sinh thái. Chú trọng đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ chuyên biệt cho vùng miền núi. Trước hết cần tiếp tục triển khai các chương trình giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học; phát triển mạnh công nghệ bảo quản và chế biến nông lâm sản. Tăng cường hệ thống khuyến nông , khuyến lâm cơ sở để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo đến cuối năm 2007 mỗi xã có ít nhất 1 cán bộ khuyến nông chuyên trách, các thôn bản ở những xã đặc biệt khó khăn có cộng tác viên về khuyến nông Triển khai nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở các vùng đặc thù như vùng đất dốc, đất cát… để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có thể sử dụng hiệu quả một số diện tích đất đặc thù. c) Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ nông nghiệp. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số theo đó ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp việc nâng cao giá trị, hiệu quả của nông lâm sản và doanh nghiệp kinh doanh nông sản, trước hết về giao thông, thủy lợi, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nông nghiệp. Quan tâm hơn phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, nhất là xuất khẩu theo đường biển như : chợ nông thôn, kho lạnh, kho ngoại quan, hệ thống thông tin liên lạc… Tăng cường phát triển thủy lợi vừa và nhỏ đa dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, làm thủy điện cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người dân miền núi ở Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, ưu tiên xây dựng các hồ chứa đập dâng giữ nước tưới cho cây công nghiệp cà phê, mía, hồ tiêu, cũng như nước sinh hoạt và công nghiệp. Đối với các xã đặc biệt khó khăn chưa có công trình thủy lợi hoặc có nhưng đã bị xuống cấp, Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp. Đối với địa bàn vùng cao không có ruộng nước, Nhà nước hỗ trợ kinh phí để làm ruộng bậc thang, nhằm giúp người nghèo có điều kiện sản xuất lương thực tại chỗ; Chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, trước hết đối với thú y, bảo vệ thực vật, chế biến , thu mua nông lâm sản. 2.3.2. Mục tiêu hỗ trợ nhà ở Các địa phương điều tra, khảo sát, phân loại cụ thể đối tượng thuộc diện hỗ trợ về nhà ở. Tổ chức bình xét, phân loại đối tượng ưu tiên. Trước hết cần tập trung hỗ trợ cho các hộ nghèo là gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở Do thời gian thực hiện ngắn, khối lượng lại rất lớn và triển khai trên địa bàn rộng, vì vậy các địa phương cần lập kế hoạch, tiến độ thực iện thật cụ thể, chi tiết. Để đảm bảo tiến độ thì đối với những hộ đã sẵn sàng cho việc xây dựng nhà ở như đã có đất ở, đã chọn được mẫu nhà ở, đủ khả năng tài chính… thì tập trung làm trước Mỗi huyện, xã cần xây dựng mô hình làm thí điểm để mọi người tham khảo, rút kinh nghiệm. Định kỳ nên có sơ kết, đánh giá việc thực hiện, kịp thời giải quyết những tồn tại và phát sinh. Hàng tháng các địa phương cần có báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện. Ở môi địa phương cần phát động thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp để mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân tích cực thực hiện. Tăng cường cồn tác kiểm tra, giám sát bảo đảm hỗ trợ đến tận tay người dân. Đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch trong việc xét duyệt các đối tượng hỗ trợ. Sở xây dựng các tỉnh cần tập trung nghiên cứu, thiết kế mẫu nhà ở, hướng dẫn chi tiế để nhân dân biết và áp dụng. Mẫu nhà ở phải phù hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng và khả năng tham gia đóng góp của các hộ dân. Cố gắng khai thác, sử dụng các loại vật liệu truyền thống của địa phương và đặt hàng sản xuất các cấu kiện nhà ở theo thiết kế mẫu được duyệt tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Việc triển khai hỗ trợ về nhà ở cần lồng ghép các chương trình, đặc biệt là chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường để đảm bảo điều kiện sống tối thiểu và từng bước nâng cao điều kiện sống của nhân dân, góp phần phát triển bền vững Để các khu vực dân cư phát triển phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các địa phương cần quan tâm đặc biệt đến công tác quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, đảm bảo đồng bồ việc xây dựng nhà ở với xây dựng kết cấu hạ tầng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ủy ban Dân tộc, Viện Dân tộc - Hội đồng khoa học (2006). 60 năm công tác dân tộc - Thực tiễn và bài học. Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Ủy ban Dân tộc (2006). Báo cáo kết quả dự án: Điều tra, khảo sát hiệu quả đầu tư của chương trình 135 và đề xuất chính sách hỗ trợ đâu tư phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 –2010. Ủy ban Dân tộc - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (10/2006). Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ – TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (2004 – 2006). Ủy ban Dân tộc (2005). Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 –2010. Ủy ban Dân tộc (2005). Các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ – TTg ngày 20/7/2004 của thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào thiểu số nghèo đời sống khó khăn. Ủy ban Dân tộc, Vụ Pháp chế.(2005). Một số văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc (1999 – 2005). Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam. (2003). Nghị định số 51/2003/NĐ-CP ngày 16/5/2003 của Chính phủ Quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam. (2003). Quyết định 134/2004/QĐ – TTg ngày 20/7/2004 của thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào thiểu số nghèo đời sống khó khăn. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam. (1998).Quyết định số 135/1998/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa. Uỷ ban Dân tộc.(2003). Quyết định số 247/2004/QĐ – UBDT ngày 11/11/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Vụ Chính sách Dân tộc. Website của Uỷ ban Dân tộc. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 2 1. BỐI CẢNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 2 2. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH 134 5 2.1. Mục đích 5 2.2. Đối tượng 5 2.2.1. Đối với hộ gia đình: 5 2.2.2. Đối với cộng đồng thôn bản 6 2.3. Nguyên tắc: 6 2.4. Chính sách: 6 2.5. Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở, bao gồm: 9 2.6. Hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở 9 3. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ 10 3.1. Nguồn vốn – Quản lý, cấp phát và thanh toán nguồn vốn 10 3.1.1. Nguồn vốn 10 3.1.2. Lập đề án và kế hoạch vốn 10 3.1.3 Phân bổ dự toán vốn 12 3.1.4. Cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ 13 3.1.5. Hạch toán kế toán và quyết toán 16 3.2. Tổ chức thực hiện: 17 4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG 2 NĂM VỪA QUA 2004 - 2006 19 4.1. Tình hình tổ chức thực hiện 19 4.1.1. Tình hình chỉ đạo thực hiện của trung ương 19 4.1.1.1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quyết định 134 19 4.1.1.2. Công tác rà soát tổng hợp và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quyết định 134 21 4.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện ở các địa phương 21 4.2. Tình hình sử dụng vốn 22 4.2.1. Huy động vốn 22 4.2.1.1. Nhu cầu vốn cho Chương trình 134 22 4.2.1.2. Lượng vốn đã huy động 23 4.2.2. Sử dụng vốn 25 4.2.2.1. Phân bổ vốn ngân sách cho các địa phương 25 4.2.2.2. Sử dụng vốn theo các mục tiêu của chương trình 25 4.3. Tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình 29 4.3.1. Hỗ trợ nhà ở 29 4.3.2. Hỗ trợ nước sinh hoạt 32 4.3.3. Hỗ trợ đất ở 35 4.3.4. Hỗ trợ đất sản xuất 36 5.TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 ĐỐI VỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MIỀN NÚI VÀ CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN TRONG 2 NĂM QUA 39 5.1. Chương trình 134 làm thay đổi bộ mặt các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nông thôn miền núi 39 5.2. Góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo 40 5.3. Góp phần quan trọng cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào các vùng dân tộc 43 5.4. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các vùng chiến lược xung yếu của đất nước 44 5.5. Tăng cường đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước 45 6. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 – 2006 46 6.1 Tổ chức thực hiện 46 6.1.1. Đối tượng đầu tư 46 6.1.1. Công tác chỉ đạo điều hành 48 6.2. Huy động và phân bổ nguồn lực 50 6.2.1. Huy động nguồn lực 50 6.2.2. Phân bổ nguồn lực 52 6.3. Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu 53 6.3.1. Hỗ trợ nhà ở: 53 6.3.2. Hỗ trợ đất ở 54 6.3.3. Hỗ trợ nước sinh hoạt 55 6.3.4. Hỗ trợ đất sản xuất 55 CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008) 57 1. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2007 - 2008 57 1.1. Sự cần thiết phải kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 134 đết hết 2007– 2008. 57 1.2. Phương hướng và mục tiêu thực hiện Quyết định 134 trong 2 năm 2007 – 2008 58 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2008 60 2.1.Tổ chức thực hiện chương trình. 60 2.1.1. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành Trung ương và chính phủ 60 2.1.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương 62 2.2. Huy động và phân bổ nguồn lực 63 2.2.1. Cơ cấu lại hợp lý cách phân bổ nguồn lực 63 2.2.2. Huy động nguồn lực 63 2.3. Thực hiện chương trình 64 2.3.1. Mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất 64 2.3.2. Mục tiêu hỗ trợ nhà ở 66 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24547.DOC
Tài liệu liên quan