Phân tích Downs trên người Việt Nam trưởng thành

Sau khi áp dụng phân tích Downs trên người Việt trưởng thành chúng tôi rút ra những kết luận sau : Độ nhô của xương hàm trên và xương hàm dưới không khác biệt giữa nam và nữ, trừ độ nhô của răng cửa trên và răng cửa dưới ở nữ nhiều hơn ở nam. Mẫu răng mặt ở người Việt Nam khác biệt với mẫu răng mặt mà Downs đưa ra cho người châu Âu ở hầu hết các giá trị nghiên cứu. So với người châu Âu thì người Việt có xương ổ răng hàm trên, xương ổ răng hàm dưới nhô hơn và hàm dưới có xu hướng phát triển về phía nhiều hơn ra trước. Về vị trí của răng trên xương hàm, răng cửa hàm trên và hàm dưới ở người Việt đều nhô hơn so với người châu Âu. Trong phân tích Downs, đa giác Downs là một công cụ phân tích hữu hiệu giúp các nhà lâm sàng mô phỏng nhanh những dữ liệu thu thập từ phim sọ nghiêng của bệnh nhân. Tóm lại, phân tích Downs là một phân tích đơn giản, nhưng rất có giá trị để cho một nhận xét tổng quát về hình thái và sự phát triển của hệ thống sọ -mặt –răng. Phương pháp này vì thế dễ áp dụng trên lâm sàng. Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả trên sẽ góp một phần nhỏ vào công việc chẩn đoán, điều trị chỉnh hình răng mặt, phẫu thuật thẩm mỹ cũng như nghiên cứu về nhân chủng học cho người Việt Nam.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Downs trên người Việt Nam trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 28 PHÂN TÍCH DOWNS TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH Trương Hải Ninh*, Đống Khắc Thẩm** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các số đo về xương và răng theo phân tích Downs ở người Việt Nam có khớp cắn bình thường; so sánh các chỉ số này theo giới tính và với giá trị của Downs. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên phim sọ nghiêng được chuẩn hóa của 100 sinh viên (50 nam, 50 nữ), tuổi 20 đến 25, có tương quan xương hàm và tương quan răng hạng I. Sử dụng thước kẹp điện tử có độ nhạy 0,01mm và thước đo góc chuyên dụng (hiệu Ormco-Sybron) trong Chỉnh hình răng mặt để đo chiều dài và đo góc. Kết quả: Mẫu mặt và mẫu tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới không khác biệt giữa nam và nữ, trừ độ nhô của răng cửa trên và răng cửa dưới ở nữ nhiều hơn ở nam. So với người châu Âu, người Việt có xương ổ răng hàm trên, xương ổ răng hàm dưới nhỏ hơn và hàm dưới có xu hướng phát triển về phía dưới nhiều hơn ra phía trước. Răng cửa hàm trên và hàm dưới ở người Việt đều nhô hơn so với người châu Âu. Kết luận: Mẫu răng mặt ở người Việt Nam khác biệt với mẫu răng mặt mà Downs đưa ra cho người châu Âu ở hầu hết các giá trị nghiên cứu. Những số liệu từ nghiên cứu này có thể giúp ích cho quá trình chẩn đoán và điều trị Chỉnh hình răng mặt cho người Việt Nam. Từ khoá: Phân tích đo sọ, phân tích Downs, đa giác Downs ABSTRACT DOWNS ANALYSIS IN VIETNAMESE ADULTS Truong Hai Ninh, Đong Khac Tham * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 28 - 34 Objective: This study is designed to establish dental and skeletal measurements based on Downs Analysis in Vietnamese adults with normal occlusion, and to compare these measurements by gender and with Downs values. Methods: The sample consisted of the standard cephalometric films of 100 Vietnamese students (50 males, 50 females), aging from 20 to 25, with normal dental and skeletal relationships. We use digital calipers with accuracy 0.01 mm or less, and orthodontic protractor (Ormco-Sybron) to measure in our study. Results: There was no significant difference between Vietnamese male and female in facial and growth pattern except for a larger protrusion of maxillary and mandibular incisors in female. In comparison with the standards of Caucasian, Vietnamese maxillary and mandibular alveolar process were more protrusive and the development tendency of the mandible more downward, contrary to the forward tendency in Caucasian people. In addition, maxillary and mandibular incisors were more protrusive in Vietnamese than in Caucasian. * Bộ môn ĐDNK- Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM **Bộ môn CHRM, Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS Trương Hải Ninh ĐT: 0908929655 Email: truonghaininh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 29 Conclusion: There was a difference of facial and growth pattern between Vietnamese and Caucasian. These measurements will help diagnosis and treatment of Vietnamese with dentofacial deformities. Keywords: Cephalometric analysis, Downs analysis, Downs polygon MỞ ĐẦU Từ năm 1931 phép đo sọ được Broadbent ứng dụng đầu tiên trong chỉnh hình răng mặt, đến nay đã có nhiều phân tích ra đời như : phân tích của Tweed, Bjork, Steiner, Ricketts Phân tích đo sọ là một phương tiện chẩn đoán quan trọng trong Chỉnh hình răng mặt(5,7,9). Vấn đề đặt ra trong thực hành là nên lựa chọn phân tích nào đơn giản, dễ ứng dụng và phù hợp với từng trường hợp nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và khoa học. Phân tích Downs, được công bố năm 1948 và bổ sung năm 1956, đã đạt được những ưu điểm trên(2). Downs đã lựa chọn một cách hợp lý các yếu tố để nghiên cứu tương quan sọ - mặt – răng. Trong 10 đặc điểm đo đạc thì có 9 số đo góc và chỉ có 1 số đo kích thước. Điều này đã hạn chế được ảnh hưởng của sự phóng đại do các số đo góc không bị ảnh hưởng bởi yếu tố phóng đại khi chụp phim tia X. Mặt khác, đa số các điểm mốc lựa chọn đều nằm trên mặt phẳng dọc giữa nên ít chịu sai sót do phóng đại và chập hình ảnh. Nhờ sự rõ ràng, đơn giản nhưng chính xác, phân tích Downs đã được áp dụng nhiều trong chẩn đoán Chỉnh hình Răng Mặt(1,3,4,14). Tại Việt Nam phân tích Downs đã được thực hiện trên các lứa tuổi: 3 đến 5 tuổi (Phan Thị Thanh Yên, Trần Thúy Nga, Hoàng Tử Hùng)(10), 8 đến 12 tuổi (Nguyễn Kim Nga)(8), và một nghiên cứu thăm dò trên người trưởng thành (4 nam và 6 nữ) của Tạ Thị Trúc Mai(11). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm những mục tiêu sau : - Xác định các số đo răng – mặt theo phân tích Downs trên người Việt Nam trưởng thành ở nam và nữ. - So sánh các số đo này giữa nam và nữ. - So sánh các số đo răng – mặt giữa người Việt Nam và người châu Âu. - Liên hệ kết quả với các nghiên cứu áp dụng phân tích Downs cho các nhóm tuổi khác nhau trên người Việt Nam. - Xác định mối tương quan giữa các yếu tố nghiên cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu, mẫu gồm 100 người (50 nam, 50 nữ) chụp tim tại Bộ môn tia X Khoa Răng Hàm Mặt ĐHYD TP. Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Có cha mẹ, ông, bà nội ngoại là người Việt Nam, dân tộc Kinh. - Khuôn mặt chấp nhận được, khớp cắn bình thường. - Không chấn thương hàm mặt, không có dị hình quan trọng do bệnh lý hoặc do các thói quen. - Không có điều trị chỉnh hình răng mặt hoặc phẫu thuật thẩm mỹ trước đó. - Tuổi 20 – 27 Tiêu chuẩn chọn phim Phim chất lượng tốt : các cấu trúc của hệ thống sọ mặt phải rõ. Răng ở tư thế cắn khít trung tâm. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp mô tả cắt ngang. Phương pháp nghiên cứu Tất cả các phim đã chọn được vẽ trên giấy vẽ nét chuyên dùng trong chỉnh hình răng mặt, theo phân tích Downs. Sử dụng thước kẹp điện tử có độ nhạy 0,01mm và thước đo góc chuyên dụng (hiệu Ormco-Sybron) trong CHRM để đo chiều dài và đo góc. Các điểm mốc và số đo được định vị và đo bởi 1 người. Các phân tích được thực hiện trên 5 số đo về xương và 5 số đo về răng: - Các số đo về xương gồm: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 30 1- Góc mặt: (Na-Pog) – FH. 2- Góc lồi mặt: (Na-A) - (A-Pog). 3- Góc mặt phẳng A-B: (A-B) - (Na-Pog). 4- Góc mặt phẳng hàm dưới: (mp HD) - (mp Francfort). Theo Downs: mặt phẳng hàm dưới là đường thẳng tiếp tuyến với góc hàm và điểm thấp nhất của cằm (trên phim sọ nghiêng). 5- Góc trục Y: (S-Gn) - (mp Francfort) - Các số đo về răng:. 1- Góc mặt phẳng cắn khớp: (mp CK) - (mp Francfort). 2- Góc giữa răng cửa trên và răng cửa dưới: (trục răng cửa trên) - (trục răng cửa dưới). 3- Góc răng cửa dưới - mặt phẳng khớp cắn: (trục răng cửa dưới) - (mặt phẳng cắn khớp). 4- Góc răng cửa dưới - mặt phẳng hàm dưới: (trục răng cửa dưới) - (mặt phẳng hàm dười theo Downs). 5- Độ nhô của răng cửa trên: (trục răng cửa trên) - (A - Pog). Dùng phần mềm Excel xử lý số liệu. Sử dụng t-test tìm sự khác biệt nếu có của các đặc điểm nghiên cứu giữa nam và nữ; giữa người Việt và người châu Âu. KẾT QUẢ Bảng 1. Thống kê mô tả đặc điểm hình thái răng mặt của người Việt Nam trưởng thành (nam và nữ). Tối thiểu Tối đa Trung bình ĐLC Khoảng tin cậy 1 XƯƠNG Góc mặt 79 95,5 87,90 3,23 87,13 - 88,62 2 Góc lồi mặt -8 17,5 5,22 4,83 4,11 - 6,33 3 Góc mp AB-mp Francfort -14,5 2, -5,12 3,00 -5,81 - -4,43 4 Góc mp HD-mp Francfort 12 38 25,37 5,66 24,06 - 26,67 5 Góc trục Y 56,5 70,5 62,49 3,47 61,69 - 63,29 6 RĂNG Góc mp CK-Francfort 2 14,5 8,02 3,21 7,27 - 8,76 7 Góc giữa răng cửa trên và dưới 104,5 139 122,37 7,76 120,58 - 124,15 8 Góc răng cửa dưới –mp CK 13 37,5 24,61 5,66 23,31 - 25,91 9 Góc răng cửa dưới –mp HD -9 28 7,52 6,61 6,00 - 9,05 10 Độ nhô của răng cửa trên 2,5 16,5 7,91 2,3 7,38 - 8,43 Bảng 2. Thống kê mô tả đặc điểm hình thái răng –mặt ở người Việt Nam trưởng thành (nam) Tối thiểu Tối đa Trung bình ĐLC Khoảng tin cậy 1 XƯƠNG Góc mặt 79 95,5 87,7 3,29 86,65 - 88,79 2 Góc lồi mặt -5 17,5 4,56 5,00 2,93 - 6,19 3 Góc mp AB-NaPog -14,5 2 -4,65 3,19 -5,69 - -3,61 4 Góc mp HD-mp Francfort 14 38 25,37 5,74 23,70 - 27,44 5 Góc trục Y 57 70,5 62,75 3,31 61,67 - 63,83 6 RĂNG Góc mp CK-Francfort 2 14,5 7,61 2,85 6,68 - 8,54 7 Góc giữa răng cửa trên và dưới 108 139 124,1 7,91 121,52 - 126,7 8 Góc răng cửa dưới –mp CK 14 37,5 24,13 5,61 23,30 - 25,96 9 Góc răng cửa dưới –mp HD -9 18 6,48 6,54 4,35 - 8,61 10 Độ nhô của răng cửa trên 2,5 16,5 7,79 2,48 6,88 - 8,60 Bảng 3. Thống kê mô tả đặc điểm hình thái răng –mặt ở người Việt Nam trưởng thành (nữ) Tối thiểu Tối đa Trung bình ĐLC Khoảng tin cậy 1 XƯƠNG Góc mặt 83 94,5 88 3,18 86,99 - 89,07 2 Góc lồi mặt -8 12,5 5,88 4,63 4,37 - 7,39 3 Góc mp AB-NaPog -11 2 -5,59 2,74 -6,48 - -4,70 4 Góc mp HD-mp Francfort 12 37 25,16 5,64 23,32 - 27,00 5 Góc trục Y 56,5 70 62,23 3,64 61,04 - 63,42 6 RĂNG Góc mp CK-Francfort 2 14,5 8,42 3,52 7,27 - 9,57 7 Góc giữa răng cửa trên và dưới 104,5 135 120,63 7,28 118,26 - 123,00 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 31 Tối thiểu Tối đa Trung bình ĐLC Khoảng tin cậy 8 Góc răng cửa dưới –mp CK 13 36 25,09 5,72 23,22 - 27,00 9 Góc răng cửa dưới –mp HD -3,5 28 8,56 6,59 6,41 - 10,71 10 Độ nhô của răng cửa trên 3,5 11,5 8,02 2,06 7,35 - 8,69 Bảng 4. So sánh các đặc điểm hình thái răng mặt ở người Việt Nam trưởng thành theo giới. Nữ Mức khác biệt Nam TB ĐLC TB ĐLC 1 XƯƠNG Góc mặt 88 3,18 - 87,7 3,29 2 Góc lồi mặt 5,88 4,63 - 4,56 4,99 3 Góc mp AB-NaPog -5,59 2,74 - -4,65 3,19 4 Góc mp HD-mp Francfort 25,16 5,64 - 25,57 5,74 5 Góc trục Y 62,23 3,64 - 62,75 3,31 6 RĂNG Góc mp CK-Francfort 8,42 3,52 - 7,61 2,85 7 Góc giữa răng cửa trên và dưới 120,63 7,28 ** 124,1 7,91 8 Góc răng cửa dưới –mp CK 25,09 5,72 - 24,13 5,61 9 Góc răng cửa dưới –mp HD 8,56 6,59 * 6,48 6,54 10 Độ nhô của răng cửa trên 8,02 2,06 - 7,79 2,48 TT : tối thiểu, TĐ : tối đa, TB : trung bình, ĐLC : độ lệch chuẩn (-) : khác biệt không có ý nghĩa (*) : khác biệt có ý nghĩa p <0,05 (**) : khác biệt có ý nghĩa với p <0,01 (***) : khác biệt có ý nghĩa với p <0,001 Bảng 5. So sánh các đặc điểm hình thái răng mặt của người Việt Nam với các chủng tộc khác. Da trắng(6) Mức độ khác biệt Việt Nam Việt Nam(10) Nhật(12) Trung Quốc(12) Phi(12) 1 XƯƠNG Góc mặt 87,8 - 87,9 87,8 88,25 77,5 87,25 2 Góc lồi mặt 0 *** 5,22 0,3 3,65 7,5 3 Góc mp AB-NaPog -4,6 *** -5,12 -2,8 -4,35 -5,7 4 Góc mp HD-mp Francfort 22 *** 25,37 24,5 24,3 32,4 5 Góc trục Y 59,4 ** 62,49 62,95 62,1 67,1 6 RĂNG Góc mp CK-Francfort 9,3 - 8,02 10 9,65 16,9 11,8 7 Góc giữa răng cửa trên và dưới 135,4 *** 122,37 132,8 126,4 120,8 123 8 Góc răng cửa dưới –mp CK 104,5 *** 114,61 112,8 91,5 92,2 112,5 9 Góc răng cửa dưới –mp HD 91,4 *** 97,52 93,1 96,55 97,8 96,6 10 Độ nhô của răng cửa trên 2,7 *** 7,91 3,95 6,6 7,6 8,5 Bảng 6. Phương trình hồi quy Hệ số tương quan Hệ số hồi quy R a b Nam (1) 0,81 -0,81 138,53 66 (2) 0,83 -0,53 -3,24 68 (3) 0,73 0,42 52,03 53 (4) 0,72 0,56 -1,57 52 (5) 0,74 -1,04 149,25 55 (6) 0,74 -2,35 142,42 54 (7) 0,68 -0,59 59,01 46 Nữ (1) 0,91 -0,80 137,55 83 (2) 0,90 -0,53 -2,46 81 (3) 0,81 0,52 49,11 65 (4) 0,76 0,48 -3,54 58 (5) 0,81 -103 146,40 65 (6) 0,73 -2,59 141,41 54 (7) 0,80 -0,88 85,70 63 BÀN LUẬN So sánh đặc điểm hình thái răng mặt giữa nam và nữ Tương quan về xương Tương quan xương mặt ở nam và nữ (gồm : góc mặt, góc lồi mặt và góc mặt phẳng AB, góc trục Y và góc mặt phẳng hàm dưới – mặt phẳng Francfort) không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy, độ nhô cằm, cấu trúc xương mặt nhìn nghiêng tương tự nhau ở hai giới, hàm dưới cuả nam và nữ có cùng hướng phát triển so với nền sọ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 32 Tương quan về răng Tương quan giữa răng và xương hàm hoặc giữa răng và răng chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ ở góc giữa trục hai răng cửa trên và dưới (p <0,01), góc giữa trục răng cửa dưới và mặt phẳng hàm dưới (p < 0,05). Răng cửa dưới ở nữ nghiêng ra trước nhiều hơn ở nam, độ nhô của răng cửa trên, răng cửa dưới ở nữ lớn hơn ở nam. Tóm lại, khi nhìn nghiêng, tương quan xương hàm và tương quan giữa răng và xương hàm của nữ và nam tương tự nhau, trừ góc giữa trục răng cửa dưới và mặt phẳng hàm dưới của nữ lớn hơn nam. Ngược lại, góc giữa trục răng cửa trên và dưới ở nữ nhỏ hơn nam. So sánh với các số liệu của Downs trên người châu Âu(2,14) Tương quan về xương - Góc mặt và góc giữa mặt phẳng A-B và mặt phẳng mặt không khác biệt có ý nghĩa. Độ nhô cằm của người Việt và người Âu là như nhau. - Góc lồi của mặt : hàm trên người Việt nhô hơn người Âu (p <0,001). Góc mặt phẳng hàm dưới –mặt phẳng Francfort: xương hàm dưới ở người Việt phát triển mở hơn người châu Âu. Góc trục Y cho thấy cằm người Việt có khuynh hướng tăng trưởng về phía dưới nhiều hơn cằm ở người châu Âu. Tương quan về răng - Độ nghiêng của mặt phẳng khớp cắn ở người Việt và người châu Âu giống nhau. - Góc giữa trục răng cửa trên và dưới : người Việt nhỏ hơn nhiều so với người Âu. - Góc răng cửa dưới – mặt phẳng khớp cắn và góc trục răng cửa dưới – mặt phẳng hàm dưới ở người Việt lớn hơn ở người châu Âu nhưng độ nghiêng của mặt khớp cắn như nhau chứng tỏ trục răng cửa dưới ở người Việt nghiêng ra trước nhiều. Độ nhô của răng cửa trên so với đường A-Pog ở người Việt lớn hơn rất nhiều so với người châu Âu. Tóm lại, nhìn chung so với người châu Âu thì người Việt Nam có xương ổ răng hàm trên, xương ổ răng hàm dưới nhô hơn và xương hàm dưới có xu hướng phát triển về phía dưới nhiều hơn ra trước. Về răng, trục răng cửa trên và trục răng cửa dưới đều nghiêng ra trước nhiều hơn. Phân tích tương quan Sử dụng phần mềm EXCEL để tìm tương quan giữa các đặc tính nghiên cứu cho thấy một số đặc tính liên quan chặt chẽ với nhau thể hiện ở cả nam, nữ và cả trong mẫu chung. - Độ nhô của răng cửa trên và góc giữa trục hai răng cửa(6) - Góc mặt phẳng KC và góc mặt(7) Quan sát bảng 6 ta rút ra nhận xét sau : đa số các đặc tính có tương quan chặt chẽ với nhau đó là các đặc tính thể hiện mối tương quan giữa xương và xương, hoặc giữa răng và răng. Đặc biệt tương quan giữa góc mặt và góc mặt phẳng cắn khớp - mặt phẳng Francfort có hệ số tương quan khá cao (0,68 ở nam; 0,80 ở nữ và 0,72 ở mẫu chung). Điều này cũng nhận thấy trong mẫu nghiên cứu của Downs trên người châu Âu, khi góc mặt tăng lên, mặt phẳng khớp cắn có xu hướng nằm ngang và song song với mặt phẳng Francfort(2). Như vậy, một khuôn mặt hài hòa, chấp nhận được là kết quả của sự bù trừ lẫn nhau giữa các thành phần xương và xương, răng và răng cũng như giữa xương mặt và răng. Vì thế trong quá trình điều trị chỉnh hình cũng như phẫu thuật thẩm mỹ, khi can thiệp lên một thành phần nào đó cần phải đặt nó trong mối tương quan chặt chẽ với các thành phần khác của mặt cũng như với toàn bộ cơ thể. Hình thái đồ Từ các giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, hình thái đồ theo Vorhies và Adams được vẽ cho người Việt Nam trưởng thành (hình 1, 2 và 3)(13). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 33 Hình 1. Đa giác Downs của người Việt trưởng thành nam và nữ Hình 2. Đa giác Downs của người Việt trưởng thành nam Hình 3. Đa giác Downs của người Việt trưởng thành nữ Hình 4. Đường biểu diễn của người Việt vẽ trên nền đa giác Downs của người châu Âu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 34 Với 9 số đo góc và 1 số đo kích thước trong đó 8 số đo đánh giá tương quan theo chiều trước sau và chỉ có 2 số đo đánh giá tương quan theo chiều đứng là góc mặt phẳng hàm dưới và góc trục Y, phân tích Downs còn thiếu các số đo để đánh giá chiều cao của mặt. Trong các trường hợp chỉnh hình phức tạp cần phối hợp với nhiều phương pháp phân tích khác để có những chẩn đoán cụ thể và toàn diện hơn. KẾT LUẬN Sau khi áp dụng phân tích Downs trên người Việt trưởng thành chúng tôi rút ra những kết luận sau : Độ nhô của xương hàm trên và xương hàm dưới không khác biệt giữa nam và nữ, trừ độ nhô của răng cửa trên và răng cửa dưới ở nữ nhiều hơn ở nam. Mẫu răng mặt ở người Việt Nam khác biệt với mẫu răng mặt mà Downs đưa ra cho người châu Âu ở hầu hết các giá trị nghiên cứu. So với người châu Âu thì người Việt có xương ổ răng hàm trên, xương ổ răng hàm dưới nhô hơn và hàm dưới có xu hướng phát triển về phía nhiều hơn ra trước. Về vị trí của răng trên xương hàm, răng cửa hàm trên và hàm dưới ở người Việt đều nhô hơn so với người châu Âu. Trong phân tích Downs, đa giác Downs là một công cụ phân tích hữu hiệu giúp các nhà lâm sàng mô phỏng nhanh những dữ liệu thu thập từ phim sọ nghiêng của bệnh nhân. Tóm lại, phân tích Downs là một phân tích đơn giản, nhưng rất có giá trị để cho một nhận xét tổng quát về hình thái và sự phát triển của hệ thống sọ -mặt –răng. Phương pháp này vì thế dễ áp dụng trên lâm sàng. Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả trên sẽ góp một phần nhỏ vào công việc chẩn đoán, điều trị chỉnh hình răng mặt, phẫu thuật thẩm mỹ cũng như nghiên cứu về nhân chủng học cho người Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Château M. (1975), Orthopédie dento-faciale. Julien Prélat, Paris. 2. Downs W.B (1948), Variation in facial relationship- Their significanc in treatment and prognosis. Am J. Orthod, 812-822. 3. Gleis B.R, Brezniak N., Myron, Lieberman M (1990), Israeli cephalometric standards compared to Downs and Steiner analyses. Angle orthode. 1 : 35-41.. 4. Hong Po Chang (1988), A morphological study on the Cranio- facial Complex and dental arch of Chinese children with primary dentition. Journal of Osaka Dental University, 21: 55: 100. 5. Hồ Thị Thùy Trang (1999), “Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và qua phim sọ nghiêng”, Luận văn Thạc sĩ Y học, TP. Hồ Chí Minh 6. Langlade Micheal (1981), Diagnostic orthodontic. Maloine S.a. Editeur 7006 Paris. 7. Muller Louis (1983), Céphalométrie et orthodontie. SNPMD éditeur Paris. 8. Nguyễn Kim Nga (1972), Comparison of Vietnamese and Caucasian dento-facial proportions. Master’ thesis, University of Pittsburgh. 9. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đống Khắc Thẩm (2003), Phân tích Coben có cải tiến trên người Việt Nam trưởng thành. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, 96 : 102. 10. Phan Thị Thanh Yên, Trần Thúy Nga, Hoàng Tử Hùng (1999), Nghiên cứu dọc hệ thống răng mặt theo phân tích Downs ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi. Luận văn Thạc sĩ Y học, TP. Hồ Chí Minh. 11. Tạ Thị Trúc Mai, Hoàng Tử Hùng, Lương Văn Tô My (1994),”Bước đầu nghiên cứu phân tích Downs trên phim chụp sọ nghiêng từ xa ở người Việt”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh. 12. Trần Thúy Nga (2000), Đặc điểm hình thái và sự phát triển của đầu mặt răng ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi. Luận án Tiến sĩ Y học. TP. Hồ Chí Minh. 13. Vorhies JM, Adam JW (1951), Polygonic interpretation of cephalometric findings, Angle Orthod, 21: 194 – 197. 14. Wylie W.L (1951), Discussion of the Downs analysis applied to three other ethnic groups. Angle Orthod, 21: 213-220. Ngày nhận bài báo: 10/01/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_downs_tren_nguoi_viet_nam_truong_thanh.pdf
Tài liệu liên quan