Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch

Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng tạm thời quản lí và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kì ngân hàng thương mại nào. Và cũng chỉ có các ngân hàng thương mại mới có quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỉ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. 1.2.2. Vai trò của hoạt động huy động vốn: Do tầm quan trọng của vốn huy động nên hoạt động huy động huy động vốn có vai trò rất lớn đối với ngân hàng, doanh nghiệp và cả xã hội. Đối với ngân hàng, hoạt động huy động vốn tạo nguồn vốn lớn và chủ yếu để ngân hàng hoạt động. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động với nhiều mục đích khác nhau nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

doc75 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: Đây là 1 chỉ tiêu rất quan trọng trong phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng. Nó cho phép phân tích sâu sắc và toàn diện hơn về đặc điểm biến động của hiện tượng. Chỉ tiêu này khống tính đối với tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc vì luôn là một số không đổi và bằng : . 5 chỉ tiêu trên mỗi một chỉ tiêu có nội dung và ý nghĩa riêng đối với việc phân tích, nhưng đồng thời giữa năm chỉ tiêu đó có mối liên hệ mật thiết với nhau không những về phương diện tính toán mà cả về phương diện nhận thức đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian. Khi phân tích tùy theo từng trường hợp chúng ta thường phải kết hợp cả năm chỉ tiêu đó nhằm giúp cho việc phân tích được đầy đủ, chính xác và sâu sắc. Nếu kết hợp không đầy đủ các chỉ tiêu có thể khiến cho việc phân tích không được sâu sắc thậm chí đi đến kết luận sai lệch và phiến diện về hiện tượng. 2.4.3. Phương pháp hồi quy – tương quan: Phương pháp hồi quy tương quan được sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức có mối quan hệ nhân – quả. Trong đó phân tích hồi quy là đi xây dựng mô hình (phương trình) hồi quy phản ánh mối liên hệ. Chuyên đề chỉ nghiên cứu mối liên hệ giữa 1 tiêu thức nguyên nhân và 1 tiêu thức kết quả gọi là hồi quy đơn. Mô hình hồi quy đơn có thể là mô hình tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Ngoài ra có thể xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và 1 tiêu thức kết quả, thường gọi là hồi quy tuyến tính bội. Phân tích tương quan là đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ. 2.4.4. Các phương pháp khác: Ngoài 2 phương trên chuyên đề còn sử dụng 1 số phương pháp khác như: phương pháp số tương đối, phương pháp thống kê mô tả PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI PGD OCEANBANK ĐÀO TẤN TỪ THÁNG 8/2008 - 3/2009: Để nghiên cứu biến động nguồn vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 ta sử dụng báo cáo tháng và biểu lãi suất của PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009. Nguồn số liệu được sử dụng bao gồm: Báo cáo tháng: _ Số liệu về vốn huy động: là tổng vốn huy động được phân loại theo loại tiền (VND, USD), theo kì hạn (không kì hạn, kì hạn 1 tuần, 2 tuần) và theo loại tài tài khoản (tài khoản tiết kiệm thường (tiết kiệm định kì), tài khoản tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tài khoản tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng). Số liệu về tổng vốn huy động trong chuyên đề là tổng vốn huy động tại thời điểm cuối của các tháng, số liệu vốn huy động bằng USD đều đã được quy đổi sang VND. _ Số liệu về chi phí: bao gồm toàn bộ chi phí huy động vốn của PGD Oceanbank Đào Tấn. Biểu lãi suất: _ Số liệu về lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần Oceanbank theo các kì hạn, theo loại tiền và theo các hình thức tài khoản. 2.5.1. Lãi suất huy động vốn tại PGD Oceanbank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009: Mối liên hệ giữa lãi suất huy động vốn và tốc độ phát triển liên hoàn vốn huy động của từng loại tiền: Chuyên đề sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lí số liệu. _ Mối liên hệ giữa lãi suất huy động VND và tốc độ phát triển liên hoàn vốn huy động bằng VND tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 9/08 - 3/09. Bảng 2.1: Lãi suất huy động VND bình quân tháng và tốc độ phát triển liên hoàn vốn huy động bằng VND tại Oceanbank Đào Tấn từ tháng 9/08 - 3/09 (đơn vị: %) Thời gian Chỉ tiêu 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 Lãi suất bình quân 17,96 16,42 12,87 8,72 7,96 6,93 7,07 Tốc độ phát triển liên hoàn 152,18 120,89 109,54 99,02 109,48 113,73 101,83 (Nguồn lãi suất: biểu lãi suất ngân hàng OceanBank) Đồ thị 2.2: Mối liên hệ giữa X, lãi suất huy động VND bình quân tháng (đơn vị: %) và Y, tốc độ phát triển liên hoàn của vốn huy động bằng VND (đơn vị:%) Kết quả thăm dò bằng đồ thị cho thấy mô hình hồi quy có thể có dạng: - Mô hình bậc hai (quadratic) - Mô hình bậc ba (cubic) Phần mềm SPSS cho ta kết quả như sau: Đồ thị 2.3: Đường cong được xây dựng từ tài liệu được tính từ 2 mô hình hồi quy: (Đơn vị: %) Dạng hàm Phương trình SSE quadratic 226,060 Cubic 201,036 Mô hình bậc ba có tổng bình phương sai số SSE =201,036 nhỏ hơn. Như vậy ta có mô hình hồi quy: Mô hình cho tỷ số tương quan chứng tỏ mối liên hệ giữa lãi suất huy động VND và tốc độ phát triển liên hoàn vốn huy động bằng VND rất chặt chẽ. _ Mối liên hệ giữa lãi suất huy động USD và tốc độ phát triển liên hoàn của vốn huy động bằng USD tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 9/2008 đến tháng 3/2009. Bảng 2.2: Lãi suất huy động USD bình quân tháng và tốc độ phát triển liên hoàn của vốn huy động bằng USD tại PGD Oceanbank Đào Tấn từ tháng 9/2008 đến tháng 3/2009 (đơn vị: %) Thời gian Chỉ tiêu 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 Lãi suất bình quân 5,62 5,20 4,90 4,43 2,92 2,62 2,40 Tốc độ phát triển liên hoàn 145,15 110,55 106,38 117,31 90,52 109,86 88,31 (Nguồn lãi suất: biểu lãi suất ngân hàng OceanBank) Đồ thị 2.4: Mối liên hệ giữa X, lãi suất huy động USD bình quân tháng (đơn vị: %) và Y, tốc độ phát triển liên hoàn của tổng vốn huy động bằng USD (đơn vị: %) Kết quả thăm dò bằng đồ thị cho thấy mô hình hồi quy có thể có dạng: - Mô hình tuyến tính (linear) - Mô hình hypebol (inverse) - Mô hình bậc hai (quadratic) - Mô hình bậc ba (cubic) Phần mềm SPSS cho ta kết quả như sau: Đồ thị 2.5: Đường cong được xây dựng từ tài liệu được tính từ 4 mô hình hồi quy: (Đơn vị: %) Dạng hàm Phương trình SSE Line 947,683 Inverse 1090,589 Quadratic 755,870 Cubic 714,582 Mô hình bậc ba có SSE = 714,582 nhỏ hơn. Như vậy ta có mô hình hồi quy: Mô hình cho tỷ số tương quan chứng tỏ mối liên hệ giữa lãi suất huy động USD và tốc độ phát triển liên hoàn của vốn huy động bằng USD tương đối chặt chẽ. Như vậy, giữa lãi suất huy động và vốn huy động bằng VND và USD đều có mối liên hệ chặt chẽ. Tuy nhiên mối liên hệ giữa lãi suất và tốc độ phát triển vốn huy động bằng VND là chặt chẽ hơn. Tuy nhiên ngoài yếu tố lãi suất, tổng vốn huy động cũng như tốc độ phát triển của tổng vốn huy động con phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: chất lượng dịch vụ, thương hiệu của ngân hàng, lãi suất của ngân hàng cạnh tranh, tình hình lạm phát, môi trường kinh tế, xã hội Vì vậy cần phải xem xét tổng hợp các yếu tố khi phân tích thống kê nguồn vốn huy đông của ngân hàng. 2.5.1.2. Lãi suất huy động vốn tại Oceanbank từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009: Phương pháp hồi quy tương quan đã cho ta thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa lãi suất và tốc độ phát triển vốn huy động, vì vậy trước khi tiến hành phân tích nguồn vốn huy động của PGD OceanBank Đào Tấn cần thiết phải xem xét yếu tố lãi suất của ngân hàng này. Mỗi ngân hàng có hoạch định lãi suất riêng để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng mình, tuy nhiên lãi suất phải đảm bảo: _ Gồm tất cả các chi phí huy động vốn. _ Bù đắp được chi phí quản lí. _ Trang trải được các loại rủi ro. _ Phải có phần lợi nhuận hợp lí. Do nền kinh tế năm 2008 và nửa đầu năm 2009 có nhiều biến động, ngân hàng Nhà nước phải nhiều lần sử dụng lãi suất cơ bản để điều chỉnh thị trường. Điều này kèm theo một số yếu tố thị trường khác khiến cho Oceanbank cũng phải liên tục thay đổi biểu lãi suất để thích ứng, chỉ trong vòng 9 tháng ngân hàng đã phải thay đổi biểu lãi suất 26 lần. Bảng 2.3: Lãi suất huy động VND và USD bình quân các kì hạn tại Oceanbank từ tháng 7/2008 đến tháng 3/2009: (Đơn vị: %) 3/7/08 18/07/08 24/7/08 12/8/08 14/08/08 21/08/08 5/9/08 26/9/08 1/10/08 USD 7,27 6,80 6,80 6,42 6,42 6,10 5,55 5,55 5,55 VND 18,13 18,13 18,13 17,81 18,03 18,03 18,03 17,61 17,47 8/10/08 20/10/08 23/10/08 10/11/08 17/11/08 24/11/08 28/11/08 3/12/08 9/12/08 USD 5,10 5,10 5,10 4,81 4,81 4,81 4,81 4,81 4,81 VND 17,33 16,99 14,19 13,16 12,72 11,70 10,19 9,37 9,37 18/12/08 23/12/08 24/12 5/1/08 14/1/08 1/2/2009 19/2/09 27/3/09 USD 4,81 4,81 3,34 3,07 2,76 2,76 2,35 2,63 VND 6,76 8,39 8,39 8,39 7,65 6,93 6,93 7,80 Đồ thị 2.6: Lãi suất huy động vốn tại Oceanbank từ từ tháng 7/2008 đến tháng 3/2009 Nhìn vào đồ thị ta cũng thấy rõ sự biến động liên tục của lãi suất. Tại một số thời điểm lãi suất biến động với biên độ lớn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đến thời điểm cuối tháng 3/2009 lãi suất huy động VND đã giảm chỉ còn 7,8% tức đã giảm 2,32 lần so với thời điểm cuối tháng 6/2008, lãi suất huy động USD chỉ còn 2,63% tức đã giảm 2,76 lần so với cuối tháng 6/2008. Bảng 2.4: Lãi suất huy động VND và USD bình quân tháng tại Oceanbank từ tháng 7/2008 - 3/2009: (Đơn vị: %) 7/2008 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 USD 7,06 6,44 5,62 5,20 4,90 4,43 2,92 2,62 2,40 VND 18,12 18,05 17,96 16,42 12,87 8,72 7,96 6,93 7,07 Đồ thị 2.7: Lãi suất VND và USD bình quân tháng tại ngân hàng Oceanbank từ tháng 7/2008 đến tháng 3/2009: Như vậy có thể thấy lãi suất VND ổn định ở mức cao (khoảng 18%) trong 3 tháng 7, 8 và 9 năm 2008, đến tháng 10 có xu hướng giảm dần và giảm nhanh vào tháng 11 và 12 rồi ổn định dần ở mức thấp (khoảng từ 6,9-8,4%); lãi suất USD có xu hướng giảm tương đối đều từ tháng 7 đến tháng 12, giảm mạnh hơn vào tháng 1 và cũng dần đi vào ổn định. Trên đây chúng ta đã lấy lãi suất bình quân của tài khoản tiết kiệm thường là đại diện để xem xét sự biến động của lãi suất tại PGD Oceanbank Đào Tấn, lãi suất của các loại tài khoản tiết kiệm khác cũng biến động theo biến động lãi suất của tài khoản thường. Thực tế giữa các kì hạn khác nhau, các loại tài khoản khác nhau và loại tiền tệ khác nhau tồn tại mức lãi suất khác nhau. Lãi suất USD luôn thấp hơn VND do USD có tính ổn định cao hơn, ít bị mất giá. Theo kì hạn thông thường kì hạn càng dài lãi suất càng cao, do ngân hàng nắm được quyền sử dụng vốn trong khoảng thời gian dài hơn, nguồn vốn ổn định hơn. Tuy nhiên do lãi suất thường xuyên biến động và nằm ở mức cao, vì vậy lãi suất trong giai đoạn này thường cao nhất ở các kì hạn 12, 13 tháng, nhằm hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng. Giai đoạn từ tháng 8/08 đến tháng 3/09 vốn huy động chủ yếu của các ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn với lãi suất cao 2.5.2. Biến động nguồn vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/08 - 3/09: 2.5.2.1. Đặc điểm biến động và xu hướng phát triển của tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009: Biến động của tổng vốn huy động: Từ số liệu vốn huy động đã có ta tổng hợp thành 1 dãy số thời điểm gồm 8 mức độ, có khoảng cách thời gian là 1 tháng. Bảng 2.5: Tổng vốn huy động tại OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/08 - 3/09 (Đơn vị:triệu đồng) Thời gian Chỉ tiêu 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 Tổng vốn huy động 44.110,84 66.570,49 79.285,69 86.443,95 88.070,17 93.408,72 105.676,87 105.475,10 (Nguồn: Báo cáo tháng PGD Đào Tấn) Đồ thị 2.8: Tổng vốn huy động tại OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/08 - 3/09 Đặt t = 1, 2, , 8 tương ứng với các thời điểm cuối tháng từ T8/08 đến T3/09; yt (với t = 1, 2, , 6) là tổng vốn huy động tại PGD Đào Tấn tại các thời điểm tương ứng. Bảng 2.6: Các chỉ tiêu biểu hiện đặc điểm biến động của tổng vốn huy động tại PDG OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009: t yt (triệu đồng) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (hoặc giảm) (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm liên hoàn) (triệu đồng) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1 44.110,84 - - - - - - - 2 66.570,49 22.459,65 22.459,65 150,92 150,92 50,92 50,92 441 3 79.285,69 12.715,20 35.174,85 119,10 179,74 19,10 79,74 665,7 4 86.443,95 7.158,26 42.333,11 109,03 195,97 9,03 95,97 793 5 88.070,17 1.626,22 43.959,33 101,88 199,66 1,88 99,66 864 6 93.408,72 5.338,54 49.297,88 106,06 211,76 6,06 111,76 881 7 105.676,87 12.268,15 61.566,03 113,13 239,57 13,13 139,57 934 8 105.475,10 -201,77 61.364,26 99,81 239,11 -0,19 139,11 1.057 Chung -  Từ bảng trên ta có tổng vốn huy động bình quân tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 đạt 84.892,7 triệu đồng. Nhìn chung tổng vốn huy động có xu hướng tăng, biểu hiện: lượng tăng tuyệt đối bình quân tháng đạt 8.766,32 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân hàng tháng đạt 113,26%, tốc độ tăng bình quân tháng đạt 13,26%. Đi vào cụ thể ta thấy tháng 8 và tháng 9/2008 tổng vốn huy động tăng mạnh, lượng tăng tuyệt đối liên hoàn tháng 9 đạt 22.459,65 triệu đồng, tốc độ tăng liên hoàn đạt 50,92%. Lí giải điều này phải xuất phát từ tình hình kinh tế lúc bấy giờ. Nửa đầu năm 2008 lạm phát liên tục tăng cao và đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 7 khiến lãi suất thực của các khoản tiền gửi giảm dần, đồng tiền trượt giá, khách hàng trở nên không mặn mà với việc gửi tiền vào ngân hàng thay vào đó là mua vàng hoặc các tài sản có giá trị khác để đảm bảo giá trị. Thị trường tiền tệ trở nên khan hiếm vốn, nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh khoản, trước tình hình này ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tăng lãi suất cơ bản với mục đích kìm hãm lạm phát và tạo điều kiện cho các ngân hàng thu hút vốn. Đến tháng 6/2008 lãi suất cơ bản đã tăng lên đến 14% và duy trì đến cuối tháng 10/2008. Lãi suất ngân hàng tăng cao thu hút người dân trở lại với ngân hàng, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để giành giật vốn. Trước tình hình cạnh tranh cao, Oceanbank cũng tập trung mọi nguồn lực để huy động vốn và quyết định thành lập 4 phòng giao dịch mới trong tháng 7 trong đó có PGD OceanBank Đào Tấn được đặt tại đường Đào Tấn. Trong khu vực đó ngoài PGD của OceanBank còn có các ngân hàng khác như VIBBank, TechcomBank, VietcomBank, Saigon-Giadinh Bank, AgriBank, BIDV; do có quy mô nhỏ, OceanBank lại là 1 ngân hàng rất trẻ do đó so với các ngân hàng cùng khu vực thì thương hiệu và độ tin cậy của khách hàng dành cho Oceanbank là thấp nhất, vì vậy Oceanbank tập trung thu hút vốn bằng công cụ cạnh tranh chính là lãi suất và chất lượng dịch vụ, đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh đối với khách hàng. Tháng 7, khi vừa thành lập PGD Oceanbank Đào Tấn đã thực hiện chương trình “Tiết kiệm dự thưởng” kèm theo tặng quà cho khách hàng (áo mưa), lãi suất mà OceanBank Đào Tấn áp dụng tại thời điểm này là cao nhất trong khu vực, đỉnh điểm đầu tháng 8 lãi suất cao nhất lên đến mốc 19% cho kì hạn 12, 13 tháng và thấp nhất 17,7% cho kì hạn 1 tuần; do vậy vừa mới thành lập nhưng PGD OceanBank Đào Tấn đã huy động được lượng vốn lớn và tăng cao qua các tháng. Tháng 10, lạm phát đã được kiềm chế thành công, thay vào đó nguy cơ giảm phát xuất hiện, CPI 3 tháng cuối năm đạt âm, ngân hàng Nhà nước chuyển sang chính sách tiền tệ mở rộng nhằm kích cầu nền kinh tế, lãi suất cơ bản được cắt giảm dần làm nguội lại thị thường tiền tệ vốn đang rất nóng. Đến hết năm 2008 ngân hàng Nhà nước đã 5 lần cắt giảm lãi suất cơ bản với biên độ từ 1-1,5%. Bảng 2.7: Lãi suất cơ bản Việt Nam đồng từ tháng 10 đến hết năm 2008: Thời gian Chỉ tiêu 20/10/08 3/11/08 20/11/08 5/12/08 22/12/08 Lãi suất cơ bản VND (%) 13 12 11 10 8,5 Trước động thái cắt giảm lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất. Lãi suất huy động tại OceanBank cũng giảm dần, đến cuối năm 2008 lãi suất bình quân tại OceanBank chỉ còn 8,72%, lãi suất nằm trong khoảng 5,5%-9,8% trong đó lãi suất cao nhất rơi vào kì hạn 9 tháng. Có thể nhận thấy từ tháng 10 tốc độ phát triển liên hoàn của tổng vốn huy động giảm dần, từ 150,92% ở tháng 9 xuống còn 119,1% ở tháng 10; 109,03% tháng 11 và 101,88% ở tháng 12, lượng tăng tuyệt đối giảm từ hơn 22.459,65 triệu đồng xuống còn 12.715,20 triệu đồng tháng 10 ; 7.158,26 triệu đồng tháng 11 và 1.626,22 triệu đồng tháng 12. Bước sang năm 2009 lãi suất dần ổn định, từ 23/1 ngân hàng giữ lãi suất cơ bản ở mức 7%, tổng vốn huy động có xu hướng tăng trở lại thể hiện ở lượng tăng tuyệt đối liên hoàn tháng 1 đạt 5.338,54 triệu đồng, tháng 2 đạt 12.268,15 triệu đồng, tốc độ tăng liên hoàn đạt 6,06% và 13,13%. Về lượng tuyệt đối, tháng 1/2009 tổng vốn huy động đạt 93.408,72 triệu đồng; tháng 2/09 đạt 105.676,87 triệu đồng, tăng 139,57% so với tháng 8/2008. Tháng 3 được đánh dấu bởi sự sôi động trở lại của thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất có dấu hiệu hồi phục, giá vàng tăng trở lại thu hút vốn đầu tư khiến cho tổng vốn huy động tại OceanBank Đào Tấn giảm 0,02% tức giảm 201,77 triệu đồng so với tháng 2/2009. Ngoài lí do trên, thì sự sụt giảm này còn xuất phát từ chính sách của ngân hàng. Ngày 18/1/2009 tại Hà Nội, ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) và tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã ký thỏa thuận hợp tác cổ đông chiến lược. Theo thỏa thuận giữa 2 bên đã được nhà nước phê duyệt, PetroVietnam sẽ tham gia vào 20% vốn điều lệ của Oceanbank có giá trị tương đương 400 tỷ đồng. Do vậy, sang năm 2009 nhu cầu về vốn của OceanBank không còn bức thiết, ngân hàng có chính sách tập trung vào cho vay, tạm dừng tăng lãi suất và các chương trình khuyến mãi thay vào đó là nâng cao chất lượng dịch vụ; 24/2/09 lãi suất cơ bản tăng lên 8,5% nhưng OceanBank vẫn giữ nguyên biểu lãi suất, chỉ điều chỉnh tăng vào cuối tháng 3. Xu hướng biến động của tổng vốn huy động: Đồ thị 2.8 cho thấy hàm xu thế có thể có dạng: - Hàm xu thế tuyến tính (linear) - Hàm xu thế hypebol (inverse) - Hàm xu thế bậc hai (quadratic) - Hàm xu thế bậc ba (cubic) Phần mềm SPSS cho ta kết quả như sau: (đơn vị: tỷ đồng) Dạng hàm Phương trình SE Line 6,994 Inverse 6,542 Quadratic 4,875 Cubic 3,693 Đồ thị 2.9: Đường cong được xây dựng từ 4 hàm xu thế Mô hình bậc ba có sai số chuẩn SE = 3,693 nhỏ nhất. Như vậy tổng vốn huy động của PGD OceanBank Đào Tấn có xu thế biến động theo hàm xu thế: 2.5.2.2. Biến động tổng vốn huy động theo kì hạn: Bảng 2.8: Tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 phân theo kì hạn (Đơn vị: triệu đồng) Thời gian Chỉ tiêu 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 * Tổng vốn huy động 44.110,84 66.570,49 79.285,69 86.443,95 88.070,17 93.408,72 105.676,87 105.475,10 _ Không kì hạn 0,00 157,84 1,70 2,18 36,67 2,80 2,52 3,10 _ Có kì hạn 44.110,84 66.412,65 79.283,99 86.441,77 88.033,50 93.405,92 105.674,35 105.471,99 Bảng 2.9: Cơ cấu tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 phân theo kì hạn (Đơn vị: %) Thời gian Chỉ tiêu 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 * Tổng vốn huy động 100 100 100 100 100 100 100 100 _ Không kì hạn 0 0,237 0,002 0,003 0,042 0,003 0,002 0,003 _ Có kì hạn 100 99,763 99,998 99,997 99,958 99,997 99,998 99,997 Có thể thấy nguồn vốn huy động không kì hạn của PGD Oceanbank Đào Tấn rất thấp, chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng vốn huy động. Nhìn chung, nguồn vốn không kì hạn chỉ chiếm từ 0-0,003% trong tổng vốn huy động, tháng 9 có tăng lên 157.84 triệu đồng chiếm 0,237% trong tổng vốn huy động nhưng cũng không đáng kể. Đây không phải là tình trạng riêng ở Oceanbank mà với tất cả các ngân hàng quy mô nhỏ. Do hệ thống mạng lưới còn nhỏ hẹp, cơ sở vật chất còn yếu kém, chưa phát triển được các dịch vụ kèm theo tiền gửi thanh toán như: tài khoản thẻ ATM, thanh toán chuyển khoản, kí quỹ bảo lãnh, kí quỹ mở LC, thanh toán lương qua tài khoản trong khi khách hàng gửi không kì hạn chủ yếu với nhu cầu thanh toán, lãi suất không phải là yếu tố hấp dẫn nhất đối với họ mà là chất lượng các dịch vụ kèm theo. Ta cũng nhận thấy trong tổng vốn huy động không kì hạn đó chủ yếu là huy động bằng VND; USD gần như không có. Vốn huy động không kì hạn bằng USD bằng không với hầu hết các tháng, ngoại trừ tháng 12 và tháng 1 nhưng với con số rất khiêm tốn: 17,22 triệu đồng và 0,91 triệu đồng. Có điều này là do mục đích của khách hàng khi gửi USD chủ yếu là để dự trữ và tích lũy tiền chứ không nhằm mục đích thánh toán, bởi vậy họ thường gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao hơn. 2.5.2.3. Biến động tổng vốn huy động theo loại tiền: Bảng 2.10: Tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 phân theo loại tiền: (Đơn vị: triệu đồng) Thời gian Chỉ tiêu 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 * Tổng vốn huy động 44.110,84 66.570,49 79.285,69 86.443,95 88.070,17 93.408,72 105.676,87 105.475,10 _ Việt Nam đồng 36.182,90 55.063,45 66.564,66 72.911,87 72.195,12 79.038,65 89.889,80 91.533,36 _ USD 7.927,94 11.507,04 12.721,03 13.532,09 15.875,06 14.370,07 15.787,07 13.941,74 Bảng 2.11: Cơ cấu tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 phân theo loại tiền (Đơn vị: %) Thời gian Chỉ tiêu 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 * Tổng vốn huy động 100 100 100 100 100 100 100 100 _ Việt Nam đồng 82,03 82,71 83,96 84,35 81,97 84,62 85,06 86,78 _ USD 17,97 17,29 16,04 15,65 18,03 15,38 14,94 13,22 Đồ thị 2.10: Kết cấu tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 phân theo loại tiền Đồ thị 2.11: Tổng vốn huy động theo loại tiền tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 Bảng 2.12: Các chỉ tiêu biểu hiện đặc điểm biến động của tổng vốn huy động bằng VND tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 - 3/2009 t yt (triệu đồng) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (hoặc giảm) (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm) liên hoàn (triệu đồng) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1 36.182,90 - - - - - - - 2 55.063,45 18.880,55 18.880,55 152,18 152,18 52,18 52,18 362 3 66.564,66 11.501,21 30.381,76 120,89 183,97 20,89 83,97 551 4 72.911,87 6.347,21 36.728,97 109,54 201,51 9,54 101,51 666 5 72.195,12 -716,75 36.012,22 99,02 199,53 -0,98 99,53 729 6 79.038,65 6.843,53 42.855,74 109,48 218,44 9,48 118,44 722 7 89.889,80 10.851,16 53.706,90 113,73 248,43 13,73 148,43 790 8 91.533,36 1.643,55 55.350,45 101,83 252,97 1,83 152,97 899 Chung - Bảng 2.13: Các chỉ tiêu biểu hiện đặc điểm biến động của tổng vốn huy động bằng USD tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 - 3/2009 t yt (triệu đồng) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (hoặc giảm) (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm) liên hoàn (triệu đồng) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1 7.927,94 - - - - - - - 2 11.507,04 3.579,10 3.579,10 145,15 145,15 45,15 45,15 79,28 3 12.721,03 1.213,99 4.793,09 110,55 160,46 10,55 60,46 115,07 4 13.532,09 811,05 5.604,15 106,38 170,69 6,38 70,69 127,21 5 15.875,06 2.342,97 7.947,12 117,31 200,24 17,31 100,24 135,32 6 14.370,07 -1.504,98 6.442,14 90,52 181,26 -9,48 81,26 158,75 7 15.787,07 1.416,99 7.859,13 109,86 199,13 9,86 99,13 143,70 8 13.941,74 -1.845,32 6.013,81 88,31 175,86 -11,69 75,86 157,87 Chung - Từ các đồ thị và bảng biểu trên có thể thấy vốn huy động bằng USD có biến động tăng qua các tháng, tháng 2/2008 đạt cao nhất 15.787,07 triệu đồng gần gấp đôi so với thời điểm cuối tháng 8/2008. Tuy nhiên vốn huy động bằng VND nhìn chung có tốc độ phát triển cao hơn USD nên tỷ trọng vốn huy động bằng USD trong tổng vốn huy động không tăng, ngược lại có xu hướng giảm dần từ 17,97% vào tháng 8/2008 xuống còn 13,22 vào tháng 3/2009. Tháng 12/2008 là tháng có biến động khá đặc biệt trong cả giai đoạn. Điều này xuất phát từ đặc thù khách hàng của PGD OceanBank Đào Tấn chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức, trong đó tỉ lệ khách hàng có con cái, người thân học hành, làm việc ở nước ngoài tương đối lớn. Tháng 12 là thời điểm nhiều kiều bào về thăm nước, đem biếu, tặng ngoại tệ cho người thân. Số ngoại tệ này khách hàng thường có xu hướng cất giữ, tích lũy hơn là tiêu dùng, khiến số dư tiền gửi bằng USD của PGD Đào Tấn tháng 12 tăng 2.342,97 triệu đồng tức tăng 17,31% so với tháng 11. Ngược lại, khách hàng rút tiền tiết kiệm VND để cho, biếu tặng con cái và người thân chi tiêu trong dịp về nước khiến vốn huy động bằng VND giảm 0,98%, ngược lại với xu hướng tăng của các tháng trước đó. Tháng 1/2009 vốn huy động bằng USD lại giảm 9,48% xuống còn 14.370,07 triệu đồng do lãi suất USD giảm mạnh từ 4,43% tháng 12/2008 xuống còn 2,92%. Nhìn chung trong cả giai đoạn biến động của vốn huy động bằng VND có xu hướng tuân theo biến động chung tức tăng cao vào tháng 8, 9/2008 sau đó có xu hướng tăng giảm dần. Biến động của vốn huy động bằng USD phức tạp và bất ổn định hơn do USD là 1 loại ngoại tê, khách hàng gửi USD ngoài nhằm hưởng lãi còn với mục đích đầu tư, mong muốn thu lợi do biến động tỷ giá USD/VND, bởi vậy vốn huy động bằng USD bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi tỉ giá và các yếu tố thị trường khác, ví dụ biến động của giá vàng, sự phát triển của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán Do vốn huy động bằng USD có hiệu quả sử dụng thấp hơn vốn huy động bằng VND, nên các ngân hàng thường có mong muốn giảm tỷ trọng vốn huy động bằng USD trong tổng vốn huy động. Tuy nhiên Oceanbank nói chung và PGD OceanBank Đào Tấn nói riêng không hạn chế trong huy động USD, với nguồn vốn huy động được ngân hàng thường gửi vào các ngân hàng khác có nhu cầu lớn hơn về ngoại tệ (ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) với lãi suất liên ngân hàng cao hơn lãi suất huy động. 2.5.2.4. Biến động tổng vốn huy động theo loại tiền và theo các nhóm kì hạn: Bảng 2.14: Tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 theo loại tiền và theo các nhóm kì hạn: (Đơn vị: triệu đồng) Thời gian Chỉ tiêu 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 Tổng vốn huy động 44.110,84 66.570,49 79.285,69 86.443,95 88.070,17 93.408,72 105.676,87 105.475,10 * VND 1-3 tuần 5.957,09 11.468,33 4.235,12 2.991,34 373,05 839,75 314,27 1.688,35 1-3 tháng 25.100,65 33.156,82 35.074,12 35.685,51 31.275,41 33.304,27 39.973,20 40.613,57 6-9 tháng 1.229,70 1.924,20 6.086,76 10.558,48 11.008,38 14.522,28 16.066,30 16.311,88 >=12 tháng 3.895,46 8.356,27 21.166,96 23.674,36 29.518,83 30.370,46 33.533,52 32.916,45 *USD 1-3 tuần 140 0 0 222,74 0 0 0 0 1-3 tháng 5.977,72 8.986,06 6.988,15 7.910,53 8.266,86 7.123,52 8.463,23 6.875,45 6-9 tháng 758,38 1.311,75 2.000,51 2.312,75 2.399,27 2.502,99 2.063,48 1.674,23 >=12 tháng 1.051,84 1.209,23 3.732,37 3.086,07 5.191,71 4.742,66 5.260,36 5.392,07 * Tổng vốn huy động 1-3 tuần 6.097,09 11.468,33 4.235,12 3.214,08 373,05 839,75 314,27 1.688,35 1-3 tháng 31.078,37 42.142,88 42.062,27 43.596,04 39.542,27 40.427,78 48.436,43 47.489,02 6-9 tháng 1.988,08 3.235,95 8.087,27 12.871,23 13.407,65 17.025,27 18.129,78 17.986,11 >=12 tháng 4.947,30 9.565,50 24.899,33 26.760,43 34.710,54 35.113,12 38.793,88 38.308,52 Bảng 2.15: Cơ cấu tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 theo loại tiền và theo các nhóm kì hạn: (Đơn vị: %) Thời gian Chỉ tiêu 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 Tổng vốn huy động 100 100 100 100 100 100 100 100 * VND 1-3 tuần 16,46 20,89 6,36 4,10 0,52 1,06 0,35 1,84 1-3 tháng 69,37 60,39 52,69 48,94 43,33 42,14 44,47 44,37 6-9 tháng 3,40 3,50 9,14 14,48 15,25 18,37 17,87 17,82 >=12 tháng 10,77 15,22 31,80 32,47 40,90 38,43 37,31 35,96 *USD 1-3 tuần 1,77 0 0 1,65 0 0 0 0 1-3 tháng 75,40 78,09 54,93 58,46 52,13 49,58 53,61 49,32 6-9 tháng 9,57 11,40 15,73 17,09 15,13 17,42 13,07 12,01 >=12 tháng 13,27 10,51 29,34 22,81 32,74 33,01 33,32 38,68 * Tổng vốn huy động 1-3 tuần 13,82 17,27 5,34 3,72 0,42 0,90 0,30 1,60 1-3 tháng 70,46 63,46 53,05 50,43 44,92 43,28 45,84 45,03 6-9 tháng 4,51 4,87 10,20 14,89 15,23 18,23 17,16 17,05 >=12 tháng 11,22 14,40 31,41 30,96 39,43 37,59 36,71 36,32 Đồ thị 2.12: Tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 theo các nhóm kì hạn Đồ thị 2.13: Cơ cấu tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 theo các nhóm kì hạn Từ tháng 8/08 đến tháng 3/09 biến động về tỷ trọng các nhóm kì hạn giữa 2 loại tiền tệ VND và USD là giống nhau, trong đó tỉ trọng vốn huy động ở nhóm kì hạn thấp hơn 1-3 tuần và 1-3 tháng giảm dần, tỷ trọng vốn huy động nhóm kì dài hơn 6-9 tháng và từ 12 tháng trở lên tăng. Xét tổng vốn huy động, tại thời điểm cuối tháng 8 tỷ trọng nhóm kì hạn 1-3 tuần là 13,82% đến cuối tháng 3 chỉ còn 1,6%, tỷ trọng nhóm kì hạn 1-3 tháng rất cao 70,46% đến cuối tháng 3 giảm còn 45,03%, tỷ trọng nhóm kì hạn 6-9 tháng là 4,51% đến cuối tháng 3 đạt 17,05%, tỷ trọng nhóm kì hạn >= 12 tháng là 11,22% đến cuối tháng 3/09 đã lên tới 36,32%. Nguyên nhân của sự biến động này là do tại thời điểm từ tháng 7 đến tháng 9/2008 lãi suất huy động vốn liên tục tăng cao, dân cư với kì vọng lãi suất tăng cao hơn nữa chỉ gửi tiền với các kì hạn thấp để có thể đáo hạn và hưởng lãi suất cao hơn khi lãi suất tăng, bên cạnh đó cũng có tác động bởi tâm lí lo ngại của người dân trước sự sụp đổ và thua lỗ của nhiều ngân hàng trên thế giới đặc biệt là Mỹ. Sang đến năm 2009 lãi suất dần đi vào ổn định dân cư có xu hướng chuyển những khoản tiền chưa có nhu cầu sử dụng sang kì hạn dài hơn để hưởng lãi suất cao hơn. Nhóm kì hạn 6-9 tháng là tương đối dài trong điều kiện lãi suất chưa thật sự ổn định do đó lựa chọn của người dân tập trung vào nhóm kì hạn 1-3 tháng và 12 tháng rút gốc linh hoạt Ta cũng có thể nhận thấy 1 đặc thù của vốn huy động bằng USD đó là nhóm kì hạn 1-3 tuần huy động được số vốn rất thấp gần như là không có do khách hàng gửi USD thường có kì vọng giá trị cao, mục đích của họ chủ yếu là để dự trữ, tích lũy tiền; nhóm kì hạn 1-3 tuần là quá ngắn với lãi suất thấp không phù hợp với nhu cầu khách hàng. Mặc dù xét về tỉ trọng giữa các nhóm kì hạn có sự biến động tăng giảm khác nhau nhưng về lượng tuyệt đối thì ngoại trừ nhóm kì hạn 1-3 tuần còn lại các nhóm kì hạn khác tổng vốn huy động đều tăng lên. So với tháng 8/2008, thời điểm cuối tháng 3 tổng vốn huy động nhóm kì hạn 1-3 tháng đạt 47.489,02 triệu đồng tăng 52,80%, nhóm kì hạn 6-9 tháng đạt 17.986,1 triệu đồng tăng 804,7% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là gần 18 tỷ đồng, nhóm kì hạn từ 12 tháng trở lên đạt 38.308,52 triệu đồng tăng 674,33% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là hơn 33 tỷ đồng. 2.5.2.5. Biến động tổng vốn huy động theo hình thức tài khoản: Bảng 2.16: Tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 phân theo hình thức tài khoản: (Đơn vị: triệu đồng) Thời gian Chỉ tiêu 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 * Tổng vốn huy động 44.110,84 66.570,49 79.285,69 86.443,95 88.070,17 93.408,72 105.676,87 105.475,10 _ Tài khoản thường 40.230,84 57.846,61 55.232,60 61.667,72 55.786,68 61.801,45 71.465,44 72.118,93 _ Tài khoản rút gốc linh hoạt 3.346,23 7.878,18 22.620,79 23.375,90 30.953,38 31.189,71 33.953,96 33.234,39 _ Tài khoản đảm bảo giá trị theo vàng 533,78 687,86 1.430,60 1.398,16 1.293,45 414,76 254,95 118,68 Bảng 2.17: Cơ cấu tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 phân theo hình thức tài khoản: (Đơn vị: %) Thời gian Chỉ tiêu 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 * Tổng vốn huy động 100 100 100 100 100 100 100 100 _ Tài khoản thường 91,20 87,10 69,66 71,34 63,37 66,16 67,63 68,38 _ Tài khoản rút gốc linh hoạt 7,59 11,86 28,53 27,04 35,16 33,39 32,13 31,51 _ Tài khoản đảm bảo giá trị theo vàng 1,21 1,04 1,80 1,62 1,47 0,44 0,24 0,11 Đồ thị 2.14 : Tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 hình thức tài khoản. Đồ thị 2.15: Kết cấu tổng vốn huy động theo loại hình thức tài khoản tại PGD OceanBank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 Nhìn vào 2 đồ thị trên ta có thể thấy được mức độ hấp dẫn của các loại tài khoản đối với khách hàng, ngoài sản phẩm truyền thống thì loại hình tài khoản tiết kiệm rút gốc linh hoạt cũng rất được khách hàng quan tâm. Đến tháng 10/2008 tài khoản rút gốc linh hoạt tăng vọt lên gấp gần 3 lần so với tháng 9 chiếm 28,53% trong tổng vốn huy động và tiếp tục có xu hướng tăng ở những tháng tiếp theo, đạt 33.234,39 triệu đồng vào cuối tháng 3/2009 chiếm 31,51% trong tổng vốn huy động. Thực chất tài khoản “tiết kiệm rút gốc linh hoạt – lãi theo thời gian thực gửi” tại OceanBank là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi cuối kỳ với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt cho phép khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn; đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên sổ tiết kiệm. Điểm hấp dẫn nhất của loại tài khoản này là khách hàng có thể rút gốc bất cứ lúc nào có nhu cầu, lãi suất vẫn được tính theo thời gian thực gửi chỉ thấp hơn lãi suất của tài khoản tiết kiệm thường 0,3-0,5% trong khi với tài khoản tiết kiệm thường khách hàng rút gốc trước hạn chỉ được nhận lãi suất không kì hạn rất thấp. Tại Hà Nội đã có nhiều ngân hàng triển khai loại hình tài khoản tiết kiệm này nhưng lãi suất tại Oceanbank là cạnh tranh nhất, hấp dẫn nhất. Tài khoản tiết kiệm rút gốc linh hoạt được coi là sản phẩm hấp dẫn nhất của Oceanbank. Tuy loại tài khoản này đem lại cho ngân hàng nhiều rủi ro hơn do khó xác định kì hạn thực tế, nhưng do có độ hấp dẫn cao tổng vốn huy động từ tài khoản tiết kiệm rút gốc linh hoạt khá ổn định; mặt khác với kì hạn dưới 12 tháng ngân hàng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Sự hấp dẫn của tài khoản tiết kiệm rút gốc linh hoạt cũng thể hiện sự nhanh nhạy của đội ngũ quản lí ngân hàng trước sự biến động của thị trường. Bên cạnh đó tài khoản tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng chỉ thu hút được nguồn vốn huy động rất ít, tỷ trọng vốn huy động được từ tài khoản tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng chỉ chiếm từ 0,1-1,8% trong tổng vốn huy động của PGD. Tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo vàng là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn tại OceanBank, trong đó khách hàng gửi tiền VND được quy đổi tương ứng số lượng vàng căn cứ vào giá vàng do OceanBank niêm yết tại thời điểm giao dịch (trên cơ sở tham khảo giá vàng 99,99 do SJC công bố). Sản phẩm này có tiện ích là khách hàng có thể bảo toàn vốn ngay cả khi giá vàng giảm; được hưởng lợi như mua vàng cất trữ khi giá vàng tăng; đồng thời, luôn được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm bằng vàng thông thường. Loại tài khoản tiết kiệm này ít hấp dẫn với khách hàng do giai đoạn vừa qua lãi suất tại các ngân hàng tăng lên rất cao, rất hấp dẫn còn lãi suất tài khoản tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng chỉ nằm khoảng trên 1/3 lãi suất của tài khoản tiết kiệm thường và chỉ được rút vào cuối kì. Nó chỉ hấp dẫn một số ít khách hàng thích đầu tư, vừa muốn hưởng lợi do giá vàng tăng, vừa đảm bảo an toàn. Loại hình tài khoản này đem đến nhiều rủi ro cho ngân hàng khi giá vàng tăng quá cao so với dự kiến, nó đưa ra chủ yếu nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng. Qua đó, cũng thấy rằng tài khoản tiết kiệm định kì truyền thống vẫn hấp dẫn khách hàng nhất, do được chia thành nhiều kì hạn phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng, hơn nữa lại có mức lãi suất cao nhất trong 3 loại hình tài khoản tiết kiệm, những khách hàng đã xác định được nhu cầu sử dụng của mình và muốn tiết kiệm ưa thích sản phẩm tiết kiệm truyền thống hơn. Trong cả giai đoạn có những thời điểm tổng vốn huy động từ tài khoản tiết kiệm thường giảm trong khi tổng vốn huy động từ tài khoản tiết kiệm rút gốc linh hoạt tăng và ngược lại, thực ra đây chỉ là một biến động mang tính cơ cấu của ngân hàng, khi khách hàng đáo hạn tài khoản định kì nhưng chưa xác định được nhu cầu sử dụng trong thời gian tới đem gửi tiền vào tài khoản rút gốc linh hoạt. Dự đoán tổng vốn huy động tháng 4 và tháng 5 năm 2009 tại PGD OceanBank Đào Tấn: Dự đoán hiểu theo nghĩa chung nhất là việc xác định mức độ hoặc trạng thái của hiện tượng trong tương lai. Hiện nay dự đoán được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội với nhiều loại và phương pháp dự đoán khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng và nhiệm vụ của dự đoán mà trong thực tế có nhiều phương pháp dự đoán được sử dụng. Có thể phân các phương pháp dự đoán thành ba nhóm: dự đoán bằng phương pháp chuyên gia, dự đoán bằng mô hình hồi quy và dự đoán dựa vào dãy số thời gian. Dự đoán bằng phương pháp chuyên gia và dự đoán bằng mô hình hồi quy thường sử dụng đối với dự đoán trung và dài hạn ở tầm vĩ mô. Trong phạm vi của chuyên đề, chúng ta chỉ sử dụng dự đoán dựa vào dãy số thời gian. Trong thực tế một dự báo hoàn chỉnh là dự báo dựa trên hai căn cứ: 1, căn cứ vào quy luật vận động của hiện tượng trong quá khứ. 2, căn cứ vào dự kiến sẽ phát sinh trong thời kì dự báo có thể làm biến dạng các quy luật trong quá khứ. Dự báo thống kê là dự báo thuần túy dựa vào quy luật đã hình thành trong quá khứ, vì vậy khi đem kết quả dự đoán thống kê ra sử dụng cần tính đến những phát sinh trong tương lai. Chuyên đề sử dụng 3 mô hình dự đoán: dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân, dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân, dự đoán dựa vào hàm xu thế. Căn cứ để chọn mô hình dự đoán tốt nhất là tổng bình phương sai số của mô hình: . SSE càng nhỏ thì mô hình càng tốt, dự đoán càng chính xác. 2.5.5.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: Từ công thức tính lượng tăng (hoặc giảm tuyệt đối bình quân): Ta có mô hình dự đoán: Mô hình dự đoán tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn: (triệu đồng) với l = 1, 2. Bảng: kết quả dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: (Đơn vị: triệu đồng) l Thời điểm dự đoán Tổng vốn huy động 1 30/4/2009 114.241,42 2 31/5/2009 123.007,74 Do dãy số thời gian có các lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn không xấp xỉ nhau nên kết quả dự đoán này không thật sự đáng tin cậy. Tổng bình phương sai số của mô hình: 2.5.5.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân: Từ công thức tính độ phát triển bình quân: Ta có mô hình dự đoán: với l = 1, 2, 3, Mô hình dự đoán tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn: (triệu đồng) Dựa vào mô hình ta có kết quả dự đoán: (Đơn vị: triệu đồng) l Thời điểm dự đoán Tổng vốn huy động 1 30/4/2009 119.461,1 2 31/5/2009 135.301,64 Do dãy số thời gian có các tốc độ phát triển liên hoàn có sự chênh lệch lớn nên kết quả dự đoán này có độ tin cậy thấp. Tổng bình phương sai số của mô hình: 2.5.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế: Tiến hành dự đoán theo hàm xu thế bậc ba: (Tỷ đồng) Dựa vào mô hình ta có kết quả dự đoán: (Đơn vị: triệu đồng) Thời điểm dự đoán fit_1 lcl_1 ucl_1 30/4/2009 120.463,32 93.194,93 147.731,7 31/5/2009 139.944,81 85.661,11 194.228,51 Trong đó: - Dự đoán điểm: ký hiệu fit - Dự đoán khoảng: cận dưới: lcl; cận trên: ucl Tổng bình phương sai số của mô hình: Như vậy, trong 3 mô hình trên thì mô hình dự đoán dựa vào hàm xu thế cho kết quả chính xác nhất. Đồ thị 2.16: hàm xu thế của tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn Theo kết quả dự đoán, với khoảng tin cậy 95% thì tổng vốn huy động tại PGD OceanBank Đào Tấn tháng 4/2009 nằm trong khoảng từ 120.463,32 triệu đồng đến 147.731,7 triệu đồng, tổng vốn huy động tháng 5/2009 nằm trong khoảng từ 139.944,81 triệu đồng đến 194.228,51 triệu đồng. Kết quả dự đoán sẽ giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động huy động vốn, đưa ra chính sách hợp lí để công tác huy động đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên khi sử dụng kết quả dự đoán này cần tính đến những yếu tố mới có thể nảy sinh làm sai lệch kết quả dự đoán, ví dụ như: biến động của nền kinh tế, hoạt động của các ngân hàng cạnh tranh Nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang chịu nhiều tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, OceanBank cần có chính sách thận trọng, hợp lí, nhanh nhạy nắm bắt sự thay đổi của thị trường để vừa đạt được mục tiêu vốn huy động đề ra vừa đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng. CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Thời gian qua PGD OceanBank Đào Tấn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoạt động huy động vốn có hiệu quả, tuy nhiên cần nỗ lực hơn nữa để khẳng định thương hiệu OceanBank trên thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, số lượng các ngân hàng ngày càng tăng thêm, cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt, không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài. Chuyên đề xin kiến nghị 1 số giải pháp với OceanBank nói chung và PGD OceanBank Đào Tấn nói riêng để ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa. 3.1. SỬ DỤNG LINH HOẠT CÔNG CỤ LÃI SUẤT: Lãi suất là một công cụ nhạy cảm, tác động đến quy mô vốn huy động cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; chính sách lãi suất hấp dẫn sẽ giúp ngân hàng thu hút vốn tốt hơn. Các ngân hàng luôn mong muốn huy động với lãi suất thấp nhất có thể mà vẫn thu hút được khối lượng vốn huy động cần thiết. OceanBank là 1 ngân hàng trẻ, quy mô nhỏ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong huy động vốn, chưa chiếm được sự tin cậy của khách hàng. Tại 1 số thời điểm có thể chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn, đưa ra mức lãi suất cao hơn, hấp dẫn hơn ngoài mục đích thu hút được nguồn vốn huy động lớn hơn còn giúp ngân hàng đến gần với khách hàng hơn. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp mang tính chất ngắn hạn, về lâu dài để ngân hàng phát triển bền vững thì ngoài lãi suất hấp dẫn cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ. 3.2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ: Tùy theo điều kiện của ngân hàng và tình hình thị trường mà mỗi giai đoạn ngân hàng có đề ra những mục tiêu khác nhau, tuy nhiên xét về lâu dài thì chất lượng dịch vụ là yếu tố rất quan trọng mà bất kì ngân hàng nào cũng phải chú trọng nâng cao, đặc biệt là trong công tác huy động vốn. Nâng cao chất lượng dịch vụ bao gồm nhiều vấn đề trong đó có thể tập trung vào 1 số vấn đề chủ yếu sau: 3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động: Nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế là rất phong phú. Bởi vậy ngoài các hình thức huy động truyền thống cần phải đưa ra nhiều hình thức huy động mới để tận dụng được các nguồn vốn đang nhàn rỗi này. Người dân Việt Nam có quen tích trữ vàng, ngân hàng nên có thêm các hình thức tiết kiệm bằng vàng để thu hút nguồn vốn này. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều người dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động hoặc chuyển sang sống và làm việc ở nước ngoài. Những đối tượng này thường xuyên gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam, đây là nguồn vốn rất lớn, ngân hàng nên điều chỉnh đơn giản hóa các thủ tục chuyển kiều hối để tận dụng. Ngoài ra nên mở rộng thêm các hình thức huy động mới như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang luỹ tiến theo số tiền gửi, tiết kiệm rút gốc linh hoạt - lãi suất theo thời gian thực gửi 3.2.2. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ: Khách hàng của ngân hàng là rất đa dạng, vì vậy nhu cầu khách hàng cũng rất khác nhau. Ngân hàng nên mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống thẻ ATM, thẻ tín dụng, sec kèm theo các dịch vụ như thánh toán, kí quỹ, bảo lãnh Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đòi hỏi sự nhanh nhạy của bộ máy quản lí trước sự thay đổi của thị trường cũng như nhu cầu khách hàng 3.2.3. Mở rộng mạng lưới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Công nghệ ngân hàng ngày nay rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Ngày này là thời đại kĩ thuật số, con người ngày càng trở nên bận rộn, các dịch vụ cũng phát triển phong phú hơn đem đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng; bởi vậy ngân hàng cần mở rộng mạng lưới đến nhiều khu vực tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng đến với ngân hàng và ứng dụng những công nghệ hiện đại giúp khách hàng được sử dụng những dịch vụ phong phú, nhanh chóng và chính xác. Công nghệ hiện đại cũng tạo điều kiện để ngân hàng có thể đưa ra áp dụng các dịch vụ mới hiện đại hơn, hấp dẫn hơn. 3.3. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING NGÂN HÀNG: Để hoạt động marketing có hiệu quả, ngân hàng nghiên cứu tìm ra các biện pháp với chi phí thấp nhất mà lại đưa hiệu quả cao. Cần phát huy hiệu quả của công tác tuyền truyền quảng bá về OceanBank cũng như chi nhánh thông qua báo chí, phương tiện thông tin đại chúng. Nghiên cứu làm pano, quảng cáo lớn đặt tại những địa điểm tập trung dân cư, nổi bật để công chúng quen thuộc với tên và biểu tượng của ngân hàng; cập nhật và đổi mới thường xuyên trang web thông tin điện tử của ngân hàng tạo sự tiện ích cho khách hàng trong việc tra cứu thông tin cũng như hiểu biết thêm về ngân hàng, qua đó sẽ tiết kiệm được chi phí. Để thu hút khách hàng là dân cư có thể đặt pano quảng cáo tại các siêu thị lớn như BigC, và những hội chợ hàng tiêu dùng diễn ra trên địa bàn. Ngoài ra cần có sự phối hợp với các ngành phát thanh, truyền hình, báo chí để quảng bá hình ảnh. Nếu có thể, ngân hàng nên thường xuyên nghiên cứu, điều tra ý kiến, nhu cầu của khách hàng để đáp ứng một cách tốt nhất. 3.4. TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG: Là 1 ngân hàng nhỏ, tuy có nhiều khó khăn nhưng ngân hàng sẽ có điều kiện hiểu rõ về khách hàng hơn do lượng khách hàng ít hơn các ngân hàng lớn. Đặc biệt các phòng giao dịch nhỏ sẽ dễ dàng hơn trong tạo lập quan hệ với khách hàng, biến họ thành những khách hàng thân thiết của ngân hàng. Điều này giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong điều tra nhu cầu khách hàng, có 1 lượng khách hàng ổn định. Ngân hàng nên tổ chức những hội nghị khách hàng thường niên để gặp gỡ những khách hàng lớn, cũng là cơ hội để khách hàng có thể nếu ý kiến, đóng góp với ngân hàng. 3.5. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC: Hoạt động của ngân hàng là hoạt động mang tính cạnh tranh cao. Do sự cạnh tranh và hội nhập, bất cứ điều gì vừa mới tung ra gần như ngay sau đó mất quyền sở hữu riêng để trở thành sở hữu chung. Nhân lực chính là yếu tố tạo nên thế cạnh tranh, cần có một đội ngũ cán bộ trưởng thành, có khả năng tiếp cận kiến thức mới và công nghệ ngân hàng hiện đại, có năng lực điều hành và thực hiện các hoạt động ngân hàng ngày càng có tính chuyên nghiệp hơn theo yêu cầu của nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về tài chính – ngân hàng. Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các khóa học giúp nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng. Đồng thời có một chiến lược thu hút nhân tài cụ thể; có cơ chế thu hút những người có kinh nghiệm công tác, trình độ chuyên môn giỏi, hiểu biết rộng, có tầm nhìn và có các mối quan hệ chiến lược trong và ngoài nước. Rõ ràng, khi ngân hàng có được một cán bộ giỏi, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo giỏi theo những tiêu chí trên, sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo của ngân hàng theo chiều hướng hội nhập và phát triển. Bên cạnh đó có thể kết hợp với các trường đại học kinh tế, tài chính – ngân hàng, để tìm ra và đào tạo những sinh viên giỏi từ khi đag ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài các vấn đề chung như trên cần chú ý đến bộ phận nhân lực tại các phòng giao dịch, trong đó có phòng giao dịch OceanBank Đào Tấn, là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, thể hiện bộ mặt của ngân hàng. Ngoài trình độ chuyên môn giỏi, cán bộ PGD phải hiểu biết rõ về ngân hàng của mình, có kĩ năng khi tiếp xúc với khách hàng, vui vẻ, nhiệt tình tạo cho khách hàng tâm lí thoải mái và tin tưởng. Có thể nói nâng cao nguồn nhân lực cũng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng. KẾT LUẬN Nhận thức được vai trò của huy động vốn đối với hoạt động của ngân hàng và của toàn xã hội, trong thời gian qua PGD OceanBank Đào Tấn đã nỗ lực hoạt động vì lợi ích của ngân hàng và cũng là lợi ích của toàn xã hội. Mặc dù đã hoạt động có hiệu quả, đạt kết quả cao trong thời gian qua nhưng ngân hàng vẫn không ngừng đổi mới, nâng cao mọi mặt hoạt động để có thể phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất có thể. Để tiếp tục đảm đương và phát huy được vai trò của mình, ngân hàng rất cần có một môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn, môi trường đó chỉ có được từ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước. Được sự chỉ bảo, hướng dẫn của GS.TS Phạm Ngọc Kiểm cùng với sự giúp đỡ của các anh chị ở phòng giao dịch OceanBank Đào Tấn, em đã hoàn thành xong chuyên đề với đề tài “Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn tại PGD Oceanbank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 và dự đoán cho tháng 4/2009, tháng 5/2009”, mong rằng chuyên đề có thể góp một phần nhỏ trong sự phát triển của PGD OceanBank Đào Tấn trong tương lai. Do trình độ thực tế và lí luận còn hạn chế nên trong chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp của các thầy cô. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Nguyễn Đăng Đờn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb đại học Kinh tế quốc dân Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Giáo trình Marketing ngân hàng, Nxb thống kê Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại Trần Ngọc Phác, Trần Thị Kim Thu (2006), Lí thuyết thống kê, Nxb Thống kê Trần Ngọc Phác, Trần Phương (2004), Ứng dụng SPSS để xử lí tài liệu thống kê, Nxb Thống kê Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Lê văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại Trang web: www.vnexpress.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2425.doc
Tài liệu liên quan