Tài liệu Bẫy thu nhập trung bình: Nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhập trung bình châu Á

Thứ hai, ý tưởng cho rằng bất lực thị trường dẫn đến đầu tư dưới mức cho nghiên cứu từ lâu nay là lý do cơ bản đối với chi tiêu chính phủ cho NC&PT (OECD 2010). Tuy nhiên, việc nảy sinh bế tắc hay những bất lực khác gây cản trở hoạt động đổi mới có thể tạo nên những trở ngại không kém quan trọng (nếu không nói là quan trọng hơn) đối với hoạt động NC&PT. Đặc biệt, việc thiếu cơ sở hạ tầng tiên tiến, yếu tố đặc biệt có lợi đối với lĩnh vực thiết kế, sáng tạo (một phần bởi vì nó thúc đẩy các mạng lưới tri thức), có thể đóng vai trò quyết định trong việc giúp một đất nước thoát khỏi bẫy tăng trưởng thấp hơn, không chỉ do tác động trực tiếp của yếu tố này đến năng suất, mà còn do tác động đến nguồn cung lao động có kỹ năng cao. Một nền tảng kỹ năng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển hướng trong sản xuất từ các hoạt động thâm dụng lao động sang sử dụng kỹ năng cao và dẫn đến gia tăng tốc độ đổi mới. Điều nghịch lý là sự phân bổ lại các nguồn lực công (còn hạn chế) từ chỗ tài trợ trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu và đổi mới chuyển sang cung cấp cơ sở hạ tầng tiên tiến có thể rất hiệu quả trong việc thúc đẩy các hoạt động thiết kế sáng tạo và làm tăng tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm của các nền kinh tế Đông Á trong giai đoạn chuyển tiếp từ vị thế thu nhập trung bình lên thu nhập cao là những bài học quan trọng đối với các nước khác đang cố gắng để noi theo. Bẫy thu nhập trung bình không phải là một kết cục không thể tránh khỏi, có thể tránh được bẫy nếu các chính phủ sớm hành động, trước khi đã muộn là khi mà những ích lợi từ lao động rẻ và những cái có được từ việc mô phỏng công nghệ nước ngoài tất cả đều đã cạn kiệt, và cần kiên quyết thúc đẩy đổi mới. Để làm được điều này đòi hỏi phải thực hiện đúng lúc các chính sách công nhằm vào việc cải thiện khả năng tiếp cận các sơ sở hạ tầng tiên tiến, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và cải cách thị trường lao động. Những chính sách này là trung tâm để thúc đẩy học hỏi công nghệ, thu hút nhân tài vào các hoạt động NC&PT và khuyến khích xây dựng các mạng lưới tri thức quốc gia và quốc tế.

pdf60 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Bẫy thu nhập trung bình: Nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhập trung bình châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các MIE châu Á nhìn chung tốt hơn một chút so với các khu vực khác, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nước, trong khi các chỉ tiêu cụ thể được chọn để phân tích chỉ bao gồm giao thông đường bộ - là lĩnh vực các MIE châu Á có thành tích khá tốt theo so sánh quốc tế, và viễn thông. Trên thực tế, nhiều nước trong khu vực cần phát triển cơ sở hạ tầng mới và nâng cấp hạ tầng hiện tại trong lĩnh vực năng lượng, các hệ thống quá cảnh công cộng, chuyên chở hàng hóa và các bến cảng. Về các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong khi tăng trưởng gần đây của châu Á chủ yếu được hưởng lợi từ các luồng vốn chảy vào khu vực khá mạnh và nhờ vào tỷ lệ đầu tư gia tăng, các yếu tố này cũng đi kèm với rủi ro. Để tiếp tục tận dụng các yếu tố tăng trưởng này, như các nước "con hổ" châu Á đã từng thành công trước đây, việc tái cân đối kinh tế - chủ yếu là ở Trung Quốc - cũng như điều tiết một cách thận trọng nhằm hạn chế sự tích tụ các luồng vốn chảy vào dư thừa và để làm nhẹ bớt tác động do sự chấm dứt đột ngột là vấn đề cần được đề cao trong chương trình nghị sự chính sách của khu vực. Các khía cạnh khác có vẻ như tương đối mạnh. Đặc biệt, sự hội nhập khu vực và chuỗi cung ứng dọc tại các MIE châu Á khá thuận lợi so với các nền kinh tế thuộc châu Mỹ Latinh và các nền kinh tế MENA (Trung Đông và Bắc Phi). Thậm chí Ấn Độ và Inđônêxia, tuy tụt hậu so với các nền kinh tế châu Á khác nhưng vẫn còn tốt hơn so với mẫu so sánh mở rộng (Hình 15). 37 Hình 15: Thế mạnh và điểm yếu của các MIE châu Á so với các khu vực mới nổi khác Nguồn: Theo tính toán của IMF (Aiyar et al., 2013) Về đặc điểm nhân khẩu học, bức tranh mang tính pha trộn. Cho đến nay, tỷ lệ phụ thuộc vẫn còn khá thấp tại các MIE châu Á, kể cả so với các nước Mỹ Latinh và MENA. Tuy nhiên, sự tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động đang chậm lại trong cả khu vực, và tỷ lệ phụ thuộc được dự đoán sẽ tăng mạnh, mặc dù với mức độ khác nhau và theo tầm thời gian khác nhau. Trong vòng một thập kỷ tới, chỉ có Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam được dự đoán có tỷ lệ này gia tăng, trong khi Ấn Độ, Philipin có tỷ lệ hiện này tương đối cao nhưng đang giảm nhanh. Inđônêxia sẽ có tỷ lệ phụ thuộc giảm do họ được hưởng sự "phân chia dân số". Về triển vọng xa hơn khoảng thời gian 10 năm, với ngoại lệ đáng chú ý là Ấn Độ và Philipin, sự suy giảm tổng quát được dự đoán trước, với Trung Quốc và Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh nhất. Các chính sách chính phủ sẽ phải thích nghi bằng cách xây dựng các hệ thống lương hưu chống chọi già hóa, theo đó điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu hiệu quả để tăng tuổi thọ. Họ cũng sẽ cần phải đối mặt với sự tham gia lớn hơn của phụ nữ trong lực lượng lao động và phải huy động các nguồn lao động vẫn chưa được khai thác vào các lĩnh vực phi chính thức. Việc đuổi kịp mức sống của các nền kinh tế tiên tiến sẽ đòi hỏi sự chuyển hướng từ một mô hình phát triển dựa trên sự tiếp thu công nghệ sang mô hình thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Thực sự là tuân theo giai đoạn phát triển hiện nay của mình, hầu hết các MIE châu Á vẫn tụt hậu sau các nền kinh tế tiên tiến về các chỉ số đổi mới khác nhau, như số bằng sáng chế bình quân đầu người hay mức độ tinh xảo của các mặt hàng xuất khẩu. Nhiều lĩnh vực cần cải cách đã nêu ở bên trên như nâng cấp cơ sở hạ tầng, nới lỏng các quy định trên các thị trường sản phẩm và lao động, hội nhập thương mại sâu hơn sẽ đều có lợi cho khía cạnh này, nhưng các chính sách khác cũng có thể giúp cho kết quả đầu ra được nâng lên trên chuỗi giá trị. Đặc biệt, do các MIE châu Á tiếp tục phát triển, các chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng chi tiêu NC&PT và số người có bằng đại học, hai lĩnh vực then chốt đối với 38 các kết quả đổi mới sáng tạo. Họ vẫn còn có tiềm năng đáng kể để cải thiện cả hai lĩnh vực này, mặc dù Trung Quốc có khả năng vượt các nước ngang hàng trong khu vực về lĩnh vực đổi mới và cũng đang tiến rất nhanh về số người có trình độ giáo dục đại học (Hình 16 và 17). Hình 16: Số người có trình độ giáo dục đại học (% nhóm tuổi thích hợp) Nguồn: UNESCO database. Ghi chú: Số người có trình độ giáo dục đại học được tính bằng tổng số người đã tham gia cấp độ 5 và 6 theo ISCED (Bảng phân loại theo chuẩn quốc tế về giáo dục) bất kể ở độ tuổi nào. Dân số ở độ tuổi thích hợp để lựa chọn, bắt đầu từ độ tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông chính quy. Trung Quốc, Thái Lan, và Việt Nam lấy số liệu của năm 2011; Ấn Độ, Inđônêxia, và Malaixia năm 2010, Philipin năm 2009; châu Mỹ Latinh 2005-11; Trung Đông và Bắc Phi, 2008-11; G-7 (trừ Đức), 2009-10. Hình 17: Chi tiêu nghiên cứu và phát triển (% GDP) Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Chỉ tiêu phát triển thế giới, UNESCO database. Ghi chú: Số liệu gần đây nhất có được đối với các nước: Malaixia, 2006; Ấn Độ, Philipin, và Thái Lan, 2007; Trung Quốc và Inđônêxia, 2009; Việt Nam, 2010; Châu Mỹ Latinh, 2006-10; Trung Đông và Bắc Phi, 2009-11; G-7, 2009-10. 39 Cuối cùng các chính sách tốt không chỉ giúp tránh được bẫy thu nhập trung bình mà còn thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực châu Á. Những cải thiện về cơ sở hạ tầng, các quy định, mở cửa thương mại, và giáo dục tất cả đều cần thiết để tạo ra và duy trì sự tăng trưởng mạnh kéo dài tại các nước thu nhập thấp. Cũng như vậy, tại các nền kinh tế thu nhập cao như Nhật Bản và Hàn Quốc, sự gia tăng cạnh tranh trên các thị trường sản phẩm, sự cải tiến các chính sách đổi mới, cải cách bảo trợ việc làm và giải quyết thách thức dân số già hóa bằng cách thúc đẩy sự tham gia lớn hơn của phụ nữ trong lực lượng lao động, tất cả đều là những thách thức then chốt để nâng cao xu hướng tăng trưởng. Việt Nam và nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,4% trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2009 (CIEM, 2010). Năm 1990, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với GDP bình quân đầu người là 98 đôla Mỹ (theo dữ liệu của ADB). Đến năm 2001, theo phân loại của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đã bước vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Vào thời điểm năm 2010, theo tính toán của Ngân hàng thế giới, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp với GDP bình quân đầu người đạt 3.262 USD (theo trị giá đồng đôla năm 1990 điều chỉnh ngang giá sức mua) (xem Phụ lục 1). Từ giữa những năm 1980 đến giữa những năm 1990, kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất nhanh nhờ tác động của các cơ chế khuyến khích và ảnh hưởng tái phân bổ của việc tự do hóa các nguồn lực kinh tế nội địa (công cuộc Đổi mới). Kết quả là, từ giữa những năm 1990 đến nay, tăng trưởng đã được củng cố bởi nhiều cơ hội thương mại mới cũng như dòng vốn lớn đổ vào từ bên ngoài. Các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến hàng hoá xuất khẩu, vẫn chủ yếu do các công ty nước ngoài nắm giữ, trong khi giá trị mà người lao động và các doanh nghiệp trong nước tạo ra là rất hạn chế. Hiện nay, Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn cuối của chuyển đổi hệ thống và hội nhập toàn cầu nên cần có bước đột phá về năng suất để tiến xa hơn nữa. Tăng trưởng trong tương lai cần được hậu thuẫn bằng trình độ kỹ năng và đổi mới công nghệ chứ không phải chỉ dựa vào sức mua. Các số liệu thống kê tăng trưởng trình bày trong Bảng 10 chỉ ra rằng, cho đến giữa những năm 1990, hệ số lợi tức của vốn trên một đơn vị sản lượng (ICOR) ở mức thấp và mức đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) cho tăng trưởng đạt mức cao - điều này cho thấy tăng trưởng có được chủ yếu do tăng hiệu suất - mặc dù có xuất phát điểm thấp từ những năm kế hoạch hóa - mà không cần phải đầu tư nhiều. Trong giai đoạn sau đó, chỉ số ICOR tăng lên, đóng góp của TFP đối với tăng trưởng giảm xuống và đóng góp của vốn tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy tăng trưởng có được là nhờ đầu tư ồ ạt, nhưng mức hiệu quả sử dụng vốn lại thấp (VDF, 2010). 40 Bảng 10: Việt Nam - Tóm tắt các chỉ số tăng trưởng Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO); Các chỉ số chính của Ngân hàng Phát triển Châu Á (2008);Các tính toán về tăng trưởng, Trần Thọ Đạt, Nguyễn Quang Thắng và Chu Quang Khôi, “Nguồn lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2004”, Đại học Kinh tế quốc dân (2005) giai đoạn 1990-2004 và tính toán phi chính thức của Phòng thống kê thu nhập quốc dân, Tổng cục thống kê cho giai đoạn 2005-2007. Về cơ bản, Việt Nam đang đi theo mô hình tăng trưởng của các nước Đông Á láng 41 giềng - có đặc điểm là: coi mở cửa và hội nhập khu vực là yếu tố tiên quyết đối với tăng trưởng, củng cố thương mại nội vùng và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tiết kiệm và đầu tư ở mức cao, chuyển đổi năng động cơ cấu công nghiệp, đô thị hoá và di cư nông thôn - thành thị, và giải quyết các vấn đề liên quan đến tăng trưởng như khoảng cách thu nhập và giàu nghèo, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm, bong bóng tài chính và những vấn đề khác. Đồng thời, một số nhân tố mới đối với Việt Nam như hội nhập nhanh hơn so với ASEAN 4 cũng cần được lưu ý. Hình 17: Các giai đoạn công nghiệp hóa bắt kịp Nguồn: Kenichi Ohno, 2010. Khởi đầu từ một mức rất thấp, Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá và đang cố gắng tiến lên giai đoạn 2 như mô tả ở Hình 17. Luồng vốn FDI lớn đổ vào Việt Nam - một điều kiện cần thiết cho sự chuyển đổi này - đã diễn ra. Mặc dù mục tiêu ngắn hạn của Việt Nam là mở rộng nền tảng công nghiệp, song đồng thời, Việt Nam cũng cần chuẩn bị để tránh bẫy thu nhập trung bình ở giai đoạn tiếp theo. Để làm được điều này, yếu tố cần thiết nhất là các hành động chính sách có tính đón đầu và có mục tiêu rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng vốn con người. 42 Trong tương lai, Việt Nam có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình như thực tế đã xảy ra ở một số nước. Trong khu vực ASEAN, Malaixia, với GDP bình quân đầu người là 10.567 USD, mà theo tính toán của Ngân hàng thế giới năm 2010 nước này đang ở vào bẫy thu nhập trung bình cao (Bảng 6). Thái Lan, với GDP bình quân đầu người đạt 9.143 USD (theo tính toán của Ngân hàng thế giới năm 2010) có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới và của Viện Levy Economics Institute, Việt Nam nằm trong số 8 nước thu nhập trung bình thấp và không nằm trong bẫy thu nhập trung bình tính vào thời điểm năm 2010 (bảng 7). Do Việt Nam, cũng như các nước khác như Campuchia, Ấn Độ, Myanma, và Môzămbíc trở thành nước thu nhập trung bình thấp cách đây gần 1 thập kỷ, nên có thể tránh bẫy thu nhập trung bình thấp nếu thu nhập bình quân đầu người tăng với tỷ lệ tương đương tốc độ đạt được trong giai đoạn 2000-2010 (6,1%/năm). Nếu làm được điều này, Việt Nam có thể trở thành nước thu nhập trung bình cao trong gần 2 thập kỷ, cụ thể đối với Việt Nam là vào năm 2024, Myanma năm 2020, Ấn Độ năm 2023, Campuchia và Môzămbíc năm 2030. Hình 18: Điểm mạnh và yếu hiện nay của Việt Nam Nguồn: IMF, 2012. Mặc dù Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, nhưng như được phân tích ở phần trên cho thấy kinh tế Việt Nam có nguy cơ tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ tăng trưởng TFP không liên tục và thấp hơn so với giai đoạn trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu (Hình 12) và vì thế nguy cơ tăng trưởng chậm do TFP là một vấn đề chính sách đáng quan tâm. Hình 18 minh họa thế mạnh và yếu điểm của nền kinh tế Việt Nam theo năm hạng mục gồm: thể chế kinh tế, cơ cấu thương mại, cơ sở hạ tầng, tỷ số phụ thuộc, và các yếu tố kinh tế vĩ mô (đầu tư, luồng vốn). Từ hình 43 18 cho thấy các yếu tố về thể chế, cơ cấu thương mại và các đặc điểm kinh tế vĩ mô là những yếu điểm của nền kinh tế Việt Nam và có nguy cơ dẫn đến tăng trưởng chậm. Theo tính toán của IMF được phân tích ở phần trên cho thấy, Việt Nam cùng với một số nền kinh tế thu nhập trung bình châu Á khác có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình do nền kinh tế có khả năng trở nên mất cân đối khi trải qua một giai đoạn tăng trưởng chậm lại. Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế (CIEM, 2010) Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, với những yếu kém về phát triển và tăng trưởng dài hạn như sau: Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp Mặc dù Việt Nam đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định nhưng chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp. Mô hình tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào đầu tư gia tăng, khai thác tài nguyên và lao động rẻ. Ít chú ý đến nâng cấp trình độ công nghệ và kỹ năng quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả (những yếu tố phát triển chuyên sâu). Việc phụ thuộc mạnh vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng là trở ngại cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài. Yếu kém trong một số ngành công nghiệp Khu vực dịch vụ ít hoạt động, chiếm tỷ lệ thấp trong GDP, tập trung vào các lĩnh vực truyền thống, chẳng hạn như y tế, giáo dục, du lịch, khách sạn và nhà hàng, vv... Một số khu vực giá trị gia tăng cao, cụ thể là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ phát triển chậm. Trong lĩnh vực công nghiệp, trình độ phát triển thấp, quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu kém, thiếu công nghệ tiên tiến. Trong số các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản chiếm phần lớn đóng góp công nghiệp vào GDP, tỷ trọng sản xuất là không đáng kể và các ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển. Trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất thấp, ngay cả trong xuất khẩu các nông sản chính như gạo, cà phê, cao su, chè, vv... Khu vực kinh tế nhà nước tập trung vào các ngành công nghiệp và các sản phẩm chủ chốt, dẫn đến tập trung kinh tế và độc quyền kinh doanh với những tác động không mong muốn. Hiệu suất của các doanh nghiệp nhà nước thấp, thường thấp hơn so với hiệu suất trung bình của tất cả các doanh nghiệp. Cải cách doanh nghiệp nhà nước chậm và kém hiệu quả. Trong khu vực kinh tế tư nhân: Mặc dù số lượng doanh nghiệp (đăng ký) kinh doanh tăng đáng kể, nhưng có quy mô nhỏ, và hiệu suất thấp. Khu vực phi chính quy (hộ gia đình) có nền sản xuất nhỏ và lạc hậu. Thiếu các chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển khu vực tư nhân, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển chậm trong giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ Mặc dù được nhà nước đầu tư nhiều kinh phí, chất lượng giáo dục và đào tạo thấp và không đồng đều giữa các vùng và các khu vực trong cả nước. Các chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, với cơ sở vật chất nghèo nàn 44 và thiếu giảng viên dạy giỏi. Hoạt động khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý (NQ TW6). Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng và thiết kế chậm. Hệ thống lý luận về tổ chức kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được thiết lập. Khung pháp lý không đầy đủ và không đồng bộ. Vẫn còn tồn tại sự phân biệt giữa các doanh nghiệp. Thiếu các yếu tố thị trường và phát triển chậm trên tất cả các thị trường gây ra nhiều bất cập trong phân bổ nguồn lực, làm giảm hiệu suất sử dụng tài nguyên và hạn chế sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng. Năng lực cạnh tranh kinh tế thấp và môi trường kinh doanh yếu kém Khả năng cạnh tranh của Việt Nam giảm. Theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2012- 2013 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp hạng ở vị trí thứ 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Thấp hơn 10 bậc so với bảng xếp hạng năm 2011, Việt Nam để Philipin vượt qua và trở thành nước đứng áp chót về năng lực cạnh tranh trong số 8 quốc gia ASEAN được lựa chọn khảo sát. Trong số 12 nhóm chỉ tiêu được WEF sử dụng để đánh giá, Việt Nam tụt hạng ở 9 nhóm, trong đó không có nhóm nào vượt được hạng 50 và phần lớn trong số này cận kề thứ hạng 100. Ổn định kinh tế vĩ mô bị hạ 41 bậc. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát năm 2011 gần chạm ngưỡng 20%, cao gấp đôi so với một năm trước đó. Cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95) một lần nữa được nhắc đến như một trở lực chính cho sự phát triển của nền kinh tế, với những lo ngại đặt vào chất lượng đường xá (hạng 120) và cảng (113). Trong khi đó, khu vực công bị hạ bậc (xếp hạng 113) do nạn tham nhũng và thiếu hiệu quả, cùng với các vấn đề về tôn trọng tài sản cá nhân, bản quyền (hạng 123). Các chuyên gia thực hiện báo cáo cũng cho rằng những thách thức đang ngày một lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam và đòi hỏi những chính sách hết sức quyết đoán nhằm duy trì đà tăng trưởng một cách bền vững. Một số vấn đề chính sách đối với Việt Nam Theo các chuyên gia, Việt Nam đã có tầm nhìn dài hạn là trở thành nước công nghiệp hoá và hiện đại hoá vào năm 2020. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các chiến lược, chương trình hành động và các thể chế phù hợp để theo đuổi thực hiện tầm nhìn này. Hệ thống quản lý hiện nay không cho phép soạn thảo và triển khai các chính sách cần thiết. Điều quan trọng là Việt Nam cần xây dựng sớm nhất có thể một lộ trình công nghiệp hoá rõ ràng, công bố và hướng dẫn cho dân chúng, nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách về lộ trình đó. Việt Nam cũng cần phác thảo con đường chiến lược hướng tới tầm nhìn 2020 được hậu thuẫn bằng các kế hoạch hành động cụ thể. Việt Nam cần phải làm rõ các định hướng chính sách trong các lĩnh vực như huy động tiết kiệm, phát triển tài chính, sử dụng nguồn lực nước ngoài, khoảng cách thu 45 nhập, các vấn đề xã hội nảy sinh, và các ngành chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Hiện nay, Việt Nam chưa có một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp cũng như quy hoạch phát triển từng ngành công nghiệp cụ thể như thép, ô tô, xe máy, điện tử, dệt may và các ngành công nghiệp khác. Việt Nam cần có một kế hoạch rõ ràng để đảm bảo một vị trí quan trọng trong mạng lưới sản xuất Đông Á. Cần phải khẳng định rằng chính khu vực tư nhân chứ không phải nhà nước hay các tập đoàn nhà nước là động lực cho sản xuất và đầu tư; tăng trưởng cần phải dựa vào kỹ năng, công nghệ và sự siêng năng của người lao động Việt Nam; mở cửa và cơ chế thị trường là nguyên tắc cơ bản của tăng trưởng. Phần nội dung đề cập tới phát triển công nghiệp trong Kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm đã không đưa ra một tầm nhìn công nghiệp nhất quán. Hậu quả là nhiều câu hỏi chính sách quan trọng vẫn chưa được trả lời, trong đó có câu hỏi về vai trò của các doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai; về sự lựa chọn giữa định hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu sắc; và về phạm vi và quy mô của hỗ trợ chính thức dành cho các ngành công nghiệp mới nổi và suy thoái. Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập khu vực, Việt Nam cần tiến hành thành công ba chính sách quan trọng nhằm duy trì tăng trưởng, đó là: (1) xây dựng giá trị nội tại, (2) giải quyết tốt các vấn đề xã hội mới đặt ra do tăng trưởng nhanh, (3) quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả trong bối cảnh hội nhập về tài chính. Chính sách đầu tiên có vai trò thúc đẩy tăng trưởng trong khi chính sách thứ hai và thứ ba có vai trò chuẩn bị sự ổn định về chính trị và sự ủng hộ xã hội-mà nếu không có sự ổn định và hậu thuẫn này thì công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể thực hiện được. Quản lý công nghiệp hoá theo nghĩa rộng cần phải được thực hiện để đối phó với những thách thức mới, nếu không, toàn bộ quá trình công nghiệp hoá có thể bị chậm lại. KẾT LUẬN 1. Bẫy thu nhập trung bình và kinh nghiệm của các quốc gia Đông Á Trong hai thập kỷ gần đây, báo chí và các nhà kinh tế học đã dành nhiều chú ý đến hiện tượng được gọi là "bẫy thu nhập trung bình". Thuật ngữ này được dùng để chỉ một nhóm nước đã đạt vị thế thu nhập trung bình một khoảng thời gian trước, nhưng đã không thể vượt qua được ngưỡng thu nhập cao. Các quốc gia được phân loại theo bốn nhóm thu nhập GDP bình quân đầu người tính theo trị giá đồng đôla có sức mua tương đương năm 1990 gồm: i) thu nhập thấp ít hơn hoặc bằng 2000 USD; ii) thu nhập trung bình thấp trong khoảng 2000 USD đến 7.250 USD; iii) thu nhập trung bình cao trong khoảng từ 7.250 USD đến 11.750 USD; và thu nhập cao trên 11.750 USD. Các ngưỡng thu nhập này không đổi theo thời gian. Vào năm 1950, trong số 124 nước có dữ liệu phù hợp, có 82 nước thu nhập thấp, 39 nước thu nhập trung bình, và 3 nước thu 46 nhập cao. Đến năm 2010, có 40 nước thu nhập thấp (37 nước đã nằm trong nhóm này từ giai đoạn trước); 52 nước có thu nhập trung bình (38 nước thu nhập trung bình thấp và 14 nước thu nhập trung bình cao); và 32 nước thu nhập cao. Từ phân loại các quốc gia theo mức thu nhập cho thấy hầu hết dân nghèo trên thế giới đang sống ở các nước hiện đang được phân vào nhóm thu nhập trung bình (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và Pakistan). Trong khi số các nước thu nhập thấp giảm là thông tin tốt lành, sự phân rẽ về thu nhập bình quân trên thế giới đã gia tăng đáng kể và nhiều nước không thể thu hẹp khoảng cách về thu nhập với Mỹ. Nhưng giai đoạn chuyển tiếp thu nhập tại các nước hiện nay đang diễn ra nhanh hơn đáng kể so với trước đây: cụ thể là một nước trở thành nước thu nhập trung bình thấp vào năm (t) có khoảng thời gian nằm trong nhóm này lâu hơn 7 tháng so với nước trở thành thu nhập trung bình thấp vào năm (t+1). Điều này giải thích cho sự khác biệt về khoảng thời gian một thế kỷ nằm trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp giữa Hà Lan (quốc gia đầu tiên trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 1827 và đã chuyển lên nhóm nước thu nhập trung bình cao 128 năm sau, năm 1955) và Trung Quốc (trở thành nước thu nhập trung bình thấp vào năm 1992 và đã chuyển lên nhóm thu nhập trung bình cao 17 năm sau đó, năm 2009); và cũng như vậy, một nước trở thành thu nhập trung bình cao vào năm (t) có khoảng thời gian nằm trong nhóm này dài hơn 3 tháng so với nước trở thành thu nhập trung bình cao vào năm (t+1). Bằng chứng này hoàn toàn phù hợp với nhóm các nước đã thực hiện được chuyển đổi. Qua phân tích các giai đoạn chuyển tiếp về mức thu nhập trong lịch sử cho thấy, số năm để một nước nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp hay trung bình cao rơi vào bẫy thu nhập trung bình là: nhiều nhất là 28 năm đối với nhóm thu nhập trung bình thấp và 14 năm đối với nhóm thu nhập trung bình cao. Điều này có nghĩa là một nước đã đạt vị thế thu nhập trung bình thấp cần duy trì được tỷ lệ tăng trưởng trung bình ít nhất là 4,7% mỗi năm để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp; và một nước đã đạt được vị thế thu nhập trung bình cao cần phải duy trì tỷ lệ tăng trưởng trung bình ít nhất là 3,5% mỗi năm để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao. Để tránh bẫy thu nhập trung bình, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng trưởng đủ nhanh để vượt qua được ngưỡng thu nhập trung bình thấp trong nhiều nhất là 28 năm và đối với ngưỡng thu nhập trung bình cao nhiều nhất là 14 năm. Kết quả phân tích vào năm 2010 cho thấy có 35 trong số 52 nước thu nhập trung bình rơi vào bẫy thu nhập trung bình, trong đó 30 nước bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình thấp và 5 nước nằm trong bẫy thu nhập trung bình cao. 8 trong số 17 quốc gia còn lại tuy không nằm trong bẫy thu nhập trung bình nhưng có nguy cơ rơi vào bẫy (3 nước có nguy cơ kẹt bẫy thu nhập trung bình thấp và 5 có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao). Trong số 35 nước đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, có 3 quốc gia thuộc châu Á, đó là Philippin và Srilanka nằm trong bẫy thu nhập trung bình thấp và Malaixia đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao, tuy nhiên Srilanka và Malaixia được dự báo 47 là có khả năng sớm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. 8 nền kinh tế châu Á khác (trong đó có Việt Nam) tuy có mức thu nhập trung bình nhưng hiện nay không nằm trong bẫy thu nhập trung bình thấp hay cao. Inđônêxia và Pakistan là hai nước rất có thể sớm rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Trung Quốc đã có thể tránh được bẫy trung nhập trung bình thấp và rất có khả năng nước này cũng sẽ tránh được bẫy thu nhập trung bình cao, mặc dù không có gì đảm bảo cho điều này (nước này mới bước vào nhóm nước thu nhập trung bình cao được hai năm). Ấn Độ gần đây đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp và nước này cũng có khả năng tránh được bẫy thu nhập trung bình thấp, mặc dù cũng không có gì để đảm bảo. Như đã được nêu ở phần trên của tài liệu, kể từ thập kỷ 1960 chỉ có 13 nền kinh tế có thể chuyển tiếp từ vị thế thu nhập trung bình sang thu nhập cao. Trong số đó, có 5 nền kinh tế thuộc khu vực Đông Á, gồm Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), và Singapore, có bốn nền kinh tế này trong số này được mệnh danh là những "Con hổ châu Á" vào cuối thế kỷ 20. Trước thành công của các nền kinh tế này, kinh nghiệm của họ đã trở thành những bài học cho các nước thu nhập trung bình muốn vươn lên vị thế thu nhập cao. Điều lý thú là, nhiều chính sách công được nêu bên trên cũng như khuôn khổ rộng hơn về đổi mới dựa trên học hỏi công nghệ và sự hỗ trợ đầu tư NC&PT của khu vực công có thể ngoại suy từ câu chuyện thành công của các quốc gia Đông Á. Thực tiễn tốt nhất đối với các nước này đặc biệt có giá trị đối với các thị trường mới nổi tăng trưởng cao, như Trung Quốc và các nền kinh tế lớn có thu nhập trung bình khác hiện đang cho thấy có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Các nền kinh tế Đông Á đã thành công trong việc thoát khỏi bẩy thu nhập trung bình tất cả đều thành công trong việc phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến, đặc biệt là về công nghệ băng thông rộng và truyền thông tốc độ cao. Có tác động tương tự đó là việc tự do hóa các mạng viễn thông và những cải cách khuôn khổ luật pháp liên quan, một số các nước trong khu vực đã có thể phát triển và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ thông tin và truyền thông. Công nghệ viễn thông băng thông rộng và truyền thông đa phương tiện đóng vai trò quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của một nước trong khu vực. Đối với các nước có các ngành thiết bị thông tin định hướng xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, để thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc tế cần duy trì sự phát triển công nghệ băng thông rộng và truyền thông đa phương tiên trong các thị trường nội địa. Cũng như vậy, những nền kinh tế khác trong khu vực đã có khả năng thoát bẫy thu nhập trung bình như Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc), đã phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến nhằm củng cố vai trò của mình là những trung tâm khu vực đối với các công ty truyền thông đa phương tiện lớn của nước ngoài. Một yếu tố then chốt khác tạo nên thành công của các nền kinh tế Đông Á trong việc chuyển tiếp từ vị thế thu nhập trung bình lên thu nhập cao đó là năng lực của họ trong việc thúc đẩy ranh giới công nghệ và chuyển tiếp lên từ chỗ mô phỏng và nhập 48 khẩu công nghệ nước ngoài đến đổi mới công nghệ riêng của mình. Sự bảo hộ mạnh quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới sáng tạo nội sinh này. Theo cơ sở dữ liệu Doing business của Ngân hàng Thế giới, quyền sở hữu trí tuệ tại các nền kinh tế như Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) có thể sánh với các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước thu nhập cao khác. Kết quả của một hệ thống hoạt động chức năng tốt về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhiều nước trong khu vực đã trở thành nước dẫn đầu toàn cầu về đăng ký sáng chế các công nghệ riêng của mình. Sử dụng số bằng sáng chế được cấp tại Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ như một phép đo cho thấy, các nền kinh tế trong khu vực sản sinh số bằng sáng chế với tốc độ tương tự như của các nền kinh tế tiên tiến. Đặc biệt là Đài Loan, Trung Quốc giờ đây đã có số bằng sáng chế tương đương với các nền kinh tế phát triển có thành tích cao nhất như Nhật Bản và Hoa Kỳ, với Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc và Singapore bám sát theo sau. Hỗ trợ cho hoạt động đổi mới này là sự cam kết đầu tư thúc đẩy nâng cấp kỹ năng và nguồn tài trợ công trực tiếp cho các nỗ lực NC&PT. Theo cơ sở dữ liệu của tổ chức UNESCO về chi tiêu NC&PT, Hàn Quốc, Singapore, và Đài Loan (Trung Quốc) giờ đây đã dành một nguồn lực để chi tiêu cho NC&PT có thể tương đương với mức chi tiêu của Mỹ và các nền kinh tế phát triển đổi mới cao khác (Gill and Kharas, 2007). Cuối cùng, thị trường lao động linh hoạt và các chính sách kinh tế mở cửa đã cho phép phân bố lại lao động trong các ngành, lĩnh vực tại các nền kinh tế thành công nhất trong khu vực. Các nước trong khu vực đã dựa vào thương mại quốc tế để thúc đẩy chuyển giao lao động bằng cách tham gia vào các phân đoạn thâm dụng lao động trong chuỗi giá trị toàn cầu. Sự chuyển giao như vậy đã được tạo điều kiện bằng những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông và bằng cách làm giảm các chi phí vận chuyển và hạ thấp các trở ngại thương mại quốc tế (Canuto 2011). Tính linh hoạt trên thị trường lao động đã tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển tiếp lao động mới, giờ đây đang ngày càng trở nên hướng tới các ngành nghề mang tính đổi mới. 2. Các chính sách công tránh bẫy thu nhập trung bình Có một loạt các chính sách công mà các nước đang phát triển có thể thực hiện để tránh hoặc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Các biện pháp đó bao gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng tiên tiến dưới các hình thức: các mạng truyền thông tốc độ cao, đẩy mạnh thực thi quyền sở hữu thông qua bảo hộ bằng sáng chế, và cải cách thị trường lao động để đảm bảo rằng những quy định cứng nhắc không gây khó khăn cho việc tuyển dụng và thuê nhân công. Về cơ bản, các chính sách này thu hút nguồn nhân công có trình độ cao hơn vào các lĩnh vực thiết kế, nâng cao năng suất và tiền lương trong ngành này và làm tăng năng lực đổi mới sáng tạo của đất nước. Tiếp cận đến cơ sở hạ tầng tiên tiến Có thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình bằng sự gia tăng mạnh và đầy đủ mức 49 đầu tư vào có sở hạ tầng tiên tiến, đặc hiệt là các mạng truyền thông tốc độ cao. Về mặt trực quan, để được hưởng lợi từ những ý tưởng hiện tại, ở đây cần có các cá nhân có trình độ đủ cao để tham gia vào lĩnh vực thiết kế sáng tạo, nhưng nếu năng suất trong ngành này thấp do thiếu khả năng tiếp cận đến có sở hạ tầng tiên tiến, tiền lương sẽ vẫn tiếp tục thấp, điều này có nghĩa là sẽ có ít các cá nhân có trình độ cao được khuyến khích để đầu tư nâng cấp kỹ năng cần thiết để tham gia vào lĩnh vực này. Sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới theo cả hai cách: tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông các dòng chảy tri thức tàng ẩn bên trong và xuyên biên giới, cũng như làm giảm các chi phí giao dịch trong thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Như vậy, việc cải thiện ơ hội tiếp cận đến cơ sở hạ tầng tiên tiến sẽ đẩy mạnh năng suất và tiền lương trong lĩnh vực thiết kế, điều này sẽ thu hút nhiều lao động hơn và dẫn đến một sự chuyển hướng trong cung ứng lao động, điều này sẽ làm tăng mạnh (ít nhất là ngắn hạn) những ích lợi liên quan đến việc khai thác kho ý tưởng hiện tại. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ Để tạo ra các động cơ khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đổi mới và thiết kế, việc thực thi các quyền sáng chế là điều cần thiết; tuy nhiên tại các nước đang phát triển, biện pháp này thường vẫn còn thiếu. Một hệ thống thực thi chức năng kém hiệu quả trong việc quy định và thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến thiệt hại đối với nền kinh tế và làm cho nó có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Ngược lại, việc nâng cao thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ đẩy mạnh đổi mới và dẫn đến tiền lương cao hơn trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, điều này sẽ thu hút nhiều nhân công có trình độ cao hơn vào ngành này. Kết quả là các yếu tố bên ngoài mạng lưới tri thức sẽ có tác động và đưa nền kinh tế vào một quỹ đạo tăng trưởng với năng suất cao hơn. Cải cách thị trường lao động Điều được nhận thức rõ đó là những quy định cứng nhắc trên thị trường lao động có thể gây cản trở việc tuyển dụng nhân công, dẫn đến làm tăng nguy cơ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tác động của những méo mó chính sách trên thị trường lao động, ví dụ như chi phí tuyển dụng chẳng hạn, đến chi phí lao động trong các ngành chế tạo và thiết kế có thể tính bằng một tác động tương ứng đến tổng lương trong từng ngành. Tuy nhiên, cũng có thể lập luận rằng một số loại giới hạn đối với thị trường lao động, đặc biệt là các quy định liên quan đến chi phí thuê nhân công có thể đặc biệt bất lợi đối với các hoạt động thiết kế hay đổi mới. Nguyên nhân là do trong các hoạt động như vậy, khó có thể quan sát được năng suất của công nhân trước khi tuyển, ngược lại với các công việc thường xuyên trong lĩnh vực chế tạo, là nơi mà khả năng quan sát cả trước và sau đều ít tốn kém hơn. Như vậy rủi ro thuê nhân công có khả năng làm việc kém hiệu quả là cao hơn trong các hoạt động nơi mà một tấm bằng đại học cũng không phải là một tín hiệu tin cậy về thành tích của nhân công trong tương lai. Trong những điều kiện như vậy, những quy định bóp méo thị trường lao động không khuyến khích thuê nhân công có trình độ giáo dục cao 50 hơn sẽ gây ra những hậu quả bất lợi đối với đổi mới và tăng trưởng, do làm tăng khả năng nhân tài không được đặt đúng chỗ và dẫn đến nguy cơ nền kinh tế có thể rơi vào một trạng thái cân bằng tăng trưởng thấp hơn. Những bài h c kinh nghiệm Trở thành một nước thu nhập cao không phải là chặng đường dễ dàng. Kể từ năm 1950, 37 trong số 124 nền kinh tế được khảo sát vẫn luôn thường trực trong nhóm thu nhập thấp. Qua phân tích có thể nhận thấy, sự chuyển đổi từ thu nhập trung bình thấp sang thu nhập trung bình cao và sau đó lên thu nhập cao là một quá trình chậm chạp. Một số nước đã bị mắc kẹt trong nhóm thu nhập trung bình với thời gian kéo dài hàng thập kỷ. Các nước khác hiện đang trải qua chặng đường thu nhập trung bình và hy vọng sẽ vào nhóm thu nhập cao nhanh nhất có thể. Có nhiều nguyên nhân khiến cho các nước không thể chuyển tiếp từ thu nhập trung bình thấp sang thu nhập trung bình cao và từ đó lên mức thu nhập cao, và nhiều trong số những nguyên nhân này có liên quan đến nhau. Những năm gần đây, các nước đang phát triển đã mở cửa ra nền kinh tế thế giới, chú trọng hơn đến ổn định kinh tế vĩ mô, và nhiều nước được quản lý tốt hơn. Mặc dù các đối sách này có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, nhưng vẫn chưa đủ. Tăng trưởng nhanh giống như những gì các nước Đông Á đã trải qua, đó là cần huy động nguồn lực để chuyển tiếp nhanh qua một lọat các mức thu nhập. Ngoài các vấn đề chính sách công cụ thể được bàn đến ở bên trên, còn có nhiều bài học rộng hơn hữu ích trong bối cảnh đang diễn ra cuộc tranh luận về việc làm thế nào để các nước có thể tránh việc rơi vào bẫy tăng trưởng thu nhập trung bình, hay rộng hơn là để các nước có thể chuyển tiếp từ giai đoạn bắt chước (mô phỏng) đến đổi mới thực sự. Thứ nhất, cần cân nhắc thành phần của lực lượng lao động trong quá trình phát triển. Quan điểm chung đó là sự bắt chước các công nghệ sẵn có (nhập khẩu) là công việc dễ dàng hơn so với đổi mới thực sự. Vì vậy, ở những giai đoạn phát triển ban đầu, khi vấn đề chính là sao chép và thích nghi các công nghệ có sẵn, mức độ kỹ năng hay chuyên môn hóa tương đối thấp về các kỹ năng kỹ thuật cơ bản có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau, các hoạt động đổi mới thực sự yêu cầu các kỹ năng nâng cao trên một phạm vi rộng các lĩnh vực. Khi đó, sự chuyển hướng từ công nghệ thấp sang các hoạt động tiên tiến hơn sẽ trở thành động cơ chủ yếu để nâng cao năng suất trong một nền kinh tế. Học hỏi công nghệ sẽ thúc đẩy tăng năng suất và tăng tiền lương thực tế, điều này đến lượt mình sẽ buộc doanh nghiệp phải từ bỏ công nghệ thấp và các hoạt động sử dụng nhiều lao động để bước vào các lĩnh vực có hàm lượng vốn nhiều hơn và công nghệ tinh xảo hơn. Bởi vì các ngành này có tác dụng học hỏi mạnh hơn và có khả năng mang lại những hiệu ứng lan tỏa đến các lĩnh vực còn lại của nền kinh tế về khía cạnh phát triển kỹ năng và tri thức, vì thế tăng trưởng được đẩy mạnh hơn. Làm cơ sở cho quá trình chuyển đổi từ bắt chước đến đổi mới là năng suất lao động trong lĩnh vực sáng tạo và thiết kế. Trong cái bẫy được gọi là "sao chép", năng suất và tiền lương trong các lĩnh vực này tương đối thấp, do đó làm giảm động cơ thúc đẩy đầu tư vào giáo dục cao hơn. Trong khi đó, việc thiếu nhân công có trình độ giáo dục 51 cao sẽ gây cản trở sản xuất trong các hoạt động thiết kế, đổi mới sáng tạo và ngăn cản việc khai thác các yếu tố bên ngoài liên quan đến các mạng lưới tri thức. Ở đây có một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa giáo dục và đổi mới. Các quốc gia có thể bị rơi vào trạng thái cân bằng tăng trưởng thấp hoặc khiêm tốn là do họ không thể có được nguồn nhân lực có trình độ tiềm năng đủ cao để tham gia vào các hoạt động đổi mới, và còn bởi vì tiền lương thấp do kết quả của việc có ít cá nhân có trình độ tiềm năng cao sẵn sàng thực hiện đầu tư để có được kỹ năng cần thiết để tìm việc làm trong các lĩnh vực đổi mới. Vì vậy thành phần của lực lượng lao động phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố cung và cầu, và điều này giải thích tại sao bẫy tăng trưởng thu nhập trung bình thường có đặc trưng phân bổ nhân tài không đúng chỗ. Thứ hai, ý tưởng cho rằng bất lực thị trường dẫn đến đầu tư dưới mức cho nghiên cứu từ lâu nay là lý do cơ bản đối với chi tiêu chính phủ cho NC&PT (OECD 2010). Tuy nhiên, việc nảy sinh bế tắc hay những bất lực khác gây cản trở hoạt động đổi mới có thể tạo nên những trở ngại không kém quan trọng (nếu không nói là quan trọng hơn) đối với hoạt động NC&PT. Đặc biệt, việc thiếu cơ sở hạ tầng tiên tiến, yếu tố đặc biệt có lợi đối với lĩnh vực thiết kế, sáng tạo (một phần bởi vì nó thúc đẩy các mạng lưới tri thức), có thể đóng vai trò quyết định trong việc giúp một đất nước thoát khỏi bẫy tăng trưởng thấp hơn, không chỉ do tác động trực tiếp của yếu tố này đến năng suất, mà còn do tác động đến nguồn cung lao động có kỹ năng cao. Một nền tảng kỹ năng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển hướng trong sản xuất từ các hoạt động thâm dụng lao động sang sử dụng kỹ năng cao và dẫn đến gia tăng tốc độ đổi mới. Điều nghịch lý là sự phân bổ lại các nguồn lực công (còn hạn chế) từ chỗ tài trợ trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu và đổi mới chuyển sang cung cấp cơ sở hạ tầng tiên tiến có thể rất hiệu quả trong việc thúc đẩy các hoạt động thiết kế sáng tạo và làm tăng tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm của các nền kinh tế Đông Á trong giai đoạn chuyển tiếp từ vị thế thu nhập trung bình lên thu nhập cao là những bài học quan trọng đối với các nước khác đang cố gắng để noi theo. Bẫy thu nhập trung bình không phải là một kết cục không thể tránh khỏi, có thể tránh được bẫy nếu các chính phủ sớm hành động, trước khi đã muộn là khi mà những ích lợi từ lao động rẻ và những cái có được từ việc mô phỏng công nghệ nước ngoài tất cả đều đã cạn kiệt, và cần kiên quyết thúc đẩy đổi mới. Để làm được điều này đòi hỏi phải thực hiện đúng lúc các chính sách công nhằm vào việc cải thiện khả năng tiếp cận các sơ sở hạ tầng tiên tiến, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và cải cách thị trường lao động. Những chính sách này là trung tâm để thúc đẩy học hỏi công nghệ, thu hút nhân tài vào các hoạt động NC&PT và khuyến khích xây dựng các mạng lưới tri thức quốc gia và quốc tế. Biên soạn: Nguyễn Phương Dung Nguyễn Lê Hằng Đặng Bảo Hà 52 Phụ lục 1: Phân loại nhóm nước theo thu nhập năm 2010 (124 nước) Quốc gia Phân loại của WB năm 2010 GDP bình quân đầu người năm 2010 Phân loại của Levy Economics Institute năm 2010 Số năm (1950-2010) nằm trong các nhóm thu nhập Hiện trạng L LM UM H Afghanistan L 1.068 L - - - - - Albania UM* 4.392 LM 24 37 - - LMIT Algêri UM* 3.552 LM 19 42 - - LMIT Ănggôla LM* 1.658 L 61 - - - - Áchentina UM* 11.872 H - 28 32 1 - Ôxtrâylia H 25.754 H - - 20 41 - Áo H 23.534 H - 14 12 35 - Bănglađét L 1.250 L 61 - - - - Bỉ H 23.123 H - 11 12 38 - Benin L 1.387 L 61 - - - - Bolivia LM 3.065 LM 16 45 - - LMIT Botswana UM* 4.858 LM 33 28 - - LMIT Braxin UM* 6.737 LM 8 53 - - LMIT Bungari UM 8.497 UM 3 53 5 - - Burkina Faso L 1.110 L 61 - - - - Burundi L 495 L 61 - - - - Campuchia L* 2.529 LM 55 6 - - - Cameroon LM* 1.208 L 61 - - - - Canađa H 24.808 H - - 19 42 - Trung Phi L 530 L 61 - - - - Chad L 708 L 61 - - - - Chilê UM* 13.294 H - 42 13 6 - Trung Quốc UM 8.019 UM 42 17 2 - - Colombia UM* 6.542 LM - 61 - - LMIT 53 Cộng hòa dân chủ Công-gô L 259 L 61 - - - - Cộng hòa Công-gô LM 2.391 LM 28 33 - - LMIT Costa Rica UM 8.207 UM 2 54 5 - - Cote d'Ivoire LM* 1.098 L 58 3 - - - Đan Mạch H 23.569 H - 3 15 43 - Cộng hòa Dominica UM* 4.802 LM 23 38 - - LMIT Ecuador UM* 4.010 LM 3 58 - - LMIT Ai Cập LM 3.936 LM 30 31 - - LMIT El Salvador LM 2.818 LM 14 47 - - LMIT Eritrea L 866 L 61 - - - - Phần Lan H 22.825 H - 14 15 32 - Pháp H 21.750 H - 10 11 40 - Gabon UM* 3.858 LM - 56 4 1 LMIT Gambia L 1.099 L 61 - - - - Đức H 20.628 H - 10 13 38 - Ghana LM* 1.736 L 61 - - - - Hy Lạp H 15.232 H 1 21 28 11 - Guatemala LM 4.381 LM 1 60 - - LMIT Guinea L 607 L 61 - - - - Guinea Bissau L 629 L 61 - - - - Haiti L 664 L 61 - - - - Honduras LM 2.247 LM 50 11 - - - Hồng Kông (TQ) H 32.434 H - 26 7 28 - Hungari H* 9.000 UM - 51 10 - - Ấn Độ LM 3.407 LM 52 9 - - - Inđônêxia LM 4.790 LM 36 25 - - - Iran UM* 6.789 LM 9 52 - - LMIT 54 Irắc LM* 1.046 L 23 38 - - - Ailen H 25.238 H - 25 15 21 - Israel H 18.108 H - 19 17 25 - Italia H 18.887 H - 13 15 33 - Jamaica UM* 3.484 LM 5 56 - - LMIT Nhật Bản H 22.260 H 1 17 9 34 - Jordan UM* 5.752 LM 6 55 - - LMIT Kenya L 1.115 L 61 - - - - Cô-oét H 11.900 H - 1 20 40 - Lào LM* 1.864 L 61 - - - - Lebanon UM* 5.061 LM 3 58 - - LMIT Lesotho LM* 1.987 L 61 - - - - Libêri L 806 L 61 - - - - Libi UM* 2.924 LM 12 43 6 - LMIT Madagascar L 654 L 61 - - - - Malawi L 807 L 61 - - - - Malaixia UM 10.567 UM 19 27 15 - UMIT Mali L 1.185 L 61 - - - - Mauritania LM* 1.281 L 61 - - - - Mauritius UM* 15.424 H - 41 12 8 - Mêhicô UM 7.763 UM - 53 8 - - Mông Cổ LM* 1.015 L 61 - - - - Ma rốc LM 3.672 LM 27 34 - - LMIT Mô-zăm-bíc L* 2.362 LM 57 4 - - - Myanmar L* 3.301 LM 54 7 - - - Namibia UM* 4.655 LM - 61 - - LMIT Nêpan L 1.219 L 61 - - - - Hà Lan H 23.912 H - 5 15 41 - New Zealand H 18.147 H - - 22 39 - Nicaragua LM* 1.679 L 31 30 - - - Niger L 516 L 61 - - - - 55 Nigeria LM* 1.674 L 61 - - - - Na Uy H 27.522 H - 11 14 36 - Oman H* 8.202 UM 18 33 10 - - Pakistan LM 2.344 LM 55 6 - - - Panama UM* 7.146 LM 5 56 - - LMIT Paraguay LM 3.510 LM 23 38 - - LMIT Pêru UM* 5.733 LM - 61 - - LMIT Philipin LM 3.054 LM 27 34 - - LMIT Ba Lan H* 10.731 UM - 50 11 - - Bồ Đào Nha H 14.249 H - 28 18 15 - Qatar H 18.632 H - 4 16 41 - Hàn Quốc H 20.724 H 19 19 7 16 - Rumani UM* 4.507 LM 12 49 - - LMIT Rwanda L 1.085 L 61 - - - - Saudi Arabia H* 8.396 UM - 20 32 9 UMIT Sê-nê-gal LM* 1.479 L 61 - - - - Sierra Leone L 707 L 61 - - - - Singapo H 30.830 H - 28 10 23 - Nam Phi UM* 4.725 LM - 61 - - LMIT Tây Ban Nha H 18.643 H - 23 17 21 - Sri Lanka LM 5.459 LM 33 28 - - LMIT Sudan LM* 1.612 L 61 - - - - Swaziland LM 3.270 LM 20 41 - - LMIT Thụy Điển H 24.107 H - 4 14 43 - Thụy Sỹ H 24.795 H - - 9 52 - Syrian Arab Republic LM* 8.717 UM - 46 15 - UMIT Đài Loan (TQ) H 22.461 H 17 19 7 18 - Tanzania L 813 L 61 - - - - Thái Lan UM 9.143 UM 26 28 7 - - Togo L 615 L 61 - - - - 56 Tunisia UM* 6.389 LM 22 39 - - LMIT Thổ Nhĩ Kỳ UM 8.123 UM 4 51 6 - - Uganda L 1.059 L 61 - - - - Các tiểu vương quốc Ả rập H 14.691 H - - - 61 - Anh H 22.555 H - 3 20 38 - Hoa Kỳ H 30.686 H - - 12 49 - Uruguay UM 10.934 UM - 46 15 - UMIT Vênêzuêla UM 9.662 UM - 1 60 - UMIT Việt Nam LM 3.262 LM 52 9 - - - Yemen LM 2.852 LM 26 35 - - LMIT Zambia LM* 921 L 61 - - - - Zimbabwe L 900 L 61 - - - - Chú thích: WB class - Phân loại thu nhập của Ngân hàng thế giới; GDP bình quân đầu người được tính theo USD năm 1990 theo PPP; L - thu nhập thấp; LM - thu nhập trung bình thấp; UM - thu nhập trung bình cao; H - thu nhập cao; LMIT - bẫy thu nhập trung bình thấp; UMIT - bẫy thu nhập trung bình cao. Nguồn: tính toán của Ngân hàng thế giới và Levy Economics Institute, 2010. 57 Phụ lục 2: Các nền kinh tế gia nhập nhóm thu nhập trung bình thấp trước năm 1950 và chuyển sang nhóm thu nhập trung bình cao Quốc gia Khu vực Mốc năm chuyển sang thu nhâp trung bình thấp (YLM) Mốc năm chuyển sang thu nhập trung bình cao (YUM) Số năm ở nhóm thu nhập trung bình thấp Tốc độ tăng trưởng bình quân (từ YLM lên YUM) Ôxtrâylia Thái Bình Dương 1848 1942 94 1.35 Hồng Kông (TQ) Châu Á 1950** 1976 - - Nhật Bản Châu Á 1929* 1968 39 3.58 New Zealand Thái Bình Dương 1860** 1947 - - Singapo Châu Á 1950** 1978 - - Áo Châu Âu 1876 1964 88 1.52 Bỉ Châu Âu 1854 1961 107 1.18 Đan Mạch Châu Âu 1870 1953 83 1.57 Phần Lan Châu Âu 1912 1964 52 2.50 Pháp Châu Âu 1869 1960 91 1.44 Đức Châu Âu 1874 1960 86 1.51 Hy Lạp Châu Âu 1924 1972 48 2.70 Hungari Châu Âu 1910 2001 91 1.45 Ailen Châu Âu 1913** 1975 - - Italia Châu Âu 1906 1963 57 2.25 Hà Lan Châu Âu 1827 1955 128 1.02 Na Uy Châu Âu 1907 1961 54 2.47 Ba Lan Châu Âu 1929** 2000 - - Đồ Đào Nha Châu Âu 1947 1978 31 4.17 Tây Ban Nha Châu Âu 1911 1973 62 2.18 Thụy Điển Châu Âu 1896 1954 58 2.22 Thụy Sỹ Châu Âu 1858* 1945 87 1.49 Anh Châu Âu 1839* 1941 102 1.27 58 Áchentina Mỹ Latinh & Caribê 1890** 1970 - - Chilê Mỹ Latinh & Caribê 1891 1992 101 1.27 Costa Rica Mỹ Latinh & Caribê 1952 2006 54 2.37 Mêhicô Mỹ Latinh & Caribê 1942 2000 58 2.22 Uruguay Mỹ Latinh & Caribê 1882* 1994 112 1.16 Vênêzuêla Mỹ Latinh & Caribê 1925 1948 23 5.67 Israel Trung Đông & Bắc Phi 1950** 1969 - - Saudi Arabia Trung Đông & Bắc Phi 1950** 1970 - - CH Syrian Arab Trung Đông & Bắc Phi 1950** 1996 - - Canada Bắc Mỹ 1881 1943 62 2.07 Hoa Kỳ Bắc Mỹ 1860** 1941 81 1.65 Mauritius Châu Phi cận Sahara 1950** 1991 - - Ghi chú: (*) thể hiện năm các nước này quay trở lại mức thu nhập trung bình thấp. Ôxtrâylia đạt mức thu nhập trung bình thấp vào năm 1848, nhưng lại rơi vào mức thu nhập nhấp. Đan Mạch năm 1870; Phần Lan năm 1912; Pháp 1869; Đức 1874; Hungari năm 1910; Nhật Bản năm 1929; Thụy Sỹ năm 1858; Anh năm 1839; và Uruguay năm 1870. Nhật Bản quay trở lại mức thu nhập thấp một lần nữa trong khoảng từ năm 1945-1950. (**) thiếu hoặc không có dữ liệu trước năm này. Nguồn: Levy Economics Institute, 2010 59 Phụ lục 3: Các nền kinh tế trở thành nhóm thu nhập trung bình cao trước năm 1950 và chuyển sang mức thu nhập cao Quốc gia Khu vực Năm một nước chuyển sang nhóm thu nhập trung bình cao (YUM) Năm một nước chuyển sang nhóm thu nhập cao (YH) Số năm ở mức thu nhập trung bình cao Tốc độ tăng trưởng bình quân (từ YUM lên YH) Ôxtrâylia Thái Bình Dương 1942 1970 28 1.7 New Zealand Thái Bình Dương 1947 1972 25 1.7 Thụy Sỹ Châu Âu 1945 1959 14 3.1 Anh Châu Âu 1941 1973 32 1.5 Canađa Bắc Mỹ 1943 1969 26 1.9 Hoa Kỳ Bắc Mỹ 1941 1962* 21 1.8 Ghi chú: (*) thể hiện số năm Hoa Kỳ trở lại mức thu nhập cao. Hoa Kỳ đã đạt ngưỡng thu nhập cao năm 1944, nhưng thu nhập bình quân của nước này đã tụt xuống mức thu nhập trung bình cao vào năm 1945. Nguồn: Levy Economics Institute, 2010 60 Tài liệu tham khảo 1. Pierre-Richard Agénor, Otaviano Canuto, Michael Jelenic: Avoiding Middle- Income Growth Traps. The World Bank, Economic Premise, 11/2012. 2. Shekhar Aiyar, Romain Duval et al: Growth Slowdowns and the Middle- Income Trap. IMF Working Paper, 3/2013. 3. Jesus Felipe: Tracking the Middle-income Trap: What Is It, Who Is in It, and Why? Levy Economics Institute of Bard College, Asian Development Bank. Working Paper No. 715, 4/2012. 4. International Monetary Fund: Regional economic outlook. Asia and Pacific - Shifting Risks, New Foundations for Growth. World economic and fi nancial surveys, 4/2013. 5. Richard Doner: Success as Trap? Crisis Response And Challenges To Economic Upgrading in Export-Oriented Southeast Asia. JICA Research Institute, 3/2012. 6. Kenichi Ohno: The middle income trap: Implications for industrialization strategies in East Asia and Africa. GRIPS Development Forum. 1/2009. 7. Maria Carnovale: Developing Countries and the Middle-Income Trap: Predetermined to Fall? New York University, 5/2012. 8. Motoshige Itoh: The Middle-income trap in Asia. Policy review, National Institute for Research Advancement (NIRA), No.58, 12/2012. 9. Akio Egawa: Will income inequality cause a middle-income trap in Asia? Brugel working paper, 6/2013. 10. Overcoming the middle income trap: some international experiences and policy recommendations for Vietnam. Center for Information and Documentation - CIEM, Working-paper No.1-2010. 11. Giang Thanh Long, Lê Hà Thanh: Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF). NXB GTVT, 2010. 12. Tran Van Tho: The Middle-Income Trap: Issues for Members of the Association of Southeast Asian Nations. ADBI Working Paper Series. No.421 5/2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_bay_thu_nhap_trung_binh_nguy_co_va_thach_thuc_doi_v.pdf
Tài liệu liên quan