Tình hình hoạt động tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai

. Việc thay thế thành viên Hội đồng Quản trị cơ bản theo nguyên tắc kế thừa, cố gắng đảm bảo trong Hội đồng Quản trị có ít nhất 2/5 thành viên cũ. . Trong nhiệm kỳ, Đại hội đồng Cổ đông có thể bãi miễn và bầu cử bổ xung thành viên Hội đồng Quản trị để đảm nhiệm cho hết nhiệm kỳ. - Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Quản trị: + Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông.

doc53 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định phương án đầu tư có gía trị không vượt quá 30% vốn điều lệ. Duyệt các dự toán, thiết kế và quyết toán các công trình đầu tư. . Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty. . Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, tiền lương, tiền thưởng các chức danh Giám đốc, phó Giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty. Duyệt phương án tổ chức bộ máy và nhân sự các đơn vị trực thuộc. Quyết định việc góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. . Quyết định về quy chế tuyển dụng, cho thôi việc nhân viên của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật, quy chế khen thưởng, kỷ luật, trách nhiệm vật chất khi nhân viên gây thiệt hại cho Công ty. . Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đông Cổ đông, triệu tập họp Đại hội đông Cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng Cổ đông thông qua quyết định. . Có thể đình chỉ các quyết định của Giám đốc nếu xét thấy trái pháp luật, vi phạm Điều lệ, Nghị quyết và các quy định của Hội đồng Quản trị. Hoặc có dấu hiệu gây thiệt hại tới lợi ích của Công ty. Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ, những sai phạm trong Quản trị gây thiệt hại cho Công ty. . Xem xét quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu có ghi danh. . Xem xét và uỷ quyền cho Giám đốc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi và tài sản của Công ty. . Sau khi Đại hội đồng Cổ đông thành lập, những người được bầu vào các chức danh Hội đồng Quản trị có trách nhiệm nhận bàn giao toàn bộ lao động, tài sản, các hồ sơ tài liệu của Công ty và các công việc còn lại của Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp. Hội đồng Quản trị hoàn tất các thủ tục còn lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những việc đó. 1.2.3.3 Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Hội đồng Quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị trong số thành viên Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc. - Chủ tịch Hội đồng Quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: + Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng Quản trị. + Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng Quản trị. + Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng Quản trị. + Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị. + Chủ toạ Đại hôị đồng Cổ đông. + Các quỳên và nhiệm vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. + Thay mặt Hội đồng Quản trị ký các quyết định của Hội đồng Quản trị. + Trường hợp Chủ tịch Hội đồng Quản trị vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao thì thành viên được Chủ tịch Hội đồng Quản trị uỷ quyền sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Trường hợp không có người được uỷ quyền thì các thành viên còn lại chọn một người trong số họ tạm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị. * Phân công nhiệm vụ và quyền hạn giữa các thành viên trong Hội đồng Quản trị: - Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đại diện cho Công ty trước pháp luật. - Thành viên Hội đồng Quản trị trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được Hội đồng Quản trị phân công. - Nhiệm vụ và quyền hạn thành viên Hội đồng Quản trị như sau: + Nghiên cứu, đánh giá tình hình, kết quả làm việc và đóng góp vào việc xây dựng phương hướng phát triển, kết quả hoạt dộng kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ. + Được quyền yêu cầu cán bộ chức danh trong Công ty cung cấp đầy đủ mọi tài liệu có liên quan đến hoạt đọng của Công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình. + Tham dự phiên họp của Hội đồng Quản trị, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nội dung phiên họp, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước Đại hội đồng Cổ đông và trước Hội đồng Quản trị về những hành vi của mình. + Thực hiện Điều lệ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng Cổ đông, quyết định của Hội đồng Quản trị có liên quan đến từng thành viên theo sự phân công của Hội đồng Quản trị. - Quyền lợi cuả thành viên Hội đồng Quản trị: + Thành viên Hội đồng Quản trị hưởng thù lao do Đại hội đồng Cổ đông quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị. + Mọi chi phí hoạt động hợp lý của Hội đồng Quản trị được tính vào chi phí hoạt động hợp lý của Công ty 1.2.3.4 Giám đốc - Giám đốc là người đại diện của Công ty trong mọi giao dịch. - Giám đốc là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. - Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành Công ty. - Giúp việc Giám đốc có các phó Giám đốc, Kế toán trưởng do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. - Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc: + Giám đốc Công ty phải là người có đủ các điều kiện sau: . Là cổ đông sở hữu từ 1000 cổ phiếu trở lên. . Có trình độ quản lý kinh doanh thuộc các ngành kinh tế- kỹ thuật, có ít nhất 5 năm công tác trong ngành nghề kinh doanh của Công ty, có đủ kiến thức và kinh nghiệm quản lý Công ty, hiểu biết pháp luật. . Không thuộc các đối tượng được quy định tại điều 9 của Luật doanh nghiệp. . Không kiêm nhiệm bất cứ một chức vụ quản trị điều hành nào tại các tổ chức kinh tế khác. + Phó Giám đốc Công ty: là cổ đông sở hữu từ 800 cổ phần trở lên. Có trình độ quản ký kinh doanh thuộc các ngành kinh tế- kỹ thuật, có ít nhất 3 năm công tác trong ngành nghè kinh doanh của Công ty. - Giám đốc Công ty có các nhiệm vụ sau: + Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo quyết định của Hội đồng Quản trị, quyết định của Đại hội đồng Cổ đông, Điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật. + Bảo toàn và phát triển vốn thực hiện theo phương án kinh doanh đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt và thông qua Đại hội đồng Cổ đông. + Xây dựng và trình Hội đồng Quản trị kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, phương án bố trí cơ cấu, tổ chức, quy chế quản lý nội bộ. + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. + Quyết định giá xây dựng công trình, giá mua, giá bán nguyên liệu, sản phẩm ( trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quy định). + Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất. + Đề nghị Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh: phó Giám đốc, Kế toán trưởng. + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên dưới quyền. Quyết định lương và phụ cấp nếu có cho cán bộ , nhân viên quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình và người lao động trong Công ty theo quy chế Công ty và pháp luật hiện hành. + Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định. + Báo cáo trước Hội đồng Quản trị tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. + Đại diện Công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của Công ty khi được Hội đồng Quản trị uỷ quyền bằng văn bản. - Quyền hạn của Giám đốc Công ty: + Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất về quản lý và điều hành Công ty. + Từ chối thực hiện những quyết định cuả Chủ tịch hay các thành viên Hội đồng Quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái Điều lệ và trái quyết định cuả Đại hội đồng Cổ đông, đồng thời phải có trách nhiệm thông báo ngay cho Ban kiểm soát. + Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng lao động theo quy định của Hội đồng Quản trị; khen thuởng kỷ luật hoặc cho thôi việc đối với người lao động phù hợp với Bộ Luật lao động. + Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong những trường hợp khẩn cấp như: thiên tai, dịch hoạ, hoả hoạn, sụ cốvà chịu trách nhiệm về các quyết định này, đồng thời báo cáo ngay cho Hội đồng Quản trị. + Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Đại hội đồng Cổ đông và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho Công ty. + Giám đốc Công ty có thể uỷ nhiệm cho các phó Giám đốc hoặc người khac thay mặt mình giải quyết 1 số công việc của Công ty và chịu trách nhiệm pháp lý trước uỷ quyền, uỷ nhiệm của mình. 1.2.3.5 Ban kiểm soát + Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đại hội đồng Cổ đông. + Ban kiểm soát có 3 người do Đại hội đồng Cổ đông bầu và bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín. + Các kiểm soát viên bầu Trưởng Ban kiểm soát. + Sau Đại hội đồng Cổ đông thành lập, Ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát quá trình triển khai và hoàn tất thủ tục thành lập Công ty. - Tiêu chuẩn kiểm soát viên: + Kiểm soát viên là cổ đông sở hữu từ 400 cổ phếu trở lên, có trình độ, am hiểu kỹ thuật và nghiệp vụ kinh doanh của Công ty, trong đó có ít nhất 1 kiểm soát viên phải có nghiệp vụ tài chính kế toán. + 1/3 có nghiệp vụ từ trung cấp chính quy trở lên; ít nhất đã làm cán bộ quản lý trong Công ty từ 3 năm trở lên. + Kiểm soát viên không được là thành viên của Hội đòng Quản trị, Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty, không thể là vợ chồng hoặc người thân thuộc trực hệ 3 đời, của thành viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty, hoặc là những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề vi phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật. - Nhiệm kỳ Ban kiểm soát: + Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ với nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị. + Trong nhiệm kỳ có khiếm khuyết kiểm soát viên thì Đại hội đồng Cổ đông gần nhất phải bầu thay thế theo thể thức bầu trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín. - Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát: + Trưởng Ban kiểm soát có trách nhiệm phân công kiểm soát viên phụ trách từng loại công việc. + Mỗi kiểm soát viên dưới sự chỉ đạo và phân công của trưởng Ban kiểm soát, có trách nhiệm và quyền hạn như sau: . Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép số sách kế toán và báo cáo tài chính. . Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quýêt định của Đại hội đồng Cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông. . Thường xuyên thông báo với Hội đồng Quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến cuả Hội đồng Quản trị trước khi trích các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng Cổ đông. . Báo cáo Đại hội đồng Cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. . Được quyền yêu cầu Hội đồng Quản trị, thành viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc, các cán bộ quản lý khác trong Công ty phải cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin, tài liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty , trừ trường hợp Đại hội đồng Cổ đông có quyết định khác. . Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát không được tiêt lộ bí mật của Công ty, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đại hội đồng Cổ đông những sai phạm gây thiệt hại cho Công ty khi thực thi nhiệm vụ. . Trong thời gian làm nhiệm vụ kiểm tra theo chức năng, Kiểm soát viên được trả lương bình thường, ngoài ra hàng tháng còn được hưởng thù lao theo quýêt định của Đại hội đồng Cổ đông. Chi phí hợp lý cho hoạt động của Ban kiểm soát được hạch toán vào chi phí quản lý của Công ty. Lưu ý: việc kiểm tra không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng Quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. 1.2.4 Các chi nhánh của Công ty Chi nhánh 1 • Add: 130 Lò Đúc - Hà Nội - Việt Nam • Tel: (84.4) 9720027/9713820/9720769 •Fax:(84.4)9720047 • Email: dlhongaihn@.hn.vnn.vn • Website: www.honggaitourist.com www.vietnamasiatravel.com Chi nhánh 2 • Add: 368 Trần Khát Chân - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam • Tel: (84.4)9720027 • Fax: (84.4) 9720047 • Email: hanoi@honggaitourist.com • Website: www.honggaitourist.com www.vietnamasiatravel.com Chi nhánh 3 • Add: 20 Phố Lê Thị Hồng Gấm- Thị xã Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh • Tel: (84.33) 886265 • Fax: (84.33) 886265 • Email: dlhongaimc@.hn.vnn.vn • Website: www.honggaitourist.com www.vietnamasiatravel.com Chi nhánh 4 • Add: 08 Trần Huy Liệu - Thành phố Vũng Tàu - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu • Tel: (84.64) 812236 • Fax: (84.64) 812236 • Email: dlhongaivt@.hn.vnn.vn • Website: www.honggaitourist.com www.vietnamasiatravel.com Cơ cấu tổ chức trong các chi nhánh là giống nhau. Mỗi chi nhánh đều có cơ cấu tổ chức như sau: GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG VẬN TẢI PHÒNG NỘI ĐỊA PHÒNG OUTBOUND PHÒNG INBOUND PHÒNG VÉ PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai - Chi nhánh 368 Trần Khát Chân - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam + Giám đốc: là người đứng đầu chi nhánh, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh. +Phòng Inbound: Marketing và bán các tour lịch cho đối tượng khách là người nước ngoài vào Việt Nam du lịch. + Phòng Outbound: Marketing và bán các tour du lịch cho đối tượng khách là người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài. + Phòng nội địa: Marketinh và bán các tour du lịch cho đối tượng khách là người Việt Nam đi du lịch ở trong nước. + Phòng vé: bán vé máy bay cho khách đi tour và khách lẻ. +Vận tải: đưa đón khách du lịch và cho thuê xe. + Phòng kế toán, tài chính: hạch toán thu chi, theo dõi tình hình tài chính của Công ty. CHƯƠNG II CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI (Chi nhánh 368 Trần Khát Chân- Hai Bà Trưng- Hà Nội) 2.1_ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI ( chi nhánh 368 Trần Khát Chân- Hai Bà Trưng- Hà Nội) Công ty Cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai được thành lập tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với hoạt động chính là: - Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. - Kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại. - Một số lĩnh vực khác như: + Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, nước giải khát; kinh doanh bia, rượu, thuốc lá, dịch vụ massage. + Tư vấn du học, vui chơi giải trí. + Buôn bán hàng công nghệ phẩm, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, đồ điện tử. + Kinh doanh than mỏ. + Xuất nhập khẩu trực tiếp hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, máy móc thiết bị. + Xây dựng, san lấp mặt bằng. tại Việt Nam cung như quốc tế theo giấy phép số 0113003970 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/3/2004. 2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI 2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm. Sản phẩm chính của Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai là: các tour du lịch trong và ngoài nước. Gồm 3 loại tour sau: Inbound, Outbound, Nội địa. Các dịch vụ của công ty gồm: kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cung cấp hướng dẫn viên du lịch có năng lực và nhiệt tình trong công việc, làm visa, bán vé máy bay Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ - Sản phẩm, dịch vụ của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai đưa ra khá đa dạng và phong phú, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng từ khách hàng cá nhân đến nhóm khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, từ khách hàng trong đến ngoài nước. - Sản phẩm và dịch vụ của công ty có tính hỗ trợ cao, giữa các dịch vụ có mối liên kết chặt chẽ chẳng hạn dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tạo sự thuận lợi cho khách khi tham gia các tour du lịch, vì khách đi du lịch nên chưa biết giá cả thị trường rất dễ bị bóp, dịch vụ làm visa, bán vé máy bay giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian khi tham gia các tour du lịch có yếu tố quốc tế, tránh được rườm rà. - Sản phẩm và dịch vụ của công ty có tính mở cao, điều đó có nghĩa là khi công ty đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng thì tuỳ theo yêu cầu và tâm lý khách công ty có thể thay đổi 1 số yếu tố cho phù hợp, sao cho 2 bên cùng có lợi. - Sản phẩm dịch vụ của công ty có tính mới thể hiện qua việc Hồng Gai không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển các tour du lịch mới ví như năm 2009 phòng nội địa sẽ có thêm sản phẩm: tổ chức even và tổng kết 6 tháng đầu năm cho các cơ quan, hiệp hội, văn phòng đại diện 2.2.2 Đặc điểm về lao động Nhận thấy rõ vai trò mang tính quyết định của đội ngũ lao động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty trong suốt những năm qua, Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai đã rất quan tâm đến việc tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ lao động nhằm xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên có chất lượng, gắn bó với sự phát triển của công ty. Điều này thể hiện qua số lượng và chất lượng cán bộ và nhân viên của công ty đang dần tăng lên qua các năm. Với 16 cán bộ nhân viên từ buổi đầu thành lập, đến năm 2008 con số này đã là 30 lao động điều này cũng phần nào phản ánh sự mở rộng về quy mô của ngân hàng. Đội ngũ nhân sự của Hồng Gai không ngừng được tăng lên về cả số lượng lẫn chất lượng. Số lượng cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học liên tục tăng qua các năm. Vì thế chất lượng đội ngũ nhân sự của công ty ngày càng được nâng cao. Số lượng nhân viên nữ luôn cao hơn nam điều này xuất phát từ tính chất của công việc du lịch là cần sự nhẹ nhàng và chu đáo. Đặc biệt là công ty có một đội ngũ lao động trẻ nhiệt tình, sáng tạo và năng động với phần lớn cán bộ quản lý có tuổi đời dưới 35. Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Hồng Gai 2006 – 2008. Đơn vị: (người). Năm Số lao động 2006 2007 2008 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số 24 100 26 100 30 100 I. Giới tính Nam 9 37,5 10 38,46 13 43,33 Nữ 15 62,5 16 61,54 17 56,67 II. Trình độ Đại học và trên đại học 10 41,67 13 50 17 56,67 Dưới đại học 14 58,33 13 50 13 43,33 Nguồn: Báo cáo thường niên 2006- 2008 Về chính sách nhân sự của Hồng Gai: Coi con người là yếu tố quyết định thành công của công ty do vậy Hồng Gai luôn chú trọng tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ lao động của mình. Hàng năm Hồng Gai đều tuyển thêm lao động nhằm đổi mới lao động, tìm kiếm nhân viên du lịch có trình độ cao, tính chuyên nghiệp cao và đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô. Đồng thời Hồng Gai đã phối hợp với các trung tâm đào tạo tổ chức các khoá đào tạo có chất lượng cho cán bộ nhân viên, cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài . Ngoài ra Hồng Gai còn có các chính sách khác nhằm khuyến khích lao động, gắn kết lao động với công ty như điều chỉnh tăng lương, tổ chức thi nâng bậc, kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên, khen thưởng kịp thời Với một chính sách nhân sự nhất quán như vậy là cơ sở giúp Hồng Gai xây dựng một tập thể cán bộ tâm huyết, sáng tạo, luôn nỗ lực vì sự phát triển của công ty. 2.2.3 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai luôn quan tâm đến vấn đề công nghệ và thiết bị cho toàn bộ hệ thống. Công nghệ hiện đại, đồng bộ, trang thiết bị tiên tiến và đầy đủ mới có thể giúp công ty đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng một cách chính xác kịp thời và nhanh chóng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ và thiết bị, chính vì vậy không ngừng nâng cao đổi mới công nghệ là một phần không thể thiếu trong đề án đổi mới giai đoạn 2004 - 2008 của Hồng Gai. Tất cả các nhân viên trong công ty đều được trang bị máy điện thoại, máy tính đầy đủ, nối mạng internet phục vụ cho công việc của cán bộ công nhân viên. Các trang thiết bị khác như thiết bị và phần mềm văn phòng, máy Faxđược đảm bảo đầy đủ, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của đội ngũ nhân viên trong quá trình làm việc. 2.2.4 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn Vốn và nguồn vốn là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực cạnh tranh của công ty trong đó vốn chủ sở hữu và vốn huy động là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất. Bảng 2.2: Cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Hồng Gai 2006 - 2008 (Đơn vị tính: tỷ VNĐ) Chỉ tiêu/ năm 2006 +/- % 2007 +/- % 2008 Vốn CSH 1,2 +21 1,45 +11 1,612 Vốn điều lệ 0,9 +24 1,12 +12 1,25 Tỷ trọng (%) 75 77,24 77,54 Vốn tự bổ sung 0,6 +10 0.66 +15 0,759 Tỷ trọng (%) 25 22,76 22,46 Vốn huy động 5.3 +11 5,883 +14 6,7066 Từ dân cư 0,6 +10 0,66 - 0,66 Tỷ trọng (%) 11,32 11.22 9,84 Từ các TCKT 2,2 +10,14 2,423 +19,17 2,8876 Tỷ trọng (%) 41,51 41,19 43,06 Từ các TCTD 1 +15 1,15 +14 1,311 Tỷ trọng (%) 18,87 12,95 19,55 Từ NHNN 1,5 +10 1,65 +12 1,848 Tỷ trọng (%) 28,3 20,05 27,55 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Du lịch và dịch vụ Hồng Gai - Chi nhánh 368 Trần Khát Chân - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam 2006 – 2008 Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai tăng lên trong quá trình hoạt động thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu tăng vốn điều lệ và vốn tự bổ sung từ các quỹ, lợi nhuận giữ lại và thặng dư vốn cổ phần. Trong đó thì vốn điều lệ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai . Tốc độ tăng trưởng vốn CSH bình quân là 16%. Vốn huy động cũng tăng trưởng theo chiều hướng tốt. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng khá nhanh tăng trưởng khá nhanh, giai đoạn 2006 – 2008 tốc độ tăng trưởng chung trên 15%. Lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng vốn huy động, bình quân hơn 40% tổng vốn huy động. Ngoài ra, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng không ngừng tăng qua các năm, trung bình mỗi năm tăng 10- 15% tổng vốn huy động. Lượng vốn huy động trong 3 năm thấp như vậy là do tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều bất ổn. Việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ đặc biệt là các quy định liên quan đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiềm chế lạm phát lên cao trong nước là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng lớn đến lượng vốn huy động của Công ty Cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai. 2.1 L ĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1.1 Lĩnh vực kinh doanh Nhìn chung, số lĩnh vực kinh doanh của Công ty qua các năm không có gì thay đổi. Mỗi năm đều kinh doanh các loại dịch vụ sau: — Tổ chức các tour du lịch cho các loại khách sau: . Khách outbound: khách từ Việt Nam ra nước ngòai du lịch. . Khách inbound: khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch. . Khách nội địa: khách là người Việt Nam đi du lịch ở trong nước. — Kinh doanh dịch vụ du lịch. — Mua vé máy bay cho khách. — Các dịch vụ khác. 2.1.2 Cơ cấu lĩnh vực kinh doanh Bảng 2.3: Cơ cấu kết quả sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực của Công ty Cổ phần dịch vụ và du lịch Hồng gai 2006 – 2007 (Đơn vị:VNĐ) TT Lĩnh vực kinh doanh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổ chức các tour du lịch 9.421.849.021 9.770.045.875 10.084.506.684 2 Kinh doanh dịch vụ du lịch 291.887.311 145.253.998 153.796.441 3 Mua vé máy bay 810.331.539 589.016.510 317.629.340 4 Các dịch vụ khác 6.437.034 650.604 38.184.083 5 Doanh thu 10.530.504.905 10.504.966.987 10.594.116.548 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006-2008 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: - Doanh thu giữa các năm không có nhiều thay đổi, năm 2007 0,243% so với năm 2006, và năm 2008 tăng 0,849% so với năm 2007. -Tuy nhiên, doanh thu giữa 1 số ngành lại có sự thay đổi rõ rệt: + Kinh doanh dịch vụ du lịch: năm 2007 giảm 50,236% so với năm 2006. + Mua vé máy bay: năm 2007 giảm 27,312% so với năm 2006, năm 2008 giảm 46,075% so với năm 2007. + Các dịch vụ khác: năm 2007 giảm tới 89,8928% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 lại tăng đến 5769,021%. → Trong 3 năm qua, suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rõ rệt đến ngành du lịch Việt Nam nói chung cũng như Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai nói riêng. Điều đáng lo là lượng khách sụt giảm thuộc về các thị trường lớn và có chi tiêu cao. Trong thời gian qua, do đồng USD mất giá so với đồng Euro khiến nhiều người châu Âu chọn đi du lịch ở Mỹ thay cho châu Á. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho các công ty du lịch nói chung cũng như Công ty Cổ phần Du l ịch và Dịch vụ Hồng Gai nói riêng rơi vào tình trạng lao đao. Mặc dù doanh thu năm 2007 chỉ tăng 0,243% so với năm 2006, năm 2008 tăng 0,849% so với năm 2007 nhưng đó cũng là 1 kết quả đáng mừng vì trong vòng xoáy của sự suy thoái rất nhiều công ty không những doanh thu không tăng mà còn giảm so với năm trước. 2.2 CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH 2.2.1 Sản phẩm chủ yếu và thị trường tiêu thụ 2.2.1.1 Danh mục và cơ cấu sản phẩm chủ yếu của Công ty qua các năm - Danh mục sản phẩm: các năm 2006, 2007, 2008 đều có chung các sản phẩm là các tour du lịch: outbound, inbound, nội địa. - Cơ cấu sản phẩm Bảng 2.4: Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm của Công ty Cổ phân Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 2006 – 2008. Đơn vị: (VNĐ) Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu (VNĐ) % Doanh thu (VNĐ) % Doanh thu (VNĐ) % Inbound 165,479,257 1,756 64,090,000 0,656 62,451,238 0,619 Outbound 7,820,136,291 83 8,554,803,934 87,562 8,449,828,686 83,79 Nội địa 1,436,233,473 15,244 1,151,151,941 11,782 1,572,226,760 15,591 Tổng 9.421.849.021 100 9.770.045.875 100 10.084.506.684 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006-2008 →Trong 3 năm qua tình hình kinh tế của Công ty không có nhiều khởi sắc. Doanh thu theo sản phẩm của Công ty có tăng nhưng không tăng nhiều. Tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước không ổn định đã làm doanh thu từ các sản phẩm thay đổi thất thường( Nội địa và Outbound). Doanh thu từ sản phẩm Inbound giảm mạnh, đây là 1 dấu hiệu rất không tốt vì đây là lượng khách giúp Công ty khẳng định vị thế của mình trên thị trường, đem lại nguồn thu và lợi nhuận lớn. Công ty cần có các biện pháp cụ thể để thu hút lượng khách này về phía mình, đó có thể là chính sách về giá, về chất lượng dịch vụ, sự đảm bảo về uy tín 2.2.1.2 Cơ cấu thị trường chủ yếu của Công ty qua các năm Có thể phân thị trường của Công ty theo 2 cách sau: - Theo đối tượng khách hàng: + Khách hàng Trung Quốc + Khách hàng Việt Nam + Khách hàng thị trường khác Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường theo khách hàng của Công ty Cổ phần Du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006 – 2008. Đơn vị: (Lượt). Khách hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượt % Số lượt % Số lượt % Trung Quốc 236 13,65 0 0 56 3,06 Việt Nam 1.473 85.19 1.639 97,56 1.754 95,847 Thị trường khác 20 1,56 41 2,44 20 1,093 Tổng 1.729 100 1.680 100 1.830 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006 – 2008 Biểu 1: Cơ ấu thị trường theo khách hàng của công ty du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006 – 2008 → Khách hàng của Công ty chủ yếu là khách Việt Nam, khách là người nước ngoài chiếm 1 phần rất nhỏ. Điều này cho thấy khách hàng của Công ty chủ yếu là các khách hàng truyền thống. Các chiến lược thu hút khách mới chỉ dừng lại thành công ở khách nội địa. Công ty nên có các chiến lược thu hút đặc biệt dành riêng cho khách quốc tế. - Theo nơi tổ chức tour du lịch gồm: + Thị trường Trung Quốc + Thị trường Việt Nam + Thị trường Đông Nam Á + Thị trường khác Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường theo nơi tổ chức tour du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006 – 2008. Đơn vị: (Lượt). Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lượt % Lượt % Lượt % Trung Quốc 246 14,228 317 18,87 220 12,022 Việt Nam 1.019 58,936 1.022 60,833 1.320 72,131 Đông Nam Á 386 22,325 300 17,857 242 13,224 Thị trường khác 78 4,511 41 2,44 48 2,623 Tổng 1.729 100 1.680 100 1.830 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006-2008 Biểu 2: Cơ cấu thị trường theo nơi tổ chức tour du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006 – 2008 → Trong 3 năm qua, các tour nước ngoài có xu hướng giảm thay vào đó là sự tăng lên của các tour du lịch trong nước. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng Công ty có 1 mạng lưới phân phối khá rộng trên thị trường quốc tế, đó là 1 tín hiệu tốt khi đất nước ta đang dần hôị nhập với nền kinh tế thế giới(điều nầy thể hiện rõ nét nhất ở sự kiện Việt Nam gia nhập WTO) 2.2.1.3 Cơ cấu sản phẩm trên từng khu vực thị trường qua các năm Bảng 2.7: Cơ cấu sản phẩm trên từng khu vực thị trường của Công ty Cổ phần Du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006 – 2008. Đơn vị: (Lượt). Năm Số lượt khách 2006 (Lượt) 2007 (Lượt) 2008 (Lượt) Khách inbound 256 41 76 Trung Quốc 236 0 56 Khách khác 20 41 20 Khách outbound 710 658 510 Trung Quốc 246 317 220 Đông Nam Á 386 300 242 Các nước khác 78 41 48 Khách nội địa 763 981 1.244 Người nước ngoài tại Việt Nam 0 0 0 Người Việt Nam 763 981 1.244 Tổng lượt khách 1. 729 1.680 1.830 Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty Cổ phần Du lịch và dịch vụ Hồng Gai →Công ty phân khúc khá rõ thị trường của mình, điều đó giúp Công ty hiểu rõ về khách hàng của mình hơn, việc thu hút khách với từng đối tượng khách sẽ dần được phân định rõ ràng, thuận lợi hơn, và thu được kết quả cao hơn. 2.3 HOẠT ĐỘNG MARKETING - Thị phần của Công ty và thị phần của từng sản phẩm: Thị phần của công ty: Công ty tập trung vào các thị trường: Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo,Đông Nam Á và một số nước khác. Trong đó: + Sản phẩm inbound: tập trung vào thị trường Trung Quốc và 1 số thị trường khác. + Sản phẩm outbound: tập trung vào thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo, Đông Nam Á và 1 số thị trường khác. + Sản phẩm nội địa: tập trung vào thị trường Việt Nam và những người nước ngoài tai Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh của Công ty gồm có: + Vietnam travel, Hanoi tourist, Asean travel &Tour,Công ty lữ hành Saigontourist Hà Nộilà các đối thủ cạnh tranh lớn. + Các đối thủ cạnh tranh ngang tầm: Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và Dịch vụ Quốc Tế xanh, Công ty Cổ phần Du lịch vẻ đẹp Việt, Công ty đầu tư thương mại và du lịch Thắng Lợi, Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Người khám phá Việt Nam + Các đối thủ dưới tầm: Công ty TNHH Tuấn Linh, Công ty Du lịch và Thương mại Gia Lê, Công ty TNHH Du lịch khám phá Việt Nam - Công tác nghiên cứu thị trường: Công ty không có bộ phận nghiên cứu thị trường riêng, các thành viên trong mỗi phòng ban trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ của mình, từ đó rút ra những kinh nghiệm về việc nghiên cưú thị trường, tự xây dựng cho mình cách thức nghiên cứu thị trường, sau đó đưa cho trưởng phòng phê duyệt, đánh giá và chỉnh sửa. Bản nghiên cứu hay nhất sẽ được lựa chọn làm phương pháp nghiên cứu chung cho tất cả mọi người trong phòng. - Mạng lưới phân phối: + Trong nước: hầu hết các tỉnh thành có địa điểm tham quan du lịch. + Quốc tế: Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Đức, Australia - Chính sách giá, chính sách hỗ trợ tiêu thụ: + Giảm giá cho các đoàn khách lớn, và trong 1 số dịp lễ đặc biệt, có thể có quà tặng kèm theo. + Hỗ trợ trong việc làm visa, hộ chiếu cho khách. + Được ưu đãi về giá phòng khách sạn, các dịch vụ khách sạn, giá vé tham quan 2.4 CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 2.4.1- Chi phí: Bảng 2.8: Chi ph í kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006 – 2008. Đơn vị: (VNĐ). Năm Chi phí 2006 2007 2008 Inbound 156.423.134 93.215.094 89.756.231 Outbound 6.574.974.040 7.332.069.557 7.250.736.191 Nội địa 1.335.299.519 1.151.151.941 1.150.736.191 Dịch vụ du lịch 64.154.163 13.043.103 38.245.464 Mua vé máy bay 773.071.920 188.519.420 186.585.628 Chi phí văn phòng 1.380.873.809 1.383.934.254 1.388.504.712 Tổng chi phí 10.284.796.585 10.161.933.369 10.104.564.417 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh n ăm 2006- 2008 →Trong 3 năm qua, chi phí giành cho việc kinh doanh trên từng lĩnh vực không có nhiều thay đổi, chỉ có chi phí mua vé máy bay là giảm mạnh, đây là dấu hiệu cho thấy khách chuyển dần từ việc đi du lịch bằng máy bay sang đường bộ, tuy nhiên điều này cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty mà nó chỉ làm cho giá của các tour du lịch giảm đi do giá vé giảm. Và việc chi phí trên từng lĩnh vực kinh doanh không có nhiều thay đổi cũng có nghĩa là Công ty vẫn hoạt động bình thường trong tình trạng kinh tế bất ổn,trong khi nhiều công ty phải lao đao vì nó. 2.4.2 Giá thành 1 số loại sản phẩm chủ yếu Bảng 2.9: Giá thành 1 số loại sản phẩm chủ yếu Công ty Cổ phần Du lịch và dịch vụ Hồng Gai 2006 – 2008. Đơn vị: (USD) Năm Giá sản phẩm 2006 2007 2008 2009 Nội địa -Hà Nội- Hạ Long- Sa Pa- Ninh Bình( 6 ngày 5 đêm) - Cát Bà- Tuần Châu (3 ngày 2 đêm) 150 60 183 72 210 80 230 85 Outbound - Bangkok- Pataya( 5 ngày) -Hồng Kông- Ma Cao( 5 ngày) 274 627 300 650 336 679 342 674 Inbound -Ma Cao- Hà Nội_đường bộ, 3 ngày 2 đêm) 45 51 60 64 Nguồn: bảng báo giá hàng năm (2006-2008) → Giá các sản phẩm của Công ty tương đối hợp lý. Lý do là gía cao hay thấp còn phụ thuộc vào chất lượng của dịch vụ, về sự đảm bảo về uy tín, sự hấp dẫn của chuyến đi, số lượng nhóm khách, và vào từng thời điểm trong năm... Tuy nhiên khi đưa ra bảng giá Công ty nên khẳng định những gì khách hàng sẽ nhận được khi tham gia dịch vụ của mình. Tránh việc chỉ đưa ra bảng giá không, khách hàng sẽ so sánh với các tour cùng tuyến từ đó lựa chọn tour giá rẻ hơn. - Tình hình thực hiện giá thành: + Công ty đưa ra bảng giá để khách hàng tham khảo, sau đó tuỳ theo yêu cầu của khách hàng hoặc số lượng khách mà Công ty có thể điều chỉnh giá cho phù hợp. + Và giá thành của các sản phẩm còn thay đổi theo mùa vụ. Những dịp lễ tết có thể cao hơn bình thường. 2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nước kinh tế đang phát triển muốn tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Hội nhập kinh tế mang lại nhiều cơ hội phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước, tuy nhiên hội nhập kinh tế cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như ngành du lịch trước những thách thức lớn, trong đó có Công ty Cổ phần du lịch và Dịch vụ Hồng Gai. Để vượt qua những thách thức, tận dụng tốt cơ hội đòi hỏi Công ty Cổ phần du lịch và Dịch vụ Hồng Gai phải phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của mình để đưa ra chiến lược phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển. 2.5.1 Những ưu điểm của Công ty Cổ phần du lịch và Dịch vụ Hồng Gai - Công ty thành lập muộn hơn so với các công ty cùng ngành(2004). Tuy nhiên điều này lại đem lại lợi thế cho công ty. Thành lập muộn hơn giúp Công ty Cổ phần du lịch và Dịch vụ Hồng Gai có thể học hỏi các công ty đi trước trong việc hoạch định các chương trình du lịch, quản trị công ty, quản trị rủi ro, phát triển dịch vụ du lịchtránh được những rủi ro không đáng có. -Mô hình quản lý của công ty theo hướng tách bạch giữa hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh và việc hình thành các khối giúp cho việc kinh doanh của công ty được hiệu quả hơn, chuyên môn hoá, tránh sự chồng chéo trong hoạt động quản lý và kinh doanh. - Tuy kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái, ngành du lịch nói chung đang dần đi xuống thì công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng bình thường. Đó cũng là 1 cố gắng rất lớn của toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. - Công ty Cổ phần du lịch và Dịch vụ Hồng Gai đã xây dựng cho mình được văn hoá kinh doanh riêng với triết lý kinh doanh: Hoạt động an toàn, hiệu quả luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của Công ty Cổ phần du lịch và Dịch vụ Hồng Gai. Công ty cũng đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ như luôn mỉm cười, dễ dàng tiếp cận, đáp ứng nhanh chóng, sốt sắng giúp đỡ) và mô hình xử lý khó khăn CCAC (hiểu và quan tâm - clushion - hỏi rõ - clarify - trả lời - Answer - xác nhận - confirm). Đồng thời c ông ty cũng đã xây dựng cho mình một hình ảnh chuyên nghiệp một đội ngũ lao động trẻ, năng động, chuyên nghiệp về cả nghiệp vụ lẫn tác phong. - Hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai ngày càng được nâng cao. Tốc độ tăng lợi nhuận của công ty đã cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu, có nghĩa là công ty đã và đang sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình.Ta có thể thấy rõ trong bảng sau: Bảng 2.10: Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ( 2006-2008): Chỉ tiêu Năm 2006 +/-% Năm 2007 +/-% Năm 2008 Doanh thu 10.530.504.905 -0,24 10.504.966.987 +0,85 10.594.116.548 Chi phí 10.284.796.585 -1,19 10.161.933.369 -0.56 10.104.564.417 Lợi nhuận trước thuế 245.708.320 +39.61 343.033.620 42,7 489.552.130 Tỷ suất lợi nhuận 0,02333 0,03265 0,04621 Vốn chủ sở hữu 1.200.000.000 +20,83) 1.450.000.000 (+11,17) 1.612.000.000 ROE 0,2048 0,2366 0,3037 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cổ phần du lịch Hồng Gai 2.5.2 Những tồn tại, hạn chế của Công ty Cổ phần du lịch và Dịch vụ Hồng Gai Do mới thành lập, quy mô còn nhỏ bé nên bên cạnh những mặt mạnh, Công ty Cổ phần du lịch và Dịch vụ Hồng Gai còn có nhiều điểm yếu và khó khăn cần khắc phục như: - Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống, công ty chưa mạnh dạn trong việc thu hút các khách hàng mới, do đó thị phần của công ty còn tương đối nhỏ. -Quy mô vốn và năng lực tài chính của công ty còn hạn chế so với các công ty du lịch trong nước lẫn các công ty nước ngoài. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của công ty , ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển sản phẩm đáp ứng yêu cầu của hoạt động của công ty. - Sản phẩm, dịch vụ của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai còn đơn điệu, nghèo nàn, ch ưa hấp dẫn khách hàng trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ. - Mạng lưới hoạt động của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai còn nhỏ bé so với các công ty du lịch khác. Khách hàng chủ yếu là người Việt Nam, có các tour du lịch tổ chức ở nứ ơc ngoài nhưng cũng chỉ trong vùng lãnh thổ nhỏ như: Trung Qu ốc, Th ái La, Singapo là những nước có vùng lãnh thổ gần với Việt Nam. - Công tác marketing còn chưa linh hoạt, chủ yếu chỉ mang tính chất giới thiệu sản phẩm, chứ chưa thực sự đi sâu vào nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động quảng bá tên tuổi và hình ảnh của công ty còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp khiến cho tên tuổi của công ty chưa đến được đông đảo nhân dân và các doanh nghiệp. Do đó mà Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai cần có một chiến lược quảng bá sâu rộng hình ảnh của công ty đến đông đảo nhân dân, các doanh nghiệp, giúp nâng cao vị thế, hình ảnh của công ty không chỉ ở thị trường trong nước mà còn thị trường nước ngoài. 2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, nhất quán, trong đó hệ thống các chính sách, pháp luật về du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới triệt để, toàn diện ngành du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế. Ví như gần đây để thu hút khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam du lịch Nhà nước đã yêu cầu các công ty du lịch phải giảm 30% giá tour. Đúng là kinh tế suy thoái làm các công ty du lịch lao đao thì giờ Nhà nước lại làm ngành du lịch thêm lao đao. Thứ hai, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty du lịch. Trong đó, Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai phải chịu áp lực cạnh tranh trong việc giữ và mở rộng thị phần ngay trên lãnh thổ Việt Nam từ nhiều phía. Hồng Gai phải cạnh tranh trực tiếp với một loạt các công ty cổ phần du lịch trong nước, các công ty du lịch Nhà nước, và các công ty TNHH ...Thêm vào đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với việc dỡ bỏ dần những hạn chế đối với các công ty du lịch nước ngoài có nghĩa là các công ty du lịch nước ngoài sẽ từng bước tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh vực hoạt động của ngành du lịch tại Việt Nam. Đây sẽ là đối thủ nặng ký (về thương hiệu, vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, sản phẩm) không chỉ với Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai mà cả hệ thống các công ty du lịch trong nước. Thứ ba, tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nước trong những năm vừa qua có nhiều biến động. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới năm qua đã gây nhiều khó khăn cho ngành du lịch trên thế giới nói chung, ngành du lịch Việt Nam nói riêng, trong đó có Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai. Và với dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2009 không mấy sáng sủa, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai . Với tình hình kinh tế chung của thế giới, nền kinh tế nước ta cũng gặp nhiều khó khăn lạm phát leo thang, thâm hụt thương mại, tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại. Để ngăn chặn lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhà nước đã đưa ra rất nhiều chính sách và biện pháp trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ, đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai nói riêng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty nói chung. 2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai là 1 công ty còn tương đối trẻ, mới được hình thành và phát triển trên thị trường du lịch khảng 4 năm, hoạt động của công ty còn chưa được nhiều khách hàng và các doanh nghiệp biết đến. Chính vì vậy, quá trình huy động vốn của Hồng Gai thường không cao so với các công ty du lịch lâu đời và có vị thế trong lòng khách hàng như Vietnam travel, Hanoi tourist, Asean travel &Tour,Công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội Thứ hai, một số bộ phận nhỏ cán bộ nhân viên còn yếu trong nghiệp vụ du lịch nhất là những nhân viên mới ra trường, kiến thức, hiểu biết khá rộng tuy nhiên kinh nghiệm thực tế chưa sâu, do đó còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đây chính là nhược điểm lớn của đội ngũ lao động được đánh giá là trẻ của công ty. Tóm lại, trong bối cảnh như hiện nay, các công ty du lịch nói chung nói chung và Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai nói riêng cần tranh thủ những lợi thế sẵn có, tận dụng cơ hội một cách tối đã cũng như khắc phục được những hạn chế vướng mắc. Do vậy đòi hỏi công ty cần phải có sự khắc phục toàn diện, kịp thời, đồng bộ trong cả hệ thống, cả trong hoạch định chiến lược và trong việc tổ chức thực hiện. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HỒNG GAI 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty - Phát huy nội lực, đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm của Công ty. - Khai thác triệt để các giá trị tài nguyên thiên nhiên cũng như các giá trị văn hoá truyền thống trong việc quảng bá tour, năm bắt nhanh nhạy và kịp thời các sự kiện để xây dựng được các tour du lịch đặc biệt, đem lại hiệu quả kinh doanh cao. - Tập trung cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ. - Mở thêm các tour du lịch mới. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. - Nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời giá cả cuả các dịch vụ đi kèm du lịch nhằm xây dựng được các tour du lịch giá rẻ, chất lượng. Từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty. - Có chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch, góp phần cho các chiến lược phát triển của Công ty được đi theo đúng hướng. - Coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho nhân viên. 3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch — Mục tiêu chung: Phát triển ngành du lịch nhằm góp phần vào tăng trưởng nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng du lịch trong GDP của Nhà nước, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân viên, tạo nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo an toàn cho du khách, giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá, gắn liền bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. — Mục tiêu cụ thể cho năm 2009: - Doanh thu từ du lịch năm 2009 đạt trên 15 tỷ đồng, tăng bình quân 22,14%/năm. - Dự kiến năm 2009 số lượt khách sẽ là 3000 lượt. Trong đó lượt khách nước ngoài chiếm 5%. - Lao động phục vụ du lịch từ 16 lao động(2006) lên 28 lao động. Tăng bình quân 3 lao động/ năm. 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.2.1 Xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể Mỗi bộ phận tự xây dựng kế hoạch riêng cho mình, trên cơ sở đó phân công công việc cho từng thành viên. Tuy nhiên, các thành viên không phải chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình, mà khi đồng nghiệp cần giúp đỡ thì tất cả các thành viên trong phòng phải cùng nhau phối hợp để thực hiện nhiệm vụ đó. 3.2.2 Tuyên truyền và quảng bá du lịch -Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Hồng Gai, tăng thời lượng phát trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình của trung ương cũng như địa phương và trên thế giới. - Tiếp tục in tờ rơi về du lịch Hồng Gai để tuyên truyền, quảng cáo. Quảng cáo qua mạng internet. Thuê nhà báo để viết về du lịch Hồng Gai. Đặt các panô quảng cáo lớn tại các điểm trung tâm, các tuyến đường trọng điểm. - Xây dựng các chương trình khuyến mại nhằm thu hút du khách trong các dịp lễ, tết - Ngoài việc nâng cao quảng bá bằng các hình thức thông thường, chúng ta cần tập trung quảng bá bằng cách liên kết tổ chức các buổi giao lưu, khai thác các lễ hội lớn để gây ấn tượng cho du khách. 3.2.3 Phát triển sản phẩm du lịch nhằm tạo ra sự đa dạng, hấp dẫn Mục tiêu chung cuả giải pháp này là cần tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, và có chất lượng để thu hút du khách, tăng thời gian lưu trú, tăng hiệu quả đầu tư. 3.2.4 Thị trường du lịch Đối với du lịch Hồng Gai thì khách nội địa là chính(chiếm hơn 90%) có năm lên tới gần 100%. Cần giữ vững lượng khách này, đồng thời thu hút thêm nhiều khách nội địa khác, đặc biệt là cần cố gắng để tăng lượng khách quốc tế vì đây là đối tượng khách mang lại nhiều lợi nhuận nhất, và việc tăng thêm lượng khách này sẽ giúp Công ty khẳng định thêm vị thế của mình trong quá trình hội nhập WTO, giúp Công ty nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Về lâu dài cần chú ý đên thị trường Trung Quốc vì đây là thị trường khách quốc tế có tiềm năng nhất. 3.2.5 Giải pháp về vốn đầu tư Ngoài lượng vốn tự có. Công ty kêu goị các nhà đầu tư bên ngoài mà chủ yếu là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực mạnh dạn bỏ vốn vào kinh doanh du lịch. Dụ kiến năm 2009 lượng vốn sẽ tăng 20% so với năm 2008. 3.2.6 Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ Đào tạo nguồn nhân lực phải được coi là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Công ty. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo dài hạn, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn và đi tham quan học tập trong nước, ngoài nước cho đội ngũ cán bộ lao động hiện có, trước hết là đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chủ chốt của Công ty để nâng cao trình độ cán bộ ngày càng trưởng thành về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật. Hàng năm cần có các khoá bồi dưỡng ngắn hạn tại chổ để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ tiếp viên, lễ tân, hướng dẫn viên du lịch. Để nâng cao chất lượng phục vụ, phải nhanh chóng đầu tư mới và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, liên kết chặt chẽ với các khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, nắm bắt kịp thời giá cả thị trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch phải ngày càng hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. 3.2.7 Giữ gìn môi trường sinh thái Giữ gìn môi trường sinh thái có tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của Du lịch vì khách du lịch hiện nay đang có thiên hướng quay về với thiên nhiên, với môi trường trong sách không bị ô nhiểm. Vì vậy hướng dẫn viên phải tuyên truyền cho du khách ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. 3.2.8 Bảo đảm tính liên ngành liên vùng cho việc hoạch định kế hoạch và phát triển du lịch bền vững Du lịch là một hoạt động mang tính đa ngành cao, muốn du lịch phát triển và thực hiện những mục tiêu đề ra, tự thân ngành Du lịch không thể làm được mà đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp và các địa phương. Công ty cần phải phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các ngành Văn hoá – Thông tin, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Công an, Bộ đội Biên phòng, Giao thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dân tộc miền núi và các địa phương trong việc thực hiện các kế hoạch phát triển du lịch. KẾT LUẬN Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai là một trong những c ông ty cổ phần du lịch được xếp hạng trung ở nước ta. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và các chỉ tiêu tài chính của công ty tăng chậm qua các năm do trong giai đoạn hiện nay tình hình thị trường tài chính và kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động xấu. Công ty còn có nhiều yếu điểm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của mình như quy mô về tài chính, về mạng luới còn nhỏ bé so với các công ty khác trên thị trường du lịch Việt Nam, sản phẩm và dịch vụ của công ty chưa đa dạng Qua các thông tin cơ bản đã nêu trong Báo cáo thực tập tổng hợp này, chúng ta có thể hình dung được một cách tổng quan về tình hình hiện nay của công ty và thấy được vị thế của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai trong ngành du lịch Việt Nam, một ngành rất hấp dẫn nhưng cạnh tranh gay gắt. Trong lộ trình từng bước hội nhập quốc tế, Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai gặp không ít khó khăn, thách thức, đồng thời cũng tạo nhiều cơ hội cho công ty đứng vững trong hội nhập quốc tế - xu hướng tất yếu của thời đại. Do đó, để tồn tại, phát triển trong cạnh tranh đòi hỏi công ty phải biết phát huy những điểm mạnh hạn chế những điểm yếu, cải tiến phương thức quản lý, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ du lịch mới nhằm nâng cao hiệu quả và đứng vững trong cạnh tranh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai các năm 2006, 2007,2008 2. Điều lệ Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai 3. Báo cáo kết quả kinh doanh- Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai các năm 2006, 2007,2008 4. Bảng báo giá sản phẩm các năm 2006,2007,2008 5. Websites — http:// www.honggaitourist.com Ÿ http:// www.baodoanhnhansaigoncuoituan.com NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC Trang NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5751.doc
Tài liệu liên quan