Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Do những giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu nên một số vấn đề trong nghiên cứu vẫn cần được giải quyết cụ thể hơn trong những nghiên cứu tiếp theo. Trong đó nổi bật: Một là, chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch được triển khai chưa lâu và chưa có sinh viên tốt nghiệp. Vì vậy, quy mô mẫu nghiên cứu về số lượng đáp viên và số lượng cơ sở khảo sát còn hạn chế. Do đó, kết quả nghiên cứu còn thiếu tính khách quan, việc mở rộng quy mô mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu trong các nghiên cứu sau là cần thiết để đánh giá chi tiết hơn hiệu quả của chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch mang lại. Hai là, do những hạn chế về quy mô mẫu nên nghiên cứu chưa tiến hành kiểm định đa nhóm theo các tiêu chí như giới tính, niên khóa, mức độ yêu thích ngành học Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai có thể phân tích sâu hơn sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng thuộc mẫu nghiên cứu để đưa ra những kết luận chi tiết và ý nghĩa hơn. Ba là, hệ số R2=0.62 cho thấy 38% sự biến thiên của biến phụ thuộc đến từ sai số và những yếu tố tiềm ẩn chưa được nghiên cứu đề cập. Kết quả này là gợi ý cho việc phát triển mô hình nghiên cứu trong tương lai thông qua việc bổ sung các nhóm yếu tố mới để làm tăng mức độ giải thích của mô hình nghiên cứu.

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sè 149 + 150/2021 thương mại khoa học 1 3 14 25 35 43 50 63 76 MỤC LỤC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 1. Trần Việt Thảo và Vũ Thị Thanh Huyền - Tác động liên kết của phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19: tiếp cận theo phương pháp bảng cân đối liên ngành, Mã số: 149+150.1 DEco.11 The Impacts of Linkages in the Development of Vietnam’s Supporting Industries in the Context of the Covid-19: Inter-Sector Balance Sheet Approach 2. Phan Thị Thu Hiền và Bùi Thái Quang - Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ pháp luật xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. Mã số: 149+150.1IIEM.12 A Study on the Factors Affecting Goods Import-Export Law Compliance by Vietnamese Enterprises 3. Phạm Lê Hồng Nhung, Nguyễn Nhật Minh, Nguyễn Thị Tú Trinh và Đinh Công Thành - Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch. Mã số: 149+150.1TrEM.11 Tourism development in association of tourist attractions in Can Tho- Soc Trang- Bac Lieu- Ca Mau 4. Lê Thanh Huyền - Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp niêm yết ngành sản xuất, chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Mã số: 149+150.1FiBa.11 The effects of internal factors on profitability of various listed companies in Vietnamese food processing industry QUẢN TRỊ KINH DOANH 5. Lê Đình Nghi - Mối quan hệ giữa suất sinh lợi, độ biến thiên và khối lượng giao dịch tại thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Mã số: 149+150.2FiBa.21 The Relationship among Return, Volatility, and Trade Volume on Hochiminh City Stock Exchange (HOSE) 6. Đào Tuyết Lan - Hiệu quả áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM. Mã số: 149+150.2 BAcc.22 The Efficiency of Corporate Income Tax (CIT) Accounting Standards in Enterprises in Ho Chi Minh 7. Ngô Thị Khuê Thư, Trương Bá Thanh và Trần Triệu Khải - Ảnh hưởng của chất lượng tích hợp kênh đến lòng trung thành khách hàng trong ngành khách sạn ở Việt Nam. Mã số: 149+150.2BMkt.21 The Effect of Multi-channel Integration Quality on Customer Loyalty in the Hotel Industry in Vietnam 8. Nguyễn Thị Phương Anh và Vũ Huy Thông - Hành vi mua ngẫu hứng của người tiêu dùng Việt Nam theo độ tuổi, thu nhập và nghề nghiệp: Nghiên cứu sản phẩm quần áo may sẵn. Mã số: 149+150.2BMkt.22 Impulse Buying Behaviour of Vietnamese Consumers by Age, Income, and Profession: Case Study on Ready-to-Wear Clothing Products ISSN 1859-3666 Sè 149 + 150/20212 thương mại khoa học 9. Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Vũ Tuấn Dương - Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. Mã số: 149+150.2OMIS.21 Study on Student Satisfaction with the Tourism -Specific Training Program 10. Vũ Thị Kim Anh - Phương pháp tiếp cận kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro trong doanh nghiệp: nghiên cứu tại các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản Việt Nam. Mã số: 149+150.2DEco.21 Risk-Based Internal Audit in Enterprises: Case Study in Vietnamese Real Estate Businesses 11. Nguyễn Tuấn Kiệt và Hồ Hữu Phương Chi - Thái độ đối với rủi ro của nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long: Bằng chứng thực nghiệm với thang đo DOSPERT. Mã số: 149+150.2 The Attitudes toward Risks of Framers in Mekong Delta: Experimental Evidence with DOSPERT 12. Hà Minh Hiếu - Nghiên cứu yếu tố tác động đến việc lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ logistics của chủ hàng Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Mã số: 149+150.2BMkt.21 A Study on Factors Affecting the Choice of Logistics Service Suppliers of Vietnam’s Goods Owners in the Covid-19 Pandemic 13. Nguyễn Trần Hưng và Đỗ Thị Thu Hiền - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng du lịch thông minh của du khách đến Hà Nội. Mã số: 149+150.2TRMg.21 A Study on the Factors Affecting the Decision to Use Smart Travel Apps by Visitors to Hanoi 14. Nguyễn Hữu Khôi, Nguyễn Thị Nga và Bùi Hoàng Ngọc - Mối quan hệ giữa tính “sành điệu” của sản phẩm thời trang, giá trị cảm nhận và ý định mua của người tiêu dùng trẻ tuổi tại Nha Trang. Mã số: 149+150.2BMkt.21 The Relationship between the “Excellence” of the Fashion Products, the Perceived Value, and the Purchase Intention of Young Consumers in Nha Trang City Ý KIẾN TRAO ĐỔI 15. Hoàng Thanh Hạnh - Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện. Mã số: 149+150.3BAcc.32 Several Theoretical Issues on Asset and Income Declaration Auditing by State Audit 16. Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Văn Anh - Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ công trực tuyến - Góc nhìn từ những người đã sử dụng dịch vụ. Mã số: 149+150.3OMIS.32 Assessment of citizen's satisfaction with online public service quality - Perspective from those who have used the online service 17. Đinh Văn Toàn - Nghiên cứu doanh nghiệp học thuật Spin-offs từ các trường đại học trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam. Mã số: 149+150.3OMIS.31 Research on Spin-offs in Universities in the World and Problems of Tertiary Education in Vietnam 82 93 104 115 123 137 148 156 167 ?1. Giới thiệu Từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH về đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch theo cơ chế đào tạo đặc thù để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Nội dung chính của công văn bao gồm: Sự đổi mới trong chương trình đào tạo nhằm đáp ứng sự linh hoạt, dễ dàng chuyển đổi cho người học; Nâng cao tỷ trọng thời gian thực hành, thực tập để cải thiện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên; Tăng cường phát triển mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo và tạo môi trường tốt để sinh viên luyện tập. Một số cơ sở giáo dục đại học đã áp dụng những nội dung chỉ dẫn của công văn 4929/BGDĐT-GDĐH trong việc xây dựng và vận hành chương trình đào tạo nhân lực ngành du lịch và đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn tồn tại những khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện mô hình đào tạo này. Trong bối cảnh thị trường dịch vụ giáo dục đang được đánh giá có mức độ cạnh tranh cao, sinh viên theo học đóng vai trò như những khách hàng trải nghiệm các dịch vụ giáo dục các trường đại học cung cấp thì nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên trở thành mục tiêu quan trọng đối với các cơ sở giáo dục. Đào tạo theo cơ chế đặc thù tại Việt Nam là một mô hình mới, được xây dựng dựa trên nhu cầu về nguồn nhân lực ngành du lịch cũng như học hỏi các mô hình đào tạo ngành du lịch tiên tiến tại các quốc gia phát triển. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên khi theo học các chương trình đào tạo ngành du lịch, có thể kể tới nghiên cứu Sè 149 + 150/202182 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC THÙ NGÀNH DU LỊCH Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Thương mại Email: thanhnhankhoamarketing@gmail.com Vũ Tuấn Dương Trường Đại học Thương mại Email: vutuanduong@tmu.edu.vn Ngày nhận: 06/08/2020 Ngày nhận lại: 03/12/2020 Ngày duyệt đăng: 08/12/2020 Từ khóa: Đào tạo; Cơ chế đặc thù; Sự hài lòng của sinh viên; Nhân lực ngành du lịch. JEL Classifications: I20, I21, I25 Nghiên cứu có mục tiêu xây dựng mô hình, thang đo và đánh giá tác động các yếu tố tới sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch tại một số trường đại học. Thông qua bộ dữ liệu thu thập từ 368 sinh viên từ 2 trường đại học bao gồm Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Đại Nam, bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu đã chỉ ra 5 biến độc lập bao gồm: Cơ sở vật chất; Mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp; Giảng viên; Chương trình học tập tại doanh nghiệp có tác động tích cực tới biến phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo ngành du lịch theo cơ chế đặc thù. Trong khi đó, sự tác động của chương trình đào tạo tới sự hài lòng của sinh viên là không rõ ràng. Từ những kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đưa ra nhằm giúp các trường đại học nâng cao sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. của Atay và cộng sự (2009), Ruhanen và cộng sự (2013), Eurico và cộng sự (2015). Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. Từ những phân tích và khoảng trống nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu tiến hành nhằm kiểm chứng và đánh giá tác động của một số yếu tố tới sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch, qua đó đưa ra một số hàm ý chính sách giúp các cơ sở giáo dục đang áp dụng mô hình đào taọ này nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên. 2. Cơ sở lý thuyết và phát triển giả thuyết nghiên cứu 2.1. Đào tạo theo cơ chế đặc thù ngành Du lịch Đào tạo theo cơ chế đặc thù tại Việt Nam được đưa ra trong giai đoạn một số ngành kinh tế có thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực để phục vụ ngành. Theo công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH (2017): “Các ngành đào tạo được yêu cầu áp dụng cơ chế đặc thù bao gồm Du lịch (7810101); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (7810103); Quản trị khách sạn (7810201); Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (7810202) và các mã ngành đào tạo thí điểm trong lĩnh vực du lịch”. Từ những nội dung được trình bày trong công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH (2017) có thể tóm lược và định nghĩa đào tạo theo cơ chế đặc thù ngành du lịch tại Việt Nam như sau: “Đào tạo đặc thù ngành du lịch là hình thức đào tạo được thiết kế xây dựng riêng theo những yêu cầu đặc trưng về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, cách thức liên kết với doanh nghiệp với mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực có trình độ kĩ năng, kinh nghiệm thực tế để phục vụ nhu cầu phát triển ngành du lịch”. 2.2. Sự hài lòng của sinh viên Sự hài lòng của khách hàng thường được tiếp cận dựa trên hai yếu tố bao gồm sự cảm nhận và sự kỳ vọng của khách hàng với dịch vụ. Theo các nghiên cứu của Prasuraman và cộng sự (1988) và Spreng và cộng sự (1996) thì sự hài lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi. Cụ thể hơn thì sự hài lòng chính là cảm giác, tâm trạng của khách hàng khi họ được thỏa mãn các nhu cầu, mong đợi hoặc khi nhu cầu của họ được đáp ứng vượt mức kì vọng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, một số nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng thông qua hành vi của sinh viên sau khi trải nghiệm dịch vụ như nghiên cứu của Oliver (1997). Đối với các nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên, sự hài lòng được xem xét dưới mức độ thỏa mãn nhu cầu, tương quan về kỳ vọng cũng như hành vi sau khi trải nghiệm dịch vụ. 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên 2.3.1 Chương trình đào tạo Nghiên cứu về dịch vụ giáo dục hay dịch vụ đào tạo ở Việt Nam cũng như thế giới, các vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo (Program Issue) được đề cập như một yếu tố quan trọng. Các nghiên cứu điển hình đề xuất chương trình đào tạo có vai trò quan trọng trong thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo có thể kể tới nghiên cứu của LeBlanc và Nguyen (1997), nghiên cứu của Firdaus (2006) với thang đo HEdPERF hay nghiên cứu Vanniarajan và cộng sự (2011). Dù đưa ra nhiều thang đo cho yếu tố này nhưng các nghiên cứu phần lớn thống nhất khi đề cập tới chương trình đào tạo thì sẽ đề cập tới 2 yếu tố chính bao gồm nội dung chương trình đào tạo và đặc điểm chương trình đào tạo dưới góc độ sự linh hoạt trong vận hành, cách thức triển khai. Đối với đào tạo theo cơ chế đặc thù ngành du lịch, bên cạnh những hướng tiếp cận quan trọng cần quan tâm là nội dung và đặc điểm thì tính mở, tỉ lệ lý thuyết - thực hành hay sự linh hoạt cần được xem xét. Từ những phân tích và lập luận trên, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra: H1: Chương trình đào tạo có tác động tích cực tới sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. 2.3.2. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất được đánh giá là nền tảng giúp cung cấp dịch vụ, các nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thảo và Hoàng Trọng (2006), Chen và cộng sự (2007), Jain và cộng sự (2013) đều đã kiểm chứng tác động của cơ sở vật chất đối với lượng dịch vụ đào tạo cũng như sự hài lòng của sinh viên. Với đào tạo theo cơ chế đặc thù ngành du lịch thì cơ sở vật chất không đơn thuần là cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo mà còn gắn với cơ sở vật chất tại doanh nghiệp - nơi sinh viên thực tập và thực hành. Trong công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH nêu rõ việc nhà trường và doanh nghiệp cần có sự liên kết để tạo môi trường thực hành, thực tập các kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp. Và để thực hiện điều này, cơ sở vật chất đóng vai trò cực kì quan trọng. Từ những phân tích và lập luận trên, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra: 83 ? Sè 149 + 150/2021 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học ?H2: Cơ sở vật chất phục vụ có tác động tích cực tới sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch 2.3.3. Mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp Mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp được đề cập nhiều đến các nghiên cứu của các học giả châu Âu, vận hành dịch vụ giáo dục dựa vào các bên hữu quan như doanh nghiệp không đơn thuần chỉ dựa vào cơ sở giáo dục. Theo Khan và Anwar (2013) thì “Tương tác giữa giáo dục đại học và doanh nghiệp đã có lịch sử lâu dài, nhưng hiện tại giáo dục đại học và doanh nghiệp làm việc tay trong tay, các tổ chức giáo dục đại học tạo ra kiến thức mới và doanh nghiệp cung cấp không gian cho việc kiểm tra giá trị và độ tin cậy của kiến thức này”. Trên góc độ sinh viên, theo Majumdar (2013) cho rằng “Tương tác giữa nhà trường với doanh nghiệp là cần thiết vì nó phát triển nhận thức sinh viên về chức năng công việc trong doanh nghiệp, thái độ để thích ứng với môi trường doanh nghiệp, kiến thức thực tế và có liên quan, kỹ năng và năng lực để chuẩn bị trở thành người tự làm việc”. Trong nghiên cứu của Jain và cộng sự (2013) thì mối quan hệ doanh nghiệp và nhà trường được phản ánh qua nhóm yếu tố chất lượng tương tác doanh nghiệp (Industry Interaction). Nhìn chung, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp đã tồn tại từ lâu và doanh nghiệp chính là nơi giúp sinh viên chuyển hóa kiến thức được học tập trên ghế nhà trường vào công việc thực tế. Bên cạnh đó, việc liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng tới sự hài lòng của sinh viên. Quan điểm này cũng phù hợp với định hướng đào tạo chú trọng kỹ năng nghề nghiệp và theo yêu cầu của doanh nghiệp của công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH. Từ những phân tích và lập luận trên, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra: H3: Mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp có tác động tích cực tới sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. 2.3.4. Giảng viên Giảng viên đóng một vai trò quan trọng đối với chất lượng đào tạo, các nghiên cứu về chất lượng đào tạo đều đưa yếu tố chất lượng giảng viên thành một yếu tố ưu tiên xem xét. Đội ngũ giảng viên đóng vai trò là những người truyền tải giá trị tri thức tới người học. Tuy nhiên, đào tạo theo cơ chế đặc thù ngành du lịch có những nét riêng biệt đó là: Giảng viên cần được đào tạo nghiệp vụ, hướng tới chuẩn kiến thức lí thuyết và kĩ năng; Giảng viên tham gia giảng dạy có thể là chuyên gia có thâm niên trong ngành; Giảng viên trong một số thời điểm sẽ đồng thời là người quản lý sinh viên trong quá trình thực tập. Trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự hài lòng của sinh viên với chất lượng dịch vụ thì giảng viên luôn được coi là yếu tố quan trọng. Các nghiên cứu của Douglas và cộng sự (2006), Hemsley‐Brown và cộng sự (2010) đã kiểm chứng mối quan hệ này. Từ những phân tích và lập luận trên, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra: H4: Giảng viên có tác động tích cực tới sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. 2.3.5 Chương trình học tập tại doanh nghiệp Một điểm khác biệt rõ nét của chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù ngành du lịch với chương trình đại trà nằm ở tỉ lệ phân bổ thời gian thực tập, thực hành và thời gian học lý thuyết. Khác với chương trình đại trà, chủ yếu tập trung vào kiến thức lý thuyết và dành thời gian chủ yếu học tập tại trường đại học. Những sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù dành một phần lớn thời gian học tập tại doanh nghiệp, trong môi trường làm việc thực tế của ngành du lịch. Vì vậy có thể nói, chất lượng chương trình thực tập tại doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng với hiệu quả đào tạo của chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù. Từ những phân tích và lập luận trên, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra: H5: Chương trình học tập tại doanh nghiệp có tác động tích cực tới sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. 3. Mô hình nghiên cứu và thang đo 3.1. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu lý thuyết của nghiên cứu được xây dựng dựa trên mối quan hệ các yếu tố đã phân tích và sự hài lòng của sinh viên. Mô hình đào tạo chú trọng mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp không phải quá mới lạ trên thế giới nhưng khi áp dụng tại Việt Nam chịu sự chi phối bởi công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng một số biến quan sát từ các thang đo nổi bật từ của các nghiên cứu trong quá khứ, nghiên cứu sẽ bổ sung những biến quan sát dựa trên nội dung công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH mà các trường đang áp dụng trong hoạt động đào tạo. Từ lý thuyết đã phân tích, mô hình nghiên cứu lý thuyết được đề xuất được mô tả ở Hình 1: Sè 149 + 150/202184 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học 3.2. Thang đo nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu có tính đặc thù cao và chịu sự định hướng (do ảnh hưởng từ công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH) nên nhóm tác giả sẽ phát triển thang đo bằng việc bổ sung một số biến quan sát căn cứ trên nội dung của văn bản định hướng. Bên cạnh đó, biến phụ thuộc sự hài lòng của sinh viên được xây dựng dựa trên thang đo sự hài lòng của Oliver (1997). Thang đo các yếu tố ảnh hưởng có sự liên hệ thực tế từ chính hoạt động đào tạo ngành du lịch tại các trường đại học có đào tạo ngành du lịch theo cơ chế đặc thù bên cạnh những biến quan sát được lấy từ những thang đo của các nghiên cứu có độ tin cậy cao trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục đại học như Firdaus (2006); Jain và cộng sự (2013); LeBlanc và Nguyen (1997). Nghiên cứu sơ bộ với quy mô n = 40 với các đối tượng tham gia là sinh viên, chuyên gia được tiến hành. Hai tiến sĩ chuyên ngành du lịch đang tham gia đào tạo chương trình đặc thù ngành du lịch, 4 quản lý cấp cao các doanh nghiệp du lịch có tham gia đào tạo sinh viên chương trình đặc thù và 34 sinh viên đang theo học chương trình đào tạo đặc thù đã được mời tham gia phỏng vấn chuyên sâu. Các câu hỏi được tham khảo từ thang đo của các nghiên cứu ngước ngoài sẽ được dịch sang tiếng Việt bởi 2 chuyên gia ngôn ngữ và được 2 tiến sĩ ngành du lịch kiểm tra lại về mặt nội dung. Đội ngũ chuyên gia và tiến sĩ sẽ góp ý hoàn thiện thang đo với góc nhìn từ đội ngũ quản lý, vận hành chương trình đào tạo. Còn 34 sinh viên sẽ đưa ra những đánh giá về mức độ cảm nhận đối với các nội dung thuộc các câu hỏi trong thang đo. Sau khi tổng hợp kết quả và tiến hành đánh giá, thang đo chính thức được mô tả ở Bảng 1. 4. Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu và mẫu nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn chuyên sâu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xử lí dữ liệu sơ cấp thông qua 2 phần mềm IBM SPSS 22 và IBM AMOS 23. Trong đó, phần mềm IBM SPSS giải quyết các vấn đề kiểm định thang đo (EFA và Cronbach Alpha), thống kê mô tả. Còn phần mềm IBM AMOS 23 kiểm định nhân tố khẳng định, kiểm định độ tin cậy tổng hợp, kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, đánh giá ảnh hưởng của biến kiểm soát và kiểm định đa nhóm. 4.2. Thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập từ sinh viên đang theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch tại 2 trường đại học bao gồm trường Đại học Thương mại và trường Đại học Đại Nam, hai trường đại học này là những cơ sở giáo dục tiên phong trong áp dụng đào tạo ngành du lịch theo cơ chế đặc thù. Trường Đại học Thương mại đã triển khai tuyển sinh đào tạo hệ đặc thù ngành du lịch từ năm 2018, cho tới nay quy mô đào tạo hình thức này ở mức 560 sinh viên. Trường Đại học Đại Nam với quy mô bao gồm 750 sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu là lấy mẫu thuận tiện. Trong đó, đội ngũ đáp viên là sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù được cố gắng lấy đều qua các niên khóa bao gồm sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba. Nghiên cứu chỉ thu thập dữ liệu của sinh viên năm thứ 2 và thứ 3 bởi hai lý do chính bao gồm: Thứ nhất, chương trình đào tạo đặc thù chưa có thời gian áp dụng chưa lâu nên chưa có sinh viên năm thứ tư theo học. Thứ hai, sinh viên năm nhất có năm đầu 85 ? Sè 149 + 150/2021 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học (Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả) Hình 1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết ?học tập trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 nên mức độ cảm nhận chưa cao nên việc lấy thông tin không đảm bảo tính khách quan. Nghiên cứu áp dụng quy tắc lựa chọn quy mô mẫu theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006), quy mô mẫu tối thiểu bằng 5 lần số lượng biến quan sát. Vì vậy, quy mô mẫu nghiên cứu tối thiểu là: 27x5=135. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong tháng 9 và tháng 10/2020. Trong quá trình thu thập dữ liệu, các thành viên nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp và hỗ trợ đáp viên khi trả lời phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát có thiết kế gồm các câu hỏi thu thập thông tin định danh và các câu hỏi để xây dựng dữ liệu định lượng. Câu trả lời được thiết kế theo thang đo Likert với mức 1 tới 5 giải thích cho ý nghĩa từ “rất không đồng ý” tới “hoàn toàn đồng ý”. Để phục vụ nghiên cứu, 400 phiếu khảo sát được chuyển tới đáp viên. Số phiếu thu về là 392, trong đó có 24 phiếu được loại bỏ do các vấn đề về thiếu thông tin trả lời. Vậy mẫu nghiên cứu cuối cùng là 368 đáp viên đạt tỉ lệ 92% so với số phiếu phát ra ban đầu. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu được mô tả chi tiết ở Bảng 2. Sè 149 + 150/202186 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 1: Thang đo nghiên cứu chính thức (Nguồn: Tác giả tổng hợp và phát triển) Tên Nӝi dung biӃn quan sát Nguӗn gӕc &K˱˯QJWUuQKÿjRW̩o (Program) PROG1 Các môn hӑFWURQJFKѭѫQJWUuQKÿjRWҥo là phù hӧSÿӇ phát triӇQNƭQăQJ Firdaus (2006) PROG2 &KѭѫQJWUuQKÿjRWҥo cӫa khoa có tӍ lӋ giӳa lí thuyӃt và thӵc hành là cân bҵng Phát triӇn bә sung PROG3 &KѭѫQJWUuQKÿjRWҥo cӫa khoa chú trӑng phát triӇQNƭQăQJQJKLӋp vө PROG4 Tôi thҩ\FKѭѫQJWUuQKÿjRtҥo phù hӧp vӟi nhu cҫu doanh nghiӋp &˯Vͧ v̵t ch̭t (Facilities) FACI1 Phòng hӑc có bӕ trí khoa hӑFÿҧm bҧo không gian cho sinh viên LeBlanc và Nguyen (1997) FACI2 ChҩWOѭӧng vӋ sinh cӫDNK{QJJLDQWUѭӡng là sҥch sӁ FACI3 &ѫVӣ ÿjRWҥRFyÿҫ\ÿӫ các trang thiӃt bӏ Yjÿӗ GQJÿӇ ÿjRWҥo các môn hӑc nghiӋp vө Phát triӇn và bә sung FACI4 Các doanh nghiӋp liên kӃWFyFѫVӣ vұt chҩt tӕt phөc vө nhu cҫu thӵc hành, thӵc tұp M͙i quan h͏ QKjWU˱ͥng và doanh nghi͏p ( University - Enterprise Cooperation) UEC1 7Uѭӡng áp dөQJSKѭѫQJSKiSJLҧng dҥy có tính thӵc tӃ vӟLP{LWUѭӡng doanh nghiӋp Jain và cӝng sӵ (2013) UEC2 7Uѭӡng tә chӭc cho sinh viên tham quan các doanh nghiӋp UEC3 7Uѭӡng và doanh nghiӋSWKѭӡng xuyên tә chӭc nhӳQJFKѭѫQJWUuQKWKӵc tұp cho sinh viên UEC4 Nhӳng chuyên gia tӯ doanh nghiӋSWKDPJLDÿjRWҥo cho sinh viên UEC5 Doanh nghiӋSYjFѫVӣ ÿjRWҥo có sӵ phӕi hӧp tӕt trong viӋc quҧn lí sinh viên Phát triӇn và bә sung UEC6 Doanh nghiӋSÿӗng hành và hӛ trӧ sinh viên trong nhiӅu hoҥWÿӝQJKѭӟng nghiӋp Gi̫ng viên (Lecturer) LEC1 Sinh viên nhұQÿѭӧc sӵ quan tâm, lӏch sӵ tӯ giҧng viên Firdaus (2006) LEC2 GiҧQJYLrQFyWKiLÿӝ làm viӋc tích cӵc LEC3 Giҧng viên có kӻ QăQJWUX\ӅQÿҥt lôi cuӕn, hҩp dүn LEC4 Giҧng viên có tinh thҫn trách nhiӋm trong viӋc cӝng tác vӟi doanh nghiӋp liên kӃt Phát triӇn và bә sung LEC5 Giҧng viên có kiӃn thӭc vӅ nghiӋp vө, kiӃn thӭc thӵc tӃ sâu rӝng &K˱˯QJWUuQKK͕c t̵p t̩i doanh nghi͏p (Practical Program) PP1 Sinh viên hӑFÿѭӧc nhiӅu kiӃn thӭc, kӻ QăQJWӯ viӋc thӵc tұp ӣ doanh nghiӋp Phát triӇn và bә sung PP2 Thӵc tұp tҥi doanh nghiӋp giúp sinh viên trau dӗi các kiӃn thӭc, kӻ QăQJÿѭӧc hӑc ӣ WUѭӡng PP3 Sinh viên nhұQÿѭӧc sӵ hӛ trӧ tӯ doanh nghiӋSYjFѫVӣ ÿjRWҥo khi thӵc tұp ӣ doanh nghiӋp PP4 Sinh viên cҧm thҩy hào hӭng khi trҧi nghiӋm thӵc tұp tҥi doanh nghiӋp S͹ hài lòng cͯa sinh viên (Student Satisfaction) SAT1 Nhìn chung, tôi cҧm thҩy hài lòng khi hӑc tұSFKѭѫQJWUuQKÿjRWҥRÿһc thù Oliver (1997) SAT2 &KѭѫQJWUuQKÿjRWҥRÿһc thù cӫDWUѭӡQJÿiSӭng nhu cҫu cӫa tôi SAT3 Tôi cҧm thҩy giá trӏ thu lҥi tӯ quá trình hӑc tұp là phù hӧp vӟi chi phí tôi bӓ ra SAT4 Tôi sӁ lӵa chӑQFKѭѫQJWUuQKÿjRWҥRÿһc thù nӃu có nhu cҫu hӑc tұSWURQJWѭѫQJODL 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Thống kê mô tả Các kết quả thống kê mô tả đã chỉ ra giá trị trung bình của các yếu tố dao động từ 3.2880 tới 3.7826. Trong đó, yếu tố về giảng viên nhận được đánh giá trung bình cao nhất (bằng 3.7826) và chương trình đào tạo có mức đánh giá từ sinh viên thấp nhất (3.2880). Giá trị trung bình của biến độc lập đạt mức 3.6712. 5.2. Kiểm định thang đo Thang đo được đánh giá độ tin cậy dựa trên phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định hệ số Cronbach Alpha. Đối với phân tích nhân tố phám phá EFA, kiểm định Bartlett, phép trích là Principal Components, phép xoay Varimax được sử dụng để kiểm tra sự hội tụ cũng như sự phân biệt giữa các nhóm yếu tố. Trong lần phân tích EFA lần 1, biến UEC3 có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 nên bị loại khỏi thang đo. Các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2, kết quả cho thấy chỉ số KMO của kiểm định Bartlett bằng 0.932 (trong khoảng 0.5-1); Giá trị Sig của kiểm định bằng 0.000 (nhỏ hơn 0.05); Các chỉ số Eigenvalue của những biến độc lập đều lớn hơn 1; Tổng phương sai trích bằng 63.426% (lớn hơn 50%). Hệ số Factor loading của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5. Đối với kiểm định hệ số Cronbach Alpha, các hệ số Cronbach Alpha của các biến tổng đều lớn hơn 0.6, chỉ số Cronbach Alpha khi loại biến của mỗi biến quan sát trong nhóm đều nhỏ hơn giá trị hệ số Cronbach Alpha của biến tổng thể. Nên theo các tiêu chuẩn kiểm định thang đo từ các nghiên cứu của Hair và cộng sự (2010), Nunnally (1978), Peterson (1994) thì thang đo đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định thang đo được thể hiện ở Bảng 4. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, biến quan sát UEC3 bị loại, 26 biến còn lại hội tụ về 6 nhóm yếu tố bao gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. 5.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA Để thực hiện phân tích nhân tố khẳng định, dữ liệu được xử lí bằng phần mềm AMOS 23. Kết quả cho thấy các chỉ số về độ phù hợp của mô hình bao gồm χ2/df = 2.420 (nhỏ hơn 3), các chỉ số CFI = 0.969; TLI = 0.964; GFI=0.920; AGFI=0.913 (lớn hơn 0.9). RMSEA = 0.022 (nhỏ hơn 0.06), P= 0.000 (nhỏ hơn 0.05) nên theo Hair và cộng sự (2010) thì mô hình là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập. Hình ảnh của kết quả phân tích CFA được mô tả ở Hình 2. Từ kết quả phân tích CFA, mô hình tiếp tục được đưa vào kiểm định độ tin cậy tổng hợp, tính phân biệt và tính hội tụ thông qua các tiêu chí theo các kết quả nghiên cứu của Hair (2010) và Bryne (2010) bao gồm: Chỉ số độ tin cậy tổng hợp CR (Composite Reliability) lớn hơn 0.7, phương sai trung bình được trích (AVE) lớn hơn 0.5, phương sai riêng lớn nhất (MSV) nhỏ hơn AVE và SQRAVE lớn hơn Inter - Construct Correlations. Kết quả kiểm định cho thấy độ tin cậy tổng hợp CR của các yếu tố dao động từ 0.798 tới 0.880. AVE dao động từ 0.503 tới 0.647 và đảm bảo lớn hơn 0.5. Các chỉ số MSV nhỏ hơn AVE và SQRAVE lớn hơn Inter - Construct Correlation. Kết quả chi tiết được mô tả ở Bảng 5. 87 ? Sè 149 + 150/2021 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (Nguồn: Tổng hợp của của tác giả) NghӅ nghiӋp Tҫn sӕ TӍ lӋ (%) T͝ng s͙ ÿiSYLrQÿiSYLrQ Giӟi tính Nam Nӳ Niên khoá 1ăP 1ăP 7Uѭӡng 7UѭӡQJĈҥi hӑF7KѭѫQJPҥi 7UѭӡQJĈҥi hӑFĈҥi Nam 167 201 196 172 126 242 45.38 54.62 53.26 46.74 34.24 65.76 Bảng 3: Tổng hợp kết quả thông kê mô tả (Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22) Tҫn sӕ Giá trӏ trung bình Ĉӝ lӋch chuҭn LEC 368 3.7826 0.5905 FACI 368 3.6196 0.6214 PROG 368 3.6141 0.6343 UEC 368 3.4946 0.6088 PP 368 3.2880 0.5990 SAT 368 3.6712 0.5880 ?5.4. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để đánh giá tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc đồng thời kiểm định những giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy mô hình có 281 bậc tự do, giá trị P=0.000, χ2/df = 2.263 (nhỏ hơn 3), các chỉ số CFI = 0.953; TLI = 0.946; GFI=0.922; AGFI=0.909 (lớn hơn 0.9). RMSEA = 0.047 (nhỏ hơn 0.06) nên theo Hair và cộng sự (2010) thì mô hình đảm bảo độ tin cậy. Các giả thuyết nghiên cứu được chấp thuận ở mức ý nghĩa P < 0.05 ngoại trừ giả thuyết về mối liên hệ giữa chương trình đào tạo và sự hài lòng của sinh viên (P=0.271 >0.05). Kết quả phân tích chỉ ra mức độ tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc có mức độ giảm dần như sau: Chương trình học tập tại doanh nghiệp có hệ số tải chuẩn hóa 0.327; Giảng viên có hệ số tải chuẩn hóa 0.223; Mối quan hệ nhà trường doanh nghiệp có hệ số tải chuẩn hóa 0.221; Cơ sở vật chất có hệ số tải chuẩn hóa là 0.261. Chỉ số R2 = 0.62 cho Sè 149 + 150/202188 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 4: Tổng hợp kết quả kiểm định EFA và Cronbach Alpha (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22) Tên biӃn Nӝi dung biӃn quan sát HӋ sӕ tҧi &K˱˯QJWUuQK ÿjRW̩o. H͏ s͙ D = 0.824 PROG1 Các môn hӑFWURQJFKѭѫQJWUuQKÿjRWҥo là phù hӧSÿӇ phát triӇQNƭQăQJ 0.764 PROG2 &KѭѫQJWUuQKÿjRWҥo cӫa khoa có tӍ lӋ giӳa lí thuyӃt và thӵc hành là cân bҵng 0.781 PROG3 &KѭѫQJWUuQKÿjRWҥo cӫa khoa chú trӑng phát triӇn kӻ QăQJQJKLӋp vө 0.685 PROG4 Tôi thҩ\FKѭѫQJWUuQKÿjRWҥo phù hӧp vӟi nhu cҫu doanh nghiӋp 0.682 &˯Vͧ v̵t ch̭t. H͏ s͙ D =0.844 FACI1 Phòng hӑc có bӕ trí khoa hӑFÿҧm bҧo không gian cho sinh viên 0.718 FACI2 ChҩWOѭӧng vӋ sinh cӫDNK{QJJLDQWUѭӡng là sҥch sӁ 0.822 FACI3 &ѫVӣ ÿjRWҥRFyÿҫ\ÿӫ các trang thiӃt bӏ Yjÿӗ GQJÿӇ ÿjRWҥo các môn hӑc nghiӋp vө 0.652 FACI4 Các doanh nghiӋp liên kӃWFyFѫVӣ vұt chҩt tӕt phөc vө nhu cҫu thӵc hành, thӵc tұp 0.645 M͙i quan h͏ QKjWU˱ͥng doanh nghi͏p. H͏ s͙ D =0.849 UEC1 7Uѭӡng áp dөQJSKѭѫQJSKiSJLҧng dҥy có tính thӵc tӃ vӟLP{LWUѭӡng doanh nghiӋp 0.687 UEC2 7Uѭӡng tә chӭc cho sinh viên tham quan các doanh nghiӋp 0.740 UEC4 Nhӳng chuyên gia tӯ doanh nghiӋSWKDPJLDÿjRWҥo cho sinh viên 0.772 UEC5 Doanh nghiӋSYjFѫVӣ ÿjRWҥo có sӵ phӕi hӧp tӕt trong viӋc quҧn lí sinh viên 0.759 UEC6 Doanh nghiӋSÿӗng hành và hӛ trӧ sinh viên trong nhiӅu hoҥWÿӝQJKѭӟng nghiӋp 0.665 Gi̫ng viên. H͏ s͙ D =0.853 LEC1 Tôi nhұQÿѭӧc sӵ quan tâm, lӏch sӵ tӯ giҧng viên 0.735 LEC2 GiҧQJYLrQFyWKiLÿӝ làm viӋc tích cӵc 0.756 LEC3 GiҧQJYLrQFyNƭQăQJWUX\ӅQÿҥt lôi cuӕn, hҩp dүn 0.759 LEC4 Giҧng viên có tinh thҫn trách nhiӋm trong viӋc cӝng tác vӟi doanh nghiӋp liên kӃt 0.709 LEC5 Giҧng viên có kiӃn thӭc vӅ nghiӋp vө, kiӃn thӭc thӵc tӃ sâu rӝng 0.622 &K˱˯QJWUuQKK͕c t̵p t̩i doanh nghi͏p. H͏ s͙ D =0.798 PP1 Sinh viên hӑFÿѭӧc nhiӅu kiӃn thӭFNƭQăQJWӯ viӋc thӵc tұp ӣ doanh nghiӋp 0.770 PP2 Thӵc tұp tҥi doanh nghiӋp giúp sinh viên trau dӗi các kiӃn thӭFNƭQăQJÿѭӧc hӑc ӣ WUѭӡng 0.701 PP3 Sinh viên nhұQ ÿѭӧc sӵ hӛ trӧ tӯ doanh nghiӋS Yj Fѫ Vӣ ÿjR Wҥo khi thӵc tұp ӣ doanh nghiӋp 0.701 PP4 Sinh viên cҧm thҩy hào hӭng khi trҧi nghiӋm thӵc tұp tҥi doanh nghiӋp 0.851 S͹ hài lòng cͯa sinh viên. H͏ s͙ D =0.831 SAT1 Nhìn chung, tôi cҧm thҩy hài lòng khi hӑc tұSFKѭѫQJWUuQKÿjRWҥRÿһc thù 0.823 SAT2 &KѭѫQJWUuQKÿjRWҥRÿһc thù cӫDWUѭӡQJÿiSӭng nhu cҫu cӫa tôi 0.862 SAT3 Tôi cҧm thҩy giá trӏ thu lҥi tӯ quá trình hӑc tұp là phù hӧp vӟi chi phí tôi bӓ ra 0.874 SAT4 Tôi sӁ lӵa chӑQFKѭѫQJWUuQKÿjRWҥRÿһc thù nӃu có nhu cҫu hӑc tұSWURQJWѭѫQJODL 0.864 KMO = 0.932; Sig = 0.000; T͝QJSK˱˯QJVDLWUtFK 3.426 thấy 62% sự hài lòng của sinh viên được giải thích bởi các các biến độc lập còn 38% còn lại do sai số ngẫu nhiên hoặc ảnh hưởng từ các yếu tố khác. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM được mô tả ở Hình 3. Kết quả chi tiết về kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mức độ tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc được mô tả ở Bảng 6. 6. Thảo luận kết quả nghiên cứu, hàm ý chính sách và một số hạn chế 6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu Nghiên cứu đã thực hiện được những mục tiêu cơ bản đề ra khi xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động tới sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. Các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận đã củng cố thêm cho những quan điểm của các nghiên cứu của LeBlanc và Nguyen (1999), Hoàng Thị Phương Thảo và Hoàng Trọng (2007), Jain và cộng sự (2013) khi cho rằng các yếu tố giảng viên, cơ sở vật chất, mối quan hệ nhà trường - doanh nghiệp có tác động tích cực tới sự hài lòng của sinh viên. Nhóm yếu tố liên quan tới chương trình học tập tại doanh nghiệp được bổ sung dựa trên những đặc điểm riêng biệt của chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch tại Việt Nam đã cho thấy mức độ quan trọng khi có β=0.327. Chỉ số R2=0.62 là giá trị cao cho thấy mô hình có mức độ giải thích cho biến phụ thuộc là rất đáng kể. Các yếu tố liên quan tới mối quan hệ nhà 89 ? Sè 149 + 150/2021 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học (Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu bằng phần mềm AMOS 23) Hình 2: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA Bảng 5: Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp, tính phân biệt và tính hội tụ (Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu bằng phần mềm AMOS 23) CR AVE MSV MaxR(H) FACI UEC LEC PROG PPQ EFT FACI 0.847 0.581 0.573 0.851 0.762 UEC 0.840 0.515 0.475 0.859 0.673 0.718 LEC 0.859 0.550 0.543 0.865 0.704 0.565 0.742 PROG 0.831 0.552 0.392 0.839 0.591 0.509 0.626 0.743 PPQ 0.798 0.503 0.457 0.844 0.459 0.346 0.444 0.285 0.709 EFT 0.880 0.647 0.573 0.883 0.757 0.689 0.757 0.598 0.676 0.804 ?trường - doanh nghiệp (β=0.221) và chương trình học tập tại doanh nghiệp (β=0.327) đã chỉ ra rằng doanh nghiệp đang đóng một vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. Công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH cũng đã nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của những doanh nghiệp liên kết với các trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kết quả nghiên cứu càng cho thấy hai cơ sở giáo dục được khảo sát nghiên cứu đang thực thi theo đúng những chủ trương, định hướng của công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành năm 2017. Mối quan hệ giữa chương trình đào tạo và sự hài lòng của sinh viên được chỉ ra là không rõ ràng là kết quả không tương đồng với nhiều nghiên cứu. Thực trạng này có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân sau. Sè 149 + 150/202190 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học (Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu bằng phần mềm AMOS 23) Hình 3: Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM Bảng 6: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết và đánh giá mức độ tác động (Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu bằng phần mềm AMOS 23) Mӕi quan hӋ HӋ sӕ tҧi chuҭn hóa S.E. C.R. P Ghi chú SAT <--- UEC 0.221 0.043 4.740 *** Chҩp nhұn SAT <--- PROG 0.042 0.047 3.515 0.271 Bác bӓ SAT <--- LEC 0.223 0.045 4.697 *** Chҩp nhұn SAT <--- PP 0.327 0.031 9.420 *** Chҩp nhұn SAT <--- FACI 0.216 0.064 3.683 *** Chҩp nhұn Thứ nhất, đối tượng khảo sát là sinh viên có những hạn chế nhất định khi nhìn nhận về chương trình đào tạo. Nhóm đối tượng này mới chỉ có thể đánh giá dựa trên mức độ cảm nhận và bị hạn chế những thông tin chi tiết về chương trình đào tạo. Vì vậy, những đánh giá về yếu tố này có thể không rõ ràng. Thứ hai, một chương trình đào tạo kéo dài từ 3.5 tới 4 năm, trong khi đó chương trình đào tạo đặc thù mới được triển khai trong 3 năm trở lại đây. Tức là, chưa có sinh viên tốt nghiệp và chưa có sinh viên hoàn thành trọn vẹn chương trình đào tạo này. Bên cạnh đó, việc đánh giá sự hiệu quả của chương trình đào tạo cũng liên quan mật thiết tới thực tế áp dụng những kết quả đào tạo vào môi trường làm việc thực tế sau khi tốt nghiệp. 6.2. Hàm ý chính sách Từ những kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đưa ra nhằm giúp các trường đại học nâng cao sự hài lòng của sinh viên theo học chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. Một là, tiếp tục cải thiện các yếu tố liên quan đến giảng viên, đây là nhóm yếu tố có tác động mạnh tới quan điểm đánh giá mức độ sự hài lòng của sinh viên. Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm nguồn lực quan trọng để mang tới giá trị tri thức cho sinh viên. Trong đào tạo đặc thù ngành du lịch, giảng viên không đơn thuần thực hiện công tác giảng dạy mà có nhiều thời điểm cần phải tham gia quản lí và hỗ trợ sinh viên trong môi trường doanh nghiệp. Trong thời gian 3 năm triển khai, chắc chắn các vấn đề liên quan tới đào tạo đội ngũ giảng viên phục vụ đào tạo theo chương trình đặc thù vẫn còn nhiều những hạn chế cần cải thiện. Hai là, nâng cao mức độ hiệu quả mối quan hệ doanh nghiệp để thu được những kiến thức thực tế, kĩ năng hữu ích trong công việc cho sinh viên. Các chương trình thực tập tại doanh nghiệp cần được quản lý và nâng cao tối đa hiệu quả nhằm giúp sinh viên có môi trường tốt trong học tập và rèn luyện. Sự tham gia của doanh nghiệp là điểm khác biệt căn bản của chương trình đào tạo đặc thù, nhóm đối tượng này sẽ bổ trợ cho sinh viên những kiến thức, kĩ năng thực tế trong môi trường làm việc. Môi trường làm việc thực tế để trau dồi kiến thức, kĩ năng cũng là những cơ hội mà doanh nghiệp mang lại cho sinh viên trong suốt quá trình học tập. Ba là, chương trình đào tạo cần được làm rõ và giúp sinh viên ngay từ đầu nhằm nâng cao nhận thức được tầm quan trọng của chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo của chương trình đặc thù có nhiều điểm khác biệt như tỉ lệ học lí thuyết và thực hành, tính linh hoạt trong chuyển đổi. Những điều này rất quan trọng trong việc giúp sinh viên định hướng đúng và chủ động trong học tập, rèn luyện. 6.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Do những giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu nên một số vấn đề trong nghiên cứu vẫn cần được giải quyết cụ thể hơn trong những nghiên cứu tiếp theo. Trong đó nổi bật: Một là, chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch được triển khai chưa lâu và chưa có sinh viên tốt nghiệp. Vì vậy, quy mô mẫu nghiên cứu về số lượng đáp viên và số lượng cơ sở khảo sát còn hạn chế. Do đó, kết quả nghiên cứu còn thiếu tính khách quan, việc mở rộng quy mô mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu trong các nghiên cứu sau là cần thiết để đánh giá chi tiết hơn hiệu quả của chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch mang lại. Hai là, do những hạn chế về quy mô mẫu nên nghiên cứu chưa tiến hành kiểm định đa nhóm theo các tiêu chí như giới tính, niên khóa, mức độ yêu thích ngành học Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai có thể phân tích sâu hơn sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng thuộc mẫu nghiên cứu để đưa ra những kết luận chi tiết và ý nghĩa hơn. Ba là, hệ số R2=0.62 cho thấy 38% sự biến thiên của biến phụ thuộc đến từ sai số và những yếu tố tiềm ẩn chưa được nghiên cứu đề cập. Kết quả này là gợi ý cho việc phát triển mô hình nghiên cứu trong tương lai thông qua việc bổ sung các nhóm yếu tố mới để làm tăng mức độ giải thích của mô hình nghiên cứu.u Tài liệu tham khảo: 1. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH. 2. Nguyễn Bách Khoa (2008), Marketing thương mại, NXB Thống kê - Hà Nội. 3. Nguyễn Bách Khoa & Nguyễn Hoàng Việt (2014), Mô hình và khung thang đo chất lượng và giá trị các loại dịch vụ ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại. 91 ? Sè 149 + 150/2021 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học 4. Hoàng Thị Phương Thảo & Hoàng Trọng (2007), Giá trị và chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học nhìn từ góc độ sinh viên, Tạp chí Phát triển Kinh tế, tr. 38- 43. 5. Atay, L., & Yildirim, H. M. (2009), Determining factors that affect satisfaction of stu- dents in undergraduate tourism education. 6. Cronin, J.J. and Taylor, S.A. (1992), Measuring service quality: re-examination and extension, Journal of Marketing, Vol. 9 No. 3, pp. 55-68. 7. Cronin Jr, MK Brady, GTM Hult (2000), Assessing the effects of quality, value, and customer satisfaction on consumer behavioral intentions in service environments, Journal of retailing, Volume 76, Issue 2, Summer 2000, Pages 193-218 8. Douglas, J., Douglas, A., & Barnes, B. (2006), Measuring student satisfaction at a UK university, Quality assurance in education. 9. Doyle, Mona. (1984), New Ways of Measuring Value, Progressive Grocer-Value, Executive Report: 15-19. 10. Eurico, S. T., Da Silva, J. A. M., & Do Valle, P. O. (2015), A model of graduates׳ satisfaction and loyalty in tourism higher education: The role of employability, Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism Education, 16, 30-42. 11. Fujun Lai , Mitch Griffin, Barry J. Babin (2009), How quality, value, image, and satisfaction create loyalty at a Chinese telecom, Journal of Business Research 62 (2009) 980-986. 12. Jain, R., Sahney, S. and Sinha, G., (2013), Developing a scale to measure students' perception of service quality in the Indian context, The TQM Journal, 25(3), pp.276-94. 13. LeBlanc, G. and Nguyen, N., (1997), Searching for excellence in business education: an exploratory study of customer impressiions of serv- ice quality, The International Journal of Education Management, 11(2), pp.72-79. 14. Ghobadian, A., Speller, S., Jones, M., (1994), Service quality concepts and models, Int. J. Qual.Reliability Manage. 11, 43-6617. 15. Hair, J., Anderson, R., Tatham, P., and Black, W. (2006), Multivariate Data Analysis, 6th ed., Prentice- Hall, Upper Saddle River, N.J. 16. Hair, J.F., Anderson, R.E., Babin, B.J. & Black, W.C. (2010), Multivariate Data Snalysis: A global Perspective, Upper Saddle River, Pearson, N.J., USA. 17. Hemsley‐Brown, J., Lowrie, A., Gruber, T., Fuß, S., Voss, R., & Gläser‐Zikuda, M. (2010), Examining student satisfaction with higher educa- tion services. International Journal of Public Sector Management. 18. Nunnally, J. C. (1978), Psychometric theory (2nd ed.), NewYork: McGraw-Hill. 19. Kotler, P. and Fox, K. (1995), Strategic Marketing for Educational Institutions, 2nd ed., Prentice- Hall, Englewood Cliffs, NJ. 20. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A and Berry, L.L. (1988), A conceptual model of service quality and its implications for future research, Journal of Marketing, Vol. 49, pp. 41- 50. 21. Ruhanen, L., Robinson, R., & Breakey, N. (2013), A tourism immersion internship: Student expectations, experiences and satisfaction, Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism Education, 13, 60-69. 22. Zeithaml, V.A. and Bitner, M.J. (1996), Services Marketing, McGraw- Hill, Singapore. Summary The study aims to build a model, scale, and evaluate the impact factors on student satisfaction in tourism industry-specific training programs at several universities. A data set was collected from 368 students from 2 universities, including the Thuongmai University, Dainam University. By qualitative and quantitative research methods, the study has identified five independent variables including facilities, university-enterprise coopera- tion, lecturers, practical program have a positive impact on the students' satisfaction. Meanwhile, the impact of the training program on student sat- isfaction was not clear. From the findings, some implications were given to help universities improve students' satisfaction. Sè 149 + 150/202192 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_su_hai_long_cua_sinh_vien_voi_chuong_trinh_dao_ta.pdf
Tài liệu liên quan