Những cơ hội và thách thức về việc làm cho sinh viên ngành quản trị khách sạn trường Đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa

- Thách thức từ tính mùa vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Thanh Hóa: Thanh Hóa được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và rất đặc trưng. Trong đó, điển hình là loại hình du lịch biển rất phát triển với các điểm nghỉ mát nổi tiếng như: Sầm Sơn, Quảng Lợi, Hải Tiến, Hải Hòa,. ngoài khơi vùng biển còn có nhiều đảo nhỏ tô điểm thêm cho vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên như: Hòn Mê, Hòn Ne, Đảo Nghi Sơn,. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu và đặc thù của thị trường du lịch nghỉ dưỡng biển ở miền Bắc đã chi phối hoạt động du lịch tại địa phương mang tính mùa vụ cao, điều này đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển du lịch bền vững và hiệu quả du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc làm cho lao động du lịch tại địa phương rất bấp bênh, lao động khó tìm được công việc ổn định lâu dài tại các khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là các khách sạn, nhà hàng nằm trong các khu du lịch nghỉ dưỡng biển. Tóm lại, thị trường lao động du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển và tiềm ẩn trong đó là hàng ngàn những cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, song song với nó là những đòi hỏi khắt khe về kỹ năng nghề nghiệp, liệu với khả năng của sinh viên ngành Quản trị khách sạn Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng hay không? Nội dung bài viết phần nào giúp sinh viên nhận biết được những cơ hội và trên cơ sở đó có những hướng đi đúng đắn để có thể đương đầu với những thách thức trong tương lai.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những cơ hội và thách thức về việc làm cho sinh viên ngành quản trị khách sạn trường Đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 21 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỀ VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA ThS. Ngô Phương Thúy∗ Tóm tắt: Những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch đã kéo theo sự bùng nổ về số lượng và quy mô khách sạn nhà hàng trên cả nước. Rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn, nhưng bên cạnh đó cũng ẩn chứa nhiều khó khăn. Bài viết chủ yếu phân tích những cơ hội và thách thức về việc làm cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Qua đó, sinh viên có thể định hướng, lựa chọn cho mình con đường lập nghiệp sau này với những cơ hội việc làm đang chờ đón. 1. Đặt vấn đề Du lịch là một ngành phát triển “sôi động”, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay, trong xu thế thông qua Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau MRA - (Mutual Recognition Arrangement) của khu vực ASEAN, ngành Du lịch Việt Nam đang có những chuyển biến rất tích cực. Tính đến năm 2013, Việt Nam đã có 550.000 nhân lực trực tiếp trong ngành Du lịch và 1.210.000 lao động gián tiếp [5]. Và theo dự báo phát triển nhân lực đến năm 2020 của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thì nhu cầu nhân lực năm 2015 là 620.100 nhân lực trực tiếp, năm 2020 là 870.300 nhân lực trực tiếp (tỷ lệ tăng thêm hàng năm là 9,6%). Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn sắp tới nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực Nhà hàng - Khách sạn sẽ tăng mạnh về số lượng đồng thời sẽ có yêu cầu cao hơn về trình độ đối với từng nhân lực, đặc biệt là nhân lực Quản trị khách sạn. Theo thống kê hiện nay, nhân lực du lịch trực tiếp có trình độ đại học, trên đại học chỉ chiếm 3,2% trên tổng số nhân lực, còn lại nhân lực chủ yếu là trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng. So với tiến trình phát triển hội nhập quốc tế và khu vực của ngành Du lịch, nhân lực du lịch hiện nay đang còn thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng. Trước mục tiêu đặt ra, ngành Du lịch nói chung và các địa phương làm du lịch nói riêng đã và đang rất chú trọng tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch ∗ Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 22 theo hướng thiên về chất lượng. Không đi ngoài định hướng đó, Thanh Hóa cũng đã có những chiến lược, tầm nhìn mới trong hoạt động phát triển du lịch, theo “Báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020” của UBND tỉnh, với các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 sẽ là: đón 7.670.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế là 170.000 lượt, khách nội địa là 7.500.000 lượt. Với tổng 34 công ty lữ hành, 235 nhà hàng trong và ngoài khách sạn, 650 cơ sở lưu trú. Số liệu trên đã chứng minh khả năng thu hút rất lớn nguồn nhân lực Quản trị khách sạn có trình độ cao tham gia quản lý tại các khách sạn. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết các nhà Quản trị khách sạn đều là những người quản lý có kinh nghiệm lâu năm tại các lĩnh vực khác được cân nhắc lên, có rất ít người có trình độ cao đúng chuyên ngành đào tạo. Điều này đã gây không ít những cản trở đối với sự phát triển của các cơ sở lưu trú nói riêng và sự phát triển của ngành Du lịch nói chung tại tỉnh Thanh Hóa. Từ nhu cầu thực tiễn về thiếu hụt nguồn nhân lực du lịch cộng với sự phát triển du lịch tại Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay thì trong tương lai sẽ rất cần có nguồn nhân lực du lịch chủ chốt. Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã đào tạo ngành Quản trị khách sạn (bậc đại học chính quy). Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn đáp ứng được những vị trí công việc hấp dẫn như: nhân viên bàn, buồng, bar, bếp, lễ tân, các vị trí quản lý các bộ phận tại khách sạn, các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, Sinh viên ra trường dễ dàng tìm kiếm việc làm, tuy nhiên đi kèm với cơ hội luôn là những thách thức đặt ra, liệu với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình học tập, làm việc thực tế tại nhà trường và làm việc bán thời gian tại các doanh nghiệp có đủ là hành trang cho sinh viên bắt đầu với môi trường làm việc mới hay không? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, trong đó yếu tố về việc làm chiếm vị trí vô cùng quan trọng, nó sẽ là động lực thôi thúc sinh viên cố gắng tham gia học tập tốt, liên tục trau dồi các kiến thức đã học và liên tục cập nhật những kiến thức mới, mục đích cuối cùng là để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn, có như vậy mới đủ khả năng nắm bắt các cơ hội và đương đầu với những thách thức trong tương lai. 2. Những cơ hội và thách thức về việc làm cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 2.1. Cơ hội việc làm - Cơ hội việc làm được tạo ra từ những nỗ lực của nhà trường Được sự quan tâm từ phía các sở, ban, ngành, nhà trường, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, hiện nay khoa Du lịch đã được trang bị hệ thống cơ sở vật QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 23 chất, trang thiết bị tiện nghi đảm bảo phục vụ cho công tác giảng dạy và thực hành nghề của giảng viên và sinh viên trong khoa. Hiện khoa có 01 trung tâm thực hành khách sạn - nhà hàng và tổ chức sự kiện; 01 xưởng chế biến món ăn, 01 phòng thực hành nghiệp vụ lễ tân, 01 phòng thực hành nghiệp vụ pha chế, 01 phòng thực hành nghiệp vụ bàn và 06 phòng thực hành nghiệp vụ buồng tiêu chuẩn 2 - 4 sao. Qua đó khẳng định được tầm nhìn của ban lãnh đạo các sở, ban, ngành và nhà trường trong việc hướng đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trước khi ra trường, việc đào tạo kỹ năng cho sinh viên là việc vô cùng quan trọng, sẽ giúp các em tiến gần hơn và nắm bắt được việc làm tốt hơn, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch địa phương. Với phương châm đào tạo theo sát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, khoa Du lịch đã thành công trong việc trở thành “cầu nối việc làm” cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn tới các khách sạn - nhà hàng trong và ngoài tỉnh. Trong quá trình học tập tại khoa Du lịch, thông qua các chương trình giao lưu, hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp, sinh viên ngành Quản trị khách sạn có cơ hội được thực tập và làm việc bán thời gian tại một số các khách sạn - nhà hàng, những công việc làm chủ yếu là lễ tân, phục vụ bàn, buồng, phụ bếp, cho các khách sạn lớn như Khách sạn Mường Thanh, Thiên Ý, Sao Mai, các khu nghỉ dưỡng Hải Tiến resort, FLC resort và một số các khách sạn ngoài tỉnh. Đây là những công việc nền tảng giúp sinh viên tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm để từ đó có thể trở thành những nhà quản lý khách sạn, nhà hàng trong tương lai. Ngoài ra, đối với những sinh viên thực sự có kiến thức và kỹ năng nghề tốt sẽ có khả năng được một số khách sạn - nhà hàng tuyển dụng làm việc lâu dài sau khi tốt nghiệp, thậm chí một số sinh viên có kết quả thực tập tốt sẽ được tuyển dụng ngay và được hỗ trợ thêm kinh phí học tập cho đến khi tốt nghiệp. Ngoài ra, nhà trường đã tham gia ký kết chương trình Liên kết, hợp tác đào tạo với Trường Đại học Mindoro - Philippines để trao đổi học tập kinh nghiệm giảng dạy ngành Quản trị khách sạn. Thông qua chương trình này, mỗi năm khoa Du lịch đón các đoàn giảng viên Philippines sang giảng dạy tại khoa và đồng thời cũng cử các giảng viên sang nước bạn để học tập, nâng cao trình độ tiếng Anh và các nghiệp vụ khác như: nghiệp vụ làm bánh Âu, Á; nghiệp vụ pha chế, nghiệp vụ bàn, Chương trình này đem đến cho sinh viên nhiều trải nghiệm khác nhau về nghề nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện chuẩn hóa kỹ năng nghề để sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù hợp tại các quốc gia trong khối ASEAN. Khi “Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN” có hiệu lực vào năm 2015. Thỏa thuận này cho phép dịch chuyển tự do lao động du lịch trong các nước thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 24 và bản chất của việc ký kết là thừa nhận lẫn nhau về năng lực của người lao động đã được mỗi quốc gia đào tạo trong từng nghề. - Cơ hội việc làm được tạo ra từ những nỗ lực của tỉnh Thanh Hóa Với định hướng coi phát triển du lịch là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Thanh Hóa đang không ngừng nỗ lực đưa địa phương trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Cụ thể, tỉnh đã đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, hàng loạt các dự án đầu tư vào các khu du lịch gia tăng đáng kể: giai đoạn 2011 - 2015 có 40 dự án kinh doanh du lịch, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, đã thực hiện đầu tư gần 4.237 tỷ đồng. Tổng số các dự án đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đến thời điểm hiện tại là 65 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 17.000 tỷ đồng. Một số dự án có quy mô lớn như: dự án sân golf và khu biệt thự cao cấp FLC, dự án khu du lịch sinh thái ven sông Đơ, dự án khu vực đảo hoang và hoài niệm thuộc khu du lịch sinh thái núi Trường Lệ (thị xã Sầm Sơn), dự án khu đô thị sinh thái biển Tiên Trang (huyện Quảng Xương), dự án khu đô thị sinh thái biển Tân Dân (huyện Tĩnh Gia) Thêm vào đó, các dự án đầu tư về khách sạn, nhà hàng, lữ hành, làng nghề không ngừng tăng lên. Đến hết năm 2015 có trên 610 cơ sở lưu trú với 20.000 phòng trong đó có 121 khách sạn 1 - 4 sao chiếm 34% tổng số phòng; 56 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 5 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, làng nghề, hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới phục vụ đắc lực cho hoạt động của du lịch và khách du lịch. Đặc biệt trong 5 năm qua, với sự ra đời của hàng loạt các cơ sở lưu trú du lịch quy mô lớn như: dự án sân golf và khu biệt thực cao cấp FLC, khách sạn Mường Thanh, khách sạn Lam Kinh, khách sạn Thiên Ý, Hải Tiến resort, khu du lịch Linh Trường Eureka, góp phần làm cho diện mạo du lịch Thanh Hóa thay đổi căn bản với tín hiệu tích cực (nguồn số liệu trích trong “Dự thảo Đề án phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020”). Các số liệu trên đã minh chứng cho một tương lai phát triển “bùng nổ” về du lịch tại Thanh Hóa, từ đó sẽ kéo theo sự đa dạng về việc làm cho người lao động địa phương nói chung và việc làm cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn nói riêng. Đặc biệt trong một vài năm trở lại đây, tỉnh Thanh Hóa cũng đã đưa ra hàng loạt những chính sách và các biện pháp rất chặt chẽ để quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh như: thực hiện đường dây nóng trực tuyến 24/24 về những phản hồi từ phía khách du lịch đến tham quan tại địa phương; xây dựng và thực hiện các chế tài xử phạt quyết liệt đối với các hộ kinh doanh làm sai quy định, Mục đích lớn nhất QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 25 của các công tác này là nhằm loại bỏ các hiện tượng xấu về du lịch như: các hộ kinh doanh bán với giá “cắt cổ, chặt chém”, sự tụ tập của các đối tượng ăn xin gây rối loạn mất trị an xã hội, làm mất hình ảnh về du lịch Thanh Hóa. Điều này đã phần nào giúp du lịch Thanh Hóa gỡ được “nút thắt” về hoạt động phát triển du lịch, ngày càng làm hài lòng và giữ chân được du khách nhiều hơn. Các chính sách đã thực sự có hiệu quả, cụ thể: vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2015 du lịch biển Sầm Sơn đã đón khoảng 30.000 lượt khách, những hình ảnh du khách chen chúc nhau chỉ cách một gang tay tại biển Sầm Sơn đã được truyền tải, lan rộng trên các trang báo mạng và các mạng xã hội. Với sức hút lớn như vậy, Sầm Sơn đang là điểm “bùng nổ” nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, hơn nữa, vào thời điểm mùa vụ các cơ sở kinh doanh du lịch tại địa bàn cạnh tranh nhau rất khốc liệt về nhân lực, từ đó, càng tạo thêm khả năng lựa chọn được công việc tốt với thu nhập cao cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn. Năm 2015, Thanh Hóa lần đầu tiên đăng cai tổ chức “Năm Du lịch quốc gia” và Hội thảo khoa học về “Thanh Hóa và liên kết phát triển du lịch quốc gia, quốc tế”, các sự kiện về du lịch sẽ liên tục được tổ chức tại Thanh Hóa. Đây là dịp để Thanh Hóa xây dựng, quảng bá hình ảnh mới về điểm đến “thân thiện, mến khách”, đồng thời cũng là dịp để các cơ sở kinh doanh du lịch trong và ngoài nước liên kết hợp tác phát triển du lịch, chia sẻ về việc làm cho nhân lực du lịch nói chung và việc làm cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn nói riêng. Đây thực sự là niềm mơ ước của những người làm việc trong ngành Du lịch, họ có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nơi làm việc phù hợp với khả năng của mình. 2.2. Thách thức về việc làm Với những nỗ lực từ bên trong và bên ngoài nhà trường, đã tạo ra rất nhiều những cơ hội việc làm cho sinh viên, nhưng bên cạnh đó không thể không kể đến những thách thức đang chờ đón trong tương lai. Mỗi thách thức đều sẽ tạo ra những rào cản lớn cho sự phát triển của từng sinh viên, nhưng khi vượt qua được những thách thức đó, sinh viên sẽ trưởng thành hơn trong quá trình phát triển nghề nghiệp của bản thân. - Thách thức từ phía nhà tuyển dụng: Trong năm vừa qua, Thanh Hóa đã đánh dấu một bước ngoặt về sự phát triển của lĩnh vực khách sạn - nhà hàng thông qua sự hiện diện của quần thể các dự án khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng và sân golf 18 lỗ của tập đoàn FLC tại Sầm Sơn. Bên cạnh những thuận lợi về việc làm cho sinh viên là những khó khăn, áp lực tạo ra trong quá trình tiếp cận làm việc ban đầu. Mặc dù, sinh viên ngành Quản trị khách sạn Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía nhà trường trong hoạt động đào tạo, nhưng với yêu QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 26 cầu rất cao về kỹ năng, chuyên môn và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế từ phía nhà tuyển dụng, đã gây không ít những khó khăn cho quá trình ứng tuyển của sinh viên. Ngoài ra, với những cơ hội việc làm bên ngoài tỉnh cũng gặp nhiều bất trắc, do sự không tương đồng về đặc trưng, văn hóa của từng vùng miền dẫn đến sự khác nhau trong quá trình tuyển dụng của từng khách sạn - nhà hàng, khiến sinh viên khó có thể thích nghi với công việc ngay, thậm chí sinh viên sau khi được nhận vào làm, sẽ được đào tạo lại để phù hợp với từng doanh nghiệp, việc này có thể dẫn đến sinh viên bị mất việc làm. - Thách thức từ thị trường lao động du lịch: Cơ hội việc làm tăng, đồng nghĩa với việc số lượng sinh viên tham gia học ngành này cũng sẽ gia tăng trong tương lai, vì tất cả đều hướng đến mục đích có được việc làm sau khi ra trường. Điều đó, không có nghĩa là ai cũng có thể dễ dàng tìm được công việc tốt mà không cần năng lực. Ngược lại, chính thị trường công việc của ngành Quản trị khách sạn sôi động càng khiến cho sức cạnh tranh trong quá trình tìm việc cũng tăng lên, các nhà tuyển dụng có nhiều cơ hội để tuyển chọn những nhân lực thực sự có tay nghề. Hiện nay, tại Thanh Hóa và một số các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ có hàng trăm cơ sở đào tạo về ngành Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng, hàng năm sinh viên tốt nghiệp ra trường với số lượng rất lớn, điều này đã tạo sức ép cạnh tranh lớn đối với sinh viên ngành Quản trị khách sạn Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. - Thách thức về chuẩn hóa kỹ năng nghề du lịch theo chuẩn ASEAN: Bên cạnh những cơ hội việc làm từ việc thực hiện “Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN”, là những thách thức về việc làm cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn. Với kỹ năng chuyên môn và khả năng thực hành nghề du lịch được trang bị từ khi sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, có đủ để trở thành hành trang giúp sinh viên thể hiện được năng lực làm việc tại các quốc gia khác trong khu vực ASEAN hay không?. Việc cho phép dịch chuyển lao động du lịch giữa các nước trong khối ASEAN sẽ là “cú hích” lớn cho sự phát triển về việc làm du lịch, tuy nhiên với những tiêu chuẩn nghề gắt gao và chặt chẽ, sinh viên ngành Quản trị khách sạn cần phải có một quá trình rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức hơn nữa, đặc biệt phải sử dụng ngoại ngữ thành thạo, có như thế mới có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu hội nhập giữa các nước ASEAN. - Thách thức từ tính mùa vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Thanh Hóa: Thanh Hóa được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và rất đặc trưng. Trong đó, điển hình là loại hình du lịch biển rất phát triển với các điểm nghỉ mát nổi tiếng như: Sầm Sơn, Quảng Lợi, Hải Tiến, Hải Hòa,... ngoài khơi vùng QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 27 biển còn có nhiều đảo nhỏ tô điểm thêm cho vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên như: Hòn Mê, Hòn Ne, Đảo Nghi Sơn,... Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu và đặc thù của thị trường du lịch nghỉ dưỡng biển ở miền Bắc đã chi phối hoạt động du lịch tại địa phương mang tính mùa vụ cao, điều này đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển du lịch bền vững và hiệu quả du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc làm cho lao động du lịch tại địa phương rất bấp bênh, lao động khó tìm được công việc ổn định lâu dài tại các khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là các khách sạn, nhà hàng nằm trong các khu du lịch nghỉ dưỡng biển. Tóm lại, thị trường lao động du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển và tiềm ẩn trong đó là hàng ngàn những cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, song song với nó là những đòi hỏi khắt khe về kỹ năng nghề nghiệp, liệu với khả năng của sinh viên ngành Quản trị khách sạn Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng hay không? Nội dung bài viết phần nào giúp sinh viên nhận biết được những cơ hội và trên cơ sở đó có những hướng đi đúng đắn để có thể đương đầu với những thách thức trong tương lai. Tài liệu tham khảo [1]. PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn, “Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp vùng Bắc Trung Bộ để thu hút khách du lịch quốc tế đến”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Thanh Hóa và liên kết phát triển du lịch quốc gia, quốc tế, tháng 12/2014. [2]. ThS. Ngô Trung Hà, “Xây dựng chương trình đào tạo du lịch theo tiếp cận năng lực trên cơ sở tiêu chuẩn VTOS hướng tới đáp ứng yêu cầu hội nhập ASEAN”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Thanh Hóa và liên kết phát triển du lịch quốc gia, quốc tế, tháng 12/2014. [3]. Dự thảo “Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thanh Hóa. [4]. [5]. PGS.TS Vũ Đức Minh - ThS. Dương Hồng Hạnh “Đào tạo và phát triển nhân lực ngành Du lịch trong giai đoạn đến năm 2020” trên website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_co_hoi_va_thach_thuc_ve_viec_lam_cho_sinh_vien_nganh_q.pdf
Tài liệu liên quan