Quỹ đầu tư

Hiện nay đã có luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 48/1999/NĐ - Chính phủ và Quyết định 05/1995 QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCK Nhà nước quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ nhưng để các văn bản này đi vào thực tiễn cần sớm hoàn thiện để nâng lên thành luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đồng thời luật về kế toán và kiểm toán và các bộ luật khác như Luật Dân sự, Đất đai, Đầu tư, Hình sự.phải được hoàn thiện để tạo công bằng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và giải quyết một cách nhanh chóng các tranh chấp xảy ra.

doc25 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quỹ đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư : Người tư vấn của quỹ quản lý hồ sơ đầu tư chứng khoán của quỹ. Họ sẽ mua bán chứng khoán phù hợp với chính sách đầu tư và mục tiêu đầu tư của quỹ và được trả một khoản thù lao IV. Hoạt động của quỹ đầu tư Mục tiêu đầu tư của một quỹ đầu tư Kiếm thu nhập ngay, chia lợi tức hàng kỳ để cổ đông có thu nhập và chi tiêu cho tiêu dùng hàng tháng. Dành lại các khoản cổ tức để tái đầu tư vào sự phát triển của quỹ Kết hợp cả hai mục tiêu trên, thu lợi tức và phát triển vốn của quỹ bằng cách bỏ vốn vào các dự án hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán 2. Huy động vốn của quỹ đầu tư Trên bảng cân đối tài sản của một quỹ đầu tư vào bất cứ thời điểm nào đều có dạng cơ bản như sau : Tài sản có Tài sản nợ I. Tài sản lưu động: 1.Tiền mặt 2.Đầu tư ngắn hạn 3.Đầu tư trung và dài hạn Trái phiếu Cổ phiếu Vốn liên doanh Các khoản chi phí phải trả Vốn cổ đông Tài sản cố định Tổng cộng : xxx Tổng cộng : xxx Quỹ đầu tư gọi vốn bằng cách phát hành cổ phiếu: 2.1.Chủ thể phát hành: Các nhà sáng lập quỹ đầu tư phát hành thông cáo trên các báo chí tài chính sau khi được phép thành lập. Các công ty môi giới chứng khoán đứng ra hỗ trợ việc tiếp thị đến khách hàng hoặc chính họ sẽ là nhà đầu tư vào quỹ. 2.2.Thể thức phát hành: Người đứng ra phát hành thường là các công ty môi giới chứng khoán và họ chính là người tư vấn cho quỹ về thủ tục huy động vốn và tổ chức phát hành cổ phiếu. Các nhà sáng lập quỹ có thể yêu cầu có người bảo lãnh, các bên bảo lãnh đảm bảo mua hết cổ phần mà chưa có người đăng kí trong cuộc phát hành cổ phiếu mới để đảm bảo số vốn cần có sẽ được huy động đầy đủ. 2.3. Hình thức phát hành: - Phát hành bằng các thư chào bán: Quỹ đầu tư sẽ phát hành trực tiếp đến các nhà đầu tư cá thể theo mệnh giá, thư chào bán và đơn đăng kí được gửi đến khách hàng hoặc được đăng trên các báo cáo tài chính. Các công ty tư vấn có vai trò tiếp thị để lôi cuốn sự quan tâm của công chúng và tính toán để có được kết quả phát hành thành công. - Phát hành thông qua các công ty môi giới chứng khoán: Công ty quỹ đầu tư bán cổ phiếu cho các công ty môi giới chứng khoán với giá thường bằng mệnh giá cộng phí hoa hồng để họ chào bán lại cho khách hàng - Phát hành thông qua đấu thầu giữa các công ty môi giới chứng khoán: Công ty quỹ đầu tư đặt giá tối thiểu cho cổ phiếu, sau đó các công ty môi giới chứng khoán sẽ quyết định giá mua cao hơn với đảm bảo việc bán lại có thành công và sẽ đăng kí mua. Công ty nhận được quyền phát hành cổ phiếu là công ty đưa ra mức giá cao nhất. Đơn xin mua cao nhất được phân phối theo giá thầu và số tiền dư được hoàn lại. 3. Sử dung vốn Danh mục đầu tư của quỹ nhằm vào việc quản lý đầu tư theo mục tiêu của quỹ. Quản lý danh mục đầu tư là một khâu quan trọng để đạt được lợi nhuận cao nhất có thể với sự bảo đảm gia tăng giá trị vốn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Trong thực tế, các khoản đầu tư có lợi tức cao thường có sự giới hạn hoặc nghi ngờ về khả năng tăng trưởng, tức là lợi tức càng cao thì rủi ro càng lớn. Chính vì vậy việc quản lý danh mục tài sản có của quỹ là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thết bại của một quỹ, đòi hỏi phải có nguyên tắc quản lý riêng. 3.1.Nguyên tắc quản lý tài sản có 3.1.1.Đo lường thu nhập dự kiến và rủi ro của một danh mục các khoản đầu tư : Khi đầu tư đòi hỏi các nhà quản lý phải tính toán mức thu nhập, rủi ro của từng tài khoản đầu tư hoặc từng tái sản rồi kết hợp các khoản đầu tư sao cho tối ưu nhất. Tức là làm sao giảm được tối đa rủi ro trên mức thu nhập dự kiến hoặc tăng tối đa mức thu nhập trên tỉ lệ rủi ro cho phép chấp nhận được. 3.1.2.Đa dạng hoá các tài sản trong dang mục và các rủi ro của danh mục tài sản : Nguyên tắc cơ bản của tài chính là các nhà đầu tư đa dạng hoá các khoản đầu tư ở nhiều lĩnh vực để giảm bớt các rủi ro mà vẫn có thu nhập bình thường. 3.2.Chọn lựa danh mục các khoản đầu tư: Việc lựa chọn danh mục các khoản đầu tư chịu ảnh hưởng của chính sách đầu tư của một quỹ đó là việc chấp nhận mạo hiểm hay giữ mức an toàn tài sản. Yếu tố rủi ro có vị trí ảnh hưởng đến các quyết định và chính sách đầu tư. 4.Hoạt động nghiệp vụ của Quỹ đầu tư 4.1.Các hoạt động phục vụ cho khách hàng. Quỹ đầu tư thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng như: rút tiền, mua cổ phiếu mới, tái đầu tư .. 4.2.Các nghiệp vụ kinh doanh của Quỹ đầu tư 4.2.1. Các nghiệp vụ đầu tư trực tiếp: Quỹ đầu tư tham gia trực tiếp vào các dự án sản xuất kinh doanh trong nước và cả nước ngoài vừa đóng vai trò tài trợ vốn vừa cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật. 4.2.2.Các nghiệp vụ đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán: Tham gia mua bán cổ phiếu bằng cách thường xuyên theo dõi, đánh giá cổ phiếu của công ty và theo dõi chỉ số trên thị trường chứng khoán. Tham gia mua bán các trái phiếu. Tham gia mua bán các hợp đồng tương lai và các hợp đồng quyền chọn vừa để kiếm lời vừa để bảo hiểm đầu tư cho chứng khoán Quỹ nắm giữ. V.Chi phí và thu nhập của Quỹ đầu tư, nhà đầu tư Các chi phí trong hoạt động của một Quỹ đầu tư Chi phí quản lý Chi phí quảng cáo phát hành cổ phiếu Chi phí tái đầu tư 2.Thu nhập của Quỹ đầu tư 2.1.Cổ tức được hưởng do các công ty thanh toán cho cổ đông hàng năm. 2.2.Thu nhập về vốn: giá trị các khoản đầu tư tăng do các khoản đầu tư thành công. 2.3.Đối với các Quỹ có tham gia các nghiệp vụ tài trợ vốn, liên doanh thì phần thu nhập hàng năm còn được cộng thêm phần lợi nhuận do đầu tư mang lại. 3.Thu nhập của nhà đầu tư Chi phí giao dịch nhỏ hơn khi mua chứng khoán. Giảm rủi ro khi đa dạng hoá danh mục đầu tư mà họ nắm giữ. VI. Rủi ro của Quỹ đầu tư Rủi ro lãi suất, tỷ giá. Biến động thị trường. Tiền mặt tồn quỹ lớn do không tìm được dự án đầu tư khả thi. VII.Lợi ích của Quỹ đầu tư so với đầu tư trực tiếp Phân tán rủi ro. Quản lý chuyên nghiệp. Chi phí hoạt động thấp. Các dịch vụ cổ đông. Tính thanh khoản. An toàn trước các hành vi không công bằng. Sự thuận tiện. VIII. Mối quan hệ của Quỹ đầu tư với thị trường chứng khoán Theo nguyên tắc tổ chức thị trường chứng khoán, mọi hoạt động giao dịch mua và bán chứng khoán đều phải thông qua trung gian các công ty môi giới chứng khoán là thành viên của thị trường chứng khoán. Các công ty Quỹ đầu tư phải giao dịch thông qua các công ty môi giới chứng khoán mặc dù chính các công ty chứng khoán này cũng có thể lập ra các Quỹ đầu tư riêng, song việc tách biệt chức năng này là nhằm để cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước dễ dàng kiểm soát các hoạt động trên thị trường. Như vậy các Quỹ đầu tư sẽ đóng vai trò là chiếc cấu nối các nhà đầu tư cá thể, người tiết kiệm với thị trường chứng khoán thông qua các công ty môi giới chứng khoán. Thị trường chứng khoán lại đóng vai trò là cơ sở cho sự hoạt động của các Quỹ. Thị trường chứng khoán. Các dự án đầu tư , các doanh nghiệp cổ phần Vốn tiết kiệm trong dân Quỹ đầu tư Đem bán lại các cổ phiếu. Đầu tư trực tiếp vào cổ phần. Mua bán chứng khoán. Mua cổ phần của Quỹ đầu tư. Đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán Mô hình hoạt động của Quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán. Phần II: Thực trạng hoạt động các Quỹ đầu tư tại Việt Nam Xu hướng và giải pháp. I.Thực trạng hoạt động của các Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1.Cơ sở pháp lý chi phối sự hoạt động các Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Các Quỹ đầu tư tại Việt Nam chịu chế tài chi phối bởi các luật và quy chế sau: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 18/2000/QĐ 10 ngày 09 tháng 06 năm 2000. Luật các Tổ chức tín dụng được Quốc hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997. Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và Công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm1998 của Chủ tịch UBCK Nhà nước. Luật Doanh nghiệp, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/06/1999. 2.Quá trình hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2.1.Thời kỳ mới thành lập 2.1.1.Việt Nam Fund (VF). Danh mục đầu tư của VF: + Tiền mặt và trái phiếu: chiếm tỷ trọng 75%. + Cổ phần liên doanh: chiếm tỷ trọng 25% Các dự án đi vào hoạt động của VF: (triệu USD) Dự án đầu tư Lĩnh vực Giá trị dự án Đã đầu tư Agravina (Bio Organics) Chế biên nông sản 494.854 494.854 Công ty Huy Hoàng Sản xuất 3.909.833 3.909.833 Ngân hàng Hàng hải Tài chính 2.358.535 2.358.535 Dragon Propertic Nhà, Văn phòng 10.062.835 1.604.865 La Corp. Genaraldes Zines Du lịch 2.454.843 94.493 Johnson Buisse Asia Sản xuất 2.070.891 2.070.891 Công ty Việt Hoa Xây dựng 3.544.456 2.231.956 Hàng văn phòng Tài chính 2.270.000 2.270.000 Cộng 27.176.247 15.035.427 Như vậy tổng số các dự án đầu tư đang thực hiện của VF chỉ chiếm đến 44% (27.176.247 USD) trong tổng số vốn huy động của quỹ là 61,3 triệu. Quá trình đầu tư vốn thực sự chỉ mới là 55,3% (15.035.427USD), số vốn dự định đầu tư chỉ chiếm 24,32% số quỹ hiện có. Hoạt động của VF đã có những thuận lợi ban đầu, đó là việc chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép ngân hàng VO Bank phát hành cổ phiếu cho quỹ đã đánh dấu thời kỳ cho phép các pháp nhân nước ngoài trực tiếp mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2.1.2.Templeton Việt Nam Opportunities Fund (TVDF). Danh mục đầu tư theo tài sản của TVDF +Thương mại và cho vay ngắn hạn: 45,8% +Đã đầu tư cổ phiếu : 54,2% Danh mục đầu tư theo lĩnh vực của quỹ: Lĩnh vực Tỷ trọng Sản xuất hàng tiêu dùng 14,1% Tài chính 13,7% Công nghiệp hỗn hợp 8,2% Vật liệu 7,3% Dịch vụ 7,3% Tài trợ vốn 3,6% Tổng 54,2% Các doanh nghiệp mà TVOF nắm giữ cổ phần 9/1994: Công ty thép Nat Steel, Công ty Swire Pacific, Tập đoàn New World Development, Công ty American Standard Sanitaly Ware, Bangkok Bank, Ngân hàng quân sự Thái Lan, Tập đoàn First Pacific, Peregrine Investment Holdings, Luk Industrial, Công ty Siam Syntech. 2.1.3.Việt Nam Frontier Fund (VFF). Danh mục đầu tư của VFF: + Thương mại : 3,05% + Trái phiếu : 39,57% + Tín Dụng : 11,33% + Đầu tư cổ phiếu : 46,05% Các loại dự án đầu tư: Dự án Số vốn đầu tư Dự án Số vốn đầu tư IndoChina Goldfields 5,00 NH thương mại cổ phần hàng hải 1,20 Barlile Corporation 1,35 Việt Nam Industrial Investment 2,00 Lukraxi(Ciment) 5,26 NH thương mại cổ phần á Châu 4,90 North Bridge Communities 5,00 Vina Cafê Công ty xây dựng Thuỷ điện Quảng Nam-Đà Nẵng 1,50 TN Vina Thai (Tuk tuk VN). 3,50 2.1.4.Beta Việt Nam Fund (BVF) Danh mục đầu tư +Thương mại và trái phiếu : 69% +Cho vay : 19% +Đầu tư vào cổ phần ở Việt Nam : 12% Các dự án hoạt động tại Việt Nam Dự án Giá trị đầu tư Pegasus Leisure 37,62% cổ phần Apex Dalat 1.000.000USD (51% cổ phần) Iddson Group 1.000.000USD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) 6.700.000USD Việt Nam Industrial Investments 6.100.000USD (6,2% cổ phần) 2.1.5.Lazard Việt Nam Fund (LVF): Các dự án hoạt động +Khách sạn Metropol Hotel - Pullman - Hà Nội +Khu nhà ở, Văn phòng cao ốc New Age Office Complex - Hà Nội +Khu nhà cao cấp SaiGon Village - TpHCM +Khu du lịch Golden Ladge Resors - Hà Nội +Công ty liên doanh sản xuất gỗ cao cấp Bình Thuận. Chiến lược của quỹ là đầu tư vào các dịch vụ tiêu dùng, khách sạn, Công nghiệp xây dựng và ngành nhựa với giá trị từ 3 đến 10 triệu USD đầu tư vào một dự án. 2.1.6.Việt Nam Enterprise Investment Keppel. (VAIK) Danh mục đầu tư +Thương mại và Trái phiếu: 75% +Đầu tư cổ phần : 25% Các dự án: +International Grammar School - TpHCM +Ba son - Keppel -Sửa chữa tàu biển +Các dự án về khách sạn, văn phòng và viễn thông. VIEK đầu tư 20 Triệu USD(25%) vào các dự án trên. 2.2.Giai đoạn 1997 - 2000 Tên 10/1997 8/2000 Quỹ Nguồn vốn Giá (Cent /chứng chỉ) NAV(Cent/chứng chỉ) Nguồn vốn Giá (Cent /chứng chỉ) NAV(Cent/ chứng chỉ) BVF 47,2 7,25 10,16 8,98 1,38 3,11 VF 42,0 8,25 11,29 12,44 4,00 8,41 VFF 38,8 7,75 10,64 15,93 3,75 8,05 TVF 90,6 11,25 12,70 VEI 16,5 1,01 0,99 21,87 0,71 0,81 Đến năm 2000 khi thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên tại TP HCM thì ở Việt Nam còn tồn tại 5 Quỹ đầu tư nước ngoài. Tình hình hoạt động của chúng tại thời điểm đó được phản ánh qua bảng trên Trong quá trình hoạt động các quỹ này đều gặp nhiều khó khăn: khó khăn trong điều kiện pháp lý thiếu đồng bộ và ngặt nghèo, cộng thêm với một môi trường tài chính chưa phát triển. Hầu hết các quỹ đều không đạt mục đích, vốn huy động và giá chứng chỉ Quỹ đầu tư đều giảm, có quỹ đã bỏ cuộc, chỉ duy nhất có Dragon Capital (VEI) có vốn huy động tăng từ 16,5 triệu USD lên 21,87 triệu USD trong tháng 8/2000. Đây là quỹ hoạt động thành công nhất ở Việt Nam, đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau và đã mang lại những kết quả nhất định. 3.Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của các Quỹ đầu tư nước ngoài 3.1.Những thuận lợi Thứ nhất, chính sách của Nhà nước Việt Nam ủng hộ sự hoạt động của các Quỹ đầu tư, các Bộ ngành đã phối hợp để ban hành quy chế hoạt động cho sự hoạt động của quỹ, đặc biệt là cải cách pháp luật, đưa ra chính sách ưu đãi đầu tư. Thứ hai, các tổ chức như Ngân hàng, bảo hiểm, Tổng công ty Nhà nước và các cá nhân có thu nhập cao đều có nhu cầu đầu tư . Thứ ba, Việt Nam đã luôn đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, góp phần tạo môi trường cho Quỹ đầu tư. Thứ tư, đó là sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, đây là một thuận lợi có tính chất bước ngoặt giúp cho Quỹ đầu tư đẩy mạnh đầu tư vào các công ty cổ phần giúp các doanh nghiệp này niêm yết và giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Qua đó, các Quỹ đầu tư dễ dàng tháo lui vốn thông qua chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán. 3.2.Những khó khăn Thứ nhất, môi trường pháp lý của Việt Nam chưa có những quy định rõ ràng cho các Quỹ đầu tư nước ngoài dẫn đến quá trình đầu tư vào các doanh nghiệp gặp khó khăn. Mặc dù hành lang pháp lý của Việt Nam đang được xúc tiến cải tổ nhưng thực tế trong nhiều năm qua cho thấy nó luôn không theo kịp nhịp đập của thị trường. Chẳng hạn như quy định về tỷ lệ vốn: luật đầu tư nước ngoài Việt Nam và Luật doanh nghiệp chỉ cho phép các đối tác nước ngoài được nắm giữ tối đa 30% cổ phiếu của một công ty trong khi mục tiêu của Quỹ đầu tư là kinh doanh chênh lệch giá, mục tiêu này cũng sẽ không thể thực hiện được khi tính lỏng của thị trường chứng khoán trước năm 2000 là bằng không. Thủ tục xin phép đầu tư vào chứng khoán còn phức tạp và mất nhiều thời gian. Thông thường để tham gia mua cổ phần phải mất từ 3 đến 6 tháng để thẩm định dự án, nhưng cần từ 6 đến 12 tháng để nhận được giấy phép. Chưa có quy định điều chỉnh cho mọi tổ chức và cá nhân phải tuân theo, có nhiều tổ chức và cá nhân đã tự phát kinh doanh bất động sản và mua bán chứng từ. Nghị định 48/1998 NĐ-Chính phủ, ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán có quy định về hoạt động của Quỹ đầu tư song khi áp dụng vào Quỹ đầu tư nước ngoài thì gặp phải nhiều bất cập: Đó là, điều 3 NĐ có quy định Quỹ đầu tư được đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ, nhưng lại không quy định tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán niêm yết hay không. Khoản 2 điều 14 quy định công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một quỹ để đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán lưu hành. Khoản 3 điều 14 quy định công ty quản lý quỹ không được dùng vốn của quỹ mình quản lý để mua quá 49% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành. Những điều này làm cho những doanh nghiệp có mức vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng có tỷ lệ vốn đầu tư trên tổng nguồn vốn cuả quỹ là quá thấp nên hạn chế trong hoạt động đầu tư. Hơn nữa nó cũng làm cho các doanh nghiệp đầu tư vào các doanh nghiệp khác nhau dẫn đến chi phí quản lý cao làm cho hầu hết các công ty đều chưa có lãi tại thời điểm đó. Thứ hai, môi trường và nền văn hoá của giới kinh doanh trong nước cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không thành công của các Quỹ đầu tư ở Việt Nam. ở Việt Nam các quỹ này tìm được rất ít cơ hội góp vốn có ý nghĩa vào các công ty có sẵn (các doanh nghiệp cổ phần) mà lý do là ở chỗ cá công ty trong nước luôn e dè khả năng bị đối tác nước ngoài thôn tính. Mặt khác số công ty được niêm yết còn ít nên các quỹ gặp nhiều khó khăn trong việc tháo lui vốn, khi chuyển nhượng bị giảm giá trị. Thứ ba, lỗi cũng không hoàn toàn từ phía bên ngoài mà có cả từ phái các Quỹ đầu tư nước ngoài, chiến lược hoạt động trong thời gian đầu của các Quỹ đầu tư cũng có nhiều điểm không tương thích với môi trường kinh tế Việt Nam. Trong thực tế vốn trung bình của một dự án Việt Nam trước đây chỉ khoảng 10 triệu USD, gần đây có các dự án cao hơn nhưng không đáng kể, trong khi đó hầu hết các quỹ lại chỉ tập trung vào các dự án có quy mô lớn, các quỹ còn lại còn đòi hỏi khắt khe về tỷ suất lợi nhuận của các dự án, làm như thế là các quỹ đã tự trói buộc thị trường đầu tư của chính mình. 4.Một số giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả trong hoạt động của các Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Một là, cần phải có sự điều hành trong hành lang pháp lý, cần phải ban hành ra một quy chế cho quỹ rõ ràng hơn, quy chế đó phải mang tính hợp lý, chính xác, cụ thể, tỉ mỉ. Quy định về tỷ lệ vốn đầu tư vào một doanh nghiệp ở mức làm sao đảm bảo chi phí trên một đồng vốn ở mức hợp lý; đồng thời cần phải quy định thuế vốn để các quỹ dự trù được chi phí. Hai là, một số quy chế cần mở rộng hơn nữa tạo ra tính linh hoạt cho các quỹ để các quỹ đầu tư khai thác tối đa vốn của mình (NĐ 48 Chính phủ và thị trường chứng khoán sắp được điều chỉnh). Ba là, chế độ ưu tiên ưu đãi của Quỹ đầu tư gián tiếp cũng nên được ưu tiên như quỹ đầu tư trực tiếp. Bốn là, chúng ta cần thiết phải chủ động đưa ra các dự án đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Thậm chí là có thể có những ưu đãi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước nếu họ thoả mãn các dự án mà chúng ta thấy cần thiết. Có như vậy thì sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư của các Quỹ đầu tư. Hơn nữa việc tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài mới mang lại những cơ sở tiền đề quan trọng thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế đất nước, tránh được sự thụ động trong qúa trình xét duyệt, chấp nhận các dự án do các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra. II.Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam Vài nét về Quỹ đầu tư mạo hiểm Quỹ đầu tư mạo hiểm có thể quan niệm đó là một tổ chức tài chính đầu tư cổ phần vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa niêm yết. Và ở mức độ nào đó, đại diện của quỹ đầu tư mạo hiểm có thể tham gia vào hoạt động quản lý công ty mà họ là cổ đông. Cũng có thể hiểu Quỹ đầu tư mạo hiểm là một tổ chức tài chính sẵn sàng cung cấp vốn (có thể là cả nhân lực) thông qua việc tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp mà họ thấy có tiềm năng phát triển mạnh, với hy vọng sẽ thu được những khoản lợi cao. Tại Việt Nam, vào những năm 1990 có tới 6 Quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập với số vốn trên 4000 triệu USD: Laza Việt Nam Fund (Pháp); Beta Việt Nam (Anh); Việt Nam Frontier Fund (Mĩ - Pháp); Templeton Việt Nam Coppoturnites Fund (Mĩ); Việt Nam Fund (Singapore) và Việt Nam Enterprise Investment Ltd (Dragon Capital quản lý ). Nhưng chỉ mấy năm sau đó thì các quỹ dừng hoạt động đầu tư mới hoặc bán đi toàn bộ danh mục các khoản đầu tư ở Việt Nam và chỉ còn lại 4 quỹ. 2.Vai trò của Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam Các quỹ này cung cấp nguồn vốn chủ yếu, quan trọng trong các hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư mạo hiểm và việc đầu tư trên thị trường chứng khoán có liên quan mật thiết với nhau. Hoạt động đầu tư mạo hiểm sẽ đóng vai trò thúc đẩy các doanh nghiệp chưa niêm yết mở rộng quy mô hoạt động đến mức có thể phát hành được cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Việc đầu tư của các Quỹ đầu tư mạo hiểm là động lực để các công ty cổ phần tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. 3.Hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam và những khó khăn gặp phải Từ khi mới xuất hiện Quỹ đầu tư mạo hiểm, ở Việt Nam có sáu quỹ nhưng sau đó thì còn lại bốn quỹ và các quỹ thu hẹp hoạt động đầu tư lại: dừng các hoạt động đầu tư mới hoặc bán đi toàn bộ các khoản danh mục đầu tư tại Việt Nam. Theo các chuyên gia tài chính thì nguyên nhân là hiệu quả đầu tư của các quỹ nói chung còn thấp (có rất ít các khoản đầu tư được thực hiện), các nhà đầu tư ngày càng thấy rõ những khó khăn (do trở ngại về mặt pháp lý), lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài bị giảm sút và một nguyên nhân rất quan trọng là mong muốn của các nhà đầu tư về việc thiết lập thị trường chứng khoán (dự dịnh thành lập vào năm 1994) đã không thực hiện được .. Cho đến nay theo các tổ chức tài chính đánh giá thì môi trường kinh doanh nói chung đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được cải thiện dáng kể song Quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. Đó là: Những điểm không thuận lợi, những điểm mâu thuẫn trong các luật như: quy định về thuế không rõ ràng, mức thuế thu nhập khá cao buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đối phó như thực hiện chế độ kế toán không minh bạch, không phù hợp với chuẩn mực về giá trị công ty. Quyết định 36/2003/QĐ-TTg về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài với mức khống chế tỷ lệ tối đa là 30% tổng số cổ phần của một doanh nghiệp làm hạn chế việc mở rộng hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm. Thêm vào đó các Quỹ đầu tư này lại có những điểm yếu của nó, như +Vốn nước ngoài không quan tâm nhiều đến Việt Nam . +Rủi ro về ngoại hối khi đầu tư bằng đồng Việt Nam. +Chỉ giữ được cổ phần thiếu số trong các công ty nội địa +Hiểu biết về nước sở tại hạn chế 4.Giải pháp tăng tính hiệu quả trong hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm 4.1.Thành lập quỹ nội địa:Có hai khả năng lựa chọn mô hình các quỹ hiện hoạt động sử dụng là: Quỹ đầu tư hải ngoại và Quỹ đầu tư nội địa, so sánh hai hình thức Quỹ đầu tư mạo hiểm này ta thấy. Thứ nhất, Quỹ đầu tư hải ngoại có những điểm mạnh sau: +Có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn nước ngoài. +Môi trường điều tiết và thuế ổn định. +Cơ cấu pháp lý đã được thử nghiệm và chấp nhận ở Việt Nam. Thứ hai, Quỹ đầu tư nội địa có những điểm yếu đó là: không chắc chắn có được đủ vốn, cần có thời gian để thành lập, cần được cơ quan có thẩm quyền thông qua chính thức, cần “tiền làm giống” của IFI; cơ cấu pháp lý chưa được thử nghiệm. Song Quỹ đầu tư nội địa lại có những điểm mạnh khắc phục được những điểm yếu của Quỹ đầu tư Hải ngoại. +Huy động vốn nội địa +Tránh được rủi ro ngoại hối khi đầu tư trong nước. +Phát triển năng lực trong nước +Là công ty nội địa nên ít bị hạn chế hơn so với công ty nước ngoài +Khả năng tiếp cận đến các dự án lớn hơn. +Các công ty hoạt động tích cực trong giai đoạn tiền đầu tư trông qua mạng lưới các nhà quản lý cao cấp. Chính vì vậy giải pháp đầu tiên ở đây là các cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành ngay quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động cho các Quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa. 4.2.Bên cạnh việc thành lập các Quỹ đầu tư mạo hiểm Nội địa, cần phải tạo điều kiện cho các Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài tham gia đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh, liên kết hành động tại Việt Nam. Đây là việc cần làm ngay bởi vì chính các Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ trở thành bước đệm để các công ty cổ phần sớm hội đủ các niêm yết trên thị trường chứng khoán. 4.3.Mặc dù môi trường hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm có thể sẽ được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: hạn chế trong việc thành lập Quỹ đầu tư Nội địa như chưa có khuôn khổ pháp lý, chưa có kinh nghiệm quản lý, việc xác định và phân tích các công ty là đối tượng đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn trong rút vốn...Chính vì vậy những vấn đề trên cần phải được tiếp cận thận trọng. +Phải xác định được những nhà đầu tư Việt Nam quan tâm đến đầu tư dài hạn trong loại này. +Xác định được một tổ chức quốc tế có thể hỗ trợ về kỹ thuật cho cả việc khởi xướng Quỹ đầu tư mạo hiểm bằng việc xây dựng và thực hiện chính sách. +Xác định nhu cầu về vốn cũng như sự do dự phải chia sẻ quyền kiểm soát của các công ty. +Phát hiện các nhà quản lý quỹ cao cấp người Việt Nam, vừa có kinh nghiệm lại vừa được đào tạo về tài chính. 5.Intel chuẩn bị đưa Quỹ đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam Tập đoàm Intel được thành lập vào năm 1968 bởi Robert Noyce, Gordon Moore và Andy Grore. Ngày 16/7/2003, tập đoàn kỷ niệm 35 năm thành lập. Intel khai trương cơ cở sản xuất đầu tiên vào năm 1972. Theo ông Trịnh Thanh Lâm, Giám đốc phát triển kinh doanh của công ty Intel Việt Nam thì trong năm nay Intel sẽ triển khai Quỹ đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam để kích thích sự sáng tạo khoa học và phát triển các doanh nghiệp Công nghệ thông tin trẻ. Quỹ Intel Capital hiện đã đầu tư hơn 600 triệu USD vào hơn 100 công ty tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương. (Theo tin ngày 17/07/2003) III. Quỹ đầu tư rủi ro – Quỹ doanh nghiệp MeKông Thông tin về quỹ doanh nghiệp MeKong Quỹ doanh nghiệp Mêkong là một Quỹ đầu tư rủi ro đầu tiên tại Việt Nam. Quỹ chính thức ra mắt tại Tp HCM ngày 22/4/2002 để hỗ trợ cho các doanh nghiệp cổ phần vừa và nhỏ ở Việt Nam. Quỹ có số vốn đầu tư là 18,5 triệu USD Mục đích của nguồn quỹ: +Phát triển lâu dài giá trị của các đầu tư nguồn quỹ. +Khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Đông Dương. Quỹ dự tính có thời gian tồn tại là 10 năm nhưng chỉ có thể đầu tư mới trong vòng 5 năm. Nguồn quỹ dự tính nắm giữ đầu tư trung bình là 5 năm vì cũng giống như các quỹ khác, quỹ Mekong có thời gian nhất định và sau một thời gian đầu tư thì quỹ sẽ tính việc rút vốn ra vào một thời điểm nhất định.Số lượng vốn mà quỹ có thể đầu tư từ 100.000USD đến 2 triệu USD và mức đầu tư trung bình dự định khoảng 500.000USD Quỹ đầu tư cổ phần có thể bao gồm: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu tiên, trái phiếu có thể hoán đổi hoặc dưới dạng các laọi hình khác của chứng khoán. Tỷ lệ tối đa cổ phần phát hành của các công ty mà nguồn quỹ có thể nắm giữ là 30%. 2.Nhà quản lý quỹ Mekong Capital Ltd là nhà quản lý của quỹ doanh nghiệp Mekong, là một công ty quản lý Quỹ mạo hiểm chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu tại Việt Nam, Lào, CampuChia. Mekong Capital có một đội ngũ nhân sự mạnh, thế mạnh của Mekong chính là ở khả năng tạo điều kiện cho nhân viên liên tục phát triển kỹ năng và kiến thức để trở thành những nguồn tư vấn có giá trị cho các công ty mà Quỹ đầu tư Mekong Capital hợp tác chặt chẽ với nhà tư vấn đầu tư MPDF (chương trình phát triển dự án Mekong). Nhiệm vụ của Mekong Capital là xác định và lựa chọn các đầu tư tiềm năng cho nguồn quỹ, tiến hành đầu tư , giám sát công tác đầu tư , hỗ trợ các công ty sau khi đã nhận đầu tư và bán lại đầu tư của nguồn quỹ. 3.Nhà tư vấn đầu tư của quỹ Nhà tư vấn đầu tư của quỹ là chương trình phát triển dự án Mekong (MPDF). MPDF đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của quỹ. 4.Nhà đầu tư của quỹ Hiện nay, các nhà đầu tư của nguồn quỹ chủ yếu là các tổ chức phát triển tài chính và cá tổ chức được Chính phủ tài trợ hoặc các nguồn quỹ. Quỹ này chú trọng đến việc phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư của mình, những người đại diện cho nguồn trợ giúp quan trọng cho các nước vùng Mekong. Các nhà đầu tư này có thể đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân tại vùng Mekong. Các nhà đầu tư của Quỹ bao gồm: +Ngân hàng phát triển Châu á(ADB). +Quỹ phát triển Bắc Âu(NDF). +Văn phòng vụ kinh tế Thuỵ Sỹ(SECO). +Quỹ hợp tác công nghiệp Phần Lan. +Công ty đầu tư vào các nước đang phát triển của Bỉ(BIO). +Các nhà đầu tư tư nhân khác. 5.Mục tiêu của quỹ Quỹ đầu tư vào các công ty tư nhân đầu tư quản lý có hiệu quả, đạt được những thành tựu đáng kể và có triển vọng tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt với sự trợ giúp của quỹ. Quỹ chú trọng trong việc cung cấp các hỗ trợ đáng kể cho các công ty sau khi đầu tư mà không phải trực tiếp tham gia vào việc quản lý công ty. Đặc biệt, quỹ tập trung trợ giúp các công ty phát triển hệ thống quản lý và hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên những thông lệ Quốc tế tốt nhất sao cho giá trị cổ đông được tạo một cách đáng kể từ việc tham gia của quỹ. 6.Lĩnh vực đầu tư của quỹ Quỹ đầu tư vào các ngành như may mặc, giầy dép, phát triển phần mềm và là nhà thầu phụ, lắp ráp điện tử, thiết kế và sản xuất các bộ phận đặc trưng, thiết bị hay nguyên vật liệu thô được sử dụng trong sản xuất mặt hàng nội địa.Ngoài ra quỹ cũng quan tâm đầu tư cho các ngành như: chế biến nông sản, các dịch vụ tài chính như Ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính và điều hành đầu tư, dịch vụ quảng cáo, luật, kế toán, kiểm toán và tư vấn. IV.Quỹ đầu tư phát triển 1.Quỹ đầu tư phát triển Là một tổ chức tài chính do Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân với chức năng quản lý và huy động vốn nhàn rỗi thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế xã hội, tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để đầu tư cho vay đối với các dự án, chương trình của Chính phủ. 2. Mục tiêu của Quỹ đầu tư phát triển Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, quỹ đầu tư phát triển còn tham gia vào quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất trên địa bàn; tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ký thác từ các chủ đầu tư, từ ngân sách địa phương, thực hiện hợp tác đầu tư đối với Quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ; cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, tham gia hoạt động trên thị trường vốn theo các quy định của pháp luật. 3.Cơ sở pháp lý chi phối sự hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển Quỹ đầu tư phát triển được Chính phủ thành lập đóng vai trò là một công cụ tài chính, hoạt động của Quỹ đầu tư hoàn toàn chạy theo mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chính vì thế hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển được hưởng ưu đãi của luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi, nó không chịu sự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về lãi suất, chế độ quản lý ngoại hối, chế độ thanh toán nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền và tính an toàn của thị trường tiền tệ. Trần lãi suất cho vay của Quỹ đầu tư phát triển do UBND tỉnh, thành phố quy định cho từng loại dự án theo đề nghị của hoạt động quản lý Quỹ đầu tư phát triển. Hiện nay Bộ tài chính và các Bộ ngành có liên quan đang nghiên cứu mô hình hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển xây dựng Nghị định về tài chính và hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển nhằm hoàn thiện về mô hình, xây dựng cơ chế nâng cao chất lượng hoạt động của quỹ. 4.Hoạt động hiện nay của các Quỹ đầu tư phát triển ở Việt Nam Hiện nay trong cả nước có bốn Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thành lập và đi vào hoạt động, đó là: +Quỹ đầu tư phát triển đô thị Tp HCM (Thành lập 6/1997) +Quỹ đầu tư phát triển Bình Định (Thành lập 7/1997) +Quỹ đầu tư phát triển Hải Phòng (Thành lập 7/19980 +Quỹ đầu tư phát triển Bình Dương (Thành lập 5/1999) Mức vốn điều lệ của các Quỹ được giới hạn trong quyết định thành lập từ 50 tỷ đến 500 tỷ đồng. Hiện nay việc huy động vốn của các Quỹ đầu tư phát triển địa phương chỉ giới hạn trong phạm vi huy động các nguồn tạm thời nhàn rỗi của ngân sách địa phương, vốn 5% chờ quyết toán xây dựng cơ bản. Riêng đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương thì Tp HCM đã triển khai phương thức hợp vốn với các ngân hàng để đầu tư cho các dự án trọng điểm của thành phố với tổng mức vốn 230 tỷ đồng. Ngoài ra, các quỹ còn thực hiện việc tiếp nhận và quản lý vốn uỷ thác. Quy mô, đối tượng và hình thức hoạt động đầu tư của cá Quỹ đầu tư tăng không ngừng, tính đến thời điểm hiện nay, thị phần đầu tư của các quỹ đã tăng đáng kể, tổng vốn đầu tư hàng năm của các quỹ khoảng 10 tỷ đồng. Lĩnh vực đầu tư của quỹ: tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 5. Hiệu quả đầu tư và một số tồn tại của các Quỹ đầu tư phát triển trong thời gian qua 5.1.Hiệu quả đạt được Quỹ đầu tư phát triển đã thực hiện việc cho vay gắn liền với dự án theo chủ trương của chính quyền địa phương. Vừa qua, hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển Bình Định và Quỹ đầu tư phát triển Tp HCM đã bám sát việc phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương, góp phần phục hồi một số cơ sở sản xuất, bước đầu khẳng định tác dụng của mô hình. Quỹ đầu tư phát triển Tp HCM có kế hoạch mở thêm hướng đầu tư xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp thuộc địa bàn dưới hình thức đầu tư xây dựng nhà xưởng để cho thuê hoặc bán trả chậm Quỹ đầu tư phát triển tham gia từng bước thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn thông qua việc tư vấn cổ phần hoá, đầu tư vào một số doanh nghiệp để hỗ trợ cổ phần hoá cho các doanh nghiệp, mua cổ phần một số Ngân hàng thương mại và công ty cổ phần hoạt động tốt, chuẩn bị lượng cổ phiếu hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Các quỹ tiếp nhận và quản lý vốn uỷ thác từ Ngân sách địa phương chuyển sang. Quỹ đầu tư phát triển Tp HCM đã tiếp nhận , chuyển và quản lý một khối lượng lớn vốn uỷ thác từ UBND Thành phố với tiến độ giải ngân tương đối kịp thời. Kết quả giải ngân đến hết 1999 đạt hơn 600 tỷ đầu tư vào các dự án. 5.2.Tồn tại Về vốn huy động: Vốn của quỹ được huy động từ hai nguồn đó là: vốn điều lệ từ ngân sách địa phương và dưới hình thức góp vốn hoặc vay vốn trung, dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trong hai nguồn vốn này thì vốn điều lệ được xác định là nguồn vốn mới để thu hút các nguồn vốn khác cung tham gia vào hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế mục tiêu này vẫn chưa đạt được như mong muốn bởi vốn điều lệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn hoạt động của các quỹ. Nghiệp vụ huy động đã được triển khai ở các quỹ nhưng giải pháp huy động chưa khả thi, thống nhất và quy mô chưa lớn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các Quỹ đầu tư phát triển địa phương chưa có khuân khổ pháp lý thống nhất. Về hình thức đầu tư trực tiếp của các Quỹ đầu tư phát triển còn nhiều vướng mắc cả về quan điểm lẫn cơ chế. Có quan điểm cho rằng Quỹ đầu tư phát triển được xác định là tổ chức tài chính Nhà nước thực hiện theo chỉ định của chính quyền địa phương, quyền chủ động về việc sử dụng số vốn bị hạn chế và không có khái niệm vốn chủ sở hữu. Hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư trực tiếp còn chưa rõ ràng, do vậy hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Việc tham gia của các quỹ vào thị trường vốn: Cho tới thời điểm này chưa có quỹ nào tham gia vào thị trường chứng khoán. Các quỹ mới chỉ đang trong giai đoạn tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia thị trường này mà đi đầu là Quỹ đầu tư phát triển Tp HCM với việc thiết lập công ty chứng khoán . 6.Một số kiến nghị về việc phát triển các Quỹ đầu tư phát triển địa phương Việt Nam Một là, phải xác định vị trí của Quỹ đầu tư phát triển một cách rõ ràng hợp lý trong tổng thể mạng lưới đầu tư trên một địa bàn. Việc này giúp cho Quỹ đầu tư phát triển có một chỗ đứng vững chắc và có điều kiện phát triển đầu tư cho những đối tượng cần khuyến khích theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của địa phương nên chỉ để cho các Quỹ đầu tư phát triển đảm nhận bằng những cơ chế linh hoạt và ưu đãi. Các đối tượng, chương trình khác để cho tài trợ của ngân sách Nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và đầu tư của các chủ thể kinh tế. Thêm vào đó các Quỹ đầu tư phát triển phải được xác định ở vị trí tiếp cận với thị trường, như thế các quỹ sẽ đóng vai trò hướng dẫn các hoạt động đầu tư trên địa bàn tập trung theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hai là, phải quy định rõ điều kiện thành lập quỹ, việc phát triển mô hình Quỹ đầu tư phát triển phải có những nguyên tắc và hình thức phù hợp, không nên hình thành một cách tràn lan, chồng chéo với các hoạt động của cá tổ chức tài chính , tín dụng đã có. Nên có những điều kiện thành lập Quỹ đầu tư phát triển như sau: Đề án thành lập phải được HĐND cấp tỉnh thông qua. Vốn pháp định cho các hoạt động đầu tư và các dịch vụ tư vấn nhỏ nhất bằng 50 tỷ đồng. Có xác nhận Chủ tịch UBND cấp tỉnh về nguồn hình thành vốn pháp định. Có phương án hoạt động trong hai năm đầu và danh mục các dự án dự kiến tại thời điểm xét duyệt. Cơ quan điều hành tác nghiệp phải có năng lực phù hợp với yêu cầu hoạt động của quỹ. Ba là, về các hoạt động của quỹ, tập trung đầu tư cho các dự án, chương trình, ngoài ra thực hiện các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán, các hoạt động dịch vụ như tư vấn tài chính, đầu tư quản lý vốn uỷ thác. Phạm vi đầu tư : các dự án, chương trình của mọi thành phần kinh tế thuộc các ngành,lĩch vực được ưu tiên phát triển của địa phương, các chương trình dự án trong phạm vi ưu đãi của luật khuyến khích đầu tư trong nước. Địa bàn đầu tư : giới hạn trong phạm vi tỉnh thành phố. Hình thức đầu tư: tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, có thể lựa chọn các hình thức đầu tư vốn chủ sở hữu, đồng sở hữu, BT, BOT, cho vay dự án, góp vốn, hợp tác, liên doanh, góp cổ phần, mua cổ phiếu.. Thu hồi vốn: Có thể thực hiện thu hồi vốn đầu tư hoặc chuyển đổi các khoản vốn đầu tư theo các hình thức BT, BOT, đấu thầu khai thác, chuyển nhượng vốn, chứng khoán hoá.. Bốn là, nguồn vốn hoạt động: vốn điều lệ đóng vai trò là nguồn vốn mới, việc huy động phải được quan tâm triển khai. Phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: vay trung, dài hạn của các tổ chức, cá nhân, phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu chương trình, chứng chỉ quỹ, vốn góp.. Năm là, về vấn đề thuế: để đảm bảo cho quỹ thực hiện đầu tư cho vay ưu đãi đối với các lĩnh vực cần khuyến khích, cần áp dụng chính sách miễn thuế đối với hoạt động cho vay dự án. Các hoạt động khác Quỹ đầu tư phát triển thực hiện nộp thuế theo quy định của pháp luật. Sáu là, cơ sở pháp lý cho sự thành lập và hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển cần được hoàn chỉnh tạo sự vững chắc và yên tâm cho sự hoạt động của các quỹ. V.Quỹ đầu tư chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoán là một loại hình của Quỹ đầu tư nhưng nó chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ được ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK 3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCK Nhà nước thì Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư, được uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ. Sự cần thiết có Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập và phát triển tính cho đến nay đã được gần 3 năm và đã đạt được nhiều kết quả thành công bước đầu song vẫn tồn tại nhiều hạn chế, đó là số lượng chứng khoán, tình hình giao dịch chứng khoán không đủ để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên ngiệp với khối lượng lớn vốn được huy động từ công chúng. Nói chung tình hình giao dịch không mấy sôi động. Trước tình hình đó thì sự có mặt của các Quỹ đầu tư là cực kỳ cần thiết. Sự cần thiết thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, sự có mặt các Quỹ đầu tư chứng khoán sẽ góp phần vào sự ổn định của thị trường. Trong giai đoạn đầu, khi công chúng chưa tích cực tham gia vào thị trường thì vai trò của các nhà đầu tư có tổ chức- công ty chứng khoán, Ngân hàng, công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư - là hết sức quan trọng đối với sự ổn định của thị trường. Những người đầu tư có tổ chức đóng vai trò tích cực trong việc tham gia, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh, phát hành, phân phối chứng khoán, giúp các chủ thể phát hành huy động vốn một cách có hiệu quả, tạo thêm hàng hoá cho thị trường. Với khả năng phát triển đầu tư chuyên nghiệp và nguồn vốn lớn, dài hạn thì người đầu tư có tổ chức góp phần kiểm soát sự biến động giá chứng khoán do sự mất cân đối cung cầu, tạo sự ổn định cần thiết trên thị trường, và như thế thị trường hoạt động có hiệu quả hơn rất nhiều, tạo ra thị trường chứng khoán hiệu quả. Thứ hai, Quỹ đầu tư chứng khoán ra đời giúp phổ cập đầu tư chứng khoán, phát huy nội lực, Quỹ đầu tư chứng khoán là một phương tiện hiệu quả đối với những người không được trang bị những những kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp, trong khi đại bộ phận người đầu tư có kiến thức về đầu tư chứng khoán còn rất hạn chế. Với việc tiếp cận những nguồn tin đa dạng cộng với những chiến lược đầu tư khoa học làm cho nguồn đầu tư qua quỹ an toàn, hấp dẫn hơn. Chính vì thế Quỹ là phương tiện hữu hiệu trong việc huy động vốn nhàn rỗi rộng rãi trong công chúng, phát huy nội lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Thứ ba, đóng góp lớn của quỹ cho thị trường chứng khoán Việt Nam là việc các quỹ thông qua vai trò cổ đông lớn của mình thúc đẩy các công ty cổ phần tham gia niêm yết. Ví dụ Quỹ VEIL đã đầu tư vào công ty cổ phần cơ điện lạnh, công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu tỉnh Long An với tỷ lệ khá cao từ trước khi các công ty này tiến hành niêm yết. Thứ tư, Quỹ đầu tư chứng khoán ra đời là giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn nước ngoài. Việc cho phép những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như người nước ngoài thâu tóm quyền kiểm soát công ty, hay sự rối loạn trên thị trường chứng khoán do sự chuyển dịch đột biến của các luồng tài chính, sự sụt giảm nguồn vốn đầu tư nước ngoài do hậu quả khủng hoảng kinh tế ở các nước…Với việc cho phép đầu tư gián tiếp của nước ngoài thông qua các khả năng đầu tư trên thị trường chứng khoán là một giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời là bước đi phù hợp của Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế, khắc phục được những hạn chế của đầu tư trực tiếp, đóng góp vào sự tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Xu hướng của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường Việt Nam 3.1 Viet-Fund và Viet Fund Management Viet Fund Management - Công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam. Ngày 03/7/03, Chủ tịch UBCKNN đã ký quyết định số 01/GPĐT-UBCKNN cho phép thành lập Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam. Bố cáo thành lập được đăng trên báo Đầu tư chứng khoán số 194, 25 tháng 8 năm 2003. Đây là công ty quản lý quỹ liên doanh giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và Công ty Dragon Capital Management Ltd(Anh): Tên công ty: VietFund Management Ltd. Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư 16 tỷ đồng; vốn pháp định 8 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động: 30 năm. Trụ sở chính của quỹ đặt tại Lầu 8 Toà nhà BITEXCO, 19- 25 Nguyễn Huệ, Q1, Tp HCM. Phạm vi hoạt động: Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Viet-Fund. Sacombank và Dragon Capital đã có kế hoạch thành lập Quỹ đầu tư mới lấy tên là Viet- Fund. Hình thức quỹ: quỹ đóng. Số vốn: 100 tỷ đồng, Dragon Capital và Sacombank mỗi bên góp 10 tỷ đồng ngay sau khi thành lập và số còn lại được huy động sau. Thời hạn hoạt động: 10 năm. Luật điều chỉnh: Luật Việt Nam. Số lượng chứng khoán:10 triệu chứng khoán(mệnh giá 10.000đ/chứng khoán). Giá bán: 10.250đ/chứng khoán (kể cả chi phí phát hành 2,5%). Ngân hàng giám sát: một Ngân hàng giám sát có giấy phép của UBCK Nhà nước (dự kiến: HSBC, Vietcombank hoặc BIDV). Hạn chế đầu tư: Tối đa 10% NAV của quỹ cho một thương vụ. Cơ cấu đầu tư: 60% cho thị trường chứng khoán và 40% đầu tư khác. Phí quản lý: 2%/năm/NAV. Lịch trình huy động vốn: Đợt 1( 3tháng sau khi có giấy phép) : 50 - 100 tỷ đồng Đợt 2 ( 2 năm hoạt động) : 100 tỷ đồng (Nguồn: Công ty Dragon Capital) 3.2.Saigon Fund và Thành việt Công ty cổ phần TVH (chuyên về tư vấn quản lý, đầu tư tài chính và cơ cấu tổ chức) cùng với Công ty cổ phần Phương Nam (PNB) phối hợp thành lập quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn (Saigon Fund). TVH và PNB cũng phối hợp thành lập Công ty quản lý quý Thành Việt với số vốn điều lệ ban đầu là 11 tỷ đồng (trong đó TVH chiếm 60%). Hai đề án đã được hoàn tất và đợi trả lời chính thức từ UBCK Nhà nước. Saigon Fund dự kiến có vốn điều lệ là 40 tỷ đồng, trong đó công ty quản lý quỹ Thành Việt góp 6 tỷ đồng, phần còn lại huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng các hình thức phát hành cổ phiếu. Thời hạn hoạt động của Saigon Fund dự kiến là 10 năm, hoạt động trong lĩch vực đầu tư tài chính. Cơ cấu đầu tư : dự kiến 50% vốn đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và 40% cổ phiếu chưa niêm yếtcủa các công ty cổ phần hoá hoặc các công ty cổ phần tư nhân và 10% đầu tư vào trái phiếu. 4.Những khó khăn và thuận lợi trong việc thành lập các Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam 4.1.Thuận lợi Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là thị trường chứng khoán VN, cho đến nay đã có 44 loại chứng khoán đã được cấp phép niêm yết (tính đến 7/2002).Các loại trái phiếu Chính phủ và trái phiếu ngân hàng được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp HCM. Số lượng công ty cổ phần được thành lập và niêm yết tăng, cả nước hiện có 1000 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá, trong đó hơn 100 doanh nghiệp có đủ các điều kiện về vốn hơn 10 tỷ đồng để niêm yết tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp HCM. Đây là nguồn hàng hoá tương đối đủ cho nhu cầu đầu tư của các Quỹ đầu tư chứng khoán. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ Nghị định về cho phép các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cổ phần hoá và niêm yết trên thị trường chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước đã đồng ý cho phép niêm yết các Ngân hàng thương mại cổ phần, UBCK Nhà nước đã trao đổi bước đầu với Ban đổi mới doanh nghiệp Trung Ương về việc sẽ lựa chọn một số công ty cổ phần lớn, làm ăn có hiệu quả đưa lên niêm yết. Về điều kiện pháp lý, NĐ 48/1998/NĐ - Chính phủ và Quyết định 05/1998 QĐ-UBCK3 là hai văn bản pháp lý điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán. Các văn bản này quy định khá chặt chẽ và đầy đủ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia vào hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán. Để khuyến khích việc thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo quyết định 39/200/QĐ-TTg, ngoài các ưu đãi về thuế hiện hành, công ty quản lý quỹ còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 1 năm và giảm 50% thuế trong 2 năm tiếp theo. 4.2. Khó khăn Nói chung việc thành lập các Quỹ đầu tư chứng khoán và các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là tương đối thuận lợi nhưng vẫn còn một số khó khăn phải để cập đến. Đó là: Dung lượng của thị trường chứng khoán đã được cải thiện song vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng cho nhiều Quỹ đầu tư cùng hoạt động, thị trường chứng khoán đang phải chịu áp lực về cầu chứng khoán. Đội ngũ nhân sự phải có đủ trình độ và kinh nghiệm quản lý Quỹ đầu tư, còn các công ty quản lý quỹ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Luật chi phối sự hoạt động của các quỹ chưa thực sự hoàn chỉnh, mới chỉ ban hành các quy chế kèm theo Quyết định. 5.Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự ra đời của các Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam Thứ nhất, Quỹ đầu tư chứng khoán hoạt động trên cơ sở là thị trường chứng khoán, do đó giải pháp đầu tiên là cần hoàn chỉnh và phát triển thị trường chứng khoán. Cụ thể là tăng cường cổ phần hoá các doanh nghiệp để phát triển số lượng doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, bổ sung thêm Quỹ đầu tư tư nhân bên cạnh mô hình Quỹ đầu tư ra công chúng nhắm vào các đối tượng là các nhà đầu tư có tổ chức và có kinh nghiệm sẽ nâng cao tính linh hoạt và quy mô trong hoạt động đầu tư. Các quỹ đầu tư tư nhân ra đời sẽ làm cơ sở thực tiễn cho việc phát triển các Quỹ đầu tư phát hành ra công chúng. Cần thực hiện hàng loạt các giải pháp như cải cách hành chính và kích thích kinh tế để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, tạo ra nhiều dự án kinh tế lớn và có hiệu quả. Đây mới là gốc của vấn đề tạo đà cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển. Cần phát triển đội ngũ nhân viên chứng khoán vì có như thế các Quỹ đầu tư chứng khoán mới có khả năng phát triển và thu hút được đông đảo quần chúng tham gia và giảm áp lực về cầu chứng khoán. Ngoài ra cần phải có chính sách khuyến khích các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình kết hợp với các tổ chức đào tạo để truyền bá những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán cho đông đảo quần chúng một cách thường xuyên và liên tục. Có như vậy thị trường chứng khoán mới thực sự là kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, phục vụ tốt cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Thứ hai, Đào tạo một đội ngũ nhân sự có trình độ và khả năng quản lý đầu tư cho các công ty quản lý quỹ là việc thực sự cần thiết hiện nay vì hiện nay chúng ta chưa có nhiều Ngân hàng có khả năng giám sát làm công việc bảo quản, lưu ký các chứng khoán ngoài Ngân hàng Ngoại thương và Ngâng hàng đầu tư phát triển (BIDV). Việc này rất khó thực hiện và cần có thời gian. Trước mắt là cho phép các đối tác là công ty quản lý quỹ nước ngoài tham gia liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu các bí quyết và kỹ năng cần thiết qua thực tế như: Dragon Capital, Công ty Finansa... Thứ ba, cần hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp hoạt động một cách công bằng và hiệu quả. Hiện nay đã có luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 48/1999/NĐ - Chính phủ và Quyết định 05/1995 QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCK Nhà nước quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ nhưng để các văn bản này đi vào thực tiễn cần sớm hoàn thiện để nâng lên thành luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đồng thời luật về kế toán và kiểm toán và các bộ luật khác như Luật Dân sự, Đất đai, Đầu tư, Hình sự..phải được hoàn thiện để tạo công bằng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và giải quyết một cách nhanh chóng các tranh chấp xảy ra. Thứ tư, để khuyến khích sự thành lập các quỹ cần có chính sách ưu đãi về tài chính, cụ thể là về thuế cho Quỹ đầu tư chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đã được miễn thuế thu nhâp doanh nghiệp trong năm đầu tiên và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo song vẫn chưa có ưu đãi gì về thuế giá trị gia tăng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33796.doc
Tài liệu liên quan