Năng lực sáng tạo tại doanh nghiệp Việt Nam và phát triển nguồn nhân lực

Giải pháp thực tế - kinh nghiệm của Viện Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp Tuân theo những nguyên tắc nêu trên, INBUS đã tiến hành những nghiên cứu trong một vài năm để tìm kiếm và phát triển mối quan hệ đối tác. Nhật Bản đã được lựa chọn làm đối tác đầu tiên để thiết lập mối liên hệ kết nối giữa doanh nghiệp hai nước và kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản là các bài học có giá trị trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực kế cận cho các doanh nghiệp Việt Nam đang được INBUS theo đuổi. Học tập kinh nghiệm một cách sáng tạo phải có nguồn nhân lực phù hợp. Vì vậy, đào tạo nhân lực cần được tiến hành sớm hơn. Trong những năm qua, INBUS đã bước đầu thiết lập các mối liên hệ với cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Nhật Bản để sử dụng cơ sở vật chất và công nghệ của họ cho sinh viên, học sinh rèn luyện, thực hành, trước hết là ý thức kỷ luật và sự chăm chỉ. Chúng tôi bước đầu thành công trong việc thuyết phục một số cơ sở đại học và giáo dục phổ thông thay đổi cách tiếp cận và tận dụng những cơ hội chúng tôi mở ra. Hai năm nay, Khoa Điện - Điện tử của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã đưa việc thực hành trải nghiệm vào chương trình đào tạo chính thức hàng năm cho sinh viên. Một số thỏa thuận hợp tác giữa INBUS với các trường đại học, trường nghề, trường phổ thông, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản về đào tạo hướng nghiệp liên thông và sử dụng nguồn nhân lực đã được ký kết. Nhằm hỗ trợ kết nối doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng quốc tế, INBUS đã sử dụng Bộ chỉ số BCI xây dựng cuốn cẩm nang danh bạ về năng lực doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực của tỉnh Hưng Yên. Một chương trình đào tạo doanh nhân tương lai thông qua mô hình ươm tạo doanh nhân, doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng được cam kết giữa INBUS, Báo Diễn đàn doanh nghiệp (VCCI) với Đại diện Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản và bắt đầu triển khai. Chương trình nhằm tạo cơ hội cho những người trẻ tuổi Việt Nam mong muốn lập nghiệp có thể tiếp cận và tiếp nhận những mô hình kinh doanh nhỏ của Nhật Bản cùng kinh nghiệm của họ. Những chương trình trên chỉ mới được khởi xướng khoảng hai năm, nhưng triển vọng rất sáng sủa, vì phù hợp với xu thế và chủ trương chính sách của Chính phủ./

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực sáng tạo tại doanh nghiệp Việt Nam và phát triển nguồn nhân lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 31Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 1. Phát triển kinh tế tư nhân là một chủ trương lớn đầy thách thức a) Việt Nam là nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi Công cuộc đổi mới về kinh tế bắt đầu được thực thi tại Việt Nam từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII vào tháng 6 năm 1986. Tuy vậy, quá trình đổi mới trong nền kinh tế xuất hiện muộn hơn, vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX và thực sự trở nên mạnh mẽ từ những năm đầu thế kỷ XXI. Trong ba thập kỷ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển quan trọng và đã đạt được những bước tăng trưởng nhanh, liên tục ở mức 5-7% GDP/năm, tạo ra nhiều việc làm, đời sống được cải thiện. Kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 40% GDP (2017), thu hút 85% lao động xã hội và chiếm 98% trong số trên 600 ngàn doanh nghiệp. NĂNG LỰC SÁNG TẠO TẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân * Tóm tắt: Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi. Tuy tăng trưởng đạt tốc độ khá ấn tượng so với các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực, nhưng theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), kinh tế Việt Nam vẫn có nguy cơ tụt hậu. Việt Nam rất cần những bước tiến mang tính đột phá. Khu vực kinh tế tư nhân là một động lực phát triển của nền kinh tế. Nhưng đóng góp của doanh nghiệp tư nhân cho nền kinh tế còn rất hạn chế. Một trong những lợi thế tiềm ẩn của nền kinh tế Việt Nam nằm ở nguồn nhân lực. Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về năng lực sáng tạo của khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam và đề xuất một số cách tiếp cận chiến lược tạo sức bật cho khu vực này. Từ khóa: Năng lực, đổi mới, sáng tạo, nguồn nhân lực, tư nhân Abstract: Vietnamese economy is the newly- emerged and transitioning one. Although the growth has been recorded at a rather impressive rate in comparison with the developing economies in the region, basing on the evaluation of the World Economic Forum (WEF), Vietnam economy is still in the danger of lagging. Vietnam is in great need for breakthrough progress. The private economic sector is the driving force of economic development. The contribution of the private enterprises to the national economy, however, remains so limited. One of the potential advantages of Vietnam economy lies in its human resources. The article introduces the outcome of the research on the creative capacity of the private enterprises in Vietnam and proposes some strategic approaches to create a bounce for this sector. Keywords: capacity, đổi mới / innovation, creation, human resources, private * Viện nghiên cứu phát triển doanh nghiệp (Viện INBUS) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 32Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 b) Thách thức chủ yếu đối với nền kinh tế Môi trường kinh doanh được cải thiện thông qua những chính sách và sự nỗ lực của Chính phủ, thứ hạng của nền kinh tế được cải thiện theo từng năm, dù không ổn định. Theo đánh giá của các chuyên gia WEF và Chỉ số Sáng tạo toàn cầu (GII), Việt Nam luôn chứng tỏ có những ưu thế đặc biệt đáng kể trong một số lĩnh vực về con người và sáng tạo. Hình 1. Phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990-2015 và xu thế; (WEF, 2015) Tuy tăng trưởng đạt được tốc độ khá ấn tượng, nhưng theo đánh giá của WEF, kinh tế Việt Nam vẫn đang có nguy cơ tụt hậu so với các nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực (H.1). Cho dù một số chỉ số liên quan đến con người và năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực Việt Nam được đánh giá là có nhiều ưu thế, kinh tế Việt Nam vẫn bị coi là một nền kinh tế phát triển ở mức trung bình và có nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. c) Việt Nam rất cần những bước tiến mang tính đột phá. Theo đánh giá của WEF, Việt Nam mới chỉ được coi là quốc gia đứng đầu nhóm các nước phát triển dựa vào nguồn lực. Tiềm năng con người chưa thực sự được khai thác một cách hiệu quả (H.2). Vì vậy, dù nỗ lực, cũng khó có thể đạt được mục tiêu phát triển vượt bậc. Đáng lưu ý, trong khi Việt Nam đang gắng sức, các quốc gia khác cũng tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh hơn nhờ những nguồn lực và cách tiếp cận đúng đắn. Vì thế, Đảng CSVN đã ban hành Nghị quyết 10/NQ-TƯ phát triển kinh tế tư nhân trở thành “một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. d) Vai trò thực sự của khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam Tuy được thừa nhận có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhưng đóng góp của doanh nghiệp tư nhân cho nền kinh tế còn rất hạn chế. Theo báo cáo đánh giá Hình 2. Xếp hạng các nền kinh tế trong khu vực theo WEF (2018) Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 33Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 một năm sau thực hiện Nghị quyết 10/NQ- TƯ (10/2018), các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) mới đóng góp gần 8% GDP. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh các vấn đề về môi trường kinh doanh (như thể chế, luật pháp,) và năng lực điều hành của bộ máy hành chính, có những yếu tố về năng lực của doanh nghiệp và phương pháp quản lý. Báo cáo GII 2017 về Việt Nam cho rằng, tuy có một số điểm mạnh về năng lực hấp thụ kiến thức, tác động của kiến thức hoặc phổ biến kiến thức, nhưng vẫn bộc lộ những điểm yếu về giáo dục và nhân lực, như giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Theo nghiên cứu của VietAnalytics (Đinh Tuấn Minh, 2018), phần đông DNTN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người chiếm trên 50%. Khả năng tiếp cận thị trường thế giới hạn chế, chỉ có khoảng 11% DNTN có hàng hóa xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp. Số DNTN nằm trong top 50 chỉ chiếm 1/3 (16/50). Tuy đã có nhiều chính sách và nguồn lực được cam kết, dường như “năng lực hấp thụ chính sách” nói chung, tiếp nhận và xử lý sự hỗ trợ của DNTN nói riêng, đang là một vấn đề lớn. Đáng ngại là nhiều nỗ lực đã được thực thi, nhưng vẫn chưa được cải thiện. Cần phải có các biện pháp tiếp cận phù hợp, sự nỗ lực của cả Chính phủ, lẫn khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là DNTN. 2. Doanh nghiệp Việt Nam qua nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau a) Nghiên cứu ở cấp vĩ mô Sự cam kết của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thể hiện qua các chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách ưu đãi về thuế và đào tạo nâng cao năng lực. Quỹ phát triển DNNVV, với số vốn điều lệ là 2.000 tỷ VND (gần 100 triệu USD), thành lập từ năm 2014, chỉ cho vay với tỷ lệ rất thấp. Số lượt doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tài chính này hầu như không đáng kể. Tình trạng các nguồn tín dụng hỗ trợ phát triển kinh doanh nhỏ khác cũng tương tự, cho dù lượng vốn tín dụng cam kết tăng hằng năm (Cấn Văn Lực, 2018). Theo đánh giá của các chuyên gia, năng lực quản lý điều hành của các doanh nghiệp và người quản lý là một trở ngại lớn dẫn đến tình trạng thiếu mặn mà của các tổ chức tín dụng đối với các DNNVV. Theo Grant Thornton, gần 60% số người được hỏi cho rằng năng suất lao động chỉ có tầm quan trọng rất ít. Điều đó chứng tỏ nguồn nhân lực của Việt Nam mới là tiềm năng. Trong khuôn khổ của hai chương trình quốc gia về lập nghiệp và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong các giai đoạn 2005-2009 và 2011-2015, hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách (dao động từ 30-60 tỷ VND/năm) đã được giải ngân cho các khóa đào tạo để phát triển nguồn nhân lực và năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, tác động có nó vẫn khó kiểm định. Bảng 1. Cơ cấu doanh nghiệp được khảo sát, theo ngành (INBUS, 2017-2018) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 34Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 Đào tạo nhân lực là một trong những vấn đề then chốt đối với các doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao năng lực nội sinh, hội nhập vào các chuỗi giá trị/cụm liên kết và nền kinh tế toàn cầu. Những nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp (INBUS) đã chỉ ra rằng, để thực hiện có hiệu quả các khóa đào tạo và nâng cao năng lực hoạt động cho doanh nghiệp Việt Nam, cần nhận thức rõ những tồn tại sau: (i) Nhu cầu về nâng cao năng lực của doanh nghiệp rất khác nhau, tùy thuộc thực trạng năng lực và quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp; (ii) Đào tạo nhân lực là cách tiếp cận truyền thống, tuy nhiên, cần phải nâng cao năng lực hệ thống, thay vì chỉ tập trung vào trang bị kỹ năng. b) Nghiên cứu ở cấp doanh nghiệp của Viện Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp Gần đây (2017-2018) INBUS đã tiến hành khảo sát 200 doanh nghiệp được lựa chọn của tỉnh Hưng Yên (đứng thứ 56/63 tỉnh, thành phố về chỉ số cạnh tranh PCI) và gần 500 doanh nghiệp ở 8 tỉnh, thành phố khác (năm 2016) về năng lực doanh nghiệp nói chung và nhân lực nói riêng, trong đó có năng lực đổi mới, sáng tạo và năng lực hấp thụ công nghệ (B. 1). - Phương pháp khảo sát: Việc khảo sát được tiến hành với Bộ chỉ số BCI của INBUS được phát triển dựa trên bộ chỉ số đánh giá năng lực hoạt động quản trị của doanh nghiệp và bộ chỉ số CIS của Nhật Bản (Ishijima và Maeda, 2014), INBUS cũng đã bổ sung, nâng cấp BCI qua tham khảo bộ chỉ số SBC và phương pháp nghiên cứu khác của Hàn Quốc (2016), phương pháp luận đánh giá năng lực tổ chức OCAT (Mwiya, 2009) và đánh giá năng lực quản lý rủi ro dự án của tổ chức OPMCAT của Cannada, phương pháp tính của WEF, GII, cũng như nội dung từ KPI (Parmenter, 2007), các chỉ số cốt yếu về quản lý (Walsh, 2008), các chỉ số về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), vốn xã hội (OTI) và văn hóa tổ chức (DOCS), (H.3). Phương pháp chỉ số (indexing) quen thuộc như trong WEF, GII và nhiều tài liệu nghiên cứu khác được sử dụng để lượng hóa, phân tích và so sánh các doanh nghiệp về các phương diện khác nhau. Áp dụng để đánh giá năng lực doanh nghiệp, BCI của INBUS cụ thể hóa thành hệ thống các tiêu chí (H.4). Hình 3. Phương pháp xây dựng Bộ chỉ số BCI Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 35Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 Về nguyên tắc, BCI cũng được xây dựng để triển khai khảo sát trên các chức năng và lĩnh vực quản trị doanh nghiệp cơ bản theo mô hình quản trị doanh nghiệp kinh doanh trong kinh tế thị trường. Đó là các chức năng hay lĩnh vực quản trị, như marketing và bán hàng, công nghệ và tác nghiệp, tổ chức và nhân sự, kế toán và tài chính, quản trị và điều hành. Về bán hàng và marketing, những vấn đề về năng lực, như khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng hoạt động hiệu quả, năng lực quản lý điều hành, là những nội dung được quan tâm. Trong các hoạt động công nghệ, khả năng thích ứng, đổi mới sáng tạo, khả năng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, là những vấn đề được nhiều người coi trọng. Về tổ chức và nhân sự, việc bố trí sử dụng và tạo môi trường làm việc thuận lợi luôn là những vấn đề được ưu tiên. Các chỉ số về năng lực tổ chức, như hệ thống thông tin nội bộ và chất lượng nguồn thông tin cùng với những chính sách đảm bảo truy nhập và khai thác thông tin là những nhân tố quan trọng. Thông tin về năng lực tài chính doanh nghiệp, năng lực vốn hóa thị trường, khả năng hấp thụ vốn hay năng lực quản lý nợ xấu là những nội dung được nhiều đối tượng, nhất là các nhà đầu tư, muốn biết. Lòng tin, năng lực phát triển bền vững, các nguồn lực xã hội, động lực của người lao động,là những vấn đề quyết định kết quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Những vấn đề năng lực như vậy được tổng hợp và thể hiện thành các chỉ số KPI có thể xác minh một cách khách quan, phản ánh thực trạng năng lực của doanh nghiệp vào thời điểm khảo sát. - Kết quả khảo sát: Điểm số của gần 200 doanh nghiệp được khảo sát tại Hưng Yên nằm trong phạm vi được trình bày như trong B.2 và H.5. Các doanh nghiệp được khảo sát (B. 3) phân thành 7 nhóm năng lực: “rất yếu” – “yếu” – “dưới trung bình” – “trung bình” – “khá” – “tốt” – “rất tốt”, theo tỷ lệ đồng đều (100/7). Có thể thấy hầu hết các điểm năng lực của các doanh nghiệp được khảo sát ở mức trung bình và trên trung bình. Số doanh nghiệp được khảo sát do các cơ quan quản lý ở địa phương lựa chọn và giới thiệu. Có nghĩa là trong thực tế năng lực doanh nghiệp Việt Nam Hình 4. Hệ thống chỉ báo của Bộ chỉ số BCI sử dụng để khảo sát doanh nghiệp (INBUS) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 36Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 tại địa phương có thể thấp hơn. Điều đó giải thích tại sao đóng góp của các DNTN cho kinh tế và vị trí của địa phương trên bản đồ PCI lại thấp như vậy. Trong một nghiên cứu của INBUS tiến hành ở gần 500 doanh nghiệp khác tại 8 tỉnh, thành phố, nhu cầu hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp là khác nhau (B.4 và B.5). Các doanh nghiệp được xếp vào nhóm có năng lực thấp (rất yếu, yếu, hoặc dưới trung bình) thường ưu tiên quan tâm đến việc cạnh tranh - tồn tại, trong khi doanh nghiệp thuộc các nhóm trung bình và khá quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao năng lực để cạnh tranh - phát triển. Bảng 2: Phổ điểm về năng lực của doanh nghiệp khảo sát Hình 5. Phân bố điểm năng lực doanh nghiệp khảo sát Bảng 3. Phân nhóm doanh nghiệp khảo sát theo năng lực hoạt động, (INBUS, 2017) Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 37Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 Năng lực đổi mới của các doanh nghiệp không giống nhau (B.6, B.7 và B.8). Ở các doanh nghiệp, nói chung, chỉ ở mức trung bình. Chỉ có 1/191 doanh nghiệp có năng lực đổi mới thuộc nhóm “tốt” là không đáng kể. Các doanh nghiệp Việt Nam thường yếu về năng lực sáng tạo, đổi mới (innovation), dưới mức trung bình. Việc triển khai công nghệ mới ở hầu hết các doanh nghiệp chỉ là áp dụng (renovation) công nghệ hiện hữu (B.6). Với những nhóm này, mối quan tâm hàng đầu là sự sống còn và khả năng tạo ra lợi nhuận. Nhóm các doanh nghiệp có năng lực trung bình quan tâm rất nhiều đến đổi mới sáng tạo. Nhưng hiệu quả triển khai các hoạt động này gây trở ngại cho việc tạo ra sự bứt phá về năng suất. Các doanh nghiệp có chỉ số đổi mới sáng tạo ở mức trung bình chiếm tỷ lệ khá cao, nhưng số Bảng 4. Nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp ở Hà Nội (INBUS, 2016) Bảng 5: Nhu cầu đào tạo phân theo nhóm doanh nghiệp (INBUS, 2016) Bảng 6. Phân loại doanh nghiệp – Ba nhóm “dưới trung bình” NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 38Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 doanh nghiệp có chỉ số tài chính, hiệu quả ở mức cao lại không tương xứng (B.7). Số các doanh nghiệp có năng lực hoạt động tốt trở lên, có thể trở thành doanh nghiệp dẫn dắt, tương đối ít (trừ được đánh giá tốt về tính hiệu quả). Mức đầu tư cho các hoạt động đổi mới sáng tạo cũng thấp, số doanh nghiệp có chỉ số này ở các mức “tốt” và “rất tốt” không đáng kể: 1/191 (B.8). Nhận thức và quan điểm của doanh nghiệp và những người quản lý đóng vai trò quyết định không kém. Hỗ trợ phát triển năng lực doanh nghiệp đồng nghĩa với việc làm thay đổi nhận thức của những người quản lý để họ dành sự quan tâm và nguồn lực nhiều hơn cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo. Việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động như hiện nay vẫn cần được tiếp tục. Tuy vậy, việc điều chỉnh hệ thống tổ chức để tạo môi trường thuận lợi cho người lao động phát huy năng lực chỉ được thực thi bởi những người lãnh đạo am hiểu vấn đề. Không thể kỳ vọng tất cả các doanh nghiệp thuộc các khu vực khác nhau hấp thụ như nhau các chính sách hỗ trợ và các nguồn lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy những tác động tích cực của năng lực hấp thụ công nghệ, hấp thụ chính sách đến kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp (B.9). Những doanh nghiệp hấp thụ công nghệ mới chính sách mới tốt hơn sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn. Nhưng điều đó không khẳng định các chính sách đều tác động giống nhau tới các doanh nghiệp, mà phụ thuộc vào năng lực tiếp nhận, chuyển hóa, vận dụng thành giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Một số đề xuất về cách tiếp cận chiến lược để tạo sức bật cho khu vực doanh nghiệp tư nhân a) Ẩn ý về chính sách Bảng 7. Phân loại doanh nghiệp - Hai nhóm “trung bình” Bảng 8: Phân loại doanh nghiệp - Hai nhóm từ “tốt” trở lên Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 39Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 Tác động thể hiện trên hai mặt: tiêu cực và tích cực. Tác động tiêu cực của tình trạng năng lực đổi mới sáng tạo kém ở các doanh nghiệp Việt Nam là khó tìm được các đối tác quốc tế có năng lực tương ứng, đáng tin cậy để tham gia vào chuỗi sản xuất. Tình trạng này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải tự mình gánh thêm công việc và chống chọi lại với sự cạnh tranh sống-còn của của doanh nghiệp nội địa. Sự quan tâm và đầu tư cho đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nội địa còn ít ỏi. Có thể do hạn chế về vốn, nhưng đáng lo ngại hơn là sự hạn chế về tầm nhìn, nhận thức đối với đổi mới, sáng tạo. Hệ quả là sự thờ ơ, thiếu ủng hộ đối với các hoạt động đổi mới sáng tạo trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất đang được triển khai như một chính sách lớn của Chính phủ hiện nay. Bảng 9: Mối liên hệ giữa chỉ số kết quả tài chính (KRI) và chỉ số năng lực hấp thụ, phân theo nhóm năng lực. Bảng 10. Mối liên hệ giữa khả năng hấp thụ công nghệ và kết quả thực hiện về tài chính. Bảng 11. Mối liên hệ giữa khả năng hấp thụ chính sách và kết quả thực hiện về tài chính. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 40Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 Tuy nhiên, cũng đã hé lộ những khía cạnh tích cực trong triển khai đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam. Ba mươi năm đổi mới chưa phải là dài đối với lịch sử phát triển của một nền kinh tế đang chuyển đổi. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn đang ở giai đoạn tìm tòi, hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, tình trạng học hỏi đã bước sang thời kỳ có sáng tạo, cải tiến. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một chính sách chủ đạo đang được triển khai một cách tích cực, rộng khắp tại các trường đại học và hệ thống tổ chức của đoàn thanh niên trong cả nước. Khía cạnh tích cực của việc ham học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể và cần được khai thác thông qua mối quan hệ giàu sự tin cậy giữa các đối tác. Thay vì thiết lập các mối quan hệ kinh tế truyền thống (hợp đồng), đã hình thành các mối liên kết mạng lưới, kết nối thành viên và trợ giúp lẫn nhau cùng phát triển (partnership). b) Giải pháp thực tế - kinh nghiệm của Viện Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp Tuân theo những nguyên tắc nêu trên, INBUS đã tiến hành những nghiên cứu trong một vài năm để tìm kiếm và phát triển mối quan hệ đối tác. Nhật Bản đã được lựa chọn làm đối tác đầu tiên để thiết lập mối liên hệ kết nối giữa doanh nghiệp hai nước và kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản là các bài học có giá trị trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực kế cận cho các doanh nghiệp Việt Nam đang được INBUS theo đuổi. Học tập kinh nghiệm một cách sáng tạo phải có nguồn nhân lực phù hợp. Vì vậy, đào tạo nhân lực cần được tiến hành sớm hơn. Trong những năm qua, INBUS đã bước đầu thiết lập các mối liên hệ với cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Nhật Bản để sử dụng cơ sở vật chất và công nghệ của họ cho sinh viên, học sinh rèn luyện, thực hành, trước hết là ý thức kỷ luật và sự chăm chỉ. Chúng tôi bước đầu thành công trong việc thuyết phục một số cơ sở đại học và giáo dục phổ thông thay đổi cách tiếp cận và tận dụng những cơ hội chúng tôi mở ra. Hai năm nay, Khoa Điện - Điện tử của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã đưa việc thực hành trải nghiệm vào chương trình đào tạo chính thức hàng năm cho sinh viên. Một số thỏa thuận hợp tác giữa INBUS với các trường đại học, trường nghề, trường phổ thông, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản về đào tạo hướng nghiệp liên thông và sử dụng nguồn nhân lực đã được ký kết. Nhằm hỗ trợ kết nối doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng quốc tế, INBUS đã sử dụng Bộ chỉ số BCI xây dựng cuốn cẩm nang danh bạ về năng lực doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực của tỉnh Hưng Yên. Một chương trình đào tạo doanh nhân tương lai thông qua mô hình ươm tạo doanh nhân, doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng được cam kết giữa INBUS, Báo Diễn đàn doanh nghiệp (VCCI) với Đại diện Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản và bắt đầu triển khai. Chương trình nhằm tạo cơ hội cho những người trẻ tuổi Việt Nam mong muốn lập nghiệp có thể tiếp cận và tiếp nhận những mô hình kinh doanh nhỏ của Nhật Bản cùng kinh nghiệm của họ. Những chương trình trên chỉ mới được khởi xướng khoảng hai năm, nhưng triển vọng rất sáng sủa, vì phù hợp với xu thế và chủ trương chính sách của Chính phủ./ Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 41Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 Tài liệu tham khảo 1. Kỷ yếu hội thảo Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW: tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân, VCCI, 10th. July 2018. 2. INBUS (2013-2018). Business Indexing – Corporate Financial Capacity. Annual reports, Hanoi. 3. INBUS (2016). Business Capacity Survey 2016 Report. Internal publication use, Hanoi. 4. INBUS (2017). Research for the development of the handbook of business capacity to the improvement of the PCI of Hung Yen province. Project Report, Department of Planning and Investment of Hung Yen. 5. INBUS (2018). The Handbook of industrial business capacity of Hung Yen province. Department of Planning and Investment of Hung Yen, Hung Yen. 6. Ishijima, Maeda (2015-2017). Credibility Index for SMEs (Small and Medium Enterprises), JAIF project, ASSEAN. 7. Parmenter (2007). Key Performance Indicators – Developing, Implementing, and Using the Winning KPIs. John Wiley & Sons, Inc., New Jersey. 8. Schwab, WEF (2017). The Global Competitiveness Report 2017–2018. World Economic Forum, Geneva. 9. VCCI (2018). Proceedings of workshop Implementing Resolution 10-NQ/TW: Continue to improve the environment of private economic development. VCCI, 10th. July 2018. Ngày nhận bài: 07/6/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_luc_sang_tao_tai_doanh_nghiep_viet_nam_va_phat_trien_ng.pdf
Tài liệu liên quan