Tiểu luận So sánh với ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc áo trong văn học hiện đại và cuộc sống hiện nay

Như vậy là hình ảnh chiếc áo trong ca dao trữ tình người Việt được tác giả dân gian sử dụng tài tình khiến cho nã mang ý nghĩa biểu trưng đặc sắc. Qua các bài ca dao trên, hình ảnh chiếc áo hiện lên khá sinh động và nhiều vẻ. Chiếc áo không đơn thuần là một đồ dùng mang ý nghĩa vật chất nữa mà nó còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần của con người. Khi tác giả dân gian khoác lên hình ảnh chiếc áo mang ý nghĩa biểu tượng thì nó đã trở thành sản phẩm của nghệ thuật. Nhờ giá trị nghệ thuật đó, những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của con người Việt Nam được bộc lé rõ qua hình ảnh chiếc áo.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2872 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh với ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc áo trong văn học hiện đại và cuộc sống hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nh­ vậy là hình ảnh chiếc áo trong ca dao trữ tình người Việt được tác giả dân gian sử dụng tài tình khiến cho nã mang ý nghĩa biểu trưng đặc sắc. Qua các bài ca dao trên, hình ảnh chiếc áo hiện lên khá sinh động và nhiều vẻ. Chiếc áo không đơn thuần là một đồ dùng mang ý nghĩa vật chất nữa mà nó còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần của con người. Khi tác giả dân gian khoác lên hình ảnh chiếc áo mang ý nghĩa biểu tượng thì nó đã trở thành sản phẩm của nghệ thuật. Nhờ giá trị nghệ thuật đó, những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của con người Việt Nam được bộc lé rõ qua hình ảnh chiếc áo. VI. SO SÁNH VỚI Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG CỦA HÌNH ẢNH CHIẾC ÁO TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ CUỘC SỐNG HIỆN NAY. 1. Hình ảnh chiếc áo trong văn học hiện đại. Văn học hiện đại Việt Nam đã đem đến sự cách tân mới mẻ cho nền văn học nước nhà. Đó không chỉ là sự cách tân về nội dung, về hình thức thể hiện mà còn về cả ý nghĩa. Các tác giả văn học hiện đại rất sáng tạo trong việc kế thừa những tinh hoa văn hoá, văn học để sáng tạo ra cái mới. Trong văn học hiện đại thì hình ảnh chiếc áo trở nên thân thuộc gần gũi như nó không là chiếc áo giống như trong ca dao nữa. Mà với tài năng của mình tác giả văn học hiện đại đã “khoác” lên hình ảnh chiếc áo một nét ý nghĩa biểu trưng mới khiến cho hình ảnh nó sinh động hơn, toàn diện hơn, phù hợp với cuộc sống và hoàn cảnh đất nước trong thời đại mới. Chiếc áo trong văn học hiện đại cũng khá phong phú về màu sắc, chất liệu , kiểu dáng. Đó không còn là chiếc áo kiểu nh­: áo tơi, áo rách, áo thâm, áo nâu, …Như trong ca dao mà văn học hiện đại có những hình ảnh chiếc áo mới nh­: áo dài, áo bà ba, áo chàm, áo tứ thân, áo trắng,… Chiếc áo trở nên gần gũi, gắn bó, gần với hiện thực cuộc sống con người hơn. Vẫn là hình ảnh chiếc áo trắng nhưng trong văn học hiện đại, chúng ta thấy bóng dáng của nó gắn bó với tuổi học trò, cái thời trẻ trung, thơ mộng: “Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt nh­ lòng Nở bõng ánh sáng em đi đến Gót ngọc dồn hương bước toả hồng …….. Nắng thơ dệt sáng trên tà áo Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài …….. Dịu dàng trắng trong nh­ suối Toả phất đôi hồn cánh mộng bay. Áo trắng - Huy Cận. Thi sĩ Huy Cận đã rất tinh tế khi phát hiện và đặc tả vẻ đẹp cửa tả áo dài trắng đá rất gần gũi và trở thành biểu tượng cho con người, dân téc Việt Nam. Chiếc áo trắng trong thơ Huy Cận thật đơn sơ nhưng chứa đựng biết bao ước mơ cửa con người ở tuổi học trò thân thương. Mỗi một dân téc trên thế giới lại có những nền văn hoá mang bản sắc riêng rất khác nhau. Nếu như người Nhật Bản có chiếc áo kimono là biểu tượng cho dân téc mình thì người Trung Quốc đời Mãn Thanh có chiếc áo Thượng Hải mà quý cô hay gọi là áo “sườn - xám” còn người Đại - Hàn, người Thái, người Việt rất hãnh diện về chiếc áo dài, được trang trọng nâng lên thành địa vị quốc phục,cũng có người gọi hoa mĩ hơn là “chiếc áo dài quê hương”. Chóng ta đã thấy được chiếc áo dài là sảm phẩm kết tinh vẻ đẹp ngàn đời của dân téc Việt. Nhà thơ Đinh Vũ Ngọc đã từng viết nh­ sau: “ Chiếc áo quê hương dáng thướt tha Non sông gấm vóc mở đôi tà”. Vậy là, tà áo dài không còn là tà áo dài của cá nhân của tuổi học trò nũa mà nó được nâng lên tầm cao mới trở thành chiếc áo biểu tượng cho toàn thể dân téc Việt Nam. Nhắc đến chiếc áo dài bạn bè năm Châu không thể không nhăc đến Việt Nam. Hiện nay chóng ta đã làm cuộc cách tân mới, để chiếc áo dài mãi đẹp trong lòng con người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nền văn hoá Việt Nam đa dạng với 54 dân téc anh em, mỗi dân téc lại có những loại trang phục riêng thể hiện rõ bản sắc đặc sắc của vùng miền. ` Nói đến chiếc áo bà ba, chóng ta nhớ đến những con người Miền Nam thật nhỏ nhắn, duyên dáng và dễ thương. Có mét nhà thơ đã từng ca ngợi vẻ đẹp của chiếc áo bà ba: “ Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời ChiÕc áo màu xanh len từng con sóng bạc Lãng lánh mái chèo của đồng ánh dương soi”. -Việt Bắc- Còn biết bao nhiêu tà áo dài màu tím mộng mơ lại gắn với con người xứ Huế hoặc chiếc áo chàm lại gắn với thiên nhiên và con người Tây Bắc chiếc áo chàm từng thấp thoáng Èn hiện trong thơ Tố Hữu: “Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Áo chàm là biểu tượng cho con người vùng Việt Bắc. Mà con người vùng đất này thật ân tình ân nghĩa và rất anh hùng. Nhà thơ thật cảm động khi diễn tả lại vẻ đẹp của con người Việt Bắc khi chia tay qua hình ảnh chiếc áo chàm. Còn nữa, còn nữa những chiếc áo the đen, áo tứ thân là tiêu biểu tượng tượng trưng cho vẻ đẹp con người Kinh Bắc. Hình ảnh áo the đen thấp thoáng hiện trong thơ Hoàng Cầm: “ Ai về bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm áo the đen”. -Bên kia sông Đuống- Hay chiếc áo yếm, áo tứ thân trong thơ Nguyễn Bính: “Khăn nhưng quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi Nào đâu cái yếm lụa sồi Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân Nào đâu cái áo tứ thân Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen”. -Chân Quê- Nguyễn Bính thật đau xót khi nhận ra những giá trị truyền thống đang dần không còn nữa. Ở đây hình ành chiếc áo tứ thân giản dị gắn bó với người lao động, người phụ nữ Việt Nam còng dần bị mai một. Vì thế tác giả kêu gọi mọi người hãy giữ lại những giá trị truyền thống, những nét văn hoá đẹp không chỉ của người phụ nữ mà còn của người Việt Nam nói chung. Việc kêu gọi con người giữ gìn những giá trị văn hoá dân téc được rất nhiều thi sĩ hưởng ứng nhiệt tình chúng ta bắt gặp hình ảnh cô gái đi chùa Hương thật đẹp với bộ áo yếm: “Khăn nhỏ đuôi gà cao Em đeo cái dải yếm đào Quần lĩnh áo the mới Tay cầm nón quai thao”. -Nguyễn Nhược Pháp- Phải nói rằng chiếc áo yếm, áo tứ thân tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam vẫn được gìn giữ vào những dịp lễ hôị đi chùa. Nét đặc sắc trong vẻ đẹp đó đã trở thành tinh hoa văn hoá của người Việt. Hình ảnh chiếc áo không chỉ tượng trưng cho con người Việt Nam nói chung mà nó còn tượng trưng cho những cá nhân con người: Bà mẹ trong “Nắng Mới” của Lưu Trọng Lư là tiêu biểu: “Mỗi lần gió mới gieo ngoài nội Áo đỏ người đưa trước giậu phơi”. - Nắng Mới - Người con ở mặt trận trong thơ hiện đại đã mượn hình ảnh chiếc áo để diễn tả nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình với những bà mẹ lam lũ tần tảo đang mòn mỏi chờ con. Những tình cảm sâu đậm này khiến cho biết bao người đọc đọc bài thơ phải bồi hồi xúc động. Nhìn chung, chiếc áo trong văn học hiện đại đã trở thành hình ảnh được cách tân mang ý nghĩa biểu tượng mới phù hợp với hoàn cảnh con người Việt Nam và diễn tả tinh tế những tình cảm của họ. 2. Chiếc áo gắn với cuộc sống là biểu tượng của con người hiện đại: Ngày nay, khoa học kĩ thuật càng phát triển, cuộc sống càng hiện đại, con người được no đủ về nhu cầu vật chất do vậy, họ hướng tới cái đẹp nhiều hơn. Thế nên lĩnh vực thời trang may mặc trở nên rất “hot” đối với con người. Trong xã hội hiện đại, con người ăn mặc đẹp sang trọng chính là biểu hiện của sự tôn trọng đối với người giao tiếp và thể hi phép văn minh lịch sự của . Mỗi cá nhân vận những bộ trang phục khác nhau hay những chiếc áo khác nhau còng phần nào biểu trưng cho hoàn cảnh sống của mỗi người. Xu hướng mặc những bộ quần áo đẹp đã trở thành phổ biến và ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam hiện đại. Mỗi người khi đi làm, đi chơi, đi dù tiệc cũng đều chú ý đến việc lùa chọn những chiếc áo làm sao cho phù hợp để có thể tôn thêm vẻ đẹp của con người. Có thể thấy một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là cách ăn mặc đặc biệt là mặc những bộ quần áo đồng phục đẹp sẽ là biểu tượng cho bộ mặt đẹp của một công ty, một cơ quan. Vì thế mà đã có nhiều cơ quan, công ty phát quần áo cho nhân viên mặc đồng phục mỗi khi đi làm. Vậy không chỉ trong ca dao, trong văn học hiện đại hình ảnh chiếc áo mới làm biểu tượng cho vẻ đẹp của con người mà trong cuộc sống hôm nay chiếc áo không chỉ gần gũi với mỗi cá nhân, thiết thực với mỗi con người mà nã đã trở thành biểu tượng cho sự văn minh, lịch sự sự tiến bộ của loài người. III. KẾT LUẬN: Ca dao Việt Nam là kho tàng phản ánh những hình ảnh trong thế giới khách quan một cách ý nghiã và sáng tạo chiếc áo là hình ảnh tưởng như rất quen thuộc đối với đời sống con người nhưng khi đi vào ca dao lại trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cần được khám phá. Dưới bàn tay tài hoa sáng tạo của các tác giả dân gian, chiếc áo đã trở thành một phương tiện hữu hiệu để đạt được một cách sâu sắc những biểu tượng của đời sống tâm hồn con người và hiện thực cuộc sống. Nó được sử dụng để biểu hiện con người quan điểm thẩm mỹ, quan điểm nhân sinh, là phương tiện bộc lé hoàn cảnh, phương tiện giao duyên, và nó mang ý nghĩa biểu trưng - mét ý nghĩa nghệ thuật chất lượng cao. Việc lùa chọn sử dụng những hình ảnh “áo” cô thể để truyền tải nội dung ý nghĩa của ca dao là phương thức trình bày nghệ thuật đạt hiệu quả thẩm mỹ cao và tạo được một mảng ca dao lớn có nội dung ý nghĩa sâu sắc, không khô khan mà lại rất hình ảnh và giàu sức biểu cảm. Qua đó thể hiện trí tuệ, tài năng sáng tạo tuyệt vời của nhân dân ta. Chiếc áo trong ca dao là hình ảnh nghệ thuật tiêu biểu mang màu sắc dân gian. Mặc dù chỉ còn lại những hình ảnh trừu tượng nhưng nó là những hình bóng của nền văn hoá cụ thể sinh động tồn tại trong quá khứ. Qua khảo sát dùa vào đắc điểm của miêu tả trong ca dao và ý nghĩa biểu tượng của nó, chúng tôi miêu tả cái đặc trưng của hình ảnh chiếc áo để thấy cách thức ăn mặc của người xưa - một nét văn hoá truyền thống của nhân dân ta, đồng thời cũng thấy được sự tài hoa tinh tế của người xưa trong việc sử dụng hình ảnh chiếc áo để trình bày nội dung, ý nghiã của ca dao. Trong ca dao hình ảnh chiếc áo được miêu tả như vậy còn trong văn học hiện đại thì sao? Chiếc áo trong văn học hiện đại chính là sự kế thừa của ca dao nhưng nó được tác giả văn học hiện đại gán cho một nghĩa mới - nghĩa biểu tượng. Qua các bài thơ hình ảnh chiếc áo đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp con người Việt Nam thời đại mới. Và càng ngày chiếc áo càng trở nên gần gũi với hiện thực cuộc sống và xu thế phát triển của Thế Giới - đó là biểu tượng văn hoá của một quốc gia dân téc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgoc dhsp.doc