Năng lượng - Biến đổi khí hậu

Sự nóng dần lên của trái đất. Sự thay đổi thành phần của khí quyển và chất lượng của khí quyển có hại cho con người Sự dâng cao mực nước biển do tan băng,dẫn đến sự ngập úng của một số vùng. Sự di chuyển của các đới khí hậu đe dọa sự sống của sinh vật trên trái đất. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước. Sự thay đổi năng suất sinh học của các HST.

pptx43 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Năng lượng - Biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Welcome to group 1 Biến đổi khí hậuBài thảo luậnNội dungNỘI DUNG12345Biến đổi khí hậuẢnh hưởng của biến đổi khí hậuPhương hướng giải quyếtNguồn tham khảoKết luận – tham khảoBIẾN ĐỔI KHÍ HẬUĐịnh nghĩaHiện tượngNguyênnhânBiến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).Định nghĩaBIẾN ĐỔI KHÍ HẬUNguyên nhân:Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUTác nhânN2OCH4HFCsSF6CO2PFCsBIẾN ĐỔI KHÍ HẬUCO2Khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.CH4CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.NO2N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUHFCsHFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.SF6SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.PFCsPFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUCác biểu hiện của BĐKH Sự nóng dần lên của trái đất. Sự thay đổi thành phần của khí quyển và chất lượng của khí quyển có hại cho con người Sự dâng cao mực nước biển do tan băng,dẫn đến sự ngập úng của một số vùng. Sự di chuyển của các đới khí hậu đe dọa sự sống của sinh vật trên trái đất. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước. Sự thay đổi năng suất sinh học của các HST.Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất được gọi là Hiệu ứng nhà kính.Hiệu ứng nhà kínhNhiệt độ tăng cao, đất đai khô cằn và nhiều cánh rừng lớn biến thành tro bụi - những hiện tượng bất thường này không còn bó hẹp ở một số quốc gia hay khu vực mà đang xảy ra hầu khắp trên thế giới.Cháy rừngThủng tầng ozônOzon là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển, ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu, gồm 3 nguyên tử oxy (03), hấp thụ phần lớn các tia tử ngoại từ Mặt trời. Và tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh thường được gọi là tầng Ozon.Mưa axitMưa acid là mưa có tính acid do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo thành các acid khác nhau. Trong nước mưa có CO2 hòa tan và có một ít có độ pH dưới 5. Là sự lắng đọng thành phần axít trong những cơn mưa, sương mù, tuyết, băngMột số hiện tượngBIẾN ĐỔI KHÍ HẬUHiện TượngHiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời,xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt năng bên trong dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ chiếu sáng.Hiệu ứng nhà kínhHiện TượngHiệu ứng nhà kính Nguyên nhân : + Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính gồm CO2, CH4, CFC + Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được trái đất hấp thụ một phần phản xạ vào không gian. + Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt,không cho nó phản xạ vào không gian. Nếu các khí nhà kính ít chúng giúp nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh, nếu có quá nhiều thì làm cho bầu khí quyển và Trái Đất nóng dần lên. + Mức độ gây hiệu ứng nhà kính như sau:CO2 =>CFC =>CH4 => O3 =>NO2.Hiệu ứng nhà kính+ Làm tăng nhiệt độ Trái Đất dẫn đến thay đổi khí hậu trong vài thập niên kỉ kế đến.+Các nguồn nước:Chất lượng nguồn nước uống, nước tưới tiêusuy giảm nghiêm trọng. Mưa tăng cũng gây lũ lụt thường xuyên, làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.+ Các tài nguyên biển: Mực nước biển dâng, băng tan ở hai cự có thể dẫn đến nạn hồng thủy cao.HST biển bị thay đổi do các dòng hải lưu thay đổi. Riêng tại Hoa Kỳ,vào năm 2010 nước biển sẽ tăng 2 cm. +Sinh vật: Sự nóng lên của Trái Đất làm điều kiện sống bình thường của sinh vật bị thay đổi.Khí hậu thời tiết khắc nghiệt làm giảm sự đa dạng tài nguyên sinh vật. +Sức khỏe: Nhiều bệnh tật mới xuất hiện,con người không thể kiểm soát được. +Lâm nghiệp :Nạn cháy rừng xảy ra thường xuyên do nhiệt độ cao.+Năng lượng và vận chuyển:Vận chuyển đường thủy sẽ khó khăn vì số trận bão lũ tăng lên.Hậu quả- Các nước đã tham gia bàn thảo kí kết nghị định thư Kyoto. -Kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông đạt tiêu chuẩn về khói thải. -Trồng nhiều cây xanh tạo hành lang an toàn bảo vệ.-Tiết kiệm điện.-Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. -Tiết kiệm giấy in,tái chế các vật liệu cũ -Sử dụng năng lượng sạch. Biện pháp giảm hiệu ứng nhà kínhHiện TượngNguyên nhân :sự gia tăng năng lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên. Trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mình, trong khói thải có chứa SO2 và NOX . Hai loại khí này khi gặp nước mưa hoặc hơi ẩm trong không khí sẽ tương tác với nước để tạo thành axit và gây mưa axit.Khí SO2 cũng có thể được thải ra từ hoạt động núi lửa. Khi núi lửa hoạt động thường tung vào khí quyển H2S và SO2.Mưa axitMưa axit Các ảnh hưởng của pH đến hệ thủy sinh vật có thể tóm tắt như sau: pH < 6,0 Các sinh vật bậc thấp của chuỗi thức ăn bị chết (như phù du, stonefly), đây là nguồn thức ăn quan trọng của cá .pH < 5,5 Cá không thể sinh sản được. Cá con rất khó sống sót. Cá lớn bị dị dạng do thiếu dinh dưỡng. Cá bị chết do ngạt .pH < 5,0 Quần thể cá bị chết. pH < 4,0 Xuất hiện các sinh vật mới khác với các sinh vật ban đầu .Khi độ pH nhỏ hơn nữa thì mưa axit gây tác hại nguy hiểm đối với người, phá hủy cân bằng sinh thái, gây thiệt hại cho mùa màng, phá hủy rừng và hủy diệt sự sống. Ngoài ra, mưa axit còn gây ăn mòn và hủy các bức tượng đài, các công trình thế kỷ ở ngoài trời gây thiệt hại nặng nề hay gọi là hiện tượng “mọt dần” các di tích lịch sửHậu quả+Lắp đặt hệ thống khử sunfua+Xây dựng các biện pháp chuẩn xác hơn để dự báo mức độ của các chất gây ô nhiễm trong khí quyển và nồng độ các khí nhà kính có khả năng gây ra sự can thiệp đối với hệ thống và đối với môi trường nói chung.+ Hiện đại hóa các hệ thống năng lượng đang tồn tại để tạo ra tính hiệu suất năng lượng, và phts triển các nguồn năng lượng mới, tái sinh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió+ Nâng cao các tiêu chuẩn về quốc gia về hiệu suất năng lượng và khí thải và nâng cao nhận thức của công chúng về các hệ thống năng lượng phù hợp về mặt môi trường.Biện pháp giảm trừ mưa axitHiện TượngVai trò:Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đất. Tầng ozon như lớp áo choàng bảo vệ Trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Tầng ozon là lớp lọc bức xạ mặt trời, một phần lớp lọc này bị mất sẽ làm cho bề mặt Trái đất nóng lên. Chiếc áo choàng quý giá ấy bị "rách" cũng có nghĩa sự sống của muôn loài sẽ bị đe dọa. Thủng tầng ozonHiện TượngNguyên nhân :Do các hoạt động của núi lửa và con người thải các hợp chất có chứa Clo, CFC, ODS, các chất này sẽ khuếch tán lên đến tầng bình lưu và bị tấn công bởi các tia cực tím của mặt trời và phân hủy giải phóng ra các nguyên tử Clo. Chính các nguyên tử Clo này gây ra sự suy giảm tầng ozon.Thủng tầng ozonHiện TượngThủng tầng ozonHậu quả: Tầng ozon bị thủng sẽ tạo điều kiện cho tia cực tím của mặt trời chiếu xuống Trái Đất, gây ra các bệnh ung thư da và mắt cho con người, nhiều loại thực vật không thích nghi với tia tử ngoại sẽ bị mất dần hệ miễn dịch, các sinh vật dưới biển sẽ bị tổn thương và chết.Ngăn chặn suy thoái tầng ozonCác quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển phải cùng tham gia các công ước cam kết áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những tác động tiêu cực do tầng ozon bị suy giảm, hợp tác trong nghiên cứu, quan trắc và trao đổi thông tin về lĩnh vực này (công ước Viên 22-3-1985).Nghị định thư Montreal (Canada) về các chất làm suy giảm tầng ozon ODS (16-9-1987) nhằm xác định những biện pháp cần thiết để các bên tham gia hạn chế và kiểm soát được việc sản xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozon.Đối với Việt Nam, chính thức tham gia và phê chuẩn Công ước Viên và Nghị định thư Montreal vào 1-1994. Chương trình quốc gia về bảo vệ tầng ozon của Việt Nam :Năm 2005 cắt giảm 50% mức tiêu thụ CFC so với mức tiêu thụ trung bình thời kỳ 1995-1997.Năm 2010 sẽ loại trừ hoàn toàn chất CFC.Lũ lụt Hạn hánLũ lụt và hạn hán đã trở thành mối đe dọa lớn của con người và thường xuyên xảy ra khi thời tiết, khí hậu ngày càng bất thường hơn.Sa mạchóaSa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu.Sương khóiSương khói là một sự cố môi trường, xảy ra do sự kết hợp sương với khói và một số chất gây ô nhiễm không khí khác. Sương khói thường tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm thứ cấp có hại cho động thực vật và môi trường nói chung.Một số hiện tượng:BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG CỦABĐKHMôi trường - Tài nguyên đất + Biến đổi khí hậu làm cho các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh, gây ra các hiện tượng triều cường, nước biển dâng cao gây sạc lở bờ biển, bờ sông, nhiễm mặn nguồn nước. + Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn. + Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra. + Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất.Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. + Tại một số nơi băng tan lại khiến đất trồi lên do mặt đất thoát khỏi sức nặng của hàng tỉ tấn băng đè lên. + Nạn sa mạc hóa đã làm cho nét đa dạng sinh thái bị suy giảm vànăng suất đất đai cũng kém đi đáng kể. ẢNH HƯỞNG CỦABĐKHCác tảng băng tan dầnĐất bị khô cằn do thiếu nướcTượng bị mưa axit làm hỏngHiện tượng sa mạc hóa ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH Ở Việt nam - Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10oC/thập kỷ. Mực nước biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ, lúc đó Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai, nơi cư trú của 23% số dân. - Quá trình sa mạc hoá mỗi năm làm mất khoảng 20ha đất nông nghiệp do nạn cát bay, cát chảy và hàng trăm nghìn hecta đất tiếp tục bị thoái hoá. Tại Quảng Trị, 20-30ha đất ruộng vườn và cây ăn quả bị cát phủ dày thêm 2m mỗi năm. ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH - Tài nguyên nước + Thế giới Các lớp băng tuyết đang tan nhanh dẫn đến nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc, gây khan hiếm nguồn nước ngọt. Các núi băng và sông băng đang bị teo lại như các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm. ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH - Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. - Mưa acid rơi trên mặt đất sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng trên mặt đất và mang các kim loại độc xuống ao hồ. - Ngoài ra vào mùa xuân khi băng tan, acid (trong tuyết) và kim loại nặng trong băng theo nước vào các ao hồ và làm thay đổi đột ngột pH trong ao hồ, hiện tượng này gọi là hiện tượng "sốc" acid vào mùa Xuân. ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH Ở Việt nam -Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. Tính đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập - Đồng bằng sông Hông và đồng bằng sông Cửu Long là vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất, hàng triệu người sẽ có nguy cơ bị mất chỗ ở, làm gia tăng sức ép lên sự phát triển của các vùng lân cận, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. -Lưu lượng nước sông Mêkông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% vào mùa lũ. Hạn hán lũ lụt sẽ xuất hiện nhiều hơn.. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ khó khăn làm suy giảm tài nguyên nước.Tài nguyênkhôngkhíCác hoạtđộng con ngườiCháyrừngNúi lửaBão bụi ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH - Hệ sinh thái + Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. + Vào mùa xuân khi băng tan, acid (trong tuyết) và KL nặng trong băng theo nước vào các ao hồ và làm thay đổi đột ngột pH, hiện tượng này gọi là hiện tượng "sốc" acid. Các thủy sinh vật không đủ thời gian để thích ứng với sự thay đổi này nên dễ bị tiêu diệt, nhất là các ấu trùng và sinh vật đẻ trứng. + Mưa acid làm rửa trôi các muối đạm xuống ao hồ nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của tảo, tảo quang hợp sẽ sinh ra nhiều oxygen. Tuy nhiên do cá chết nhiều, việc phân hủy chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn oxy làm suy giảm oxy của thủy vực và làm cho cá bị ngạt. + Bảo lụt,hạn hán bất thường làm cho các sinh vật bị hủy hoại nhiều. Con người - Sức khỏe + Việt Nam: Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất nông dân nghèo , các dân tộc thiểu số Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa,nhiệt độ hằng năm dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học con người. Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe của con người,tăng nguy cơ mắc bệnh (tim mạch,thần kinh). Thiên tai như bão,nước dâng,..làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người do ô nhiễm môi trường.BĐKH làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi khuẩn,tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH+ Thế giới : Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Global Humanitarian Forum của cực tổng thư ký LHQ Kofi Annan công bố:hiện nay BĐKH đã cướp đi mạng sống của 300000 người dân hằng năm,ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên thế giới. ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH Hàng triệu người sống trong các khu ổ chuột trở thành nạn nhân tiềm tàng của các cơn bão hoặc cuồng phongCác nhà khoa học ước tính rằng sự tăng nhiệt độ lên 1 độ C sẽ khiến cho năng lực sản xuất lương thực giảm tới 17%.Do vậy, giá lương thực sẽ tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở các quốc gia.Những căn bệnh đang hoành hành ở khu vực nhiệt đới,cận nhiệt đới như sốt rét,sốt xuất huyết,viên màng não sẽ lan rộng trên toàn cầu. Đến năm 2020 trên 250 triệu người dân châu Phi sẽ không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước sạch. Việc thiếu nước làm tăng bệnh truyền nhiễm,bệnh về đường hô hấp.... ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH - Kinh tế + Vấn đề kinh tế Việt Nam: Việt Nam là nước đang phát triển, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kinh ở mức độ thấp, nhưng lại phải hứng chịu nhiều tác động của BĐKH. Theo Ngân hàng Thế giới(2007),VN là một trong các nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng,nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số bị ảnh hưởng,tổn thất 10% GDP.Vùng đồng bằng sông Hồng và Cửu Long có nguy cơ ngập chìm nhiều nhất. Mực nước xâm nhập lớn nhất trong mùa khô ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH Mức tăng nhiệt độ trung bình và mức thay đổi lượng mưa ẢNH HƯỞNG CỦABĐKHViệt Nam trong khoảng 50 năm qua,nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 – 0,7 o C,mực nước biển đã dâng khoảng 20cm.BĐKH đã làm cho thiên tai,đặc biệt là bão,lũ,hạn hán ngày càng ác liệt.Xu thế biến đổi lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ,cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Đứng thứ 5 về khả năng tổn thương do tác động của BĐKH ,Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về BĐKH và phát triển con người Theo đó,sinh kế của người Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi toàn cầu,đòi hỏi một tầm nhìn dài hơi,một kế hoạch cụ thể và mang tính chiến lược.Phó Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam, ông Christopher Bahuet khuyến nghị, Việt Nam cần giải quyết ở cả ba cấp độ: cộng đồng, chính sách và năng lực thể chế, trong đó quan trọng nhất là xây dựng năng lực thể chế. ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH Kinh tế Thế giới : - Tất cả các nước đều bị tác động của BĐKH,nhưng những nước bị tác động đầu tiên và nhiều nhất là những nước và cộng đồng dân cư nghèo nhất.Tuy nhiên,hiện tượng thời tiết bất thường,bao gồm lũ lụt,hạn hán,bão tố..cũng đang gia tăng ở các nước giàu.Nguy cơ đổ vỡ kinh tế và xã hội ở quy mô lớn rất cao. - Những tác động tiêu cực của BĐKH làm thay đổi tốc độ tăng trưởng và phát triển.Theo ước tính tổng chi phí và sủi ro chung do BĐKH gây ra có thể mất ít nhất 5% GDP toàn cầu/năm.Con số thiệt hại có thể tăng lên 20% GDP hoặc cao hơn nếu một loạt rủi ro và tác động không được xem xét tới. ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH Có thể nói BĐKH là một sự thất bại lớn nhất của thị trường mà thế giới đã từng chứng kiến.Nó đã và đang tương tác với những thiếu sót khác của thị trường.Làm cho cuộc sống của mọi người dân trên thế giới đang bị đe dọa về kinh tế,lương thực thực phẩm,chổ ở ẢNH HƯỞNG CỦABĐKH Mang tính toàn cầu: đây là vấn đề chung của cộng đồng, không phải là riêng biệt của từng quốc gia, khu vực hay châu lục nào. Được các quốc gia nhất trí: để ra các phương hướng và phân công nhiệm vụ công bàng hiệu quả giữa các quốc gia, khu vực hay châu lục. Có quy mô: lớn, rộng khắp về mọi mặt và luôn dựa trên nguyên tác thống nhất đồng bộ. Thực hiện nhanh chóng: hành động sớm để đạt hiệu quả cao Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc “toàn diện, tích cực và hiệu quả”: lồng ghép các thông điệp chính và các thông tin phù hợp liên quan đến biến đổi khí hậu vào kế hoạch bài giảng phòng ngừa thảm hoạ dành cho cấp xã, đồng thời qua đó giới thiệu hậu quả của BĐKH có tác động trực tiếp đến toàn bộ hành tinh của chúng ta. Thích nghi với biến đổi khí hậu. Tăng cường nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính: bằng cách đưa ra chiến lược thiết thực giảm cacbon.Phương Hướng Giải QuyếtPhương Hướng Giải QuyếtHợp tác quốc tế. Định giá cho phát thải cacbon . Chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng cacbon thấp. Xây dưng các công cụ pháp lý. Phục hồi của các hệ sinh thái: Trồng rừng. Bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật. Phát triển kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc bền vững.Ngăn chặn sự khai thác sử dụng quá mức.Nỗ lực ngăn chặn các khí thải nhà kínhHạn chế khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo được Sử dụng những nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường. Các nước tham gia Hội nghị, tiết kiệm điện, tham gia trồng cây xanh,tự tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình trong thời đại “Biến đổi khí hậu toàn cầu”Trái đất này là của chúng ta, vì một môi trường trong sạch và bền vững chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp phần làm cho nó ngày càng tươi đẹp hơn. Tất cả các nguồn tài nguyên đang rất cần sự bảo vệ của chúng ta, đó cũng là bảo vệ cuộc sống của chính mình!KẾT LUẬNNguồn tham khảmần Đình Huấn, Kĩ thuật môi trường, Bách khoa Đà Nẵng.Nhóm 1Cảm ơn thầy và các bạn!!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbien_doi_khi_hau_nhom_1_8451.pptx