Tình hình hoạt động tại Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên

Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên từ những ngày đầu hoạt động đã coi kinh doanh dịch vụ phòng ở và ăn uống là những nhiệm vụ kinh doanh hàng đầu. Xác định du lịch là dịch vụ không thể thiếu trong doanh nghiệp – du lịch không chỉ mang lại nguồn khách ổn định cho công ty mà còn mở ra một thị trường mới cho du lịch nội đia, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân đi thăm quan nước ngoài khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Từ năm 2002, sau khi thành lập Trung tâm Lữ hành quốc tế, dịch vụ lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế đã trở thành một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu. Đây được coi là một quyết định mang tính chiến lược lâu dài để doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngoài ra công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang 1 số lĩnh vực khác để tăng doanh thu và thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, mô hình kinh doanh đa ngành nghề, như: Bán hàng lưu niệm; Dịch vụ vận chuyển khách, thông tin, văn hoá và bảo vệ sức khoẻ; Dịch vụ thương mại, dịch vụ chuyển giao công nghệ, các thiết bị khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử tin học; Dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao; Cung ứng lao động cho các tổ chức nước ngoài; phối hợp với công ty xuất khẩu lao động (Bộ lao động thương binh xã hội) để đào tạo ngắn hạn và nghiệp vụ chuyên ngành khách sạn (bàn, ngoại ngữ) phục vụ cho xuất khẩu lao động.

doc34 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à du khách. Từ năm 2003, Công ty đã tổ chức xây dựng văn hoá doanh nghiệp, một trong những biện pháp tăng cường tính cạnh tranh về dịch vụ khách sạn, làm tăng chất lượng và tính hấp dẫn của dịch vụ khách sạn. Khách đến với khách sạn Kim Liên cảm nhận một môi trường an toàn, thân thiện đầy tính nhân văn, đặc trưng cho tinh thần hiếu khách của người Việt Nam có lịch sử ngàn năm văn hiến. Trước những yêu cầu đó, Ban lãnh đạo Công ty liên tục đầu tư sức lực, trí tuệ và tài chính vào việc đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động và lao động quản lý. Mỗi năm hàng trăm người đi tham quan, học tập thực tế và theo học các khoá đào tạo chính quy về kỹ thuật, công nghệ khách sạn, ngoại ngữ có năm trên 100 CBCNV Công ty được đi tham quan, học tập ở nước ngoài bằng kinh phí đào tạo của Công ty. Với yêu cầu đặt ra là năng suất chất lượng, đa dạng hoá dịch vụ, tiết kiệm, hiệu quả, văn minh coi trọng chữ tín. Khẩu hiệu hành động là “Khách trước tiên, chất lượng trước tiên”. Lãnh đạo Công ty coi trọng con người là yếu tố quyết định thành bại của Công ty trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh. 2.3. Vị trí địa lý – Cơ sở vật chất: Trong ngành kinh doanh du lịch, khách sạn, địa điểm hoạt động đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thu hút khách. Với vị trí thuận lợi, Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên có địa chỉ số 7 phố Đào Duy Anh. Công ty nằm trên đất làng Kim Liên cổ nay thuộc Phường Phương Mai, Quận Đống Đa. Khu vực có nhiều trường đại học, bệnh viện lớn và các di tích lịch sử, danh lam của Thủ đô: trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, Bệnh viện Bạch Mai, Công viên Thống Nhất, Chùa Kim Liên, Đình Kim Liên, khu tưởng niệm Bác Hồ. Cổng chính nhìn ra phố Đào Duy Anh, gần ngã tư Đại Cồ Việt – Giải Phóng cửa ngõ phía Nam, gần trung tâm thành phố Hà Nội, rất thuận tiện cho việc đi lại và lưu trú của khách. Tổng diện tích của Công ty hiện đang quản lý và sử dụng: 34.557m2. Trong đó, diện tích đất xây văn phòng: 180 m2; diện tích đất xây khách sạn: 14.297 m2; diện tích đất đường đi, sân vườn: 20.080,5 m2, khuôn viên đẹp, bãi xe rộng. Với mặt bằng, vị trí kinh doanh rất thuận lợi là yếu tố cần thiết để mở rộng dịch vụ, và nằm ở mối giao thông quan trọng gần các khu trung tâm văn hoá, tạo điều kiện cho việc lưu thông, bãi đỗ cho các phương tiện giao thông vận chuyển khách. Chỉ tính từ năm 1997 đến 2005 Công ty đã có một cơ ngơi đồ sộ, khang trang, không gian kiến trúc thanh thoát mà sang trọng với đầy đủ các dịch vụ đáp ứng được mọi nhu cầu của du khách. Công ty có 439 phòng thì 259 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao và 70 phòng tương đương 4 sao. Hệ thống 7 nhà hàng, phòng hội nghị phục vụ từ 200-1000 khách. Hệ thống khách sạn được trang bị 5 thang máy, một tổng đài tự động 1000 số phục vụ cho việc liên lạc với từng bộ phận trong Công ty, các dịch vụ bể bơi, sân tennis, quầy bar, cửa hàng lưu niệm thường xuyên được đổi mới hiện đại nhưng rất dân tộc. Những ưu thế trên cũng góp phần không nhỏ duy trì và thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.4. Đội ngũ lao động: Xét về số lượng lao động, Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên là một đơn vị có quy mô tương đối lớn với tổng số lao động làm việc thường xuyên trên 600 người. Do quy mô hoạt động của Công ty không ngừng mở rộng nên trong những năm gần đây số lao động cũng luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004, tổng số CBCNV trong Công ty là 660 người thì đến năm 2005 đã tăng lên 677 người và năm 2006 đã xấp xỉ 700 lao động. Mặc dù vậy, so với quy mô lao động thì mức độ biến động về nhân lực của doanh nghiệp không quá lớn (khoảng 20 lao động, tương ứng tăng 2-3%/ năm). Tuy nhiên, chất lượng lao động của Công ty chưa đồng đều và không cao. Theo dõi số liệu biểu 2, có thể dễ dàng nhận thấy trình độ đào tạo của người lao động chủ yếu là trung cấp và sơ cấp (chiếm đến 65% tổng số lao động) đa số tập trung ở các bộ phận bàn, bếp, phục vụ phòng. Với những chức danh công việc này, ứng cử viên chỉ cần có bằng trung học hoặc chứng chỉ nghề bàn, bar, buồng, bếp khách sạn là có thể đã đáp ứng được yêu cầu công việc vì đối tượng khách phục vụ là bình dân, không đòi hỏi chất lượng quá cao như những Khách sạn 5 sao. Những lao động chưa qua đào tạo là những người đã lớn tuổi, đã làm tại doanh nghiệp từ rất lâu và chủ yếu làm công việc phục vụ, vệ sinh ngoại cảnh, cây cảnh, và phục vụ phòng. Tuy nhiên số lượng lao động này cũng không nhiều: 77 người (chiếm khoảng 11%), do qua nhiều năm những công nhân viên này đã dần nghỉ hưu. Biểu 2: Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2004 - 2006: Đơn vị tính: Người TT TRình độ Năm 2004 Năm 2005 NĂm 2006 SO sánh (2004-2006) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Thạc sỹ 2 0,30 2 0,30 3 0,43 1 2,63 2 Đại học-Cao đẳng 149 22,58 158 23,34 162 23,21 13 34,21 3 Trung cấp-Sơ cấp 432 65,45 440 64,99 456 65,33 24 63.16 4 Chưa qua đào tạo 77 11,67 77 11,37 77 11,03 0 0 Tổng cộng 660 100,00 677 100,00 698 100,00 38 100,00 (Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên) Trong khi đó, những người có trình độ đào tạo trên đại học chỉ mới dừng ở học vị Thạc sỹ và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ: 2 – 3 người (tương ứng 0,3%). ở cấp đào tạo đại học – cao đẳng, con số này là khoảng 150 – 160 người (chiếm 22-23%) cũng chưa cao. Đó là những lao động làm việc tại các phòng ban, kế toán, thống kê tại các Nhà hàng, nhân viên lễ tân, tổng đài, và một số lao động làm công việc phục vụ bàn, phục vụ phòng. Chính điều này thể hiện sự không hợp lý, lao động có trình độ Đại học – cao đẳng không nhiều những lại chưa được bố trí vào chức danh công việc phù hợp để tận dụng khả năng, năng lực của họ mà thay vào đó lại là những người mới chỉ được đào tạo trung cấp hoặc thậm chí là sơ cấp. Đây cũng là một trong những thực trạng thường gặp tại các doanh nghiệp, đơn vị thuộc sở hữu Nhà nước. Trong những năm gần đây, những cán bộ công nhân viên lớn tuổi có thâm niên cao đã giảm dần tỷ trọng trong tổng số lao động, đặc biệt là trong năm 2006 khi Công ty tiến hành giải quyết chế độ lao động dôi dư theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP và 15 cán bộ công nhân viên có độ tuổi từ 50 trở lên tự nguyện viết đơn xin nghỉ. Chính vì vậy, nhìn vào biểu 3, số lao động trên 50 tuổi năm 2006 đã giảm 31,53% so với năm 2004. Còn lại là những lao động dưới 30 tuổi và từ 30 đến 50 tuổi chiếm tỷ trọng tương đương nhau trong tổng số lao động (khoảng 45-48%), trong đó lao động dưới 30 tuổi có tỷ lệ cao hơn nhưng không đáng kể do được bổ sung qua công tác tuyển dụng hàng năm. Độ tuổi trung bình của lao động trong Công ty các năm 2004 đến 2006 lần lượt là 35,94 – 35,86 – 35,42 cũng phản ánh được những biến động đã nói ở trên. Như vậy, có thể khảng định đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty là lực lượng lao động trẻ. Đây được coi là một thế mạnh của doanh nghiệp, đặc biệt đang hoạt động tại lĩnh vực du lịch, ngành đòi hỏi những nhân viên phục vụ trẻ trung, có ngoại hình khá và sự năng động, nhiệt huyết. Nhưng trái lại đây cũng là những lao động có tỷ lệ di chuyển cao nhất, chính điều này cũng gây khó khăn không nhỏ trong Công ty khi tìm những lao động mới thay thế. Dẫn đến số lao động có thâm niên công tác dưới 10 năm ngày càng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Biểu 3: Cơ cấu lao động theo tuổi – giới tính – thâm niên công tác năm 2004 - 2006: Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 so sánh (2004-2006) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số CBCNV 660 677 698 38 1. Theo tuổi: Dưới 30 tuổi 307 46.52 315 46.53 336 48.14 29 76.32 Từ 30 - 50 tuổi 298 45.15 309 45.64 319 45.70 21 55.26 Trên 50 – 60 tuổi 55 8.33 53 7.83 43 6.16 -12 -31.58 2. Theo giới: Nam 318 48.18 326 48.15 336 48.14 18 47.37 Nữ 342 51.82 351 51.85 362 51.86 20 52.63 3. Theo thâm niên công tác: Dưới 2 năm 89 13,48 92 13,59 96 13,75 4 18,42 Từ 2- 5 năm 108 16,36 112 16,54 119 17,05 11 28,95 Từ 5 – 10 năm 108 23,94 163 24,08 171 24,50 13 34,21 Trên 10 năm 305 46,21 310 45,79 312 44,70 10 18,42 (Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên) Lực lượng lao động nữ trong đơn vị luôn chiếm tỷ trọng cao hơn (khoảng 51,8%). Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, những công việc phục vụ phòng mang tính chất như “việc nhà” phù hợp với lao động nữ hơn. Ngoài ra các công việc phục vụ bàn, nấu bếp cũng là sự lựa chọn của nhiều lao động nữ đặc biệt trong những năm trước. Tuy nhiên, lao động nữ nhiều hơn với độ tuổi trung bình trẻ dẫn đến trong Công ty hàng tháng thường có trên dưới 10 lao động nghỉ thai sản. Chính vì vậy trong nhiều năm gần đây ban Giám đốc Công ty luôn có ưu tiên tuyển dụng lao động nam. Biểu 4: Cơ cấu lao động theo chức danh công việc năm 2004 - 2006: Đơn vị tính: Người TT chức danh công việc Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Giám đốc Công ty 1 0.15 1 0.15 1 0.14 2 Phó Giám đốc Công ty 1 0.15 1 0.15 1 0.14 3 Giám đốc KS,NH,TT 4 0.61 4 0.59 4 0.57 4 Chuyên viên chính 3 0.45 3 0.44 3 0.43 5 Chuyên viên 11 1.67 12 1.77 12 1.72 6 Cán sự 8 1.21 8 1.18 8 1.15 7 Nhân viên kế toán, thống kê 9 1.36 9 1.33 9 1.29 8 Thủ quỹ 1 0.15 1 0.15 1 0.14 9 Nhân viên thu ngân 14 2.12 14 2.07 16 2.29 10 Nhân viên lễ tân, thị trường, tổng đài 34 5.15 35 5.17 35 5.01 11 Nhân viên bảo vệ, trông xe 27 4.09 27 3.99 27 3.87 12 Nhân viên phục vụ bàn 125 18.94 127 18.76 130 18.62 13 Nhân viên nấu bếp, phụ bếp 123 18.64 120 17.73 119 17.05 14 Nhân viên Bar 2 0.30 4 0.59 4 0.57 15 Nhân viên dẫn chương trình 2 0.30 2 0.30 2 0.29 16 Nhân viên cứu hộ 6 0.91 6 0.89 6 0.86 17 Nhân viên bốc vác 7 1.06 7 1.03 7 1.00 18 Nhân viên phục vụ phòng 129 19.55 134 19.79 142 20.34 19 Nhân viên giặt là 22 3.33 22 3.25 26 3.72 20 Nhân viên kỹ thuật 12 1.82 14 2.07 14 2.01 21 Nhân viên lữ hành 50 7.58 52 7.68 56 8.02 22 Nhân viên trang trí, âm thanh 5 0.76 5 0.74 5 0.72 23 Nhân viên sửa chữa điện, nước 10 1.52 10 1.48 11 1.58 24 Thợ mộc 7 1.06 7 1.03 7 1.00 25 Thợ sơn vôi 3 0.45 3 0.44 3 0.43 26 Kỹ sư 9 1.36 11 1.62 11 1.58 27 Bác sỹ, dược sỹ 4 0.61 4 0.59 4 0.57 28 Nhân viên bán hàng 12 1.82 13 1.92 13 1.86 29 Nhân viên phục vụ, vệ sinh, cây cảnh 15 2.27 17 2.51 17 2.44 30 Lái xe 4 0.61 4 0.59 4 0.57 Tổng cộng 660 100.00 677 100.00 698 100.00 (Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên) Qua số liệu biểu 4, ta có thể thấy được số lao động theo từng chức danh công việc không có nhiều biến động lớn trong 3 năm. Sự thay đổi lớn nhất chủ yếu tập trung ở những bộ phận trực tiếp có số lượng lao động lớn như: phục vụ phòng, phục vụ bàn, nấu bếp, phụ bếp. Nhìn chung, lao động gián tiếp (Thứ tự 1-8) chiếm một tỷ trọng khoảng 5,7% so với tổng số cán bộ công nhân viên, một tỷ lệ phù hợp. Trong đó, Còn lại 94,3% lao động là những người lao động trực tiếp tại tất cả các bộ phận, đơn vị trong toàn Công ty. Ngoài những bộ phận nói ở trên thì các đơn vị còn lại số lao động mang tính ổn định cao hơn, ít biến động tăng giảm. Mặc dù vậy, đội ngũ lao động hiện nay của doanh nghiệp số lượng tương đối lớn, sử dụng chưa hợp lý, còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong công tác kinh doanh du lịch khách sạn,tác phong chưa chuyên nghiệp và còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách làm việc thời kỳ bao cấp, được đánh giá là một trong những khó khăn khi chuyển sang Công ty Cổ phần. 2.5. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý: Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên Ban Giám đốc Công ty Giám đốc Khách sạn Kim Liên 1 Phòng Tổ chức Hành chính Giám đốc Khách sạn Kim Liên 2 Giám đốc Trung tâm Lữ hành Quốc tế Giám đốc Nhà hàng Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh (Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên) Bộ máy quản lý của Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Mối quan hệ giữa phòng ban, Giám đốc các Khách sạn, Nhà hàng, Trung tâm Lữ hành quốc tế và Ban Giám đốc Công ty là một đường thẳng, có nhiệm vụ giúp việc, thông tin, báo cáo các vấn đề liên quan các lĩnh vực được phân công quản lý. Ngược lại, Ban Giám đốc Công ty có thể tham khảo ý kiến của những lãnh đạo cấp dưới trong các vấn đề chung trong Công ty hay ở từng đơn vị. Với quy mô hoạt động tương đối lớn thì bộ máy quản lý như hiện nay của Công ty là tương đối gọn nhẹ, đơn giản, không bị chồng chéo tạo điều kiện truyền đạt thông tin nhanh; phát huy chế độ một thủ trưởng, giúp việc, tham mưu cho Ban giám đốc là những người nắm được toàn diện mọi mặt đơn vị mình quản lý. Ban Giám đốc: gồm Giám đốc Công ty và Phó Giám đốc Công ty. Giám đốc công ty: là người lãnh đạo cao nhất trong công ty có nhiệm vụ tổ chức, điều hành, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả đó. Giám đốc Công ty là người có kiến thức tổng hợp, rộng, toàn diện tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động trong Công ty. Phó giám đốc công ty: Thay mặt cho giám đốc chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng kỉ luật. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác bảo đảm an toàn, theo dõi mua sắm thay đổi trang thiết bị, tổ chức kiểm tra thực hiện các nội quy, quy chế dân chủ: kỷ luật lao động, thi đua khen thưởng, nâng bậc Quản lý trực tiếp các đơn vị tu sửa, giặt là, bảo vệ, công nghệ thông tin Giám đốc Khách sạn Kim Liên 1 và Kim Liên 2: chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về hoạt động của Khách sạn, trực tiếp quản lý mọi hoạt động của bộ phận lễ tân, thị trường, phục vụ phòng. Giám đốc nhà hàng: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý toàn bộ hệ thống các nhà hàng cùng đội ngũ nhân viên bàn, bar, bếp cung cấp các dịch vụ làm thoả mãn tối đa nhu cầu ăn uống, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tiệc cưới của khách tại công ty cũng như lưu động tại các điểm trong và ngoài thành phố. Giám đốc Trung tâm Lữ hành quốc tế: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý lao động, thực hiện báo cáo theo quy định với Giám đốc và các phòng ban. Phòng Kế toán: với chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty nắm chắc các chế độ chính sách, các nguyên tắc thủ tục của Nhà nước. Đối chiếu với nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị, phối hợp với các khách sạn, các phòng liên quan đề xuất hướng vận dụng thực hiện. Lập các báo cáo tài chính định kỳ. Chủ động đề xuất hướng tháo gỡ khó khăn hoặc nội dung cần báo cáo kiến nghị giải quyết những điểm bất hợp lý, thực hiện quản lý giám sát các nguyên tắc chế độ kế toán thống kê của Nhà nước. Chịu trách nhiệm quản lý và hạch toán kinh doanh trong Công ty. Quản lý tài sản vật tư tiền vốn của tài khoản. Chủ động quản lý, tạo mọi nguồn vốn có thể huy động để phối hợp với các bộ phận có liên quan giải quyết nhanh, có hiệu quả mọi yêu cầu của sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư sửa chữa cải tạo ở Công ty. Bảo quản hồ sơ tài liệu theo chế độ kế toán Nhà nước. Những nhiệm vụ trên được phân công cho kế toán trưởng, phó phòng, 4 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ. Phòng Kinh doanh: Tham mưu giúp Giám đốc lập, tổ chức thực hiện nghiên cứu, quản lý xây dựng kế hoạch kinh doanh của Công ty. Thực hiện thống kê báo cáo tổng kết, sơ kết. Xây dựng các chỉ iêu chi phí, giá thành, phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, mức khoán quản cho: Nhà hàng, Bể bơi, Giặt là, Trung tâm lữ hành quốc tế, Trông xe. Bảo đảm các nhu cầu về cải tạo nâng cấp đầu tư chiều sâu và xây dựng mới các sản phẩm, lập, theo dõi và kiểm tra quyết toán công trình khối lượng xây dựng cơ bản, sửa chữa trong Công ty. Cung ứng kịp thời và quản lý toàn bộ trang thiết bị tài sản vật tư hàng hoá nguyên vật liệu. Kiểm tra việc thực hiện và theo dõi các định mức, kiểm kê báo cáo theo quy định. Dự thảo các hợp đồng kinh tế, mua bán vật tư hàng hoá, trang thiết bị có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập hợp và thực hiện các nhu cầu về in ấn đặt phòng, quảng cáo, hoá đơn, chứng từ. Nhân lực trong phòng hiện gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 2 chuyên viên và 1 cán sự Phòng Tổ chức- Hành chính: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, CBCNV. Tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, bố trí, điều động cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh (theo các loại hình hoạt động kể cả khoán quản hiện nay) của Công ty, phổ biến kịp thời và hướng dẫn các bộ phận thực hiện tốt các chế độ chính sách và tiền lương đối với người lao động. Đồng thời có trách nhiệm đảm bảo tốt công tác hành chính quản trị, chăm lo sức khoẻ cho CBCNV và khách hàng. Duy trì môi trường vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn thực phẩm. Chức năng, nhiệm vụ của phòng không chỉ dừng lại ở các vấn đề liên quan đến Tổ chức mà còn mở rộng trong việc chăm lo toàn diện đời sống của người lao động, tham mưu, trợ giúp Ban Giám đốc các vấn đề đối nội, đối ngoại, và chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác được giao phó. Đây chính là một trong những điểm khác biệt lớn giữa Phòng Tổ chức – Hành chính với các phòng ban khác. Trong khi, phòng Kế toán và phòng Kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến chuyên môn thì Phòng Tổ chức – Hành chính đảm nhận đến hầu hết các công việc còn lại, có liên hệ trực tiếp tới từng người lao động trong Công ty. Với vai trò, vị trí và những nhiệm vụ mà Phòng đã trở thành một phòng đa chức năng - một cánh tay đắc lực của Ban giám đốc. Về tổ chức, Phòng Tổ chức- Hành chính của Công ty hiện nay gồm: 5 người: Trưởng phòng: phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động và nội dung công việc của phòng. Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp, bố trí cán bộ, ra các quyết định, Lập kế hoạch đào tạo và phối hợp tổ chức đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho từng chức danh nhiệm vụ bằng các biện pháp đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại Công ty hoặc gửi về các trường, các cơ sở đào tạo. Đồng thời có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và cả đào tạo chính trị để nâng cao nhận thức và năng lực quản lý. Nắm nhu cầu nhân lực cụ thể để đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh phục vụ và quản lý ở các bộ phận để lập kế hoạch tuyển dụng theo quy định tiêu chuẩn của Công ty, của ngành. Duy trì theo dõi giờ giấc làm việc, chịu trách nhiệm liên hệ tổ chức bố trí những buổi họp thường lệ hoặc đột xuất của đơn vị có trách nhiệm thông báo rõ nội dung thành phần, thời gian, địa điểm trang trí hoặc các yêu cầu khác (nếu có) cho các bộ phận có liên quan bằng văn bản. Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu này để tổng hợp báo cáo giám đốc (trừ những hội nghị quan trọng Công ty sẽ chỉ đạo phân công cụ thể). Ghi biên bản các cuộc họp nội bộ của Công ty. Lên lịch công tác tuần. Hai Phó phòng: giúp việc trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về phần việc được giao, cụ thể: Phó phòng chuyên trách về công tác lao động tiền lương và lương: + Hàng tháng tính lương, chi lương cho CBCNV theo dõi chặt chẽ giữa thu và chi, quản lý quỹ tiền lương và phân phối lương đúng theo kết quả kinh doanh và theo các nguyên tắc đã được xác định trong các cơ chế khoán quản ở các bộ phận trong Công ty. Thanh toán các chế độ liên quan đến người lao động: chế độ thai sản, y tế, ốm đau, tai nạn lao động; + Quản lý, lưu giữ hồ sơ trên máy và hồ sơ viết tay, sử dụng hoặc bàn giao hồ sơ (khi cần thiết); + Nắm chắc nhân lực về khả năng trình độ tham mưu cho trưởng phòng bố trí sắp xếp đúng người, đúng việc đảm bảo bộ máy hoạt động có hiệu quả; + Thống kê nhân sự định kỳ; + Hàng năm bổ sung lý lịch, các biến động của người lao động vào hồ sơ (lên lương, đề bạt, chuyển bộ phận, hạ lương, ký hợp đồng lao động; + Lập cơ chế khoán quản cho các đơn vị, xây dựng định mức lao động, lập danh sách theo dõi biến động lương của CBCNV; + Hàng năm lập danh sách đề nghị thi nâng bậc và giải quyết nâng lương; + Xây dựng vào bảo vệ kế hoạch định mức tiền lương hàng năm với cơ quan cấp trên; + Xây dựng định mức tiền lương, định mức lao động, định mức khoán công việc, khoán định biên lao động bảo đảm cơ chế hoạt động năng động, có hiệu quả. Phó phòng phụ trách công tác quản trị: + Chuyên trách về công tác thi đua khen thưởng, làm chế độ chính sách: Hưu trí, nghỉ việc, thôi việc, hiếu hỷ và những quyền lợi chế độ liên quan khác theo chế độ quy định của Nhà nước hoặc quy định áp dụng của Công ty trong từng giai đoạn. + Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, phối hợp cùng phó phòng phụ trách về tiền lương làm sổ BHXH, sổ lao động cho người lao động. + Thường trực Hội đồng thi đua và Hội đồng kỷ luật. Có trách nhiệm nắm bắt kịp thời mọi chế độ nguyên tắc, thủ tục có liên quan của cấp trên để vận dụng thực hiện và phổ biến quán triệt trong Công ty biết thực hiện. Phối hợp với trưởng các bộ phận để đôn đốc các phong trào thi đua nắm bắt, thẩm tra các kết quả hoặc các vụ việc để đề xuất trình mức độ khen thưởng xử lý được đúng mức kịp thời, có tác dụng động viên, khuyến khích và giáo dục. + Chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện tốt những điều đã ghi trong thoả ước lao động tập thể. Tham mưu cho Giám đốc để bổ sung sửa đổi những điều trong thoả ước để phù hợp với chế độ chính sách chung của Nhà nước khi có thay đổi hoặc những diễn biến phát sinh ở đơn vị cần được thay thế cho phù hợp. + Hàng tháng, quý tổ chức diệt muỗi, diệt chuột bảo vệ môi trường trong sạch. Theo dõi sức khoẻ phát hiện bệnh tật, gửi đi chữa trị kịp thời. Kiến nghị về bảo vệ sức khoẻ cho CBCNV. + Theo dõi các đối tượng chính sách xã hội thuộc phạm vi Công ty quản lý như: Gia đình liệt sỹ, thương binh, bộ đội xuất ngũ chuyển ngành, TNXP, các đối tượng nguyên là CBCNV Công ty nay đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc theo 176, Nghị định 41 hoặc những đối tượng chính sách khác ở địa phương mà Công ty có quan hệ trách nhiệm như bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sỹ hoặc trẻ mồ côi mà Công ty có đỡ đầu hoặc phụng dưỡng). Hai Cán sự: chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về công việc được giao theo chức danh. Cán sự chuyên trách về công tác lao động tiền lương: + Chịu trách nhiệm công tác duyệt lương hàng tháng; + Cùng phó phòng phụ trách về tiền lương kiểm tra theo dõi các định mức lao động, công tác khoán quản; + Lập danh sách tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyết toán bảo hiểm với BHXH Quận; + Chuyên công tác soạn thảo văn bản; + Theo dõi quản lý xe ô tô. Theo dõi đăng ký hợp đồng cho thuê xe, tổ chức phục vụ xe cho nhu cầu của nội bộ, của lãnh đạo. Hàng tháng tổng hợp cây số xe kinh doanh và nộp tiền đầy đủ vào quỹ. Chịu trách nhiệm quản lý, sửa chữa bảo dưỡng và sử dụng các xe thuộc Công ty được hợp lý có hiệu quả. Cán sự phụ trách công tác văn thư lưu trữ, in ấn, chia phát báo, phát công văn nội bộ, mua phát văn phòng phẩm. Quản lý phòng họp giao ban, vệ sinh, nước uống cho các cuộc họp. + Thực hiện tốt chế độ công văn đến, công văn đi, đóng dấu và lưu giữ giấy tờ theo đúng chế độ bảo quản, bảo mật. Các nguyên tắc sử dụng và quản lý con dấu của Công ty. + Bảo đảm công văn đi, đến thông suốt, nhanh và kịp thời. + Hàng năm tổ chức lưu trữ công văn đúng với chế độ bảo quản. + Bảo đảm đủ văn phòng phẩm cho hoạt động của Công ty, bảo quản cấp phát theo đúng tiêu chuẩn đã duyệt. Trong một số trường hợp (công việc) lãnh đạo Công ty làm việc trực tiếp với các cán sự. Những nhân viên này có trách nhiệm thi hành và báo cáo lại trưởng phòng. Với cơ cấu phòng Tổ chức – Hành chính của Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên như hiện nay là gọn nhẹ với số lượng cán bộ, nhân viên không quá nhiều, đủ đảm bảo thực hiện các công việc được giao. Tuy nhiên, nếu trong phòng có người nghỉ ốm, thai sản, nghỉ do các lý do khác trong thì khối lượng công việc của người đó giao lại sẽ tạo ra những khó khăn không nhỏ cho những thành viên còn lại. Do đó, cơ cấu gọn nhẹ nhưng cũng không tối ưu do chưa tính đến người dự phòng trong những trường hợp nêu trên. Cán bộ, nhân viên trong phòng trong thời gian này đã được trẻ hoá do tháng 6 năm 2006, trưởng phòng và phó phòng phụ trách tiền lương đến tuổi nghỉ hưởng chế độ hưu trí và tháng 12 cùng năm này, cán sự phụ trách văn thư tự nguyện xin nghỉ theo Nghị định 41. Đây là một sự thay đổi lớn đối với Phòng: vừa tạo ra những thuận lợi trong giải quyết công việc nhanh chóng, tư duy đổi mới, dễ tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của công nghệ thông tin trong giải quyết công việc nhưng cũng gây ra không ít khó khăn trong giải quyết nhiệm vụ được giao do chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu sự chỉ đạo sát sao của trưởng phòng. Bởi bản thân trưởng phòng cũng mới tiếp cận lại với công tác tổ chức sau nhiều năm chuyển sang làm công việc khác. Sự phân công công tác như trên cho thấy mỗi một nhiệm vụ lại có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên với nhau, chứ không phân chia hoàn toàn công việc cho một người cụ thể nào. Ví dụ: thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai phó phòng và cán sự phụ trách bảo hiểm xã hội. Do đó, mối quan hệ giữa các cán bộ, nhân viên trong phòng là rất khăng khít và phụ thuộc vào lẫn nhau, có sự hỗ trợ nhưng cũng có nhiều phức tạp trong thực hiện công việc. Ngoài ra do chưa tính đến trường hợp dự phòng như đã nêu ở trên nên các cán bộ nhân viên trong phòng cũng đòi hỏi phải nắm thêm một số những nhiệm vụ của các thành viên khác để có thể nhanh chóng giải quyết công việc khi cần thiết. Nhìn chung, với việc phối hợp, thực hiện công việc của Cán bộ, nhân viên phòng Tổ chức – hành chính hiện nay là rất hiệu quả, phát huy được năng lực và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó. II. Những đổi mới về quản lý nhân lực tại Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên: Trong những năm gần đây, Ban giám đốc Công ty đã có nhiều cải cách, đổi mới trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Dưới đây là một số vấn đề nổi bật: Tiền lương: Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh do đó công tác trả lương được áp dụng theo hai hình thức. Lương của bộ phận phục vụ phòng được tính theo chế độ trả lương sản phẩm tập thể và chia lương theo hình thức cho điểm vì bộ phận này đã có hệ thống mức lao động. Đối với các bộ phận còn lại áp dụng hình thức trả lương theo thời gian do đặc điểm công việc rất khó định mức mà chỉ có thể định biên lao động . Khác với hình thức trả lương tập thể trong ngành công nghiệp, sản phẩm ở đây không phụ thuộc vào khả năng phục vụ của cả nhóm mà phụ thuộc vào số phòng thực hiện (số phòng phục vụ khách thực tế). Dưới đây là một số nội dung cơ bản về công tác trả lương của Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên: Nguồn hình thành quỹ lương của Công ty (Tổng quỹ lương), bao gồm : Quỹ lương theo đơn giá được giao từ các hoạt động KDSX chính và dịch vụ khác (nếu có) Quỹ lương dự phòng và còn từ năm trước chuyển sang (nếu có) Quỹ lương bổ sung theo quy định Nhà nước (nếu có) Quỹ lương từ các hoạt động SXKD dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao. Quỹ lương được hình thành từ những nguồn trên được sử dụng như sau: Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho CBCNV bằng 83% tổng quỹ tiền lương. Quỹ dự phòng 17% tổng quỹ tiền lương. Trước đây, việc sử dụng quỹ tiền lương của Công ty lại được thực hiện: Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho CBCNV bằng 78% tổng quỹ tiền lương. Quỹ dự phòng 12% tổng quỹ tiền lương. Quỹ khen thưởng 10% tổng quỹ tiền lương. Tiền lương trả cho người lao động trong tháng được chia làm 2 vòng: Lương vòng 1: được trả theo hệ số mức lương được được quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, được tạm ứng vào ngày mùng 10 của tháng đó. Lương vòng 2: được trả theo hệ số do Công ty tự xây dựng căn cứ theo công việc mỗi người được giao gắn với mức độ phức tạp về kỹ thuật, tính trách nhiệm, mức độ nặng nhọc của công việc đòi hỏi mức độ hoàn thành công việc được giao và số ngày công thực tế của mỗi người đã tham gia, được thanh toán vào ngày 25 của tháng sau liền kề. Cơ sở để tính Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động dựa trên cơ sở bảng chấm công. Quỹ tiền lương Công ty được sử dụng trong tháng, quý, năm sau khi đã để lại như dự phòng như nói trên, phần còn lại cho trực tiếp, việc phân phối tiền lương cho người lao động làm 2 lần trong tháng: A. Trích 1 phần để trả lương lương vòng 1 (V1) cho người lao động. B. Phần còn lại chia theo W, chất lượng hiệu quả lao động mà mỗi người đã cống hiến (lương năng suất vòng 2 – V2) Tiền lương của người lao động trong tháng : Ti = T1i + T2i Trong đó : Ti : Tiền lương người lao động thứ i nhận được trong tháng T1i : Tiền lương (V1) trả theo hệ số lương đã quy định ở NĐ 205/2004/CP (H/số lương + H/số p/cấp) theo 205/2004/CP x Mức lương tối thiểu T1i = x Xi Ngày công chế độ Xi : Ngày công của người thứ i (với Xi Ê ngày công chế độ – những ngày nghỉ vì lý do : ốm, thai sản, con ốm, nghỉ không lý do, kỷ luật bị ngừng việc) T2i : Tiền lương (V2) được trả theo kết quả lao động mà mỗi người đã cống hiến theo mức độ phức tạp về kỹ thuật của công việc đòi hỏi, theo tính chất lao động nặng nhọc, theo tính chất trách nhiệm của công việc đòi hỏi, chỉ trả cho những người thực sự tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và mang lại hiệu quả nhất định. Tiền lương vòng 2 trả theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi (Li), mức độ hoàn thành công việc (Ki) và số ngày công làm việc thực tế (Ni). Tiền lương vòng 2 không phụ thuộc vào hệ số lương chính vòng 1. Vt – Vcđ Công thức tính T2i = –––––––––––– NiLiKi (i thuộc j) ồNjLjKj Trong đó: T2i : là tiền lương vòng 2 của người thứ i Vt : Quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động trong tháng ứng với kết quả kinh doanh của Công ty, của bộ phận trong tháng đó. Vcđ : Lương thực tế trả cho người lao động ở V1 trong tháng, ở đây Vcđ = ồT1j Ni : Ngày công theo khoán định mức công việc từng tháng của người thứ i Li : Hệ số lương theo chức danh công việc, theo khả năng đóng góp mà người thứ i đảm nhận (hệ số lương V2) được xác định bởi bảng xác định hệ số. Ki : Mức độ hoàn thành chất lượng công việc được giao của người thứ i (A,B,C) m : Là tổng số người trong đơn vị Hàng tháng trên cơ sở bảng chấm công đã được duyệt, mọi người được trả lương như sau : Chế độ làm việc 8h được hưởng 1 công lao động Đối với lao động thử việc, công nhật được trả lương theo thoả thuận đã ghi trong hợp đồng. Mức tiền lương cả 2 vòng = 70% lao động đã ký HĐLĐ cùng bậc. Lương V1 trả cho những người lao động thực tế có mặt đi làm được thể hiện ở bảng chấm công. Lương cả 2 vòng còn căn cứ vào phân hạng thành tích A, B, C tương ứng với mức hưởng tiền lương lần lượt là: 100% - 90% - 80%. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức chi trả lương thừa hàng năm dựa trên quỹ lương chưa chi hết được chuyển sang năm sau bằng cách phân phối trực tiếp cho người lao động căn cứ vào tổng quỹ lương của mỗi người lao động thể hiện mức độ đóng góp của người lao động. Khoản lương này được chi thành 3 đến 4 đợt trong 1 năm, mỗi lần trung bình một lao động nhận được 3,5 triệu đồng. Do đó, lương thừa cũng có ý nghĩa kích thích lớn và được cán bộ công nhân viên rất mong mỏi, hy vọng. Với cách thức chi trả lương của Công ty như hiện nay (được áp dụng từ năm 2000), trong tháng người lao động được nhận lương 2 lần mà không phải chờ đợi đến tận đầu tháng hoặc cuối tháng, tạo điều kiện thuận tiện hơn cho việc chi tiêu của người lao động. Ngoài ra, lương thừa bản chất cũng là lương của người lao động nhưng với cách chi thành đợt như vậy có tác dụng tạo động lực lớn đối với họ. Định mức lao động: Năm 2002, Công ty đã tiến hành định mức lao động bộ phận phục vụ phòng và được đánh giá là một trong những hoạt động “đưa công tác quản lý lên một trình độ mới”. Định mức lao động được tiến hành với phương pháp khảo sát bấm giờ thao tác làm việc của những lao động được chọn có tay nghề bậc 3, 4, có năng suất lao động ở mức trung bình tiên tiến sau khi đã thực hiện các biện pháp tổ chức lao động khoa học. Do đặc điểm các phòng ở được xây dựng theo hệ thống 9 nhà. Mỗi nhà lại có những sự khác biệt về trang thiết bị, số lượng phòng dẫn đến định mức lao động khác nhau (biểu 5). Bảng 5: Tổng số phòng phục vụ - định mức lao động của các Nhà phòng (năm 2002) Nhà 1 Nhà 2 Nhà 3 Nhà 5 Nhà 6 Nhà 4B Nhà 4A Nhà 8 Nhà 9 Tổng số phòng xây dựng 47 65 31 61 63 53 34 37 60 Tổng số phòng tăng thêm 1 1 2 1 1 5 Tổng số phòng hiện có 48 65 32 61 63 55 35 38 65 Định mức (phòng/công) 9,2 9,2 6,3 6,5 6,8 5,7 5,5 6,0 6,5 Định biên lao động (người) 14 16 13 19 19 20 13 15 19 (Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên) Ghi chú: Số phòng tăng thêm là những phòng 3, 4 giường được quy ra phòng 2 giường. Nguyên nhân tính số phòng tăng thêm là do định mức lao động được tính cho phòng 2 giường. Nhà phòng số 1, 2 đạt tiêu chuẩn 2 sao do đó mức lao động cao hơn những nhà phòng khác. Số lao động được định biên đã tính đến những lao động làm nhiệm vụ trực phòng, công tác quản đốc, phó quản đốc, tài sản. Chính hệ thống định mức lao động này đang được áp dụng trong hệ thống trả lương của doanh nghiệp. Không thể phủ nhận vai trò của những mức lao động này đối với công tác phân công lao động, hiệp tác lao động và trả lương của bộ phận nhà phòng hiện nay, nhưng trên thực tế hệ thống mức này đã được xây dựng từ năm 2002. Trong 5 năm qua, đã có rất nhiều sự thay đổi về trang thiết bị và cả về số lượng phòng phục vụ mà vẫn chưa có sự điều chỉnh nào cho phù hợp với thực tế hiện nay. Do đó nó chưa tạo ra được sự chính xác, công bằng trong tính lương cũng như cơ sở khoa học để phân công và hiệp tác lao động một cách hợp lý. Hiện nay trong Công ty mới chỉ có hệ thống mức của bộ phận phòng. Trong khi đó, bộ phận nhà hàng, một đơn vị có số lượng lao động nhiều nhất doanh nghiệp lại chưa có định mức lao động để thực hiện bố trí sắp xếp và sử dụng lao động hiệu quả hơn. Đây cũng là một điều đáng lưu ý thực hiện trong thời gian tới. Đào tạo: Công tác đào tạo được Ban lãnh đạo Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên rất chú trọng. Hàng năm, Phòng Tổ chức – hành chính lập danh sách những người đủ điều kiện nâng lương gửi Ban đào tạo Công ty để tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn bổ sung kiến thức thi tay nghề. Hình thức đào tạo này áp dụng đối với những lao động trực tiếp ở nhà phòng, nhà hàng, giặt là, lễ tân, bảo vệ, bốc vác. Riêng đối với nhân viên cứu hộ, tu sửa được doanh nghiệp gửi đào tạo tại trường nghề. Bảng 6: Số lao động được đào tạo thi nâng bậc lương theo chức danh công việc những năm gần đây Đơn vị tính: Người Chức danh Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 so sánh (2004-2006) Số lượng % Phục vụ phòng 31 28 32 1 7.69 Phục vụ bàn 42 39 44 2 15.38 Nấu bếp, phụ bếp 21 25 23 2 15.38 Cứu hộ 1 0 3 2 15.38 Tu sửa 2 0 4 2 15.38 Giặt là 9 3 10 1 7.69 Bảo vệ, bốc vác 11 7 12 1 7.69 Lễ tân 9 6 11 2 15.38 Tổng cộng 126 108 139 13 100.00 Nội dung đào tạo và thi tay nghề được thực hiện toàn diện cả về lý thuyết, thực hành và ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc). Những đợt đào tạo tổ chức ở doanh nghiệp có giáo viên hướng dẫn chính là những cán bộ nhân viên tại doanh nghiệp với hệ thống tài liệu, đề thi... do ban đào tạo tự soạn thảo căn cứ trên quy định, tiêu chuẩn chung của Tổng cục du lịch. Từ năm 2004 đến nay, những cán bộ có nhiệm vụ giảng dạy được quan tâm gửi đến các lớp đào tạo ngắn hạn của Tổng cục du lịch, Sở du lịch, Tổ chức dự án sử dụng và phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng như đi thực tế tại một số Khách sạn lớn như Melia, Daewoo để cập nhật, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy. Ngoài ra, Cán bộ quản lý và lao động gián tiếp được cử đi đào tạo các khoá học liên quan đến chuyên môn đang đảm nhiệm tại các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp về kế toán, soạn thảo văn bản, cũng như những buổi tập huấn của đơn vị chủ quản, cơ quan bảo hiểm xã hội. Có thể nói, Ban lãnh đạo đã có những đầu tư đúng mức để nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ lao động Công ty. Cán bộ công nhân viên hiện nay đều nắm vững tay nghề, tác phong làm việc nhanh nhẹn là kết quả xứng đáng cho những quan tâm mà doanh nghiệp đã dành cho công tác đào tạo. Những ngày đào tạo và tổ chức thi nâng bậc hàng năm như đã trở thành một ngày hội đối với mỗi người lao động. III. Những đổi mới và hướng phát triển trong thời gian tới: Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh: Quán triệt tinh thần định hướng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam; Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010 và chương trình hoạt động quốc gia về du lịch, nhằm đưa du lịch Việt Nam “thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”, Ban lãnh đạo Công ty cùng tập thể CBCNV xác định, đã đưa ra định hướng phát triển sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá: Về sản phẩm và ngành nghề kinh doanh: + Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, ăn uống, bán hàng lưu niệm, Lữ hành Quốc tế, vui chơi giải trí thể dục thể thao, bán hàng thuốc là nội, vận chuyển khách, chăm sóc sức khoẻ, cung ứng lao động cho các tổ chức trong và ngoài nước. + Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư trang thiết bị hàng hoá lâm thuỷ sản, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật tư trang thiết bị hàng hoá lâm thuỷ sản, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, sắt thép, điện máy, điện lạnh, thiết bị điện tử tin học. + Kinh doanh các dịch vụ, thiết bị công nghệ thông tin, bất động sản, cho thuê văn phòng, chuyển giao công nghệ, đầu tư tài chính, vốn trong và ngoài nước. Về thị trường kinh doanh: + Trong nước: đối tượng công chức, viên chức của các tỉnh thành trong cả nước, khách tham quan, du lịch, lễ hội, học sinh, sinh viên + Ngoài nước: Các nước Đông Nam á, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Nga, Mỹ Về đầu tư và phát triển: Liên doanh xây dựng khu cao tầng: Văn phòng cho thuê, tổ hợp khách sạn, Văn phòng thương mại, dịch vụ Về tổ chức quản lý: áp dụng cơ chế quản ly khách sạn, ban hành bổ sung các định mức, quy chế quản lý tới từng dịch vụ kinh doanh. Từ định hướng chung, phương hướng tổng quát giai đoạn 2008-2010- giai đoạn đầu chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần được đề ra: Tiếp tục chú trọng thực hiện các hình thức, chính sách quảng bá, xúc tiến một cách phong phú, đa dạng cho tất cả các loại thị trường khác nhau, đảm bảo lợi ích khách hàng để thu hút nhiều loại khách đặc biệt là cho khách ở, ăn và dịch vụ. Thực hiện kinh doanh đa dạng hoá các loại sản phẩm, tập trung mạnh vào kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng và Du lịch. Nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của Công ty. Khẩn trương nghiên cứu thực hiện dự án tổ hợp cao cấp, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo chất lượng Khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, tăng cường công tác quản lý các mặt. Đổi mới quy chế quản lý kinh tế và quy chế quản lý nội bộ cho phù hợp với Công ty Cổ phần. Đảm bảo kinh doanh năng suất, hiệu quả, tiết kiệm hơn năm trước. Giữ vững kỷ cương, kỷ luật, trật tự an toàn bảo đảm đời sống cho người lao động. Tăng lợi tức cho cổ đông, đảm bảo giá trị cổ phần ngày một tăng. Đóng góp nhiều Ngân sách và phát triển Công ty ngày một lớn mạnh. Biểu 7: Kế hoạch sản xuất kinh doanh những năm tới TT Chỉ tiêu Đơn vị tính năm 2008 năm 2009 năm 2010 So sánh (2008-2010) Số lượng % 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 130.000 135.420 143.250 13.250 10,19 2 Quỹ tiền lương Triệu đồng 27.216 28.116 29.568 2.352 8,64 3 Lao động Người 651 651 651 0 0 4 Tiền lương bình quân (người/tháng) Triệu đồng 3,53 3,60 3.78 0,25 7,08 5 Năng suất lao động Triệu đồng 199,693 208,018 220,046 20,353 10,19 (Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên) Để hoàn thành được những phương hướng nêu trên, Công ty cũng đã vạch ra những biện pháp thực hiện 2008-2010: Chú trọng thực hiện các chính sách, các hình thức quảng bá, xúc tiến thị trường trong và ngoài nước một cách đa dạng, đảm bảo lợi ích khách hàng để giữ và tăng lượng khách cho Khách sạn, Nhà hàng và Du lịch. Có kế hoạch kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở trang thiết bị cho phòng khách sạn 3, 4 sao để đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ khách. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng có trọng điểm, để nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính chuyên nghiệp của sản phẩm dịch vụ. Xây dựng, ban hành quy chế và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, quy chế tài chính, quy chế sử dụng tài sản, quy chế giao dịch, tiếp khách, sử dụng các quỹ, thù lao, quy chế phân phối tiền lương, thu nhập, khen thưởng cho phù hợp với đặc điểm tính chất Công ty Cổ phần. Xây dựng ban hành mô hình khoán quản lý sản xuất kinh doanh mới cho các bộ phận bằng những cơ chế quản lý đảm bảo trách nhiệm từ trên xuống dưới theo hướng tập trung có kiểm soát chặt chẽ đến bộ phận trực tiếp sản xuất, đảm bảo chống thất thoát, tiết kiệm hiệu quả. Nghiên cứu xây dựng, thành lập một số Công ty trực thuộc (Công ty tài chính, Công ty Lữ hành). Sắp xếp lại tổ chức sản xuất, chuẩn bị đầy đủ cả tinh thần và vật chất hình thành một số pháp nhân mới, vận dụng các mô hình kinh tế thích hợp để xây dựng một tổ hợp dịch vụ tiêu chuẩn 5 sao bao gồm khách sạn, văn phòng cho thuê, siêu thị và căn học gia đình trên khu đất 5.000 m2. Nghiên cứu xây dựng tổ hợp dịch vụ cao cấp. Xác định lữ hành sẽ là một dịch vụ quan trọng và cơ bản trong doanh nghiệp, đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất cũng như con người cho Lữ hành, đặc biệt là Lữ hành Quốc tế. Tăng cường, thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, công khai các hoạt động theo quyết định của Nhà nước, đảm bảo giá trị cổ phiếu, cổ phần cho các cổ đông. Trong đó, trước mắt mục tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2008- năm đầu tiên sau khi chuyển sang Công ty Cổ phần được xác định như sau (ngoài các số liệu đã có ở bảng trên): Đẩy mạnh kinh doanh: Khách sạn, Nhà hàng và Du lịch, tăng cường khai thác khách, đặc biệt là đối tượng khách ở, ăn và du lịch, phấn đấu công suất phòng ở đạt 85%. Khách ăn và khách Du lịch tăng từ 8% - 10%. Tổng lượt khách phục vụ: 1.485.500 lượt khách tăng 12%. Trong đó: + Khách ở 2 Khách sạn: 159.000 lượt khách trong đó khách Quốc tế: 19.000 lượt khách. + Khách ăn: 1.300.000 lượt. + Khách du lịch: Inbound : 25.000 lượt Outbound : 500 lượt Nội địa : 1.000 lượt Tổng quỹ lương : 27,216 tỷ VNĐ Trích lập các quỹ : + Quỹ đầu tư : 443 triệu VNĐ + Quỹ dự phòng tài chính : 89 triệu VNĐ + Quỹ khen thưởng, phúc lợi, điều hành : 354 triệu VNĐ Thù lao Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát : 250 triệu VNĐ Năm 2008 được xác định là năm có nhiều khó khăn: Yêu cầu hội nhập đòi hỏi cao, tính cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế Công ty Cổ phần, nút giao thông Đại Cồ Việt – Giải Phóng đang thi công. Thiên tai bệnh dịch, một số mặt hàng thiết yếu tăng mạnh làm khó khăn cho việc nâng cao chất lượng và năng suất dịch vụ của Công ty. Những khó khăn, thách thức trên tác động không nhỏ đến tư tưởng của CBCNV. Tuy vậy, Tập thể CBCNV vẫn vững tâm, đoàn kết vượt qua, cố gắng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đặt ra. Định hướng phát triển về Quản trị nguồn nhân lực: Chuyển sang hình thức sở hữu mới, Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần, Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên sẽ có những thay đổi trên mọi lĩnh vực. Và công tác Quản trị nhân lực là một trong những vấn đề trọng tâm, thể hiện ở các mặt sau (theo định hướng phát triển giai đoạn 2008-2010): Sắp xếp lại bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần theo hướng chuyên sâu, gọn nhẹ, hiệu quả. Bố trí cán bộ, lao động theo nguyên tắc phát huy năng lực của mỗi người, lấy hiệu quả công việc làm chính để phát triển Công ty, đảm bảo cạnh tranh với trên 500 Doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế và trên 3.000 Khách sạn trong toàn quốc. Tiếp tục thực hiện tinh giảm lao động, bộ máy thể hiện trách nhiệm trực tiếp cho cán bộ, đảm bảo chất lượng dịch vụ theo Nghị định 110 của Chính phủ. Giải quyết chính sách lao động dôi dư cho lao động lớn tuổi, trình độ năng lực làm việc kém không phù hợp với cơ chế quản lý của Công ty cổ phần. Tuyển dụng mới lao động trẻ, năng động, có đủ trình độ và năng lực để có thể áp dụng khoa học, công nghệ thông tin hiện đại vào kinh doanh và quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển Công ty. Để thực hiện được phương hướng trên, cần phải có những hoạt động cải tổ, điều chỉnh tổng hợp rất nhiều hoạt động liên quan đến công tác Quản trị nhân lực: Trong 2 tháng đầu năm 2008, Công ty tiến hành khảo sát lại lao động, xây dựng lại định mức lao động khoa học, hợp lý, chính xác hơn không chỉ của riêng bộ phận phục vụ phòng mà còn xây dựng thêm hệ thống mức phục vụ của bộ phận Nhà hàng. Thực hiện định biên lại lao động ở tất cả các bộ phận còn lại. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản quy định rõ, sát sao nội dung công việc, trách nhiệm, quyền hạn của từng chức danh công việc cũng như sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ giữa các chức danh với nhau theo hướng tận dụng tối đa khả năng, năng lực của người lao động từ đó thu hẹp số lượng lao động, đầu tư nâng cao chất lượng lao động về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và tin học. Đồng thời, đầy mạnh xây dựng ý thức tự giác, nghiêm túc trong kỷ luật lao động, lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp, phục vụ tận tình, chu đáo; xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển mà hiệu quả cao. Sau khi chính thức chuyển sang Công ty Cổ phần (năm 2008), Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên sẽ tiến hành thực hiện phương án sắp xếp lại lao động, phát triển lao động theo chiều sâu, giảm bớt số lượng lao động: Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh : 651 người. Trong đó nữ : 335 người. Số lao động nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động : 7 người. Số lao động hết hạn ký kết HĐLĐ : 0 người. Số lao động dôi dư : 39 người. Trong đó nữ : 30 người. Chia ra: + Số lao động thực hiện theo NĐ41/2002/NĐ-CP : 30 người. + Số lao động thực hiện theo Bộ luật Lao động : 9 người. Và trong những năm tiếp theo, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện giảm dần số lượng lao động để đảm bảo số người lao động là ít nhất mà hiệu quả công việc là cao nhất. Đây là một mục tiêu lớn, nhiều thử thách nhưng rất chính đáng của Hội đồng quản trị Công ty khi chuyển sang một cơ chế mới. Về công tác đào tạo, Công ty cũng có kế hoạch nâng cao trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Trung quốc cho tất cả những lao động trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Từng bước tin học hoá để tiến tới mô hình hoạt động và quản lý kinh doanh qua mạng, như: bộ phận phòng phối hợp với bộ phận lễ tân thực hiện các thủ tục check in và check out bằng hệ thống máy tính nối mạng. Bên cạnh đó, Phòng tổ chức hành chính phải tiến hành xây dựng và hoàn thiện quy chế trả lương mới với hệ thống tiền lương của Công ty độc lập với hệ thống thang bảng lương của Nhà nước quy định hiện đang áp dụng. Công tác tuyển mộ, tuyển chọn sẽ được tổ chức, thực hiện nghiêm túc, cẩn thận hơn để tuyển dụng được những người lao động có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu công việc: Không còn chính sách ưu tiên tuyển dụng con em cán bộ công nhân viên mà sẽ lựa chọn những người thực sự xứng đáng. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới khi Công ty sẽ sắp xếp lại lao động, thay thế dần những người lao động không phù hợp. Trên đây mới chỉ là những định hướng, mục tiêu mà Hội đồng quản trị đã vạch ra trong buổi họp đầu tiên sau Đại hội cổ đông về hoàn thiện Điều lệ hoạt động của Công ty. Do đó vẫn chưa có những kế hoạch cũng như các phương hướng, chương trình tổ chức thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, những nội dung nêu trên sẽ vẫn là những mục tiêu chính và quan trọng mà Ban lãnh đạo Công ty quan tâm tiến hành trong thời gian tới. II. Phỏng vấn lãnh đạo phòng Để nâng cao hiệu quả đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội, của người sử dụng lao động, khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh tế Quốc dân- nơi đào tạo và cung cấp cán bộ cho phòng Tổ chức – Nhân sự, Lao động – Tiền lương trong các tổ chức từ trước đến nay đang tổ chức nghiên cứu thăm dò nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các cơ quan doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi mong các Ông/ Bà bớt chút thời gian trả lời góp ý cho chúng tôi trong công tác đào tạo tới bằng cách đánh dấu x vào nơi lựa chọn. Xin cảm ơn Ông/ Bà. Câu 1: Theo Ông/ Bà cán bộ trong phòng hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của công việc và của Công ty chưa? Đáp ứng Chưa đáp ứng Lý do chưa đáp ứng: Đào tạo không đúng chuyên môn Tính chủ động trong công việc kém Các kiến thức đào tạo không phù hợp với thực tiễn yêu cầu Lý do khác: Câu 2: Trong số cán bộ về công tác ở phòng, theo Ông/ Bà, những cán bộ trình độ nào, được đào tạo ở đâu đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cơ quan doanh nghiệp Ông/ Bà ? Lấy từ thực tiễn công nhân lên Trình độ đại học Trình độ cao đẳng Trung cấp Trường Đại học KTQD Trường ĐH LĐXH Trường ĐH Luật Trường khác Câu 3: Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp đối với cán bộ làm công tác Tổ chức- Nhân sự, Lao động- tiền lương, theo Ông/ Bà cơ sở đào tạo chuyên ngành nên hướng vào: Đào tạo chuyên sâu (Đào tạo, tổ chức, cán bộ, tiền lương, thi đua) Đào tạo tổng hợp như hiện nay Đào tạo cao đẳng Đào tạo đại học Hệ chính quy Hệ tại chức Câu 4: Các đề xuất khác của Ông/ Bà đối với cơ sở đào tạo chuyên ngành: I. Phiếu điều tra phòng tổ chức - hành chính Tên Công ty: Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên Tên phòng: Phòng Tổ chức - Hành chính Thứ tự Chức danh Mảng công việc đang đảm nhận Số lợng Số năm đảm nhận mảng công việc Cấp đào tạo Chuyên môn, ngành đợc đào tạo Hệ đào tạo Trờng đào tạo Ghi chú 1 Trởng phòng Phụ trách chung 1 2 Phó phòng Tổ chức, thi đua khen thởng 1 Đại học Chính quy Đại học Luật 3 Phó phòng Lao động, tiền lơng 1 Đại học Chính quy Đại học S phạm, Đại học Bách Khoa 4 Nhân viên Lao động tiền lơng- Bảo hiểm xã hội 1 2 Cao đẳng Quản trị nhân lực Chính quy Đại học Lao động- Xã hội 5 Nhân viên Văn th, lu trữ 1 1 Cao đẳng Quản trị nhân lực Chính quy Đại học Lao động- Xã hội Tổng 5 Ngời điều tra Xác nhận của Trởng phòng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5874.doc
Tài liệu liên quan