Phương pháp biểu diễn cây cho dự đoán giới tính khách hàng dựa trên dữ liệu thương mại điện tử

Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày một phƣơng pháp dự đoán giới tính ngƣời dùng dựa trên dữ liệu thu thập từ hệ thống TMĐT. Phƣơng pháp tiếp cận sử dụng các đặc trưng cơ bản như thời gian, tần suất xem sản phẩm, cùng với các đặc trƣng nâng cao nhƣ các chuỗi sản phẩm/loại sản phẩm hoặc các cặp sản phẩm/loại sản phầm chuyển tiếp trong lƣợt xem. Phƣơng pháp này sử dụng một biểu diễn dạng cây của danh sách các sản phẩm/loại sản phẩm và sử dụng các thuộc tính của cây nhƣ số nút, chuỗi các nút cùng tầng, cặp nút chuyển khác tầng v.v. làm đặc trƣng phân loại. Thiết kế tập đặc trƣng này cho kết quả tốt nhất trên thuật toán Random Forest cùng với các kỹ thuật hỗ trợ nhƣ Cost Sensitive Learning và Class Balancing. Ngoài ra, kết quả cũng đƣợc cải tiến thông qua một số kỹ thuật nhƣ lựa chọn đặc trƣng, tối ƣu tham số thuật toán. Hƣớng phát triển tiếp theo của nghiên cứu có thể liên quan đến việc khai thác các đặc trƣng rút trích từ cây biểu diễn danh sách sản phẩm/loại sản phẩm. Ngoài ra, cũng có thể thu thập thêm các dữ liệu bổ sung và mở rộng sang dự đoán các đặc điểm khác của ngƣời dùng nhƣ độ tuổi, nghề nghiệp

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp biểu diễn cây cho dự đoán giới tính khách hàng dựa trên dữ liệu thương mại điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương Trần Đức Tác giả liên hệ: Dƣơng Trần Đức, Email: duongtranduc@gmail.com Đến tòa soạn: 2/2018 , chỉnh sửa: 4/2018 , chấp nhận đăng: 5/ 2018 PHƢƠNG PHÁP BIỂU DIỄN CÂY CHO DỰ ĐOÁN GIỚI TÍNH KHÁCH HÀNG DỰA TRÊN DỮ LIỆU THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Dƣơng Trần Đức Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tóm tắtt: Các đặc điểm cá nhân của khách hàng nhƣ giới tính, độ tuổi, v.v. cung cấp các thông tin quan trọng cho các nhà cung cấp dịch vụ thƣơng mại điện tử (TMĐT) trong các hoạt động quảng cáo và cá nhân hóa hệ thống. Tuy nhiên, khách hàng trực tuyến thƣờng hạn chế cung cấp thông tin do vấn đề riêng tƣ. Bài báo này đề xuất một phƣơng pháp dự đoán giới tính của khách hàng dựa trên dữ liệu lịch sử truy cập hệ thống TMĐT. Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp học máy trên một tập các đặc trƣng đƣợc trích xuất từ thông tin xem sản phẩm của ngƣời dùng để dự đoán giới tính của họ. Các thực nghiệm đƣợc thực hiện trên tập dữ liệu đƣợc cung cấp trong khuôn khổ cuộc thi về khai phá dữ liệu trong Hội nghị PAKDD’15. Kết quả có độ chính xác 81.9% trên độ đo chính xác cân bằng và 82.3% trên độ đo macro F1 cho thấy thuật toán học máy và các đặc trƣng đƣợc đề xuất đã mang lại hiệu quả tốt trong nhận diện giới tính của khách hàng. Từ khóa: học máy, dữ liệu lớn, dự đoán giới tính. I. MỞ ĐẦU Ngày nay, rất nhiều các ứng dụng web nhƣ các hệ thống thƣơng mại điện tử (TMĐT), các máy tìm kiếm, các hệ thống quảng cáo trực tuyến, sử dụng các đặc điểm cá nhân hóa để làm gia tăng sự trải nghiệm của ngƣời dùng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, bán hàng. Với một dịch vụ đƣợc cá nhân hóa tốt, thông tin hiển thị sẽ đƣợc tối ƣu hóa cho mỗi ngƣời dùng cá nhân thay vì giống nhau cho toàn bộ ngƣời dùng. Chẳng hạn, một hệ thống TMĐT có thể hiển thị các thông tin khuyến mãi hoặc giới thiệu sản phẩm có liên quan đến từng khách hàng thay vì hiển thị quảng cáo chung hoặc giới thiệu các sản phẩm ngẫu nhiên. Việc cá nhân hóa thông tin hiển thị dựa trên 2 loại dữ liệu chính: dữ liệu lịch sử (chẳng hạn các mặt hàng trƣớc đó đã xem hoặc đã mua v.v.) và đặc điểm cá nhân của ngƣời dùng (chẳng hạn giới tính, độ tuổi, trình độ giáo dục .v.v). Dữ liệu lịch sử chỉ có thể thu thập đƣợc nếu ngƣời dùng đã sử dụng hệ thống trƣớc đó và đã đăng nhập vào hệ thống. Do đó, các phƣơng pháp cá nhân hóa dựa trên dữ liệu lịch sử không khả thi trong trƣờng hợp khách hàng truy cập lần đầu hoặc khách hàng chƣa đăng ký sử dụng hệ thống. Ngƣợc lại, phƣơng pháp cá nhân hóa dựa trên đặc điểm cá nhân của ngƣời dùng hữu ích kể cả khi ngƣời dùng chƣa từng sử dụng hệ thống. Tuy nhiên, các thông tin về đặc điểm cá nhân của ngƣời dùng thƣờng khó thu thập đƣợc, do ngƣời dùng Internet thƣờng không sẵn sàng cung cấp các thông tin cá nhân có tính riêng tƣ. Vì lý do này, trong nhiều trƣờng hợp, cách duy nhất để có đƣợc thông tin đặc điểm cá nhân của ngƣời dùng là dự đoán dựa trên các dữ liệu khác mà ngƣời dùng để lại trên hệ thống. Vấn đề dự đoán đặc điểm ngƣời dùng dựa trên phân tích văn bản (còn gọi dự đoán đặc điểm tác giả văn bản - author profiling) đã đƣợc nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời dùng không để lại các văn bản trên hệ thống. Một phƣơng pháp khác có thể đƣợc sử dụng để dự đoán đặc điểm ngƣời dùng là dựa vào hành vi của họ trên hệ thống, chẳng hạn các hành vi duyệt web ([6], [13]), phân tích lƣu lƣợng web ([3]), hoặc hành vi xem danh mục sản phẩm. Ƣu điểm chính của phƣơng pháp tiếp cận này là trong hầu hết các trƣờng hợp, ngƣời dùng sẽ thực hành các hành vi trên hệ thống nhƣ truy cập vào các trang web, nhấp chuột vào các mặt hàng/mục tin, xem danh mục sản phẩm v.v. Trong nghiên cứu này, chúng tôi giải quyết vấn đề dự đoán giới tính ngƣời dùng dựa trên dữ liệu xem danh mục sản phẩm nhƣ thời gian/thời lƣợng xem, danh sách các sản phẩm/loại sản phẩm đã xem v.v. Tập dữ liệu thực nghiệm đƣợc cung cấp bởi Tập đoàn FPT trong cuộc thi về khai phá dữ liệu trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế về Khai phá dữ liệu và Phát hiện tri thức khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng năm 2015 (PAKDD’15). Ý tƣởng của phƣơng pháp là khai thác tối đa mối quan hệ giữa các sản phẩm/loại sản phẩm đƣợc xem trong cùng 1 lƣợt xem dựa trên 1 biểu diễn dạng cây của danh sách sản phẩm/loại sản phâm. Theo đó, bên cạnh các đặc trƣng cơ bản nhƣ thời gian, tần suất xem, danh sách các sản phẩm/loại sản phẩm riêng rẽ, chúng tôi nghiên cứu đề xuất sử dụng các đặc trƣng nhƣ chuỗi các sản phẩm/loại sản phẩm đƣợc xem liên tiếp, các cặp chuyển tiếp sản phẩm/loại sản SỐ 01 & 02 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 17 PHƢƠNG PHÁP BIỂU DIỄN CÂY CHO DỰ ĐOÁN GIỚI TÍNH KHÁCH HÀNG DỰA TRÊN DỮ LIỆU TMĐT phẩm khác nhau trong cùng 1 lƣợt xem v.v. (gọi chung là các đặc trƣng nâng cao). Với cấu trúc phân cấp nhiều cấp độ của danh mục sản phẩm/loại sản phẩm, chúng tôi sử dụng một phƣơng pháp biểu diễn dạng cây để cung cấp khung nhìn tốt hơn về mối quan hệ giữa các sản phẩm/loại sản phẩm so với biểu diễn dạng liệt kê. Sau khi xây dựng đƣợc tập dữ liệu huấn luyện, một số thuật toán học máy phổ biến nhƣ Rừng ngẫu nhiên (Random Forest-RF), Máy véc tơ hỗ trợ (Support Vector Machine-SVM), và Mạng Bayes (Bayesian Network-BN) đƣợc sử dụng để xây dựng mô hình phân loại kết hợp với các kỹ thuật hỗ trợ để xử lý vấn đề không cân bằng lớp nhƣ Tái chọn mẫu (Resampling), Học nhạy cảm chi phí (Cost-Sensitive Learning-CSL). Ngoài ra, do số lƣợng đặc trƣng sử dụng là khá lớn cùng với tính chất thƣa của dữ liệu xem danh mục sản phẩm, các phƣơng pháp lựa chọn đặc trƣng (feature selection) đƣợc thử nghiệm và áp dụng nhằm nâng cao kết quả dự đoán và giảm độ phức tạp của mô hình. Cuối cùng, thuật toán phân loại đƣợc tối ƣu tham số và kết hợp với thuật toán boosting để cải tiến kết quả dự đoán. Các kết quả thực nghiệm cho thấy độ chính xác nhận diện tốt trên tập đặc trƣng có tính tổng quát và có thể dễ dàng áp dụng sang các hệ thống TMĐT khác nhau. Bài báo này cũng là phiên bản mở rộng của nghiên cứu đã đƣợc báo cáo tại Hội nghị Quốc tế Kỹ nghệ tri thức và hệ thống năm 2016 (Knowledge and System Engineering - KSE 2016), trong đó các vấn đề về xây dựng tập đặc trƣng, lựa chọn đặc trƣng, và tối ƣu tham số thuật toán đã đƣợc nghiên cứu và cải tiến. Bài báo có cấu trúc nhƣ sau. Phần II trình bày về các nghiên cứu liên quan trong lĩnh vực dự đoán đặc điểm ngƣời dùng. Phần III mô tả phƣơng pháp tiếp cận và hoạt động của hệ thống. Phần IV trình bày về các kết quả và thảo luận. Cuối cùng, các kết luận sẽ đƣợc trình bày trong phần V của bài báo. II. TỔNG QUAN VỀ DỰ ĐOÁN ĐẶC ĐIỂM NGƢỜI DÙNG Vấn đề dự đoán đặc điểm ngƣời dùng đã đƣợc nghiên cứu trong thời gian dài trƣớc đây. Trong giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung nghiên cứu về vấn đề xác định đặc điểm tác giả văn bản. Đó là việc xác định hoặc dự đoán đặc điểm của ngƣời dùng dựa trên phân tích các văn bản đƣợc tạo ra bởi ngƣời đó. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu này chủ yếu là dựa trên phân tích phong cách viết với các đặc trƣng đa dạng nhƣ dựa trên các dùng từ vựng, ngữ pháp, các đặc trƣng dựa trên nội dung [9]. Các nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu tập trung vào các loại văn bản chính thống nhƣ các bài báo, tiểu thuyết, bài luận v.v. Gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các kênh truyền thông trực tuyến, các nghiên cứu trong lĩnh vực này chuyển sang thực hiện trên các loại văn bản truyền thông trực tuyến nhƣ email, bài viết blogs, bài viết diễn đàn v.v. De Vel và các cộng sự [4] sử dụng 221 đặc trƣng để xác định tác giả các emails. Argamon và các cộng sự [1] nghiên cứu sự khác biệt giữa phong cách viết của nam và nữ trong 604 tài liệu từ kho ngữ liệu Anh Quốc (British National Corpus). Argamon và các cộng sự [2] khảo sát việc sử dụng các đặc trƣng dựa theo phong cách và nội dung để dự đoán giới tính và tuổi của các tác giả bài viết blogs trên tập dữ liệu gồm hơn 71.000 bài viết từ trang blogger.com. Mô hình này cho kết quả dự đoán có độ chính xác 80% cho giới tính và 76% cho độ tuổi. Iqbal và các cộng sự [7] đề xuất một phƣơng pháp tính một giá trị đƣợc gọi là “vân chữ viết” (write print) dựa trên các mẫu xuất hiện thƣờng xuyên đƣợc trích chọn từ các emails để dự đoán đặc điểm ngƣời dùng. Nguyen và các cộng sự [14] thực hiện nghiên cứu về dự đoán giới tính và độ tuổi của các tác giả bài viết trên mạng xã hội twitter và bài viết diễn đàn tiếng Hà Lan sử dụng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính và cho độ chinh xác dự đoán khoảng 80%. Bên cạnh việc nhận diện ngƣời dùng thông qua phân tích văn bản, gần đây, nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học máy tính đã mở rộng sang phân tích nhận diện đặc điểm ngƣời dùng dựa trên hành vi của họ, chẳng hạn nhƣ các hành vi duyệt website [6, 14], hành vi trong mạng di động [5], hành vi xem sản phẩm trong hệ thống thƣơng mại điện tử v.v. Khác với vấn đề xác định đặc điểm tác giả văn bản, các đặc trƣng hành vi của ngƣời dùng trên các hệ thống là đa dạng hơn nhiều. Do vậy, các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã sử dụng các tập đặc trƣng khác nhau và phụ thuộc vào các hệ thống cụ thể. Phƣơng pháp nhận diện chủ yếu sử dụng kỹ thuật học máy. Hu và các cộng sự [6] đề xuất một phƣơng pháp để giải quyết vấn đề dự đoán giới tính và độ tuổi của ngƣời dùng Internet thông qua phân tích hành vi duyệt web của họ. Hu sử dụng các thông tin xem trang web của ngƣời dùng nhƣ là các biến đầu vào để suy diễn thông tin đặc điểm cá nhân của họ. Thuật toán SVM đã đƣợc sử dụng trên tập đặc trƣng bao gồm các đặc trƣng dựa trên nội dung (các từ trong trang web) và dựa trên phân loại (theo các mục trong cấu trúc của trang web). Kết quả thực nghiệm đạt độ chính xác 79.7% khi dự đoán giớ tính và 60.3% khi dự đoán tuổi. Kabbur và các cộng sự [8] cũng thực hiện 1 nghiên cứu sử dụng học máy để dự đoán đặc điểm ngƣời dùng website dựa trên thông tin về nội dung và cấu trúc siêu liên kết. Nghiên cứu của Dong và các cộng sự [5] có mục tiêu suy diễn ra thông tin cá nhân của ngƣời dùng dựa trên các mẫu giao tiếp hàng ngày trên mạng di động. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên một mạng di động thực với hơn 7.000.000 ngƣời dùng và hơn 1 tỷ bản ghi giao dịch mỗi ngày. Các đặc trƣng đƣợc sử dụng bao gồm các đặc trƣng cá nhân, bạn bè, đặc trƣng tuần hoàn v.v. và đạt kết quả dự đoán 80% cho giới tính và 70% cho độ tuổi. Ying và các cộng sự [15] đề xuất một phƣơng pháp dự đoán thông tin cá nhân ngƣời dùng dựa trên phân tích hành vi và môi trƣờng. Nghiên cứu cũng phát triển một phƣơng pháp mới là mô hình phân loại nhiều cấp độ (multi-level classification model) để giải quyết vấn đề không cân bằng trong dữ liệu. Phuong và các cộng sự [13] giải quyết vấn đề dự đoán giới tính ngƣời dùng thông qua hành vi duyệt website. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân loại học máy và dùng các đặc trƣng thu đƣợc từ dữ liệu lƣu trữ thông tin duyệt web. Các đặc trƣng cơ bản đƣợc sử dụng cũng tƣơng tự nghiên cứu của Hu và các cộng sự [6], nhƣng nhóm tác giả sử dụng thêm nhiều loại đặc trƣng khác nhƣ các đặc trƣng dựa trên chủ đề, đặc trƣng thời gian, đặc trƣng kế tiếp v.v. qua đó làm tăng đáng kể kết quả dự đoán. SỐ 01 & 02 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 18 Dương Trần Đức Nghiên cứu của Lu và các cộng sự [12] cũng giải quyết vấn đề tƣơng tự nhƣ nghiên cứu này. Lu sử dụng 1 tập đặc trƣng bao gồm các đặc trƣng về tần suất, thời gian, các sản phẩm/loại sản phầm đƣợc xem và thuật toán phân loại Gradient Boosting Decision Trees. Sau đó, Lu thực hiện việc cập nhật nhãn để nâng cao độ chính xác bằng cách đƣa các thông tin về sản phẩm đƣợc xem vào tính toán làm mƣợt (tổng số lƣợng nam/nữ xem sản phẩm). Kết quả cuối cùng cho độ chính xác F1 trung bình của 2 lớp phân loại là 80.6. Bài báo này nghiên cứu một phƣơng pháp dự đoán giới tính của ngƣời dùng dựa trên dữ liệu xem sản phẩm của họ trên hệ thống TMĐT. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện chỉ có nghiên cứu của Lu và các cộng sự [12] là nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện và công bố trong lĩnh vực này. III. PHƢƠNG PHÁP A. Tổng quan về hệ thống Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát triển một hệ thống có thể nhận dữ liệu từ các file lƣu trữ thông tin xem sản phẩm của các khách hàng đã biết giới tính, trích chọn các đặc trƣng và nhãn phân loại để tạo ra 1 tập dữ liệu huấn luyện. Mô hình dự đoán sẽ đƣợc xây dựng dựa trên tập dữ liệu huấn luyện tạo đƣợc sử dụng một phƣơng pháp phân loại và sau đó có thể sử dụng để dự đoán giới tính của các khách hàng chƣa biết dựa trên hành vi xem sản phẩm của họ. File dữ liệu huấn luyện chứa các bản ghi tƣơng ứng với các thông tin lƣu trữ về hành vi xem sản phẩm của ngƣời dùng. Một bản ghi lƣu trữ chứa các thông tin về hành vi xem sản phẩm của 1 ngƣời dùng, nhƣ thời gian bắt đầu xem, kết thúc xem, danh sách các sản phẩm và loại sản phẩm đã xem. Nhãn phân loại cho mỗi dữ liệu mẫu là male/female (nam/nữ). Do vậy, vấn đề cần giải quyết là một vấn đề phân loại nhị phân với 2 nhãn tƣơng ứng. Phần tiếp theo sẽ mô tả chi tiết hơn về các đặc trƣng và các kỹ thuật đƣợc sử dụng để dự đoán. B. Các đặc trưng phân loại Các đặc trƣng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này đƣợc chia làm 2 loại, đƣợc gọi là các đặc trƣng cơ bản và các đặc trƣng nâng cao. 1) Đặc trưng cơ bản Các đặc trƣng cơ bản bao gồm các đặc trƣng liên quan đến thời gian, tần suất xem sản phầm và các đặc trƣng về các sản phẩm/loại sản phẩm riêng rẽ. Các thông tin nhƣ thời gian xem trong ngày, ngày trong tuần, ngày nghỉ/ngày lễ, thời lƣợng xem, số sản phẩm xem, thời gian trung bình khi xem 1 sản phẩm v.v. là các nhân tố có thể đƣợc dùng để dự đoán giới tính của ngƣời xem. Tổng cộng có 98 đặc trƣng nhị phân và 3 đặc trƣng số đƣợc sử dụng và đƣợc mô tả chi tiết hơn nhƣ trong bảng 1. Bảng 1. Các đặc trưng cơ bản Đặc trưng Mô tả Day Ngày trong tháng (31 đặc trƣng) Month Tháng trong năm (12 đặc trƣng) DayOfWeek Ngày trong tuần (7 đặc trƣng) StartTime/EndTime Giờ (24 đặc trƣng)/ Giờ (24 đặc trƣng) Duration Tổng thời gian xem (1 đặc trƣng) NumberOfProducts Số sản phẩn xem (1 đặc trƣng) AverageTimePerPro duct Thời gian trung bình xem 1 sản phẩm (1 đặc trƣng) Đặc trƣng về các sản phẩm/loại sản phẩm bao gồm tất cả các sản phẩm và loại sản phẩm có trong hệ thống. Để xây dựng danh mục các đặc trƣng này, chúng tôi thực hiện trích từ trong tập dữ liệu ra các mã sản phẩm/mã phân loại và sử dụng chúng nhƣ các đặc trƣng dạng số. Với mỗi sản phẩm/loại sản phẩm, chúng tôi thực hiện đếm số lần ngƣời dùng xem sản phẩm/loại sản phẩm đó trong lƣợt xem và sử dụng con số này làm giá trị của đặc trƣng tƣơng ứng. Do mỗi mã sản phẩm đầy đủ đƣợc hình thành từ 4 mã khác nhau, bao gồm mã loại sản phẩm ở mức chung nhất (bắt đầu bằng ký tự “A”), các mã loại sản phẩm ở mức tiếp theo (bắt đầu bằng ký tự “B” và “C”), và cuối cùng là mã sản phẩm cụ thể (bắt đầu bằng ký tự “D”), có 4 loại đặc trƣng thuộc dạng này với tổng cộng 8.035 đặc trƣng nhƣ trong bảng 1. Lƣu ý rằng do số lƣợng mã sản phẩm cụ thể là rất lớn và nhiều sản phẩm xuất hiện ở tập dữ liệu huấn luyện nhƣng không xuất hiện ở tập dữ liệu kiểm tra và ngƣợc lại, chúng tôi chỉ lựa chọn các mã sản phẩm có tần suất xuất hiện từ 3 lần trở lên và bổ sung thêm các sản phẩm có tần suất thấp hơn nhƣng xuất hiện ở cả 2 tập dữ liệu. Ngoài ra, do một sản phẩm có thể thuộc về nhiều hơn 1 phân loại, các sản phẩm này sẽ tạo ra nhiều hơn 1 đặc trƣng, tƣơng ứng với các phân loại. Bảng 2. Các đặc trưng về sản phẩm/loại sản phẩm riêng rẽ Đặc trưng Mô tả Loại sản phẩm mức chung nhất Mã bắt đầu là A (11 đặc trƣng) Loại sản phẩm mức 2 Mã bắt đầu là B (60 đặc trƣng) Loại sản phẩm mức 3 Mã bắt đầu là C (186 đặc trƣng) Sản phẩm cụ thể Mã bắt đầu là D (7.778 đặc trƣng) 2) Các đặc trưng nâng cao Bên cạnh các đặc trƣng sản phẩm/loại sản phẩm riêng rẽ, chúng tôi đặt giả thiết rằng mối quan hệ giữa các sản phẩm/loại sản phẩm đƣợc xem trong cùng 1 lƣợt xem cũng là một yếu tố có thể dùng để dự đoán giới tính ngƣời dùng. Chẳng hạn ngƣời dùng nam thƣờng chỉ xem ít loại sản phẩm trong 1 lƣợt xem trong khi ngƣời dùng nữ có thể xem liên tiếp nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong file dữ liệu, danh sách SỐ 01 & 02 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 19 PHƢƠNG PHÁP BIỂU DIỄN CÂY CHO DỰ ĐOÁN GIỚI TÍNH KHÁCH HÀNG DỰA TRÊN DỮ LIỆU TMĐT các sản phẩm/loại sản phẩm đã xem trong 1 lƣợt xem đƣợc biểu thị dƣới dang danh sách liệt kê nhƣ dƣới đây: A00002/B00003/C00006/D19760/; A00002/B00001/C00010/D18416; A00002/B00001/C00004/D19764/; A00002/B00003/C00008/D19761/; A00002/B00003/C00008/D08538/ Việc sử dụng danh sách liệt kê này có thể gây khó khăn cho việc trích chọn hiệu quả tất cả các thông tin về mối quan hệ giữa các sản phẩm/loại sản phẩm trong 1 lƣợt xem, chúng tôi đề xuất một biểu diễn dạng cây nhằm cung cấp 1 khung nhìn tốt hơn về các quan hệ này. Theo biểu diễn này, loại sản phẩm ở mức chung nhất sẽ nằm ở gốc của cây, các sản phẩm cụ thể nằm ở phần lá của cây và các loại sản phẩm ở cấp độ trung gian nằm ở các tầng giữa của cây. Theo đó, danh mục sản phẩm/loại sản phẩm đƣợc biểu diễn dƣới dạng danh sách liệt kê ở trên đƣợc chuyển đổi sang biểu diễn cây nhƣ trong hình 1. Từ biểu diễn dạng cây này, chúng ta có thể dễ dàng chuyển đổi ngƣợc trở lại biểu diễn dạng danh sách liệt kê bằng cách duyệt cây theo chiều sâu và từ trái sang phải. Ngoài ra, từ biểu diễn cây, chúng ta có thể rút ra đƣợc các thông tin về quan hệ giữa các sản phẩm/loại sản phẩm bằng cách khai thác các thuộc tính của cây nhƣ các nút, các tầng, đƣờng đi, nút kề v.v. Hình 1. Biểu diễn dạng cây của danh mục sản phẩm/loại sản phẩm được xem Trong vấn đề hiện tại, chúng ta có thể sử dụng các thuộc tính sau của cây để làm đặc trƣng về mối quan hệ:  Số các nút tại mỗi tầng: Tƣơng ứng với số sản phẩm/loại sản phẩm đƣợc xem trong mỗi lƣợt xem.  Chuỗi các nút liên tiếp trên cùng 1 tầng: Tƣơng ứng với các chuỗi sản phẩm/loại sản phẩm đƣợc xem liền nhau trong cùng một lƣợt xem. Từ chuỗi các nút liên tiếp trên cùng tầng, chúng tôi trích ra tất cả các chuỗi con k nút và chọn các chuỗi con có tần suất cao nhất làm đặc trƣng chuỗi.  Cặp nút chuyển đổi tại các tầng khác nhau: Đặc trƣng này phản ánh thói quen xem sản phẩm của 1 ngƣời dùng khi chuyển từ 1 loại sản phẩm này sang 1 loại khác ở tầng khác nhau. Chẳng hạn, với biểu diễn cây nhƣ ở hình 1.1, một số thuộc tính nhƣ ở trên có thể đƣợc trích ra nhƣ sau:  Số lƣợng nút tại mỗi tầng: {1, 3, 4, 5}  Chuỗi các nút liên tiếp trên cùng 1 tầng có thể là {B00001, B00003, B00001}, {B00001, B00003}, {C00006, C00010}, {D19760, D18416, D19764}, v.v.  Các cặp nút chuyển đổi tại các tầng khác nhau có thể là {D19760, B00001}, {D18416, C00004}, v.v. Với số lƣợng lớn các sản phẩm và phân loại sản phẩm, tổng số lƣợng các chuỗi nút và các cặp nút chuyển đổi có thể rất lớn. Do đó, tƣơng tƣ nhue cách xây dựng tập đặc trƣng cho các sản phẩm đơn lẻ, chúng tôi chỉ lựa chọn các chuỗi nút và các cặp nút chuyển đổi có tần suất xuất hiện ít nhất 3 lần và hoặc tần suất ít hơn nhƣng xuất hiện trong cả 2 tập dữ liệu. Theo đó, danh sách và số lƣợng các đặc trƣng nâng cao đƣợc liệt kê trong bảng 3. Bảng 3. Các đặc trưng nâng cao Đặc trưng Mô tả Số lƣợng nút tại mỗi tầng 4 đặc trƣng Các chuỗi nút có tần suất xuất hiện cao nhất 2.277 đặc trƣng Các cặp nút chuyển đổi có tần suất xuất hiện cao nhất 465 đặc trƣng C. Các phương pháp phân loại Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 3 thuật toán học máy để xây dựng mô hình phân loại nhƣ đã nói ở trên. Đó là Random Forest (RF), Support Vector Machine (SVM), và Bayesian Network (BN). RF là một thuật toán học kết hợp sử dụng các tập con của dữ liệu và tập con đặc trƣng để xây dựng nên các cây quyết định. RF xây dựng nhiều cây quyết định nhƣ vậy và kết hợp chúng để cho kết quả phân loại cuối cùng có độ chính xác cao hơn. Do thuật toán này lựa chọn ngẫu nhiên các tập con đặc trƣng để xây dựng cây quyết định nên phù hợp với các vấn đề có tập đặc trƣng lớn và thƣa nhƣ vấn đề hiện tại. SVM là phƣơng pháp phân loại dựa trên lý thuyết học thống kê đƣợc đề xuất bởi Vapnik năm 1995. SVM là thuật toán học máy có ƣu điểm là có thể xử lý số lƣợng lớn các đặc trƣng phân loại và không cần đến việc giảm bớt số lƣợng đặc trƣng nhằm tránh vấn đề quá khớp (over- fitting). Đặc điểm này rất hữu ích khi xử lý các vấn đề có số chiều lớn. BN là một mô hình xác suất dạng đồ thị biểu thị sự phụ thuộc thống kê trên một tập hợp các biến ngẫu nghiên. Đây cũng là thuật toán đƣợc sử dụng khá phổ biến trong xây dựng các mô hình học máy. Bên cạnh các thuật toán học máy, do tập dữ liệu huấn luyện có đặc điểm không cần bằng giữa các lớp (khoảng 80% là nữ và chỉ 20% nam), một số kỹ thuật hỗ trợ nhƣ Resampling, Cost-Sensitive Learning (CSL) đƣợc áp dụng để nâng cao độ chính xác cho lớp thiểu số. Resampling là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến để xử lý các trƣờng hợp không cân bằng trong dữ liệu huấn luyện. Ý tƣởng cơ bản của phƣơng pháp này là thêm vào hoặc bớt đi 1 số mẫu để làm cho tập dữ liệu trở nên cân bằng hơn. Ngoài ra, A00002 B00003 B00001 B00003 C00006 C00010 C00008 C00004 D19760 D18416 D19764 D19761 D08538 SỐ 01 & 02 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 20 Dương Trần Đức cũng có thể đặt lại trọng số cho các mẫu của mỗi lớp để giúp cân bằng tổng trọng số của mỗi lớp [10]. Trong khi resampling là một phƣơng pháp ở mức dữ liệu thì CSL là một phƣơng pháp ở mức thuật toán dùng để giải quyết vấn để phân loại không cân bằng. Theo Ling và các cộng sự [11], CSL là một phƣơng pháp có tính đến chi phí phân loại sai, nghĩa là nó xem xét các phân loại sai của các lớp khác nhau là khác nhau, nhờ đó có thể cân bằng độ chính xác giữa 2 lớp khi xây dựng mô hình phân loại. Ngoài ra, do số lƣợng các đặc trƣng lớp và dữ liệu thƣa, các kỹ thuật lựa chọn đặc trƣng đƣợc nghiên cứu, áp dụng để giảm bớt độ phức tạp và loại bỏ đi các đặc trƣng ít liên quan đến quá trình phân loại. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thử nghiệm một số độ đo nhƣ Độ lợi thông tin (Information Gain), Khi-bình phƣơng (Chi-Square), Tƣơng quan (Correlation) để chọn ra phƣơng pháp và số lƣợng đặc trƣng phù hợp nhất. IV. THỰC NGHIỆM A. Dữ liệu và phương pháp đánh giá Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các tập dữ liệu đƣợc cung cấp bởi tập đoàn FPT cho cuộc thi về khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức trong khuôn khổ hội nghị PAKDD’15. Dữ liệu đƣợc chia thành 2 tập là tập huấn luyện và tập kiểm chứng. Mỗi tập dữ liệu chứa 15.000 bản ghi, tƣơng ứng với các bản lƣu trữ về thông tin xem sản phẩm của mỗi ngƣời dùng. Về phƣơng pháp đánh giá, nhƣ đã trình bày ở trên, do vấn đề không cân bằng của các lớp dự đoán, độ đo chính xác cân bằng đƣợc sử dụng để đánh giá mô hình. Độ đo chính xác cân bằng đƣợc định nghĩa là độ chính xác trung bình của mỗi lớp và việc sử dụng độ đo này có thể tránh đƣợc các dự báo hiệu suất giả tạo trong các tập dữ liệu không cân bằng lớp. fptn tn fntp tp BACaccuracybalanced     *5.0*5.0 )( Trong đó tp (true positive) là số các mẫu mang nhãn “dƣơng” đƣợc phân đúng vào lớp “dƣơng”, tn (true nagative) là số các mẫu mang nhãn “âm” đƣợc phân đúng vào lớp “âm”, fp (false positives) là số các mẫu mang nhãn “âm” đƣợc phân sai vào lớp “dƣơng”, và fn (false negative) là số các mẫu mang nhãn “dƣơng” đƣợc phân sai vào lớp “âm”. Đây cũng là độ đo đƣợc sử dụng để đánh giá các kết quả trong cuộc thi PAKDD’15 Data Mining Competition. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng độ đo này cũng với độ đo Macro F1 để tiện so sánh với các nghiên cứu trƣớc đây. B. Kết quả và đánh giá Nhằm đánh giá hiệu quả của các đặc trƣng cơ bản và nâng cao, chúng tôi thực hiện các thí nghiệm trên các tập đặc trƣng khác nhau, bao gồm tập đặc trƣng cơ bản và tập đặc trƣng cơ bản kết hợp nâng cao. Theo cách phân loại tập đặc trƣng, các đặc trƣng nâng cao chỉ mang tính bổ sung, nếu sử dụng riêng rẽ sẽ không hiệu quả. Do đó, chúng tôi không tiến hành thí nghiệm trên tập đặc trƣng nâng cao riêng rẽ trong nghiên cứu này. Mỗi tập đặc trƣng sẽ đƣợc thử nghiệm trên 3 thuật toán học máy và các kỹ thuật hỗ trợ nhƣ đã nói ở trên, trong đó Resampling sử thuật toán tái cân bằng lớp dựa trên kỹ thuật đặt lại trọng số Class Balancer (CB). Công cụ thực nghiệm sử dụng bộ công cụ học máy WEKA (Waikato Environment for Knowledge Analysis). Đây là một tập hợp các thuật toán học máy và các công cụ xử lý dữ liệu đƣợc phát triển bởi nhóm nghiên cứu tại Đại học Waikato, New Zealand. Công cụ này đƣợc viết bằng ngôn ngữ Java và đƣợc phân phối dƣới dạng mã nguồn mở. Kết quả thực nghiệm cuối cùng cho thấy khi thuật toán học máy kết hợp với kỹ thuật tái cân bằng lớp theo phƣơng pháp đặt lại trọng số cho các lớp ClassBalancer và kỹ thuật học nhạy cảm chi phí CostSensitiveClassifier cho kết quả BAC tốt nhất. Bảng 4 cho thấy kết quả cụ thể của các thực nghiệm khi chƣa áp dụng các thuật toán lựa chọn đặc trƣng và tối ƣu tham số học máy. Bảng 4. Kết quả thực nghiệm khi sử dụng CSL kết hợp CB Đặc trưng cơ bản Đặc trưng cơ bản + nâng cao BAC Macro F1 BAC Macro F1 RF 77.3 75.5 81.0 78.5 SVM 76.6 74.4 79.5 76.7 BN 76.0 74.4 78.5 76.0 Có thể thấy, các đặc trƣng nâng cao khi đƣợc sử dụng kết hợp với các đặc trƣng cơ bản đã cải tiến kết quả đáng kể khi so sánh với việc chỉ sử dụng đặc trƣng cơ bản. Mặc dù vậy, trong tập dữ liệu đƣợc cung cấp, có khá nhiều lƣợt xem chỉ có một sản phẩm đƣợc xem (khoảng 30%) và các đặc trƣng nâng cao không có hiệu quả với các trƣờng hợp này (do không có nhiều sản phẩn đƣợc xem trong cùng lƣợt để khai thác mối quan hệ giữa chúng). Trên thực tế, số lƣợng ngƣời dùng xem nhiều sản phẩm trong 1 lƣợt xem sẽ nhiều hơn và do đó việc sử dụng các đặc trƣng nâng cao sẽ đem lại hiệu quả cao hơn khi áp dụng trong các trƣờng hợp này. So sánh kết quả của các thuật toán học máy, thuật toán RF có kết quả vƣợt trội so với các thuật SỐ 01 & 02 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 21 PHƢƠNG PHÁP BIỂU DIỄN CÂY CHO DỰ ĐOÁN GIỚI TÍNH KHÁCH HÀNG DỰA TRÊN DỮ LIỆU TMĐT toán SVM và BN. Thuật toán RF thực hiện học kết hợp thông qua việc lựa chọn nhiều tập con đặc trƣng và dữ liệu để xây dựng nên 1 tập các cây quyết định, do đó phù hợp với bài toán có số lƣợng đặc trƣng lớn và thƣa nhƣ bài toán hiện tại. Một điểm thú vị khác là phƣơng pháp biểu diễn đặc trƣng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này cũng có cấu trúc dạng cây. Tuy nhiên, kết quả vẫn có thể tiếp tục đƣợc cải tiến thông qua việc lựa chọn đặc trƣng và tối ƣu tham số. C. Lựa chọn đặc trưng và tối ưu tham số Mặc dù thuật toán RF đã tiến hành lựa chọn tập đặc trƣng tốt trong quá trình học thông qua việc lựa chọn ngẫu nhiên các đặc trƣng tại các bƣớc xây dựng cây quyết định, tuy nhiên vẫn có thể cải tiến độ chính xác bằng việc thực hiện các thuật toán lựa chọn đặc trƣng dựa trên các độ đo thống kê. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thử nghiệm 3 phƣơng pháp lựa chọn đặc trƣng là Information Gain, Chi-Square, và Correlation. Information Gain sử dụng cách đo độ quan trọng của mỗi đặc trƣng trong việc phân biệt các lớp phân loại và đã đƣợc ứng dụng trong nhiều nghiên cứu trƣớc đây và cho kết quả tốt. Chi-Square là phép thử có thể đánh giá sự độc lập của 2 biến trong thống kê, và đƣợc sử dụng để đo mức độ độc lập giữa 1 đặc trƣng và lớp phân loại. Trong khi đó, phƣơng pháp Correlation sử dụng độ đo tƣơng tự giữa các đặc trƣng với nhau và với lớp phân loại để đánh giá tập đặc trƣng tốt. Kết quả thử nghiệm cho thấy Information Gain là phƣơng pháp phù hợp nhất cho vấn đề hiện tại với số lƣợng tối ƣu đƣợc lựa chọn là 2.500 đặc trƣng. Hình 2 cho thấy kết quả phân loại tốt dần với các số lƣợng đặc trƣng thấp và đạt đỉnh tại mức 2.500 đặc trƣng. Hình 2. Kết quả phân loại với các số lượng đặc trưng được lựa chọn khác nhau Ngoài ra, các thực nghiệm ở phần trƣớc đƣợc thực hiện trên tập tham số mặc định của thuật toán. Các kết quả có thể đƣợc cải tiến thông qua việc tối ƣu các tham số. Thuật toán RF có 3 tham số có thể ảnh hƣởng tới độ chính xác phân loại. Đó là số lƣợng đặc trƣng tối đa đƣợc lựa chọn khi xây dựng các cây quyết định, số lƣợng cây đƣợc xây dựng (số vòng lặp), kích thƣớc lá tối thiểu của cây. Các tham số này đƣợc tối ƣu sử dụng thuật toán Grid Search để chọn ra các tham số cho kết quả tốt nhất với thời gian tính toán phù hợp. Bảng 6 cho biết kết quả phân loại sau khi thực hiện lựa chọn đặc trƣng và tối ƣu tham số cho thuật toán RF. Bảng 5. Kết quả phân loại sau khi lựa chọn đặc trưng và tối ưu tham số BAC Macro F1 Kết quả ban đầu 81.0 78.5 Áp dụng lựa chọn đặc trƣng với Information Gain 81.2 78.8 Tối ƣu tham số cho thuật toán RF (1000 cây, với số đặc trƣng 13) 81.7 79.3 D. Đánh giá Kết quả cơ sở của các nghiên cứu về dự đoán giới tính tác giả văn bản là hơn 80% (độ đo chính xác thông thƣờng accracy và độ đo F1). Mặc dù so sánh các kết quả của các nghiên cứu trên các tập dữ liệu khác nhau không thực sự hợp lý, tuy nhiên, với cùng mục đích dự đoán giới tính ngƣời dùng, kết quả của nghiên cứu này có thể xem là có nhiều triển vọng. Với các nghiên cứu có độ tƣơng tự cao hơn nhƣ [6], [13] khi dự đoán giới tính ngƣời dùng thông qua hành vi duyệt website, kết quả Marco F1 của nghiên cứu này cũng tƣơng đƣơng, trong khi hành vi duyệt website tạo ra nhiều dữ liệu có ý nghĩa hơn. Ngoài ra, các trang web còn chứa các văn bản, do vậy có thể tạo ra nhiều loại đặc trƣng hơn. So sánh với các giải pháp khác của các nhóm tham gia cuộc thi PAKDD’15 Data Mining Competition, giải pháp trong nghiên cứu này trong top 10 trên 150 nhóm tham dự. Kết quả của nhóm cao nhất là 87.9% và các nhóm trong top 10 có kết quả từ 81%. Tuy nhiên, ƣu điểm của giải pháp của nghiên cứu này là sử dụng một cấu trúc đặc trƣng đơn giản, nhƣng vẫn đạt đƣợc các kết quả đáng kể. Cấu trúc đặc trƣng này có tính tổng quát, không chứa các đặc trƣng mang tính đặc thù, do vậy có thể dễ dàng áp dụng sang các hệ thống khác. So sánh với nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cùng tập dữ liệu và đƣợc công bố chính thức của Lu và các cộng sự [12], nghiên cứu này có kết quả tốt hơn, mặc dù không sử dụng bƣớc cập nhật nhãn. V. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày một phƣơng pháp dự đoán giới tính ngƣời dùng dựa trên dữ liệu thu thập từ hệ thống TMĐT. Phƣơng pháp tiếp cận sử dụng các đặc trƣng cơ bản nhƣ thời gian, tần suất xem sản phẩm, cùng với các đặc trƣng nâng cao nhƣ các chuỗi sản phẩm/loại sản phẩm hoặc các cặp sản phẩm/loại sản phầm chuyển tiếp trong lƣợt xem. Phƣơng pháp này sử dụng một biểu diễn dạng cây của danh sách các sản phẩm/loại sản phẩm và sử dụng các Số lượng đặc trưng SỐ 01 & 02 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 22 Dương Trần Đức thuộc tính của cây nhƣ số nút, chuỗi các nút cùng tầng, cặp nút chuyển khác tầng v.v. làm đặc trƣng phân loại. Thiết kế tập đặc trƣng này cho kết quả tốt nhất trên thuật toán Random Forest cùng với các kỹ thuật hỗ trợ nhƣ Cost Sensitive Learning và Class Balancing. Ngoài ra, kết quả cũng đƣợc cải tiến thông qua một số kỹ thuật nhƣ lựa chọn đặc trƣng, tối ƣu tham số thuật toán. Hƣớng phát triển tiếp theo của nghiên cứu có thể liên quan đến việc khai thác các đặc trƣng rút trích từ cây biểu diễn danh sách sản phẩm/loại sản phẩm. Ngoài ra, cũng có thể thu thập thêm các dữ liệu bổ sung và mở rộng sang dự đoán các đặc điểm khác của ngƣời dùng nhƣ độ tuổi, nghề nghiệp v.v. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] S. Argamon, M. Koppel, J. Fine, and A. Shimoni, “Gender, genre, and writing style in formal written texts,” Text 23(3), August 2003. [2] S. Argamon, M. Koppel, J. Pennebaker, and J. Schler, “Automatically profiling the author of an anonymous text,” Communications of the ACM , v.52 n.2, February 2009. [3] J. C. A. Culotta, N. R. Kumar, and J. Cutler, “Predicting the demographics of twitter users from website traffic data, ” Proceedings of the 29th AAAI Conference on Artificial Intelligence, Jan 2015. [4] O. De Vel, A. Anderson, M. Corney, and G. M. Mohay, “Mining e-mail content for author identification forensics,” SIGMOD Record 30(4), pp. 55-64, 2001. [5] Y. Dong, Y. Yang, J. Tang, Y. Yang, and N. V. Chawla, “Inferring user demographics and social strategies in mobile social networks.” In: KDD’14. ACM. p. 15–24, 2014. [6] J. Hu, H. J. Zeng, H. Li, C. Niu, and Z. Chen, “Demographic prediction based on user’s browsing behavior,” Proceedings of the 16th international conference on World Wide Web, pp. 151-160, 2007. [7] F. Iqbal, M. Debbabi, B. C. M. Fung, and L. A. Khan, “E-mail authorship verification for forensic investigation,” Proceedings of the 2010 ACM Symposium on Applied Computing, ser. SAC '10. New York, NY, USA: ACM, pp. 1591-1598, 2010. [8] S. Kabbur, E. H. Han, and G. Karypis, “Content-based methods for predicting web-site demographic attributes,” Proceedings of ICDM, pp. 863-868, 2010. [9] M. Koppel, S. Argamon, and A. R. Shimoni, “Automatically categorizing written texts by author gender,” Literary and Linguistic Computing, 17(4), pp : 401-412, 2002. [10] S. Kotsiantis, D. Kanellopoulos, and P. Pintelas, “Handling unbalanced datasets: A review,” GESTS International Transactions on Computer Science and Engineering 30 (1), pp. 25-36, 2006. [11] C. X. Ling, and V. S. Sheng, “Cost-sensitive learning and the class imbalance problem.” In: Sammut C (ed) Encyclopedia of machine learning. Springer, Berlin, 2008. [12] S. Lu, Z. Meng, Z. Hui, Z. Chen, W. Wei, and W. Hao, "GenderPredictor: A Method to Predict Gender of Customers from E-commerce Website," In Web Intelligence and Intelligent Agent Technology (WI- IAT), 2015 IEEE/WIC/ACM International Conference on, vol. 3, pp. 13-16. 2015. [13] T. M. Phuong, and D. V. Phuong, “Gender prediction using browsing history,” Proceedings of the Fifth International Conference KSE 2013, Volume 1. pp. 271-283, 2013. [14] D. Nguyen, R. Gravel, D. Trieschnigg, and T. Meder, "How old do you think i am?; a study of language and age in twitter,” Proceedings of the Seventh International AAAI Conference on Weblogs and Social Media, 2013. [15] J. J. C. Ying, Y. J. Chang, C. M. Huang, and V. S. Tseng, “ Demographic prediction based on users mobile behaviors,” In Nokia Mobile Data Challenge, 2012. Ảnh tác giả Dƣơng Trần Đức Tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội ngành Công nghệ thông tin năm 1999. Tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Hệ thống thông tin tại Đại học Tổng hợp Leeds, Vương Quốc Anh năm 2004. Hiện đang công tác tại Khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. SỐ 01 & 02 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_bieu_dien_cay_cho_du_doan_gioi_tinh_khach_hang_d.pdf
Tài liệu liên quan