Thăng long Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ

Cuốn sách phổ thông này chỉ mong góp phần nhỏ cho người Hà Nội, nhân dân cả nước và những người đi xa Thủ đô, và Tổ quốc hiểu thêm về Hà Nội xưa, để càng thêm yêu vùng đất và con người Hà Nội hôm nay.

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thăng long Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn. Khánh Thụy Thôn thuộc t. Tiền Túc (sau là Thuận Mỹ) h. Thọ Xương (nay là Hàng Hành). Khán Xuân Phường Cổ, do nhập 2 thôn. Hậu Khán Sơn và Xuân Sơn, nơi sinh và có Cổ Nguyệt Đường của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (nay là Bách Thảo). Khay Hàng Khay xưa gồm cả đoạn cuối phố Tràng Tiền, trên đất các th. Thị Vật, Tô Mộc và một phần Cựu Lâu, t. Tiền Túc, nơi dân làng Chuôn, h. Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây đến cư ngụ làm nghề đồ gỗ khảm xà cừ như khay, hộp tráp, tủ chè, sập bàn, bàn ghế, nên còn gọi là phố Thợ Khảm. K.T. Đọc Ka Tê, viết tắt phố cô đầu Khâm Thiên. Khâm Thiên phố nội thành bị bom B52 rải thảm hủy diệt đêm 26-12-1972. Khoai Hàng Hoai, giáp chợ Đồng Xuân, xưa bán các loại khoai sắn, thuộc đất th. Huyền Thiên. Khoang Gọi tắt tên Phùng Khoang, làng giáp Hà Đông (nay thuộc x. Trung Văn, h. Từ Liêm). Khốn Sông chạy bên phía đông núi Vệ Linh, còn gọi sông Công, h. Sóc Sơn. Khổng Kẻ Khổng, chưa rõ ở đâu. Khương Đình X. Đình Gừng (nay là phương thuộc q.Thanh Xuân). Khương Thường Làng, chưa rõ ở đâu. Khương Thượng trại thuộc t. Hạ, h. Vĩnh thuận, nơi diễn ra trận Đống Đa lịch sử. Kiếm Hồ X. Gươm. Kiêu Kỵ Tên nôm là Câùy Cậy, có nghề dát vàng quỳ và làm mực nho, vốn là thái ấp cũ của Nguyễn Chế Nghĩa (nay thuộc x. Kiêu Kỵ, h. Gia Lâm). Kiều Mai Làng ở vùng Diễn (nay thuộc x. Phú Diễn, h. Từ Liêm). Kim Chung X. thuộc h. Đông Anh, bờ bắc cầu Thăng Long. Kim Cổ Phường do sáp nhập 3 thôn: Kim Bát, Cổ Vũ Hạ, Cổ Vũ Trung mà thành tên (nay là khu vực giữa Hàng Bông, Đường Thành, Hàng Da) Kim Liêm 1- Chùa Kim Liên, danh thắng ở thôn Nghi Tàm, bên Hồ Tây. 2- Làng Kim Liên, x. Đồng Lầm. 3- Tên đổi lại vào thế kỷ 19 của t. Tả Nghiêm. Kim Lũ Tên nôm là l. Lủ, có th. Lủ Trung làm nghề kẹo bột, chè lam, bỏng cốm lâu đời, quê mẹ Chúa Chổm, con vua Lê Chiêu Tông, nhân vật sinh ra ngõ Cấm Chỉ (nay thuộc x. Đại Kim, h. Thanh Trì). Kim Ngưu Một nhánh của sông Tô, xưa thông với Hồ Tây, theo truyền thuyết là đường chạy của Trâu vàng, bị lấp bồi nhiều đoạn, nay chỉ còn từ Láng qua Nam Đồng, Phương Liệt, sang Đầm Sét qua Yên Sở, Đông Mỹ, h. Thanh Trì rồi đổ vào sông Nhuệ. Kinh Kỳ Chỉ kinh đô, kinh thành Thăng Long. Kỳ Gọi tắt tên l. Tứ Kỳ, x. Hoằng Liệt, h. Thanh Trì. Kỳ Lân Tức l. Lân, có tên nữa là Thịnh Liên (nay là th. thuộc x. Trung Màu, h. Gia Lâm). La Gọi tắt tên l. La Khê, nghề dệt nổi tiếng, có hội Rã La, đêm rã đám tắt lửa cho trai gái vui đùa, lát sau mới thắp lại, nay thuộc ngoại thị Hà Đông. Còn là tên gọi chung vùng Kẻ La gồm cả các l. La Dương, La Nội (La Cả), ỷ La, La Phù (nay thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây). La Thành Tức thành Đại La, tên cũ của Thăng Long, Hà Nội. Lạc Chính Phường do nhập hai thôn Ngũ Xã và Tứ Chính, t. Yên Thành, h. Vĩnh Thuận (nay là Ngũ Xã, Trúc Bạch, q. Ba Đình). Lạc Đạo X. thuộc h. Văn Lâm, Hưng Yên, còn là tên ga xe lửa Hà Nội - Hải Phòng. Lạc Trung Thôn do sát nhập 2 thôn cũ: Trung Chí và Yên Lạc mà thành tên, (nay là khu Lạc Trung, q. Hai Bà Trưng). Lại Yên Tên x. thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Lam Tức Lam Cầu, th. thuộc x. Dương Quang, h. Gia Lâm. Láng Tên nôm của l. Yên Lãng, gồm 3 thôn: Thượng Trung, Hạ nơi trồng húng và hành hoa nổi tiếng, xưa là l. trại, t. Hạ. h. Vĩnh Thuận, sau thuộc h. Thanh Trì rồi lại chuyển về h. Từ Liêm (nay là 2 ph. Láng Thượng, Láng Hạ, q. Đống Đa). Hội chùa Láng, thờ Từ Đạo Hạnh ngày 7 tháng 3 cùng với chùa Thày (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây). Lãng Yên Thôn thuộc t. Thanh Nhàn do ghép 2 thôn Thanh Lãng và Hộ Yên (nay thuộc q. Hai Bà Trưng). Lạng Xứ Lạng, tức Lạng Sơn. Lão Chợ Lão, còn gọi chợ Khánh Nguyên bán tơ lụa ở xóm Đình, Đại Mỗ, Từ Liêm. Lệ Tên làng, chưa rõ ở đâu. Lệ Chi Xã thuộc h. Gia Lâm Liên Đàng 1- Còn gọi Liên Đường, tên cũ là Liên Thủy ở bờ bắc hồ Thiền Quang (cũng gọi là hồ Liên Thủy) t. Vĩnh Xương, h. Thọ Xương (nay là Liên Trì), 2- Tên khác của thôn Sen Hồ, x. Lệ Chi, h. Gia Lâm. Liên Hoa Ngõ có ngôi chùa cùng tên ở phố Khâm Thiên. Liên Trì Chùa ở bên Hồ Gươm xưa, tên khác là chùa Báo Ân, chùa Quan Thượng do Thượng Giai, tổng đốc Hà Ninh xây 1846, chùa rất đẹp nhưng đã bị phá để xây phủ Thống sứ và nhà Bưu điện, nay chỉ còn lại chiếc tháp Hòa Phong bằng gạch mộc bên phố Đinh Tiên Hoàng. Liễu Giai Còn gọi Liễu Nhai, con đường liễu đi ra phía tây thành, một trại thuộc “Thập tam trại”, t. Nội, h. Vĩnh Thuận (nay là khu vực Liễu Giai, Đội Cấn, q. Ba Đình). Linh, Linh Đường Còn gọi Linh Đàm, một thôn thuộc x. Hoằng Liệt, h. Thanh Trì, x. thêm: Đại. Linh Đổng tức Linh Động, thôn của t. Tiền Nghiêm (sau là Vĩnh Xương), h. Thọ Xương (nay là khu sau ga Hà Nội). Linh Quang Thôn thuộc t. Tiên Nghiêm, giáp Linh Động (nay là xóm Linh Quang). Lĩnh Nam X. bên sông Hồng, h. Thanh Trì. Loa Thành X. Cổ Loa. Lòn Cầu Lòn bắc qua con ngòi chỗ giáp ranh 2 làng: Cam (x. Cổ Bi) và Kim Âu (x. Đặng Xá) h. Gia Lâm. Lọng Hàng Lọng, phố cũ, trên đất th. Nam Ngư, Tiên Mỹ, t. Vĩnh Xương, còn gọi phố Hàng Tàn, vì nhiều hàng bán tàn, lọng (sau là đường Nam Bộ kéo dài đến ngã tư Kim Liên, nay đổi tên thành phố Lê Duân). Long Biên 1- Huyện cổ ở vào vùng gần Bắc Ninh. 2- Tên cầu qua sông Hồng đặt lại thay cho tên cầu Đu-me do Pháp làm xong năm 1902. Long Đỗ Núi, còn gọi Nùng Sơn, ngọn núi tiêu biểu cho Thăng Long xưa “núi Nùng, sông Nhị”. Trên núi có một lỗ sâu gọi là Long Đỗ (rốn rồng) nên cũng gọi là núi Long Đỗ, Điện Kính Thiên xây trên núi này. Núi Sưa trong Bách Thảo thường bị gọi lẫn là núi Nùng. Long Thành Thành Rồng, chỉ thành Thăng Long. Lờ Hàng Lờ, còn gọi phố Bông Lờ, một đoạn ngắn cuối phố Hàng Bông gần Cửa Nam, xưa bán lờ, đó đánh cá (tên này đặt thay cho ngõ Cấm Chỉ, nay là Ngõ Hàng Bông). Lủ X. Kim Lũ. Lủ Cầu Tên nôm của th. Kim Giang, cạnh sông Tô, x. Đại Kim, h. Thanh Trì. Lục Xì Tên gọi nhà khám bệnh tình cho gái làng chơi thời Pháp thuộc, ở phía sau viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh ngày nay. Lương Yên Thôn thuộc t. Thanh Nhàn, h. Thợ Xương, do nhập 2 thôn Lương Xá và Yên Xá (nay là cuối phố Lò Đúc, Lương Yên). Ma Phường Khu tha ma ở gần chợ Bưởi xưa, giáp sông Tô thuộc l. Yên Thái, có lệ mở phiên chợ cuối năm gọi là chợ Ma Phường, do mê tín cho là cả các vong hồn người chết cũng đi chợ lẫn với người sống. Mã Hàng Mã, trên đất thôn Vĩnh Thái và An Phú, t. Hậu Túc, h. Thọ Xương, phố chuyên bán đồ mã, còn gọi Hàng Mã trên (khỏi lẫn với Hàng Mã dưới là một đoạn của phố Mã Mây), có thời gọi là Hàng Vàng. Mã Cảnh Tên chữ của hồ Cổ Ngựa, hồ chạy dài từ Trúc Bạch đến Hàng Đậu, đã bị lấp xây phố phường. Mã Vĩ Tên cũ của một đoạn phố từ cuối Hàng Quạt đến đầu Hàng Nón, xưa bán trang phục tuồng chèo, mũ mãng, y môn... Mai Gọi tắt th. Thanh Mai, x. Hoàng Mai, h. Thanh Trì (nay thuộc ph. Hoàng Văn Thụ, q.Hai Bà Trưng). Mai Dịch xã thuộc h. Từ Liêm, sát xã Dịch Vọng, có một th. Dịch Vọng Sở trước thuộc x. Dịch Vọng, h. Từ Liêm (nay là ph. thuộc q. Cầu Giấy). Mai Động X. thuộc h. Thanh Trì (nay là ph. Mai Động, q. Hai Bà Trưng). Mành Hàng Mành, đất th. Kim Cổ, do dân làng Giới Tế (Yên Phong, Hà Bắc) đến ở làm nghề mành mành mà thành tên. Mắm Hàng Mắm, đất th. Thanh Yên và Mỹ Lộc, t. Phúc Lâm, h. Thọ Xương, vốn là hai phố ngắn: Hàng Trứng (phía đông) và Hàng Mắm (phía tây) gộp lại (không phải ngõ Hàng Trứng - Đông Thái) xưa ở ngoài cửa ô Mỹ Lộc, giáp sông Hồng, chuyên bán mắm và thủy sản. Mây Hàng Mây, tên cũ của đoạn phố Mã Mây giáp Hàng Buồm, xưa bán hàng song, mây, sau gộp với Hàng Mã dưới thành phố Mã Mây. Đất ph. Hà Khẩu và th. Dũng Hãn, t. Hữu Túc, h. Thọ Xương. Mẩy, Mễ, Mễ Trì Cùng là tên một làng, nay thuộc x. Mễ Trì, h. Từ Liêm, đây là vùng gạo tám xoan ngon thơm nổi tiếng, cũng là đất vỡ, vật tài ba. Miễu Xóm thuộc th. Dịch Vọng Tiền, x. Dịch Vọng, h. Từ Liêm (nay thuộc ph. Dịch Vọng, q. Cầu Giấy). Minh Phú Xã bán sơn địa thuộc h. Sóc Sơn. Minh Thôn Tức th. Minh Triết, t. Hữu Nghiêm, h. Thọ Xương (nay là Quốc Tử Giám). Mọc Kẻ Mọc, thuộc t. Nhân Mục xưa, gồm các làng Thượng Đình, Hạ Đình (nay thành 2 phường thuộc 4 Thanh Xuân). Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân, Giáp Nhất (nay thuộc ph. Nhân Chính, q. Thanh Xuân), gẫn Ngã Tư Sở, Cầu Nhân Mục, gọi nôm là Cống Mọc, nơi quân Lê Lợi diệt Minh năm 1426 còn di chỉ Gò Đống thây. Hạ Đình là quê hương của nhà thơ Đặng Trần Côn. Mỗ Tên nôm l. Đại Mỗ (mỗ Chợ), l. th. thuộc x. Đại Mỗ, h. Từ Liêm. Mộ Trạch Làng xưa thuộc h. Đường An, có nhiều người giỏi cò như Trạng cờ Vũ Huyên (nay thuộc h. Bình Giang tỉnh Hải Dương). Mông Cầu Mông, chưa rõ ở đâu. Mơ Kẻ Mơ, tên gọi chung các làng: Tương Mai (còn gọi Mơ Cơm vì dân làng chuyên bán hàng cơm). Bạch Hoàng Mai (Mơ Rượu, nấu rượu ngon), Mai Động (l. Mơ) chùa Mơ là chùa làng Hoàng Mai. Mới Phố Mới, tên gọi dân gian của phố Hàng Chiếu thời kỳ Pháp mới mở mang thêm phố này. Mũi Kẻ Mui, gồm 2 làng: Yên Duyên (Mui Chùa - nay thuộc x. Yên Sở) và Khuyến Lương (Mui Chợ - nay thuộc x. Trần Phú, h. Thanh Trì) Sở Mui là Mui Chùa. Mũi Cày Một ngọn núi trong dãy núi dài ở h. Sóc Sơn. Mụn Hàng Mụn, tên cũ của phố chuyên bán mảnh vải lẻ (nay là Hàng Bút). Muối Hàng Muối, phố giáp Hàng Mắm, xưa ở giáp sông Hồng, bán muối mà thành tên, đây là đất th. Trừng Thanh, t. Tả Túc, h. Thọ Xương. Muống Cầu Muống bắc qua một nhánh sông Kim Ngưu, thuộc l. Trung Phụng, xưa là thôn Cầu Muống, còn gọi Thái Kiều, t. Hữu Nghiêm, h. Thọ Xương. Mỹ Đức Thôn thuộc t. Vĩnh Xương, h. Thọ Xương, do ghép các làng Khâm Đức, Tô Tiền, Tương Thuận, Trung Kính lại (nay là đầu phố Khâm Thiên và đầu ngõ chợ Khâm Thiên). Mỹ Lộc thôn thuộc t. Tả Túc (sau là Phúc Lâm) h. Thọ Xương, (nay là Hàng Mắm, đầu Hàng Bạc). Nai Tên nôm làng Đan Thầm, x. Mỹ Hưng, h. Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Nam Ban Thị trấn vùng kinh tế mới Hà Nội, h. Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Nam Dư X. Dựa. Nam Đồng Một trại thuộc t. Hạ, h. Vĩnh Thuận, ở ngoài Ô Thịnh Quang (Ô Chợ Dừa) sau thành phố Nam Đồng (nay là Nguyễn Lương Bằng), Nam Hồng X. thuộc h. Đông Anh. Nam Ngư Gọi tặt tên Nam Môn Thị Hoa Ngư, gần Cửa Nam, có nghề sơn dầu và bán sơn ta. Nam Ninh Một giống lúa có năng suất khá. Nam Phố. X. Cau. Nâu Tên cũ của đoạn đầu phố Trần Nhật Duật, từ cầu Long Biên đến ngã ba Hàng Chiếu, xưa giáp sông Hồng, bán củ nâu, nên gọi Hàng Nâu. Nga Làng dệt lụa đẹp thuộc tỉnh Hưng Yên. Nga Hoàng Làng rèn, thuộc h. Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh bây giờ. Ngang Hàng Ngang, phố cổ, đất th. Diên Hưng, t. Hữu Túc, h. Thọ Xương, xưa là nơi cư ngụ của người Hoa gốc Quảng Đông, có 2 cổng chắn ngang đầu và cuối phố mà có tên này. Ngâu Tên nôm l. Yên Ngưu, có nghề nấu rượu (nay thuộc x. Tam Hiệp, h. Thanh Trì). Nghè Tên nôm l. Trung Nha, xưa có nghề dệt và làm giấy nghè (nay thuộc ph. Nghĩa Đô, q. Cầu Giấy. Nghi - Nghi Tàm Phường thuộc t. Thượng, h. Vĩnh Thuận, có nghề trồng hoa, cây cảnh ven Hồ Tây, xưa có rừng trúc ngà rất đẹp, chúa Trịnh lập bến tắm ở đây gọi là Bến Trúc, sau là l., th. của x. Quảng An, h. Từ Liêm (nay thuộc ph. Quảng An, q. Tây Hồ). Nghĩa Dũng Xưa là ph. Bái Ân, t. Trung, h. Vĩnh Thuận, còn gọi là Thái Đô, thuộc vùng Bưởi, nổi tiếng về nghề dệt lĩnh (lĩnh Bưởi) và làm giấy (nay thuộc ph. Nghĩa Đô, q. Cầu Giấy). Nghĩa Đô L. giấy, l. dệt thuộc h. Từ Liêm (nay là ph. Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, q. Cầu Giấy). Nghiên Đài Nghiên, xây bên cổng vào đền Ngọc Sơn, do Nguyễn Văn Siêu đứng ra làm năm 1864, nghiên bằng đá, hình nửa quả đào đặt lên lưng ba con ếch. Ngò Tên nôm của th. Ngô, nay thuộc x. Thạch Bàn, h. Gia Lâm, có Hội thi chạy ngày 9-10 tháng 2 lịch âm. Ngọc Giếng Ngọc ở trước đến An Dương Vương, thành Cổ Loa, h. Đông Anh, tương truyền ngọc rửa nước giếng này sáng ra. Ngọc Hà Một trong “Thập Tam trại”, làng hoa nổi tiếng, cùng với l. Hữu Tiệp thành Trại hàng hoa (nay là ph. Ngọc Hà, q. Ba Đình). Ngọc Sơn Chùa dựng trên đảo Ngọc, hòn đảo lớn ở Hồ Gươm, có cầu Thê Húc đi vào sau thành đền thờ Văn Xương đế quân, Trần Hưng Đạo, Lê Lai, do nhà văn Phương Đình Nguyễn Văn Siêu trùng tu năm 1864. Ngọc Thụy X. thuộc h. Gia Lâm. Ngô Đạo Thôn thuộc x. Tân Hưng, h. Sóc Sơn. Ngữ Hầu Thôn thuộc t. Tả Túc, h. Thọ Xương, do nhập 2 thôn Trừng Thanh Trung Ngũ Hầu và Trung Yên Vệ (nay là Lò Sũ, Hàm Tử Quan, đầu Lý Thái Tổ). Ngũ Xã Phường đúc đồng nổi tiếng kinh thành, nằm trên bán đảo nhô ra hồ Trúc Bạch, thuộc t. Yên Thành, h. Vĩnh Thuận, do dân 5 làng ở Thuận Thành (Hà Bắc) đến lập nghiệp. Ngư Võng Gọi nôm là th. Hàng Chài cũ, t. Đông Thọ, h. Thọ Xương (nay là Đào Duy Từ, Lương Ngọc Quyến). Nguyên Tên gọi chung các th. Nguyên Khiết Thượng Hạ, t. Phúc Lâm, h. Thọ Xương (nay là phố Trần Nhật Duật). Nguyên Xá Th. thuộc x. Minh Khai, h. Từ Liêm. Nguyệt Gọi tắt tên sông Nguyệt Đức, còn gọi Thiên đức, tức sông Đuống. Sông Cầu ở đoạn ngã ba Sà cũng gọi là Nguyệt Đức, X. thêm: Đuống. Nhà Thờ Phố chạy thẳng trước mặt Nhà Thờ Lớn, đất th. Báo Thiên Tự, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương cũ. Nhà thờ khánh thành đêm Nôen 1886. Nhân Lê Tên nôm là làng Lợ, thôn thuộc x. Đặng Xá, h. Gia Lâm. Nhân Nội Tên cũ là th. Hàng Nôi, t. Thuận Mỹ, h. Thọ Xương (nay là cuối Hàng Bồ, Bát Đàn). Nhật Tảo Thôn thuộc x. Đông Ngạc, h. Từ Liêm. Nhật Tân Phường thuộc t. Thượng, h. Vĩnh Thuận xưa, ở phía bắc Hồ Tây, làng trồng đào nổi tiếng (nay là một ph. của q Tây Hồ). Nhị, Nhị Hà, Nhị Thủy, Nhĩ Hà X. Hồng. Nhiễm Gọi tắt tên làng Nhiễm Dương (nay thuộc h. Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Nhiễm Thượng Thôn thuộc t. Hữu Túc (sau là Đông Thọ) h. Thọ Xương (nay là giữa Cầu Gỗ). Nhót X. Đông Phù. Nhội Tên nôm l. Thụy Lôi, còn gọi là Sái có đền Sái, thuộc x. Thụy Lâm, h. Đông Anh. Nhồi Xóm thuộc th. Cổ Loa, h. Đông Anh. Nhuệ Giang Sông từ h. Từ Liêm chảy qua Hà Đông, h. Thanh Trì. Nhược Công Phường thuộc t. Hạ, h. Vĩnh Thuận (nay là khu Thành Công, q. Ba đình). Ninh Hải Chỉ vùng biển Hải Phòng, Hải Ninh. Noi X. Cổ Nhuế. Nội Tổng Nội, h. Vĩnh Thuận gồm 10 trong số 13 trại phía tây kinh thành do ông Hoàng Lệ Mật sáng nghiệp, từ Giảng Võ, Ngọc Hà đến Cống Vị (nay thuộc q. Ba Đình). Nội An Làng thuộc xã Liên Ninh cũ, X. Om. Nùng X. Long Đỗ. Om Tên nôm gọi 2 làng Thọ Am và Nội An. Thọ Am nay thuộc x. Liên Ninh, h. Thanh Trì, còn Nội Am thuộc h. Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ô Long Chưa rõ ở đâu. Ô Quan Chưởng X. Chiếu và Đông Hà. ốc X. Cổ Loa. Pháp Vân Th. thuộc xã Hoàng Liệt, h. Thanh Trì, nhiều đầm ao, ốc ngon có tiếng. Phù Dực Thôn thuộc x. Phù Đổng, h. Gia Lâm, tên cũ là rừng Trại Nòn, còn Miếu Ban, tương truyền là nơi sinh Thánh Gióng. Phù Đổng X. Gióng, Phù Ninh tên nôm là Nành, thôn thuộc x. Ninh Hiệp, h. Gia Lâm. Phú Diễn Tên nôm là Kẻ Diễn, xã thuộc h. Từ Liêm. Phú Gia X. Ga. Phú Lãng Sa Phiên âm chữ Francais, chỉ người Pháp. Phú Mỹ 1- Thôn thuộc x. Mỹ Đình, h. Từ Liêm. 2- Tức làng Sặt, trước thuộc h. Yên Lãng, nay là xã Tự Lập, h. Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Phú Thị 1- X. thuộc h. Gia Lâm, còn là tên ga xe lửa trên đường Hà Nội - Hải Phòng. Phủ Từ Thôn thuộc t. Hậu Túc, h. Thọ Xương (nay là Hàng Lược). Phụ Khánh Thôn do ghép 2 th. cũ là Nguyên Khánh và Nam Phụ, t. Tiền Nghiêm (nay là vùng Dã Tượng, Hỏa Lò, Thợ Nhuộm). Phúc Châu Tên cũ của đoạn phía Đông phố Hàng Thùng, do Pháp đặt để kỷ niệm trận đánh cảng Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến năm 1887. Phúc Kiến Tên cũ của phố Lãn Ông ngày nay, xưa có đông người Hoa gốc Phúc Kiến đến cư ngụ bán thuốc bắc. Phúc Lâm 1- Phường thuộc t. Tả Nghiêm (sau là Kim Liên), h. Thọ Xương (nay là cuối Bùi Thị Xuân, giữa Bà Triệu). 2- Tên thay đổi của t. Tả Túc cũ. 3- Thôn cùng tên tổng (nay là phố Gầm Cầu). Phúc Tân Bãi ngoài đê thuộc q. Hoàn Kiếm, đầu phía Nam cầu Chương Dương. Phúc Tô Thôn thuộc t. Thuận Mỹ, h. Thọ Xương, do nhập 2 thôn cũ là Phúc Phố, Tô Mộc (nay là cuối Lê Thái Tổ). Phục Cổ Phường thuộc t. Tả Nghiêm (sau là Kim Liên), h. Thọ Xương (nay là đầu phố Nguyễn Du). Phùng Tức x. Đại Phùng, h. Đan Phượng, nay thuộc tỉnh Hà Tây, nơi có đập Phùng nhằm phân lũ sông Hồng. Phùng Khoang X. Khoang. Phụng Thiên Tên phủ cũ của thành Thăng Long gồm 2 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, đặt năm 1496 thời Lê, trước đó gọi là phủ Trung Đô. Phương Trung Thôn thuộc t. Đồng Xuân, ở gần chợ, do nhập 2 thôn Nhiễm Trung và Hoa Đán. Quà Ao thuộc th. Đông, ph. Yên Thái, nước rất trong (nay thuộc ph. Bưởi, q. Tây Hồ). Quan Ao ở l. Đông Xã vùng Bưởi, do một viên quan người làng mua tặng dân làm giấy (nay thuộc q. Tây Hồ). Quán Tức Quán Khê, thuộc x. Dương Quang, h. Gia Lâm. Quán La Thôn thuộc xã Xuân La, h. Từ Liêm cũ (nay thuộc q. Tây Hồ) Quán Thánh đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, Thần trấn phương bắc, cổng đề Chấn Vũ Quán ở bên bờ đông Hồ Tây, có pho tượng Trấn Vũ lớn bằng đồng đen, đúc từ 1677. Đền còn gọi là Quán Thánh. Trấn Võ, Chân Vũ, Phố Quán Thánh chạy dài trên nhiều thôn thuộc t. Yên Thành, h. Vĩnh Thuận cũ. Quang Gọi tắt tên làng Quang Liệt (nay thuộc x. Thanh Liệt, h. Thanh Trì) quê Chu Văn An. Quảng Bá còn gọi Quảng Bố, phường thuộc t. Thượng, h. Vĩnh Thuận xưa (nay thuộc ph. Quảng An, q. Tây Hồ) có đền thờ Phùng Hưng. Quảng Đức Tên cũ của huyện Vĩnh Thuận thời Lê, kinh thành mang tên Đông Đô, Đông Kinh, phủ Trung Đô, gồm 2 huyện Vĩnh Xương (sau là Thọ Xương) và Quảng Đức (1466). Quán Kẻ Quánh Tên nôm của l. Giao Quang (nay thuộc x. Đại Mỗ, h. Từ Liêm) có tục thổi thi xôi thờ ngày hội làng 10 tháng giêng ta. Quạt Hàng Quạt, phố cổ xưa chỉ có nửa phía đông phố bấy giờ, sau mới nhập với Hàng Đàn, do dân Đào Xá (Ân Thi Hưng Yên) đến ở làm quạt và bán đủ các loại quạt do các nơi làm đưa đến. Quậy Tên nôm l. Hà Vĩ, thuộc x. Liên Hà, sát thành Cổ Loa, h. Đông Anh. Quỳnh Đô X. Đô Quỳnh Lâm Chùa, sau đổi tên là Trùng Quang Tự ở làng Phú Thứ, trước thuộc x. Đại Mỗ (nay thuộc x. Tây Mỗ, h. Từ Liêm). Quỳnh, Quỳnh Lôi Trại thuộc t. Tả Nghiêm (sau là Kim Liên) h. Thọ Xương (nay là ph. Quỳnh Lôi, q. Hai Bà Trưng). Quỳnh Lưu h. thuộc tỉnh Nghệ An. Ráy Tên nôm gọi l. Văn Điển, h. Thanh Trì (nay là thị trấn Văn Điển). Rùa Tháp Rùa, xây năm 1884 trên đảo Rùa, hồ Gươm, trước là đình Tả Vọng, nơi câu cá của vua chúa thời Lê - Trịnh. Sà Ngã ba Sà, nơi hợp lưu sông Cà Lồ vào sông Cầu, đoạn sông Cầu ở đây còn gọi là sông Nguyệt Đức. Sài Tức ph. Trích Sài, thuộc t. Trung, h. Vĩnh Thuận, trong vùng Bưởi, xưa làm nghề bán củi, sau học được nghề dệt lĩnh nổi tiếng (nay thuộc ph. Bưởi, q. Tây Hồ). Sài Thúc Tên khác của một th. Trừng Thanh gọi là Trung Sài Thúc, t. Phúc Lâm, h. Thọ Xương (nay là đầu phố Hàng Tre). Sắt Tên phố cũ Hàng Sắt, nơi bán đồ sắt và các loại khóa, ở vào đoạn đầu phố Thuốc Bắc, chỗ giáp Hàng Mã ngày nay. Sải Kẻ Sải, tên nôm làng Xuân Lai (nay thuộc x. Xuân Thu, h. Sóc Sơn). Sằn Tên nôm của l. Săn Giả, thuộc x. Cổ Loa, h. Đông Anh. Sặt Tên nôm làng Tráng Liệt (nay thuộc h. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Sét Tức làng Thịnh Liệt, h. Thanh Trì. Đầm Sét có loại cá rô ngon, th. Giáp Nhị còn có nghề làm vàng giấy. Sỉ Cầu Sỉ, chưa rõ ở đâu. So Tên nôm x. Cộng Hòa, h. Hoài Đức (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Sọ Thuộc xã Phù Lỗ, h. Sóc Sơn. Sóc Sơn Núi Sóc, còn gọi núi Vệ Linh, Linh Sơn ở th. Vệ Linh, x. Phù Linh, h. Sóc Sơn, nơi Thánh Gióng sau khi đánh tan giặc Ân đã cưỡi ngựa sắt bay về trời, nay có đền thờ, Hội đền Sóc ngày 6 tết. Soi bia Tên một điểm diễn ra trận đánh giặc Ân của Thánh Gióng trong Hội Gióng ở ven đê sông Đuôngs, giữa đền Thượng và đền Mẫu (thuộc x. Phù Đổng, h. Gia Lâm). Sốm Tên nôm của các l. Phú Lãm, Phú Lương gần Ba La, h. Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nơi có nghề mộc, nề giỏi. Sở, Sở Lờ, Sở Mui Tên gọi xã Yên Sở với 2 thôn: Sở Lờ tức Sở Thượng, có nghề đánh cá, đơm lờ và Sở Mui tức Yên Duyên còn gọi Mui Chùa, thuộc h. Thanh Trì. Sơn Đông Một xã ngoại vi thị xã Sơn Tây. Sù Tên nôm làng Phú Xá ở cạnh sông Hồng (nay thuộc ph. Phú Thượng, q. Tây Hồ). Sùng Nghiêm Chùa, tên nôm là chùa Mía ở x. Đường Lâm, h. Ba Vì, Hà Tây. Sũ Phố Lò Sũ, bán đồ gỗ và áo quan (sũ) do dân h. Thường Tín đến mở lò từ rất lâu đời, thuộc đất các thôn Sơ Trang, Tả Lâu, t. Tả Túc và 1 phần th. Nhiễm Thượng, t. Hữu Túc, h. Thọ Xương. Sủi Tên nôm làng Phú Thị, quê Cao Bá Quát và Nguyễn Huy Lương, có tương ngon, cà giòn (cà Hàn) thuộc h. Gia Lâm. Tam Đái Vùng hợp lưu sông Hồng, sông Lô, sông Đà, (nay thuộc h. Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Tam Giang Chỉ ngã ba sông Kim Ngưu hợp với một con ngòi từ Cầu Giền đổ xuống gần làng Giáp Bát cũ. Tam Sơn Ba gò núi đất ở phía bắc núi Nùng, cạnh cửa Bắc thành cổ, trong đó có Khán Sơn, nơi vua Lê duyệt quân, nay đều không còn. Tàm Xá Còn gọi Tằm Xá, x. vùng bãi, h. Đông Anh. Tám Tên nôm l. Giáp Bát (nay là phố, thuộc ph. Giáp Bát, q. Hai Bà Trưng). Tạm Thương ngõ, Xưa có kho chứa tạm thóc thuế của dân đem nộp, trước khi nhập vào kho chính trong thành. Tàn Hàng Tàn, X. Lọng. Tản Viên X. Ba Vì. Táo Tên nôm l. Trân Tảo (nay thuộc x. Phú Thị, h. Gia Lâm). Tăng Tức Tăng Phúc. một xóm của th. Dịch Vọng Tiền (ph. Dịch Vọng, q. Cầu Giấy). Tằng Mi Còn gọi Sáo, th. thuộc x. Nam Hồng, h. Đông Anh. Tân Khai thôn thuộc t. Tiền Túc, h. Thọ Xương (nay là phố Hàng Gà - Cửa Đông). 2- Một thôn thuộc xã Vĩnh Tuy, h. Thanh Trì. Tây Hồ Phường thuộc, t. Thượng, h. Vĩnh Thuận, chuyên trồng hoa, nổi tiếng về quất cảnh, ở bán đảo nhô ra Hồ Tây, có Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu và đền Trâu Vàng (nay thuộc ph. Quảng An, q. Tây Hồ). Tây Đam Tên khác của l. Tây Tựu, X. Đăm. Tây Long Còn gọi là Tây Luông, Bến Đá Thạch Tân, có cửa ô ra bến sông Hồng, thôn thuộc t. Tả Túc, h. Thọ Xương (nay là đầu Tràng Tiền). Tây Mỗ Xã gồm 3 thôn: Miêu Nha (Ngà), Phú Thứ và Tây Mỗ, thuộc h. Từ Liêm. Tây Phương Chùa nổi tiếng về kiến trúc và những pho tượng cổ, xây từ thế kỷ 16 trên núi Câu Lậu, (nay thuộc x. Thạch Xá, h. Thạch Thất, tỉnh Hà Tây). Hội chùa Tây mở hằng năm vào ngày 6 tháng 3 lịch âm. Tế Xuyên Thôn thuộc x. Đình Xuyên, h. Gia Lâm. Thạch Bàn X. thuộc h. Gia Lâm. Thạch Cầu Th. thuộc xã Long Biên, h. Gia Lâm. Thạch Đồng một bến cổ ở cửa sông Tô xưa (nay là khoảng đầu phố Hàng Buồm). Thạch Khối Phường thuộc t. Thượng, h. Vĩnh Thuận có nhiều lò nung vôi, (nay là đầu Hàng Than, Yên Phụ). Thái Đô X. Nghĩa Đô Thái Thủy vạn chài bên sông Hồng, gần x. Tứ Liên, h. Từ Liêm. Than Hàng Than, xưa là ph. Giang Tân, sau đổi là Thạch Khối, h. Vĩnh Thuận, bán các loại than đá, than cám, than hoa... Thanh Xứ Thanh, chỉ tỉnh Thanh Hóa. Thanh An Còn gọi Thanh Yên, tên cũ là Trừng Thanh Trung Bè Thượng, Trung Mộc Sà (nay là Hàng Mắm, đầu Trần Quang Khải). Thanh Bảo Tên cửa ô xưa mở ra phía tây thành (nay là ngã ba Sơn Tây - Nguyễn Thái Học), cũng là tên phường có cửa ô này, do nhập 2 th. Phụ Bảo, Thanh Ninh, t. Yên Thành, h. Vĩnh Thuận. Thanh Hà Thôn thuộc t. Hậu Túc (sau là Đồng Xuân), h. Thọ Xương (nay là Thanh Hà, ngõ Gạch). Thanh Liệt xã bên bờ tây sông Tô, còn gọi Quang Liệt, làng Quang, quê hương Chu Văn An và Phạm Tu, có loại vải, nhãn ngon tiến vua (nay thuộc h. Thanh Trì). Thanh Miến Làng ghép 2 thôn Thục Miến và Thanh Ngô, t. Yên Hòa, h. Thọ Xương (nay là ngõ Thanh Miến và đầu Văn Miếu). Thanh Miếu Miếu thờ vong hồn quân Thanh và Điền Châu thái thú Sầm Nghi Đống chết trong trận Đống DDa (1789) ở Loa Sơn, Đống Đa, Hồ Xuân Hương từng có thơ đề đền Thái Thú này (nay không còn). Thanh Nhàn Thôn của t. Hậu Nghiêm, sau tổng này cũng đổi là Thanh Nhàn, h. Thọ Xương cũ (nay thuộc q. Hai Bà Trưng), Thanh Oai Huyện thuộc tỉnh Hà Nội (1831) cũ, nay thuộc tỉnh Hà Tây, nằm giáp phía nam thành phố bây giờ. Thanh Trì 1- Huyện ở phía đông nam Hà Nội, xưa có tên là Long Đàm, Thanh Đàm. 2- Một l. thuộc h. Thanh Trì, ở giáp sông Hồng, có nghề tráng bánh cuốn ngon có tiếng. Thanh Xuân Vùng giáp ranh giữa Hà Nội - Hà Tây trên quốc lộ 6 (nay thuộc q. Thanh Xuân). Thao Sông Thao, tên một đoạn sông Hồng từ h. Hạ Hòa đến ngã ba Hạc. Tháp Tức Thọ Tháp, thuộc th. Dịch Vọng Trung (ph. Dịch Vọng, q. Cầu Giấy). Thày Chùa Thày, núi Thày tức Sài Sơn, thuộc huyện Quốc Oai, Hà Tây. Thăng Long Tên kinh đô do vua Lý Công Uẩn, dời đó từ Hoa Lư ra thành Đại La, tương truyền thấy rồng vàng bay lên mà thành tên. Đó là mùa thu năm 1010. Lê Lợi sau khi thắng Minh, giải phóng Thăng Long năm 1428. Lên làm vua đổi tên là Đông Đô, hai năm sau lại đổi là Đông Kinh, đồn 61 phường thôn thành 36 phường thôn thuộc 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức. 1466 đặt 2 huyện nằm trong phủ Trung Đô. 1469 đổi tên phủ thành Phụng Thiên. 1805, Nguyễn Gia Long đổi tên Thăng Long (rồng lên) thành Thăng Long (thịnh vượng lên) chuyển kinh đô về Huế, 1831, Minh Mạng đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. X. thêm: Hà Nội. The Tên một phố cũ, chưa xác định rõ, có thể là tên gọi khác của một đoạn phố Hàng Đào, nơi bán hàng the lụa chăng? Then Tên nôm l. Kim Sơn (nay thuộc x. Kim Sơn, h. Gia Lâm). Thê Húc Tên chiếc cầu gỗ cong bắc đi vào đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm, có nghĩa là “giữ lại ánh sáng ban mai”. Thêu Hàng Thêu, tên phố cũ của một đoạn cuối phố Hàng Trống, gíp phố Nhà Thờ. Thiếc Hàng Thiếc, phố nghề làm các hàng bằng sắt tây, tôn, kẽm, và đúc bằng thiếc (đèn, cây nến, bình chè... thuộc th. Yên Nội, tổng Tiền Túc, h. Thọ Xương. Thiên Đức X. Đuống. Thịnh An Còn gọi Thịnh Yên, thôn thuộc t. Kim Liên, h. Thọ Xương, nơi có Chùa Vua, thực ra là đền thờ vua cờ Đế Thích. Hội Chùa Vua có đấu cờ ngời, cờ bỏi. Thịnh Hào Phường thuộc t. Hạ, h. Vĩnh Thuận (nay là ph. Thịnh Hào, q. Đống Đa). Thịnh Liệt. X. Sét. Thịnh Quang Phường thuộc t. Hạ, h. Vĩnh Thuận (nay là ph. Thịnh Quang, q. Đống Đa). Thịnh Yên. X. Thịnh An. Thọ Cầu Giáp cũ, thuộc th. Dịch Vọng Trung (ph. Dịch Vọng, q. Cầu Giấy). Thọ Xương Huyện của Phủ Phụng Thiên, sau là Hoài Đức. Đời Lê là h. Vĩnh Xương, đến đời Mạc (giữa thế kỷ 16) mới đổi là Thọ Xương. Đây là khu vực buôn bán sầm uất nhất kinh thành bao gồm gần hết 36 phường cổ. Huyện có 8 tổng là Hậu Nghiêm (sau là Thanh Nhàn). Hữu Nghiêm (Yên Hòa). Tả Nghiêm (Kim Liên), Tiền Nghiêm (Vĩnh Xương). Hậu Túc (Đồng Xuân), Hữu Túc (Đông Thọ), Tả Túc (Phúc Lâm) và Tiền Túc (Thuận Mỹ). Thổ Hà Làng gốm và nung vôi ở gần Đáp Cầu (nay thuộc x. Vân Hà, h. Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Thổ Quan Thôn thuộc t. Yên Hòa, h. Thọ Xương (nay là ngõ Thổ Quan; phố Khâm Thiên). Thợ Nhuộm tên phố, trước chỉ là đoạn đầu phố hiện nay, có nghề nhuộm thâm do người Vân Hoàng (Thường Tín) đến làm, ở trên đất th.Đông Mỹ, Bích Lưu, sau mới kéo dài qua cạnh Hỏa Lò, thuộc th. Phụ Khánh, đều thuộc t. Tiền Nghiêm, h. Thọ Xương. Thợ Tiện tên cũ của một đoạn phố Hàng Gai, giáp đầu Hàng Đào đến ngõ Tô Tịch. Thủ Lệ trại trong số “Thập Tam trại”, thuộc t. Nội, h. Vĩnh Thuận, nơi có đền Vai Phục, thờ Linh Lang gần Cầu Giấy (nay thuộc q. Ba Đình) Thuận Mỹ tổng, có tên cũ là Tiền Túc, h. Thọ Xương, gồm 22 ph... th... Còn là tên 1 th. của tổng này, (nay là Hàng Quạt) Thuận Tốn th. thuộc xã Đa Tốn, h. Gia Lâm Thùng Hàng Thùng, phố xưa bán các loại thùng gánh nước, đựng nước mắm bằng gỗ hoặc tre ghép gắn sơn ta, thuộc th. Sơ Trang và Đông Yên, t. Hạ Thúc, h. Thọ Xương cũ. Thúy ái bến sông Hồng xưa, (nay thuộc bãi Thúy Lĩnh, x. Lĩnh Nam, H. Thanh Trì) Thụy, Thụy Chương tên phường thuộc t. Trung, h. Vĩnh Thuận, sau đổi là Thụy Khuê, ở bờ bắc sông Tô (nay là phố Thụy Khuê, q. Tây Hồ) Thụy Lôi th. thuộc x. Thụy Lâm, h. Đông Anh. Thuỵ Phương xã thuộc h. Từ Liêm, ở giáp sông Hồng, có bến đò Trèm qua sông, nay là đầu bờ nam cầu Thăng Long. Trèm là tên nôm của l. Đền Trèm thờ Lý Ông Trọng, hàng năm có Hội bơi chải, ngày 9 tháng giêng lịch âm. Thuyền Quang cũng gọi Thiền Quang, thôn ở bờ đông nam hồ Thiền Quang, còn có tên hồ Liên Thủy, sau nhập với các th. Pháp Hoa, Quang Hoa, ở quanh hồ, đều thuộc t. Tiền Nghiêm, huyện. Thọ Xương. Thường tên gọi tắt núi Nguyệt Thường ở h. Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh X. Hằng. Thượng tổng thuộc h. Vĩnh Thuận gồm 7 phường chạy dài từ Hàng Than qua Yên Phụ, Quảng Bá đến Nhật Tân. Thượng Cát một xã thuộc vùng Kẻ, ở cạnh bờ nam sông Hồng, h. Từ Liêm. Thượng Kinh chỉ kinh đô Thăng Long, còn gọi Tràng An. Tiên 1 - tức thôn Tiên Thị, t. Thuận Mỹ, h. Thọ Xương, xưa có chợ Tiên. 2 - Cầu Tiên trên đường Hà Nội - Văn Điển, ở địa phận làng Sét. 3 - Quán Tiên nay thuộc x. Đức Giang (Trôi), h. Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. 4 - Kẻ Tiên thuộc h. Sóc Sơn. Tiên Du h. thuộc tỉnh Bắc Ninh (Có lúc nhập Tiên Du với Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn). Tiên Mỹ thôn thuộc t. Vĩnh Xương, h. Thọ Xương (nay là giữa phố Lê Duẩn - Đỗ Hành) Tiên Trung thôn thuộc t. Hậu Túc, h. Thọ Xương (nay là Nguyễn Thiện Thuật) Tiền Phong một tên cũ đặt trong kháng chiến chống Pháp của x. Yên Viên, h. Gia Lâm. Tiện X. Thợ Tiện. Tiêu một tên khác của l. Sen Hồ (nay thuộc x. Lệ Chi, h. Gia Lâm) To Khê, hoặc Tô Khê, tên nôm là To, th. thuộc x. Phú Thị, h. Gia Lâm. Tó tên nôm l. Tả Thanh Oai, h. Thanh Trì, có cầu Tó bắc qua sông Nhuệ, làng có nghề vàng mã, quê hương Ngô Thì Nhậm. Tô, Tô Lịch sông gắn liền với kinh thành Thăng Long xưa, vốn là một chi của sông Hồng từ Chợ Gạo qua Ngõ Gạch, Hàng Lược rồi men theo hào thành cũ xuống Bưởi vòng sang Cầu Giấy, ngã Tư Sở, h. Thanh Trì rồi nhập vào sông Nhuệ ở xã Hà Liễu. Tố Tịch thôn thuộc t. Tiền Túc, h. Thọ Xương, xưa có nghề dệt chiếu nên thành tên, sau tập trung thợ tiện gỗ làng Nhị Khê đến cư ngụ. Trảm Tướng một ngọn trong dãy núi Dài h. Sóc Sơn. Trạm Ngõ Trạm, phố mới mở hồi Pháp thuộc, ở sau phố Ngõ Trạm chính (nay là Hà Trung) nên thường gọi là Ngõ Trạm mới, x. thêm Hà Trung. Tranh tên gọi tắt làng Tranh Khúc (nay thuộc x. Duyên Hà, h. Thanh Trì). Trang Lâu phường, do nhập 2 thôn Sơ Trang và Tả Lâu, t. Phúc Lâm, H. Thọ Xương (nay là Lò Sũ, cuối Nguyễn Hữu Huân) Tràng An X. Thượng Kinh, Thăng Long. Tràng Thi còn gọi Trường Thi, nơi thi hương dưới thời Nguyễn, đất th. Vũ Thạch, t. Tả Nghiêm, H. Thọ Xương (nay là khu vực Thư viện Quốc gia, Cục Lưu trữ, Bộ Công nghiệp nặng). Tràng Tiền còn gọi Trường Tiền, nơi có tràng đúc tiền và kho tiền đồng, tiền kẽm của nhà Nguyễn lập năm 1813 (nay là giữa ngõ Tràng Tiền) trên đất thôn Cựu Lâu, t. Hữu Túc, h. Thọ Xương Trấn Vũ X. Quán Thánh. Trâu Quỳ x, thuộc h. Gia Lâm, giáp với Cổ Bi, nơi có cố hành cung của chúa Trịnh. Tre Hàng Tre, ở sát bờ sông Hồng nên các bè tre nứa thường dỡ lên bến để bán, đây là đất của th. Trừng Thanh, tổng Tả Túc. Trèm X. Thụy Phương Trích Sài X. Sài Triều Khúc X. Đơ, Đơ Thao. Trò chứa rõ ở đâu Trỗ tên nôm t. Bình Trù, thuộc x. Dương Quang, h. Gia Lâm. Trôi tên nôm x. Đức Giang, Trạm Trôi chuyển công văn của h. Hoài Đức xưa đặt ở đây, (nay là huyện lỵ Hoài Đức, tỉnh Hà Tây). Trống Hàng Trống, phố cổ chạy dài trên đất các th. Khánh Thụy, Cổ Vũ, Tự Tháp, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương; xưa có nghề làm trống của dân Liêu Thượng (Hưng Yên), làm lọng của dân Đào Xá (Hà Tây), th. Tự Tháp có nghề cổ truyền in tranh dân gian, quen gọi là tranh Hàng Trống, còn đoạn cuối trước là phố Hàng Thêu do dân Quất Động, Hướng Dương (Hà Tây), hành nghề. Trúc làng Trúc, tức Trúc Yên, bên bờ hồ Trúc Bạch, nơi xưa giam cung nữ phải làm nghề dệt lụa để sống. Trúc Bạch thôn, thuộc t. Yên Thành, h. Vĩnh Thuận, sau nhập với Yên Canh thành Trúc Yên, X, Trúc. còn hồ mang tên này là một phần của Hồ Tây, tách ra từ thế kỷ 15 - 16 X. Cố Ngự. Trung tổng, thuộc h. Vĩnh Thuận có 6 phường gồm vùng Thụy Khuê, Bưởi, Nghĩa Đô. Trung Hà th. ở bãi giữa sông Hồng, thuộc x. Ngọc Thụy, h. Gia Lâm. Trung Hiền Ngã tư Trung Hiền ở cuối Bạch Mai đầu phố Trương Định, xưa có cổng ra vào của tòa thành đất bao ngoài cùng kinh thành, cửa ngõ ra đường thiên lý vào phía nam. Cạnh cửa có miếu thờ một vị dâm thần. Trung Hòa x. thuộc h. Từ Liêm (nay là ph. Trung Hòa, q. Cầu Giấy) Trung Kiên tên thời kháng chiến chống Pháp của x. Tây Tựu, h. Từ Liêm. Trung Kính X. Giàn Trung Phụng thôn, do ghép 2 thôn cũ của Thị Trung và Phụng Khánh, t. Yên Hòa, h. Thọ Xương (nay là khu vực quanh chợ Khâm Thiên) Trung Màu xã nằm bên bờ bắc sông Đuống, h. Gia Lâm, đất đai màu mỡ.Trung Tả Th. thuộc xã Văn Chương cũ (nay là ngõ ở phố Khâm Thiên). Trung Tự Thôn thuộc t. Kim Liên, h. Thọ Xương (nay à ph. Trung Tự, q. Đống Đa). Trung Văn X. thuộc h. Từ Liêm, giáp thị xã Hà Đông. Trung Yên Thôn thuộc t. Hữu Túc, h. Thọ Xương (nay là ngõ Trung Yên - Đinh Liệt). Trừng Thanh Có nhiều th. Trừng Thanh, t. Phúc Lâm, h. Thọ Xương như Trừng Thanh Thượng, Trung, Trung Bè Thượng, Trung Bè Hạ, Trung Sài Thúc, Ngũ Hầu, Yên Vệ, Hạ Tả, Hạ Kiếm Hồ... (nay là khu vực từ Cột đồng hồ đến Trần Quang Khải, Hàng Trai, Lò Sũ, Hàng Vôi, Hàng Thùng...) Trứng Tên một phố cũ ở đầu phố Hàng Mắm, còn một ngõ Hàng Trứng (nay là phố Đông Thái). Từ Phủ Từ, gọi tắt phủ Từ Sơn (nay thuộc h. Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Từ Liêm Tên huyện, đời Lê thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, 1831 lệ vào phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội (nay là huyện ngoại thành). Từ Trung Chỉ 2 làng Hữu Từ và Hữu Trung (nay cùng thuộc x. Hữu Hòa, h. Thanh Trì). Tứ, Tứ Kỳ Thôn thuộc x. Hoằng Liệt, h. Thanh Trì, còn gọi Đình Gạnh, có nghề làm bún sen nổi tiếng. Tứ Liên Còn gọi Tứ Tổng, x. thuộc h. Từ Liêm (nay là ph. Tứ Liên, q. Tây Hồ). Tứ Mỹ Xã thuộc h. Tam Nông, tỉnh Phú Thọ bên kia sông Đà. Tự Khoát Thôn thuộc x. Ngũ Hiệp, h. Thanh Trì. Tự Pháp Một thôn cũng mang tên Báo Thiên, thường gọi Báo Thiên Chùa Tháp x. Báo Thiên. Tương Trúc Thôn thuộc x. Ngũ Hiệp, h. Thanh Trì. Tựu Gọi tắt tên l. Tựu Liệt, thuộc x. Tam Hiệp, h. Thanh Trì. Ưu Nghĩa Thôn thuộc t. Đông Thọ, h. Thọ Xương, do nhập 2 thôn: Ưu Nhất, Trung Nghĩa (nay là đầu phố Nguyễn Hữu Huân). Uy Nỗ X. thuộc h. Đông Anh, nơi bom B52 hủy diệt, tháng 12-1972. Vải Hàng Vải, phố xưa bán vải đượng, khổ hẹp, dệt thủ công, trên đất các thôn Đông Thành. Tân Khai, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương. Vạn, Vạn Phúc 1- Một làng dệt nổi tiếng, nay ở ngoại thị Hà đông. 2- X. vùng bãi bên sông Hồng, thuộc h. Thanh Trì. Vạn Bảo Trại thuộc “Thập tam trại”, t. Nội, h. Vĩnh Thuận, xưa có cửa ô ra phía tây thành (nay là vùng Vạn Phúc, q. Ba Đình). Vạn Long Thôn thuộc x. Nghĩa Đô, h. Từ Liêm (nay là ph. Nghĩa Đô, q. Cầu Giấy). Vạn Vân 1- Vạn Vân Đồn vùng Hải Ninh (Quảng Ninh). 2- Một l. thuộc h. Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. Vàng 1- X. Mã. 2- Tên nôm l. Đức Diễn thuộc xã Phú Diễn, h. Từ Liêm. Văn 1- Hồ Văn, trước Văn Miếu. 2- Thôn Văn, thuộc x. Thanh Liệt, Thanh Trì. Văn Chương Trại do nhập các thôn Trung Tả, Trung Tiền, Văn Hương lại (nay là ngõ Văn Chương, Trung Tả, Khâm Thiên). Văn Điển X. Ráy. Văn Giáp Làng bên quốc lộ t. thuộc h. Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Văn Hương Thôn sát nhập 2 thôn cũ Huy Văn và Hương Miếu, có chùa Huy Văn nơi sinh Lê Thánh Tông, thuộc t. Yên Hòa, h. Thọ Xương (nay là ph. Văn Chương, một phần ph. Hàng Bột, Thổ Quan, q. Đống Đa), x. thêm Văn Chương. Văn Quán Thôn thuộc x. Văn Khê, h. Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Văn Tản Thôn thuộc t. Yên Hòa, h. Thọ Xương, do ghép 2 thôn Đỉnh Tân và Văn Mặc (nay là phố Nguyễn Khuyến - Trần Quý Cáp). Vân Kẻ Vân tức l. Pháp Vân, h. Thanh Trì, có nghề bún ốc. Vân Hà Xã thuộc h. Đông Anh. Vẽ Tên nôm l. Đông Ngạc, h. Từ Liêm, đất văn học, nhiều người làm quan, buôn bán giỏi, đan giang. Vẹt Tên nôm l. Việt Yên, x. Ngũ Hiệp, h. Thanh Trì. Vệ Linh X. Sóc Sơn. Viên Th. thuộc x. Cổ Nhuế, h. Từ Liêm. Vĩnh Hanh Thôn trước còn gọi Vĩnh Thái, t. Đồng Xuân, h. Thọ Xương (nay là đầu Hàng Đường, Hàng Mã). Vĩnh Thuận Huyện thuộc phủ Hoài Đức, gồm 5 tổng phía tây kinh thành, trước có tên là Quảng Đức, năm 1805 thời Gia Long mới đổi thành tên này. Vĩnh Trù Thôn thuộc t. Hậu Túc, h. Thọ Xương (nay là cuối Hàng Lược). Vĩnh Trung Tên nôm là l. Vay, thuộc x. Đại Ang, h. Thanh Trì. Vĩnh Tuy X. thuộc h. Thanh Trì, một phần đất lập ph. Vĩnh Tuy, q. Hai Bà Trưng. Vĩnh Xương 1- Tên cũ của h. Thọ Xương, 2- Tên đổi lại của t. Tiền Nghiêm. 3- Thôn thuộc t. cùng tên (nay là phố Nguyễn Thái Học). Vó Tên nôm l. Đề Cầu, h. Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vòng Tên nôm gọi th. Dịch Vọng, nơi có nghề làm cốm nổi tiếng, thuộc x. Dịch Vọng, h. Từ Liêm. Tổng Dịch Vọng cũ cũng gọi t. Vòng (nay là ph. Dịch Vọng, q. Cầu Giấy). Võng, Võng Thị Phường làm nghề chài ở bên Hồ Tây, t. Trung, h. Vĩnh Thuận (nay thuộc ph. Bưởi, q. Tây Hồ). Vọng Tên nôm t. Phương Liệt, có Ngã Tư Vọng, Cống Vọng (nay là ph. Phương Liệt, q. Thanh Xuân). Vọng Thủy Chưa rõ ở đâu. Vọng Đức Thôn thuộc t. Thanh Nhàn, có tên cũ là Hữu Vọng, h. Thọ Xương. Vọng Hà Thôn thuộc t. Tả Túc, h. Thọ Xương (nay là Tông Đản). Vôi Hàng Vôi, phố xưa bán vôi vì ở sát sông Hồng, tiện thuyền chở đến, thuộc th. Trừng Thanh Kiếm Hồ, t. Tả Túc, h. Thọ Xương. Vồi Tên nôm làng thuộc x. Hồng Phong, h. Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Vũ Ninh Còn gọi Võ Ninh, vùng chung quanh núi Vũ Ninh (Trâu Sơn) cạnh thị xã Bắc Ninh và h. Quế Dương tỉnh Bắc Ninh, chiến trường diệt Ân của Thánh Gióng. Vũ Thạch Thôn thuộc t. Tả Nghiêm, h. Thọ Xương (nay là đầu phố Bà Triệu - Tràng Thi) có đền Vũ Thạch. Vui Tên nôm t. Linh Quy, (nay thuộc x. Kim Sơn, h. Gia Lâm). Xa Long Th. nay là Hoàng Long, x. Đặng Xá, h. Gia Lâm. Xã Đàn Phường thuộc t. Hữu Nghiêm, h. Thọ Xương, nơi lập đàn Xã Tắc (nay là ngõ Xã Đàn, q. Đống Đa). Xuân Đào Tên ga xép trên đường xe lửa Hà Nội – Hải Phòng, nay đã bỏ. Xuân Đỉnh X. thuộc h. Từ Liêm. Xuân La X. thuộc h. Từ Liêm (nay là ph. Xuân La, q. Tây Hồ). Xuân Yên Thôn thuộc t. Thuận Mỹ, h. Thọ Xương, do nhập 2 thôn cũ: Xuân Hoa và Yên Hoa (nay là cuối Hàng Cân - Lương Văn Can). Yên Duyên X. Sở. Yên Định Thôn thuộc t. Yên Thành, h. Vĩnh Thuận (nay là Cửa Bắc - Phạm Hồng Thái). Yên Hòa X. An Hòa. Yên Khê Còn gọi Ngũ Khê, th. thuộc x. Yên thường, h. Gia Lâm Yên Lãng X. Láng. Yên Mỹ Làng bãi ngoài đê sông Hồng, thuộc h. Thanh Trì. Yên Ngưu X. Ngâu. Yên Nhất Thôn thuộc t. Kim Liên, do nhập 2 thôn Yên Thọ, Thống Nhất (nay là cuối phố Huế, đầu Thái Phiên). Yên Ninh Thôn thuộc t. Yên Thành, h. Vĩnh Thuận (nay là Hàng Bún). Yên Nội X. An Nội. Yên Phụ Thôn thuộc t. Thượng, h. Vĩnh Thuận, xưa là ô Yên Hoa (nay là ph. Yên Phụ, q. Tây Hồ). Yên Quang X. An Quang. Yên Sở 1- X. Sở. 2- X. thuộc h. Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Yên Tập X. An Tập. Yên Thái X. An Thái. Yên Thành Tổng thuộc h. Vĩnh Thuận, bao gồm vùng đông nam Hồ Tây. Yên Thuận X. An Thuận. Yên Trạch X. An Trạch Yên Trung X. An Trung. Yên Viên 1- Thôn thuộc t. Yên Thành, h. Vĩnh Thuận (nay là Cửa Bắc - Quán Thánh). 2- Làng còn có tên Vân Nhuộm (mau thuộc x. Yên Viên, h. Gia Lâm). Yên Xá X. Đơ. Phụ lục Giải thích những câu khó hiểu Số ghi ở đầu là số thứ tự của câu hoặc bài ca dao, Tục ngữ ở phần 1. a - Ca dao 65 đến 73- Là những câu nói về việc học hành thi cử thời trước, trong đó có vụ thí sinh trường Hà năm 1888, nổi lên phá nhà Bá hộ Kim do con gái Bá Kim vô lễ, lại còn xúi quan bắt một người là Trịnh Văn Cầu. 84- Phu-lít, phiên âm chữ pilice, tiếng Pháp là cảnh sát. 120- Hàng tờ chỉ thợ làm tranh dân gian Hàng Trống. 121- Thợ khuy là thợ khảm. 136- Hội làng Đồng Nhân, xã Hải Bối, h. Đông Anh cũng thờ Hai Bà Trưng. 137-139- Ca dao về hội chùa Hàm Long. 177- Hội Đồng Cổ, xã Minh Khai, h. Từ Liêm có tục chơi cờ tướng, cờ người. 179 - Ca dao tả hội Chèm, h. Từ Liêm. 204- 206- Ca dao về vủng Bưởi và nghề làm giấy 231- Phạm Công là Phạm Tu, võ tướng người thôn Văn, xã Thanh Liệt, h. Thanh Trì, giúp Lý Bí khởi nghĩa chống quân xâm lược Lương (TK 6) có đền thờ ở làng. 235- Chúa Chổm, nhân vật truyền thuyết, tương truyền sau là Lê Trang Tông (1533-1548), lúc hàn vi ở làng Lủ. 27-276- Ca dao làng Triều Khúc. Bài vè làng (275) do Dương Xuân Lạc soạn năm 1936. 289- Ca dao về Hội làng Bắc Biên, xã Ngọc Thụy, h. Gia Lâm. 291- Hội Chử Xá, xã Văn Đức, h. Gia Lâm thờ Chử Đồng Tử 292. Hội Chùa Nành, xã Ninh Hiệp, h. Gia Lâm, có nghề chế biến thuốc Nam, thuốc Bắc. 299- Bài vè Hội Gióng được biết là do Hoàng Hữu Yết, người Phù Đổng biên soạn hơn 80 năm trước. 300- 306- Một số câu hát của phường ải Lao, do người làng Hội Xá thuộc h. Gia Lâm, thực hiện ở Hội Gióng. 312- Ca dao về Thánh Gióng ở đền Sọ, x. Phù Lỗ, h. Sóc Sơn 319- Bài ca truy điệu Ba Biều, người Nhạn Tái (x. Xuân Nộn, Đông Anh), tướng của Đề Thám, hy sinh trong một trận đánh Pháp. (1908-1909). 331- Ca dao về Hội đền Sái, xã Thụy Lâm, h. Đông Anh. 334- Nói về Lý Công Uẩn được nhà sư Lý Khánh Văn nuôi. 335- Mượn lời Lý Chiêu Hoàng trách Trần Cảnh. 336- Về công chúa Huyền Trân gả cho vua Chiêm Thành. 337- 338- Về thời Lê Lợi vây quân Minh ở thành Đông Quan. 339- Nói bóng về việc Hồ Hán Thương cướp ngôi nhà Trần (đầu T.K.15) 340- 347- Phản ánh xã hội thời Lê mạt thối tha, chúa Trịnh chuyên quyền. Bà chúa Tây chỉ vợ Tây Vương Trịnh Tạc chiếm ruộng đất của dân. Trạng Quỳnh bị chúa Trịnh hãm hại. Ba Giai người Hồ Khẩu công kích bọn quan lại tham nhũng. Bà chúa Chè là Đặng Thị Huệ người Phù Đổng, vợ yêu của Trịnh Sâm. Cậu Trời, cậu Ba Kẻ Gióng chỉ Đặng Mậu Lân, em trai thị Huệ, cậy thế chị làm càn. Huy Quận là Hoàng Đình Bảo, tư thông với thị Huệ. Trịnh Sâm bỏ con cả lập con thứ làm chúa. 349- Trích bài văn tế “Thiên Triều văn” sau trận Đống Đa, quân Thanh bị chết nhiều, ta làm để mưu cầu hòa với nhà Thanh. 350- Quận Cồ người Thanh Chiêu, Phúc Thọ hưởng ứng phong trào Cần vương chống Pháp vùng xứ Đoài, cuối TK 19. 351-352- Chỉ thời Hồng Đức nhà Lê, nước thịnh dân an. 354- Sấm ký nói về tiền kẽm có hình cây lúa và tiền giấy in hình đầu voi thời Pháp thuộc. 355- Nói về nạn chết đói năm ất Dậu 1945. 356- Do khủng hoảng kinh tế, Pháp đúc tiền Bảo Đại, ba đồng mới ăn một chinh Khải Định. 360- Lục xì là nhà khám bệnh hoa liễu cho gái điếm. 362-372- Chùm ca dao về cô đầu và tệ nạn xã hội ở phố Khâm Thiên (K.T.) thời Pháp thuộc. 377-378- Về vỡ đê sông Hồng ở Yên Phụ năm 1847-1848 và ở Nghĩa Lộ (Phúc Thọ) năm 1912 làm cả vùng Từ Liêm lụt đói. 383-385- Sấm ký về nhà Nguyễn, Lê-Trịnh và Tây Sơn. 390-402- Phản ánh xã hội nhố nhăng thời Pháp mới chiếm nước ta. 393: Khàn là tên mật thám Pháp có giọng khàn, đàn áp dã man những người yêu nước VN. 395: Khải là Hoàng Cao Khải. Hoan là Lê Hoan, làm tay sai cho Pháp. 397: Những năm 1936-1939 khi phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương rầm rộ, Thống sứ Sa-ten (Châtel) cổ vũ lối sống “vui vẻ trẻ trung” đưa tầng lớp tư sản vào hưởng lạc, y khuyến khích các phong trào tôn giáo, mở chợ phiên, nhảy đẩm, thi sắc đẹp, thi xe đạp nữ... 398-400: ám chỉ Kinh lược Bắc Kỳ tổ chức tiễn tên thực dân cáo già Giăng Đuypuy (Jean Dupuis) về Pháp linh đình, trong khi đó những người yêu nước chống Pháp lại bị bắt giam, xử án. 396-406- Phú Lãng Sa, Phú Lang Sa, Pháp Lan Tây đều là phiên âm chữ Francais: người Pháp. 404- Trích Hà Thành thất thủ ca, nói trận thứ nhất Pháp đánh Hà Nội (1873). 404B- Trích Chính khí ca, ca ngợi Hoàng Diệu trong trận đánh Pháp chiếm Hà Nội lần thứ hai (1882) 405- Trích Bài ca Hà Thành đầu độc, xảy ra năm 1908. Bối người là Đội Bình (Nguyễn Chí Bình), Đội Cốc (Nguyễn Văn Cốc), Đội Nhân (Đặng Đình Nhân), Cai Nga (Nguyễn Đức A), đều bị Pháp xử tử 8-87-1908. 407- Trích vè Đông Kinh Nghĩa thục, tổ chức yêu nước do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền khởi xướng, mở trường ở 10 Hàng Đào, dạy không lấy tiền, truyền bá tư tưởng mới, chống chính sách ngu dân của Pháp (1907). 419-425- Nói về chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Ngày 29 và 30-6-1966, Hà Nội bắn rơi 6 máy bay Mỹ. Ngày 14-12-1966 Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1600 trên miền Bắc và chiếc thứ 54 bị Hà Nội bắn hạ ngày 26-12-1966. 426-433- Phản ánh phong trào thi đua chống Mỹ của huyện Gia Lâm. Chị Học là chủ nhiệm HTX Thuận Tốn. 343-441- Ca dao về huyện Đông Anh đánh Mỹ. 447-448- Nói về vùng rau Tây Tựu, h. Từ Liêm. 45-0-459- Sản xuất chống Mỹ ở huyện Thanh Trì, nơi có vùng cá Yên Duyên, Thịnh Liệt nổi tiếng. 470-478- Phê phán xã viên thiếu tinh thần làm chủ trong sản xuất của HTX nông nghiệp thời bao cấp. 479-482 Ca dao phê phán nếp sống chưa văn minh những năm sau giải phóng Thủ đô 487- Bài ca mừng chiến thắng Đường Chín Nam Lào của Độ văn công xung kích Hà Nội ra chiến trường phục vụ thời chống Mỹ cứu nước. 488-489- Nói về Hà Nội mở rộng lần thứ hai năm 1979, có cả vùng đất của tỉnh Hà Tây mới nhập về gồm các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây và 2 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc là Mê Linh và Sóc Sơn. Đến năm 1991, trừ huyện Sóc Sơn, còn tất cả lại trả về tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phú. Đường Lâm (h. Ba Vì) Song Phượng (h. Đan Phượng), Đại Đông (h. Phúc Thọ), Yên Sở (h. Hoài Đức) là các HTX tiên tiến ngày ấy. Ghềnh Bợ trên sông Đà ở sông Đà ở Trung Hà (Ba Vì) là nơi có sóng dữ. Vật Lại nơi Bác Hồ trông cây ngày 6-2-1969. Đồng Mô và Đại Lải là 2 hồ lớn ở vùng đất mới về Hà Nội. Sông Đà, Sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Tích, sông Đáy nay đã có đoạn chảy trên đất Hà Nội. 490-491- Ca dao về vùng kinh tế mới của người Hà Nội trên đất Lâm Đồng, khai hoang từ năm 1978, nay đã thành huyện Lâm Hà, của tỉnh Lâm Đồng. Nam Ban là thị trấn đầu tiên của vùng đất mới. 498- Bài ca đánh B52, tháng 12-1972. Tác giả viết vào đêm 27 - đêm thứ 10 Hà Nội đánh “pháo dài bay” Mỹ. 501- Bài diễn ca về trạm kiểm soát giao thông Dốc Lã trên quốc lộ số 1, thuộc địa phận h. Gia Lâm. 502- Ca dao mừng khánh thành cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, do công nhân và kỹ sư nước ta thiết kế và xây dựng, thông xe ngày 30-6-1985. 503- Phản ánh không khí xây dựng Thủ đô những năm đầu sau khi thắng Mỹ và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Danh sách các tác giả và số bài ca dao in trong tập, này, trích từ báo Tiếng hát quê ta và Ca dao ngoại thành Bùi Hạnh Cẩn 483, 493, 494 Bùi Kim 458 Cao Đình Sĩ 466 Chu Hiển 459 Dương Bắc Việt 423 Dương Văn Pháp 454 Đinh Nho Linh 434 Đỗ Gia Bính 432, 441, 447 Gia Khánh 437 Giang Quân 410, 411, 419, 423, 425, 426, 464, 481, 484, 486-491, 501-503 Hà Pha 477 Hoài Anh 445 Hoàng Hải 474 Hồ Minh Hà 485 Huy Phan 443 Huy Tự 448, 460 Huyền Tâm 414, 420, 470, 475, 476, 482, 496-498 Kim Thanh 429 Lê Nghĩa 415, 453 Lê Sông Lặng 438 Lê Thanh Tân 499, 500 Lương Đức Nghi 416 Lưu Trang 446, 472 Mai Lâm 461 Ngọc Trúc 469 Nguyên Hồ 478, 479 Nguyễn ái Mộ 427, 467 Nguyễn Bão 462, 463 Nguyễn Công Khoát 449 Nguyễn Đỗ Lưu 430, 452, 468 Nguyễn Hồng Lư 480 Nguyễn Khắc Lành 436, 442, 450, 455, 456 Nguyễn Tình 422 Nguyễn Tuất 433, 439 Nguyễn Văn Sách 417 Như Tùng 444 Phạm Đức Nghiệm 431 Phạm Hưởng 435 Phương Đán 418 Quý Hải 412 Trần Thắng 440, 492 Trần Nguyên Đào 457 Văn Dinh 495 Văn Sửu 421, 451 Văn Tuế 413, 428 Võ Văn Trực 473 Vương Trí Nhàn 471 Yên Giang 473 d- Ngạn ngữ 6- Những họ lớn ở Cổ Nhuế 7- Ba Giai (người Hồ Khẩu) cùng Tú Xuất (người Trương Mỹ) nổi tiếng tinh nghịch chế diễu bọn quan lại, nhà giàu thời Nguyễn trước ngày thuộc Pháp. 11- Thơ, phú, sách là ba thể loại văn chương chữ Hán thịnh hành thời trước. 12- Bốn tên công sứ Pháp gian ác được gọi là “tứ hung”: Đạc: Garles, Ke: Eckert, Be: De la Gambert, Bích: Berides. 14- Hữu Tiệp trước là Tả Tiệp bị Pháp lấy đất, được dân Ngọc Hà chia đất cho ở cùng, hai làng liền nhau, khó phân biệt. 35- Dân làng Kỳ bán bún nên đòn gánh gánh cân hai bên, còn dân làng Vân bán bún ốc, bên quang có nồi ốc nặng hơn, phải gánh lệch (nánh) đòn gánh. 45- Táp là món ăn thịt tái. Quán Tiên ở đây là quán bán nước vối, chè xanh ngon có tiếng ở chỗ Cầu Tiên, trên quốc lộ Một. 57- Sâm cầm, giống chim quý, thịt thơm ngon vốn ở phương bắc thường ăn sâm, hằng năm về trú rét ở Hồ Tây, xưa phải bắt đem tiến vua. 68- Quyến: Thứ lụa trắng mỏng. 69- Diêm nhãn hiệu Quả đào tốt có tiếng. 70- Mực tàu thoi để mài ra nghiên viết bút lông. 71-75 Lĩnh, the, là, cấp, chồi đều là tên các sản phẩm dệt bằng tơ tằm. Chồi hoặc sồi là lụa dày may yếm, thắt lưng. Là: Một thứ hàng tơ dệt thưa và rất mỏng. Lĩnh: Lụa mỏng được hồ bóng nhẵn lì mặt, các bà may quần mặc đi lại kêu sột soạt. 81- Nói về đốt lò gốm. 85- Thế đất làng Ngọc Trục chỉ hợp với dâu làng, còn đến ở rể không ra gì. 87- Cổ Loa, Dục Tú liền nhau, hay có tranh chấp đất thời trước. 88- Đoạn sông Hồng hay có sóng dữ ở Phú Thượng. 90-91- Họ Ngô Thì, trai làm quan, đỗ đạt cao, gái đảm đang, ở Tả Thanh Oai. 98- Chúa Chổm, con vua Lê Chiêu Tông với cô hàng kẹo làng Lủ, lúc nhỏ nghèo túng, nợ nhiều, đến khi lên làm vua đi đường bị chủ nợ quây lại đòi, triều đình phải ra lệnh chi trả nợ đến Cửa Nam, nơi đó thành tên Cấm Chỉ. 94- Khi ra khỏi tràng đúc tiền đàn bà, con gái cũng phải khám, còn các bà đi chợ qua ngã tư Trung Hiền muốn đắt hàng hãy vén cao váy ghếch vào miếu thờ thần dâm ở cửa thành. 95- Trai Bát Tràng không phải lao động vất vả, thần hoàng Kiêu Kỵ hay được cúng thịt trâu vì làng mổ lấy da làm mực nho. 96- Vòng Vẽ nhiều người đỗ đạt làm quan to, dân không muốn chơi với quan. 98- Sét, Sở đều là vùng đồng trũng, nghèo, dân đi đánh cá mùa rét phải ngâm mình xuống nước. 99- Nói lái. Thày tăng là thằng Tây. 101- Chơi chữ, ghép tên các làng Chèm, Vẽ, Giày, Kẻ, Noi, Cáo, thuộc h. Từ Liêm. 102-103- Chỉ hội Cổ Loa. 108- Ông Từa do kiêng, đọc chệch chữ Từ, tức Từ Đạo Hạnh, thờ ở chùa Láng, chùa Thày, hội thường nắng to, còn hội Gióng hay có mưa. 109- Nói việc thờ Từ Vinh, bố Từ Đạo Hạnh, bị sư Đại Điên giết, chặt làm ba khúc, vứt xuống sông Tô, ba làng trên vớt được lập đền thờ. 110- Các trò diễn của ba làng trong lễ hội, nay thuộc xã Thạch Bàn, h. Gia Lâm. 117- Thập điều: 10 điều giáo huấn của Minh Mạng được rao giảng hàng tháng tại Quảng Văn Đình (Cửa Nam) bắt dân đến nghe. 118- Đồng dao ở làng Dịch Vọng. 119- Đoán thời tiết ở vùng Sóc Sơn. 121- Quậy (Hà Vĩ) đồng trũng. Chủ (Cổ Loa) đồng cao, cấy chiêm nếu mưa nhiều Quậy ngập úng thất bát thì Chủ đủ nước lại được mùa: ngược lại, ít mưa, Chủ bị hạn, lúa kém thì Quậy vừa nước được mùa. 122- Vũ Giai người Phú Diễn (Từ Liêm) đỗ hương cống làm tri phủ Gia Hưng (Hưng Hóa) hay chữ, được ví với Trần Hiền người Vân Canh (Hoài Đức) gần đấy, Hiền đỗ tiến sĩ làm đến Hàn Lâm thi chế (TK 18). 123- Chuyện ở làng Phú Diễn trước cách mạng: - Vợ Phí Hót có con gái ở Hà Nội về làng thường che ô kiêu kỳ - Nguyễn Đạo Thân làm cho Pháp được phong Hàm Lâm thị độc; về làng hay mổ lợn chè chén - Hộ Lại Bớt thơ dở lại hay làm, vất vả như đánh vật - Hương lý Nguyễn Xuân hay kiện cáo các cửa quan nhẵn mặt - Phó hội Quyền chỉ có một mẫu ruộng mà nuôi trâu to béo, thuê thợ cày vừa làm ruộng nhà vừa cày thuê - Tuần phủ Nguyễn Đạo Tấn mất ở Hà Nội, đưa ma về làng, sức cho dân mang lọng ra đón tận Cầu Diễn, đợi mãi, dân bỏ lọng bên đường trở về nhà. 127- Nói về cô đầu đi lấy chồng. 128- Vùng ngoại thành thuộc tỉnh Hà Đông, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu di, Vi Văn Định về, cả hai đều là sâu mọt. 129- Hai vị thượng thư: Nguyễn Quý Đức ở Đại Mỗ, Nguyễn Đăng Bảo ở Tây Mỗ, cùng huyện Từ Liêm, tính nết giống nhau. 130- Gia Lâm là làng Lầm, Lệ Chi là Chi Đống, Chi Nam, cùng xã Lệ Chi bây giờ, huyện Gia Lâm. 131- Sủi là làng Phú Thị, Gia Lâm, đất lắm quan. 132- Dân Quỳnh Lôi gốc ở huyện Quỳnh Lưu và làng Cát Nhị, Hoằng Hóa cùng ra cư trú. 136- Tiền Bảo Đại rẻ mạt, 6 đồng mới được một xu, ăn mày cũng không thèm lấy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthang_long_ha_noi_trong_ca_dao_ngan_ngu_4_8939.doc
Tài liệu liên quan