Thu hút FDI từ Asean vào ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết hội nhập AEC: Tổng quan nghiên cứu

Kết luận Như vậy, bài viết đã trình bày tổng quan các nghiên cứu lý thuyết về thu hút FDI và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết AEC. Các nghiên cứu lý thuyết về thu hút FDI tương đối hoàn chỉnh và nhiều tác giả đã ứng dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh AEC cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu khai thác, chủ yếu dưới ba góc độ chính: liên quan đến AEC và sự tham gia của Việt Nam, FDI từ ASEAN vào Việt Nam và FDI vào ngành dịch vụ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung các nghiên cứu mới chủ yếu dừng lại ở phân tích thực trạng đầu tư, cơ hội và thách thức, cũng như triển vọng đầu tư nội khối vào Việt Nam với việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống như thống kê, mô tả, so sánh và tổng hợp, kết hợp với một số phương pháp đặc thù như bảng hỏi AEC Scorecard hoặc chỉ số Hoekman để đánh giá mức độ cam kết trong lĩnh vực dịch vụ. Các nghiên cứu định tính xác định các yếu tố thu hút FDI vào ngành dịch vụ nói chung còn hạn chế, sử dụng các phương pháp OLS và SEM; trong khi đó chưa có nghiên cứu thực nghiệm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh AEC. Hạn chế của bài viết là mới chỉ xem xét đến một số nội dung liên quan đến đề tài và phân tích một số công trình nghiên cứu tiêu biểu. Đồng thời, vẫn còn những hướng nghiên cứu và công trình khác mà đề tài chưa đề cập tới do hạn chế trong tiếp cận nguồn thông tin của tác giả. Đây sẽ là hướng để tác giả phát triển trong các nghiên cứu tiếp theo. Với phạm vi nghiên cứu rộng hơn, bài viết tổng quan đã chỉ ra các hướng nghiên cứu có liên quan khác và đề cập tới nhiều các công trình nghiên cứu. Trong đó, các công trình của tương tự với hướng nghiên cứu thực nghiệm của tác giả xác định các yếu tố thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ đã và đang triển khai tại một thành viên ASEAN khác sẽ là cơ sở để tác giả tham khảo và thực hiện tại Việt Nam trong thời gian tới.

pdf20 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thu hút FDI từ Asean vào ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết hội nhập AEC: Tổng quan nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thị trường nội địa. Theo đó, FDI được chia thành hai loại: FDI chiều ngang và FDI chiều dọc, tương ứng với hai mô hình giải thích các yếu tố quyết định FDI. Mô hình FDI chiều ngang đã chỉ ra động lực chính cho các nhà đầu tư là các thị trường có quy mô lớn và tiềm năng tăng trưởng cao. FDI theo chiều ngang sẽ thay thế cho xuất khẩu, vì thế chi phí vận chuyển và thương mại cao sẽ là yếu tố thúc đẩy dòng vốn FDI này (Kinoshita & Campos, 2006). Helpman phát triển Mô hình FDI theo chiều ngang, trong đó cho rằng động lực của FDI là do sự khác biệt về yếu tố giá cả. Các nhà đầu tư sẽ lựa chọn những khu vực có các yếu tố sản xuất rẻ nhất như chi phí lao động thấp hoặc ở các nước giàu tài nguyên. Một số nghiên cứu điển hình theo hướng tiếp cận này là các nghiên cứu của Helpman (1984, 50 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế 1985), Dixit & Grossman (1982), Horstmann & Markusen (1987, 1992), Zhang & Markusen (1999), và Lattore (2009), Các nghiên cứu tiếp theo cũng đã tích hợp hai mô hình này và xem xét các yếu tố bổ sung khác như tài sản tri thức - biểu hiện qua lực lượng lao động có trình độ cao và chỉ ra thiếu sót của mô hình khi không xem xét đến các yếu tố thể chế và rủi ro trong thu hút FDI (Ethier & Markusen, 1996; Carr & cộng sự, 2001; Markusen & Maskus, 2002; Geishecker, 2004). Lý thuyết địa lý kinh tế mới: Krugman (1991) đã phát triển lý thuyết này lần đầu tiên với hai trụ cột chính - các yếu tố thúc đẩy sự tích tụ (agglomeration forces) và các yếu tố thúc đẩy lực phân tán (dispersion forces). Theo đó, quyết định về vị trí đầu tư sẽ bị ảnh hưởng tích cực từ nhu cầu của thị trường và tiêu cực do chi phí sản xuất và mức độ cạnh tranh trên thị trường nội địa (Disdier & Mayer, 2004). Đồng thời các cụm (clusters) cũng đóng vai trò như một khu vực có khả năng thu hút đầu tư và lực lượng lao động trình độ cao do có khả năng khai thác lợi thế kinh tế về quy mô. Một số nghiên cứu thực nghiệm theo hướng lý thuyết này có thể kể đến như Clausing & Dorobantu (2005), Bockem & Tuschke (2010). Lý thuyết thể chế: Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò của các tổ chức trong quá trình thu hút FDI. Assuncao (2011) cho rằng FDI là kết quả của sự cạnh tranh giữa các chính phủ. Bénassy-Quéré & cộng sự (2007) chỉ ra tác động ngày càng lớn của các tổ chức trong việc thu hút FDI. Kinoshita & Campos (2006) đã chứng minh rằng quy mô thị trường và chi phí lao động thấp có tác động không đáng kể đến thu hút FDI nếu như không xem xét đến chất lượng thể chế và các biến số khác liên quan đến chính sách của chính phủ. Trong khi đó, Wilhelms & Witter (1998) nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong quá trình thực hiện các biện pháp kinh tế và điều chỉnh chính sách để thu hút nhà đầu tư nước ngoài như độ mở của nền kinh tế, mức độ can thiệp vào thương mại, chính sách thuế, các ưu đãi, tính minh bạch, mức độ tham nhũng, Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến lý thuyết này có thể kể tới Muthoga (2003), Asiedu (2006), Musonera & cộng sự (2010). Các nhân tố quyết định sự hấp dẫn của một địa điểm đầu tư thay đổi theo thời gian. Vào những năm 1970 và 1980, các yếu tố ảnh hưởng chính là (i) Chi phí và chất lượng của các nguồn lực dồi dào và (ii) Đặc điểm và khả năng tăng trưởng của thị trường nội địa. Chính sách của chính phủ nước nhận đầu tư (chủ yếu là mức thuế và ưu đãi tài chính) được coi là nhân tố quan trọng (Dunning & Lundan, 2008). Các lý thuyết về thu hút FDI dựa trên lợi thế về địa điểm trước đây cũng đã mở rộng xem xét tới các yếu tố đặc thù của hoạt động xuyên biên giới như tỷ giá hối đoái, rủi ro chính trị, sự khác biệt văn hoá, Các động lực toàn cầu hoá cũng đã tạo ra những biến ảnh hưởng mới, ngày nay, lợi thế địa điểm cần xem xét tới yếu tố là tài nguyên được tạo ra (như tài sản trí tuệ, hệ thống đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng truyền thông,) và những yếu tố liên quan đến xã hội và chất lượng cuộc sống như tham nhũng, bạo lực, ô nhiễm hoặc các hành vi xã hội tiêu cực khác (Dunning, 2003). Như vậy, các yếu tố thu hút FDI vào một địa điểm có thể thay đổi liên tục và ảnh hưởng của chúng là khác nhau đối với những nhóm đối tượng nghiên cứu khác nhau. 51Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế 3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh triển khai AEC Về tình hình nghiên cứu thực nghiệm, liên quan đến thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ từ ASEAN vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các cam kết AEC, tác giả nhận thấy có 3 hướng nghiên cứu sau đây: (1) Các nghiên cứu liên quan đến AEC và sự tham gia của Việt Nam; (2) Thu hút FDI từ khu vực ASEAN vào Việt Nam và thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam; (3) Thu hút FDI từ ASEAN vào lĩnh vực dịch vụ trong bối cảnh triển khai các các cam kết trong AEC. 3.1. Các nghiên cứu liên quan đến AEC và sự tham gia của Việt Nam Hiện thực hoá AEC đã tạo ra một thị trường chung và kết nối nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư thống nhất. Vì tính cấp thiết cũng như vai trò quan trọng của liên kết khu vực đối với phát triển và hội nhập của các thành viên AEC là chủ đề nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Các công trình cơ bản tập trung vào một số hướng sau đây: Một là, các nghiên cứu về tiến trình hình thành - hội nhập AEC. Nghiên cứu theo hướng này tương đối phổ biến trong thời điểm trước 31/12/2015, vì đây là mốc thời gian đánh dấu AEC được chính thức thành lập. Các nghiên cứu chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là thống kê, mô tả, so sánh và số liệu thứ cấp để phân tích bối cảnh hình thành AEC và chỉ ra những tiềm năng, cũng như thách thức đối với quá trình hiện thực hoá AEC. Nhóm thứ nhất tập trung mô tả các cam kết chung của AEC trong tất cả các lĩnh vực; trình bày bối cảnh, lộ trình hình thành AEC và đánh giá tác động đến các quốc gia thành viên. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung mô tả quá trình hình thành AEC, nội dung các hiệp định, triển vọng, cơ hội và thách thức mà AEC đặt ra cho các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Một số công trình tập trung thống kê, mô tả và so sánh các cam kết chung của AEC trong tất cả các lĩnh vực; trình bày bối cảnh, phân tích lộ trình hình thành và đánh giá tác động của AEC đến các quốc gia thành viên, tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về những cam kết trong AEC trong từng lĩnh vực cụ thể. Các nghiên cứu đã hệ thống quá trình hình thành AEC, những đặc trưng cơ bản và đặc biệt là sự tham gia của Việt Nam vào AEC; đánh giá lộ trình, kế hoạch hành động và cơ chế vận hành của AEC, đồng thời miêu tả kết quả thực hiện bước đầu, tính khả thi và những vấn đề cơ bản nhằm hiện thực hoá AEC (Nguyễn, 2009; Nguyễn & cộng sự, 2015a; Nguyễn, 2013). Nhóm thứ hai tập trung nghiên cứu những thách thức của quá trình hình thành và hiện thực hoá AEC trên phạm vi tổng quát. Với nhiều hướng tiếp cận khác nhau như sử dụng biểu đánh giá AEC Scorecard , tổng hợp phân tích và so sánh, các nghiên cứu này đã chỉ ra các thách thức chính của quá trình hiện thực hoá AEC, cụ thể là (a) Sự chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên; (b) Thị trường bị chia cắt nghiêm trọng; (c) Tính toán lợi ích quốc gia khác nhau của các thành viên ASEAN gây khó khăn cho tiến trình hội nhập; (d) Năng lực thực hiện các cam kết của các nước thành viên còn hạn chế và (e) Chủ nghĩa bảo hộ của các quốc gia vẫn mạnh và có xu hướng gia tăng (Hoàng & Võ, 2013; Hạ & Nguyễn, 2014; Nguyễn & Nguyễn, 52 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế 2015). Từ đó cho thấy quá trình hiện thực hoá AEC đúng với mục tiêu đề ra còn nhiều khó khăn cho ASEAN. Nhóm thứ ba tập trung vào các cam kết trong AEC ở từng lĩnh vực cụ thể. Trong lĩnh vực dịch vụ, các nghiên cứu trong nước liên quan đến nhóm nội dung này còn tương đối hạn chế. Trong khi đó, các nghiên cứu nước ngoài có tính tham khảo cao hơn, chủ yếu tập trung đánh giá mức độ cam kết và thực tế triển khai các cam kết của các thành viên ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ tới thời điểm nghiên cứu; chỉ ra các thành tựu và hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình tự do hoá dịch vụ. Sử dụng chỉ số Hoekman để đánh giá mức độ cam kết của các quốc gia ASEAN trong gói AFAS 5 so với các FTA khác mà các nước thành viên đã ký kết và so với GATS, Ishido & Fukunaga (2012) đã chỉ ra 8 hạn chế của quá trình tự do hoá thương mại dịch vụ trong ASEAN, như hạn chế về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ, tổng giá trị các giao dịch dịch vụ,... Trong khi đó, bằng phương pháp so sánh và tổng hợp, Dee (2013) chỉ ra các cam kết của các thành viên ASEAN trong AFAS so với thực tiễn triển khai trong hai lĩnh vực chủ chốt là dịch vụ tài chính và vận tải hàng không đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, cùng với nguyên nhân của một số hạn chế như đặc điểm riêng của các ngành, của khung đàm phán và các lỗ hổng trong môi trường pháp lý. Sau 2015, khi gói AFAS 8 đã được chính thức ký kết, với phương pháp nghiên cứu độc lập, hai nghiên cứu nằm trong chuỗi thảo luận của ERIA, trong đó nghiên cứu của Narjoko (2015) nhận định mức độ cam kết tự do hoá theo Mode 3 trong AFAS 8 tăng lên đáng kể, tuy nhiên, các quốc gia ASEAN đã sử dụng quy tắc linh hoạt trong AFAS để loại trừ một số phân ngành nhạy cảm khỏi phạm vi cam kết. Ngược lại, nghiên cứu của Dee (2015) cũng đã sử dụng bảng hỏi AEC Scorecard để đánh giá thực tế các chính sách triển khai các cam kết theo AFAS trong các nhóm ngành ưu tiên và khẳng định thực tế triển khai đang không đạt được như mức cam kết mà các quốc gia đã ký kết và gợi ý trong tương lai, các cam kết trong AFAS cần liên kết chặt chẽ hơn với quá trình phát triển chính sách của các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, Neo & cộng sự (2019) đã có nghiên cứu rất chuyên sâu mô tả hoạt động dịch vụ và quá trình tự do hoá ngành dịch vụ trong ASEAN, nội dung các cam kết trong AFAS, mức độ cam kết trong AFAS 9 và đánh giá mức cam kết đã đạt được dựa trên các nghiên cứu của nhiều tác giả về nội dung này. Từ các phân tích trên, các nghiên cứu này đã đưa ra gợi ý nhằm thúc đẩy quá trình tự do hoá ngành dịch vụ trong ASEAN với những mục tiêu cao hơn và tăng cường hiệu quả hội nhập. Hai là, các nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam vào AEC Các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích các cam kết của Việt Nam trong AEC nói chung và các cam kết cụ thể trong từng lĩnh vực, đồng thời nhận định các cơ hội thách thức của Việt Nam khi thực hiện các cam kết của AEC. Các nghiên cứu liên quan đến nội dung này chủ yếu sử dụng phương pháp định tính truyền thống, đó là thống kê, mô tả, so sánh và nghiên cứu tại bàn với số liệu thứ cấp. 53Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Nghiên cứu về quá trình tham gia của Việt Nam trong AEC, các nghiên cứu đã khẳng định thái độ chủ động và tích cực của Việt Nam trong quá trình xây dựng và hiện thực hoá các cam kết trong AEC nói chung và chỉ ra những hạn chế trong tiến trình thực thi các cam kết của Việt Nam (Vũ, 2010; Võ, 2013; Nguyễn, 2015). Mặc dù lợi thế so sánh là những lợi thế cấp thấp, nhưng hội nhập AEC cũng mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo cơ hội mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, thuận lợi trong tiếp cận các nguồn lực, tăng đầu tư nước ngoài, tạo ra các chuỗi giá trị tích hợp trong khu vực và Việt Nam (Nguyễn, 2014; Nguyễn & cộng sự, 2015b). Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra thách thức liên quan đến gia tăng áp lực cạnh tranh từ thị phần do hàng hoá nhập khẩu, cạnh tranh về dịch vụ đầu tư và phát sinh của các rào cản thương mại mới (Trần & cộng sự, 2015) tới yếu tố lao động, trong đó nổi bật là nguy cơ lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam có thể bị xói mòn so với các nước trong khu vực (Nguyễn, 2014). Nhiều tác giả khác tập trung phân tích các cam kết của Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thể như thương mại hàng hóa và dịch vụ (Vũ & cộng sự, 2015), đầu tư (Nguyễn, 2014), di chuyển thể nhân (Tran & Nguyen, 2019) và một số lĩnh vực và vấn đề đặc thù như hợp tác tiền tệ (Nguyễn, 2012), dịch vụ phân phối (Vũ, 2013), logistics (Phạm, 2014), công nghiệp điện tử (Đặng, 2016), hoạt động xuất khẩu (Phạm, 2016), hệ thống ngân hàng (Trần, 2016)... qua đó, chỉ ra những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi thực hiện các cam kết của AEC. Thực tế, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến nội dung này còn rất hạn chế. 3.2. Nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam Các công trình nghiên cứu về FDI từ ASEAN vào Việt Nam chủ yếu tập trung mô tả thực trạng đầu tư, các đặc điểm của nguồn vốn này dựa trên phân tích số liệu FDI, đồng thời đề xuất các giải pháp pháp thu hút FDI từ khu vực này của Việt Nam thông qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư, chính sách của nhà nước và kinh nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia tiêu biểu. Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế. Hai chủ đề chính được khai thác trong hướng nghiên cứu này bao gồm: Một là, các nghiên cứu về thực trạng đầu tư. Đa số các công trình trong nhóm nội dung này mới chủ yếu dừng lại ở mô tả thực trạng đầu tư, từ đó chỉ ra các cơ hội thách thức và các giải pháp thúc đẩy nguồn FDI này. Trước năm 2010, các tác giả chủ yếu tổng hợp số liệu, so sánh và phân tích nhằm đưa ra nhận định về tổng quan thực trạng FDI của ASEAN vào Việt Nam và những triển vọng trong tương lai, chưa đi sâu phân tích lĩnh vực hay đặt trong bối cảnh cụ thể nào, cho thấy những bước phục hồi ngoạn mục và mở ra nhiều triển vọng mới trong thời kì có nhiều biến động của quy mô FDI đầu tư vào Việt Nam (Đặng, 2006). Đồng thời, các nghiên cứu trên được thực hiện chưa cập nhật số liệu . Những nghiên cứu gần đây đặt trong bối cảnh các cam kết hợp tác kinh tế nói chung và đầu tư trong ASEAN đang được triển khai sâu rộng hơn, đặc biệt là tình hình đầu tư từ ASEAN vào Việt Nam sau khi AEC có hiệu lực. Mặc dù, FDI từ ASEAN vào Việt Nam đã đạt được kết quả nhất định nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của các nước trong khu vực do tác động 54 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế của cạnh tranh giữa các nước trong và ngoài khối, trong khi đó năng lực cạnh tranh của Việt Nam lại thấp so với nhiều nước, khả năng thực tế đầu tư từ ASEAN vào Việt Nam còn khiêm tốn và cấp độ liên kết AEC còn hạn chế, thiếu các điều kiện ràng buộc. Trước thực trạng này, Chính phủ đã điều chỉnh chính sách đầu tư nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu thông qua thay đổi quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi quy định về tư cách của nhà đầu tư nước ngoài và rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Phạm, 2017; Trang, 2017). Ngoài ra, báo cáo đầu tư ASEAN (ASEAN Investment report) các năm 2015 - 2018 là nghiên cứu tổng thể có ý nghĩa quan trọng cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình đầu tư nội và ngoại khối của khu vực thông qua việc cung cấp thông tin về số liệu và xu hướng đầu tư trong những ngành cụ thể. Tuy nhiên, thông tin về đầu tư nội khối từ ASEAN vào Việt Nam còn hạn chế và không trực tiếp do báo cáo này được thực hiện chung cho tất cả các thành viên ASEAN. Bên cạnh công trình về tình hình đầu tư tổng thể của ASEAN vào Việt Nam nói chung, còn có các nghiên cứu về tình hình đầu tư của một thành viên vào Việt Nam, trong đó tiêu biểu là Singapore và Thái Lan, đối tác đầu tư nội khối lớn nhất của Việt Nam (Phan, 2017; Suvakunta, 2016). Hai là, các nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI từ ASEAN. Các công trình với nội dung này còn hạn chế về số lượng, quy mô nhỏ lẻ và chỉ dừng lại ở phân tích thực trạng FDI và chính sách từ một số thành viên ASEAN để chỉ ra các yếu tố thu hút đầu tư của Việt Nam. Nghiên cứu của Suvakunta (2016) và Lim (2017) sử dụng các phương pháp phỏng vấn chuyên sâu với các doanh nghiệp ASEAN tại Việt Nam để tìm hiểu về động lực đầu tư tại Việt Nam, kết hợp với phân tích và thống kê mô tả đã chỉ ra lợi thế trong trong thu hút đầu tư nội khối của Việt Nam đến từ yếu tố như vị trí tương đối gần, cơ sở vật chất tại các thành phố và tỉnh thành lớn đã được cải thiện, tỷ lệ dân số trẻ cao, nhiều ưu đãi về thuế, lao động giá rẻ và chất lượng tương đối tốt, nguyên liệu thô sẵn có và cho phép thuê đất dài hạn đã giúp Việt Nam tiếp nhận được FDI từ các đối tác trong ASEAN. Bên cạnh đó, Napa & cộng sự (2018) so sánh các ưu đãi đầu tư về tài chính nổi bật của các quốc gia thành viên ASEAN, từ đó cho thấy các yếu tố thuộc môi trường đầu tư khác như cơ sở hạ tầng, quy định về kinh doanh, chất lượng quản trị cũng rất quan trọng do nhiều quốc gia có chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn hơn nhưng lại thu hút được ít FDI hơn và Việt Nam chính là một điển hình. Tuy nhiên, so sánh trực tiếp cũng khó có thể đưa ra kết luận chính xác đâu là ưu đãi hợp lý và hiệu quả do sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của nền kinh tế, quan điểm văn hoá và chính trị. Ngoài ra, thực tế còn có các nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh nghiệm thu hút FDI của các thành viên ASEAN - các quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam như Thái Lan hay các nhóm nước CLMV (Phan, 2015; Trần, 2016; Võ, 2016). 55Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Có thể thấy, đa số các đề tài nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở cách tiếp cận phân tích thực trạng FDI, chính sách và kinh nghiệm thu hút FDI từ một số thành viên ASEAN, mà chưa có tác giả nào đi sâu phân tích FDI của các thành viên ASEAN vào Việt Nam trong bối cảnh thành lập AEC, đặc biệt FDI vào lĩnh vực dịch vụ và ảnh hưởng của thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AEC đến hoạt động thu hút FDI này. Chủ yếu các công trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như thống kê, so sánh, tổng hợp, trong khi các nghiên định lượng còn rất hạn chế. 3.3 Các nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI vào ngành dịch vụ tại Việt Nam Các nghiên cứu thu hút FDI vào ngành dịch vụ ở Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu đi theo hướng phân tích thực trạng FDI vào lĩnh vực này trên phạm vi quốc gia hoặc một tỉnh/thành phố, từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI trong ngành dịch vụ. Một là, các nghiên cứu về thực trạng FDI vào một số phân ngành theo hướng cam kết AEC. Nhóm nghiên cứu này đã phân tích hoạt động thu hút FDI vào một số phân ngành dịch vụ nổi bật, bao gồm phân phối, du lịch, tài chính ngân hàng và thương mại điện tử. Tác giả Trần (2016) đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật trong chính sách thu hút FDI tại ASEAN đó là: quy định liên quan đến thâm nhập và hoạt động ngày càng mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài; Chính phủ tại ASEAN đều rất năng động trong quá trình điểu chỉnh chính sách phù hợp với bối cảnh hội nhập và các quốc gia đều có những chính sách thu hút FDI đặc trưng dựa trên đặc điểm cụ thể của môi trường đầu tư tại từng địa điểm. Từ đó, nghiên cứu nhấn mạnh trong số nhóm ngành dịch vụ, Việt Nam có cơ hội phát triển đầu tư trong lĩnh vực du lịch và xây dựng; đồng thời cần triển khai các quy định quốc gia nhằm hạn chế sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khu vực trong những lĩnh vực mà nền kinh tế không có thế mạnh. Trong khi đó, đánh giá quá trình thu hút và sử dụng FDI theo quan điểm phát triển bền vững trong một số ngành dịch vụ. Hà (2014) lại chỉ ra hoạt động thu hút FDI trong ngành dịch vụ còn chưa bền vững về mặt kinh tế, trong lĩnh vực giáo dục và y tế, quy mô FDI còn khiêm tốn, chất lượng chưa được đảm bảo và chưa đa dạng trong hình thức đầu tư. Nghiên cứu đồng thời nhận định những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI chọn lọc cho từng ngành, và hướng tới phát triển bền vững cho ngành dịch vụ của Việt Nam. Hai là, các nghiên cứu về các yếu tố thu hút FDI vào ngành dịch vụ của Việt Nam. Trong khi các nghiên cứu trong nước chủ yếu sử dụng nghiên cứu định tính kết hợp với miêu tả số liệu về thực trạng hoạt động đầu tư, nhiều nghiên cứu ngoài nước sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng - tập trung khai thác dưới góc độ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến FDI vào ngành, từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI. Ngoài các công trình chọn ngành dịch vụ của Việt Nam là đối tượng nghiên cứu trực tiếp, một số nghiên cứu khác tập trung phân tích một nhóm nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Nhóm thứ nhất, các nghiên cứu về FDI vào ngành dịch vụ ở một số thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây trong nhóm nội dung này chủ yếu tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động thu hút FDI. Tiêu biểu là Kaliappan & cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến FDI trong 56 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế ngành dịch vụ ở các nước ASEAN dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính log dạng lnFDI it = β0 + ∑β it lnX it + ε t với các biến đo độ lớn của thị trường, độ mở thương mại, mức độ lạm phát, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, sử dụng dữ liệu bảng tuyến tính tĩnh - số liệu từ năm 2000 đến 2010. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố (i) Nhân lực, (ii) Sự sẵn có của cơ sở hạ tầng, (iii) Quy mô thị trường và (iv) Mức độ mở của nền kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến FDI vào ngành dịch vụ. Kết quả này cho thấy các thành viên ASEAN nên cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các chính sách thương mại tự do để thu hút vốn FDI trong ngành dịch vụ. Nghiên cứu của Abdul & cộng sự (2018) cũng có nhiều điểm tương đồng khi chỉ ra trong lĩnh vực dịch vụ, các yếu tố được tìm thấy có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào ngành này bao gồm (i) Chi tiêu của chính phủ cho giáo dục, (ii) Tỷ giá hối đoái, (iii) Mức độ tiêu thụ điện năng và (iv) Mức độ mở cửa thương mại. Như vậy, chính sách thu hút FDI vào các ngành dịch vụ tại ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần tập trung vào các yếu tố này. Nhóm thứ hai, các nghiên cứu trực tiếp về FDI vào ngành dịch vụ tại Việt Nam. Saleh & cộng sự (2017) dựa một phần trên lý thuyết chiết trung của Dunning kết hợp với các yếu tố quốc gia khác (bao gồm ưu đãi thuế, chính sách FDI, các hiệp định thương mại, cơ sở hạ tầng) để đánh giá tác động của các chính sách của chính phủ đối với quyết định FDI của các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam. Số liệu được thu thập qua khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm, dựa trên phương pháp mô hình hoá phương trình cấu trúc (Structural Equation Modelling - SEM) nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của MNCs vào lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bậc hai (second-order model) dạng tổng quát f(FDI t ) = β0 + ∑βiXi + εi với nhân tố bậc 2 là động lực tìm kiếm thị trường, động lực tìm kiếm hiệu quả, chính sách của chính phủ, văn hoá, vị trí địa lý, mạng lưới kinh doanh - tương ứng với đó là nhóm các nhân tố bậc một, bao gồm quy mô, độ mở và tiềm năng của thị trường; chi phí và chất lượng lao động và các vấn đề khác; ưu đãi thuế, chính sách thu hút FDI, các cam kết thương mại và cơ sở hạ tầng; định hướng dài hạn và vị trí địa lý; liên kết của MNCs và SMEs và các liên kết khác. Kết quả chỉ ra nhóm yếu tố động lực tìm kiếm thị trường, chính sách của chính phủ và văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư vào ngành dịch vụ Việt Nam. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của trình độ phát triển nền kinh tế và các chính sách của chính phủ đến hoạt động thu hút FDI dịch vụ, đồng thời tương đồng với các quốc gia khu vực Đông Á và Đông Nam Á nhằm tận dụng tương đồng về văn hoá để dễ dàng vượt qua các rào cản thể chế khi đầu tư tại Việt Nam. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn dựa trên các số liệu thu thập từ nghiên cứu trên, sử dụng mô hình bậc hai với nhân tố bậc hai là các chính sách của chính phủ, tương ứng là các yếu tố bậc một bao gồm ưu đãi thuế, chính sách FDI, các hiệp định thương mại và cơ sở hạ tầng. Saleh & cộng sự (2018) chỉ ra các yếu tố thuộc về chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến sự gia tăng FDI trong ngành dịch vụ. Kết quả này được đánh giá là hợp lý và phù hợp với những cải cách kinh tế gần đây và gia tăng dòng vốn FDI của Việt Nam trong 25 năm qua. Phương pháp SEM với mô hình bậc hai cũng cho phép xử lý dữ liệu đáng tin cậy hơn khi các biến độc lập có tương quan cao (highly correlated) với nhau. Ngoài ra còn có các nghiên cứu phân tích tác động của FDI trong một ngành dịch vụ cụ thể, tiêu biểu là nhóm các ngành du lịch, bất động sản và giáo dục. Trong đó, về lĩnh vực bán lẻ 57Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế và hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng (bao gồm phương pháp tối thiểu thông thường OLS và phương pháp bình phương tối tiểu tổng thể GLS) của Phạm (2015) đã chỉ ra sự tác động lan tỏa trực tiếp và gián tiếp của dòng vốn FDI thúc đẩy sự gia tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình nghiên cứu có dạng Y t = α0 + β1Xt+β2X(t-1)+β3Zt+εt trong đó Yt là tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, Xt là lượng vốn FDI, X (t-1) đại diện cho giá trị ban đầu của dòng vốn FDI chảy vào thành phố Hồ Chí Minh và các biến kiểm soát Z t bao gồm thu ngân sách địa phương, chi thường xuyên, chỉ số giá tiêu dùng và độ mở thương mại. Kết quả cho thấy biến trễ bậc 1 của FDI, chi đầu tư và chi thường xuyên có tác động dương lên tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra khuyến nghị thu hút FDI vào thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp phát triển hoạt động bán lẻ trên địa bàn thành phố. Hình 1. Tổng quan các hướng nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết hội nhập AEC Nguồn: Tổng hợp của tác giả Như vậy, liên quan đến thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam vào ngành dịch vụ trong bối cảnh triển khai các cam kết hội nhập AEC, tác giả đã chỉ ra ba hướng nghiên cứu chính. Trong đó, các nghiên cứu về AEC và sự tham gia của Việt Nam tập trung chủ yếu mô tả quá trình hình thành AEC, nội dung các hiệp định, triển vọng và cơ hội - thách thức mà AEC đặt ra cho các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu này có thể được sử dụng làm cơ sở đánh giá tác động của các cam kết trong AEC đến hoạt động đầu tư của ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ, cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất các giải pháp thu hút FDI phù hợp với xu thế phát triển của hội nhập khu vực. Nội dung nghiên cứu có liên quan thứ hai về FDI từ ASEAN vào Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở mô tả thực trạng đầu tư, từ đó chỉ ra các cơ hội thách thức và các giải pháp thúc đẩy nguồn FDI này. Các nghiên cứu nước ngoài về nội dung này còn hạn chế nhưng đã tiếp cận theo phương pháp định lượng nhằm xác định các yếu tố ảnh 58 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế hưởng đến quyết định đầu tư vào Việt Nam của một số thành viên ASEAN như Malaysia và Thái Lan. Đây là cơ sở để phân tích các yếu tố thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam. Nhóm nội dung nghiên cứu thứ ba về FDI vào lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam còn tương đối hạn chế, chủ yếu dừng lại ở các nghiên cứu mô tả thực trạng đầu tư. Trong khi đó, các nghiên cứu ngoài nước với chủ đề này chủ yếu đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt động thu hút FDI trong ngành dịch vụ - các nghiên cứu này tương đối hoàn chỉnh, phân tích từ cả góc độ vĩ mô và từ góc độ động lực của doanh nghiệp, có ý nghĩa tham khảo quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp thu hút nguồn vốn này tại Việt Nam. Mặc dù, các nghiên cứu trong nước tập trung cụ thể vào chủ đề thu hút FDI trong ngành dịch vụ ở Việt Nam, nhưng mới chỉ là những lát cắt, dừng lại ở mô tả tình hình và kết quả của hoạt động đầu tư, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp định hướng chung nhằm thúc đẩy các hoạt động FDI. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu trên thế giới tuy đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI, nhưng phạm vi mới chỉ thu hẹp tại một khu vực và thị trường nhất định, chưa đi sâu phân tích FDI trong một lĩnh vực, ngành hoặc khu vực kinh tế cụ thể. 4. Thảo luận và hướng nghiên cứu liên quan Qua quá trình nghiên cứu các công trình đã được triển khai tại Việt Nam và nước ngoài liên quan đến FDI trong ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết AEC, tác giả nhận thấy còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu. Một là, nhiều nghiên cứu có thời gian xem xét khá xa so với thời điểm hiện tại, một số nghiên cứu đã có tính cập nhật; tuy nhiên vẫn chưa có số liệu cụ thể, tổng hợp và khách quan nhất về thực trạng thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ của Việt Nam. Đồng thời, các các nghiên cứu trước đây về hoạt động FDI của ASEAN tại Việt Nam chưa đặt trong bối cảnh hội nhập mới của khu vực - AEC chính thức được thành lập cuối năm 2015 với các cam kết trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ. Hoạt động thu hút FDI của Việt Nam từ các đối tác nội khối trong ngành dịch vụ dưới tác động của bối cảnh hội nhập mới chính là khoảng trống nghiên cứu có thể khai thác. Hai là, các nghiên cứu đã tập trung phân tích, tổng hợp và đánh giá các yếu tố thu hút FDI vào Việt Nam từ các quốc gia ASEAN hoặc FDI vào ngành dịch vụ Việt Nam nói chung mà chưa phân tích tổng thể các hoạt động và yếu tố thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu trực tiếp về các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào ngành dịch vụ. Bên cạnh đó, các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN lại chỉ mới đề cập đến nghiên cứu tổng thể, chưa nghiên cứu đặc thù cho ngành dịch vụ. Nếu xác định được các yếu tố tác động thì các giải pháp thu hút FDI nội khối vào ngành dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sẽ mang tính thực tiễn và có khả năng áp dụng cao hơn, đặc biệt là trong các phân ngành thu hút được nhiều nguồn vốn FDI của các nhà đầu tư đến từ ASEAN như kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ, du lịch và những phân ngành ưu tiên của AEC như e-ASEAN, logistics. Nhóm các yếu tố thu hút FDI vào ngành dịch vụ và FDI từ ASEAN vào Việt Nam đã được kiểm nghiệm trong một số nghiên cứu nổi bật, tóm tắt 59Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế trong Hình 2. Các công trình có liên quan này sẽ là cơ sở để tiến hành nghiên cứu xác định các yếu tố thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ Việt Nam. Hình 2. Tổng quan khung lý thuyết các yếu tố chính thu hút FDI vào ngành dịch vụ và từ ASEAN vào Việt Nam Nguồn: Tổng hợp của tác giả Ba là, các nghiên cứu trong nước liên quan đến nội dung này chủ yếu sử dụng phương pháp định tính - tổng hợp, so sánh đối chiếu và phân tích để nhằm chỉ ra các thay đổi trong tình hình FDI từ ASEAN vào Việt Nam. Một số nghiên cứu nước ngoài đã sử dụng mô hình định lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI từ ASEAN từ góc độ doanh nghiệp. Thực tế, chưa có các nghiên cứu thực nghiệm về thu hút FDI vào ngành dịch vụ của Việt Nam từ ASEAN với phương pháp nghiên cứu định lượng, dưới góc độ vĩ mô của chính phủ và nhà nước để đưa ra các giải pháp thu hút về mặt chính sách và luật pháp. Vì vậy, nghiên cứu thực nghiệm của tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh AEC, sử dụng kết hợp phỏng vấn chuyên sâu và phân tích dữ liệu bảng với hy vọng sẽ đóng góp được những kết quả nhất định. 5. Kết luận Như vậy, bài viết đã trình bày tổng quan các nghiên cứu lý thuyết về thu hút FDI và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết AEC. Các nghiên cứu lý thuyết về thu hút FDI tương đối hoàn chỉnh và nhiều tác giả đã ứng dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh AEC cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu khai thác, chủ yếu dưới ba góc độ chính: liên quan đến AEC và sự tham gia của Việt Nam, FDI từ ASEAN vào Việt Nam và FDI vào ngành dịch vụ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung các nghiên cứu mới chủ yếu dừng lại ở phân tích thực trạng đầu tư, cơ hội và thách thức, cũng như triển vọng đầu tư nội khối vào Việt Nam với việc 60 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống như thống kê, mô tả, so sánh và tổng hợp, kết hợp với một số phương pháp đặc thù như bảng hỏi AEC Scorecard hoặc chỉ số Hoekman để đánh giá mức độ cam kết trong lĩnh vực dịch vụ. Các nghiên cứu định tính xác định các yếu tố thu hút FDI vào ngành dịch vụ nói chung còn hạn chế, sử dụng các phương pháp OLS và SEM; trong khi đó chưa có nghiên cứu thực nghiệm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh AEC. Hạn chế của bài viết là mới chỉ xem xét đến một số nội dung liên quan đến đề tài và phân tích một số công trình nghiên cứu tiêu biểu. Đồng thời, vẫn còn những hướng nghiên cứu và công trình khác mà đề tài chưa đề cập tới do hạn chế trong tiếp cận nguồn thông tin của tác giả. Đây sẽ là hướng để tác giả phát triển trong các nghiên cứu tiếp theo. Với phạm vi nghiên cứu rộng hơn, bài viết tổng quan đã chỉ ra các hướng nghiên cứu có liên quan khác và đề cập tới nhiều các công trình nghiên cứu. Trong đó, các công trình của tương tự với hướng nghiên cứu thực nghiệm của tác giả xác định các yếu tố thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ đã và đang triển khai tại một thành viên ASEAN khác sẽ là cơ sở để tác giả tham khảo và thực hiện tại Việt Nam trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo Abdul, H.A.R., Zafar, S., Iqbal, T., Zafar, Z. & Hussain, H.I. (2018), “Analyzing sectoral level determinants of inward foreign direct investment”, Polish Journal of management studies, Vol. 17 No. 2, pp. 7 - 17. Asiedu, E. (2006), “Foreign direct investment in Africa: The role of natural resources, market size, government policy, institutions and political instability”, The World Economy, Vol. 29 No. 1, pp. 63 - 77. Assuncao, S. Forte, R. & Teixeira, A. (2011), “Location determinants of FDI: A literature review”, FEO Working Paper, pp. 433. Bénassy-Quéré, A., Coupey, M. & Mayer, T. (2007), “Institutional Determinants of Foreign Direct Investment”, The World Economy, Vol. 30 No. 5, pp. 764 - 782. Biswas, R. (2002), “Determinants of foreign direct investment”, Review of Development Economics, Vol. 6 No. 3, pp. 492 - 504. Bockem, S. & Tuschke, A. (2010), “A tale of two theories: Foreign direct investment decisions from the perspectives of economic and institutional theory”, Schmalenbach Business Review, Vol. 62 No. 3, pp. 260 - 290. Carr, D.L., Markusen, J.R. & Maskus, K.E. (2001), “Estimating the knowledge capital model of the multinational enterprise”, The American Economic Review, Vol. 91 No. 3, pp. 693 - 708. Clausing, K.A. & Dorobantu, C.L. (2005), “Re-entering Europe: Does European Union candidacy boost foreign direct investment?”, Journal of Comparative Economics, Vol. 32 No.2, pp. 280 - 296. Dee, P. (2013), “Does AFAS have Bite? Comparing Commitments with Actual Practice”, ASEAN Economic Community Mid Term Review, ERIA, Jarkata, https://crawford.anu.edu.au/pdf/staff/ phillippa_dee/2013/does-afas-have-bite.pdf, truy cập 04/11/2019. 61Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Dee, P. (2015), “Monitoring the Implementation of Service Trade Reform towards an ASEAN Economic Community”, ERIA Discussion Paper Series, ERIA-DP-2015-44, DP-2015-44.pdf, truy cập ngày 22/10/2019. Disdier, A.C. & Mayer, T. (2004), “How different is Eastern Europe? Structure and determinants of location choices by French firms in Eastern and Western Europe”, Journal of Comparative Economics, Vol. 32 No. 2, pp. 280 - 296. Dixit, A.K. & Grossman, G.M. (1982), “Trade and protection with multistage production”, Review of economic studies, Vol. 49 No. 4, pp. 583 - 594. Dunning, J.H. (1973), “The determinant of international production”, Oxford Economic Papers, Vol. 25 No. 3, pp. 289 - 336. Dunning, J.H. (1980), “Towards an eclectic theory of international production: Some empirical tests”, Journal of International Business Studies, Vol. 11 No. 1, pp. 9 - 31. Dunning, J.H. (1981), International production and the multinational enterprise, NXB Allen & Unwin, ISBN 004330320X, 9780043303207. Dunning, J.H. (1993), Multinational Enterprises and the Global Economy, Reading, MA: Addison Wesley. Dunning, J.H. (2003), “Relational assets, networks and international business activity” in Alliance capitalism and Corporate management, Dunning, J.H., Boyd, G., Edward Elgar Publishing Limited, pp. 1 - 23. Dunning, J.H & Lundan, S.M. (2008), “Institutions and the OLI paradign of the multinational enterprise”, Asia Pacific Journal of Management, Vol. 25 No.4, pp. 573 - 593. Đặng, Đ.L. (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, Số 4, tr. 64 - 73. Đặng, T.K.D. (2016), “Cơ hội và thách thức đối với thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 3 - 4, tr. 64 - 69. Ethier, W. & Markusen, J. (1996), “Multinational firms, technology diffusion and trade”, Journal of International Economics, Vol. 41 No. 1 - 2, pp. 1 - 28. Geishecker, I. (2004), Foreign direct investment in the new central and eastern European member countries, trong Economic Restructuring and Labour Markets, Dự án nghiên cứu tài trợ bởi EU DG Employment, Social Affairs and Equal Opportunities. Hạ, T.T.D. & Nguyễn, T.M. (2014), “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Khả năng và hiện thực”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới, Số 11, tr. 43 - 52. Hà, V.H. (2014), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển bền vững ngành dịch vụ Việt Nam”, Đề tài Khoa học và Công nghệ, Cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Heckscher, E. (1919), "The Effect of Foreign Trade on the Distribution of Income", Ekonomisk Tidskrift, 21, pp. 497 - 512. Helpman, E. (1984), “A simple theory of international trade with multinational corporation”, Journal of Political Economy, Vol. 92 No. 3, pp. 451 - 471. 62 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Helpman, E. (1985), “Multinational corporations and trade structure”, Review of Economic Studies, Vol. 52 No. 3, pp. 443 - 457. Hoàng, T.T.N. & Võ, X.V. (2013), “Hiện thực Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thuận lợi và trở ngại”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4, tr. 12 - 23. Horstmann, I.J. & Markusen, J.R. (1987), “The strategic investment and the development of multinationals”, International Economic Review, Vol. 28 No.1, pp. 109 - 121. Horstmann, I.J. & Markusen, J.R. (1992), “Endogenous market structures in international trade (natura facit saltum)”, Journal of International Economics, Vol. 32 No. 1 - 2, pp. 109 - 129. Hymer, S.H. (1976), The international operation of national firms: A study of foreign direct investment, MIT Press, Cambridge, MA. Ishido, H. & Fukinaga, Y. (2012), “Liberalization of Trade in Services: Toward a Harmonized ASEAN++ FTA”, Economic Research Institute for ASEAN and East Asia (ERIA), ERIA Policy Brief, No 2012-02, truy cập ngày 25/10/2019. Jasay, A.E. (1960), “The social choice between home and overseas investment”, The Economic Journal, Vol. 70 No. 277, pp. 105 - 113. Kaliappan, S.R., Khamis, K.M. & Ismail, N.W. (2015), “Determinants of services FDI inflows in ASEAN countries”, International Journal of Economics and Managements, Vol. 9 No. 1, pp. 45 - 69. Kemp, M.C. (1964), The pure theory of International trade, Englerwood Cliffs, NXB NJ Prentice Hall. Kindleberger, C.P. (1967), “The international firm and the international capital market”, Southern Economic Journal, Vol. 34 No. 2, pp. 223 - 230. Kinoshita, Y. & Campos, N.F. (2006), A Re-examination of Determinants of Foreign Direct Investment in Transition Economies, Mimeo, IMF, Washington, DC. Kogut, B. & Chang, S.J. (1991), “Technology capabilities and Japanese foreign direct investment in the United States”, The Review of Economics and Statistics, Vol. 73 No. 3, pp. 401 - 413. Krugman, P. (1991), “History and industry location: The case of the manufacturing belt”, The American Economic Review, No. 81 Vol. 2, Papers and proceedings of the hundred and third annual meeting of the American Economic Association (May 1991), pp. 80 - 83. Lall, S. & Siddharthan, N.S. (1982), “The monopolistic advantages of multinationals: Lessons from foreign investment in the U.S.”, The Economic Journal, Vol. 92 No. 367, pp. 668 - 683. Lattore, M.M.C. (2009), “The economic analysis of multinationals and foreign direct investment”, Revista de Economia Publica, Vol. 191, pp. 97 - 126. Lim, G. (2017), “What do Malaysian firms seek in Vietnam”, Journal of Asia-Pacific Business, Vol. 18 No. 2, pp. 131 - 150. MacDougall, G.D.A. (1960), “The benefits and costs of private investment from abroadL A theoretical approach”, Oxford University Institute of Economics and Statistics, Vol. 22 No. 3, pp. 189 - 211. Markusen, J.R. & Maskus, K.E. (2002), “Discriminating among alternative theories of multinational enterprise”, Review of International Economics, Vol. 10 No. 4, pp. 694 - 707. Milner, C. & Pentecost, E. (1996), “Locational advantage and US foreign direct investment in UK manufacturing”, Applied Economics, Vol. 28 No. 5, pp. 605 - 615. 63Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Musonera, E., Nyamulinda, I.B. & Karuranga, G.E. (2010), “FDI Fitness in Sub-Saharan Africa-The Case of Eastern African Community (EAC)”, Journal of International Business Research and Practice, Vol. 4, pp. 1 - 18. Muthoga, S.K. (2003), The determinants of foreign direct investment in Kenya, Department of Applied Economics, HG 5843 M87, Kenyatta University Institutional Repository. Napa, F.M., Abanes, Czarina, K.J. & Moralejo, D.J.E. (2018), “Comparative investment incentives in ASEAN member-countries”, NTRC Tax Research Journal, Vol. 30 No. 1, ph/images/journal/2018/j20180102a.pdf, truy cập ngày 30/20/2019. Narjoko, D. (2015), “AEC Blueprint Implemation Performance and Challenges: Services Liberalization, Economic Research Institute for ASEAN and East Asia”, ERIA Discussion Paper, eria.org/ERIA-DP-2015-39.pdf, truy cập ngày 29/10/2019. Neo, D., Sauve, P. & Streho, I. (2019), “Service Trade in ASEAN: The Road Taken and the Journey Ahead”, Cambrige University Press, ISBN 978-1-316-64541-3. Nguyễn, A.T., Vũ, T.H., Vũ, V.T. & Lê, T.T.X. (2015), “Tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 4, tr. 39 - 50. Nguyễn, H.S. (2007), “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung, các biện pháp thực hiện và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, ISSN 0868-2984, Số 8, http:// dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/5037, truy cập ngày 28/10/2009. Nguyễn, H.S. (2009), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình, Sách chuyên khảo, NXB Khoa học Xã hội. Nguyễn, H.S. & Nguyễn, A.T. (2015), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Bối cảnh và kinh nghiệm quốc tế, Sách chuyên khảo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn, H.S., Nguyễn, A.T. & Vũ, T.H. (2015a), “Việt Nam và tiến trình tự do hoá thương mại trong AEC”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số 71, ác-số-tạp-chí-ktđn/tạp-chí- ktđn-số-70-80/tạp-chí-ktđn-số-71/1116-việt-nam-và-tiến-trình-tự-do-hoá-thương-mại-trong- aec.html, truy cập ngày 30/10/2019. Nguyễn, H.S., Nguyễn, A.T., Vũ, T.H. & Nguyễn, T.M.P. (2015b), “Việt Nam hội nhập AEC: Cơ hội và thách thức cho phát triển”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 212, tr. 13 - 24. Nguyễn, T.D. (2012), “Hợp tác tiền tệ ASEAN và các vấn đề chính sách đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 28, tr. 252 - 260. Nguyễn, T.M.P. (2014), “Tự do hoá đầu tư trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế AEC - lần 3 (tháng 10/2014), tr. 40 - 54. Nguyễn, T.T. (2014), “Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế AEC - lần 3 (10/2014), tr. 90 - 96. Nguyễn, V.H. & Nguyễn, T.T (2015), “Tự do hoá thương mại trong kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN: Những thành tựu và thách thức”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 9, tr. 21 - 27. Nguyễn, V.H. (2013), Hiện thực hoá cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động đến Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Khoa học Xã hội. Nguyễn, X.T. (2014), Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức với Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 64 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Ohlin, B. (1933), Interregional and International Trade. Cambridge, MA: Harvard University Press. Phạm, D.L. (2015), “Tác động của dòng vốn FDI đến tổng mức bản lẻ và hàng hoá dịch vụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 25, tr. 84 - 90. Phạm, H.T. (2014), “Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN - Góc nhìn từ ngành dịch vụ logistics Thái Lan và vận dụng kinh nghiệm phát triển logistics tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế AEC lần 3 (10/2014), tr. 197 - 209. Phạm, T.H. (2017), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN”, Tạp chí Tài Chính, Số 4, tr. 6 - 8 , Phạm, T.T.L. (2016), “Cơ hội và thách thức của xuất khẩu Việt Nam khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 8, tr. 58 - 60. Phan, T.T. (2017), “Đầu tư của Singapore tại Việt Nam sau hơn 20 năm nhìn lại (1995 - 2016)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 1, tr. 21 - 29. Phan, V.C. (2015), “Kinh nghiệm thu hút FDI từ một số nước ASEAN”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 9, tr. 16 - 18. Ray, E.J. (1989), “The determinants of foreign direct investment in the United States 1979 - 1985” trong Feenstra, R., Trade policies for international competitiveness, Chicago, NXB Đại học Chicago. Saleh, A.S., Nguyen, T.L.A. & Safari, A. (2018), “The impact of government policies on FDI decision of multinational corporations: an application to the Vietnamese service industry”, International Journal of Economics and Business Research, Vol. 15, No. 2, pp. 204 - 222. Saleh, A.S., Nguyen, T.L.A., Vinen, D. & Safari, A. (2017), “A new theoretical framework to assess Multinational Corporations motivation for Foreign direct investment: a case study on Vietnamese service industries”, Research in International Business and Finance, Vol. 42, pp. 630 - 644. Santiago, C.E. (1987), “The impact of foreign direct investment on export structure and employmen generation”, World Development, Vol. 15 No. 3, pp. 317 - 328. Schneider, F. & Frey, B. (1985), “Economic and political determinants of foreign direct investment”, World Development, Vol. 13 No. 2, pp. 161 - 175. Suvakunta, P. (2016), “Thailand’s foreign direct investment (FDI) in Vietnam”, VNU Journal of Science, Vol. 32 No. 1, pp. 13 - 24. Tran, T.N.Q & Nguyen, H.H. (2019), “A situational analysis on the topic of labor movement in the ASEAN Economic Community”, Human resource development: Innovation and Evolution in the Digital Era, The 18th International Asian Conference of the Academy of Human Resource Development, November 2019, Hanoi, Vietnam Trang, T.T. (2017), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN vào Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 8, tr. 4 - 6. Trần, T.N.Q. (2016), “Đối mới kinh tế và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhóm nước CLMV và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 1, tr. 71 - 77. Trần, V.H., Lê, T.M.H. & Nguyễn, L.A. (2015), “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 20, tr.3 - 10. Vasyechko, O. (2012), “A review of FDI theories: An application for transition economies”, International Research Journal of Finance and Economics, Vol. 89, pp. 118 - 137. 65Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Vernon, R. (1966), “International investment and international trade in the product cycle”, The Quarterly Journal of Economics, Vol. 80 No. 2, pp. 190 - 207. Võ, M.T. (2013), “Việt Nam trong quá trình tham gia hiện thực hoá Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thực trạng và đối sách”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế AEC lần 3 (tháng 10/2014), tr. 113 - 123. Võ, T.V.K. (2016), “Thái Lan: Điểm sáng thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp”, Tạp chí Tài chính, fdi-vao-khu-cong-nghiep-110448.html, truy cập ngày 02/11/2019. Vũ, H.H. (2010), “Cộng đồng kinh tế ASEAN - Ưu tiên hội nhập kinh tế ASEAN”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 309, tr. 12-14. Vũ, T.H. (2013), “Assessing the committed integration of Vietnam’s distribution services in AEC 2015”, VNU Journal of Economics and Business, Vol. 29 No. 5, pp. 43 - 55. Vũ, T.H. & Trần, V.D. (2015), “Việt Nam với quá trình tự do thương mại dịch vụ hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 13, Số 3, tr. 474 - 483. Wheeler, D. & Mody, A. (1992), “International investment location decisions: The case of US firms”, Journal of International Economics, Vol. 33 No. 1-2, pp. 57 - 76. Wilhelms, S. & Witter, M. (1998), “Foreign direct investment and its determinants in emerging economies”, Journal of Development Economics, Vol. 59 No. 2, pp. 233 - 252. Zhang, K.H. & Markusen, J.R. (1999), “Vertical multinationals and host-country characteristics”, Journal of Development Economics, Vol. 59 No. 2, pp. 233 - 252. 66 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthu_hut_fdi_tu_asean_vao_nganh_dich_vu_tai_viet_nam_trong_bo.pdf
Tài liệu liên quan