Phản hồi của thị trường chứng khoán đến cú sốc chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: Bằng chứng tại nhiều quốc gia

Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên kết hai chính sách này lại với nhau trong cùng một mô hình, vì sự tương tác giữa chúng đóng góp quan trọng đến việc phân tích hành vi thị trường chứng khoán. Những kết quả này đưa ra những gợi ý quan trọng cho cả nhà đầu tư và những nhà phân tích khi mà họ đang cố gắng để hiểu mối quan hệ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, tốt hơn nên xem xét hai chính sách này song song với nhau thay vì tách rời chúng. Việc xác định những tác động của các chính sách đã được dự báo cũng như chưa được dự báo trên thị trường chứng khoán quốc gia, xét trong khuôn khổ của bài nghiên cứu, là một lĩnh vực hứa hẹn nhiều điều thú vị mở ra cho các nghiên cứu trong tương lai. Ngoài ra, các nghiên cứu chuyên sâu về sau cần có thực nghiệm cụ thể ở những quốc gia có các chế độ chính sách tiền tệ khác nhau rõ rệt (ví dụ: các quốc gia có tỷ giá hối đoái nhắm vào ngân hàng trung ương)

docx3 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phản hồi của thị trường chứng khoán đến cú sốc chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: Bằng chứng tại nhiều quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẢN HỒI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐẾN CÚ SỐC CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: BẰNG CHỨNG TẠI NHIỀU QUỐC GIA TÓM LƯỢC Mô hình Structural Var được dùng để điều tra những ảnh hưởng của cú sốc chính sách tài khóa và tiền tệ đến hoạt động của thị trường chứng khoán ở Đức, Anh và Mỹ. Nhiều nghiên cứu quan trọng trong thời gian vừa qua tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và hoạt động trên thị trường chứng khoán , chỉ một vài bài nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách tài khóa lên thị trường chứng khoán . Thậm chí nếu có, cũng có một vài bài nghiên cứu về tác động của hai chính sách taì khóa và tiền tệ đến thị trường chứng khoán khi cả hai chính sách này có sự tương tác. Nghiên cứu này nhắm mục đích lấp đầy thiếu sót này. Kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng cả hai chính sách đều có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thông qua các kênh gián tiếp lẫn trực tiếp. Điều quan trọng hơn, chúng tôi có bằng chứng về sự tương tác giữa hai chính sách này là rất quan trọng trong việc giải thích sự phát triển của thì trường chứng khoán. Như vậy, các nhà đầu tư và các nhà phân tích mà đang cố gắng tìm hiểu mối quan hệ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và hoạt động của thị trường chứng khoán thì nên xem xét song song hai chính sách này với nhau thay vì tách rời chúng. GIỚI THIỆU: Nghiên cứu này nhằm xem xét ảnh hưởng chính sách tiền tệ và tài khóa đến thị trường chứng khoán ở Anh, Mỹ, và Đức. Chính sách tiền tệ không nên tách rời chính sách tài khóa, và ngược lại, vì theo như các lập trường cá nhân, và sự tác động qua lại giữa chúng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và do đó, chúng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán, đây là vấn đề mà chúng ta đang tranh cãi. Mặc dù nhiều nghiên cứu trong thời gian qua đều tập trung vào mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và hoạt động thị trường chứng khoán (xem thêm , Bjornland and Leitemo, 2009; Conover et al., 1999; Fama and French, 1989; Gali and Gertler, 2007; Gertler and Gilchrist, 1993; Jensen and Johnson, 1995; Patelis, 1997; Thorbecke, 1997), chỉ một vài trong số đó tìm ra những tác động của chính sách tài khóa lên thị trường chứng khoán (xem, ví dụ, Afonso and Sousa, 2011, 2012; Agnello and Sousa, 2010; Darrat, 1988; Jansen et al., 2008). Ngoài ra, chúng ta cũng biết một ít về những tác động của chính sách tiền tệ và tài khóa đến thị trường chứng khoán khi hai chính sách này tương tác với nhau (Jansen et al., 2008). Mục đích của nghiên cứu là nhằm lấp đi những thiếu sót này. Các cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ đang nỗ lực để duy trì mức lạm phát thấp chủ yếu tác động lên tỷ lệ lãi suất của nền kinh tế. Một khi điều này thiết lập, nó gây ra tranh cãi rằng những lập trường về chính sách tiền tệ có thể gây ảnh hưởng đến sự hoàn lại trên thị trường chứng khoán qua 5 kênh , cụ thể, (i)kênh lãi suất, (ii) kênh tín đụng, (iii) Hiệu ứng của cải, (iv) kênh tỷ giá hối đoái và (v) kênh tiền tệ. Mặt khác, những lập trường vê chính sách tài khóa cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Chính sách tài khóa mà được dùng trong trường phái kinh tế học Keynes có thể hỗ trợ đường tổng cầu, thúc đẩy nền kinh tế và đưa giá chứng khoán có tiềm năng cao hơn. Trái lại, giả thuyết kinh tế cổ điển tập trung vào hiệu ứng chèn lấn của thị trường tài khóa đến các quỹ vay và các ngành sản xuất của nền kinh tế. Do đó, chính sách tài khóa có tiềm năng đưa giá chứng khoán xuống thấp hơn qua sự chén ép của hoạt động tư doanh. Ngòai ra từ quan điểm của Ricardo (Barro, 1974, 1979) chính sách tài khóa không có hiệu lực và vì thế nên cũng không có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tài liệu trong lĩnh vực nghiên cứu này đã bỏ qua mối quan hệ phức tạp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ (Agnello and Sousa, 2010; Darrat, 1988). Xem xét các tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lên hoạt động thị trường chứng khoán chỉ là một nửa trong bức tranh toàn cảnh nền kinh tế mà thôi, trừ phi sự tương tác của hai chính sách này được xét đến. Sự tương tác này có thể hơi phức tạp vì có cả kênh gián tiếp và kênh trực tiếp qua đó chính sách tài khóa có tác động lên chính sách tiền tệ và ngược lại. Ví dụ, chính sách tài khóa có lẽ tương tác qua lại với chính sách tiền tê thông qua (i) ảnh hưởng do hạn chế ngân sách liên ngân hàng chính phủ với chính sách tiền tệ và (ii) ảnh hưởng của chính sách tài khóa lên các biến số tiền tệ như lạm phát, lãi suát và tỷ giá hối đoái. Về vấn đề này, những đóng góp chính của bài nghiên cứu đến tài liệu hiện có có thể được mô tả một cách ngắn gọn. Trước tiên, chúng ta xét đến vai trò của cả chính sách tài khóa và tiền tệ lên hoạt động của thị trường chứng khoán, xem xét tương tác giữa chúng, bằng cách sử dụng mô hình Structural Var. Thứ hai, chúng ta xác minh những đóng góp của thị trường tài khóa thực sự quan trọng và vậy nên nó có thể được xem xét song song với thị trường tiền tệ. Thứ ba, trái với những nghiên cứu trước đây, chúng ta cũng xem xét đến cú sốc nhu cầu toàn cầu, tính cả cú sốc ngoại sinh đến nền kinh tế đang được điều tra. Ngoài ra, chúng ta gộp cú sốc thu nhập và cú sốc về giá khi chúng ta xem xét những điều này như một điều gì đó quan trọng trong việc nắm bắt toàn bộ những biến động của cả hai cơ chế của thị trường tài khóa và thị trường tiền tệ tác động đến thị trường chứng khoán. Tóm lại, kết quả chỉ ra rằng cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa đều ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán ở những quốc gia đang được điều tra, bằng cả kênh gián tiếp và trực tiếp. Quan trọng hơn, mặc dù chúng ta có bằng chứng về sự tương tác giữa hai chính sách rất quan trọng trong việc giải thích về sự phát triển của thị trường chứng khoán. Phần cón lại của bài nghiên cứu được sắp xếp như sau: Phần 2 đánh giá tài liệu, Phầm 3 mô tả phương pháp và dữ liệu được dùng. Phần 4 trình bày những kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu và phần 5 kết luận phần nghiên cứu. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trong bài nghiên cứu này, chúng ta sử dụng mô hình Structural Var để xem xét những ảnh hưởng của cú sốc từ chính sách tài khóa cũng như chính sách tiền tệ đến hoạt động của thị trường chứng khoán ở Đức, Anh, và Mỹ. Việc sử dụng dữ liệu theo Qúy cho khoảng thời gian 1991:1-2010:4, chúng ta có bằng chứng cho thấy rằng cả chính sách tiền tệ và tài khóa đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp. Mặc dù quan trọng hơn, chúng ta đã có bằng chứng về sự tương tác giữa hai chính sách với nhau đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải thích sự phá triển của thị trường chứng khóan. Cụ thể hơn, những lập trường cá nhân về các chính sách tài khóa và tiền tệ, cũng như sự tương tác của chúng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Anh. Về ván đề ở Đức, chúng ta không tìm thấy những bằng chứng về sự tác động trực tiếp của chính sách tài khóa lên hoạt động của thị trường chứng khoán, mặc dù đã thấy được những tác động gián tiếp của nó thông qua kênh lãi suất. Mặt khác, nguồn cung tiền có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số DAX 30, (không được lọc qua kênh lãi suất). Vì vậy, qua những gì thể hiện ở Đức cho thấy sự tương tác giữa chính sách tài khóa và lãi suất cũng góp phần quan trọng trong việc giải thích sự đổi mới trng chỉ số DAX 30. Cuối cùng, nguồn cung tiền ở Mỹ ảnh hưởng đến lãi suất, tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones dường như không nhận bất kỳ tác động trực tiếp nào từ chính sách tài khóa. Tuy vậy, nó đã được chỉ ra rằng vẫn có một mối liên kết giữa chi tiêu tài khóa và cung tiền được thiết lập, chúng ta còn tranh cãi về việc liệu sự tương tác giữa các biến chính sách tiền tệ và tài khóa thì quan trọng trong việc lý giải những phát triển của thị trường chứng khoán Mỹ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên kết hai chính sách này lại với nhau trong cùng một mô hình, vì sự tương tác giữa chúng đóng góp quan trọng đến việc phân tích hành vi thị trường chứng khoán. Những kết quả này đưa ra những gợi ý quan trọng cho cả nhà đầu tư và những nhà phân tích khi mà họ đang cố gắng để hiểu mối quan hệ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, tốt hơn nên xem xét hai chính sách này song song với nhau thay vì tách rời chúng. Việc xác định những tác động của các chính sách đã được dự báo cũng như chưa được dự báo trên thị trường chứng khoán quốc gia, xét trong khuôn khổ của bài nghiên cứu, là một lĩnh vực hứa hẹn nhiều điều thú vị mở ra cho các nghiên cứu trong tương lai. Ngoài ra, các nghiên cứu chuyên sâu về sau cần có thực nghiệm cụ thể ở những quốc gia có các chế độ chính sách tiền tệ khác nhau rõ rệt (ví dụ: các quốc gia có tỷ giá hối đoái nhắm vào ngân hàng trung ương)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphan_hoi_cua_thi_truong_chung_khoan_den_cu_soc_chinh_sach_ta.docx
Tài liệu liên quan