Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá

Trong kế hoạch 5 năm (2006-2010), ngành công nghiệp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bỡnh quõn từ 15,2-15,5%, tỷ trọng cụng nghiệp và xõy dựng chiếm khoảng 43-44% GDP cả nước. Ngành công nghiệp sẽ chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị phần trong nước và quốc tế; ưu tiên phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp hỗ trợ. Ngoài việc đảm bảo cung cấp những sản phẩm công nghiệp chủ yếu cho nền kinh tế, ngành cũn chỳ trọng nõng cao chất lượng và số lượng các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, đưa tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm 77-80% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Về cơ cấu thành phần kinh tế công nghiệp, đến năm 2010, công nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng 31%, công nghiệp dân doanh 33% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 36%. Để hoàn thành các mục tiêu trên, trước hết phải có đội ngũ cán bộ có năng lực và trỡnh độ quản lý, năng động, nhạy bén, đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa. Vốn cũng là vấn đề rất quan trọng, Bộ và các doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động mọi nguồn vốn đầu tư. Những dự án có hiệu quả cao, cần nhiều vốn, có thể phát hành trái phiếu. Bộ công nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trỡnh cải cỏch hành chớnh ở cơ quan Bộ, Sở cũng như hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu hội nhập sâu và toàn diện. Bên cạnh đó, Bộ sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhỏi nhón mỏc.tạo bước chuyển biến căn bản trong cải cách thủ tục hành chính, nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp ngay trong năm 2006.

doc18 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Một số nét kinh tế Việt Nam Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối... Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến 2005, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38,7% xuống 20,89% GDP, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 41,03%, còn khu vực dịch vụ được duy trì ở mức gần như không thay đổi: 38,6% năm 1990 và 38,10% năm 2005. Trong từng nhóm ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực. Trong khu vực nông nghiệp, tỷ trọng của ngành nông và lâm nghiệp đã giảm từ 84,4% năm 1990 xuống 77,7% năm 2003, phần còn lại là tỷ trọng ngày càng tăng của ngành thủy sản. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng từ 12,3% năm 1990 lên 20,8% năm 2003, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch… Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khi sửa đổi Luật doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư nhân đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí… Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng. Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3,1% lên 4,1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên 4,5%, kinh tế cá thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,4% lên 14%. Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có hiệu lực, hứa hẹn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bởi sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu. Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, những chính sách và biện pháp điều chỉnh, sắp xếp lại doanh nghiệp, đặc biệt là những biện pháp về quản lý tài chính của công ty nhà nước, quản lý các nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hay việc chuyển các công ty nhà nước thành công ty cổ phần theo tinh thần cải cách mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước, ngày càng được coi trọng nhằm nâng cao tính hiệu quả cho khu vực kinh tế quốc doanh. Với chính sách xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm đi, từ 40,1% GDP năm 1991 xuống còn 38,3% năm 2003, kinh tế tập thể giảm từ 10,2% xuống 7,9% trong thời gian tương ứng. Trong các năm 2002-2003, có 1.655 doanh nghiệp nhà nước được đưa vào chương trình sắp xếp và đổi mới, năm 2004 là 882 doanh nghiệp và năm 2005 dự kiến sẽ là 413 doanh nghiệp. Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội như phân chia một cách tương đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ vị trí thứ 120/174 nước năm 1994, lên vị trí thứ 108/177 nước trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên 72 tuổi năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dưới 7% năm 2005. II. Môi trường kinh doanh Việt Nam nhìn từ 10 tiêu chí Tiêu chí 1: Thành lập doanh nghiệp Để khởi sự một doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải trải qua 11 bước thủ tục, mất 50 ngày và một khoản chi phí tương đương với 20% thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, Việt Nam đã tiến hành một số cải cách nhằm giảm thời gian thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng chưa được báo cáo cập nhật. Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực tháng 7/2006 giảm số ngày cấp phép đăng ký kinh doanh ở Việt Nam nhưng cải cách này chưa được phản ánh trong chỉ số tương ứng của Việt Nam năm nay. Việc thực hiện quy trình một cửa tiến hành tháng 3/2007 với 3 bước chính trong thủ tục thành lập doanh nghiệp là giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, và giấy phép khắc dấu cũng chưa được đưa vào báo cáo năm nay. Vì vậy, chỉ số “Thời gian thành lập doanh nghiệp của Việt Nam” vẫn giữ nguyên 50 ngày như năm ngoái. So với năm ngoái, vị trí của Việt Nam không thay đổi vẫn ở hạng 97. Tiêu chí 2: Cấp giấy phép Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan chỉ là 10,7%. Bức tranh về giấy phép ở Việt Nam đã tụt 38 bậc từ hạng 25 xuống hạng 63. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là thứ hạng trung thực hơn so với năm ngoái bởi vì vấn đề giấy phép trên thực tế vẫn đang đặt ra nhiều khó khăn cho Việt Nam hiện nay. Tiêu chí 3: Tuyển dụng và sa thải lao động Những khó khăn khi thuê mướn và sa thải công nhân, tập trung ở 6 yếu tố: độ khó khi thuê người, tính khắt khe của giờ làm việc, độ khó khi sa thải lao động, độ khắt khe trong chế độ thuê lao động, chi phí tuyển dụng (tỷ lệ so với tiền lương) và chi phí sa thải (số tuần lương phải bồi hoàn). So sánh với các nước trong khu vực, tuyển dụng lao động ở Việt Nam dễ dàng. Tuy nhiên, việc sa thải lao động ở Việt Nam khó khăn hơn và được xếp ở gần như nhóm khó khăn nhất. Cụ thể, độ khó trong việc sa thải lao động ở Việt Nam là 40%, chi phí sa thải lao động là 87 tuần lương. Tiêu chí 4: Đăng ký tài sản Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này. Tuy nhiên, so với các nước đứng đầu trong bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian đăng ký tài sản. Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề bất cập trong lĩnh vực này: giao dịch không chính thức vẫn khá phổ biến, quy trình hợp thức hoá hiện còn khó khăn. Quản lý đất đai chưa hiệu quả nên việc doanh nghiệp thiếu chứng nhận sở hữu đất đai và tài sản là khá phổ biến. Tiêu chí 5: Vay vốn Tiêu chí này xem xét các mức độ quyền lợi theo luật định của người vay và người cho vay, mức độ đầy đủ của thông tin tín dụng, độ phủ của đăng ký công cộng và tư nhân. Ở Việt Nam, năm nay mức độ của quyền lợi theo luật định này được tăng thêm hai điểm 6/10, nghĩa là sự tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp đã dễ dàng hơn. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy Việt Nam cần phải cải thiện trong lĩnh vực thông tin tín dụng. Hiện nay, ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tín dụng của cá nhân cũng như công ty không được chia sẻ và các tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển. Nếu không có các dữ liệu về độ tin cậy tín dụng, ngân hàng sẽ rất e ngại việc cho vay, và vì thế việc tiếp cận tín dụng sẽ bị hạn chế. Việt Nam đang xúc tiến việc xây dựng tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân. Khi tổ chức này được hình thành và các điều kiện pháp lý cần thiết cho hoạt động của nó được ban hành chắc chắn sẽ giúp cho việc tiếp cận thông tin tín dụng ở Việt Nam được dễ dàng hơn. Tiêu chí 6: Bảo vệ nhà đầu tư Tâm lý ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam thể hiện trong các chỉ số này. Tiêu chí 6 xem xét ba phương diện bảo vệ nhà đầu tư gồm có tính minh bạch trong giao dịch, trách nhiệm pháp lý của giám đốc và khả năng của cổ đông kiện các nhà quản trị có hành vi sai trái. Tính tổng thể Việt Nam chỉ đạt 2,7/10. Chỉ số về trách nhiệm của giám đốc nằm trong nhóm thấp nhất thế giới (0/10), quyền khiếu kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp (2/10 và 6/10). Năm nay, thứ hạng của tiêu chí này là 165/178. Tiêu chí 7: Đóng thuế Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc. Tiêu chí 8: Thương mại quốc tế Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD. Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD. Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ, mất 23 ngày và 881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam. Năm nay, Việt Nam xếp hạng trung bình 63/178. Tiêu chí 9: Thực thi hợp đồng Ở Việt Nam, doanh nghiệp chỉ phải trải qua 34 bước thủ tục tốn 295 ngày và 31% giá trị món nợ là hợp đồng được thi hành. Với các chỉ số này năm nay Việt Nam đang ở vị trí 40/178. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, Việt Nam không nên quá lạc quan về vị trí này bởi vì thực tế việc chấp hành thực thi các phán quyết của toà án vẫn chưa ổn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, việc thu hồi nợ quá hạn đang là khó khăn lớn. Tiêu chí 10: Giải thể doanh nghiệp Việc giải quyết các trường hợp phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam còn kém hiệu quả, xếp hạng 121/178. Thủ tục phá sản phải mất ít nhất 5 năm, tốn kém đến 15% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vỡ nợ thì các bên liên quan chỉ thu hồi được 18% giá trị tài sản. Vì thế, rất ít doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa hoạt động. Chi tiết của 10 tiêu chí đánh giá kể trên cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều so với trước đây và so với các nước láng giềng. Tuy nhiên, do các nước đang phát triển khác cũng đang tích cực thực hiện cải cách thậm chí nhanh hơn ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Việt Nam dù thăng hạng trong bảng xếp hạng chung nhưng vẫn cần cải cách mạnh mẽ và liên tục hơn nữa. Thông điệp ở đây là: nếu không tiếp tục cải cách, các nước khác sẽ vượt lên. Bởi vì trên thực tế, ở Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn kém xa so với các nước Singapore (hạng 1), Thái Lan (15) và Malaysia (24), song tốt hơn nhiều so với Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145). Quốc gia kinh tế lớn lân cận là Trung Quốc cũng “thăng hạng” trong lần đánh giá năm nay (từ hạng 93 lên 83). Đây chính là một cảnh báo cho thấy Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa nếu muốn cạnh tranh về thu hút đầu tư. Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước là Việt Nam không thể chỉ so sánh với chính mình mà phải nỗ lực cải cách triệt để trong bối cảnh các nước khác cũng đang cải cách mạnh mẽ mới mong cải thiện vị trí xếp hạng trong những năm sau. II.Định hướng phát triển ngành kinh tế 1- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch; phấn đấu giá trị tăng thêm trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3 - 3,2%/năm. Tốc độ phát triển công công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn tốc độ bình quân cả nước. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các loại quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát. Phát huy lợi thế khí hậu nhiệt đới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài về nguyên liệu gỗ cho chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu; bảo đảm lợi ích thoả đáng của người được giao kinh doanh, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, phục vụ xuất khẩu và thị trường nội địa đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hoá, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí. Nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Quy hoạch và có chính sách phát triển nghề làm muối và cải thiện đời sống diêm dân. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Phát triển mạnh công nghệ bảo quản, chế biến, giảm nhanh tổn thất sau thu hoạch, đồng thời nâng cao nhanh giá trị gia tăng cho các loại nông, lâm, thuỉy sản, nhất là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Thực hiện các giải pháp đồng bộ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhất là: đưa nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; có chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển nhanh các doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn; tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ; tăng cường hệ thống khuyến nông, lâm, ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông, lâm, ngư nghiệp. Triển khai chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, kể cả giống thuỷ, hải sản đến cơ sở; chuyển giao nhanh và đồng bộ công nghệ tiên tiến trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản và công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản; chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao. Nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Xây dựng cơ chế bảo hiểm nông sản để chủ động bù đắp thiệt hại khi bị thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi, nhất là đối với lương thực. Tạo điều kiện thuận lợi hơn để giúp nông dân chuyển sang làm ngành nghề và dịch vụ. Tiếp tục điều chỉnh chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; giảm nhanh và hết sức hạn chế việc xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến. Chú trọng phát triển kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác; đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các nông, lâm trường; phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; phát triển các làng nghề. Khuyến khích nông dân bằng đóng góp quyền sử dụng đất và lao động của mình hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ trang trại để phát triển sản xuất hàng hoá, ổn định và cải thiện đời sống. Khuyến khích hơn nữa đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn. Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và đa dạng các nguồn vốn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn; thúc đẩy cơ giới hoá, hiện đại hoá nông thôn. Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để khai thác có hiệu quả các công trình đã đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu về nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cho công nghiệp, dịch vụ và nước cho sinh hoạt ở nông thôn. Củng cố hệ thống hồ, đập, đê, kè ven sông, ven biển; nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo vệ môi trường nước. Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng để hoàn thành có chất lượng chương trình cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long. Tiếp tục đầu tư phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm các xã đều có đường ô tô tới khu trung tâm, từng bước phát triển đường ô tô tới thôn, bản; phấn đấu đến năm 2010, trên 90% hộ dân cư nông thôn có điện sinh hoạt, trên 75% dân cư nông thôn có nước sạch. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn, nhất là các vùng Nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở phi nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài. Nhà nước đầu tư nhiều hơn và phát huy khả năng trợ giúp của xã hội để thực hiện tốt xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Giải quyết ổn định vấn đề lương thực cho các hộ thuộc diện nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với việc giao khoán rừng. Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tổ chức chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cư đô thị hoá. Phát huy dân chủ đi đôi với xây dựng nếp sống văn hoá, bài trừ các tệ nạn xã hội ở nông thôn; gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. 2- Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá. Phát huy sức mạnh của tất cả các thành phần kinh tế, đa dạng hoá hình thức sở hữu và quy mô để phát triển công nghiệp và xây dựng với cơ cấu ngành nghề phù hợp với nguồn lực, lợi thế và thị trường ở các vùng, các địa phương. Nâng cao sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị tăng thêm, giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp và xây dựng. Phát triển công nghiệp và xây dựng gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị tăng thêm trong công nghiệp và xây dựng 10 - 10,2%/năm. Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghiệp quốc phòng, góp phần xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế. Xây dựng và thực hiện tốt chương trình phát triển công nghiệp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ - điện tử; công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Nâng tỉ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến. Chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghiệp vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công nghiệp bảo vệ môi trường. Việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng chủ yếu là dựa vào nguồn lực của các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như: lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bô - xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm nhà ở và các điều kiện sinh hoạt cho người lao động. Chuyển các cơ sở công nghiệp trong nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vào các khu công nghiệp tập trung hoặc các vùng ít dân cư. Huy động các nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân, cộng đồng) để xoá nhà ở dột nát, nhà ở tạm bợ cho người nghèo; phát triển nhanh quỹ nhà để đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho công chức, viên chức, người lao động, sinh viên, học sinh, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tăng cường hợp tác liên kết, đưa ngành công nghiệp và xây dựng nước ta hội nhập vào khu vực và quốc tế, trước hết thông qua việc thu hút mạnh đầu tư và công nghệ nguồn của các công ty đa quốc gia tham gia phát triển công nghiệp và xây dựng ở Việt Nam. 3- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại. Trên cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, Nhà nước ưu tiên dành vốn ngân sách và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong từng vùng và trên cả nước, xem đây là một khâu đột phá để phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và chuẩn bị cho bước tiếp theo. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực này. Chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu, phát huy nhanh tác dụng. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí. Tập trung huy động các nguồn lực để ưu tiên hoàn chỉnh một bước cơ bản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi có nhu cầu cấp bách, gắn với phát triển thuỷ điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nước sinh hoạt của dân cư và giảm nhẹ thiên tai. Phát triển nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống truyền tải, bảo đảm sự vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, cả ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Nhà nước tập trung đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển nhanh ngành điện trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện cơ chế thị trường về giá bán điện, đồng thời có chính sách trợ giúp hợp lý đối với các hộ nghèo. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hoá bưu chính - viễn thông; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại, đồng bộ và ổn định đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực dịch vụ thông tin. Rà soát, bổ sung và nâng cao chất lượng quy hoạch, tiếp tục tổ chức thực hiện các định hướng phát triển đô thị đến năm 2020, hình thành hệ thống đô thị phù hợp trên địa bàn cả nước; đặc biệt chú trọng phát triển các đô thị vừa và nhỏ, hạn chế tập trung dân cư vào một số ít thành phố lớn; xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, chú trọng hoàn thiện mạng lưới giao thông, hệ thống cấp nước sinh hoạt, cung cấp đủ nước sạch và giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải ở các đô thị, các khu công nghiệp; quản lý chặt chẽ việc thực hiện qui hoạch và các qui chế về đô thị. Nhà nước tăng tỉ trọng đầu tư ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, nhất là cho giáo dục, y tế. 4- Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiềm năng còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP, phấn đấu đạt 7,7 - 8,2%/năm. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, như vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở nông thôn. Mở rộng các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Trong sự phát triển nhanh hơn của dịch vụ vận tải, cần tạo lập và phát triển mạnh dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải. Tiếp tục phát triển mạnh thương mại trong nước trên tất cả các vùng và gia tăng nhanh xuất khẩu. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch. Hiện đại hoá và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển các dịch vụ pháp luật, kiểm toán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao; tăng số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm, an sinh xã hội. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ. Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng là khâu đột phá quan trọng để đưa tiến trình xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá - xã hội lên một bước phát triển mới. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách; đồng thời, không xem nhẹ việc đáp ứng những nhu cầu của bộ phận ngày càng đông dân cư có thu nhập cao hơn. Nhà nước tăng thêm ngân sách tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các cơ sở dịch vụ tư nhân và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị công lập cung ứng dịch vụ công cộng theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán thu - chi không vì lợi nhuận; Nhà nước không bao cấp tràn lan. Dịch vụ công cộng là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội; vì vậy, việc chuyển đổi phương thức cung ứng các loại dịch vụ này cần được thực hiện một cách kiên định và tích cực, nhưng phải theo một kế hoạch đồng bộ và một lộ trình phù hợp. 5- Tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại Thực hiện tốt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Thực hiện các cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tích cực tham gia quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm thực hiện các cam kết khi nước ta gia nhập WTO. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khai thác lợi thế của đất nước và khắc phục những vướng mắc ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn quốc tế, như vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp dưới nhiều hình thức, tín dụng thương mại và các nguồn vốn quốc tế khác. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI; tranh thủ nguồn vốn ODA đi đôi với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch đảm bảo trả nợ. Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nước ngoài và có chính sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Tận dụng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động và khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và quản lý, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm và dịch vụ Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thế giới. Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu; phấn đấu tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hết sức hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng. Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên hơn hai lần 5 năm trước. Phát huy tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới từ tư duy đến phong cách quản lý, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. III.Tình hình phát triển công nghiệp Trong kế hoạch 5 năm (2006-2010), ngành công nghiệp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15,2-15,5%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43-44% GDP cả nước. Ngành công nghiệp sẽ chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị phần trong nước và quốc tế; ưu tiên phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp hỗ trợ. Ngoài việc đảm bảo cung cấp những sản phẩm công nghiệp chủ yếu cho nền kinh tế, ngành còn chú trọng nâng cao chất lượng và số lượng các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, đưa tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm 77-80% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Về cơ cấu thành phần kinh tế công nghiệp, đến năm 2010, công nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng 31%, công nghiệp dân doanh 33% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 36%. Để hoàn thành các mục tiêu trên, trước hết phải có đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ quản lý, năng động, nhạy bén, đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vốn cũng là vấn đề rất quan trọng, Bộ và các doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động mọi nguồn vốn đầu tư. Những dự án có hiệu quả cao, cần nhiều vốn, có thể phát hành trái phiếu. Bộ công nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính ở cơ quan Bộ, Sở cũng như hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu hội nhập sâu và toàn diện. Bên cạnh đó, Bộ sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái nhãn mác...tạo bước chuyển biến căn bản trong cải cách thủ tục hành chính, nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp ngay trong năm 2006. Năm 2005, mặc dù có nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao, thiếu điện do hạn hán, dịch cúm gia cầm... nhưng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các bộ ngành và địa phương triển khai nhiều biện pháp để ổn định sản xuất, đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực như dầu khí, than, thép, điện, xi măng, phân bón, dệt may, da giầy, chế biến nông-lâm-thuỷ sản. Do vậy, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành vẫn tăng 17,2%, cao hơn kế hoạch đề ra là 1,2%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt 41%. Cơ cấu phân bố khu vực có sự chuyển dịch giảm dần. So với năm 2004, tỷ trọng khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm từ 37,1% xuống còn 34,5%, khu vực dân doanh tăng từ 26,9% lên 28,5% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng từ 36% lên 37%. Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đạt 24,5 tỷ USD, chiếm 76% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 21,1% so với năm 2004./. Sau đây là danh sách chiến lược phát triển một số ngành như Hoá chất, Điện, Cơ khí, Ôtô, Dệt may, Xe máy, Thuốc lá Việt Nam và danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020: Phê duyệt Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Theo quyết định 88/2007/QĐ- TTG ban hành ngày 13/06/2007. Phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành CN mũi nhọn giai đoạn 2007-2010 tầm nhìn đến năm 2020 và một số CS phát triển. Theo quyết định 55/2007/Q Đ/TTg ban hành ngày 23/4/2007. Chiến lược phát triển công nghiệp xe máy Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 . Theo quyết định 33/2006/QĐ-BCN ngày ban hành 13/9/2006. Chiến lược phát triển ngành Hoá chất Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020 . Theo quyết định 207/2005/QĐ-TTg ngày ban hành 18/8/2005. Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020 .Theo quyết định176/2004/QĐ-TTg ngày ban hành 05/10/2004. Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020. Theo quyết định186/2002/QĐ-TTg ngày ban hành 26/12/2002. Phê duyệt đề án: "Phát triển ngành Cơ khí đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn". Theo quyết định87/2004/QĐ-BCN ngày ban hành 6/9/2004. Phê duyệt đề án: "Phát triển công nghiệp Hoá chất đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn". Theo quyết định 60/2004/QĐ-BCN ngày ban hành 15/7/2004 Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020. Theo quyết định 175/2002/QĐ-TTg ngày ban hành 3/12/2002. Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010. Theo quyết định 55/2001/QĐ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0765.doc
Tài liệu liên quan