Nghiên cứu tình trạng dung nạp glucose máu ở người cao tuổi dư cân, béo phì điều trị tại khoa nội tổng hợp B1 bệnh viện Thống Nhất

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 81 bệnh nhân cao tuổi dư cân, béo phì chúng tôi ghi nhận: Tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói ở người cao tuổi dư cân, béo phì là 35,8%; cao hơn so với người cao tuổi không dư cân, béo phì là 26,5%; (p < 0,05). Tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu ở người cao tuổi dư cân, béo phì là 51,9%; cao hơn so với người cao tuổi không dư cân, béo phì là 40,2%; (p < 0,01). Tỷ lệ đái tháo đường được chẩn đoán bằng nghiệm pháp dung nạp glucose máu đường uống ở người cao tuổi dư cân, béo phì là 39,5%; cao hơn so với người cao tuổi không dư cân, béo phì là 24,5%; (p < 0,01). KIẾN NGHỊ Cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống trên tất cả các đối tượng người cao tuổi có yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2, đặc biệt những người có dư cân, béo phì nhằm phát hiện giảm dung nạp glucose cũng như đái tháo đường týp 2 tiềm tàng để giúp điều trị sớm, giảm biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Người cao tuổi dư cân, béo phì cần có chế độ ăn uống và tập thể dục để giảm cân nặng một cách hợp lý góp phần giảm nguy cơ đái tháo đường.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình trạng dung nạp glucose máu ở người cao tuổi dư cân, béo phì điều trị tại khoa nội tổng hợp B1 bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 178 NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DUNG NẠP GLUCOSE MÁU Ở NGƯỜI CAO TUỔI DƯ CÂN, BÉO PHÌ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP B1 BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Hoàng Ngọc Vân*, Nguyễn Đức Sự*, Trần Thị Khánh Lưu*, Lê Sỹ Sâm* TÓM TẮT Mở đầu: Rối loạn dung nạp glucose máu ở người cao tuổi tại Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là người cao tuổi dư cân, béo phì. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng dung nạp glucose máu ở người cao tuổi có dư cân, béo phì tại khoa Nội Tổng Hợp B1 bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: nhóm cao tuổi không dư cân (n = 102) và nhóm cao tuổi có dư cân, béo phì (n = 81). Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu trên 81 bệnh nhân cao tuổi dư cân, béo phì: Tuổi trung bình 71,07 ± 6,91năm; nam 55,6%; nữ 44,4%. Tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói ở người cao tuổi dư cân, béo phì cao hơn so với người cao tuổi không dư cân, béo phì (35,8%; 26,%; p < 0,05). Giảm dung nạp glucose là 51,9% cao hơn so với người cao tuổi không dư cân, béo phì là 40,2%; (p < 0,01). Tỷ lệ đái tháo đường tiềm tàng được chẩn đoán bằng nghiệm pháp dung nạp glucose máu đường uống ở người cao tuổi dư cân, béo phì là 39,5%; cao hơn so với người cao tuổi không dư cân, béo phì là 24,5%; (p < 0,01). Kết luận: Người cao tuổi dư cân, béo phì có tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu và đái tháo đường tiềm tàng cao hơn so với người cao tuổi không có dư cân, béo phì. Từ khóa: Dung nạp glucose, dư cân, béo phì, người cao tuổi, khoa Nội Tổng Hợp B1, Bệnh viện Thống Nhất. ABSTRACT STUDY OF THE IMPAIR GLUCOSE TOLERANCE SITUATION IN THE ELDERLY PATIENTS WITH OVERWEIGHT, OBESITY TREATED IN B1 GENERAL INTERNAL MEDICINE AT THONG NHAT HOSPITAL Hoang Ngoc Van, Nguyen Duc Su, Tran Thi Khanh Luu, Le Sy Sam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 178-182 Background: Impaired glucose tolerance (IGT) in the Vietnamese elderly dramatically increase in some recent years, especially in the elderly overweight, obesity. Objective: To investigate the IGT situation in the elderly patients with overweight, obesity who have been treated in B1 General Internal Medicine at Thong Nhat hospital from January, 2012 to December, 2012. Methods: Prospective, cross-sectional descriptive. The study was conducted on 183 elderly patients, who have been treated in B1 General Internal Medicine at Thong Nhat hospital from January, 2012 to December, 2012. There are two groups have been experimented in this study in which one patients groups is not overweight (n = 102) and other is overweight, obesity. Results: Study was done on 81elderly patients with overweight, obesity: The average ages were 71.07 ± 6.91; males: 55.6%; females: 44.4%. The rate of: IFG was 35.8% for the overweight, obesity group while it was 26% for * Bệnh viên Thống nhất TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. CKII. Hoàng Ngọc Vân ĐT: 0988881789 Email: hoangvan.minh@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 179 the not overweight, obesity group (p < 0.05); IGT was 51.9% for the overweight, obesity group while it was 40.2% for the not overweight, obesity group (p < 0.01); DM was 39.5% for the overweight, obesity group while it was 24.5% for the not overweight, obesity group (p <0.01). Conclusions: Elderly patients with overweight, obesity had rate impaired glucose tolerance, diabetes mellitus potential higher the elderly patients with not overweight, obesity Keywords: Impair glucose tolerance, overweight, obesity, elderly, Thong Nhat Hospital, B1 General Internal Medicine ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay già hóa dân số là hiện tượng mang tính toàn cầu, ở Việt Nam tỷ lệ người cao tuổi gia tăng nhanh chóng. Trong những năm gần đây song hành với tốc đô tăng trưởng và sự phát triển, tình trạng kinh tế xã hội thay đổi nhanh chóng nhất là các khu vực thành thị, cùng với lối sống hiện đại giảm các hoạt động thể lực, lối sống công nghiệp hóa như thay đổi thói quen ăn uống, thức ăn ít xơ nhiều chất béo bão hòa đã làm gia tăng tỷ lệ dư cân, béo phì. Dư cân, béo phì thường kết hợp với các vấn đề quan trọng như đề kháng insulin, giảm dung nạp glucose, đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp, vấn đề chỉnh hình và bệnh mạch vành. Bệnh đái tháo đường đang là vấn đề thời sự, 80% người đái tháo đường nằm ở các quốc gia có thu nhập thấp, châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng(4). Giảm dung nạp glucose máu là giai đoạn trung gian giữa dung nạp glucose bình thường và đái tháo đường. Xuất phát từ những lí do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình trạng dung nạp glucose ở người lớn tuổi dư cân, béo phì tại khoa Nội Tổng Hợp B1 bệnh viện Thống Nhất”. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tình trạng dung nạp glucose máu ở người cao tuổi dư cân, béo phì. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn đối tương nghiên cứu Gồm 183 bệnh nhân cao tuổi đến khám và điều trị tại khoa Nội Tổng Hợp B1 bệnh viện Thống Nhất, tất cả các bệnh nhân này chưa được chẩn đoán đái tháo đường, các đối tượng nghiên cứu đều được làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu đường uống, và chia làm 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu: bao gồm 81 bệnh nhân lớn tuổi có dư cân, béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2). Nhóm chứng: bao gồm 102 bệnh nhân lớn tuổi không dư cân, béo phì (BMI < 23kg/m2). Các bệnh nhân đều ký cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường, bệnh nhân suy kiệt, bệnh nhân mắc các bệnh ác tính, bệnh cấp tính, phụ nữ đang mang thai, đã hoặc đang dùng một số thuốc ảnh hưởng đến tiết và kháng insulin như ức chế beta, corticoid và bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang Một số tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu Người cao tuổi: Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên(1). Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA/WHO năm 2010(1). Tiêu chuẩn đánh giá thừa cân, béo phì dựa vào chỉ số BMI: Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) áp dụng cho cộng đồng Châu Á(5). - Gầy: BMI < 18 kg/m2 - Bình thường: 18≤ BMI < 23 kg/m2 - Dư cân: 23 ≤ BMI < 25 kg/m2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 180 - Béo độ 1: 25 ≤ BMI <30 kg/m2 - Béo độ 2: ≥ 30 kg/m2 Bảng 1: Bảng phân loại mức độ dung nạp glucose (DNG) theo nghiệm pháp dung nạp glucose máu đường uống(1). XN Tình trạng DNG G0 G2 HbA1c Bình thường G0<5,6 mmol/L G2<7,8 mmol/L) HbA1c < 6,5% IGF 5,6≤G0<7(mmol/L) 5,7%≤HbA1c<6,5% IGT 7,8≤G2<11,1 (mmol/L) DM G0≥7,0 mmol/L G2≥11,1 mmol/L HbA1c ≥ 6,5% G0: glucose máu lúc đói; G2: glucose máu sau 2 giờ uống nước đường theo nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Rối loạn glucose máu lúc đói (Impaired fasting glucose – IFG): Glucose máu lúc đói từ 5,6mmol/L ≤ G0 < 7,0 (mmol/L). Giảm dung nạp glucose (impaired glucose tolerance) khi glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống có giá trị từ 7,8mmol/L ≤ G2 < 11,1 mmol/L. Đái tháo đường tiềm tàng: (Diabetes Mellitus – DM) khi glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: G2 ≥ 11,1 mmol/L. Xử lý số liệu Các thông số nghiên cứu được xử lý theo thuật toán thống kê ứng dụng trong y sinh học trên phần mềm SPSS version 16.0. KẾT QUẢ Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 2:Tuổi của đối tượng nghiên cúu Nhóm Tuổi Dư cân, béo phì (n = 81) Không dư cân, béo phì (n = 102) p Toàn bộ (năm) 71,07 ± 6,91 72,43 ± 8,09 0,231 Nam (năm) 70,98 ± 6,07 73,18 ± 8,84 0,158 Nữ (năm) 71,17 ± 7,70 71,32 ± 6,79 0,928 p 0,899 0,257 Nhận xét: tuổi trung bình của 2 nhóm có dư cân, béo phì và không dư cân béo phì là tương đương. Không có sự khác biệt nam và nữ. Bảng 3: Giới của đối tượng nghiên cứu Nhóm Giới Dư cân, béo phì (n =81) Không dư cân, béo phì (n=102) p Nam, n (%) 45 (55,6) 56 (54,9) >0,05 Nữ, n (%) 36 (44,4) 46 (45,1) Nhận xét: Tỷ lệ nam và nữ trong 2 nhóm là tương đương, trong mỗi nhóm nghiên cứu nam nhiều hơn nữ, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 4: Đặc điểm phân bố của toàn bộ đối tượng nghiên cứu theo BMI BMI (kg/m2) (n = 183) (100%) < 18,5; n (%) 9 4.9 18,5 - 22,9; n (%) 93 50.8 23 - 24,9; n (%) 43 23.5 25 - 29,9; n (%) 34 18.6 ≥30; n (%) 4 2.2 Nhận xét: có 102 bệnh nhân (55,7%) không dư cân; 43 bệnh nhân (23,5%) có dư cân; 34 bệnh nhân (18,6%) béo phì độ 1; 4 bệnh nhân (2,2%) béo phì độ 2. Tình trạng dung nạp glucose ở người cao tuổi dư cân, béo phì Bảng 5: Nồng độ glucose máu lúc đói (G0) của đối tượng nghiên cứu Nhóm G0 (mmol/L) Dư cân, béo phì (n = 81) Không dư cân, béo phì (n = 102) p G0 < 5,6 mmol/L, n (%) 52 (64,2) 75 (73,5) 0,174 5,6 ≤ G0 <7 mmol/L, n (%) 29 (35,8) 27 (26,5) Trung bình (mmol/L) 5,31 ± 0,83 5,13 ± 0,81 0,141 Nhận xét: Glucose máu lúc đói trung bình của 2 nhóm nghiên cứu là tương đương, tỷ lệ glucose máu bình thường và rối loạn glucose máu lúc đói của 2 nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thông kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 181 Bảng 6: Tình trạng dung nạp glucose ở người cao tuổi có dư cân, béo phì Nhóm G2 (mmol/L) Dư cân, béo phì (n = 81) Không dư cân, béo phì (n = 102) p Bình thường, n (%) 7 (8,6) 36 (35,3) < 0,01 Giảm dung nạp glucose, n (%) 42 (51,9) 41 (40,2) Đái tháo đường, n (%) 32 (39,5) 25 (24,5) Trung bình (mmol/L) 10,72 ± 2,59 9,36 ± 3,38 < 0,01 Nhận xét: Người cao tuổi dư cân, béo phì có tỷ lệ giảm dung nạp glucose và đái tháo đường cao hơn người cao tuổi không có dư cân, béo phì. BÀN LUẬN Đặc điểm của đối tương nghiên cứu Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu Trong bảng 1 và bảng 2: Nhóm dư cân, béo phì tuổi trung bình là 71,07 ± 6,91 năm; nhóm không dư cân, béo phì là 72,43 ± 8,09 năm. Không có sự khác biệt về tuổi giữa 2 nhóm và tuổi giữa nam và nữ. Tỷ lệ nam và nữ trong 2 nhóm là tương đương, trong mỗi nhóm nghiên cứu nam nhiều hơn nữ, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả của Nguyễn Văn Thành nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất năm 2010(2). Phân bố đối tượng nghiên cứu theo BMI Trong bảng 3: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có 102 bệnh nhân (55,7%) không dư cân; 43 bệnh nhân (23,5%) có dư cân; 34 bệnh nhân (18,6%) béo phì độ 1; 4 bệnh nhân (2,2%) béo phì độ 2. Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong nghiên cứu này là nhóm thừa cân và béo phì (81 bệnh nhân). Tình trạng dung nạp glucose ở người cao tuổi dư cân, béo phì Glucose máu lúc đói của đối tượng nghiên cứu Trong bảng 5 glucose máu lúc đói trung bình của người cao tuổi dư cân, béo phì là 5,31 ± 0,83mmol/L; người cao tuổi không dư cân, béo phì là 5,13 ± 0,81mmol/L. Glucose máu lúc đói của đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong giới hạn bình thường (G0 < 5,6 mmol/L). Tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói ở nhóm có dư cân béo phì là 35,8%; nhóm không dư cân là 26,5%; Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê. Kết quả của chúng tôi tỷ lệ người rối loạn glucose máu lúc ở cả 2 nhóm thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Văn Thành (43,3%) nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất năm 2010. Có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh nhân nội trú, và bệnh kèm theo cũng khác(2). Tình trạng dung nạp glucose ở người cao tuổi dư cân, béo phì Trong bảng 6 cho thấy người dư cân, béo phì có tình trạng dung nạp glucose bình thường là 8,6%; giảm dung nạp glucose 51,9%; Đái tháo đường là 39,5%. Tỷ lệ này đều cao hơn so với bệnh nhân lớn tuổi không có dư cân, béo phì, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,01). Giá trị trung bình của G2 ở người cao tuổi dư cân, béo phì là (10,72 ± 2,59 mmol/L); cao hơn người không có dư cân, béo phì là (9,36 ± 3,38 mmol/L); sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,005). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả của Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng(6) nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở người cao tuổi béo phì dạng nam có kháng insulin. Cao hơn của Nguyễn Văn Thành tỷ lệ giảm dung nạp glucose ở người lớn tuổi là 37,7%; đái tháo đường týp 2 là 31,3%. Cao hơn kết quả của Vũ Thị Bích Nga(7) nghiên cứu rối loạn dung nạp glucose ở những người có yếu tố nguy cơ đái tháo đường; tỷ lệ giảm dung nạp glucose là 8,5%; đái tháo đường là 10,1%, có sự khác biệt này do đối tượng nghiên cứu của các tác giả trên khác với chúng tôi, lứa tuổi trẻ hơn và bệnh nền cũng khác chúng tôi, đối tượng của chúng tôi là người cao tuổi có dư cân, béo phì. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 182 Người béo phì thường có sự gia tăng đề kháng insulin, giảm vận động. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 81 bệnh nhân cao tuổi dư cân, béo phì chúng tôi ghi nhận: Tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói ở người cao tuổi dư cân, béo phì là 35,8%; cao hơn so với người cao tuổi không dư cân, béo phì là 26,5%; (p < 0,05). Tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu ở người cao tuổi dư cân, béo phì là 51,9%; cao hơn so với người cao tuổi không dư cân, béo phì là 40,2%; (p < 0,01). Tỷ lệ đái tháo đường được chẩn đoán bằng nghiệm pháp dung nạp glucose máu đường uống ở người cao tuổi dư cân, béo phì là 39,5%; cao hơn so với người cao tuổi không dư cân, béo phì là 24,5%; (p < 0,01). KIẾN NGHỊ Cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống trên tất cả các đối tượng người cao tuổi có yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2, đặc biệt những người có dư cân, béo phì nhằm phát hiện giảm dung nạp glucose cũng như đái tháo đường týp 2 tiềm tàng để giúp điều trị sớm, giảm biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Người cao tuổi dư cân, béo phì cần có chế độ ăn uống và tập thể dục để giảm cân nặng một cách hợp lý góp phần giảm nguy cơ đái tháo đường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. International Diabetes Federation, (IDF), http:// www. Diabetessatlas.org/content /what – is - diabetes. Accessed 25th January 2010. 2. Nguyễn Văn Thành (2012). Nghiên cứu tình trạng dung nạp glucose ở người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất năm 2010. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản của tập 16 *Số 1*: 140 - 144. 3. Pháp lệnh số 23/2000/PL – UBTVQH10 ngày 28/4/2000 - Người cao tuổi – Cổng thông tin điện tử bộ Tư Pháp. 4. Tạ Văn Bình (2007). Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường - Tăng glucose máu, NXB Y học: tr.55 - 707. 5. The Lancet (2004). Appropriate Body mass index for Asian population and its implication for policy and intervention strategies, Public health: p.157 6. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2009). Tỷ lệ đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường ở người cao tuổi béo phì dạng nam có kháng insulin. Báo cáo khoa học hội nghị Nội Tiết và đái tháo đường Việt Nam lần V: 123-128. 7. Vũ Thị Bích Nga (2013). Nghiên cứu rối loạn dung nạp glucose ở những người có yếu tố nguy cơ đái tháo đường. Y học thực hành (872), số 6/2013: 61 – 64 Ngày nhận bài báo: 11-04-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20-05-2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tinh_trang_dung_nap_glucose_mau_o_nguoi_cao_tuoi.pdf
Tài liệu liên quan