Tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam

Kết quả sản xuất của ngành công nghiệp trong giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy, nền công nghiệp đang có bước chuyển dịch nhanh về cơ cấu ngành theo hướng hiện đại hóa, tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác đã giảm từ 15.78% năm 2001 xuông còn 12.83% năm 2005, đồng thời tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng từ 78.68% năm 2001 tăng lên chiếm tỉ trọng 81.23% năm 2005. Tốc độ tăng tỉ trọng cơ cấu ngành công nghiệp chế biến trong giai đoạn này trung bình là 0.467%. Như vậy đã đẩy lùi được sư giảm ti trọng công nghiệp chế biến diễn ra vào những năm 2000 (giảm 3.94%) và năm 2001 ( giảm 0.893%). Tuy nhiên tỉ trọng cua những ngành công nghiệp có kĩ thuật cao và công nghiệp hiện đại như công nghiệp hóa chất, kim loại, cơ khí, điện, điện tử trong ngành công nghiệp chế biến lại có xu hướng tăng chậm lại so vơi giai đoạn trước, trung bình tốc đô tăng tỉ trọng của các ngành này trong giai đoạn này là 3.496% chậm hơn giai đoạn 1998 – 2000 với tốc độ tăng trung bình là 4.905%. Nhưng nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong nghành công nghiêp đang diễn ra đúng quy luật. Tuy cơ cấu ngành công nghiệp đang chuyển dịch phù hợp với xu thế khách quan, nhưng hiện tại cơ cấu ngành công nghiệp còn nhiều mặt bất hợp lí. Công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Các ngành công nghiệp phụ trọ còn nhỏ bé, phần lớn nguyên phụ liệu của các ngành công nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài. Công nghiệp năng lượng chưa đáp ứn được yêu cầu phát triển nhanh của các ngành kinh tế. Chưa hình thành được những nhóm sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều ngành công nghiệp tuy có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và thu hút lượng lao động lớn nhưng chủ yếu thực hiện gia công cho nước ngoài, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế thấp kém. Công nghiệp nông thôn phát triển chậm. hàng hóa của các ngành nghề thủ công nghiệp kém khả năng cạnh tranh do trình độ trang bị kỹ thuật thấp kém, chất lượng sản phẩm thấp, kiểu cách mẫu mã đơn điệu, Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày càng trở nên trầm trọng đe dọa trực tiếp yêu cầu phát triển bền vững

doc28 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nuôi có những đặc tính ưu việc về thời gian sinh trưởng, phát triển và khả năng chống sâu bệnh, về sự đa dạng của sản phẩm, và đặc biệt về năng suất, chất lượng đã góp phần tạo ra sản phâm phong phú , đa dạng và có giá trị cao. Công nghiệp chế biến đã co những đóng góp quan trọng vào việc tăng giá trị sản phẩm, tăng giá trị tích trữ, vận chuyển của sản phẩm nông nghiệp và làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại. Do sản phẩm của nông nghiệp mang tính thời vụ cao và khó bảo quản, nêu không có công nghiệp chế biến sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng tiêu thụ Công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng tất yếu,đáp ứng yêu cầu cơ bản nhất cho con người. Còn công nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Mọi sản phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt của con người từ ăn, mặc, đi lại vui chơi, giải trí đều được đáp ứng từ thực phẩm công nghiệp. Kinh tế càng phát triển thu nhâp của dân cư càng tăng thì nhu cầu của con người càng mở rộng. Chính sự phát triển của nhu cầu đã góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển. Song ngược lại sư phát triển côn nghiệp không những đáp ứng nhu cầu của cong người mà nó lai hướng dẫn tiêu dùng của con người, hướng đến nhu cầu mới cao hơn. Như vậy, công nghiệp càng phát triển thì các sản phẩm hàng hóa càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã càng nâng cao về chất lượng Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp góp phần giải quyêt việc làm xã hội Công nghiệp tác động vào sản xuất nông nghiệp làm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tạo khả năng giải phóng sức lao động trong nông nghiệp. Đồng thời sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp ngày càng mở rộng, tạo ra các ngành sản xuất mới, các khu công nghiệp mới, đến lượt mình, công nghiệp đã thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội. việc thu hút số lượng lao động ngày càng tăng từ nông nghiệp vào công nghiệp không chỉ góp phần giải quyết việc làm , mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và tăng thu nhập cho người lao động. Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện về tổ chức sản xuất Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp luôn có một đội ngũ co tính tổ chức, kỉ luật cao, có tác phong lao động “công nghiệp” do đó đội ngũ lao động trong công nghiệp luôn là bộ phận tiên tiến trong cộng đồng dân cư. Cũng do đặc điểm về sản xuất lao động trong công nghiệp ngày càng có trình độ chuyên môn hóa cao tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và chất lượng của sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất công nghiệp,còn có điều kiện tăng nhanh trình độ công nghệ của sản xuất áp dụng những thành tựu khoa học ngày càng cao vào sản xuất. Tất cả những đặc điểm trên đây làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển và theo đó quan hệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn. Sự hoàn thiện về các mô hình sản xuất làm cho sản xuất công nghiệp trở thành hình mẫu về kĩ thuật sản xuất hiện đại, phương pháp quản lí tiên tiến, người lao động có ý thức tổ chức và kỉ luật. 3/ Vị trí ngành công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế ở từng giai đoạn phát triển Công nghiệp là một ngành quan trong và chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên, về mặt cơ cấu vị trí của ngành công nghiệp là rất khác nhau trong từng giai đoạn phát triển. Nhìn chung, đối với các nền kinh tế kém phát triển, cơ cấu ngành kinh tế luôn có nông nghiệp có tỉ trọng cao, tiếp đến là công nghiệp va dịch vụ. Trong giai đoạn đầu phát triển, công nghiệp dần vươn lên vị trí dẫn đầu trong cơ cấu ngành kinh tế và có vai trò đầu tầu của quá trình tăng trưởng và phát triển. Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp thường phát triển mạnh các nghiệp công nghiệp chế bến, ngành công nghiệp khai thác giúp giả quyết công ăn việc làm những lao động được giải phóng khỏi nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn và công nghiệp còn giúp tiêu thụ những mặt hàng nông sản cho nông nghiệp.Cũng ở giai đoạn này, công nghiệp khai thác phát triển mạnh cho ra các sản phẩm thô. Trong chuỗi giá trị của mình, chỉ có một số ít những sản phẩm công nghiệp được hoàn thiện và hầu hết là những sản phẩm tiêu dùng thông thường. Dưới đây là cơ cấu ngành của nên kinh tế Việt Nam ( giai đoạn1989 – 2006): Cơ cấu kinh tế của Việt Nam giai đoạn này là điển hình của một nền kinh tế mới bắt đầu phát triển tỉ trọng công nghiêp tăng dần và có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở giai đoạn kinh tế phát triển cao, mức sống dân cư cao, quá trình sản xuất trong nền kinh tế diễn ra phức tạp do đó nảy sinh nhiều những nhu cầu về dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu về sản xuất cũng như sinh hoạt.Vì thế, tỷ trọng của công nghiệp cũng giảm dần nhường vị trí dẫn đầu về tỉ trọng cho dich vụ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này , ngành công nghiêp đã ở mức phát triển cao, sản xuất công nghiệp chủ yếu tập chung vào công nghiệp chế tạo tư liệu sản xuất, công nghiệp hàng tiêu dùng có công nghệ cao Sau đây là cơ cấu kinh tế Mỹ năm 2006: Nông nghiệp 1 Công nghiệp 20.4 Dịch vụ 78.6 Nguồn: wikipedia.org Ta thấy, tỉ trong dịch vụ chiếm tỉ lệ rất cao trong nền kinh tế, trong khi đó, ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ không đáng kể. Ở giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế, công nghiệp đã giảm dần tỉ lệ đóng góp của mình trong cơ cấu kinh tế quốc dân nhưng vẫn giữa một vị trí hết sức quan trọng. II. Vị trí của ngành công nghiệp trong giai đoạn 2001- 2005 1/ Tỉ trọng của ngành công nghiệp qua các năm. Công nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của bất kì nước nào.Theo xu hướng chung, cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tỉ trọng công nghiệp có xu hướng tăng dần trong cơ cấu kinh tế quôc dân. Knh tế Việt Nam không năm ngoài quy luật đó, cùng với thành tưu tăng trưởng kinh tế qua những năm qua, tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân ngày càng tăng và giữ vai trò quan trọng. Cơ cấu ngành trong GDP Đơn vị: (%) Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1990 38.74 22.94 34.99 1995 27.18 28.76 44.06 2000 24.53 36.73 38.74 2001 23.25 38.12 38.63 2002 22.99 38.55 38.46 2003 22.54 39.46 38.00 2004 21.81 40.21 37.98 2005 21.02 40.97 38.01 Nguồn: Economy Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỉ trọng của ngành công nghiệp năm 1990 chỉ chiếm có 22.9% thì tới năm 2000 ngành công nghiệp đã chiếm tới 36.37% và năm 2003 chiếm tới 39.46%, vượt qua ngành dich vụ để chiếm tỉ lệ cao nhất trong GDP.Tỉ trọng cao của ngành công nghiệp được duy trì trong những năm sau đó: năm 2004 tỉ trọng công nghiệp chiếm 40.21% và năm 2005 là 40.97%. Đó là kết quả của việc tăng trưởng công nghiệp nhanh liên tục và sự sụt giảm về tỉ trọng ngược quy luật của ngành dịch vụ. Nằm sau sự tăng lên của giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp là quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động vào khu vực công nghiệp. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Đơn vị: (%) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông nghiêp 65.09 63.46 61.91 60.25 58.75 57.10 Công nghiệp và xây dựng 13.11 14.40 15.40 16.44 17.35 18.20 Dịch vụ 21.80 22.15 22.70 23.30 23.90 24.70 Nguồn: Tổng cục thống kê Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp cũng tăng theo thời gian: năm 2000 tỉ trọng lao động trong công nghiệp chiếm 13.11% thì đến năm 2005 tỉ trọng đó là 18.20% tăng 5.09 %, trong khi đó, tỉ trọng lao đọng trong ngành dịch vụ chỉ tăng có 2.9%. Như vậy công nghiệp thu hút phần lớn sự chuyển dịch lao động từ khu vực truyền thống (nông nghiệp) sang khu vực hiện đại (công nghiệp, dịch vụ). Công nghiệp còn đóng góp một tỉ lệ quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tổng tổng kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng ra tăng. Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu Nhóm hàng 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 CN nhẹ 28.5 33.9 35.7 40.6 42.7 41.2 41.0 CN nặng 25.8 37.2 34.7 31.8 32.2 36.4 36.0 Nông nghiệp 46.2 28.9 29.4 27.2 25.6 26.2 23 Nguồn: Tổng cục thống kê Nếu năm 1995, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ đạt 5.449 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chỉ đạt 53.8% thì năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 26.504 tỷ USD, tăng 4.86 lần, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm tới 73.8%.Như vậy, công nghiệp càng ngày càng đóng góp một vai trò quan trọng trong xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nền kinh tế. 2/ Đóng góp cuả công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế. Như đã trình bày ở trên, công nghiệp có một vị trí to lớn trong cơ cấu nền kinh tế, do đó sự tăng trưởng của công nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.Nếu như những năm 90 của thế kỉ trước, tăng tưởng GDP của Việt Nam có sư đóng góp rất lớn của sự tăng trưởng ngành dịch vụ thì đến những năm đầu thế kỉ XXI (từ năm 2000 – 2005) tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lại chủ yếu là sự tăng trưởng của Công nghiệp.Trong giai đoạn 2000 - 2005 công nghiệp luôn là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành (2000 - 2005) Năm Tốc độ tăng (tính theo giá so sánh) Tổng số Nông lâm nghiệp - thủy sản Công nghiệp xây - dựng Dịch vụ 1990 5.09 1.00 2.27 10.19 1995 9.54 4.80 13.60 9.83 2000 6.79 4.63 10.07 5.32 2001 6.89 2.98 10.39 6.10 2002 7.08 4.16 9.48 6.54 2003 7.34 3.6 10.15 7.26 2004 7.79 4.36 10.21 7.26 2005 8.43 4.00 10.68 8.29 Nguồn: Tổng cục thống kê Tính thuận chiều của tăng trưởng GDP với tăng trưởng công nghiệp được nhìn thấy rõ qua biểu đồ đưới đây Ta thấy, nếu như tốc độ tăng trưởng của hai ngành nông lâm - thủy sản và ngành dịch vụ thường không ổn định có xu hướng đối lập nhau và đóng góp một cách bấp bênh vào tăng trưởng thì ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng vững chắc đóng góp lớn vào sự tăng trưởng ngày một nhanh của nền kinh tế trong giai đoạn này ( Ta thấy : đường màu đen biểu thị tốc độ tăng GDP và đường mầu xanh biểu thị tốc độ tăng trưởng công nghiệp có khuynh hướng thuận chiều). Để cụ thể hóa sự đóng góp của tăng trưởng công nghiệp vào tăng trưởng GDP ta có bảng sau: Phần trăm đóng góp vào tăng trưởng của các ngành (tính theo giá thực tế) Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Nông nghiệp 8.4 21 18.8 16.8 15.5 Công nghiệp 55.8 42 47.4 45.5 46.6 Dịch Vụ 37.4 37.1 34.1 38.8 38.2 Nguồn: Tổng cục thống kê Ta thấy sự đóng góp của tăng trưởng công nghiệp vào tăng trưởng GDP luôn ở mức cao, như năm 2001 là 55.8%, các năm từ 2002 đến 2005 tỉ lệ đóng góp tăng trưởng của công nghiệp vào tăng trưởng GDP có giảm nhưng vẫn cao nhất so với các ngành khác và có tỉ trọng vô vùng lớn la trên 40% đến gần 50%. Như vậy qua phân tích, ta thấy, tỉ trọng công nghiệp cũng như sự đóng góp của ngành công nghiệp vào tăng trưởng của Việt Nam là rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nói riêng cũng như quá trình tăng tưởng và phát triển kinh tế nói chung. Đồng thời nó cũng biểu hiển rõ nhũng đặc điểm của một nền kinh tê trong giai đoạn đầu phát triển, tỉ trọng công nghiệp đóng vai trò hàng đầu và là ngành đầu tầu của tăng trưởng t khi ngành dịch vụ chưa hoàn toàn phát triển và nông nghiệp mới bắt đầu rút về đứng ở vị trí thứ yếu. III.Thực trạng tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam 1/ Thực trạng tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005. Giai đoạn 2001- 2005 là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc của công nghiệp.Trong giai đoạn này công nghiệp thể hiện rõ vai trò đầu tầu của mình với liên tục sự tăng trưởng ở mức cao. Tốc độ tăng GO và VA ngành công nghiệp Đơn vị: (%) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 G.GO 37.668 17.765 20.348 30.171 30.463 G.VA 13.127 12.360 17.425 18.788 19.682 Nguồn: tổng cục thống kê Về mặt số lượng, tăng trưởng của ngành công nghiệp luôn ở mức hai con số đặc biệt năm 2005 tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt mức là 19.7%.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp giai đoạn này chỉ đạt mức tăng trung bình là 13% tương đối thấp hơn so với giai đoạn 1996 – 2000 có mức tăng trung bình là 20%. Tốc độ tăng trưởng nhanh đã giúp ngành công nghiệp có quy mô ngày càng lớn.Dưới đây là số liệu về quy mô ngành công nghiệp trong giai đoạn này: Quy mô GO và Giá trị gia tăng ngành công nghiệp Đơn vị: Nghìn tỉ VND năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GO 244138 336100 395809.2 476350 620068 808958 GDP 162220 183515 206197 242126 287616 344224 Nguồn: Tổng cục thống kê Xét về giá trị sản xuất, GO của ngành công nghiệp năm 2005 đã đạt 80895.3 nghìn tỉ đồng tăng gấp 3.3 lần so với năm 2001 đồng thời GDP công nghiệp năm 2005 cũng đạt 344224 nghìn tỉ đồng gấp 2.12 lần so với năm 2001. Để có tốc động trưởng nhanh, ngành công nghiệp đã thu hút được một nguồn lực lớn vào lĩnh vực sản xuất này. Trước hết là về vốn, khối lượng vốn được đầu tư vào ngành công nghiệp trong giai đoạn này liên tục tăng mạnh. Khối lượng vốn đầu tư cho công nghiệp theo giá thực tế Đơn vị:tỉ Đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Khôi lượng Vốn 59306 72250 84734 98794 124372 146104 Nguồn: tổng cục thống kê Khối lượng vốn năm 2005 tăng hơn gấp đôi so vơi năm 2001 và tăng gần gấp 2.5 lần năm 2000.Tuy nhỉên, tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp không đơn thuần chỉ là tăng vốn. Biểu đồ dưới đây biểu thị sự tăng vốn đầu tư vào các ngành trong giai đoạn này. Qua biểu đồ ta thấy rõ, ngoài ngành nông nghiệp có khối lượng vốn đầu tư hầu như không tăng, thì cả ngành công nghiệp và ngành dịch vụ đều thu hút được khối lượng vốn đầu tư rẩt lớn, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, trái với sự tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp thì ngành dịch vụ lại tăng trưởng không được như mong đợi và không ổn định. Do đó, ta có thẻ kết luận rằng tăng trưởng của công nghiệp không đơn thuần chỉ là sự tăng vốn mà còn là sự đảm bảo về hiệu quả sử dụng vốn. Về nguồn lực lao động, trong giai đoạn 2001 – 2005, số lượng lao động tăng mạnh từ 5554.8 nghìn người năm 2001 đến năm 2005 lực lượng lao động trong công nghiệp đã tăng lên đến con số 7739,0 nghìn người.tức là tăng gần 1.4 lần so với năm 2001, và là ngành có tốc độ tăng lao động nhanh nhất ( ngành dịch vụ tăng 1.23 lần, mức tăng chung là hơn 1.1 lần, ngành dịch vụ tăng 1.23 lần, ngành nông nghiệp giảm còn 0.99 lần). Hơn nữa lao động trong công nghiệp cũng có năng suất cao nhất trong nèn kinh tế quốc dân. Dưới đây là năng suất lao động của toàn nền kinh tế và của các ngành năm 2005. Năng suất lao động năm 2005 Năng suất lao động năm 2005 Toàn nền kinh tế Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 21970.62 8054.62 47759.32 33.1318 Đơn vị:1000 đòng/người Nguồn: Vneconomy. Bảng số liệu cho thấy, năng suất lao đông trong ngành công nghiệp của nước ta tuy thấp còn thấp nhưng so với các ngành kinh tế khác, thi năng suất công nghiệp có giá trị cao hơn hẳn: gấp hơn 2.1 lần năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế, gần 6 lần ngành nông nghiệp và gấp 1.44 lần năng suất lao động trong nghành dịch vụ. Như vậy, thành tích tăng trưởng của công nghiệp trong giai đoạn 2001 – 2005 có được là do huy động được nguồn lực lớn kể cả về lao động và vốn. Đó là về phía cung, những yếu tố về phía cầu cũng đóng góp không kém phần quan trọng vào sự tăng trưởng của công nghiệp trong giai đoạn này.Thi trường xuất khẩu được mở rộng, giá trị xuất khẩu hàng hóa liên tục tăng đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập của ngành công nghiệp. Giá trị xuất khẩu công nghiệp Đơn vị: triệu USD Năm 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Công nghiệp 2927.5 10285.2 10615.6 12090 15082.4 20512.7 24994.8 Tốc độ tăng XK 3.21 13.89 24.75 36.00 21.85 23.30 Nguồn: tổng cục thống kê Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu công nghiệp luôn dạt hai con số trong giai đoạn này,gíá trị xuất khẩu năm 20045 dã tăng gấp hơn 2.35 lần so với năm 2001 và tăng gấp hơn 8.5 lần năm 1995. Như vậy, công nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 đã xó những sự tăng trưởng đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng trung bình năm lên đến 13%, dù không cao băng giai đoạn trước nhưng nó đã đóng góp lớn vào quá trình tănng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn này. Có được thành quả này, là nhờ ngành công nghiệp đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn, lượng lao động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Mặc dù còn những yếu kém nhất định , nhưng ngành công nghiệp đã giữ vững vị trí là ngành kinh tế hàng đầu có vai tò là đầu tầu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. 2/ Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp a.Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Về chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp biểu hiện ở sự thay đổi số lượng ngành công nghiệp và mối tương quan giữa các ngành công nghiệp ấy. Sự thay đổi này phụ thuộc vào một loạt nhân tố cơ bản: các ngồn lực và lợi thế của đất nước; nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về các loại sản phẩm công nghiệp; tiến bộ khoa học và công nghệ; bối cảnh và điều kiện quốc tế; cơ chế chính sách của nhà nước Cùng với sự thay đổi vai trò và vị trí của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân, cơ cấu ngành công nghiệp cũng đang có sự chuyển biến tích cực phù hợp với xu hướng khách quan của phát triển công nghiệp: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỉ trọng công nghiệp khai thác; tăng dần các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp trong tổng lao động xã hội; gắn sự phát triển công nghiệp của đất nước với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, Đảng ta đã xác định phương hướng là “ hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có khả năng sản xuất có hiệu quả” . Thực tế chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong những năm qua thể hiện ngày càng rõ yêu cầu tham gia vào quá tình hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy lợi thế đất nước về tài nguyên thiên nhiên, lao động , vị trí địa lý và sự ổn định về chính trị- xã hội. Cùng với việc phát triển có trọng điểm công nghiệp khai thác các loại tài nguyên có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao (dầu khí,than đá, apatit) để đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nguồn hàng xuất khẩu, phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng mà trong nước có nhu cầu và khả năng (năng điện , cơ khí chế tạo à lắp ráp, vật liệu xây dựng, hóa chất nông nghiệp), các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được chú trọng phát tiển vừa đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng trong nươc thay thế hàng nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu, vừa tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân sách. Phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển nền kinh tế tri thức trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Việt Nam đang hình thành một số ngành công nghiêp kĩ thuật cao, như điển tử, máy móc , hóa dầu , cơ khí chính xác , công nghệ thông tin, sản xuất các loại dược phẩm cao cấp. Cùng với việc xây dựng hàng loạt doanh nghiệp mới với trình độ kỹ thuật hiện đại, chúng ta đã thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hiện có tạo tiền đề nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp trên thi trường trong và ngoài nước. Điều đáng chú ý là, bênh cạnh việc phát triển công nghiệp hiện đại, chúng ta đã hé sức chú trọng phát triển thủ công nghiệp, trong đó có việc phục hồi và phát triển các nghề truyền thống đã có từ lâu đời , sản xuất những sản phẩm mang đậm đà bản sắc dân tộc( sản xuất giấy dó, chạm khắc gỗ, gốm sứ, sơn mài, đúc đồng, mây tre đan.). Những ngành nghề thủ công nghiệp này không những cung cáp sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, mà còn thu hút nhiều lao động , thúc đẩy phân công lại lao động ở nông thôn. . Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp Đơn vị: Tỷ Đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 336100,3 395809,2 476350,0 620067,7 808958,3 Công nghiệp khai thác 53035,2 52238,6 61362,4 84040,1 103815,2 Khai  thác than 4143,1 4705,2 6740,4 8168,6 12295,1 Khai thác dầu thô và khí tự nhiên 45401,6 43253,7 49222,3 68903,3 84327,5 Khai thác quặng kim loại 427,0 539,5 624,2 926,7 1259,4 Khai thác đá và mỏ khác 3063,5 3740,2 4775,5 6041,5 5933,2 Công nghiêp chế biến 264459,1 320901,7 388228,6 504364,0 657114,7 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 80989,5 91859,7 100664,1 124282,1 156096,5 Sản xuất thuốc lá, thuốc lào 7602,4 8809,1 10448,7 12422,2 13651,3 Sản xuất sản phẩm dệt 15414,4 18177,2 20059,6 24741,2 29703,2 Sản xuất trang phục 11479,8 12272,3 18484,8 25241,3 32573,9 Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da 14458,9 15781,8 19304,7 25646,1 33480,1 Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 6059,3 6684,6 8587,0 11249,0 14786,8 Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng  giấy 6086,1 7825,5 9163,3 11440,4 15201,6 Xuất bản, in và sao bản ghi 4177,0 4646,3 5545,6 8032,9 9901,5 Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế 927,6 983,5 1015,9 1060,0 1585,5 Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất 17146,3 18938,9 24708,9 30793,2 43855,3 Sản xuất sản phẩm cao su và plastic 10520,5 13708,9 17334,0 23021,3 32426,9 Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác 21465,4 26756,8 32865,2 41114,8 46203,2 Sản xuất kim loại 9137,2 11510,8 15239,1 21873,8 31010,4 Sản xuất sản phẩm bằng kim loại (trừ máy móc, thiết bị) 10068,4 13127,3 19320,1 25985,0 35039,3 Sản xuất máy móc, thiết bị 4171,2 5523,9 6293,6 8795,8 12820,5 Sản xuất TB văn phòng, máy tính 1736,5 2989,0 4006,6 6721,4 7945,0 Sản xuất thiết bị điện 7699,3 11287,0 13777,7 17205,7 24154,8 Sản xuất radio, tivi và TB truyền thông 7370,1 8411,8 11063,6 14089,3 17652,5 Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại 1075,3 1237,3 1344,2 1824,9 2553,5 Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ 5877,6 9582,7 15730,9 22602,7 26911,2 Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải khác 13385,5 21095,9 19981,1 25103,3 38596,6 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 7435,5 9489,7 12971,6 20719,7 30356,7 Sản xuất sản phẩm tái chế 175,3 201,7 318,3 397,9 608,4 Sản xuất và phân phối điện, khí, nước 18606,0 22668,9 26759,0 31663,6 48028,4 Sản xuất và phân phối điện, ga 17011,8 20971,8 24848,4 29465,2 45313,0 Sản xuất và phân phối nước 1594,2 1697,1 1910,6 2198,4 2715,4 Nguồn:Tổng cục thống kê Chú ý: các ngành công nghiệp được sắp xếp từ ngành công nghiệp” Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế” cho đến ngành “Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải khác” được coi là ngành công nghiệp kĩ thuật cao, ngành công nghiệp hiện đại. Kết quả sản xuất của ngành công nghiệp trong giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy, nền công nghiệp đang có bước chuyển dịch nhanh về cơ cấu ngành theo hướng hiện đại hóa, tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác đã giảm từ 15.78% năm 2001 xuông còn 12.83% năm 2005, đồng thời tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng từ 78.68% năm 2001 tăng lên chiếm tỉ trọng 81.23% năm 2005. Tốc độ tăng tỉ trọng cơ cấu ngành công nghiệp chế biến trong giai đoạn này trung bình là 0.467%. Như vậy đã đẩy lùi được sư giảm ti trọng công nghiệp chế biến diễn ra vào những năm 2000 (giảm 3.94%) và năm 2001 ( giảm 0.893%). Tuy nhiên tỉ trọng cua những ngành công nghiệp có kĩ thuật cao và công nghiệp hiện đại như công nghiệp hóa chất, kim loại, cơ khí, điện, điện tử trong ngành công nghiệp chế biến lại có xu hướng tăng chậm lại so vơi giai đoạn trước, trung bình tốc đô tăng tỉ trọng của các ngành này trong giai đoạn này là 3.496% chậm hơn giai đoạn 1998 – 2000 với tốc độ tăng trung bình là 4.905%. Nhưng nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong nghành công nghiêp đang diễn ra đúng quy luật. Tuy cơ cấu ngành công nghiệp đang chuyển dịch phù hợp với xu thế khách quan, nhưng hiện tại cơ cấu ngành công nghiệp còn nhiều mặt bất hợp lí. Công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Các ngành công nghiệp phụ trọ còn nhỏ bé, phần lớn nguyên phụ liệu của các ngành công nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài. Công nghiệp năng lượng chưa đáp ứn được yêu cầu phát triển nhanh của các ngành kinh tế. Chưa hình thành được những nhóm sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều ngành công nghiệp tuy có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và thu hút lượng lao động lớn nhưng chủ yếu thực hiện gia công cho nước ngoài, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế thấp kém. Công nghiệp nông thôn phát triển chậm. hàng hóa của các ngành nghề thủ công nghiệp kém khả năng cạnh tranh do trình độ trang bị kỹ thuật thấp kém, chất lượng sản phẩm thấp, kiểu cách mẫu mã đơn điệu, Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày càng trở nên trầm trọng đe dọa trực tiếp yêu cầu phát triển bền vững b. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ. Chuyển dich cơ cấu vùng lành thổ có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện nền kinh tế trên mọi địa bàn, quá trình này là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng, giảm phân hóa sự phát triển giữa các vùng. Ngành Công nghiệp Việt Nam từ chỗ công nghiệp được phát triển tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam định. Đến nay công nghiệp đã được phat huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và truyền thống nghề nghiệp ở mỗi vùng, thúc đầy sự giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng. Trong quá trình phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, hàng loạt khu công nghiệp và khu chế xuất đã được hình thanh thu hút hàng nghìn doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các khu công nghiệp được xây dựng rộng dãi trên các vùng lãnh thỏ của đất nước, trong đó miền Bắc có 25, miền Trung có 17 và miền Nam có 56 khu. Đến cuối năm 2003, các khu công nghiệp đã thu hút được 1.385 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đầu tư là 11,106 tỉ USD, 1.375 dự án đầu tư trong nước có số vốn là 70.49 tỷ đồng, thu hút được 467.610 lao động. Bảng số liệu dưới cho thấy, tốc độ phát triển số lượng các khu công nghiệp trong giai đoạn 2001- 2003 đã được phục hồi sau một thời gian suy giảm do chiu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á.Đặc biệt số lượng khu công nghiệp được thành lập năm 2003 đã đạt con số 21 bằng với năm 1997. Số lượng khu công nghiệp được thành lập tính theo năm Năm Số khu công nghiệp Diện tích (ha) Diện tích cho thuê 1991 1 300 195 1992 1 60 40 1994 5 978 783 1995 5 1201 905 1996 13 2562 1706 1997 21 3689 2461 1998 15 3038 2103 1999 2 162 108 2000 1 335 231 2001 3 390 274 2002 10 2619 1791 2003 21 3562 2439 Tổng số 93 18796 13036 Nguồn:Bộ kế hoạch đầu tư, năm 2004 Nhưng cùng với việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghiệp cao, nhiều địa phương đã xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề với quy mô diện tích từ 10 đến 30 ha để giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển các làng nghề thủ công nghiệp ở nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và trong giai đoạn 2001 – 2005 nói riêng, sự mất cân đối về tỉ trọng công nghiệp theo cơ cấu vùng ngày càng hiện rõ. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo địa phương Năm 1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005 01- -05 Đồng bằng sông Hồng 17.05 17.17 18.44 18.14 19.09 19.16 19.65 1.21 Hà Nội 8.4 7.02 6.69 7.78 8.18 7.97 7.82 1.13 Đông Bắc 6.61 4.52 4.43 4.6 4.25 4.49 4.39 -0.04 Tây Bắc 0.3 0.22 0.19 0.22 0.22 0.2 0.21 0.02 Bắc Trung Bộ 3.19 2.5 2.72 2.68 2.45 2.36 2.36 -0.36 Duyên hải Nam Trung Bộ 4.65 4.32 4.1 3.94 4.1 4.01 4.2 0.1 Tây Nguyên 1.26 0.93 0.71 0.72 0.75 0.64 0.73 0.02 Đông Nam Bộ 50.3 55.22 55.11 56.15 56.36 57.12 56.02 0.91 TP, Hồ Chí Minh 28.8 25.99 27.11 27.05 26.44 24.74 24.42 -2.69 Đồng bằng sông Cửu Long 11.18 10.55 9.59 8.81 8.35 7.96 8.83 -0.76 Không xác định 5.45 4.57 4.71 4.74 4.43 4.06 3.62 -1.09 Nguồn: tổng cục thống kê Các vùng phát triển công nghiệp có truyền thống như vùng Đồng Bằng sông Hồng, vùng đông nam bộ giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng với tốc độ cao và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.( nếu như năm 1996 giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá thực tế của vùng đồng bằng sông Hồng chỉ là 25482.5 tỷ đồng và chiếm 17.05 % giá trị sản suất công nghiệp trong cơ cấu thì đến năm 2005 giá trị đó đã lên tới 1947222.3 tỷ đồng chiếm 19.65 % trong cơ cấu, với vùng đông nam bộ các con số tương ứng là 75.169 tỷ đồng ( 50.3 %) và 555167.1 tỷ đồng ( 56.02%)). Tuy nhiên có sự khác biệt về xu hướng phát triển công nghiệp ở hai vùng này, trong khi sản xất công nghiệp vẫn là ngành chủ đạo của vùng đồng bằng sông Hồng và tăng trưởng với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này là 27.01% nhanh hơn giai đoạn 1996 – 2000 với tốc độ tăng trưởng là 21.72 %.Trong khi đó vùng đông nam bộ tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong hai giai đoạn này hầu như không đổi là 23.57% và 23.96 %.Điều này đã làm quá trình thay đổi trong cơ cấu vùng của hai vùng kinh tế này diễn ra trái ngược. Nếu như chênh lệch về tỉ trọng trong cơ cấu giữa năm 2000 và 1996 của vùng đồng bằng sông Hồng là 012% thì chênh lệch đó giữa hai năm 01- 05 là 1.21%, ngược lại mức chênh lệch rất cao là 4.92% giữa hai năm 1996 – 2000 của vùng đông nam bộ lai được thay thế bằng con số rất khiêm tốn là 0.91% giữa hai năm 2001 – 2005. Trong khi đó, các vùng kinh tế kém phát triển khác đặc biệt như Bắc trung bộ, tây bắc. tây nguyên Ngành công nghiệp của các vùng này vẫn tiếp tục chậm phát triển tốc độ tăng trưởng chậm tuy nhiên so với gia đoạn 96 – 00 đã có bước chuyển mình.Dưới đây là bảng số liệu tỉ lệ giá trị sản xuất công nghiệp giữa các năm (được lấy giá trị sản xuất năm cuối giai đoạn chia cho năm đầu giai đoạn). Đơn vị: lần  Giai đoạn 96 - 00 1- 0.5 Cả nước 2.2 2.5 Đồng bằng sông Hồng 2.3 2.7 Đông Bắc 1.5 2.5 Tây Bắc 1.6 2.7 Bắc Trung Bộ 1.8 2.2 Duyên hải Nam Trung Bộ 2.1 2.6 Tây Nguyên 1.7 2.6 Đông Nam Bộ 2.5 2.5 Đồng bằng sông Cửu Long 2.1 2.3 Không xác định 1.9 1.9 Nguồn: Tổng cục thống kê So với giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của các vùng kém phát triển có được cải thiện đặc biệt như vùng đông bắc, vùng tây bắc, tây nguyên. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ tăng trưởng vẫn chậm hơn hai vùng công nghiepj phát triển là Đông nam bộ và đồng bằng sông Hồng, do đó tỉ trọng công nghiệp của các vùng này ngày càng giảm. Đơn vị : (%) Năm 1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005 DNB & DB.SH 67.35 72.39 73.55 74.29 75.45 76.28 75.67 Không xác định 5.45 4.57 4.71 4.74 4.43 4.06 3.62 Nguồn:Tổng cục thống kê Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo vùng đang có xu hướng nới rộng khoảng cách về giái trị sản xuất và sự phát triển công nghiệp giữa các vùng.Điều này tạo ra nguy cơ phân hóa trình độ phát triển và phân hóa giàu nghèo giữa các đị phương trên toàn quốc. Do đó, cần có những chính sách, biện pháp thích hợp để thu hút vốn đầu tư vào những vùng kém phát triển, phát triển các ngành công nghiệp địa phương nhằm phát huy thế mạnh địa phương để tăng cường hơn nữa sự phát triển công nghiệp ở các vùng kém phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân vùng kém phát triển và giảm phân hóa giàu nghèo, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng. c. chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế. Thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm huy động rộng rãi các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, trong công nghiệp đã hình thành cơ cấu kinh tế đa thành phần bao gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các loại hinh doanh nghiệp công nghiệp cũng được phát tỷ lệ ngày càng đa dạng: DNNN, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh, doanh nghiệp tập thể và các hộ tiểu chủ cá thể. Các DNNN được sắp xếp lại theo hướng tập trung hơn vào cá ngành công nghiệp then chốt, trọng điểm. Tuy có sự giảm xuống về số lượng doanh nghiệp, nhưng các DNNN vẫn là lực lượng nòng cốt trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội của đất nước. Sự phát triển với tốc độ nhanh của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên cơ sở môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng đã thu hút được lượng vốn lớn sẵn có trong dân cư vào đầu tư phát triển, tạo thêm việc làm và cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu trong nước và đóng góp vào xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng phát triển nhanh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu thu hút vốn, đổi mới công nghệ, tao việc làm, học tập kỹ năng quản lý và đóng góp vào ngân sách quốc gia. Trong giai đoạn 2001- 2005, về giá tri sản xuất, khu vực kinh té nhà nước vẫn có tỉ lệ tăng trưởng châm nhất so với các thành phần kinh tế khác và có tỉ trọng ngày càng giảm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh té ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì tốc độ tăng tưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 TỔNG SỐ 395809.2 476350 620068 808958.3 991249.4 Kinh tế Nhà nước 124379.7 149651.5 181675 221450.7 249085.2     Trung ương 85947.4 104626.7 129007 165697.5 191381.1     Địa phương 38432.3 45024.8 52668.1 55753.2 57704.1 Kinh tế ngoài Nhà nước 107020.6 128389.9 171037 234242.8 309053.8     Tập thể 2162 2727 2745.8 3433 4008.8     Tư nhân 64608 79402.7 114277 164928.6 225033.4     Cá thể 40250.6 46260.2 54013.8 65881.2 80011.6 KV có vốn đầu tư nước ngoài 164408.9 198308.6 267356 353264.8 433110.4 Nguồn:Tổng cục thống kê Chỉ số phát triển công nghiệp theo thành phần kinh tế Đơn vi: (%) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 96_00 01_05 Kinh tế Nhà nước 8.34 20.32 21.40 21.89 12.48 11.54 16.76     Trung ương 9.37 21.73 23.30 28.44 15.50 12.25 19.48     Địa phương 6.13 17.15 16.98 5.86 3.50 10.07 9.77 Kinh tế ngoài Nhà nước 29.72 19.97 33.22 36.95 31.94 23.31 30.23     Tập thể -0.17 26.13 0.69 25.03 16.77 26.85 13.11     Tư nhân 34.99 22.90 43.92 44.32 36.44 42.04 36.29     Cá thể 23.95 14.93 16.76 21.97 21.45 8.90 19.76 KV có vốn đầu tư nước ngoài 18.45 20.62 34.82 32.13 22.60 36.84 25.56 Nguồn: Tổng cục thống kê Trong giai đoạn này, khu vực kinh tế nhà nước dù đã cải thiện được tốc độ tăng trưởng so với gai đoạn 96 – 00, song tốc độ tăng trưởng vãn còn chậm so với khu vực khác.Đặc biệt là thành phần kinh tế địa phương thuộc khu vực kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng rất chậm và có xu hướng ngày càng giảm do quy mô nhỏ, quản lý kém, không có sức cạnh tranh.Khu vực kinh tế ngoài nhà nước là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các thành phần kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 30.23 % và giá tri sản xuất năm 2005 gấp 3.75 lần so với năm 2001.Tuy nhiên, trong nhóm thành phần kinh tế này thì thành phần kinh tế tập thể đang thể hiện sự xa xút trong quá trình phát triển khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường.Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tuy vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 25.56% đã giảm đáng kể so với thời kì 1996 – 2000 có tốc độ tăng trưởng là 36.84%. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế Đơn vị: (%) Năm 1996 2001 2002 2003 2004 2005 Kinh tế Nhà nước 0.50 0.31 0.31 0.29 0.27 0.25 Kinh tế ngoài Nhà nước 0.24 0.27 0.27 0.28 0.29 0.31 KV có vốn đầu tư nước ngoài 0.26 0.42 0.42 0.43 0.44 0.44 Nguồn: Tổng cục thống kê Xét về mặt cơ cấu, do sự khác nhau trong tốc tăng trưởng của các thành phần kinh tế là khá lớn do đó quá trinh chuyển dịch cơ cấu diễn ra khá rõ nét.Khu vực kinh tế nhà nước nếu như năm 2001 chiếm tỉ trọng 0.31% thì năm chỉ còn chiếm 0.25 % tức là tỉ tọng của khu vưc kinh té nhà nước chỉ băng một nửa so với năm 1996. hai thành phần kinh tế còn lại đều tăng tỷ trọng của mình trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp cả nước.Tuy nhiên nếu nhìn vào số liệu về ty trọng của các thành phần kinh tế hai năm 1996 và năm 200 se thấy rõ quá trình chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế đã giảm tốc đáng kể, và không còn biến động mạnh như thời kì trước đó.Tuy nhiên, việc tỷ trọng của khu vực thành phần kinh tế nhà nước đang nhỏ dần và ngày càng giảm không có nghĩa là khi tế nhà nước không còn giữ vị trí chủ chốt trong nền kinh tế qốc dân. Đánh giá vai trò kinh tế nhà nước trong công nghiệp không thể dựa vào tỷ trọng của nó trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, mà điều quan trọng hơn cả là xem xét nó chiếm giữ những vị trí then chốt, trọng yếu và có ảnh hưởng to lớn không chỉ với sự phát triển công nghiệp , mà còn cả với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 3) Đánh giá tăng trưởng công nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn 2001 – 2005, Công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến rõ dệt. tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh vẫn chủ yếu là tăng trương theo chiều rộng chứ chua thực sự phát triển về chất.Sau đây là những điểm yếu cau công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005. a. Tỷ lệ chi phí trung gian trong cơ cấu giá trị sản xuất cao Tổng giá trị sản xuất bao gồm chi phí trung gian (IC) và gía trị gia tăng (VA) hay trong tổng thể nền kinh tế quốc dân được gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP).Sư tăng trưởng của một nền kinh tế hay một ngành sản xuất phải là sự tăng lên của gái trị mới mà quá trình sản xuất tạo ra.Tức là trong công thức: GO = VA + IC Ta có thể tăng giái trị sản xuất GO nhờ tăng chi phí trung gian (IC) hoặc tăng giái trị giai tăng (VA). Tuy nhiên, điều tăng trưởng thực sự cần là tăng giái trị gia tăng VA chứ không phải tăng thêm các khoản chi phí trung gian IC. Tuy nhiên, ngành sản xuất công nghiệp của nước ta đang diễn ra một tình trạng mà quy luật không mong muốn. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp Đơn vị: tỷ Đồng năm 2001 2002 2003 2004 2005 GO 336100.3 395809.2 476350 620067.7 808958.3 VA.CN 183469.7 206536.3 242064.6 287624.9 343824.7 VA/GO 54.59 52.18 50.82 46.39 42.50 Nguồn:Vneconomy Ta thấy tỷ lệ giá trị gia tăng ở mực thấp và có xu hướng ngày càng giảm. Do sử dụng nguyên liệu đầu vào lãng phí chưa hiệu quả, cáckhâu trong quá trình sản xuất chỉ là hoạt đọng gia công thuần túy không chưa nhiều chất xám.Ví dụ ở một số ngành như ngành công nghiệp khai khai thác, khai mỏ, ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp điện khí Tốc độ tăng trưởng GO; VA; IC và tỷ trọng của nó qua các năm của ngành công nghiệp khai thác mỏ Năm GO (tỷ đồng) IC (tỷ đồng) VA (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%) VA/GO IC/ GO 1995 13919,7 3574,7 10345 74,32 25,68 2001 29097,2 9912,2 19185 6,45 11,32 4,10 65,93 34,07 2002 30326,4 10930,4 19396 4,22 10,27 1,10 63,96 36,04 2003 33002,4 12483,4 20519 8,82 14,21 5,79 62,17 37,83 Nguồn: niên giám thống kê (Trong bang: Số liệu năm 2003 là số sơ bộ .Số liệu theo giá so sánh 1994.). Ngành công nghiệp khai thác mỏ gồm khai thác than; dầu thô và khí tự nhiên; khai thác quặng kim loại; khai thác đá và các loại mỏ khác. Đây là ngành có tỷ trọng IC thấp nhất và tương ứng với nó là tỷ trọng VA trong GO là cao nhất trong các ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay. Chi phí trung gian của ngành này tăng lên quá nhanh.Tốc độ tăng trưởng của IC > Tốc độ tăng trưởng của GO từ 1,5 lần năm 1995 lên gần 2,5 lần năm 2002. Tỷ trọng chi phí trung gian chiếm trong GO từ 25.68% năm 1995 đã tăng lên tới 37,83% vào năm 2003. Điều này đã dẫn đến kết cục tất yếu là phần giá trị tăng thêm bị suy giảm từ 74.32% năm 1995 xuống còn 62.17% vào năm 2003 So sánh tốc độ tăng trưởng của GO và IC ngành công nghiệp khai thác Năm Tốc độ tăng trưởng của GO (%) Tốc độ tăng trưởng của IC (%) So tốc độ tăng của IC với GO (%) 2000 96,37 149,10 154,72 2001 6,45 11,32 175,50 2002 4,22 10,27 243,36 2003 8,82 14,21 161,11 Ngành công nghiệp chế biến hiện nay chiếm khoảng 81% về giá trị sản xuất và khoảng 70% giá trị tăng thêm trong toàn bộ lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam nên bất kỳ một sự thay đổi nào trong ngành này đều ảnh hưởng rất nhiều tới sự biến động chung của toàn bộ khu vực công nghiệp. Nhìn chung, công nghiệp chế biến của Việt Nam nằm trong tình trạng lấy công làm lãi, mà tiền công ở đây cũng quá rẻ so với các nước. Với công nghiệp chế biến thì tốc độ tăng của IC vẫn lớn hơn tốc độ tăng trưởng của GO, dẫn đến tốc độ tăng của VA nhỏ hơn tốc độ tăng GO. Sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng của GO và IC nhỏ hơn nhiều so với ngành công nghiệp khai thác. Biên độ chênh lệch giữa 2 chỉ tiêu này của công nghiệp chế biến chỉ nằm trong khoảng 13-14%. Tốc độ tăng trưởng GO; VA; IC và tỷ trọng của nó qua các năm của ngành công nghiệp chế biến Năm GO (tỷ đồng) IC (tỷ đồng) VA (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%) % VA trong GO % IC trong GO GO IC VA 1995 83260,5 53029,5 30231 36,31 63,69 2000 158098 106606 51492 89,88 101 70,33 32,57 67,43 2001 183542 126207 57335 16,09 18,39 11,35 31,24 68,76 2002 213697 149714 63983 16,43 18,63 11,60 29,94 70,06 2003 250126 178814 71312 17,05 19,44 11,45 28,51 71,49 Nguồn: Niên giám thống kê 2003 Biểu 4. So sánh tốc độ tăng trưởng của GO và IC ngành công nghiệp chế biến Năm Tốc độ tăng trưởng của GO (%) Tốc độ tăng trưởng của IC (%) So tốc độ tăng của IC với GO (%) 2000 89,88 101,00 112,37 2001 16,09 18,39 114,29 2002 16,43 18,63 113,39 2003 17,05 19,44 114,02 Nguồn: Niên giám thống kê 2003  Từ tính toán ở bẳng cho thấy: Một là, tốc độ tăng trưởng của phần giá trị mới sáng tạo (VA) tăng lên chậm hơn GO. Điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả sản xuất của công nghiệp chế biến chưa được cải thiện, thậm chí còn suy giảm nhẹ. Hai là, tỷ trọng phần giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến ở nước ta quá nhỏ trong GO. Qua đó thể hiện công nghiệp chế biến còn mang nặng tính chất gia công, làm thuê. Đối với ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước cũng diễn ra tương tự như 2 ngành công nghiệp trên: tốc độ tăng trưởng của GO chậm hơn tốc độ tăng trưởng của IC. Do đó, tỷ trọng của VA trong GO giảm từ 54,63% năm 1995 xuống còn 44,99% vào năm 2003. Sự suy giảm như vậy là quá nhanh, trung bình 1 năm giảm 1%. Biểu 5. Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước của Việt Nam trong những năm qua (ĐVT: %) Năm 1995 2000 2001 2002 2003 1.Tốc độ tăng trưởng GO 108,1 14,04 16,09 16,36 2.Tốc độ tăng trưởng IC 133,3 14,85 20,54 20,37 3.Tốc độ tăng trưởng VA 87,26 13,19 11,42 11,8 4.%IC trong GO 45,37 50,85 51,22 53,18 55,01 5.%VA trong GO 54,63 49,15 48,78 46,82 44,99 Nguồn: Niên giám thống kê 2003 Từ những phân tích trên cho thấy: - Chi phí trung gian tăng lên thường xuyên qua các năm diễn ra ở cả 3 ngành công nghiệp cấp 1. Đây là dấu hiệu của quá trình sản xuất kém hiệu quả. - .Sự gia tăng của chi phí trung gian thể hiện sử dụng lãng phí tài nguyên. Bởi vì phải chi ra ngày một nhiều hơn chi phí vật chất và dịch vụ để làm ra một đơn vị sản phẩm. Nếu tình trạng này cứ tái diễn sẽ phá vỡ tính bền vững của sản xuất. - Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên không thể tái tạo được. Nếu sử dụng kém hiệu quả thì trong tương lai sẽ không còn nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất. Vì thế tiết kiệm nguyên liệu không có khả năng tái tạo là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Phát triển bền vững lĩnh vực công nghiệp là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển kinh tế-xã hội và môi trường của nước ta. Hiện nay công nghiệp chiếm trên 40% trong GDP của cả nước và ngành công nghiệp đóng góp gần 50% tăng trương GDP cả nước tuy nhiên tôc độ tăng GO trong công nghiệp đã vượt xa tỗ độ tăng VA . Trong năm 2004, GO công nghiệp tăng 16%; trong đó công nghiệp khai thác mỏ tăng nhanh nhất: 16,9%; công nghiệp chế biến tăng 16,1%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 13,8%. VA của toàn khu vực 2 (công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%). Như vậy, sự cách biệt về tốc độ tăng trưởng giữa GO và VA là xấp xỉ 6%. Điều này đồng nghĩa với vận tốc tăng chi phí trung gian là khá lớn. Trong năm 2005 tốc dọ tăng GO là 30.46% trong khi đó tốctăng của VA chỉ là 19.53% và nhin toàn gia đoạn 2001 – 2005 thì GO dã tăng gấp 2.41 lần trong khi đó Va chỉ tăng gấp 1.87 lần. Do đó để nâng cao chất lượng tăng trương, tao khả năng phát triển bền vững cầ có những giải phát nhăm nâng cao tỉ trọng giá trị gai tăng VA trong cơ cấu giá trị sản xuất GO và thực hiện các giai pháp như: tăng cường sử dụng hiệu qua nguyên vật liệu, sản xuất nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên vật liệu nhập ngoại, quy hoạch các vùng sản xuất gần khu nguyên vật liệu b)Tỷ lệ đầu tư tăng cao nhưng sử dụng vốn không hiệu quả Giai đoạn 2001 – 2005 là giai đoạn đánh dấu sự tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp.Tuy nhiên, tăg trưởng công nghiệp trong giai đoạn này dựa khá nhiều ào tăng đầu vào hơn la tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn.trong giai đoạn này, ngành công nghiệp đã huy động được nguồn vốn ngày càng lớnar về khối lượng và tỉ trọng nhưng hiệu quả sủ dụng vốn giảm so với nhũng năm trước. Các số liệu cơ bản về tăng trưởng và đầu tư ngành công nghiệp Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn 41668.4 48510 59306 72250 84734 98794 124372 146104 Tốc độ tăng vốn(%) 13.532 16.418 22.256 21.826 17.279 16.593 25.890 17.473 VA (Tỷ VND) 117299 137959 162220 183515 206197 242126 287616 344224 Tốc độ tăng VA.CN(%) 16.606 17.613 17.586 13.127 12.360 17.425 18.788 19.682 Tỷ lệ đầu tư 0.36 0.35 0.37 0.39 0.41 0.41 0.43 0.42 ICOR 2.14 2.00 2.08 3.00 3.32 2.34 2.30 2.16 Nguồn: Tổng cục thống kê;VnEconomy Qua bảng số liệu ta thấy,so với giai đoạn trước(1997- 2000) thì tốc độ tăng vốn cả về quy mô lẫn tỷ trong đều rất đáng mừng tuy nhiên.Tốc độ tăng vốn trung bình là 19.76% lớn hơn giai đoạn 1998 – 2000 là 17.346%.Tỉ lệ đầu tư của ngành công nghiệp cũng tăng từ 39% năm 2001 lên 43% năm 2004 và 42% năm 2005.tuy nhiên ghiệu quả sử dụng vốn lại giảm mạnh so với giai đoạn 1997 – 2000, biểu hiện ở tỷ số ICOR của ngành tăng đáng kể,đặc biệt năm 2001 (3.0) và năm 2002 (3.32).Mặc dù chỉ số này có giảm trong những năm sau xong hiệu quả sử dụng vốn vẫn là một vấn đề mà ngành công nghiệp cần phải giải quyết để có thẻ duy trì sự tăng trưởng nhanh rong những giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2001 – 2005, ngành công nghiệp đã có sự tăng trưởng với tốc độ nhanh, tuy nhiên, với những vấn đề đã nêu ở trên, để nước ta có một ngành công nghiệp thực sự phát triển a thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,ngành công nghiệp nước ta cần có sự rà soát chiến lược phát triển, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết giảm chi phí, tăng cường hoạt động R&D, hoàn thiện bộ máy quản lý đẻ nâng cao sức cạnh tranh, qua đó, phát triển công nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.. Kết Luận Chung Công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005 đã có sự tăng trưởng nhanh tuy nhiên so với giai đoạn trước đã có bước sụt giảm.Mặc dù vậy ngành công nghiệp vẫn giữ vừng vai trò của một ngành kinh tế đầu tầu, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân và cơ cấu lao đông, là chỗ dựa của tăng trưởng kinh tế toàn quốc. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, công nghiệp nước ta cũng có những bước chuyển mình trong cơ cấu ngành theo hướng hiện đại.Quá tình chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế vẫn được tiếp diễn từ các thời kì trước theo hướng gia tăng vai trò của khu vực tư nhân. Ngoài ra việc chuyển dịch cơ cấu vùng trong công nghiệp lại diễn ra đáng lo ngại khi khoảng cách vùng miền ngày càng nới rộng trong ngành công nghiệp. Bên cạnh tốc độ phát triển nhanh, ngành công nghiệp nước ta trong giai đoạn này cũng thể hiện những mặt yếu kém và dấu hiệu tăng trưởng không thực sự vững chắc như phát triển mất cân băng giữa các vùng, tỉ lệ chi phí trung gian cao, việc sử dụng vốn kém hiệu quả Cũng như nền kinh tế, ngành công nghiệp nước ta cũng đang ở trong thời kì đầu phát triển, quá trình tích lũy vốn và định hướng phát triển còn rất nhiều khó khăn và phức tạp.Do vậy, để ngành công nghiệp phát triển nhanh, vững chác theo hướng hiện đại góp phần vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nói riêng và công cuôc phát triển kinh tế xã hội đi lên xã hội chủ nghĩa nói chung thì cần có sự tham gia tích cực của nhiều bên: nhà nước ta cần có những chiến lược phát triển công nghiệp rõ ràng hơn nữa, xác định đúng lợi thế so sánh, đĩnh rõ các ngành công nghiệp mụi nhọn trong từng giai đoạn phát triển..quy hoach các vùng công nghiệp trọng điểm theo hướng vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, mặt khác,cần có những chính sách thu hút vốn đầu tư cho công nghiệp, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp cũng cần phát huy tính chủ động trong cơ chế thị trường và thời đại toàn cầu hóa để nâng cao hiêu quả hoat động sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo Giáo trình Kinh tế phát triển, Chủ biên GS.TS.Vũ Thị Ngọc Phùng, nhà xuất bản thống kê. Giáo Trình Kinh tế VIệt Nam, Chủ biên GS.TS Nguyễn Văn Thường, nhà xuất bản thống kê. Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy, năm 2001 – 2002. Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy, năm 2002 – 2003. Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy, năm 2003 – 2004. Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy, năm 2004 – 2005. Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy, năm 2005 – 2006 Trang web http:\\ www.moit.gov.vn Trang web http:\\ www.gso.gov.vn Trang web http:\\ www.wikipedia.org.vn Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5985.doc
Tài liệu liên quan