Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên trường Đại học Tây Bắc

Thực trạng sử dụng các trò chơi vận động nhằm nâng cao sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100 cho cho sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc Phát triển các tố chất thể lực cho sinh viên là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của công tác GDTC. Các phương pháp và phương tiện GDTC rất đa dạng, việc tìm kiếm các phương pháp thay thế các bài tập thể lực đơn thuần gây hứng thú tập luyện là một đòi hỏi đối với các giảng viên trong việc tích cực hóa nội dung giảng dạy. Lý luận và phương pháp GDTC đã chỉ ra, trò chơi vận động (TCVĐ) là một trong những phương tiện phát triển các tố chất vận động cơ bản như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo, trong đó hiệu quả tác dụng nâng cao năng lực sức nhanh phản ứng vận động (là một thành phần cấu trúc của tố chất sức nhanh) được phát huy cao nhất. Để tìm hiểu về mức độ sử dụng các TCVĐ trong phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên được tiến hành qua phỏng vấn các giảng viên. Kết quả được trình bầy tại các bảng 6 và 7.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên trường Đại học Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 19 (4/2020) tr. 68 - 74 1. Đặt vấn đề Trường Đại học Tây Bắc là một cơ sở đào tạo đa ngành, đa cấp, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học và cao học cho cả vùng trung du và miền núi phía Bắc. Ngoài chức năng đào tạo, trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý lớn của miền bắc Việt Nam. Giáo dục thể chất trong trường học hiện nay là một quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện những phẩm chất, nhân cách bên cạnh đó còn trang bị cho các em những kĩ năng vận động cơ bản là cơ sở tiền đề cho các giai đoạn phát triển thể chất của sinh viên Thực tế cho thấy để sinh viên có sức khỏe tốt, học tập đạt hiệu quả cao, có hứng thú học môn GDTC và phát triển năng khiếu thể thao thì điều cốt yếu là phải phát triển ở các em các tố chất: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và đặc biệt là sức nhanh. Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. Các em có sự thay đổi lớn về tâm sinh lí, với tính cách mạnh mẽ, hiếu thắng, muốn khẳng định mình trên mọi lĩnh vực, các em luôn tìm kiếm và khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Các em dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, bên cạnh đó các em chưa nhận thức đầy đủ về GDTC khiến các em ít quan tâm tới việc rèn luyện thân thể. Để có căn cứ lựa chọn và tác động các giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy cự ly ngắn 100m, việc đánh giá chính xác thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sức nhanh trong chạy 100m cho đối tượng sinh viên không chuyên tại Trường là vấn đề cần thiết và cấp thiết. 2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Trong quá trình nghiên cứu, bài báo đã sử dụng các phương pháp thường quy trong nghiên cứu khoa học TDTT, bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn và tọa đàm; Phương pháp toán học thống kê. 2.1. Xác định các yếu tố cơ bản chi phối tới phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Bắc Hiệu quả phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, ảnh hưởng trực tiếp và gián. Tiến hành xác định các yếu tố cơ bản chi phối tới hiệu quả phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Bắc thông qua tham khảo tài liệu và xin ý kiến trực tiếp của các chuyên gia, kết quả bước đầu đã xác định được 8 yếu tố. Để lựa chọn được các yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên tại Trường, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 22 người, trong đó có 5 nhà khoa học, 7 chuyên gia GDTC, 10 giảng viên Bộ môn TDTT bằng phiếu hỏi. Cách trả lời theo 2 mức tán thành và không tán THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC PHÁT TRIỂN SỨC NHANH TRONG CHẠY CỰ LY NGẮN 100M CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Nguyễn Thị Dung Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài báo xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Bắc, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng các yếu tố, làm cơ sở lựa chọn biện pháp phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Bắc. Từ khóa: Thực trạng sức nhanh, chạy ngắn 100m, phát triển sức nhanh, yếu tố ảnh hưởng. 69 thành. Chúng tôi sẽ lựa chọn những yếu tố đạt từ 70% ý kiến tán thành ở các nhóm đối tượng phỏng vấn là những yếu tố chính ảnh hưởng tới phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên tại Trường. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy xác định được 5 yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả môn học GDTC 2 tại trường Đại học Tây Bắc gồm các yếu tố từ 1 - 5. Riêng yếu tố 6, 7, 8, có ý kiến tán thành <70% tổng số ý kiến phỏng vấn ở các nhóm nên bị loại. 2.2. Thực trạng chương trình Giáo dục thể chất Chương trình GDTC hiện tại triển khai theo chương trình mới được cải tiến, bao gồm hai học phần: GDTC 1 là bắt buộc và GDTC 2 là các môn thể thao tự chọn. Bảng 1. Kết quả phỏng vấn xác định các yếu tố cơ bản chi phối tới phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Bắc Bảng 2. Thực trạng nội dung chương trình giáo dục thể chất TT Yếu tố Nhà khoa học (n = 5) Chuyên gia GDTC (n = 7) Giảng viên BM TDTT (n = 10) m i % m i % m i % 1 Chương trình môn học 5 100% 7 100% 10 100% 2 Yếu tố người dạy 4 80% 6 85,7% 10 100% 3 Yếu tố người học 4 80% 6 85,7% 9 90% 4 CSVC phục vụ dạy và học 5 100% 5 71,4% 9 90% 5 Phương pháp dạy học GDTC 5 100% 7 100% 8 90% 6 Trình độ phát triên sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m 4 80% 5 71,4% 7 70% 7 Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học GDTC 3 60% 3 42,9% 5 50% 8 Cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng dạy và học 3 60% 4 57,1% 6 60% TT Mã học phần Tên học phần Số TC Loại tín chỉ Môn TQ Lên lớp Tự học LT BT TL TH Khối kiến thức cơ bản 1 1 GDT0002 Giáo dục thể chất 1 1 30 30 Khối kiến thức tự chọn 2 Giáo dục thể chất 2 Sinh viên chọn một trong các học phần 2.1 GDT0003 Chạy 100m 2 60 60 GDT0002 2.2 GDT0004 Nhảy xa 2 60 60 GDT0002 2.3 GDT0005 Đẩy tạ 2 60 60 GDT0002 2.4 GDT0006 Bóng ném 2 60 60 GDT0002 2.5 GDT0007 Bóng chuyền 2 60 60 GDT0002 2.6 GDT0008 Bóng bàn 2 60 60 GDT0002 2.7 GDT0009 Nhảy Aerobic 2 60 60 GDT0002 2.8 GDT0010 Thể dục nhịp điệu 2 60 60 GDT0002 70 Nội dung học môn chạy 100m gồm các nội dung sau: Phần Lý thuyết: Sự hình thành và phát triển, ý nghĩa tác dụng của tập chạy cự ly ngắn 100m, luật chạy cự ly ngắn, phương pháp trọng tài chạy cự ngắn. Phần dạy học kỹ thuật động tác: Xây dựng khái niệm kỹ thuật, các bài tập bổ trợ cho kỹ thuật chạy cự ly ngắn, học kỹ thuật chạy giữa quãng (chạy trên đường thẳng), kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát, chạy chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quãng, kỹ thuật chạy về đích và đánh đích, hoàn thiện kỹ thuật chạy cự ly ngắn 100m. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng các môn thuộc khối kiến thức tự chọn là 8 môn thể thao nhưng một số môn chưa phù hợp với đặc điểm và nhu cầu sinh viên đa phần là con em các dân tộc Tây Bắc và lưu học sinh Lào đang theo học tại trường. Do vậy đây là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môn học. Bên cạnh đấy nội dung học chạy 100m còn chưa phong phú, dẫn đến không tạo được hứng thú và yêu thích môn học, làm ảnh hưởng đến phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m của sinh viên không chuyên. 2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Tây Bắc đã thành lập Khoa TDTT, có nhiệm vụ giảng dạy chương trình GDTC cho tất cả các khoa của trường. Tổng số giảng viên của Khoa hiện nay là 24 giảng viên. Đặc điểm đội ngũ giảng viên được trình bày tại bảng 3. Số lượng và chất lượng các giảng viên bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo chương trình đào tạo mới. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các giảng viên trong Khoa được Nhà trường hết sức quan tâm và tạo mọi điều kiện để các giảng viên được tham gia học tập nâng cao trình độ. Trình độ đào tạo của các giảng viên đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nhân tố thuận lợi, quyết định nhất tới sự phát triển của công tác GDTC trong những năm tiếp theo. Bảng 3. Thực trạng đội ngũ giảng viên Khoa TDTT Trường Đại học Tây Bắc. TT Nội dung Số lượng 1 Trình độ đào tạo Cao đẳng, Đại học 0 Thạc sĩ 20 Tiến sĩ 4 2 Thâm niên (năm) Trên 10 năm 7 Dưới 10 năm 17 3 Chuyên môn Điền kinh 6 Thể dục 1 Bóng chuyền 6 Võ, QL 4 Bóng ném 1 Cầu lông 2 Bóng đá 3 Bóng rổ 1 Sinh lý người 1 4 Giới tính Nam 19 Nữ 5 71 2.4. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC 2 (chạy cự ly ngắn 100m) của sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc Với mục đích nhằm phát triển và nâng cao thành tích chạy 100m mà còn trang bị những kiến thức chuyên môn, năng lực thể chất cũng như nhằm phát triển con người toàn diện, phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, lao động trong tương lai. Trong quá trình học tập chạy cự ly ngắn 100m việc sử dụng các bài tập nhằm đáp ứng được nhu cầu của môn học là vô cùng quan trọng, đó là cơ sở để xây dựng quá trình tập luyện các tố chất thể lực một cách hệ thống, tăng sự hấp dẫn của giờ học, tạo sự hứng thú và tích cực tập luyện nhằm nâng cao tố chất, thành tích môn học. Các trò chơi vận động được kết hợp vào giờ học đáp ứng được các yêu cầu trên. Để đánh giá thực trạng thành tích và kết quả học tập môn GDTC 2 chạy cự ly ngắn 100m của sinh viên đề tài đã lấy số liệu thi kết thúc học phần GDTC 2 (chạy 100m) sinh viên K56 là 425 SV, K57 là 442 SV, K58 là 378 SV. Qua bảng 4 ta thấy kết quả thi học phần đã đáp ứng được phần nào yêu cầu về nâng cao thể lực cho sinh viên khi kết thúc môn học. Nhưng thành tích bị phân hóa nhiều ở các thang điểm điểm của K58 điểm F chiếm 5,8%, K57 điểm F chiếm 8,6%, K56 điểm F chiếm 8,5%. Điều này khẳng định thêm thành tích và điểm sau khi kết thúc môn học chưa cao chỉ ở mức trung bình. Do vậy đòi hỏi trong quá trình học giảng viên cần tăng cường đổi mới phương pháp và hình thức tập luyện để thành tích đạt được cao hơn. 2.5. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất Kết quả thống kê cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC được trình bày tại bảng 5. Bảng 4. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC 2 (chạy cự ly ngắn 100m) của sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc Bảng 5. Thực trạng sân bãi dụng cụ phục vụ giảng dạy và tập luyện Khoá Kết quả học tập Điểm A Điểm B Điểm C Điểm D Điểm F n % n % n % n % n % K58 n = 378 SV 57 15,1% 62 16,4% 88 23,3% 149 39,4% 22 5,8% K57 n = 442 SV 61 13,8% 73 16,5% 102 23,1% 168 38% 38 8,6% K56 n = 425 SV 67 15,8% 77 18,1% 107 25,2% 138 32,4% 36 8,5% TT Sân bãi, dụng cụ Số lượng Chất lượng Đáp ứng 1 Sân bóng đá 1 Tốt Đạt 2 Sân bóng chuyền 3 Trung bình Đạt 3 Sân bóng rổ 1 Trung bình Đạt 4 Sân cầu lông, đá cầu 5 Trung bình Đạt 5 Sân bóng ném 1 Trung bình Đạt 6 Đường chạy 100m 2 Trung bình Đạt 7 Đường chạy cự ly Trung bình 1 Trung bình Đạt 8 Sân đẩy tạ 2 Trung bình Đạt 72 TT Sân bãi, dụng cụ Số lượng Chất lượng Đáp ứng 9 Đệm nhảy cao 6 Trung bình Đạt 10 Hố nhảy xa 2 Trung bình Đạt 11 Xà đơn 3 Trung bình Đạt 12 Xà kép 3 Trung bình Đạt 13 Xà lệch 2 Trung bình Đạt 14 Bàn bóng bàn 3 Trung bình Đạt 15 Bể bơi 0 16 Nhà thi đấu 0 17 Sân vận động 0 Nhà trường đang trong giai đoạn phát triển, cơ sở vật chất và dụng cụ sân bãi tập luyện phục vụ giảng dạy còn hạn chế, đặc biệt là cơ sở dành cho các nội dung điền kinh. Các đường chạy chủ yếu được sử dụng là đường đi trong khuôn viên trường là một hạn chế lớn đến việc đảm bảo chất lượng giảng dạy, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sức nhanh của sinh viên không chuyên. 2.6. Thực trạng sử dụng các trò chơi vận động nhằm nâng cao sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100 cho cho sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc Phát triển các tố chất thể lực cho sinh viên là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của công tác GDTC. Các phương pháp và phương tiện GDTC rất đa dạng, việc tìm kiếm các phương pháp thay thế các bài tập thể lực đơn thuần gây hứng thú tập luyện là một đòi hỏi đối với các giảng viên trong việc tích cực hóa nội dung giảng dạy. Lý luận và phương pháp GDTC đã chỉ ra, trò chơi vận động (TCVĐ) là một trong những phương tiện phát triển các tố chất vận động cơ bản như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo, trong đó hiệu quả tác dụng nâng cao năng lực sức nhanh phản ứng vận động (là một thành phần cấu trúc của tố chất sức nhanh) được phát huy cao nhất. Để tìm hiểu về mức độ sử dụng các TCVĐ trong phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên được tiến hành qua phỏng vấn các giảng viên. Kết quả được trình bầy tại các bảng 6 và 7. Bảng 6. Mức độ thay thế các trò chơi vận động vào giờ học chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên (n=24) Giai đoạn kỹ thuật chạy 100m Mức độ thay thế 100% 50% 25% Không thay thế Giai đoạn xuất phát x Giai đoạn chạy lao sau xuất phát x Giai đoạn Chạy giữa quãng x Giai đoạn về đích x Qua bảng 6 cho thấy các giảng viên chỉ sử dụng các TCVĐ để thay thế các bài tập thể lực trong giảng dạy chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên ở mức 25%. Điều này đã làm giảm sự hứng thú, tính tích cực của sinh viên trong học tập. 73 Qua bảng 7 ta thấy các TCVĐ được các giảng viên sử dụng chỉ ở mức thỉnh thoảng hoặc hiếm khi sử dụng, điều đó khẳng định thêm giáo viên chưa đổi mới cách thức và phương pháp học tập để nâng cao hiệu quả giờ học, làm cho các giờ học nhàm chán và khuôn mẫu, sinh viên tập luyện chủ yếu là các bài tập thể lực đơn thuần. 2.4.2. Thực trạng trình độ phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m của sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Tây Bắc Để đánh giá thực trạng mức độ phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m của sinh viên đề tài đã lựa chọn và tiến hành kiểm tra 03 test (30m tốc độc cao, chạy 30m xuất phát thấp, chạy 100m xuất phát thấp) trên nhóm đối tượng là 150 sinh viên K57 thời điểm khi bắt đầu và kết thúc môn học. Bảng 7. Thực trạng các trò chơi vận động được sử dụng trong giờ học chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên TT Trò chơi vận động Tần xuất sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 1 Vác đạn tải thương x 2 Chuyền bóng qua đầu x 3 Tránh bóng 4 Lăn bóng tiếp sức x 5 Người thừa thứ ba x 6 Hoàng Anh, Hoàng Yến x 7 Cướp cờ x 8 Bóng chuyền sáu x Bảng 8. Thực trạng mức độ phát triển sức nhanh của sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Bắc trong chạy cự ly ngắn 100m (n=150) Thông số 30m tốc độ cao 30m xuất phát thấp 100m xuất phát thấp Bắt đầu học Kết thúc môn Bắt đầu học Kết thúc môn Bắt đầu học Kết thúc môn X 6,5 6,4 7,2 7,1 17,90 17,70 δ ± 0,18 ± 0,19 ± 0,21 ± 0,22 ± 0,3 ± 0,4 t tính 0,80 0,87 0,57 p > 0,05 Qua bảng 8 ta thấy kết quả kiểm tra khi kết thúc môn học cao hơn khi bắt đầu, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Kết quả đã đặt ra nhiệm vụ cần thiết phải lựa chọn và ứng dụng những giải pháp khoa học để phát triển sức nhanh cho sinh viên không chuyên trong tiến trình giảng dạy. 3. Kết luận: Xác định được 6 yếu tố cơ bản chi phối tới phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Bắc gồm: - Chương trình môn học. - Yếu tố người dạy. - Yếu tố người học. 74 - CSVC phục vụ dạy và học. - Phương pháp dạy học GDTC. - Trình độ phát triên sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m Trên cơ sở đó đã đánh giá thực trạng các yếu tố cơ bản chi phối hiệu quả tới phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên không chuyên tại Nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Văn Lẫm (2000), Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ 21. Nxb TDTT, Hà Nội. [2] Lê Văn Lẫm (2008), Thể dục thể thao trường học. Nxb TDTT, Hà Nội. [3] Lưu Quang Hiệp và cộng sự (2003), Sinh lý học TDTT. Nxb TDTT, Hà Nội. [4] Phạm Vĩnh Thông (1999), Trò chơi vận động và vui chơi giải trí. Nxb Giáo dục. [5] Trần Đồng Lâm (1996), 100 trò chơi vận động cho học sinh tiểu học. Nxb Giáo dục. [6] Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb giáo dục, Hà Nội. [7] Vũ Đức Thu (1999), Lý luận và phương pháp GDTC. Nxb TDTT. THE CURRENT SITUATION OF FACTORS AFFECTING RAPID STRENGTH DEVELOPMENT IN 100M RUNNING OF NON- PHYSICAL EDUCATION MAJORS AT TAY BAC UNIVERSITY Nguyen Thi Dung Tay Bac University Abstract: The paper identifies the factors affecting the development of rapid strength in short- distance running of 100m of non-physical education majors at Tay Bac University. Thereafter, the influencing levels the factors are considered as a basis for selecting measures to develop rapid strength in 100m running for non-physical education majors at Tay Bac University. Keywords: current situation of rapid strength, short-distance running of 100m, developing rapid strength, influencing factors. ____________________________________________ Ngày nhận bài: 7/8/2019. Ngày nhận đăng: 20/9/2019. Liên lạc: Nguyễn Thị Dung; e-mail: dungnguyentbu@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_cac_yeu_to_anh_huong_toi_viec_phat_trien_suc_nhan.pdf
Tài liệu liên quan