Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch ba địa phương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam

Đối với vấn đề liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa chính quyền ba địa phương: Không chỉ dừng lại mức độ liên kết với các hoạt động xúc tiến, quảng bá, ba địa phương có thể nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động du lịch với mức độ cam kết cao hơn, không phải như từng địa phương riêng lẻ mà cùng xem xét thành lập, hoạt động như một thể chế riêng hỗ trợ cho ngành du lịch. Việc tập trung nguồn lực tổ chức các hoạt động xúc tiến chung cho cả vùng sẽ giải quyết tình trạng nguồn kinh phí dành cho hoạt động quảng bá du lịch khác nhau giữa các địa phương. Hiện nay, dù chưa thực sự được áp dụng, nhưng những nghiên cứu về mô hình điều phối vùng trong phát triển du lịch đã được các chuyên gia đề xuất mà ba địa phương có thể tham khảo, như cơ chế điều phối quản lý điểm đến của ESRT (2015), với cơ chế điều phối quản lý điểm đến 2 tầng (cấp tỉnh và cấp vùng). Đối với vấn đề liên kết và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong phát triển du lịch: Việc đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, công bằng và cải thiện môi trường đầu tư thông qua đấu thầu công khai, tiếp cận thông tin bình đẳng, cấp giấy phép (đầu tư, kinh doanh, xây dựng.) nhanh chóng, không gây nhũng nhiễu. sẽ lấy lại niềm tin, cải thiện mối quan hệ với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các địa phương cần đổi mới tư duy chiến lược của các cấp lãnh đạo tỉnh, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, trách nhiệm và tinh thần cải cách đổi mới. Cùng với đó, tiến hành rà soát và tối ưu hóa quy trình thủ tục hành chính, tiến hành công khai minh bạch các thủ tục hành chính trên phương tiện thông tin đại chúng, tập trung vào các chỉ số mà các địa phương đang bị tụt hạng như tính năng động, chi phí thời gian hay cạnh tranh bình đẳng. Các địa phương cần tạo điều kiện rộng mở hơn cho các doanh nghiệp du lịch tham gia vào các hoạt động xây dựng chiến lược phát triển du lịch, xúc tiến, quảng bá và thiết kế các chương trình du lịch

docx17 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch ba địa phương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH CỤIỴỊ NGÀNHI DU ỤCH BA ĐỊA PHUONG: THỪA THIÊN HUÉ. ĐÀ NÃHG, QUÀNG NAM Lê Văn Phúc Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Email: levanphuc.hce@gmail.com Phan Hoàng Thái Sờ Ke hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Hue, Email: hoangthai0109@gmail.com Tóm tắt Thừa Thiên Huế - Đà Nang - Quảng Nam là ba địa phương nằm trong Vùng kinh tể trọng điểm miền Trung, có nhiều tiềm năng và đặc điểm tương đồng để phát triển thành cụm ngành du lịch, đặc biệt là du lịch di sản văn hóa, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Mặc dù du lịch của ba địa phương luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, được thể hiện rõ trong quy hoạch thổng thể phát triển du lịch của mỗi địa phương và định hướng của Chỉnh phủ, nhưng kết quả phát triển du lịch của ba địa phương trong những năm qua còn khá khiêm tốn so với kỳ vọng. Sử dụng mô hình kim cương của Porter, nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch của Thừa Thiên Huế - Đà Nang - Quảng Nam và khuyển nghị những chính sách phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành này. Từ khóa: Cụm ngành, du lịch, năng lực cạnh tranh. Mã sỗ: 630 I Ngày nhận bài: 14/5/2019 I Ngày hoàn thành biên tập: 10/6/2019 I Ngày duyệt đăng: 11/6/2019 Abstract Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam are three provinces located in the Central Key Economic Region having great potentials and similarities to develop a tourism industry including cultural heritage tourism, ecotourism, and leisure tourism. Even though tourism in three provinces is always a key industry, which is boldly identified in the master plans for tourism development and the development direction of the Government, tourism development in three provinces in recent years have not been up to expectation. Using the diamond model, this study assesses and propose appropriate policies to improve the competitiveness ofthe tourism cluster ofThua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam provinces. Keywords: Cluster, tourism, competitiveness. Paper No. 630 I Date of receipt: 14/5/2019 I Date of revision: 10/6/2019 I Date of approval: 11/6/2019 Giới thiệu Trên thế giới, liên kết vùng trong phát triển du lịch không chỉ phổ biến giữa các quốc gia mà còn giữa các địa phương (tỉnh, thành phố) lân cận, nơi có nhiều thắng cảnh, di sản tương đồng cũng như tiềm năng phát triển. Là 3 địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế - Đà Nằng - Quảng Nam nổi tiếng với nhiều di sản vãn hóa thế giới, hệ thống biển, đảo, đầm phá, núi sông và hàng loạt các điểm du lịch thú vị. Tuy nhiên, việc hợp tác, liên kết phát triển để tận dụng lợi thế về các sản phẩm du lịch vẫn chưa đem lại những kết quả như kỳ vọng. Những hoạt động hợp tác thông qua việc tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch giữa ba địa phương còn mang tính hình thức, thiếu sự liên kết các sản phẩm du lịch chủ đạo và phương thức hợp tác hiệu quả, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiềm năng cũng như hấp dẫn du khách. Một trong những nhiệm vụ được đề ra tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 13/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ là phát triển cụm du lịch Đà Nang - Thừa Thiên Huế - Quảng Nam thành cụm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển gắn với vui chơi giải trí, tham quan thắng cảnh, tìm hiểu di sản văn hóa. Trong bối cảnh du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, kết quả phát triển du lịch của ba địa phương đang có nhiều dấu hiệu chững lại. Theo báo cáo tổng kết hoạt động du lịch của ba địa phương, giai đoạn 2014 - 2018, tỷ trọng lượng khách đến ba địa phương so với cả nước giảm từ 21% xuống còn 19% (tương ứng 18,43 triệu khách vào năm 2018), tỷ trọng doanh thu du lịch so với cả nước giảm từ 6% xuống còn 5% (tương ứng 33.160 tỷ VNĐ vào năm 2018). Không những vậy, tỷ lệ lượng khách lưu trú có xu hướng giảm, thời gian lưu trú trung bình của du khách ngắn và công suất sử dụng phòng thấp hơn mức bình quân chung cả nước. Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này tại Việt Nam như của Trương Hồng Trình và Nguyễn Thị Bích Thủy (2008), Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long (2010), Phạm Thị Trung Mẩn (2016), Phí Thị Hồng Linh (2018), Lê Vãn Phúc (2018). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy đủ tất cả các khía cạnh liên quan đến NLCT cụm ngành du lịch ba địa phương thông qua mô hình kim cương của Poter. Do đó, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng mô hình kim cương của Poter để nhằm phân tích các yếu tố tác động (thúc đẩy và hạn chế) đối với năng lực cạnh tranh (NLCT) cụm ngành du lịch tại ba địa phương, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT cụm ngành du lịch tại ba địa phương. Đây là tiền đề cho các địa phương đề xuất, thúc đẩy các chương trình, hoạt động hay hình thức liên kết vùng trong lĩnh vực du lịch, không chỉ trong phạm vi ba địa phương mà có thể mở rộng ra cho toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tổng quan ỉý thuyết và phương pháp nghiên cứu Tổng quan lý thuyết Lý thuyết về năng lực cạnh tranh NLCT là chủ đề nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy nhiên, khái niệm về NLCT vẫn chưa thật sự rõ ràng và nhất quán. Ở cấp độ NLCT công ty, Adamkiewicz- Drwillo (2002) cho rằng NLCT của một công ty nghĩa là việc thích ứng sản phẩm của mình vào thị trường và các yêu cầu cạnh tranh, đặc biệt là về dòng sản phẩm, chất lượng, giá cả cũng như các kênh bán hàng tối ưu và phương pháp khuyến mãi. Ở cấp độ cao hơn, Barker & Kohler (1998) cho rằng NLCT của quốc gia là mức độ mà quốc gia đó, dưới điều kiện thị trường cân bằng và tự do, có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng thị hiếu thị trường quốc tế, trong khi đó đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực của dân số theo thời gian. World Economic Forum (2016) cho rằng NLCT quốc gia là một tập hợp các thể chế, chính sách và các yếu tố xác định mức độ năng suất của nền kinh tế, từ đó đặt ra mức độ thịnh vượng mà một đất nước có thể đạt được. Trong khi đó, mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau, Krugman (1990, 1994), Porter (1998) đều cho rằng khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT quốc gia hay địa phương là năng suất. Năng suất là giá trị sản lượng do một đơn vị lao động hoặc vốn sinh ra trong một đơn vị thời gian. Hay nói một cách khác, năng suất là khả năng tạo ra các hàng hóa và dịch vụ có giá trị thông qua việc sử dụng các nguồn lực con người, vốn và nguồn lực tự nhiên của một quốc gia (Lê Văn Phúc, 2018). Theo đó, Porter (1998) đã đưa ra 3 nhóm nhân tố quyết định để đánh giá NLCT của một quốc gia, bao gồm: (i) các yếu tố lợi thế tự nhiên - nền tảng cho sự thịnh vượng, tuy nhiên, thịnh vượng đích thực được tạo ra bởi năng suất sử dụng các nguồn lực này; (ii) NLCT vĩ mô - thiết lập nền tảng/tiềm năng cho năng suất cao; (iii) NLCT vi mô - tác động trực tiếp đến năng suất. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của bài viết là năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch địa phương, do đó, tác giả sử dụng khái niệm về NLCT được điều chỉnh từ mô hình Porter (1998) bởi Vũ Thành Tự Anh (2016). Trong đó, NLCT địa phương bao gồm bởi ba nhóm nhân tố chính. Trước hết, các yếu tố sẵn có của địa phương bao gồm tài nguyên tự nhiên, vị trí địa lý và quy mô của địa phương. Thứ hai, NLCT ở cấp độ địa phương bao gồm (i) chất lượng hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, (ii) chất lượng hạ tầng kỹ thuật và (iii) chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng hay cơ cấu kinh tế. Cuối cùng, NLCT ở cấp độ doanh nghiệp bao gồm môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp. Lý thuyết về cụm ngành Cũng giống như NLCT, tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cụm ngành. Thậm chí, việc định nghĩa khái niệm cụm ngành vẫn còn mơ hồ mà nguyên nhân chính xuất phát từ sự chồng lấn trong việc định nghĩa cụm ngành liên quan đến vấn đề địa lý và phạm vi công nghiệp/ ngành của nó (Martin & Sunley, 2003). Swann & Prevezer (1996) cho rằng cụm ngành là một nhóm các công ty trong nội bộ ngành trong một khu vực địa lý cho trước. O một khía cạnh khác, Rosenfeld (1997) cho rằng “cụm ngành được sử dụng để giới thiệu sự tập trung của các công ty, nhờ đó mà chúng có thể tạo ra tính hiệp lực, thông qua sự gần gũi về mặt địa lý và sự tương thuộc lẫn nhau”. Trong khi đó, Krugman (1994) cho rằng việc hình thành cụm ngành có tính ngẫu nhiên, phần lớn nhờ vào lợi thế kinh tế theo quy mô hơn là lợi thế so sánh. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sử dụng khái niệm cụm ngành được xây dựng bởi Porter (1998), người có ảnh hưởng lớn về các lý thuyết về cụm ngành cũng như NLCT, theo đó, Porter (1998) cho rằng “cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau, của các nhà cung ứng chuyên biệt, nhà cung cấp dịch vụ, và các thể chế liên kết, hỗ trợ (các trường đại học, cục tiêu chuẩn và hiệp hội thương mại) trong các ngành, lĩnh vực cụ thể, không chỉ cạnh tranh mà còn hợp tác với nhau”. Theo đó, hai trụ cột quan trọng của khái niệm cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của hoạt động kinh tế và tính liên kết, liên quan (Vũ Thành Tự Anh, 2016). Để đánh giá về NLCT cụm ngành, Porter (1998) đã xây dựng mô hình kim cương. Theo đó, NLCT cụm ngành được đánh giá thông qua bốn đặc tính, bao gồm: (i) các đặc điểm nhân tố đầu vào, (ii) bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh, (iii) các điều kiện cầu và (iv) các ngành hỗ trợ và liên quan. Các đặc tính này được mô tả thông qua bốn góc của một hình thoi và được gọi là mô hình Kim cương Porter. Đây là mô hình khá tương đồng và phù hợp với khung phân tích đã được nhiều tác giả quốc tế nghiên cứu và ứng dụng như: Monfort (2002), Dwyer, Mellor và các cộng sự (2004), Crouch (2007), Avnish và các cộng sự (2012). Hình 1. Mô hình kim cuo ng của Porter Nguồn: Porter (1998), trích trong Vũ Thành Tự Anh (2016) Các nghiên cứu có liên quan Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tiến hành các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch địa phương dựa trên cách tiếp cận về khái niệm cụm ngành và NLCT của Porter (1998). Maria & Ferreira (2009) cũng sử dụng khung phân tích này để nghiên cứu vai trò của cụm ngành du lịch trong phát triển vùng, từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất một mô hình khái niệm NLCT vùng đối với cụm ngành du lịch. Saygin & Karadal (2011) trong nghiên cứu về cụm ngành du lịch vãn hóa - trường hợp tỉnh Aksaray đã đi đến kết luận khẳng định vai trò quan trọng của thông tin kỹ thuật số trong việc quảng bá du lịch, của việc áp dụng công nghệ thông tin và internet trong phát triển du lịch, từ đó đề cao vai trò của nguồn nhân lực (chất lượng cao) có kỹ năng (internet) vừa đem lại bí quyết cũng như tính năng động cho ngành. Jackson & Murphy (2006) đã có những phát hiện quan trọng trong nghiên cứu về cụm ngành trong du lịch tại úc. Nhóm tác giả cho rằng việc phân tích cụm ngành hoàn toàn phù hợp khi ứng dụng trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt trong khu vực vùng, nơi mà trong một phạm vi địa lý, thừa hưởng các yếu tố địa phương riêng biệt; hay với sự có mặt của cụm ngành cũng đóng góp cho tinh thần lãnh đạo mạnh mẽ tại địa phương và các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sẽ được tổ chức chính thức hơn. Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thủy (2008) đã nghiên cứu mô hình cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nằng - Quảng Nam dựa trên cơ sở lý thuyết về cụm ngành cũng như phân tích định lượng xác định cụm ngành (Dựa theo thương số định vị khu vực LQ, thu nhập bình quân và tốc độ tăng trưởng) đã đưa đến một số giải pháp, chính sách phát triển cụm ngành du lịch. Với phương pháp nghiên cứu cùng đề tài tương tự, Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long (2010) đã đưa đến một số định hướng chung và cụ thể để phát triển cụm ngành cùng với sơ đồ cụm ngành du lịch 3 địa phương. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa thật sự đi sâu cũng như chưa áp dụng mô hình phân tích NLCT của Porter mà chỉ dựa trên một số cơ sở lý thuyết về cụm ngành. Gần đây, trong nghiên cứu liên kết kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Phí Thị Hồng Linh (2018) đã dành một phàn nội dung nghiên cứu về cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nằng - Quảng Nam và đi đến kết luận rằng mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch vẫn còn thấp (nguyên nhân là do quy mô doanh nghiệp nhỏ, khan hiếm nhân lực, chưa có nhu cầu liên kết hay chưa biết để tham gia liên kết) cùng với đó là mô hình cụm ngành du lịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, một số các tác giả khác thực hiện những nghiên cứu riêng cho từng cụm ngành ở từng địa phương như Phạm Thị Trung Mẩn (2016) nghiên cứu về cụm ngành du lịch tỉnh Quảng Nam, Lê Văn Phúc (2018) nghiên cứu về cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Tựu chung lại, các nghiên cứu trong và ngoài nước có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp tác giả định hình khung phân tích, tham khảo các kiến nghị chính sách và đề xuất giải pháp. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào áp dụng mô hình kim cương của Porter (1998) trong việc phân tích cụm ngành du lịch tại ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nắng - Quảng Nam. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu để tác giả đề xuất khung phân tích. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên mô hình kim cương trong lý thuyết về cụm ngành của Porter (1998). Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành phân tích số liệu thống kê và dữ liệu thứ cấp, kết hợp vói kết quả phỏng vấn các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các cơ quan quản lý và những nhà hoạch định chính sách cấp Tỉnh để đánh giá thực trạng NLCT của cụm ngành du lịch. Trên cơ sở đó, khuyến nghị những chính sách phù hợp nhằm phát triển NLCT cho cụm ngành du lịch ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nằng - Hội An. Các nội dung nghiên cứu chính và nguồn dữ liệu được thể hiện tại bảng 1. Bảng 1: Hệ thống các nội dung nghiên cứu chính và nguồn dữ liệu NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU Các điều kiện nhân tố đầu vào Nguồn tài nguyên cho du lịch Sở Du lịch ba địa phương Báo cáo của ERST Nguồn nhân lực Sở Du lịch ba địa phương Báo cáo của ERST Cơ sở hạ tầng Sở Giao thông Vận tải ba địa phương Chỉ số PCI Các điều kiện cầu Số lượt khách du lịch qua các năm; Các điểm đến chủ yếu của du khách ; Đánh giá chất lượng một số điểm đến; Mức độ hài lòng của khách du lịch. Sở Du lịch ba địa phương Phỏng vấn Công ty cung cấp dịch vụ du lịch. Báo cáo của ERST Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh Vốn đàu tư cho du lịch Sở Ke hoạch Đầu tư, Sở Tài chính ba địa phương Niêm giám thống kê ba địa phương Tổng quan năng lực cạnh tranh của ba địa phương Chỉ số PCI Bối cảnh cạnh tranh ngành du lịch ba địa phương (Cạnh tranh giữa các công ty du lịch; Liên kết du lịch với các tỉnh lân cận; Khả năng gia nhập thị trường du lịch; Thực trạng thu hút đầu tư vào du lịch) Sở Du lịch ba địa phương Phỏng vấn Công ty du lịch, lữ hành, khách sạn. Các ngành hỗ trợ và liên quan Các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan (Dịch vụ lưu trú; Dịch vụ lữ hành; Dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắn, quà lưu niệm; Lễ hội và ẩm thực; Phương tiện vận tải; Phương tiện truyền thông; Hạ tầng kỹ thuật; Dịch vụ y tế) Sở Du lịch ba địa phương Phỏng vấn Công ty lữ hành, cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và đồ lưu niệm. Báo cáo của ERST Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước; Hiệp hội, hội ngành du lịch; Các tổ chức quốc tế NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU Các thể chế hỗ trợ UBND ba địa phương Sở Du lịch ba địa phương Tổ chức quốc tế Hiệp hội du lịch ba địa phương Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch ba địa phương 3.1. Các điều kiện nhân tổ đầu vào Nguồn tài nguyên du lịch: Lợi thế du lịch lớn nhất của 3 địa phương là du lịch di sản, văn hóa và di tích lịch sử. Tiêu biểu là kiến trúc công trình cổ kính của Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn hay quần thể di tích Cố đô và nhã nhạc cung đình Huế. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nằm trên con đường di sản miền Trung. Bên cạnh đó, Chùa Linh ứng danh thắng Ngũ Hành Sơn tại Đà Nằng cũng góp phần trong việc phát triển du lịch vãn hóa, tâm linh. Ba địa phương còn có lợi thế trong du lịch biển, đảo và đàm phá. Với Quảng Nam là biển An Bằng, Cửa Đại và thắng cảnh Cù Lao Chàm; trong khi đó, Thừa Thiên Huế quy tụ nhiều bãi biển như Cảnh Dương, Thuận An hay Lăng Cô. Lợi thế lớn nhất về loại hình này thuộc về Đà Nằng, được mệnh danh là thành phố biển với bãi biển Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Phạm Văn Đồng, Non Nước. Hệ thống biển, đảo kết hợp với khu vực đầm phá Tam Giang - cầu Hai rộng lớn (tại Thừa Thiên Huế) đem lại lợi thế cạnh tranh lớn trong phát triển du lịch. Tiếp đến, du lịch sinh thái, làng nghề và du lịch trải nghiệm. Có thể kể đến suối Voi, thác Mơ, thác trượt Thủy Điện... ở Thừa Thiên Huế hay suối Lương, suối Hoa, suối Ngầm Đôi, suối khoáng nóng Thần Tài tại Đà Nằng Nguồn: Tác giả cùng với suối Tiên ở Quảng Nam. Vườn quốc gia Bạch Mã với hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, hay các khu bảo tồn thiên nhiên như Bà Nà - Núi Chúa, Sơn Trà, Sông Thanh cũng là những địa điểm du lịch sinh thái đặc sắc hấp dẫn du khách. Đối với làng nghề, Đà Nang nổi tiếng với làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô và thường kết hợp với các làng nghề của Quảng Nam như gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng, lồng đèn Hội An, cùng với 88 làng nghề tại Thừa Thiên Huế tạo nên sự đa dạng cho loại hình du lịch này. Nguồn nhân lực: Lực lượng lao động tại ba địa phương cơ bản được đáp ứng nhu cầu trong ngành du lịch hiện nay. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trung bình 10% trong giai đoạn 2014 - 2018 chưa tương xứng với sự phát triển của ngành du lịch. Bên cạnh đó, chất lượng lao động chỉ đáp ứng ở mức nhân viên hay quản lý tầm trung, nguồn lao động chất lượng cao cho các vị trí lãnh đạo vẫn còn thiếu và yếu. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2018, số lượng hướng dẫn viên (HDV) được cấp thẻ có sự chênh lệch giữa các địa phương, trong khi tại Đà Nang co đến 4.099 HDV vơi 1.244 HDV nội địa và 2.855 HDV quốc tế (Sở Du lịch thành phố Đà Nang, 2018), thì Thừa Thiên Huế có 1,753 người được cấp, trong đó có 1.193 HDV quốc tế (Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2018). Con số này của Quảng Nam lại khá khiêm tốn, chỉ 278 thẻ HDV được cấp, với 210 thẻ HDV quốc tế (Sở Du lịch thành phố Quảng Nam, 2018), trong khi thực tế số du khách quốc tế đến đây vượt trội hơn nhiều so với Thừa Thiên Huế. Cơ sở hạ tầng: Ba địa phương đều có cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch tại địa phương. Đặc biệt, Đà Nằng có vị trí rất lợi thế (cách phố cổ Hội An hơn 30 phút ô tô, cách trung tâm thành phố Huế hơn 2 giờ ô tô), là điểm kết nối các địa phương. Cả ba địa phương đều có sân bay, tuy nhiên, chỉ có sân bay Đà Nằng khai thác hiệu quả với tần suất 328 chuyến (nội địa và quốc tế) một tuần, trong khi sân bay Phú Bài ở Thừa Thiên Huế và sân bay Chu Lai tại Quảng Nam luôn hoạt động dưới công suất trong thời gian dài. Theo kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017, Đà Nằng và Quảng Nam được đánh giá rất cao trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật cơ bản, lần lượt xếp thứ 2 và thứ 8 so với các địa phương trên cả nước. Trong khi đó, hệ thống CSHT ở Thừa Thiên Huế chỉ cao hơn mức trung vị không đáng kể (với 64,46 điểm, xếp hạng thứ 30). Nhìn chung, hệ thống CSHT của ba địa phương đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua, tuy nhiên, việc kết nối và liên kết hạ tầng giữa các địa phương chưa thật sự tốt. Sự nôn nóng trong tận dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư CSHT nên địa phương nào cũng có cảng biển, cảng du lịch, đầu tư, nâng cấp sân bay hay đường ven biển dẫn đến tình trạng phân bổ nguồn lực chưa hợp lý, thừa thiếu công suất ở mỗi địa phương, cản trở khả năng hợp tác, kết nối hạ tầng phục vụ du lịch. 3.2. Các điều kiện cầu Giai đoạn 2013 - 2018, tổng lượt khách của cả 3 địa phương tăng trên 2,01 lần, lên mức 18,43 triệu lượt vào năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ trọng du khách đến ba địa phương so với cả nước giảm từ 21% xuống 19% trong giai đoạn này, điều này cho thấy sự phát triển lượng khách đến của Thừa Thiên Huế - Đà Nang - Quảng Nam đang thấp hơn so với mức chung của cả nước. Bên cạnh lượng khách trong nước tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế tại Đà Nang giai đoạn 2014 - 2018 cũng rất ấn tượng, trung bình đạt 30%/năm, trong khi đó, con số này tương ứng tại Huế và Quảng Nam chỉ là 17% và 19%. Tuy nhiên, phần lớn lượng khách quốc tế đến Đà Nang từ thị trường Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản để tham quan, nghỉ dưỡng (biển), khá khác biệt với thị trường khách cao cấp từ Châu Âu mà Quảng Nam và Huế hướng tới. về lâu dài, việc lượng khách phổ thông đến từ Châu Á tăng lên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phân khúc thị trường cao cấp của Huế và Quảng Nam. Không những thế, các địa phương cũng nên lưu ý vấn đề tăng trưởng nóng đối với lượng khách Hàn Quốc và Trung Quốc vốn hay thay đổi địa điểm, quốc gia để tham quan, du lịch khi lượt khách từ các quốc gia này có dấu hiệu giảm trong năm 2018. Một trong những yếu tố thu hút khách tham quan du lịch nhằm tăng thời gian lưu trú tại mỗi địa phương là các hoạt động trải nghiệm, ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải trí về đêm. Tuy nhiên, cả Huế và Quảng Nam đều chưa đáp ứng được nhu cầu này. Trong khi đó, dù có được CSHT tốt hơn, nhiều tụ điểm vui chơi về đêm và trung tâm giải trí, mua sắm hơn so với hai địa phương còn lại, Đà Nang vẫn còn thiếu các chương trình, tụ điểm đặc sắc để thu hút du khách. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh Vốn đầu tư cho du lịch: vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam hạn chế hơn nhiều so với Đà Nằng, điển hình là vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Theo niên giám thống kê của ba địa phương, tổng vốn đầu tư thực hiện (tính theo giá so sánh 2010) trên địa bàn ba địa phương trong giai đoạn 2013 - 2017 khoảng 262.155 tỷ đồng, trong đó, Đà Nằng chiếm 47,31%, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam lần lượt chiếm 23,49% và 29,20%. vốn FDI đầu tư vào các địa phương cũng có sự chênh lệch đáng kể. Theo báo cáo về tình hình đầu tư FDI trên địa bàn của các Sở kế hoạch và Đầu tư tại ba địa phương, tính đến năm 2017, 3 địa phương thu hút được 42 dự án (đang hoạt động hoặc đang triển khai) với tổng vốn đăng ký khoảng 2,94 tỷ USD, trong đó, Thừa Thiên Huế chiếm 52,6%, Đà Nằng chiếm 43,74% và Quảng Nam chỉ vỏn vẹn với 3,66%. Tổng quan PCI: Giai đoạn 2012 - 2017, Đà Nằng luôn nằm trong tốp đầu cả nước về chỉ số PCI. Trong khi đó, Quảng Nam đang có những chuyển biến tích cực trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh hấp dẫn, từ vị trí thứ 27 năm 2013 lên vị trí thứ 7 năm 2017. Còn lại, chỉ số PCI của Thừa Thiên Huế chỉ ở nhóm trung bình so với cả nước trong cùng kỳ giai đoạn. Một số tiêu chí được đánh giá thấp của cả ba địa phương là: Tính minh bạch; Chi phí không chính thức và Cạnh tranh bình đẳng. Bối cảnh cạnh tranh của cụm ngành du lịch ba địa phương: Đa phần các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại ba địa phương có quy mô nhỏ và trung bình, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ du lịch tượng tự so với các doanh nghiệp khác, do đó, việc các doanh nghiệp này thu hút khách hàng thông qua cạnh tranh về giá là điều tất yếu. Tại Thừa Thiên Huế, các công ty lữ hành nhỏ phát triển nhanh và cạnh tranh tour với giá thấp. Tại Đà Nằng, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không hoạt động theo đúng quy định pháp luật và cạnh tranh gay gắt về giá khi lượng khách du lịch quốc tế từ Trung Quốc và Hàn Quốc tăng đột biến trong thời gian gần đây. Đối với các doanh nghiệp lưu trú. Việc hạ giá quá mức để thu hút khách hàng đã diễn ra trong nhiều năm trở lại đây, kể cả một số khách sạn từ 3 đến 4 sao. Nguyên nhân cơ bản là có khá nhiều doanh nghiệp lưu trú trên địa bàn của ba địa phương, trong khi phải chịu nhiều áp lực từ tỷ lệ khách du lịch lưu trú ngày càng sụt giảm và sự ép giá của các doanh nghiệp lữ hành. Để hạn chế việc phá giá, ép giá của các doanh nghiệp du lịch. Hiệp hội Du lịch của các địa phương đã quản lý bằng cách buộc các hội viên cam kết mức giá sàn đối với các dịch vụ du lịch cụ thể. Tuy nhiên, do không có chế tài để xử lý, nên hiện tượng này vẫn diễn ra tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Tình hình hợp tác, liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Dù cạnh tranh vẫn còn quyết liệt, nhưng gàn đây các doanh nghiệp bắt đầu liên kết lại để cùng hỗ trợ, phát triển hoạt động kinh doanh. Theo Phí Thị Hồng Linh (2018), 71% doanh nghiệp được khảo sát có hợp tác với các đơn vị khác kinh doanh cùng lĩnh vực, phạm vị hợp tác không chỉ với các doanh nghiệp tại ba địa phương mà còn từ các khu vực khác, như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, hình thức liên kết qua hợp đồng còn mang tính tự phát, chủ yếu để giải quyết hỗ trợ các nhu cầu trước mắt như thiếu hụt nhân lực, phòng lưu trú về mùa cao điểm hay các đơn vị kinh doanh vận chuyển hỗ trợ nhau về nguồn khách. Các ngành hỗ trợ và liên quan Dịch vụ lưu trú: Theo báo cáo tổng kết hoạt động du lịch của ba địa phương, tính đến năm 2017, với tổng cơ sở lưu trú là 1.983 gồm 58.716 phòng ở 3 địa phương, Đà Nằng dẫn đầu cả về số cơ sở lưu trú cũng như số phòng (chiếm lần lượt 40% và 60,7%), đặc biệt có đến 79 khách sạn từ 4 - 5 sao tại Đà Nằng. Trong khi đó, Thừa Thiên Huế chỉ có số cơ sở xếp hạng sao chiếm 23% tại địa phương và chỉ 5% số khách sạn đạt 3 sao trở lên (28 khách sạn). Tương tự, Quảng Nam chỉ có khoảng 7% cơ sở lưu trú từ 3 - 5 sao. Nhìn chung, ngoại trừ một số cơ sở kinh doanh cao cấp tập trung tại Đà Nang, đa phần các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú và ăn uống ở các địa phương hoạt động với quy mô nhỏ. Công suất sử dụng phòng của ba địa phương chỉ tương đương 60%, thấp hơn công suất sử dụng phòng bình quân cả nước là 61,9% trong năm 2018 (Grant Thornton Việt Nam, 2018). Bên cạnh đó, thời gian lưu trú qua đêm trung bình tại Thừa Thiên Huế chỉ đạt 2,4 đêm (cả khách nội địa và quốc tế), thấp hơn nhiều so với Quảng Nam (3,7 đêm) và Đà Nằng (4,65 đêm). Dịch vụ lữ hành: Theo báo cáo tổng kết hoạt động du lịch của ba địa phương, tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 506 đơn vị kinh doanh lữ hành tại ba địa phương với phần lớn đến từ Đà Nằng (khoảng 65%), hai địa phương còn lại có số lượng tương đương nhau chiếm 17% và 18%. Tương tự như các cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống, phần lớn các đơn vị lữ hành này hoạt động với quy mô nhỏ, năng lực còn hạn chế nên chất lượng cung cấp dịch vụ còn thấp. Dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, quà lưu niệm: Ngoại trừ Đà Nằng với nhiều địa điểm giải trí như quán bar, các trung tâm mua sắm cao cấp, chương trình biểu diễn nghệ thuật, ngắm cảnh hay ẩm thực về đêm thì các hoạt động này ở hai địa phương còn lại vẫn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, dù nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống với đa dạng các loại sản phẩm, nhưng những mặt hàng lưu niệm và quà tặng vẫn còn đơn điệu, chưa hình thành được các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương hay các chương trình liên kết, quảng bá sản phẩm du lịch cho du khách. Lễ hội và ẩm thực: Ba địa phương là trung tâm của các lễ hội được tổ chức đan xen hàng năm. Thừa Thiên Huế là Festival và Festival nghề truyền thống thu hút lượng khách đặc biệt lớn trong năm. Quảng Nam nổi tiếng với nhiều chương trình lễ hội như Hội thi hợp xướng quốc tế hay các lễ hội Quảng Nam - hành trình Di sản và Festival Di sản Quảng Nam. Đà Nằng với lễ hội du lịch biển, chương trình Điểm hẹn mùa hè hay cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hàng năm thu hút một lượng khách rất lớn. Bên cạnh đó, việc thưởng thức ẩm thực xứ Huế (hơn 1.700 món ăn), Quảng Nam và ẩm thực đường phố Đà Nang là một trong những yêu cầu quan trọng nhất và nằm trong các hoạt động mà du khách thường tham gia khi đến ba địa phương (ERST, 2015). Phương tiện vận tải: Hệ thống vận tải (đường bộ, đường thủy, đường sắt và hàng không) cơ bản đáp ứng nhu cầu du khách và khá đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phương tiện vận tải công cộng để tham quan các điểm du lịch két nối cả ba địa phương, khi phần lớn các tuyến xe bus chỉ khai thác trong phạm vi nội thành với chất lượng còn kém cũng như tần suất hoạt động thấp. Phương tiện truyền thông: Bên cạnh các phương tiện truyền thông quen thuộc như báo, tạp chí, ấn phẩm du lịch, tivi... hay tổ chức hội chợ, xúc tiến du lịch, các địa phương cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ trong truyền thông, quảng bá qua các ứng dụng điện thoại (Đà Nằng đã triển khai) hay các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram... và bước đầu đạt được những dấu hiệu tích cực. Hạ tầng kỹ thuật (thông tin liên lạc, Internet,...) và dịch vụ tài chính, bảo hiểm: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch. Việc miễn phí wifi toàn thành phố ở Đà Nằng và Hội An tạo thuận lợi cho du khách trong việc truy cập internet. Các hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Dịch vụ y tế: Du khách có thể yên tâm với hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế khá đầy đủ và hiện đại, đặc biệt Thừa Thiên Huế và Đà Nang là những trung tâm y tế lớn của cả nước, nơi hội tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa xuất sắc. Bên cạnh đó, với nguồn suối nước nóng như các điểm du lịch Mỹ An, Thanh Tân (Thừa Thiên Huế) hay suối nước nóng núi Thần Tài, Phước Nhơn (Đà Nằng), các địa phương này có thể phát triển loại hình dịch vụ mới, du lịch kết hợp với nghĩ dưỡng, chữa bệnh. Vai trò của cơ quan quản lỷ nhà nước; Hiệp hội du lịch, hội ngành du lịch; Chính phủ và các tổ chức quốc tế Cơ quan quản lỷ nhà nước: Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến NLCT của cụm ngành du lịch. Tuy nhiên, tại ba địa phương, nhiều quy hoạch, đề án du lịch chưa thật sự tốt với nhiều nội dung chồng chéo, chưa đồng bộ. Công tác quy hoạch du lịch không chỉ thiếu chất lượng mà còn theo tư duy lối mòn, nghĩa là chỉ quy hoạch cho mỗi địa phương mà thiếu quy hoạch chung cho cả vùng. Ngoài ra, hoạt động liên kết vẫn còn mang tính hình thức, gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn lực, thị trường khách hướng đến còn mâu thuẫn, thiếu sự tham gia từ phía doanh nghiệp. Hiệp hội du lịch, hội ngành du lịch (hội khách sạn, lữ hành): Vai trò của hiệp hội là khá mờ nhạt, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp vẫn còn cạnh tranh lẫn nhau, chưa liên kết để cùng phát triển. Tỷ lệ tham gia hiệp hội, hội ngành du lịch vẫn còn rất thấp tại các địa phương. Một phần e ngại phải đóng các khoản phí, lệ phí trong khi chưa chắc được đảm bảo quyền lợi, một phần do các đơn vị kinh doanh du lịch chưa biết có các hiệp hội, hội ngành trên địa bàn, hay không có ý định tham gia. Chính phủ và các tổ chức quốc tế: Việc thừa hưởng các di sản văn hóa thế giới, Quảng Nam và Huế nhận được nhiều quan tâm từ các chính phủ, tổ chức quốc tế trong hỗ trợ trùng tu di tích. Từ năm 1992 - 2014, Huế đã nhận được 42 dự án tài trợ với tổng vốn khoảng 8 triệu USD (Lê Văn Phúc, 2017). Với Hội An là 12 dự án trong giai đoạn 2012 2015 (Phạm Thị Trung Mần, 2016). Những hỗ trợ này đến từ các quốc gia như Pháp, Đức, Luxembour hay từ các tổ chức quốc tế như UNESCO, ILO, JICA, ABD, FIDR, ... Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch ba địa phương Dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có và điều kiện cầu của khách du lịch, Thừa Thiên Huế Đà Nằng - Quảng Nam hội tụ đầy đủ tiềm năng để phát triển cụm ngành du lịch với sự đa dạng của các hoạt động, sản phẩm du lịch, từ các tour tham quan di sản văn hóa, di tích lịch sử đến các hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển, ăn uống và mua sắm. Mỗi nét đặc trưng của từng địa phương tạo ra cho du khách nhiều sự lựa chọn. Hình 2: Sơ đồ cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nang - Quảng Nam I Cơ sỡ lưu trú (Khách sạn, resort, nhà nghi, homestay) Ám thực Phương tiện vận tai I Cơ sở hạ tầng Dịch vụ y tế Làng nghề truyền thống Tài chính, bao hiếm Phương tiện truyền thông; hạ tâng kỷ thuật Cơ sở ăn uống (Nhà hàng, quán ăn, quay bar...) Lễ hội. hội thi quốc tế (Festival, băn pháo hoa...) SẢN PHÁM DU LỊCH DU LỊCH DI SẢN, VĂN HÓA, DI TÍCH LỊCH sủ DU LỊCH BIÊN, ĐÁO, DẤM PHÁ Hoạt động vui chơi già i trí DU LỊCH SINH THÁI, LÀNG NGHÊ, CỘNG DÒNG DU LỊCH ÂM THỤ c, NGHĨ DƯỠNG, TÂM LINH Ị Địa điếm mua sắm, quà lưu niệm 1 i I I I Cơ sờ kinh doanh lừ hành, dại lý du lịch Hội thào, sự kiện, triển lãm Co* quan quân lý Các co sở giáo dục và Các Hiệp hội, hội Các chính phũ và tổ Nhà nuó*c: đào tạo: chức quốc tế: - Chính phũ; ... . í , , . , ngành du lịch: - 1 lệ thòng các trương đại - Chính phủ các nước như - BCĐ điều phối phát học. cao đăng và trung ■ Hiệp hội du lịch; Pháp, Luxembour. Liên triển vùng; cấp nghề; - Hội hT hành, khách minh Châu Âu...; - UBND tinh, thành - Các cơ sở. chương trình - Các tổ chức quốc tế như phổ; hợp tác đào tạo UNESCO, ADB, ILO, - Sớ Du lích F1DDR... RÁT YÉU YẺU RẢTMẠNH MẠNH I I I I I Nhà cung cap trang thiết bị. NVL dầu vào Nâng lực cạnh tranh TRUNG BĨNH Nguồn: Kết quả nghiên cứu Tuy vậy, bên cạnh một vài kết quả đạt được như lượng du khách, doanh thu từ du lịch tăng lên thời gian qua, cụm ngành du lịch ba địa phương chưa thật sự phát huy hết tiềm năng vốn có. Sự hạn chế này xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, mức độ liên kết du lịch giữa ba địa phương kém. Hiện nay, Thừa Thiên Huế - Đà Nang - Quảng Nam đã thành lập liên kết theo hình thức tuần tự mỗi địa phương sẽ là trưởng nhóm trong một năm. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đang lấn át sự hợp tác giữa các địa phương trong việc thu hút khách du lịch. Các hội thảo, hội nghị về liên kết du lịch giữa ba địa phương thực hiện hằng năm chỉ mang tính chất hình thức, thiếu sự gắn kết và chưa thật sự thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp du lịch có quy mô lớn. Theo đó, ngoài “Con đường Di sản miền Trung” được thiết lập năm 2004, thành quả đạt của sự lien kết ba địa phương được chỉ là một số chiến dịch nhỏ và các tập quảng cáo được thực hiện chung. Ba địa phương chưa có trang web chung để thực hiện các hoạt động xúc tiến, các thông tin ấn phẩm giới thiệu du lịch các địa phương tại các chương trình quảng bá còn rời rạc, chưa thống nhất logo và slogan du lịch. Gần đây nhất, ba địa phương đã ký kết biên bản thỏa thuận sử dụng chung thương hiệu điểm đến với tên gọi là “The Essence of Vietnam - Tinh hoa Việt Nam”, nhưng vẫn chưa triển khai các chương trình kèm theo để quảng bá thương hiệu. Thứ hai, chính quyền địa phương chưa thật sự có những hỗ trợ hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành. Với sự đa dạng về tài nguyên, loại hình du lịch, việc phối hợp giữa chính quyền với doanh nghiệp nhằm định hướng sản phẩm, chương trình du lịch chủ đạo của từng địa phương và cho cả vùng rất quan trọng để cải thiện NLCT của ngành. Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chưa có sự liên kết chặt chẽ, các chương trình quảng bá xúc tiến thiếu hiệu quả và lan tỏa. Việc doanh nghiệp đánh giá thấp hoạt động hợp tác, tính minh bạch, cạnh tranh công bằng hay chi phí không chính thức vẫn còn cao cho thấy môi trường kinh doanh tại các địa phương chưa thật sự hiệu quả. Ngoài ra, các liên kết du lịch của những doanh nghiệp chỉ mang tính chất tạm thời trong một số hoạt động ngắn hạn, sự cạnh tranh về giá (đặc biệt là nhóm dịch vụ lưu trú dưới 3 sao) khiến chất lượng sản phẩm du lịch đi xuống. Thứ ba, quy hoạch phát triển du lịch dàn trải. Nhiều đề án, quy hoạch phát triển du lịch được ban hành nhưng chủ yếu vẫn theo tư duy cục bộ, phát triển cho từng địa phương, chưa đề xuất được các sản phẩm chủ lực để phát triển cũng như các phương án hợp tác, liên kết vùng. Không chỉ vậy, các đề án, quy hoạch của mỗi địa phương vẫn còn dàn trải với nhiều đề xuất mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn trong việc triển khai, thực hiện. Cụ thể, ba địa phương đều xác định phát triển du lịch trên tất cả các loại hình: du lịch di sản; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch biển, đầm phá; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch ẩm thực; du lịch vui chơi, giải trí; du lịch mua sắm. Điều này dẫn đến sự đầu tư dàn trải và tốn kém để liên kết các điểm đến, đàu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch đồng bộ, trong khi du khách thường hạn chế về thời gian để có thể trải nghiệm tất cả các dịch vụ du lịch. Thứ tư, hạn chế về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực du lịch ba địa phương chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản, nhân lực cấp quản lý và chất lượng cao cực kỳ thiếu hụt, trong khi đó, hệ thống giáo dục và đào tạo tại địa phương vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoại ngữ là một vấn đề hạn chế của lượng lớn sinh viên du lịch tại ba địa phương. Ngoài tiếng Anh, các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, Hàn, Thái, Nga, ... không được xem xét đào tạo, mặc dù hiện này có đến hơn 130 chuyến bay từ Trung Quốc đến Đà Nang mỗi tuần. Ngày cũng càng có nhiều khách du lịch đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga, nhưng hiện đang thiếu nghiêm trọng đội ngũ nhân viên nói các ngôn ngữ này trong ngành du lịch của vùng (ERST, 2015). Thứ năm, các sản phẩm du lịch rất đơn điệu và nhàm chán, đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí. Phần lớn dựa vào khai thác hệ thống di sản, tài nguyên có sẵn. Tương tự, ba địa phương còn thiếu vắng các tụ điểm giải trí về đêm nên chưa thu hút khách du lịch lưu trú, đặc biệt là Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Bên cạnh đó, với 88 làng nghề truyền thống tại Thừa Thiên Huế và 61 làng nghề truyền thống tại Quảng Nam, việc ngành du lịch của vùng vẫn chưa có những sản phẩm lưu niệm mang tính đặc trưng là một điều hạn chế. Kết luận Ket quả nghiên cứu chỉ ra rằng, Thừa Thiên Huế - Đà Nằng - Quảng Nam có lợi thế rất lớn để phát triển thành một cụm ngành du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, sự phát triển cụm ngành du lịch ba địa phương gặp phải nhiều cản trở, xuất phát từ các nguyên nhân như đã phân tích. Những trục trặc trên nhiều khía cạnh trong quá trình phát triển cụm ngành du lịch ba địa phương đòi hỏi chính quyền các địa phương cùng các bên liên quan cần thực hiện hiệu quả các giải pháp để tạo động lực cho sự phát triển bền vững của cụm ngành. Đối với vấn đề liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa chính quyền ba địa phương: Không chỉ dừng lại mức độ liên kết với các hoạt động xúc tiến, quảng bá, ba địa phương có thể nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động du lịch với mức độ cam kết cao hơn, không phải như từng địa phương riêng lẻ mà cùng xem xét thành lập, hoạt động như một thể chế riêng hỗ trợ cho ngành du lịch. Việc tập trung nguồn lực tổ chức các hoạt động xúc tiến chung cho cả vùng sẽ giải quyết tình trạng nguồn kinh phí dành cho hoạt động quảng bá du lịch khác nhau giữa các địa phương. Hiện nay, dù chưa thực sự được áp dụng, nhưng những nghiên cứu về mô hình điều phối vùng trong phát triển du lịch đã được các chuyên gia đề xuất mà ba địa phương có thể tham khảo, như cơ chế điều phối quản lý điểm đến của ESRT (2015), với cơ chế điều phối quản lý điểm đến 2 tầng (cấp tỉnh và cấp vùng). Đối với vấn đề liên kết và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong phát triển du lịch: Việc đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, công bằng và cải thiện môi trường đầu tư thông qua đấu thầu công khai, tiếp cận thông tin bình đẳng, cấp giấy phép (đầu tư, kinh doanh, xây dựng...) nhanh chóng, không gây nhũng nhiễu... sẽ lấy lại niềm tin, cải thiện mối quan hệ với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các địa phương cần đổi mới tư duy chiến lược của các cấp lãnh đạo tỉnh, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, trách nhiệm và tinh thần cải cách đổi mới. Cùng với đó, tiến hành rà soát và tối ưu hóa quy trình thủ tục hành chính, tiến hành công khai minh bạch các thủ tục hành chính trên phương tiện thông tin đại chúng, tập trung vào các chỉ số mà các địa phương đang bị tụt hạng như tính năng động, chi phí thời gian hay cạnh tranh bình đẳng. Các địa phương cần tạo điều kiện rộng mở hơn cho các doanh nghiệp du lịch tham gia vào các hoạt động xây dựng chiến lược phát triển du lịch, xúc tiến, quảng bá và thiết kế các chương trình du lịch Đối với quy hoạch phát triển du lịch: ba địa phương cần tập trung quy hoạch vào các hoạt động, sản phẩm du lịch chính cùng các sản phẩm phụ trợ theo mức độ ưu tiên khác nhau, tránh đầu tư dàn trải cho các loại hình du lịch. Nên lập quy hoạch du lịch chung cho cả vùng dựa trên thế mạnh và lợi thế du lịch sẵn có của từng địa phương. Ba địa phương có thể nghiên cứu để liên kết du lịch theo các loại hình như sau: (i) Di sản vãn hóa, bao gồm: Quàn thể Di tích cố đô Huế, Lăng tẩm và đền điện bên sông Hương (Thừa Thiên Huế); Núi Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm (Đà Nằng); Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam); (ii) Biển đảo, bao gồm: Biển Lăng Cô, Đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế); Bãi biển Mỹ Khê và Phạm Văn Đồng (Đà Nang); Bãi biển Cửa Đại và An Bằng, Cù Lao Chàm (Quảng Nam); (iii) Thiên nhiên, sinh thái và du lịch cộng đồng, bao gồm: Suối nước nóng Thanh Tân và Mỹ An, Vườn quốc gia Bạch Mã, Làng cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế); Bán đảo Sơn trà, Núi Bà Nà, Suối nước nóng Thần Tài (Đà Nằng); Các làng nghề sông Thu Bồn (Quảng Nam). Đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chính quyền phải tích cực kết nối, phối hợp với các trường đại học, tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế hay các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong công tác đào tạo nhân lực nhằm tạo cơ hội học tập cũng như trao đổi kinh nghiệm trong phạm vi địa phương hay cả vùng. Ngoài ra, ba địa phương có thể nghiên cứu để thành lập một trung tâm đào tạo trực tuyến (Open Digital Platform) với sự tham gia của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp du lịch và công nghệ, các trường đại học, tổ chức đào tạo và sinh viên, người lao động nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch (Nguyễn Xuân Thành, 2018). Đối với việc đa dạng hóa và nâng cao các sản phẩm du lịch: Các hoạt động du lịch di sản có thể được các địa phương tham khảo mô hình Tử cấm Thành của Trung Quốc hay cố đô Kyoto ở Nhật Bản với các hoạt động tạo dựng, tái hiện các hình ảnh đời sống, sinh hoạt ngày xưa, đưa du khách đến với các trải nghiệm mới mẻ và thú vị hơn. Hệ thống quà tặng, quà lưu niệm, nhất là sản phẩm từ các làng nghề truyền thống cần được chính quyền địa phương quan tâm, đặc biệt trong vai trò hỗ trợ nguồn lực phát triển, các hoạt quảng bá sản phẩm hay cam kết hỗ trợ đầu ra. Tài liệu tham khảo Adamkiewicz-Drwillo, H., G. (2002), Uwarunkowania konkurencyjnosci przedsỉẹbỉorstw, PWN, Warszawa. Avnish, G., Hala, H., Jade, s. and Dalia, T. (2012), Improving the Competitiveness of the Tourism Cluster in Tunisia, Harvard Business School, USA. Barker, T., and Kohler, J. (1998), ‘Envữonmental Policy and Competitiveness’, Environmental Policy Research Briefs, 6, 1-12. Crouch, G.I. (2007), Modelling Destination Competitiveness (A survey and analysis of the impact of competitiveness attributes, CRC for Sustainable Tourism Pty Ltd 2007, Australia. Cục Thống kê thành phố Đà Nang (2017), Niên giám thống kê thành phổ Đà Nằng năm 2017, Đà Nắng. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2017), Niên giảm thong kê tỉnh Quảng Nam năm 2017, Quảng Nam. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017, Thừa Thiên Huế. Dwyer, L., Mellor, R., Livaic, z., Edwards, D., and Kim, c. (2004), ’Attributes of Destination Competitiveness: A Factor Analysis’, Tourism Analysis, 9 (1-2), 91-101. ESRT (2015), Báo cáo Kỹ thuật, Phát triển sản phẩm du lịch Khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam, Thừa Thiên Huế. Grant Thornton Việt Nam (2018), Báo cáo tóm tắt Khảo sát Ngành dịch vụ Khách sạn 2018, Việt Nam. Jackson, J., and Murphy, p. (2006), ‘Cluster in regional tourism: An Australia case’, Annals of Tourism research, 33 (4), 1018- 1035. Krugman, p. (1990), The Age of Diminished Expectations. The MIT Press, Cambridge. Krugman, p. (1994), ‘Competitiveness: A Dangerous Obsession’, Foreign Affairs, 73(2), 28-44. Lê Văn Phúc (2018), ‘Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế’, Tạp chí Khoa học Kỉnh tế, số 06(01) - 2018, 78-89. Maria, s., andFerreira, J. (2009), The Tourism Clusters Role In Regional Development: Presenting A Competitiveness Conceptual Model, Tourism Destination Development and Branding, Eilat 2009 Conference Proceedings, 127-139. Martin, R., and Sunley, p. (2003), ‘Deconstructing Clusters: Chaotic Concept or Policy Panacea?’, Journal of Economic Geographic, 3, 5-35. Monfort, V. (2002), Competitive strategy and performance in the coastal hotel industry: empirical evidence in Benidorm and Peniscola, Travel Guide, 10, 7-22. Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long (2010), ‘Nghiên cứu phát triển Cluster (Cụm) ngành du lịch: Huế - Đà Nắng - Quảng Nam’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nang, số 5 (40), 176-186. Nguyễn Xuân Thành (2018), Du lịch Việt Nam: Từ thách thức năng suất lao động đến yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam 2018, Hà Nội. Phạm Thị Trung Mẩn (2016), ‘Năng lực cạnh tranh ngành du lịch Quảng Nam’, Luận văn Thạc sĩ Chính sách Công, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Phí Thị Hồng Linh (2018), ‘Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung’, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Porter, M., E. (1998), Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors, The Free Press, New York, United States of America. Rosenfeld, s. (1997), ‘Bringing Business Clusters into the Mainstream of Economic Development’, European Planning Studies, 5(1), 3-23. Saygin, M., and Karadal, H. (2011), ‘An analysis of cultural tourism cluster: The case of Akasaray province’, International conference on Eurasian economies, 390 - 395. Sở Du lịch thành pho Đà Nang (2018), Báo cáo tong kết hoạt động du lịch thành phố Đà Nang năm 2018, Đà Nằng. Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch tỉnh Quảng Nam năm 2018, Quảng Nam. Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018, Thừa Thiên Huế. Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Thực trạng lao động ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2018, Thừa Thiên Huế. Sở Ke hoạch và Đầu tu thành phố Đà Nằng (2017), Báo cảo tình hình đầu tư FDI trên địa bàn thành phổ Đà Nang, Đà Nằng. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo tình hĩnh đầu tưFDItrên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Báo cáo tình hình đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế. Swann, G., and Prevezer, M. (1996), ‘A Comparison of Dynamics of Industrial Clustering in Computing and Biotechnology’, Research Policy, 25, 1139-1157. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định sổ 32/QĐ-TTg về Phê duyệt chương trĩnh đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, mảy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan, Hà Nội. Trương Hồng Trình và Nguyễn Thị Bích Thủy (2008), ‘Mô hình Cluster du lịch Huế - Đà Nằng - Quảng Nam cho phát triển vùng kinh tế khu vực miền Trung’, Tạp chỉ Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nang, 6 (29), 136-45. VCCI (2017), Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017, Hà Nội. Vũ Thành Tự Anh (2016), Bài giảng về khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương - môn Phát triển Vùng và Địa phương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Thành phố Hồ Chí Minh. World Economic Forum (2016), The Global Competitiveness Report 2016 - 2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_nganh_du_lich_ba_dia_phuong.docx
  • pdf539_article_text_1635_1_10_20191031_0806 (1)_2329400.pdf
Tài liệu liên quan