Thực trạng cơ sở vật chất và hoạt động dạy bơi tại các trường Tiểu học có bể bơi tỉnh Hải Dương

KẾT LUẬN Đến cuối năm 2013 tỉnh Hải Dương đã có 20 trường tiểu học được tỉnh cấp kinh phí và huy động kinh phí địa phương với tinh thần xã hội hóa hoàn thành việc xây bể bơi với kích thước khác nhau và nguồn nước khác nhau tùy thực tiễn ở từng nơi. Mặc dù có 20 bể bơi được xây dựng nhưng chính thức mới có 16 bể bơi tổ chức dạy bơi cho HS. Hầu hết GV thể dục tại các trường chưa được trang bị lý luận và phương pháp dạy bơi chống đuối nước. Đề tài đã bước đầu nghiên cứu tình hình dạy bơi của 16 trường trong đó có 3 trường có GV đã tham gia lớp hướng dẫn chuyên môn của Tổng cục TDTT, còn lại 13 trường giáo viên chưa được tham gia tập huấn nên tự biên soạn bài dạy bơi. Thực trạng dạy bơi cho HS nông thôn rất khó về nguồn nước, trang thiết bị hỗ trợ học bơi và việc huy động HS đi học bơi vào dịp hè gặp nhiều khó khăn. Đề tài đã tọa đàm với thầy cô giáo về thuận lợi, khó khăn phát triển bơi ở nông thôn và sử dụng ma trận SWOT đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động dạy bơi cho HS để từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng cơ sở vật chất và hoạt động dạy bơi tại các trường Tiểu học có bể bơi tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019 56 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bơi lội là môn thể thao đem lại nhiều ích lợi to lớn. Bơi lội không chỉ giúp trẻ em có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái để tiếp thu kiến thức và tăng sức sáng tạo, bơi lội còn giúp các em có kỹ năng phòng chống đuối nước để tự bảo vệ mình trong những tình huống nguy hiểm. Chính vì vậy mà bơi lội đã trở thành một trong những môn thể thao được coi trọng đặc biệt ở các trường tiểu học của tỉnh Hải Dương hiện nay. Bắt đầu từ năm 2010 tỉnh Hải Dương đã có chủ trương xây dựng bể bơi và tổ chức giáo dục bơi cho học sinh (HS) tiểu học. Sau 3 năm thực hiện đã có những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế khó khăn. Xuất phát từ lý do trên đề tài tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng CSVC và hoạt động dạy bơi tại các trường tiểu học có bể bơi tỉnh Hải Dương”. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo, trao đổi tọa đàm, phỏng vấn chuyên gia, ma trận SOWT, toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng đầu tư CSVC Về xây dựng bể bơi tại các trường tiểu học, đến năm 2013 tỉnh Hải Dương đã xây dựng xong 20 bể bơi và đưa vào hoạt động, với tổng kinh phí đầu tư xây dựng bể bơi là gần 15 tỷ đồng. Như vậy, 12/12 huyện, thị xã, thành phố đều có bể bơi trong trường tiểu học. Có một số huyện có tới 3 trường tiểu học được xây dựng bể bơi (như huyện Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ); có huyện có 2 trường có bể bơi (như huyện Kinh Môn); còn lại thông thường mỗi huyện có 1 trường tiểu học có bể bơi. Những trường được chọn xây dựng bể bơi căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có tính đến nguồn vốn xã hội hóa mà địa phương huy động được, nguồn nước cung cấp cho bể bơi, nhu cầu của nhà trường, phụ huynh, HS Thực trạng đó được trình bày tại bảng 1. Thực trạng cơ sở vật chất và hoạt động dạy bơi tại các trường tiểu học có bể bơi tỉnh Hải Dương NCS. Nguyễn Thái Hưng Q TÓM TẮT: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, bài báo tập trung phân tích thực trạng cơ sở vật chất (CSVC), hoạt động dạy bơi tại các trường tiểu học có bể bơi tỉnh Hải Dương. Các nội dung đánh giá gồm: số lượng bể bơi, kích thước, nguồn nước, trang thiết bị hỗ trợ dạy bơi, đội ngũ giáo viên (GV), chương trình dạy bơi. Từ khóa: thực trạng, bể bơi, phương tiện. ABSTRACT: From the research results of the thesis, the article focuses on analyzing the current situation of facilities and swimming activities at primary schools with swimming pools in Hai Duong province. The evaluation contents include: Number of swimming pools, sizes, water sources, support equipment for teaching swimming, teachers, swimming programs. Keywords: status, swimming pool, facilities. (Ảnh minh họa) KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019 57THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Qua khảo sát thống kê, các bể bơi được xây dựng ở các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, tuy nhiên kích thước bể hầu hết ở cỡ nhỏ và trung bình. Trên tổng số 20 bể bơi, chỉ có 6 bể kích thước rộng từ 8m đến 12m và dài từ 20m đến 25m, còn lại đa số là bể nhỏ với kích thước rộng 6m, dài 15m nên khi dạy bơi sẽ rất hạn chế về số lượng HS. Do Tỉnh chỉ hỗ trợ kinh phí xây dựng mỗi bể bơi là 350.000.000đ (tương ứng với bể bơi kích thước rộng 6m, dài 15m và chiều sâu 0,8m - 1,2m) nên chỉ trường nào có quỹ đất rộng và huy động thêm được kinh phí xã hội hóa mới có thể xây được bể bơi cỡ lớn hơn. Về nguồn nước sử dụng cho bể bơi, được trình bày tại bảng 2. Qua kết quả tại bảng 2 cho thấy có 15/20 trường (75%) được sử dụng nước máy, còn lại 5/20 trường (40%) vẫn phải dùng nước giếng khoan. Về hệ thống lọc nước, chỉ có duy nhất 01 trường (5%) sử dụng hệ thống máy lọc tuần hoàn, 05 trường (25%) sử dụng nước giếng khoan phải lọc nước thông qua bể lọc, 14 trường (70%) dùng nước máy có xử lý bằng hóa chất. Do đó, yếu tố vệ sinh nguồn nước cũng là một trong những trở ngại lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác dạy bơi cho HS. Việc thay nước hầu như chỉ thực hiện 1- 2 lần trong suốt cả mùa bơi. Về trang bị phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy bơi. Không chỉ có bể bơi, trang bị phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy bơi cũng rất quan trọng, hỗ trợ rất lớn cho việc dạy và học bơi. Thiết bị hiện đại, đầy đủ không chỉ giúp HS thích thú, hưng phấn học tập, an toàn khi học tập, rút ngắn thời gian học tập mà còn giúp người thầy yên tâm, tin tưởng hơn khi giảng dạy. Kết quả khảo sát thực trạng phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy bơi tại các bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương được trình bày tại bảng 3. Qua khảo sát cho thấy vấn đề đảm bảo an toàn cho HS khi tham gia học bơi đã được tính đến khi triển khai dự án xây dựng các bể bơi tuy nhiên chưa được chú trọng đúng mức. Các thiết bị thiết yếu cho dạy bơi như: phao, ván bơi, sào cứu hộ, còi cứu hộ, các thiết bị y tế ít được trang bị, quần áo bơi, kính bơi còn thiếu rất nhiều và hầu hết là gia đình, các em HS phải tự túc mua sắm. 2.2. Thực trạng về tổ chức dạy bơi Về đội ngũ GV giảng dạy bơi Kết quả khảo sát cho thấy có 2 trường là có 2 GV thể dục (tuy nhiên mỗi trường đều có 1 GV kiêm nhiệm) còn lại 18 trường chỉ có 1 GV. Thực tế hiện nay các GV dạy thể dục đều đã được đào tạo kỹ năng Bảng 1.Thực trạng số bể bơi đã được xây dựng tại các trường tiểu học tại tỉnh Hải Dương TT Huyện/Thành phố Trường Tiểu học Thời điểm xây xong Kích thước bể Kinh phí đã đầu tư Bình Xuyên 2011 6m x 15m 599.562.000 Thái Dương 2011 8m x 20m 750.000.000 1 Bình Giang Nhân Quyền 2011 6m x 15m 147.293.000 Phương Hưng 2011 6m x 15m 572.087.000 Thống Kênh 2011 6m x 15m 529.000.000 2 Gia Lộc Lê Lợi 2011 6m x 15m 633.911.300 Cộng Lạc 2011 8m x 20m 227.293.000 Tân Kỳ 2011 12m x 25m 1.096.518.000 Văn Tố 2011 8m x 25m 430.000.000 3 Tứ Kỳ Quảng Nghiệp 2013 12m x 25m 1.947.293.000 Thượng Quận 2013 6m x 15m 372.087.000 4 Kinh Môn Bạch Đẳng 2013 6m x 15m 800.000.000 5 Thanh Miện TT Thanh Miện 2011 6m x 15m 326.518.000 6 Thị xã Chí Linh Phả Lại 2 2011 12m x 25m 826.518.000 7 Cẩm Giàng Cao An 2011 12m x 25m 1.152.269.000 8 Kim Thành Kim Xuyên 2011 6m x 15m 372.087.000 9 Thành phố Hải Dương Thanh Bình 2011 12m x 25m 3.200.000.000 10 Nam Sách An Lâm 2011 6m x 15m 326.518.000 11 Ninh Giang Đồng Tâm 2013 6m x 15m 326.518.000 12 Thanh Hà Thanh Long 2011 6m x 15m 326.518.000 Cộng 20 bể 14.961.990.300 KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019 58 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 3.Thực trạng phương tiện phục vụ hoạt động dạy bơi cho HS tại các trường tiểu học Phương tiện dạy bơi TT Huyện/ Thành phố Trường tiểu học Phao cứu hộ Sào cứu hộ Còi cứu hộ Áo phao Ván bơi Kính bơi Bình Xuyên Không Không Có 10 10 0 Thái Dương Có Có Có 15 15 5 1 Bình Giang Nhân Quyền Không Có Có 15 0 5 Phương Hưng Không Không Có 0 10 0 Thống Kênh Không Không Có 10 10 0 2 Gia Lộc Lê Lợi Không Không Có 15 10 0 Tân Kỳ Có Có Có 10 10 5 Cộng Lạc Không Có Có 10 10 0 Văn Tố Có Có Có 15 0 5 3 Tứ Kỳ Quảng Nghiệp Có Có Có 15 10 0 Thượng Quận Không Có Có 15 10 0 4 Kinh Môn Bạch Đẳng Không Không Có 10 10 0 5 Thanh Miện TT Thanh Miện Không Không Có 15 0 0 6 Thị xã Chí Linh Phả Lại 2 Có Có Có 10 10 0 7 Cẩm Giàng Cao An Có Có Có 10 10 0 8 Kim Thành Kim Xuyên Không Có Có 15 10 0 9 Hải Dương Thanh Bình Có Có Có 15 0 5 10 Nam Sách An Lâm Không Không Có 15 10 0 11 Ninh Giang Đồng Tâm Không Không Có 15 0 0 12 Thanh Hà Thanh Long Không Có Có 10 10 0 Tổng 7 12 20 250 155 20 Bảng 2.Thực trạng nguồn nước và điều kiện đảm bảo vệ sinh nguồn nước bể bơi tại các trường tiểu học Nguồn nước TT Huyện/Thành phố Trường tiểu học Nước máy Nước giếng khoan Hệ thống lọc nước Bình Xuyên x Bể lọc Thái Dương X Không 1 Bình Giang Nhân Quyền X Không Phương Hưng X Không Thống Kênh x Bể lọc 2 Gia Lộc Lê Lợi x Bể lọc Tân Kỳ X Không Cộng Lạc X Không Văn Tố X Không 3 Tứ Kỳ Quảng Nghiệp X Không Thượng Quận X Không 4 Kinh Môn Bạch Đằng X Không 5 Thanh Miện TT Thanh Miện X Không 6 Thị xã Chí Linh Phả Lại 2 X Không 7 Cẩm Giàng Cao An X Không 8 Kim Thành Kim Xuyên x Bể lọc 9 Hải Dương Thanh Bình X Máy lọc tuần hoàn 10 Nam Sách An Lâm X Không 11 Ninh Giang Đồng Tâm X Không 12 Thanh Hà Thanh Long x Bể lọc Tổng 15 05 KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019 59THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC bơi và có khả năng hướng dẫn bơi lội cho HS (do đã được học trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành), tuy nhiên, sau khi ra trường các GV ít có điều kiện vận dụng vào thực tế nên không phát huy được chuyên môn, hơn nữa khi tiếp cận tài liệu giảng dạy và tiến hành dạy bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước cho HS còn khá bỡ ngỡ và lúng túng. Cá biệt cũng có trường có bể bơi nhưng GV thể dục không thể đảm đương dạy bơi nên đã phải hợp đồng thuê hướng dẫn viên bên ngoài. Hiện tại có một số GV đã được tập huấn bồi dưỡng theo chương trình bơi của Tổng cục thể dục thể thao và đã được cấp chứng chỉ. Về tổ chức dạy bơi Qua điều tra và phỏng vấn về chương trình dạy bơi cho HS ở các trường tiểu học đã có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương, kết quả cho thấy hầu hết các GV thể dục tự nghiên cứu, biên soạn chương trình giảng dạy. Đã có một số GV được tham dự lớp bồi dưỡng về dạy bơi chống đuối nước cho HS do Tổng cục Thể dục thể thao (TDTT) tổ chức, tuy nhiên, cũng chưa nhân rộng và thống nhất được chương trình giảng dạy giữa các trường. Ngay trong chọn kiểu bơi để dạy cho các em, có trường dạy kiểu bơi trườn sấp, có trường dạy bơi ếch. Môn Bơi vẫn đang trong chương trình ngoại khóa, chưa được đưa vào chương trình chính khóa. Các trường thường mở lớp dạy bơi vào những tháng hè, các mùa khác trong năm không tiến hành giảng dạy (do không có bể bơi nước nóng). Theo khảo sát, trung bình 1 trường có khoảng 85 HS được học bơi vào mỗi dịp hè. Để làm rõ hơn thực trạng đầu tư CSVC và dạy bơi tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương, chúng tôi đã tiếp cận điều tra và phỏng vấn thầy cô giáo ở 20 trường tiểu học đã có bể bơi và phân tích những yếu tố SWOT trong tổ chức dạy bơi cho HS tiểu học. Kết quả tọa đàm phân tích tình hình tổ chức dạy bơi theo ma trận SWOT như bảng 5. Kết quả phân tích ma trận SWOT đã cung cấp cơ sở thực tiễn, làm tiền đề để đưa ra những giải pháp hữu ích nâng cao chất lượng đầu tư CSVC và tổ chức dạy bơi ở các trường tiểu học của tỉnh Hải Dương trong những năm tiếp theo. Bảng 4. Thực trạng đội ngũ GV dạy thể dục tại các trường tiểu học có bể bơi tỉnh Hải Dương Nhiệm vụ chuyên môn Giới tính Trình độ Chứng chỉ bơi lội TT Trường tiểu học Tổng số GV thể dục Chuyên trách Kiêm nhiệm Nam Nữ Đại học Cao đẳng Đã có Chưa có 1 Bình Xuyên 1 1 1 1 2 TT Thanh Miện 1 1 1 1 3 Tân Kỳ 2 1 1 2 1 1 1 4 Phương Hưng 1 1 1 1 1 5 Phả Lại 2 1 1 1 1 1 6 Cao An 1 1 1 1 1 7 Kim Xuyên 1 1 1 1 1 8 Thanh Bình 2 1 1 1 1 1 1 2 9 An Lâm 1 1 1 1 1 10 Đồng Tâm 1 1 1 1 1 11 Thượng Quận 1 1 1 1 1 12 Thanh Long 1 1 1 1 1 13 Thái Dương 1 1 1 1 1 14 Cộng Lạc 1 1 1 1 1 15 Thống Kênh 1 1 1 1 1 16 Lê Lợi 1 1 1 1 1 17 Văn Tố 1 1 1 1 1 18 Quảng Nghiệp 1 1 1 1 1 19 Nhân Quyền 1 1 1 1 1 20 Bạch Đẳng 1 1 1 1 1 1 Tổng 22 20 02 16 06 06 16 03 17 KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019 60 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 3. KẾT LUẬN Đến cuối năm 2013 tỉnh Hải Dương đã có 20 trường tiểu học được tỉnh cấp kinh phí và huy động kinh phí địa phương với tinh thần xã hội hóa hoàn thành việc xây bể bơi với kích thước khác nhau và nguồn nước khác nhau tùy thực tiễn ở từng nơi. Mặc dù có 20 bể bơi được xây dựng nhưng chính thức mới có 16 bể bơi tổ chức dạy bơi cho HS. Hầu hết GV thể dục tại các trường chưa được trang bị lý luận và phương pháp dạy bơi chống đuối nước. Đề tài đã bước đầu nghiên cứu tình hình dạy bơi của 16 trường trong đó có 3 trường có GV đã tham gia lớp hướng dẫn chuyên môn của Tổng cục TDTT, còn lại 13 trường giáo viên chưa được tham gia tập huấn nên tự biên soạn bài dạy bơi. Thực trạng dạy bơi cho HS nông thôn rất khó về nguồn nước, trang thiết bị hỗ trợ học bơi và việc huy động HS đi học bơi vào dịp hè gặp nhiều khó khăn. Đề tài đã tọa đàm với thầy cô giáo về thuận lợi, khó khăn phát triển bơi ở nông thôn và sử dụng ma trận SWOT đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động dạy bơi cho HS để từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT, Công văn số 664/BGDĐT-CTHSSV ngày 09 tháng 02 năm 2010 về việc Triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 - 2015. 2. Chính phủ (2013), Quyết định số 2158/QĐ-TTg về việc Phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2013 - 2015. 3. Kế hoạch phối hợp liên tịch số 176/KHLT/BLĐ-TB&XH-BYT-BGD&ĐT-BGTVT-BCA-BVHTT&DL- ĐTNCSHCM-HPNVN-HNDVN ngày 26 tháng 04 năm 2012 về Phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012 – 2015. 4. UBND tỉnh Hải Dương, Quyết định số1236 QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt Đề án giáo dục bơi cho HS tiểu học tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015. Nguồn bài báo: trích từ đề tài tiến sĩ giáo dục học: “ Nghiên cứu giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho HS tiểu học tại các trường có bể bơi của tỉnh Hải Dương” của NCS Nguyễn Thái Hưng, dự kiến bảo vệ năm 2019. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 12/12/2018; ngày phản biện đánh giá: 16/1/2019; ngày chấp nhận đăng: 21/2/2019) Bảng 5 Những điểm mạnh (S): - Các trường tiểu học ở Hải Dương có nề nếp thực hiện công các giáo dục thể chất và thể thao nhiều năm qua. - Lãnh đạo các trường, đội ngũ GV quan tâm và coi trọng công tác giáo dục toàn diện, đặc biệt vấn đề dạy bơi chống đuối nước cho HS. - Đội ngũ GV chuyên trách thể dục đã có ở tất cả các trường. - Ý thức nhân dân ở Hải Dương ủng hộ chủ trương dạy bơi cho trẻ em. Những điểm yếu (W): - Quỹ đất dành cho xây bể bơi ở thành thị, kể cả nông thôn hạn hẹp. - Nguồn nước sạch cung cấp cho bể bơi và đảm bảo xây bể bơi có mái che là rất khó khăn. - Nhìn chung, mức thu nhập của người dân nông thôn Hải Dương còn thấp nên việc đóng góp đầu tư duy trì, bảo dưỡng bể bơi hạn chế. - Nhận thức của nhân dân về vai trò của bơi lội trong công tác chống đuối trẻ em chưa được đầy đủ. - Cộng tác viên dạy bơi vừa thiếu vừa yếu. Những cơ hội (O): - UBND Tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thực hiện đề án đầu tư bể bơi cho trường phổ thông để dạy bơi giai đoạn 2010 – 2020 là cơ hội để tổ chức dạy bơi. - Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai chủ trương đầu tư xây dựng bể bơi và có đề án dạy bơi từ 10 năm qua. - Xã hội và dư luận ủng hộ dạy bơi cho HS đã sâu rộng trong toàn quốc. - Đến hết 2013 đã có 20 trường học xây xong bể bơi là cơ hội để thực hiện dạy bơi cho trẻ em. Những thách thức (T): - Ở các tỉnh phía Bắc thường chỉ có mùa hè có thời tiết phù hợp cho việc dạy bơi. Thời gian trong năm còn ít nên khó duy trì kế hoạch giảng dạy có số đông HS. - Bể bơi ngoài trời rất khó quản lý giữ gìn sạch sẽ, xuống cấp nhanh. - HS nghỉ hè ở nông thôn rất khó tập hợp để dạy bơi. - Nguồn kinh phí bảo trì nguồn nước chi phí tốn kém, huy động đóng góp lệ phí rất hạn hẹp. - Đội ngũ thầy cô giáo đảm trách dạy bơi ngoài giờ là rất khó khăn hiện nay. GV thể dục thiếu và chưa được tập huấn qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_co_so_vat_chat_va_hoat_dong_day_boi_tai_cac_truon.pdf
Tài liệu liên quan