Phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch về nguồn ở vườn quốc gia Lò Gò - Xa mát tỉnh Tây Ninh

VQG Lò Gò - Xa Mát có sự đa dạng sinh học rất lớn với nhiều loại chim, thú quý hiếm, có nhiều tiềm năng trong phát triển DLST. Loại hình này tuy mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây, nhưng lại có nhiều ưu thế và rất phù hợp với các khu bảo tồn, các VQG. Bên cạnh các lợi ích về kinh tế, DLST còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch. Bên cạnh yếu tố sinh thái, có thể tận dụng các di tích lịch sử trong vườn và các khu vực xung quanh để tiến hành đa dạng hóa loại hình du lịch, trong đó hướng quan trọng nhất là DLST kết hợp với DLVN, thăm lại chiến trường xưa. Ở Tây Ninh, việc phát triển DLST VQG Lò Gò – Xa Mát sẽ tác động đến kinh tế - xã hội rất lớn: tạo việc làm và nâng cao trình độ người lao động; phát triển và giao lưu văn hóa, giáo dục và bảo tồn thiên nhiên; tăng mức thu nhập cho người dân địa phương, tăng nguồn thu của tỉnh; cảnh quan thiên nhiên được quản lí tốt hơn, mang lại vẻ đẹp mới cho VQG và bài học quý giá trong việc xây dựng khu DLST tại địa phương.

pdf9 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch về nguồn ở vườn quốc gia Lò Gò - Xa mát tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Hiếu _____________________________________________________________________________________________________________ 19 PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP DU LỊCH VỀ NGUỒN Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT TỈNH TÂY NINH NGUYỄN TRỌNG HIẾU* TÓM TẮT Vườn Quốc gia (VQG) Lò Gò - Xa Mát có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái (DLST) và du lịch về nguồn (DLVN). Do việc khai thác tiềm năng này chưa được chú ý đúng mức nên việc phát triển du lịch còn chậm và hướng kết hợp giữa phát triển DLST với DLVN gần như còn bỏ ngỏ. Trên cơ sở phân tích tiềm năng để phát triển loại hình DLST kết hợp DLVN, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch ở VQG Lò Gò - Xa Mát. Từ khóa: du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. ABSTRACT Developing eco-tourism in combination with history tourism in Lo Go - Xa Mat National Park -Tay Ninh province Lo Go - Xa Mat National Park has great potentials for developing eco-tourism history tourism. However, due to improper exploitation of these potentials, the development of tourism here is till low and the combination of eco-tourism and history tourism is still left undone. Based on the analysis of potentials for developing eco-tourism in combination with history tourism, the article suggests some solutions to boost the development of tourism in Lo Go – Xa Mat National Park. Keywords: eco-tourism, history tourism, Lo Go - Xa Mat national park, Tay Ninh province. * NCS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: hieunt.ltv@gmail.com 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, DLST đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút sự quan tâm của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, sự phát triển DLST đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan đẹp. DLST ở Việt Nam là loại hình mới được chú ý phát triển, nhưng còn gặp khó khăn trong việc giải quyết một số vấn đề nghịch lí, đó là: phát triển DLST với bảo vệ sự đa dạng sinh học, sự cân bằng sinh thái và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương; vì vậy, việc phát triển loại hình này còn hạn chế. Ngoài ra, hiện nay, các hoạt động của loại hình DLST ở Việt Nam chỉ mang ý nghĩa tham quan, phục TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 1(66) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 20 hồi sức khỏe và thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên mà chưa chú trọng đến ý nghĩa giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và việc bảo tồn, phát huy các giá trị khác. Vì vậy, DLST kết hợp DLVN là một hướng đi mới nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử cũng như giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ. Hướng phát triển DLST kết hợp với DLVN là một hướng khai thác mới nhằm phát huy giá trị về nhiều mặt ở VQG Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh. 2. Vài nét về đặc điểm Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát được thành lập theo Quyết định số 91/2002/QĐ-TTg ngày 12-07-2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò - Xa Mát thành VQG. VQG có tọa độ địa lí từ 11o02' đến 11o47' vĩ độ Bắc và từ 105o57' đến 106o4' kinh độ Đông. Nằm ở vị trí khá thuận lợi về mặt địa lí, chỉ cách thành phố Tây Ninh khoảng 35km dọc theo quốc lộ 22B, cạnh quần thể di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. VQG Lò Gò – Xa Mát nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) 135km, thuộc địa bàn 4 xã Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp, Thạnh Tây (huyện Tân Biên, Tây Ninh). Phía Tây VQG được bao bọc bởi dòng sông Vàm Cỏ Đông thơ mộng với hệ sinh vật phong phú, phía Bắc có cửa khẩu quốc tế Xa Mát. Rõ ràng đây là những lợi thế rất lớn cho việc khai thác các giá trị của VQG, nhất là về du lịch. Với diện tích 18.765ha được chia thành 3 phân khu, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 8594ha, phân khu phục hồi sinh thái 10.084ha và phân khu hành chính, dịch vụ 87ha, VQG Lò Gò - Xa Mát là khu rừng đặc dụng có độ che phủ chiếm 26% tổng diện tích che phủ rừng tự nhiên của tỉnh [11]. Nơi đây có thảm thực vật rừng dạng khảm giữa rừng bán rụng lá, rừng rụng lá trên đất thấp và các dải hẹp rừng thường xanh ven sông suối và rừng tràm. Ngoài ra, gần biên giới với Cam-pu-chia còn có dải đồng cỏ đất lầy với các thảm cói lác. Hệ thực vật của VQG rất đa dạng và phong phú với 696 loài thuộc về 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi. Có 158 loài cây có khả năng làm thuốc hoặc đã được sử dụng làm thuốc nam truyền thống địa phương, 58 loài cây cho gỗ, 21 loài cây làm cảnh, 10 loài cây thực phẩm, 7 loài cây dùng làm rau xanh [11]. Hệ động vật có 415 loài trong đó có một số loài thú tiêu biểu như Voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus villosus), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Sói đỏ (Cuon alpinus) và Sói vàng (Canis aureus), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), Khỉ đuôi dài (M. fascicularis)...[11] Khu hệ chim tại VQG rất đặc trưng với 203 loài, thuộc 15 bộ và 40 họ. Tại các sinh cảnh đất ngập nước có rừng đã ghi nhận nhiều loài chim nước quý hiếm như Giang sen (Ciconia episcopus), Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), Cò nhạn (Anastomus oscitans), Le khoang TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Hiếu _____________________________________________________________________________________________________________ 21 cổ... Nơi đây còn là nơi dừng chân của loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone) trên tuyến di cư giữa đồng bằng sông Cửu Long về nơi sinh sản tại Cam-pu-chia. Do đó, Lò Gò -Xa Mát còn được công nhận là một trong các vùng chim quan trọng của Việt Nam. Hiện tại, VQG có 4 loài quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, cần được quan tâm bảo tồn là: Gà lôi hồng tía (Lophura diard), Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini). [11] Tại các khu vực trảng, bưng, các vùng đất ngập nước du khách còn có thể ngắm nhiều loài cây, động vật quý hiếm như: cây Nắp ấm (mới phát hiện lại trong tự nhiên sau hơn 100 năm), Lan hoàng thảo, Thủy nữ Cam-pu-chia, Chà vá chân đen, Khỉ đuôi lợn, Hồng hoàng, Gà lôi hồng tía, Cò nhạn VQG có nhiều con suối chạy xuyên rừng, các vùng nước ngập, đặc biệt là dòng sông Vàm Cỏ Đông chạy dọc phía Tây của rừng, thuận lợi cho du lịch đường sông. Do đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng cao Tây Nguyên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, lại là vùng chim đặc hữu ở miền Nam nên khá đa dạng về sinh học. Sự giao thoa vùng khiến hệ thực vật nơi đây rất đa dạng. Bên cạnh đó, các loài động vật trong những năm qua phát triển khá mạnh, tạo sự phong phú cho rừng. Đây là một lợi thế không phải nơi nào cũng có. Vì vậy, nơi đây có thể đẩy mạnh phát triển DLST gắn với bảo tồn sinh thái, tạo lợi thế phát triển du lịch. Ngoài giá trị tự nhiên, rừng nơi đây còn lưu giữ các di tích lịch sử quan trọng như Căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng với các bia di tích cách mạng của Thông tấn xã Giải phóng, Đài phát thanh Giải phóng, Hãng phim Giải phóng Trong chiến tranh chống Mĩ, Lò Gò - Xa Mát là cơ sở của Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là căn cứ cách mạng của quân giải phóng. Bên cạnh đó, VQG còn nằm trong một quần thể liên hoàn với Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Vì vậy, khu vực này còn có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển hình thức DLVN. Như vậy, với vị trí địa lí đặc thù, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử quý giá, VQG Lò Gò - Xa Mát có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là DLST kết hợp với DLVN, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ. 3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch về nguồn ở Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát Quy hoạch phát triển Khu DLST VQG Lò Gò - Xa Mát được chia làm 3 giai đoạn [11]: - Giai đoạn 1: Năm 2007-2010, tập trung chủ yếu trong vùng lõi, xây dựng một trung tâm DLST bên dòng suối Đa Ha với các nhà nghỉ trong rừng và các thiết bị dành cho du lịch thể thao bằng xe đạp, kết hợp với chương trình du lịch về TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 1(66) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 22 nguồn; xây dựng 3 bến thuyền phục vụ cho DLST, gồm: bến Lò Gò, bến Tà Nốt và suối Đa Ha; xây dựng 5 trạm quan sát để ngắm chim, thú và cảnh rừng, kết hợp với bảo vệ canh gác phòng chống cháy rừng - Giai đoạn 2: Năm 2010-2015, phục hồi cấu trúc rừng với diện tích 507ha. Việc trồng rừng ở đây theo cấu trúc tự nhiên, gồm nhiều tầng trên khu đất trống, nhằm tái tạo lại cảnh quan rừng, nối liền khu trung tâm VQG với khu vực Thiện Ngôn. Đây là nơi để du khách tham gia trồng rừng và hiểu biết về các hoạt động phục hồi rừng tự nhiên, là khu vực để sinh viên, học sinh thực hiện các mô hình lâm sinh. - Giai đoạn 3: Năm 2015 – 2020, xây dựng khu DLST vườn rộng 360ha, nằm trong khu dân cư thuộc vùng đệm; Hỗ trợ người dân ở đây phát triển các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp, các mô hình vườn rừng, ao cá, cây cảnh, các quán ăn gia đình, các nghề truyền thống, âm nhạc và lễ hội dân tộc. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: 7,5 tỉ đồng; giai đoạn 2: 7,6 tỉ đồng và giai đoạn 3: 7,2 tỉ đồng. Mặc dù đã quy hoạch khá chi tiết trong việc phát triển du lịch ở VQG Lò Gò – Xa Mát, nhưng hiện nay việc triển khai quy hoạch hết sức chậm chạp, hầu như mọi thứ vẫn diễn ra theo tự nhiên. Hiện tại, VQG đang định hình phát triển một số loại hình du lịch chủ yếu là DLST, DLVN và du lịch “phượt”. Hình thức du lịch dã ngoại về nguồn chủ yếu dành cho học sinh, sinh viên và các cán bộ, cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa, tận hưởng không khí thiên nhiên. Các di tích lịch sử quan trọng trong VQG như Căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, bia di tích cách mạng của Thông tấn xã Giải phóng, Đài phát thanh Giải phóng, Hãng phim Giải phóng... đã trở thành những điểm tham quan về nguồn tiêu biểu cho VQG Lò Gò – Xa Mát. Trong khi đó, hình thức tổ chức du lịch “phượt” mang tính chất hoang dã, mạo hiểm đã thu hút khá nhiều bạn trẻ. Du khách tổ chức thành nhóm để sinh hoạt trong rừng, du lịch trên sông với các hoạt động như câu cá, mò chem chép VQG Lò Gò - Xa Mát cũng là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em với các phong tục tập quán hết sức độc đáo; đặc biệt, cộng đồng người Khmer với những nét sinh hoạt văn hóa đậm tính truyền thống dân tộc cũng có thể kết hợp khai thác du lịch. Dù có nhiều thuận lợi đặc biệt về tự nhiên, nhưng những khó khăn về hạ tầng giao thông, dịch vụ kém khiến cho những tiềm năng du lịch của VQG chưa “phất” lên được. [2] VQG Lò Gò – Xa Mát có sự đa dạng về thiên nhiên, nhưng để thu hút khách thì phải được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; phải có đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp; sản phẩm du lịch phải phong phú, đa dạng Du khách cần sự tiện nghi, chỉ một số ít muốn ở trong rừng, mắc võng, căng lều ngủ qua đêm nhưng nơi đây còn khó khăn về nhiều mặt, kể cả nước sinh hoạt cũng chưa đảm bảo. Mặt khác, ở khu vực gần VQG Lò Gò – Xa Mát hầu như không có cơ sở phục vụ khách du lịch TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Hiếu _____________________________________________________________________________________________________________ 23 (khu vực huyện Tân Biên). Phần lớn các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng chỉ ở dạng nhỏ, đơn sơ, mang tính chất gia đình. Các sản phẩm, đồ lưu niệm cho du khách cũng không có. Nếu du khách muốn có các dịch vụ tốt phải quay ngược về thành phố Tây Ninh, rất bất tiện. Hiện tại, VQG mới chỉ xây dựng được khu nhà nghỉ 10 phòng để phục vụ du khách nhưng các dịch vụ phụ trợ hầu như rất hạn chế. Trong năm 2012, VQG Lò Gò – Xa Mát đón 2.000 lượt du khách tham quan, DLST (Những năm trước đây, ước tính mỗi năm chỉ khoảng vài trăm người). Đây là con số khá khiêm tốn nếu so với các khu du lịch khác. Năm 2013, VQG hướng đến mục tiêu đón 3000 du khách [2]. Hi vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch tại VQG cũng như tăng cường quảng bá cho du lịch địa phương. Theo quy hoạch và phát triển thì Trung tâm DLST của Vườn nằm trong vùng lõi – vùng được bảo vệ nghiêm ngặt. Chính điều này làm nảy sinh sự mâu thuẫn: Nếu muốn phát triển du lịch thì phải phát triển dịch vụ nhà ở, khách sạn, khu ăn uống, vui chơi, giải trí nhưng nếu phát triển những dịch vụ trên sẽ làm giảm diện tích vùng lõi. Hơn thế nữa, số khách du lịch quá đông nằm trong vùng lõi sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều cho đời sống của động vật hoang dã, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng sẽ nghiêm trọng hơn. Những yếu tố khác như tiếng ồn, rác thải, thu lượm lâm sản, việc xây dựng bên trong VQG cũng cần phải xử lí nghiêm túc. Điều này tạo ra sự mâu thuẫn giữa việc phát triển DLST và việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái, sự đa dạng sinh học. Ngoài ra, với các sản phẩm DLVN trong VQG như di tích Căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời, các cơ sở Đài phát thanh giải phóng, xưởng in cũng cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Hiện nay, hầu hết những nơi này cũng chỉ mới được đầu tư ban đầu hoặc tôn tạo, phục dựng lại một phần để tưởng niệm, ghi lại dấu ấn xưa, chưa chú trọng đến vấn đề thu hút và giữ chân du khách. Đây cũng là một trở ngại lớn trong việc phát triển du lịch kết hợp với việc bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử cũng như bảo vệ sự cân bằng sinh thái môi trường. Nhìn chung, việc khai thác du lịch ở VQG còn đơn điệu, chưa có sự phối hợp giữa các loại hình du lịch cũng như đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du khách. Việc phát triển du lịch ở đây còn manh mún, mang tính tự phát, việc khai thác còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên cũng như các yếu tố khác. Hướng phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng DLST kết hợp DLVN cũng như liên kết chặt chẽ với những điểm xung quanh còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được thế mạnh sẵn có ở địa phương. 4. Một số đề xuất hướng và giải pháp phát triển Để khai thác tiềm năng phát triển DLST kết hợp DLVN ở VQG, tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng tốt, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, chúng tôi cho rằng các cơ quan quản lí địa phương, các ngành chức năng cần nghiên cứu xem xét TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 1(66) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 24 thực hiện đồng bộ một số hướng và giải pháp sau: 4.1. Điều chỉnh và triển khai quy hoạch đã có ở VQG Lò Gò - Xa Mát Theo quan điểm của chúng tôi, không nên đặt Trung tâm DLST ngay tại vùng lõi, vì đây là vùng được bảo vệ nghiêm ngặt và cần có một không gian yên tĩnh để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các hệ sinh thái trong rừng. Cho nên, cần điều chỉnh lại quy hoạch, cho di dời Trung tâm DLST ra ngoài rìa, cụ thể là ở phân khu hành chính, dịch vụ sẽ tạo điều kiện cho Trung tâm du lịch phát triển cơ sở hạ tầng, mà việc phát triển cơ sở hạ tầng (nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, khu giải trí) sẽ tạo điều kiện thu hút khách du lịch nhiều hơn nữa mà không ảnh hưởng nhiều đến VQG. Không những thế, số lượng du khách lưu lại VQG với thời gian dài ngày càng đông, những hoạt động dịch vụ kèm theo ngày càng phát triển, điều này sẽ tạo điều kiện cho nhân dân vùng phụ cận tham gia vào dịch vụ du lịch ngày càng tăng. Khi đó, đời sống người dân được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên của VQG cũng được thay đổi đáng kể. 4.2. Đa dạng hóa các hình thức du lịch, đặc biệt chú trọng loại hình du lịch sinh thái kết hợp về nguồn Để khai thác tốt tiềm năng phát triển du lịch, chiến lược phát triển du lịch của VQG Lò Gò – Xa Mát trong thời gian tới cần đa dạng hóa các hình thức du lịch để thu hút khách cũng như nhà đầu tư. Nhưng các hình thức du lịch cũng cần phải mang tính chất thân thiện với môi trường như dùng xe bò, xe đạp, thuyền ba lá, đi bộ... Theo đó, các tuyến du lịch chính sẽ là: Tuyến du lịch bằng xe đạp tham quan VQG cùng các điểm di tích lịch sử văn hóa như: Nhà in Trần Phú, Đài phát thanh Giải phóng, xưởng phim Giải phóng, Thông tấn xã Giải phóng...; tuyến du lịch thăm rừng dầu Trà Beng và trảng đất ngập nước Tà Nốt, có thể quan sát các loài hoa đẹp nổi tiếng của rừng; tuyến du lịch bằng thuyền trên vùng ngập nước Tà Nốt; tuyến tham quan Bàu Đưng có hoa Bằng lăng tái sinh, hoa Lan đất, đặc biệt là cây Nắp ấm; tuyến tham quan Bàu Điếc bằng xe bò, tìm hiểu đời sống sinh hoạt văn hóa, sản xuất của đồng bào Khmer 4.3. Đầu tư phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật Như đã phân tích ở trên, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông ở VQG còn rất kém. Mặc dù VQG có tiềm năng hấp dẫn khách du lịch, nhưng không thể khai thác tiềm năng này khi các tuyến du lịch rất lầy lội, không thể đi được vào mùa mưa. Điều kiện giao thông quá khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển du lịch. Chính vì thế, số lượng khách đến VQG không nhiều và chỉ tập trung vào mùa khô. Như vậy, để phát triển du lịch ở VQG Lò Gò - Xa Mát cần xây dựng lại hệ thống giao thông trên các tuyến du lịch, xây dựng hệ thống cầu nổi ở khu vực ngập nước như Tà Nốt. Hiện tại, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang có dự án đầu tư để phát triển du lịch Tây Ninh. Trong đó, tỉnh phân bổ 70 tỉ đồng cho VQG Lò Gò – Xa Mát trong 3 năm tới để xây dựng tuyến đường xuyên TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Hiếu _____________________________________________________________________________________________________________ 25 rừng và trạm đón tiếp du khách [2]. Trong khoảng 5 – 10 năm nữa, VQG Lò Gò – Xa Mát cần tập trung hoàn thành cơ bản cơ sở hạ tầng như đường sá, các trạm dừng chân, trạm đón tiếp du khách, các biển báo, khu vệ sinh, đội ngũ hướng dẫn viên, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú các loại (khách sạn cao cấp, khách sạn vừa và nhỏ) gần các khu di tích, gần khu kinh tế cửa khẩu (Xa Mát) để du khách thuận lợi và dễ dàng đến VQG cũng như các điểm di tích xung quanh. 4.4. Tăng cường giáo dục kiến thức về sinh thái kết hợp về nguồn Một trong những nhiệm vụ quan trọng của DLST kết hợp DLVN là cung cấp những kiến thức cơ bản về sinh thái học và lịch sử, mà điều này từ trước tới nay hầu như chưa có ở Việt Nam. Do đó, hướng dẫn viên cần phải phổ biến những kiến thức cơ bản về sinh thái học cũng như kiến thức lịch sử cho nhiều đối tượng khác nhau ở những mức độ khác nhau. Hướng dẫn viên không những được đào tạo về kiến thức quản lí, chuyên môn, nghiệp vụ du lịch mà quan trọng nhất họ cần được trang bị những kiến thức cơ bản về sinh thái học và lịch sử, đặc biệt là lịch sử gắn liền với VQG. Có như vậy, việc thực hiện giáo dục sinh thái kết hợp giáo dục kiến thức lịch sử cũng như truyền thống cách mạng cho du khách, nhất là học sinh sinh viên, mới phát huy hiệu quả về nhiều mặt. 4.5. Sử dụng hợp lí lao động địa phương Cộng đồng dân cư địa phương chính là chủ nhân của các nguồn tài nguyên du lịch, và hơn ai hết, họ hiểu được giá trị của các tài nguyên đó. Tuy nhiên hiện nay, khi tiến hành các dự án trùng tu, bảo tồn các di tích cũng như tổ chức khai thác các nguồn tài nguyên, các di tích phục vụ phát triển du lịch, dường như vai trò của cộng đồng dân cư địa phương chưa được chú trọng. Do vậy, việc sử dụng hợp lí lao động địa phương vào mục đích bảo tồn giá trị tài nguyên cũng như khai thác du lịch càng có ý nghĩa cấp thiết hơn. Việc sử dụng người địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ là những việc làm có thu nhập thấp, hoặc nghề tạp vụ mà nên giao cho họ những công việc cao hơn như việc quản lí, vì với công việc này người địa phương thường có kinh nghiệm hơn và sẽ góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng du lịch. Hơn nữa, cần tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động dịch vụ, như: cho thuê phương tiện đi lại, nhà ở, bán quà lưu niệm, khuyến khích họ phát triển những ngành nghề truyền thống tại địa phương Có như vậy thì đời sống nhân dân địa phương mới được nâng cao và họ sẽ là những người bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, các di tích lịch sử và luôn ủng hộ các hoạt động du lịch. 4.6. Xúc tiến quảng bá du lịch Để quảng bá và xúc tiến du lịch một cách hiệu quả, cần tận dụng tối đa các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là ưu thế của công nghệ thông tin, phối hợp các doanh nghiệp khai thác du lịch trên địa bàn tỉnh để xây dựng website về du lịch Tây Ninh một cách chuyên nghiệp để giới thiệu điểm đến. Các ngành TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 1(66) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 26 chức năng trong tỉnh có thể phối hợp với tỉnh Kông Pông Chàm (Cam-pu-chia) trong việc lồng ghép các chương trình, giới thiệu điểm đến, nhất là các điểm du lịch nằm dọc theo tuyến biên giới phía Bắc của Tây Ninh. VQG cũng cần đặt văn phòng du lịch tại TPHCM và có thể liên kết với thủ đô Phnom Penh (Cam-pu- chia) nhằm quảng bá thương hiệu du lịch Vườn ở Việt Nam. 4.7. Thực hiện liên kết các tour, tuyến nội địa và quốc tế Cần xúc tiến việc kết nối tour với các địa phương xung quanh tới các điểm trong tỉnh, nhất là các điểm đến ở phía Bắc, trong đó có VQG và thông tuyến lữ hành quốc tế sang Cam-pu-chia; liên kết với TPHCM cũng như nước bạn để hình thành các tuyến liên nội địa và quốc tế. Cần tuyên truyền, quảng bá, liên hệ với các cơ quan, đoàn thể, trường học tổ chức các tour du lịch đến với Lò Gò - Xa Mát, như: TPHCM - thành phố Tây Ninh - Lò Gò - Xa Mát hoặc liên kết với các VQG ở Campuchia để hình thành các tour DLST quốc tế hoặc kết hợp với di sản thế giới Angkor Wat ở Cam-pu-chia để hình thành tuyến: Angkor Wat – Phnom Penh – Lò Gò - Xa Mát – Tây Ninh – TPHCM với những sản phẩm nổi bật là các di tích lịch sử, công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu du khách tham quan, nghiên cứu, mua sắm, tâm linh và về nguồn. 5. Kết luận VQG Lò Gò - Xa Mát có sự đa dạng sinh học rất lớn với nhiều loại chim, thú quý hiếm, có nhiều tiềm năng trong phát triển DLST. Loại hình này tuy mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây, nhưng lại có nhiều ưu thế và rất phù hợp với các khu bảo tồn, các VQG. Bên cạnh các lợi ích về kinh tế, DLST còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch. Bên cạnh yếu tố sinh thái, có thể tận dụng các di tích lịch sử trong vườn và các khu vực xung quanh để tiến hành đa dạng hóa loại hình du lịch, trong đó hướng quan trọng nhất là DLST kết hợp với DLVN, thăm lại chiến trường xưa. Ở Tây Ninh, việc phát triển DLST VQG Lò Gò – Xa Mát sẽ tác động đến kinh tế - xã hội rất lớn: tạo việc làm và nâng cao trình độ người lao động; phát triển và giao lưu văn hóa, giáo dục và bảo tồn thiên nhiên; tăng mức thu nhập cho người dân địa phương, tăng nguồn thu của tỉnh; cảnh quan thiên nhiên được quản lí tốt hơn, mang lại vẻ đẹp mới cho VQG và bài học quý giá trong việc xây dựng khu DLST tại địa phương. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Hiếu _____________________________________________________________________________________________________________ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, TPHCM. 2. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Tiềm năng du lịch sinh thái Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát chưa được phát huy”, 3. Nguyễn Ngọc Dũng (1999), Địa lí Tây Ninh giảng dạy trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, TPHCM. 4. Nguyễn Trọng Hiếu (2011), Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập, Luận văn Thạc sĩ Địa lí Trường ĐHSP TPHCM. 5. Nguyễn Trọng Hiếu (2013), “Khai thác hợp lí thị trường khách du lịch từ sản phẩm du lịch của tỉnh Tây Ninh”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, (44), tháng 3-2013, tr.24-33. 6. Nguyễn Trọng Hiếu (2014), “Phát triển du lịch về nguồn – Thế mạnh của du lịch tỉnh Tây Ninh”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, (55), tháng 2-2014. 7. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Lê Văn Minh (2008), “Du lịch sinh thái - tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch”, Hà Nội. 9. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tây Ninh (2009), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 10. Nguyễn Văn Thuật (2010), “Tiềm năng và hướng phát triển du lịch sinh thái vườn Quốc gia Cát Tiên”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, (20), tháng 5-2010. 11. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái vườn Quốc gia Lò Gò- Xa Mát tỉnh Tây Ninh. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 30-5-2014; ngày phản biện đánh giá: 05-06-2014; ngày chấp nhận đăng: 22-01-2015)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_nguyen_trong_hieu_9023.pdf