Tìm hiểu về nghề hướng dẫn viên du lịch

Như vậy, những hạn chế của HDV mà chúng tôi vừa nêu trên hoàn toàn có khả năng khắc phục nếu như bản thân người HDV có quyết tâm cũng như nhận được sự quan tâm, đào tạo bài bản của cơ sở đào tạo, cơ quan chủ quản. Trong bài viết Đừng để Hướng dẫn viên du lịch xuống dốc trên báo Tuổi trẻ, du khách Nguyễn Ngọc Hà phát biểu “Dù là HDV nội địa, chúng ta cũng nên tuyển người có trình độ tối thiểu về những địa danh lịch sử hay danh lam thắng cảnh. Và hơn hết phải phát âm chuẩn. HDV du lịch không chỉ giúp người dân tham quan mà còn tạo sợi dây liên kết giữa người dân và lịch sử cũng như cảnh đẹp đất nước, là người tạo nên sự tự hào về lịch sử, đất nước, con người. Hơn thế, HDV còn phải là tấm gương học tập của các khách hàng nhí, để các em thấy mà học theo”. Một công ti du lịch đã đặt câu sau đây trên trang web dành cho HDV của mình: “Thành ại của tour, ấn tượng tốt xấu của khách hàng dẫn đến sự tồn tại l u hay ngắn của một doanh nghiệp lữ hành phụ thuộc phần lớn vào HDV”. Có thể nói, đây là những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của xã hội đối với nghề HDV, để mỗi HDV khi hành nghề đều phải ý thức mình đang mang trọng trách “sứ giả” trên hành trình đưa con người đến cái đẹp chứ không chỉ là một cuộc mưu sinh thông thường. Như vậy, hướng dẫn viên có vai trò to lớn trong kinh doanh du lịch nói chung, trong hoạt động hướng dẫn nói riêng. Để trở thành hướng dẫn viên giỏi, ngoài khả năng nghiệp vụ, phẩm chất, hướng dẫn viên phải thực hiện tốt các vai trò của mình, xứng đáng là người bạn đường tin mến và linh hồn của đoàn khách du lịch. Đó cũng là những yêu cầu để hình thành các tố chất cần có của hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Có thể nói, hướng dẫn viên du lịch giữ vai trò không thể thiếu trong hoạt động hướng dẫn của các tổ chức kinh doanh du lịch. Và để hoàn thành nhiệm vụ của mình, hướng dẫn viên du lịch phải là những người giỏi nghiệp vụ, có đủ các yếu tố mà nghề nghiệp đòi hỏi.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về nghề hướng dẫn viên du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5 - Thaùng 01/2011 114 TÌM HIỂU VỀ NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH ĐÀO THỊ DIỄM TRANG (*) NGUYỄN HỮU SƠN (**) TÓM TẮT Du lịch đang trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn không chỉ của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng mà của Việt Nam nói chung. Với một hệ thống di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh thiên nhiên phong phú và đa dạng, Việt Nam trở thành điểm đến tham quan không chỉ của khách du lịch quốc tế mà còn là của du khách nội địa tạo nên một nguồn thu không nhỏ và các dịch vụ đi kèm theo với nó. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải có một đội ngũ những hướng dẫn viên chuyên nghiệp về mọi mặt, mà điều đầu tiên đó chính là kiến thức và kĩ năng của hướng dẫn viên. ABSTRACT Tourism is becoming one of the key industries not only in Ho Chi Minh City in particular but also in Vietnam in general. With a system of cultural and historic heritages and diversified landscapes, Vietnam is now a destination not only for international tourists but also for local tourists, which will create a large income and services that go with it. Therefore, professional staff with knowledge and skills of tour guides are required. (*)Hướng dẫn viên du lịch tuy được xem là nghề “làm dâu trăm họ”, nghề “nuôi con mọn” nhưng cũng không kém phần hấp dẫn (thu nhập tương đối, có cơ hội đi đây đó, được giao tiếp, học hỏi), vì vậy đã thu hút sự quan tâm của không ít sinh viên ngành Du lịch trong lúc học và khi ra trường. Tuy nhiên, các Hướng dẫn viên du lịch thường chưa ý thức được rằng công việc của mình có tầm quan trọng như một “đại sứ văn hoá” (Cultural Ambassador) mà chỉ xem nó đơn thuần là truyền lại cho du khách kinh nghiệm của một người đã tham quan trước đó. Đó là chưa nói đến một khái niệm mà hiện nay dường như trở thành châm ngôn cho tất cả mọi hoạt động trong lĩnh vực Du lịch(*– Khách sạn – Nhà hàng đó là khái niệm “Văn hoá phục vụ” (Cultural (*) ThS, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (**) Trường Đại học Sài Gòn Service), được phục vụ người khác theo chúng tôi thì đó là một trong những vinh dự lớn lao đối với người làm việc trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ. Hoạt động hướng dẫn du lịch không chỉ góp phần quan trọng vào kinh doanh du lịch nói chung, mà còn là nhân tố thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc, các vùng, miền Bên cạnh đó, hoạt động hướng dẫn du lịch không chỉ thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch theo mục đích cuả chuyến du lịch, của loại hình du lịch họ lựa chọn, theo những đối tượng mà họ cần tìm hiểu, cần sử dụng mà còn góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình du lịch của họ. Với sự bùng nổ của thông tin và truyền thông, hoạt động hướng dẫn du lịch có được sự trợ giúp của nhiều yếu tố nên thuận lợi hơn, đặc biệt là các thông tin tới khách du lịch. Song hoạt động hướng dẫn du lịch vẫn rất cần thiết và đòi hỏi nghiệp vụ hướng dẫn ngày càng cao hơn, chuyên 115 nghiệp hơn. Hiện nay, số lượng sinh viên trực thuộc các khoa, ngành đào tạo về du lịch làm công tác hướng dẫn viên du lịch khá nhiều. Mặc dù đã được đào tạo các kiến thức tổng quát về Địa lí, Lịch sử, Văn hoá, Xã hội, v.v. cũng như một số kĩ năng về công tác hướng dẫn du lịch nhưng nhiều hướng dẫn viên vẫn thiếu hụt các kĩ năng trong vai trò hướng dẫn du khách. Do đó, từ kinh nghiệm ít ỏi của mình trong cuộc sống, chúng tôi xin được chỉ ra một số hạn chế về kĩ năng hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch, cũng như vài gợi ý để khắc phục tình trạng này. Theo Đinh Trung Kiên – Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội - khái niệm hướng dẫn viên du lịch cần được hiểu như sau: “Hướng dẫn viên du lịch (Tour Guide, Tour Manager, Guideur Touristique) là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch trong chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu được thỏa mãn của khách trong thời gian nhất định và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình”. Tất nhiên, trước khi đi vào trình bày về cái gọi là thiếu - kĩ - năng - hướng - dẫn của hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi không thể phủ nhận ưu điểm của các hướng dẫn viên chuyên nghiệp Việt Nam hiện nay là: nhiệt tình, chu đáo trong việc tập hợp, đưa đón khách, giao trả phòng khách sạn; chăm lo bữa ăn, sức khoẻ của du khách; trang phục tươm tất, nói năng chừng mực, biết lắng nghe và ghi nhận các ý kiến của du khách; thực hiện nghiêm túc các nội quy của công ti lữ hành; biết trang bị các kiến thức cũng như tích luỹ một số kinh nghiệm về điểm tham quan v.v. Mặc dù vậy, các ưu điểm trên cũng chưa thể lấp đầy một mẫu hình hướng dẫn viên hoàn hảo, mang lại sự hài lòng cao độ cho khách hàng. Vậy hạn chế của các hướng dẫn viên hiện nay là gì? Theo chúng tôi, những người mới làm công tác hướng dẫn viên du lịch, thậm chí cả những người đã làm công tác này lâu năm vẫn thường vướng phải các hạn chế sau: 1. VỀ KIẾN THỨC 1.1. Giới thiệu, diễn giải quá chi tiết hoặc quá sơ sài về điểm tham quan Khi được giao nhiệm vụ hướng dẫn du khách đến một địa điểm tham quan, hướng dẫn viên (HDV) chắc chắn phải có những kiến thức nhất định về đặc điểm địa lí, văn hoá, lịch sử về địa điểm đó và giới thiệu một cách rõ ràng, chọn lọc cho du khách. Thế nhưng, đa số các HDV hiện nay thường giới thiệu một cách máy móc, dông dài không cần thiết về điểm tham quan. Chẳng hạn như, một cô HDV tour An Giang – Hà Tiên – Châu Đốc vừa bước lên xe đã giới thiệu với chúng tôi “Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734 km², nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông, bao gồm 12 tỉnh thành”, tiếp đó, cô HDV này say sưa nói về diện tích của từng tỉnh. Vì phải nói con số cụ thể nên có lúc cô phải ngập ngừng để nhớ, còn du khách thì có cảm giác như đang nghe một học sinh trả bài môn Địa lí. Nếu cô HDV trên chỉ giới thiệu ngắn gọn về diện tích tổng quát, những nét chính của đồng bằng sông Cửu Long, sau đó giải thích thêm ý nghĩa của chữ “Cửu Long” rồi đi vào giới thiệu đặc điểm, thắng cảnh, sản vật nổi bật của các tỉnh thành An Giang, Hà Tiên, Cần Thơ mà du khách sắp tham quan thì 116 hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, lại có trường hợp HDV giới thiệu quá sơ sài và không chính xác về địa điểm tham quan khiến du khách không khỏi bị “ức chế”. Có một lần, người viết bài này được một anh HDV tour Singapore – Malaysia giới thiệu về đất nước Singapore như sau “Khoảng thế kỉ 17 hay 18 gì đó, người Anh xâm chiếm Singapore, tiếp đến khoảng năm một ngàn chín trăm mấy mươi thì Singapore giành được độc lập”. Những thông tin không chính xác như thế khiến du khách không có ấn tượng gì, thậm chí là mù mờ về đất nước này, còn nếu như du khách là người am hiểu về Singapore thì càng khó chấp nhận những lời thuyết minh kiểu đó. 1.2. Chưa trang bị đầy đủ kiến thức tổng quát Có lần, một anh HDV đưa chúng tôi đến chùa Sư Muôn ở Phú Quốc. Cả đoàn háo hức nghe HDV giới thiệu về lịch sử hình thành chùa, ý nghĩa của hai từ Sư Muôn Do thấy HDV trình bày rất trôi chảy, hấp dẫn nên tôi hỏi thêm “Đây là chùa theo phái Nam tông hay Bắc tông?”. Anh HDV trả lời “Theo phái Nam tông chứ, vì đây là chùa toàn đàn ông tu mà”. Nhiều người trong đoàn không giấu được thất vọng, cảm tình dành cho HDV cũng vơi đi ít nhiều. Giá như HDV này có chút kiến thức tổng quát về Phật giáo thì trường hợp đáng tiếc trên đã không xảy ra. Nhưng đáng lo ngại hơn cả là trường hợp HDV nói sai hoặc bịa ra một câu chuyện nào đó để giải đáp thắc mắc của du khách, đặc biệt là với các địa danh có tính hình tượng như bãi Cháy, hồ Ba Bể, núi Chứa Chan Như vậy, bên cạnh việc trang bị cho mình những kiến thức về điểm tham quan, người HDV thực thụ còn cần phải có một số kiến thức nhất định về tôn giáo, lịch sử, văn hoá, pháp luật, tộc người để tránh bị sượng khi du khách bất ngờ có câu hỏi. Một điểm yếu khác nữa của HDV là ngoại ngữ chưa lưu loát và từ chuyên môn nhiều khi không chính xác. 2. VỀ CUNG CÁCH ỨNG XỬ Vì đã được huấn luyện trước khi hành nghề nên đa số các HDV đều có thái độ thân ái, hoà nhã, lễ phép với du khách. Tuy nhiên, những yếu tố trên hoàn toàn chưa đủ. Do các HDV không có điều kiện tiếp xúc với du khách trước hành trình nên chưa thể nắm bắt được đối tượng phục vụ của mình, nhất là với khách lẻ ghép đoàn. Thông thường, một đoàn du lịch thường tập trung cả nam, phụ, lão, ấu nên cách xưng hô cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhưng ít được HDV quan tâm. Có HDV xưng tên, gọi khách là “các bạn”, có HDV lại xưng “anh” hoặc xưng “em”. Trong trường hợp này, thiết nghĩ, HDV sau khi quan sát đối tượng phục vụ của mình nên chọn một cách xưng hô mà mình thấy phù hợp nhất và xin phép thống nhất với cả đoàn lối xưng hô của mình. Lại có trường hợp HDV nói quá nhiều, kể chuyện tiếu lâm “mặn” để mua vui cho khách du lịch nhưng lại gây sự ồn ào, phản cảm. Không ít du khách tỏ ra khó chịu hoặc nhại lại các HDV có cách phát âm không chính xác, chẳng hạn như gụ (rượu), chong (trong), On Gion (An Giang) Ngoài ra, hiện tượng HDV dùng tiếng lóng hoặc chọc ghẹo các du khách nữ cũng không phải là không có. Bên cạnh đó, nhiều HDV hiện nay còn chọn cách mở băng đĩa hài hoặc những bài nhạc sến giúp khách giải trí trên xe nhưng không phải ai cũng ưa chuộng các thể loại đó và điều quan trọng là chúng tra tấn những du khách cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi. Một hạn chế nữa của HDV rất dễ gây mất lòng du khách là phát ngôn thiếu suy nghĩ. Có lần, chúng tôi được HDV đưa đi 117 tham quan lăng Mạc Cửu, Thạch Động và chùa Phù Dung (Hà Tiên). Buổi tham quan không được thuận lợi vì trời nắng nóng. Anh HDV vừa quệt mồ hôi vừa phân bố thời gian tham quan hết sức thiếu hợp lí: lăng và động mỗi nơi không quá 15 phút, riêng chùa Phù Dung thì rất nhỏ và không có gì để xem nên khỏi vào, giành thời gian về tắm biển mát hơn. Anh này còn phát biểu một câu rất động trời “Lăng nào cũng là lăng, chùa nào cũng là chùa, phải không quý vị?”. Nhiều khách trên xe tỏ vẻ không hài lòng và tiếc nuối vì ai cũng muốn thưởng ngoạn ngôi chùa gắn liền với những cái tên Mạc Thiên Tích, Xuân Tự, Tô Châu Cũng với lí do “không có gì để xem”, một anh HDV tour Phan Thiết kiên quyết không cho dừng xe để du khách tham quan trường Dục Thanh. Anh này lí giải rằng ngôi trường nhỏ bé, cũ kĩ mà không hề quan tâm đến chi tiết lịch sử: đây là ngôi trường mà Bác Hồ đã từng sống và dạy học vào năm 1910. Bên cạnh đó, khi đi tour, phần lớn các HDV tập trung quá nhiều vào lợi nhuận. Dẫu biết rằng “có thực mới vực được đạo” và ai cũng hiểu rằng HDV sống nhờ tour chứ không phải nhờ lương nhưng hiện tượng HDV “móc túi” du khách một cách trắng trợn khiến nhiều người cũng phải ngao ngán khi nghĩ đến việc đi tour. Saigontourist là một công ti du lịch tầm cỡ của TP.HCM với giá tour cao nhất nhì cả nước. Vì vậy, công ti này không quy định du khách phải trả tiền bồi dưỡng cho HDV trong các tour quốc tế (trong khi những công ti khác quy định là vài USD một ngày). Tuy nhiên, khi có dịp đi tour quốc tế của Saigontourist, chúng tôi thường bị HDV đề nghị bồi dưỡng cho “bác tài” ngay từ ngày đầu tiên của chuyến đi, giá cả bồi dưỡng do HDV đề ra cũng không thua kém gì các công ti khác. Như vậy, việc công ti Saigontourist chủ trương tăng thù lao cho HDV để không làm phiền du khách xem ra không khả quan. Đó là chưa kể các HDV thường đưa du khách vào những điểm bán hàng mà HDV đã móc nối trước đó để có tiền hoa hồng. Khi đến Kuala Lumpur, chúng tôi cảm thấy rất phiền lòng khi HDV chỉ cho đoàn dừng trước tháp đôi Petronas - niềm kiêu hãnh của cư dân Malaysia - để chụp ảnh mà không cho vào trong tham quan, chỉ để sau đó, xe vội vã đưa cả đoàn đến một cửa hàng đá quý tư nhân, một cửa hàng bánh kẹo và dừng chân ở đó gần hai giờ đồng hồ. Một điểm đáng tiếc khác ở phần lớn HDV du lịch là lười vận động. Đối với các HDV, việc phải liên tục lui tới một địa điểm nào đó là điều không tránh khỏi. Vì vậy, trong các tour thường có tình trạng du khách hồ hởi chụp ảnh, tham quan, khám phá còn HDV lại thờ ơ, ngao ngán, chỉ mong sao thời gian qua nhanh. Nhiều HDV không ý thức rằng dù có quen thuộc hay nhàm chán thì vẫn phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, dẫn đến tình trạng không thuyết minh hoặc bỏ mặc khách ở các điểm tham quan, nhất là những điểm tham quan có địa hình hiểm trở như thác, núi Việc HDV của Vietravel bỏ rơi cô giáo bị khuyết tật tên Nguyễn Lê Phương Thảo của trường THPT Gia Định tại Singapore trong mùa hè năm 2009 vừa qua mà báo chí đã đưa tin là một tiếng chuông cảnh báo cho sự cẩu thả và ngại khắc phục các tình huống phát sinh trong tour của HDV du lịch. Trước tình huống cô Thảo bị mất ví và hộ chiếu, giá như HDV này có tâm hơn một chút, tận tụy hơn một chút thì đã không gây ra sự hoang mang cho cả đoàn cũng như nỗi sợ hãi cho cô Thảo mà có lẽ phải mất không ít thời gian 118 cô mới có thể quên được. Với một số điểm yếu như trên, chúng tôi thấy rằng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho HDV du lịch. Nền tảng kĩ năng hướng dẫn của HDV phụ thuộc phần lớn vào quá trình đào tạo của nhà trường và công ti du lịch. Khung chương trình đào tạo ngành du lịch cần có những môn học, chuyên đề sát sao, gần gũi với nghề, tránh tình trạng lí thuyết suông, xa rời thực tế. Đối với những người giảng dạy các môn lịch sử, văn hoá cho sinh viên ngành du lịch, nên chọn kiểu cung cấp kiến thức cô đọng, có điểm nhấn. Chẳng hạn như khi giới thiệu với sinh viên về địa hình của vương quốc Thái Lan, người dạy nên đưa ra hình ảnh bản đồ Thái Lan và so sánh với “chiếc đầu voi” hay “chiếc rìu” để sinh viên hình dung và ghi nhớ được hình dáng ¾ lục địa, ¼ hải đảo; và giả dụ sau này sinh viên có giới thiệu với du khách về đất nước này thì hình ảnh ví von “chiếc đầu voi” vẫn có thể tạo ấn tượng cho du khách tốt hơn là những lời thuyết giảng lê thê. Đối với các môn về thực hành hướng dẫn du lịch, cần bổ sung các chuyên đề, các khoá học về kĩ năng giao tiếp, ứng xử và luôn luôn đưa ra những tình huống sinh động để thử tài xử trí của sinh viên. Riêng HDV – linh hồn của những hành trình – phải luôn ý thức không ngừng học và tự học. Chẳng hạn như, trước khi hướng dẫn tour, HDV không chỉ nắm vững các yếu tố kinh tế, văn hoá, vùng địa lí mà còn có thể tìm hiểu một vài giai thoại, truyền thuyết về vùng đất đó, tìm cách giải thích tên gọi, đặc điểm của một số địa danh trong vùng. Chẳng hạn như tại sao vùng đất này được gọi là Mũi Nai, tại sao bãi biển kia là Bãi Sao Đối với các di tích và danh nhân lịch sử, HDV cần có thông tin chính xác, ngắn gọn, nhất là thời điểm, sự kiện. Với điều kiện sách báo, internet như hiện nay, việc thu thập thông tin là không khó. Nếu cần, HDV có thể lập cho mình một kho tư liệu trên máy tính với những tập tin riêng về từng vùng miền, đất nước hoặc đơn giản hơn là ghi chú vào những cuốn sổ tay. Khi đi tour, HDV nên có một bản đồ màu sắc tươi sáng, to rõ để người cuối xe có thể nhìn thấy. Chúng tôi từng rất thú vị khi được HDV tour Campuchia cho xem một bản đồ với các hình ảnh cụ thể, sinh động về vùng địa lí Phnompenh, Siamriep, Tonle Sap , từ đó cũng hiểu hơn về lộ trình và những điểm đến. Không chỉ trau dồi kiến thức mà người HDV còn phải rèn luyện kĩ năng ứng xử, giao tiếp, giữ đạo đức nghề nghiệp. HDV hoàn toàn có quyền tìm kiếm thêm thu nhập từ khách hàng của mình nhưng phải trung thực và có văn hoá. Chúng tôi xin đơn cử một vài ví dụ về sự sáng tạo và quảng cáo trong việc kiếm thêm thu nhập mà không gây khó chịu cho du khách. Thứ nhất, tổ chức thêm mini tour trong giờ nghỉ của khách. Khi chúng tôi đến Singapore, chương trình đêm đầu tiên là ăn tối và dạo phố tự do. HDV địa phương đã giới thiệu với chúng tôi một mini tour giá 35 SGD cho đêm đó là đi thuyền trên dòng sông Singapore và đi xe điện ngầm. Đa số du khách Việt Nam đều chưa đi xe điện ngầm nên sẵn sàng tìm hiểu cách thức di chuyển của phương tiện giao thông này. Thêm vào đó, được ngồi trên thuyền ngắm nhìn thành phố đèn màu về đêm cũng là một thú tiêu khiển thoải mái nên không ai từ chối tham dự mini tour cả. Tương tự, trong giờ nghỉ trưa của tour Campuchia, HDV mời khách tham quan Biển Hồ với giá 20 USD. Không ai không muốn tới nơi “sóng nước bạc đầu với những ngôi nhà nổi, trường học Việt 119 Nam, những con người quanh năm tần tảo mà cũng không đủ tiền cho một cuộc lên bờ” như lời của HDV. Thứ hai, khuyến mãi để có sự tín nhiệm của khách. Có lần, HDV tour Malaysia tuyên bố sẽ tặng cho mỗi người trong đoàn một suất massage cá miễn phí. Khách chỉ cần rửa chân sạch, ngâm chân trong hồ nước ấm sẽ có cá bu đến massage. Cả đoàn háo hức vào ngôi nhà cá, sau đó, chủ nhân của ngôi nhà này từ tốn mời khách massage vai, chân, toàn thân có tính phí. Như vậy, những hạn chế của HDV mà chúng tôi vừa nêu trên hoàn toàn có khả năng khắc phục nếu như bản thân người HDV có quyết tâm cũng như nhận được sự quan tâm, đào tạo bài bản của cơ sở đào tạo, cơ quan chủ quản. Trong bài viết Đừng để Hướng dẫn viên du lịch xuống dốc trên báo Tuổi trẻ, du khách Nguyễn Ngọc Hà phát biểu “Dù là HDV nội địa, chúng ta cũng nên tuyển người có trình độ tối thiểu về những địa danh lịch sử hay danh lam thắng cảnh. Và hơn hết phải phát âm chuẩn. HDV du lịch không chỉ giúp người dân tham quan mà còn tạo sợi dây liên kết giữa người dân và lịch sử cũng như cảnh đẹp đất nước, là người tạo nên sự tự hào về lịch sử, đất nước, con người. Hơn thế, HDV còn phải là tấm gương học tập của các khách hàng nhí, để các em thấy mà học theo”. Một công ti du lịch đã đặt câu sau đây trên trang web dành cho HDV của mình: “Thành ại của tour, ấn tượng tốt xấu của khách hàng dẫn đến sự tồn tại l u hay ngắn của một doanh nghiệp lữ hành phụ thuộc phần lớn vào HDV”. Có thể nói, đây là những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của xã hội đối với nghề HDV, để mỗi HDV khi hành nghề đều phải ý thức mình đang mang trọng trách “sứ giả” trên hành trình đưa con người đến cái đẹp chứ không chỉ là một cuộc mưu sinh thông thường. Như vậy, hướng dẫn viên có vai trò to lớn trong kinh doanh du lịch nói chung, trong hoạt động hướng dẫn nói riêng. Để trở thành hướng dẫn viên giỏi, ngoài khả năng nghiệp vụ, phẩm chất, hướng dẫn viên phải thực hiện tốt các vai trò của mình, xứng đáng là người bạn đường tin mến và linh hồn của đoàn khách du lịch. Đó cũng là những yêu cầu để hình thành các tố chất cần có của hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Có thể nói, hướng dẫn viên du lịch giữ vai trò không thể thiếu trong hoạt động hướng dẫn của các tổ chức kinh doanh du lịch. Và để hoàn thành nhiệm vụ của mình, hướng dẫn viên du lịch phải là những người giỏi nghiệp vụ, có đủ các yếu tố mà nghề nghiệp đòi hỏi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Trung Kiên (2008), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội. 2. Bùi Thị Hải Yến (2008), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Trường Du lịch Sài Gòn (2005), T m lí Du khách (Tham khảo), Lưu hành nội bộ. 4. Hồng Vân 2006, Đường vào nghề du lịch, NXB Trẻ, TP.HCM. 5. Tổng cục du lịch (2009), Non nước Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. 6. www.vtr.org.vn 7. www.vietnamopentour.com.vn 8. www.diendandulich.net 9. www.tuoitre.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_ve_nghe_huong_dan_vien_du_lich.pdf
Tài liệu liên quan