Quản lý môi trường tại khu du lịch sinh thái Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang

Kết luận Khu DLST Na Hang hàng năm thu hút nhiều lượt khách tới tham quan và đem lại nguồn lợi về kinh tế cho thị trấn Na Hang và tỉnh Tuyên Quang. Các hoạt động du lịch đã giúp cho Na Hang phát triển nhanh chóng, người dân có việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên hoạt động du lịch cũng kéo theo những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường, hướng tới phát triển bền vững, bái báo đã đề xuất mô hình bảo vệ môi trường du lịch tại khu DLST Na Hang, bao gồm: - Đề xuất bộ máy quản lý chung. - Xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý môi trường cụ thể. - Đề xuất kế hoạch và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục môi trường nhằm tăng cường ý thức của khách du lịch, người dân địa phương trong việc bảo vệ môi trường tại Khu du lịch sinh thái Na Hang

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý môi trường tại khu du lịch sinh thái Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(07): 297 - 304 Email: jst@tnu.edu.vn 297 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG Nguyễn Thị Hồng Viên*, Chu Thị Hồng Huyền, Nguyễn Thu Huyền Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Khu du lịch sinh thái Na Hang được quy hoạch là một trong ba khu du lịch trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang. Để đảm bảo định hướng phát triển bền vững du lịch, việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường du lịch là rất cần thiết, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của các vấn đề môi trường phát sinh do hoạt động du lịch tại đây. Những phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm phân tích, tổng hợp tài liệu, điều tra thực địa và điều tra xã hội học. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình quản lý môi trường về mặt hành chính (phòng quản lý môi trường du lịch), xây dựng kế hoạch quản lý môi trường tại khu du lịch sinh thái Na Hang, đồng thời đề xuất kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho các nhóm đối tượng khách du lịch và cộng đồng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường du lịch. Từ khóa: Du lịch bền vững; khu du lịch sinh thái Na Hang; quản lý môi trường; du lịch sinh thái; giáo dục môi trường. Ngày nhận bài: 25/03/2020; Ngày hoàn thiện: 21/5/2020; Ngày đăng: 01/06/2020 ENVIRONMENTAL TOURISM MANAGEMENT IN NA HANG ECOTOURISM SITE, TUYEN QUANG PROVINCE Nguyen Thi Hong Vien * , Chu Thi Hong Huyen, Nguyen Thu Huyen TNU - University of Sciences ABSTRACT Na Hang Ecotourism Site is planned as one of the three most important tourism destinations of Tuyen Quang province. In order to ensure the sustainable development of this tourism site, the development of environmental tourism management system is necessary to reduce environmental impacts from tourism activities. There are different methods that are used to conduct this research including: secondary data analysis, field trip and social survey. The research proposes some measures for environmental tourism management for Na Hang Ecotourism site including: (1) Improving management system (the establishment of Environmental Tourism Management Department); (2) Building the Environmental Management Plan for Na Hang Ecotourism Site; (3) The implementation of environmental education program to improve the environmental knowledge for tourists and local communities to improve the effectiveness of environmental tourism management programs. Keywords: Sustainable tourism; Na Hang ecotourism site; environmental management; ecotourism; environmental education. Received: 25/03/2020; Revised: 21/5/2020; Published: 01/06/2020 * Corresponding author. Email: viennth@tnus.edu.vn Nguyễn Thị Hồng Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 297 - 304 Email: jst@tnu.edu.vn 298 1. Mở đầu Được xác định là một trong những khu du lịch trọng điểm của quốc gia, Na Hang là huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang [1]. Với nhiều tiềm năng hấp dẫn, Na Hang đang hướng tới đưa du lịch sinh thái (DLST) trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Khu du lịch sinh thái Na Hang được quy hoạch là một trong ba khu du lịch trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang, đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, khu DLST Na Hang sẽ hình thành một số phân khu chức năng sau: Khu lâm viên Phiêng Bung (có sân bay mini, trường đua ngựa, sân gôn, bãi cắm trại), khu lâm thủy Cọc Vài (gồm biệt thự, đảo nuôi thú, khu thể thao mạo hiểm, câu cá, bến cảng), khu thể thao trên nước, khu làng văn hóa lịch sử [1], [2]. Để phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường là một trong những lĩnh vực quan trọng cần được quan tâm, nghiên cứu. Trên thực tế, du lịch sinh thái (một loại hình du lịch bền vững) mặc dù được đánh giá là loại hình du lịch ít tác động nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ đối với môi trường. Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, du lịch sinh thái ở nhiều khu vực đang chưa được triển khai đúng các nguyên tắc, vấn đề môi trường còn đang bị xem nhẹ [1], [3]. Ngành du lịch của Na Hang đang dần trở thành ngành thế mạnh của huyện cũng như của tỉnh Tuyên Quang. Lượng khách du lịch đến Na Hang ngày càng gia tăng. Lượng rác thải ra môi trường cũng tăng theo. Ngoài ra, các khu vực có tính đa dạng sinh học cao, hấp dẫn đối với du khách như: các khu rừng nhiệt đới, thác nước, hang động, cảnh quan... thường dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch quá tải, đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm bị săn bắn trái phép phục vụ ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật... của khách du lịch. Bên cạnh đó, các hoạt động do thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có thể làm nảy sinh do sự thiếu hài hoà về cảnh quan và về văn hoá xã hội. Các tác động tiêu cực của việc phát triển du lịch lên các tài nguyên có giá trị thẩm mỹ cũng dễ nảy sinh. Mâu thuẫn cũng có thể nảy sinh giữa những doanh nghiệp (người) làm du lịch với dân địa phương do việc phân bổ lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa công bằng. Cùng với đó, việc phát triển du lịch ở một số tuyến điểm riêng lẻ làm mất cân bằng phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện. Để đảm bảo phát triển bền vững du lịch tại Khu du lịch sinh thái Na Hang, việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường du lịch là rất cần thiết và cấp bách, phù hợp với thực tiễn phát triển và điều kiện thực tế, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của các vấn đề môi trường phát sinh do hoạt động du lịch tại đây. 2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận phát triển du lịch bền vững áp dụng cho khu du lịch sinh thái Na Hang, một số phương pháp chính đã được sử dụng bao gồm: Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu, được sử dụng để thu thập các thông tin về địa điểm, đối tượng nghiên cứu. Điều tra thực địa cung cấp các thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cũng như một số yếu tố môi trường tại khu DLST Na Hang. Khảo sát được thực hiện thông qua các hoạt động quan sát thực tế, kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương. Các thông tin thu thập được ghi chép một cách trung thực, rõ ràng. Mọi ý kiến, bình luận chủ quan được ghi rõ để dễ phát hiện và tránh nhầm lẫn. Một số cách thức để ghi lại những kết quả khảo sát thực địa: Chụp ảnh, ghi chép mô tả. Trong quá trình khảo sát, mọi thông tin đều được chọn lọc kỹ, tránh sự nhầm lẫn. Bài báo tiến hành điều tra, khảo sát tuyến tham quan du lịch lòng hồ, các điểm trong khu DLST, các khu vực dân cư xung quanh, khu vực Ban quản lý khu DLST Na Hang nhằm thu thập được các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa, tình hình rác thải và các vấn đề môi trường khác trên địa bàn khu DLST Na Hang. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một Nguyễn Thị Hồng Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 297 - 304 Email: jst@tnu.edu.vn 299 diện rộng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu [4]. Các tài liệu điều tra được sẽ là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là những căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học và thực tiễn. Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện chủ yếu qua hai cách: Thu thập thông tin từ 10 cán bộ Ban quản lý khu DLST Na Hang để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình khách du lịch, rác thải, công tác quản lý hiện nay của khu DLST. Bên cạnh đó, nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn 10 hộ dân sống tại thị trấn Na Hang (khu vực đặt trụ sở của Ban quản lý khu du lịch sinh thái Na Hang), và 10 hộ dân sống tại xã Thượng Lâm (khu vực hiện đang có nhiều hoạt động du lịch chính) để tìm hiểu các thông tin về văn hóa xã hội, đời sống của người dân khu vực nơi đây, tình hình thu gom rác thải, đánh giá của người dân về các vấn đề môi trường trong khu DLST Na Hang. Ngoài ra, nhóm tác giả sử dụng phiếu điều tra đối với 100 khách du lịch trong khu DLST Na Hang để điều tra về các vấn đề có liên quan đến chất lượng môi trường, dịch vụ du lịch tại khu DLST Na Hang. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp xác định cỡ mẫu ngẫu nhiên, trên cơ sở điều tra thực tế, dựa trên những kinh nghiệm cá nhân và hiểu biết của tác giả về khu vực nghiên cứu cũng như đối tượng khách du lịch tại Na Hang. Cách thức thực hiện là chọn đối tượng điều tra ngẫu nhiên theo tuyến khảo sát. Cách chọn mẫu này đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện, có tính khả thi cao. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Khái quát về khu du lịch sinh thái Na Hang Khu DLST Na Hang có tổng diện tích 15.000 ha (trong đó diện tích mặt nước là 8.000 ha) nằm trên địa bàn hai huyện Na Hang và Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang), được quy hoạch trên phạm vi địa bàn 10 xã và 1 thị trấn (Thanh Tương, Năng Khả, Sơn Phú, Khau Tinh, Yên Hoa, Đà Vị, Hồng Thái, Thương Lâm, Khuôn Hà, Lăng Can và thị trấn Na Hang) (hình 1). Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Na Hang được thành lập theo Quyết định số 166/QĐ- UBND ngày 09/05/2007 của UBND tỉnh Tuyên Quang. Khu DLST Na Hang có trụ sở tại Thác Pác Ban - thị trấn Na Hang - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang. Hình 1. Bản đồ quy hoạch khu du lịch sinh thái Na Hang [2] Tài nguyên du lịch ở khu DLST Na Hang rất đa dạng, gồm nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn, hệ thống động, thực vật rừng khá phong phú và đa dạng. Chính sự phong phú đó kết hợp với các giá trị văn hóa bản địa là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch sinh thái. Kết quả khảo sát tại khu DLST Na Hang cho thấy: Hoạt động du lịch ở Na Hang ngày càng phát triển mạnh, lượng khách du lịch ngày càng tăng. Số liệu chi tiết được thể hiện tại bảng 1. Bảng 1. Quy mô khách đến Khu du lịch sinh thái Na Hang giai đoạn 2014 - 2019 STT Năm Tổng khách Lưu trú Vận chuyển Khách vãng lai Tổng Lượt khách Tổng Lượt khách Quốc tế Trong nước Quốc tế Trong nước 1 2014 105.200 18.532 36 18.496 21.604 277 21.327 65.064 2 2015 125.000 25.384 79 25.305 30.050 206 29.844 69.566 3 2016 142.700 28.271 133 28.138 34.240 160 34.080 80.189 4 2017 164.300 37.486 154 37.332 46.588 131 46.457 80.226 5 2018 188.300 43.207 362 43.901 64.352 408 63.944 80.741 6 2019 121.000 27.177 301 26.876 35.855 412 35.479 57.968 Ghi chú: Lượng khách năm 2019 chỉ tính đến hết quý II. (Nguồn: [5]) Nguyễn Thị Hồng Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 297 - 304 Email: jst@tnu.edu.vn 300 Ngành du lịch trở thành ngành thế mạnh của huyện Na Hang cũng như của tỉnh Tuyên Quang. Khách quốc tế đến Na Hang có xu hướng tăng trưởng và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18%/năm. Khách du lịch trong nước có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt mức 29%/năm. Hoạt động du lịch phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ khác, số cơ sở kinh doanh thương mại năm 2018 tăng 1,5 lần so với năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân giai đoạn này là 27%/năm. Các hoạt động dịch vụ, các cơ sở kinh doanh thương mại đã tạo việc làm cho 3.650 người lao động, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2013. Du lịch đã có tác động trực tiếp, quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của huyện từ 15% những năm 90 tăng lên 58,7%. 3.2. Hiện trạng môi trường khu Du lịch sinh thái Na Hang Để đáp ứng nhu cầu của lượng khách ngày càng tăng, BQL khu DLST Na Hang đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch. Điều này gây một số tác động đến môi trường, đặc biệt đối với môi trường đất, nước, không khí và nguy cơ từ lượng rác thải ngày càng lớn. - Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường đất Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch dẫn đến thay đổi mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của đất, thay đổi kết cấu đất tại khu vực xây dựng, gây sói lở, sụt lún đất, mất cảnh quan tự nhiên... là điều không thể tránh khỏi. Việc khai thác rừng lấy vật liệu làm đồ dùng, đồ lưu niệm, cung cấp chất đốt phục vụ cho khách du lịch làm cho khả năng bảo vệ bề mặt địa hình, ngăn nước chảy, giữ nước của bề mặt địa hình bị hạn chế, gây xói mòn, rửa trôi đất, phá hủy cảnh quan... - Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường nước Cũng như môi trường đất, môi trường nước cũng chịu ảnh hưởng từ hoạt động du lịch. Việc thải bừa bãi các chất thải từ xây dựng, san ủi, lấp các khu vực có nước để lấy mặt bằng xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch làm cho chất lượng nước bị suy giảm. Các hoạt động trong quá trình xây dựng hoàn thiện, hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng thải ra môi trường nước thải có chứa nhiều chất gây hại. Lượng nước thải từ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu vực Na Hang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường nếu không được thu gom xử lý đúng tiêu chuẩn. Hiện nay, hoạt động du lịch chưa quá phát triển, nguồn nước tại khu DLST Na Hang dồi dào nên chất lượng nguồn nước mặt tại Na Hang vẫn chưa bị ô nhiễm. Cụ thể các thông số quan trắc chất lượng nước mặt tại Na Hang được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại Na Hang TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Vị trí M1 Vị trí M2 QCVN 08-MT: 2015/ BTNMT A1 A2 B1 B2 1 pH 7,95 8,02 6 - 8,5 6 - 8,5 5,5 - 9 5,5 - 9 2 Ôxi hòa tan mg/l 5,5 5 ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 3 Zn mg/l 0,029 0,031 0,5 1 1,5 2 4 Pb mg/l 0,001 0,002 0,02 0,02 0,05 0,05 5 Cd mg/l 0,0002 0,0002 0,005 0,005 0,01 0,01 6 Hg mg/l 0,00025 0,0002 0,001 0,001 0,001 0,002 7 As mg/l 0,004 0,004 0,01 0,02 0,05 0,1 (Nguồn: Xí nghiệp cấp nước và môi trường Na Hang, 2018) Chú thích: M1: Khu vực bến thuyền du lịch lòng hồ. M1: Khu vực nước ở chân thác Mơ. QCVN 08-MT: 2015/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt A1: Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1, B2. Nguyễn Thị Hồng Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 297 - 304 Email: jst@tnu.edu.vn 301 A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1, B2. B1: Dùng cho các mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2: Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp. pH: pH tại điểm M1, M2 lần lượt là 7,95 và 8,02 nguồn nước này dao động trong giới hạn cho phép của quy chuẩn, nước trung tính, đảm bảo cho mục đích sử dụng của A1 và A2, sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Theo kết quả quan trắc: Chất lượng nước mặt tại hồ thủy điện Na Hang đạt các tiêu chuẩn cho phép cho các mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, hoạt động của du khách tiềm ẩn nguy cơ gây nên ô nhiễm nguồn nước. Lòng hồ thủy điện Tuyên Quang không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân khu vực thị trấn và một số xã thuộc huyện Na Hang và Lâm Bình. Việc khách du lịch vứt rác thải (túi nilon, vỏ bim bim, vỏ trái cây...) trên mặt hồ chưa được kiểm soát chặt chẽ là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước tại khu DLST Na Hang. Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy: 20/20 doanh nghiệp được khảo sát tại khu DLST Na Hang đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Toàn bộ lượng nước thải này cùng với nước sinh hoạt của người dân thải thẳng ra môi trường. Ngoài ra, việc khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm tại các giếng đào và khoan của các doanh nghiệp, cơ quan và cộng đồng ảnh hưởng đến trữ lượng nguồn nước ngầm. Hoạt động du lịch tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt của khu DLST Na Hang, cần có biện pháp thu gom, xử lý để tránh gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước cấp sinh hoạt cho dân cư trong khu vực. - Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường không khí Môi trường không khí chịu ảnh hưởng khá nhiều từ hoạt động du lịch. Các ảnh hưởng đó chủ yếu là khí thải, khói, bụi, tiếng ồn từ các phương tiện giao thông trong quá trình xây dựng hay các phương tiện vận chuyển hành khách trong khi phục vụ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, hiện nay, do hoạt động du lịch tại khu DLST Na Hang chưa phát triển mạnh nên những tác động này không đáng kể. - Tác động của rác thải đến môi trường khu du lịch Na Hang Lượng rác thải tại Na Hang tăng lên qua từng năm, nguyên nhân chủ yếu là do việc phát triển hệ thống dịch vụ du lịch. Rác thải trên địa bàn khu DLST Na Hang phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: khu dân cư, chợ, bệnh viện, thương mại và dịch vụ, tỷ lệ cụ thể như trong bảng 2. Rác thương mại và dịch vụ phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, các điểm du lịch, thuyền bè du lịch... Ở Na Hang vào mùa du lịch nguồn rác này chủ yếu là rác thải của các nhà hàng, khách sạn, nơi phục vụ khách du lịch. Thành phần rác thải tại khu DLST Na Hang được thể hiện qua Hình 2. Hình 2. Tỷ lệ thành phần rác thải ở khu du lịch sinh thái Na Hang Chất thải nguy hại và rác sinh hoạt vẫn được thu gom và xử lý cùng nhau, chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn. Phương pháp xử lý rác của huyện Na Hang hiện nay chỉ là xử lý chôn lấp, chưa đảm bảo tiêu chuẩn. Trong tương lai, khi lượng khách du lịch ngày càng nhiều, lượng rác thải lớn sẽ đòi hỏi công tác quản lý, thu gom, xử lý cao hơn. Nếu không thực hiện tốt, rác thải sẽ ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, Nguyễn Thị Hồng Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 297 - 304 Email: jst@tnu.edu.vn 302 sức khỏe và môi trường của khu du lịch. Rác thải chưa được phân loại, gây khó khăn trong công tác tái chế và xử lý. Ý thức và sự hiểu biết của người dân còn thấp nên vẫn chưa coi trọng việc phân loại rác tại nguồn. Nhận xét chung: Hiện nay, môi trường tại khu DLST Na Hang chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường còn một số hạn chế: hoạt động phân loại rác chưa được quan tâm, chú trọng, chưa có khu xử lý đúng tiêu chuẩn sau thu gom, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, khách du lịch về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Đặc biệt, khu DLST Na Hang chưa có bộ phận chuyên trách công tác bảo vệ môi trường. Việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường du lịch (bao gồm bộ máy quản lý, kế hoạch hoạt động) là rất cần thiết đối với khu du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ như khu DLST Na Hang. 3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý môi trường tại khu du lịch sinh thái Na Hang 3.3.1. Thành lập Phòng quản lý môi trường du lịch (thuộc Ban quản lý khu du lịch sinh thái Na Hang) Hiện nay, khu DLST Na Hang đã có Ban quản lý do UNBD tỉnh Tuyên Quang thành lập. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, vẫn chưa có phòng ban chuyên trách về môi trường du lịch. Vì vậy, việc thành lập phòng Quản lý Môi trường để thực hiện các công tác quản lý môi trường du lịch là rất cần thiết. Phòng Quản lý Môi trường trực thuộc Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Na Hang, có chức năng giúp Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Na Hang, UBND huyện Na Hang, UBND tỉnh Tuyên Quang các công việc liên quan đến bảo vệ môi trường, quản lý các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường trong khu du lịch. Quy mô hoạt động: Phòng Quản lý Môi trường (thuộc Ban quản lý Khu DLST Na Hang) quản lý môi trường du lịch trên địa bàn 10 xã và 01 thị trấn của hai huyện Na Hang, Lâm Bình. Nhân sự của phòng bao gồm: Trưởng phòng, phó phòng, và 3 chuyên viên. Nhiệm vụ của Ban quản lý: Phối hợp với các ngành cấp trên, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái Na Hang đã được phê duyệt. Tổ chức tuyên truyền quảng bá, hướng dẫn du khách tham quan giá trị của tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực môi trường, đảm bảo an ninh trật tư, bảo vệ môi trường trong khu du lịch đúng quy định. Phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành xây dựng công trình cơ sở hạ tầng du lịch vật chất - kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch, phối hợp với các ngành liên quan trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng. Phối hợp với các cơ quan chức năng giúp UBND các cấp quản lý bảo vệ khu du lịch sinh thái Na Hang, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch có ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng, an toàn cho khách du lịch theo đúng quy định của pháp luật trong khu du lịch sinh thái Na Hang. Phối hợp quản lý hoạt động khu du lịch sinh thái Na Hang với UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý môi trường khu du lịch sinh thái Na Hang Các nội dung quản lý môi trường Phòng Quản lý Môi trường thực hiện công tác quản lý môi trường du lịch thông qua các nội dung chính sau: Xây dựng chính sách, quy chế về bảo vệ môi trường khu du lịch. Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cho khu DLST Na Hang. Xây dựng và ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Tổ chức hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường thuộc khu DLST Na Hang. Nguyễn Thị Hồng Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 297 - 304 Email: jst@tnu.edu.vn 303 Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch (rác thải, nước thải). Hạn chế và xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các điểm tham quan du lịch. Tổ chức hoạt động phòng chống, hạn chế tác động sự cố môi trường. Phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ các công trình phòng chống sự cố môi trường; không vận chuyển, sử dụng, cất giữ các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ có khả năng gây sự cố môi trường. Phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương bảo vệ các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường. Tổ chức thực hiện hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái, các giống, loài thực vật, động vật hoang dã trong lãnh thổ khu DLST Na Hang. Vận động người dân và khách du lịch sử dụng tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên trong hoạt động phát triển du lịch. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về môi trường du lịch cho người dân và du khách khu DLST Na Hang. Tham gia thực hiện những cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường: Công ước về giảm khí thải vào bầu khí quyển; Công ước về bảo vệ các loài chim di cư (RAMSAR); Công ước về chống buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), 3.3.2. Các kế hoạch hành động cụ thể * Quản lý môi trường đất Quản lý tốt các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường đất trong khu vực: Chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch của tỉnh đề ra, quản lý quỹ đất chặt chẽ, không để việc xây dựng trái phép làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường trong khu vực. Nghiêm cấm chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, kiểm tra, xử lý các công trình xây dựng gây xói mòn, sụt lún đất, tránh tình trạng sạt lở đất. * Quản lý môi trường nước Xử lý nghiêm các công trình xây dựng, nhà hàng, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp xả nước thải chưa xử lý gây ô nhiễm môi trường. Quản lý chặt việc xả rác thải của du khách khi tham quan lòng hồ hay các điểm trong khu du lịch. Yêu cầu các thuyền du lịch phải có thùng rác trang bị theo thuyền để du khách không xả rác bừa bãi. Xây dựng hệ thống thu gom cho các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khu lưu trú để tập trung tại một khu vực xử lý trước khi xả ra môi trường, tránh gây ô nhiễm. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước của hồ, chất lượng nước cấp sinh hoạt sau khi đã xử lý để đảm bảo sức khỏe cho người dân trong khu vực. * Quản lý rác thải Tuyên truyền cho người dân và khách tham quan không vứt rác bừa bãi ra khu DLST Na Hang. Trang bị thêm các thùng rác công cộng tại các tuyến điểm du lịch để giảm thiểu việc vứt rác bừa bãi của người dân. Tăng cường thêm đội ngũ nhân viên thu gom rác, không để tình trạng quá tải rác tại các điểm thu gom. Xây dựng hệ thống xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn, hợp vệ sinh thay cho bãi chôn lấp rác [6]. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, vứt rác bừa bãi ra môi trường. 3.3.3. Định hướng giáo dục, truyền thông môi trường cho cộng đồng địa phương và khách du lịch Tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch và cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại khu DLST Na Hang. Để thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục, bài báo đề xuất: Nguyễn Thị Hồng Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 297 - 304 Email: jst@tnu.edu.vn 304 Đưa những vấn đề về tài nguyên, môi trường, văn hóa và xã hội vào các chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực của ngành. Trong quá trình đào tạo cần chú trọng nâng cao hiểu biết về bản chất phức tạp của du lịch hiện đại trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường, đề cao ý thức trách nhiệm và tự hào của mỗi người. Tuyên truyền cho cộng đồng địa phương về những lợi ích tiềm tàng cũng như những thay đổi tiềm ẩn do hoạt động phát triển du lịch gây nên, qua đó cùng cộng đồng địa phương xác định những phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng về tài nguyên, đem lại lợi ích cho người dân và sự phát triển bền vững của du lịch. Bên cạnh đó, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc triển khai thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn của họ. Ngoài ra, trao đổi thường xuyên với cộng đồng địa phương trong quá trình quy hoạch, lập dự án phát triển du lịch, bảo vệ môi trường du lịch để giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường du lịch [7]. Hướng dẫn khách những điều cần làm và những điều không nên làm về phương diện môi trường ở những điểm tham quan du lịch, làm cho khách du lịch nhận thức được những tác động tiềm tàng và trách nhiệm của họ đối với cộng đồng địa phương nơi họ đến. Cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ nhất và không thiên lệch để họ có thể hiểu mọi khía cạnh môi trường có liên quan đến chuyến du lịch, giúp họ có được sự lựa chọn thích hợp. Cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách về việc cần tôn trọng những di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch. Thực hiện nội qui, qui chế của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, cơ sở lưu trú du lịch về việc bảo vệ môi trường du lịch. 4. Kết luận Khu DLST Na Hang hàng năm thu hút nhiều lượt khách tới tham quan và đem lại nguồn lợi về kinh tế cho thị trấn Na Hang và tỉnh Tuyên Quang. Các hoạt động du lịch đã giúp cho Na Hang phát triển nhanh chóng, người dân có việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên hoạt động du lịch cũng kéo theo những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường, hướng tới phát triển bền vững, bái báo đã đề xuất mô hình bảo vệ môi trường du lịch tại khu DLST Na Hang, bao gồm: - Đề xuất bộ máy quản lý chung. - Xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý môi trường cụ thể. - Đề xuất kế hoạch và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục môi trường nhằm tăng cường ý thức của khách du lịch, người dân địa phương trong việc bảo vệ môi trường tại Khu du lịch sinh thái Na Hang. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. D. H. Nguyen, and V. H. Vu, Sustainable Tourism. National University Press, Hanoi, 2001. [2]. People's Committee of Tuyen Quang province, Decision approving the planning for construction of Na Hang eco-tourism site, Tuyen Quang province, 2008. [3]. T. H. Nguyen, “Developing eco-tourism and developing sustainable tourism,” presented at Eco-tourism workshop with Sustainable Development in Vietnam, Vietnam, 1988. [4]. V. V. Pham, Methodology for scientific research. National University Press, Hanoi, 2004. [5]. Tourism management, Summary report for activities in 2019. Na Hang eco-tourism area, 2019. [6]. T. H. V. Nguyen, T. H. Hoang, and T. H. Nguyen, “Assess the current situation of domestic waste management in Quang Bach commune, Cho Don district, Bac Kan province,” TNU - Journal of Science and Technology, vol. 157, no. 12/1, pp. 9-13, 2016. [7]. T. H. V. Nguyen, T. P. Vu, and T. H. Nguyen, “Awareness education for students of the University of Science University dormitory on limited use plastic bags,” TNU - Journal Science and Technology, vol. 193, no. 3, pp. 147-152, 2019.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_moi_truong_tai_khu_du_lich_sinh_thai_na_hang_tinh_tu.pdf