Xác lập tỉ lệ thẩm mỹ ở răng trước người Việt

Qua khảo sát trên ảnh chụp 100 sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (41 nam,59 nữ), độ tuổi từ 18-28, về sự hiện diện của tỉ lệ vàng ở vùng răng trước hàm trên, nghiên cứu đạt được một số kết quả như sau: - Tỉ lệ chiều rộng so với chiều cao thân răng lâm sàng của các răng cửa giữa hàm trên có giá trị trung bình là 0,86 (86%). - Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên so với răng cửa giữa (R2/R1) có giá trị trung bình là 0,73 (73%). Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng nanh so với răng cửa bên (R3/R2) là 0,83-0,85 (83%-85%). - Các kích thước ở nam nhìn chung đều lớn hơn nữ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở chiều cao của hai răng cửa giữa hàm trên (p<0,05) và ở chiều rộng của răng nanh (p<0,01). Sự khác biệt về chiều rộng răng cửa giữa và răng cửa bên giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù các kích thước ở nam và nữ nhìn chung có sự khác biệt nhưng tỉ lệ các kích thước này lại giống nhau và có ý nghĩa thống kê ở tất cả các trường hợp. - Không tìm thấy sự hiện diện của tỉ lệ vàng ở vùng răng trước hàm trên. Và giới tính không ảnh hưởng đến việc có hay không sự hiện diện của tỉ lệ vàng. Trong nghiên cứu này, không tìm thấy mối liên hệ nào giữa tỉ lệ ở vùng răng trước hàm trên với các mô thức toán học, đặc biệt là tỉ lệ vàng - tỉ lệ đã được đề nghị như chỉ số lý tưởng mang lại tính thẩm mỹ, kết quả tương đồng với nhiều nghiên cứu được thực hiện trên những nhóm dân số khác nhau trên thế giới(3)(4)(7)(9). Điều này góp phần khẳng định tính đa dạng của tự nhiên, cái đẹp trong nha khoa không thể được xác định một cách toán học. Con người không nên được chuẩn hóa theo một cách nào đó(7). Mặc dù nha sĩ nên theo những nguyên tắc cơ bản trong quá trình điều trị, và các nhà nghiên cứu luôn nỗ lực không ngừng nhằm tìm kiếm những yếu tố khách quan trong việc đánh giá cũng như tái lập vẻ thẩm mỹ nói chung và thẩm mỹ nụ cười nói riêng, nhưng cái đẹp ở mỗi người rất khác nhau và nụ cười đặc trưng cho từng cá thể, gắn liền với đặc điểm tâm sinh lý của mỗi người, đó là điều không thể phủ nhận. Do đó, khi tái lập vẻ thẩm mỹ ở vùng răng trước nên chú ý những đặc trưng răng mặt ở từng người, tính đa dạng của các tỉ lệ răng tự nhiên, đặc biệt là đặc trưng văn hóa cũng như quan điểm về vẻ đẹp của mỗi người.

pdf10 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác lập tỉ lệ thẩm mỹ ở răng trước người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 XÁC LẬP TỈ LỆ THẨM MỸ Ở RĂNG TRƯỚC NGƯỜI VIỆT Văn Hồng Phượng*, Nguyễn Bích Vân* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu khảo sát vùng răng trước hàm trên về mặt hình thái, qua đó tìm hiểu sự hiện diện của tỉ lệ vàng, hi vọng sẽ góp phần cùng các nghiên cứu trước đây từng bước xây dựng những chuẩn mực mang tính khách quan phục vụ cho việc chẩn đoán và cải thiện thẩm mỹ nụ cười. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, khảo sát qua ảnh chụp kĩ thuật số trên 100 đối tượng (41 nam, 59 nữ), độ tuổi 18-28, là sinh viên Đại Học Y – Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Các ảnh chụp được chuyển vào máy vi tính để đo đạc bằng phần mềm AutoCAD và xử lý thống kê. Kết quả: - Giá trị trung bình của các tỉ lệ ở vùng răng trước hàm trên: + Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và răng cửa giữa (R2/R1) là 0,73 (73%).+ Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng nanh và răng cửa bên là 0,83-0,85 (83%-85%).+ Tỉ lệ chiều rộng/chiều cao của các răng cửa giữa hàm trên là 0,86 (86%). Kết luận: - Các kích thước ở nam nhìn chung đều lớn hơn nữ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở chiều cao của răng cửa giữa (p<0,05) và ở chiều rộng răng nanh (p<0,01). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở chiều rộng răng cửa giữa và răng cửa bên. Tuy nhiên, tỉ lệ các kích thước này lại giống nhau và có ý nghĩa thống kê ở tất cả các trường hợp. - Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở tỉ lệ đối tượng gần với tỉ lệ vàng giữa hai nhóm nam và nữ.- Không tìm thấy sự hiện diện của tỉ lệ vàng ở vùng răng trước hàm trên. ABSTRACT ESTHETIC PROPORTIONS OF THE MAXILLARY ANTERIOR TEETH IN VIETNAMESE Van Hong Phuong, Nguyen Bich Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 30 - 37 Objectives: Analyze the width to length ratio of the clinical crown of the upper central incisors (W/L) and the proportion of the mesiodistal width of the lateral incisors to that of the central incisors (LI/CI) and that of the cuspids to the lateral incisors (C/LI) (as they appeared on the frontal aspect of the maxillary anterior teeth). Compare the esthetic proportions of the maxillary anterior teeth in Vietnamese with the classical “golden proportion”. Materials and Methods: 137 dental students who are confident of their smile were examined order to some standard such as: No missing 8 maxillary anterior teeth, no interdental spacing or crowding, no anterior restoration, no history of orthodontic treatment. Using these criteria, 100 dental students (59 women and 41 men) from 18 to 28 years old were selected for evaluation. Standardized digital photographs of frontal aspect were taken. AutoCad 2007 software was used to measure the apparent mesiodistal width of the six maxillary anterior teeth separately and the length of the central incisor. Esthetic proportions of the maxillary anterior teeth were calculated. The data were statistically analyzed. Results: On frontal aspect: W/L: 0.86 ± 0.07, LI/CI: 0.73 ± 0.06, C/LI: 0.84 ± 0.1. The comparison between genders: All of the average measurements of men is greater than women. The length of the central incisors and the width of the cuspids were significantly greater in males (p<0.05 and p<0.01 respectively). Compared to the classical “golden proportion” (0.618), the central incisor appeared shorter or wider, the lateral incisors and the cuspids were more apparent. Conclusion: The results of this study should be considered in the restoration of the esthetic of the maxillary anterior teeth in Vietnamese. * Khoa RHM – ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh 31 ĐẶT VẤN ĐỀ Các răng trước hàm trên được xem như tâm điểm, là chìa khóa trong việc đánh giá và cải thiện vẻ thẩm mỹ của nụ cười. Tuy nhiên, thẩm mỹ mang tính chủ quan, vì thế các nhà khoa học luôn nỗ lực tìm kiếm những chuẩn mực - nguyên tắc mang tính khách quan, tạo sự dễ dàng, thống nhất trong việc đánh giá và phục hồi thẩm mỹ nha khoa nói chung và thẩm mỹ vùng răng trước hàm trên nói riêng(1,2,3). Tỉ lệ vàng - tỉ lệ của cái đẹp đã được đề nghị như một công cụ phân tích toán học nhằm cải thiện vẻ đẹp nụ cười dựa trên giả thuyết có mối liên hệ giữa nét đẹp trong tự nhiên và trong toán học. Vậy, tỉ lệ vàng là gì? Theo Euclid, tỉ lệ vàng tồn tại khi một đoạn thẳng được chia thành hai đoạn, tỉ số của phần nhỏ hơn với phần lớn hơn bằng với tỉ số của phần lớn hơn so với tổng thể. Tỉ số này xấp xỉ 0,618 (62%)(8). Áp dụng vào việc tái tạo nụ cười khi nhìn từ phía trước, răng cửa bên rộng khoảng 62% răng cửa giữa, răng nanh bằng 62% răng cửa bên. Mặc dù tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của tỉ lệ vàng trong nha khoa nói chung và trong thẩm mỹ nụ cười nói riêng nhưng tỉ lệ vàng xét trong mối quan hệ với vẻ đẹp của nụ cười mà tâm điểm là các răng trước hàm trên vẫn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đề tài này được thực hiện với mục đích khảo sát vùng răng trước hàm trên về mặt hình thái, qua đó tìm hiểu sự hiện diện của tỉ lệ vàng, hi vọng sẽ góp phần cùng các nghiên cứu trước đây, từng bước xây dựng những chuẩn mực mang tính khách quan phục vụ cho việc chẩn đoán và cải thiện thẩm mỹ nụ cười. Các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra như sau: 1. Xác định tỉ lệ chiều rộng/chiều cao thân răng lâm sàng của các răng cửa giữa hàm trên (xét trong mặt phẳng đứng ngang). 2. Xác định tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên so với răng cửa giữa và giữa răng nanh so với răng cửa bên (xét trong mặt phẳng đứng ngang). 3. Khảo sát sự phân bố các tỉ lệ trên theo giới tính. 4. Xác định phần trăm các đối tượng có các tỉ lệ ở vùng răng trước hàm trên có tỉ lệ vàng hay gần với tỉ lệ vàng. 5. Xác định có hay không mối quan hệ giữa tỉ lệ vàng với các tỉ lệ khảo sát ở người Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số chọn mẫu Sinh viên Đại học Y-Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Kĩ thuật chọn mẫu C chia ñoạn thẳng AB theo tỉ lệ vàng 32 Chọn mẫu thuận tiện không xác suất Cỡ mẫu 100 người (41 nam, 59 nữ) Tiêu chuẩn chọn mẫu - Tuổi từ 18 đến 28, người Việt Nam. - Phải có đủ 8 răng trước hàm trên (từ răng 14 đến răng 24) và mất không quá 4 răng trên toàn bộ hàm trên và hàm dưới (không tính răng 8). - 8 răng trước hàm trên (từ răng 14 đến răng 24) tương đối nguyên vẹn về hình thái giải phẫu: + Không mòn bất thường, không bị mẻ + Không trám, không dị dạng. - Không có chấn thương hàm mặt, các dị hình hàm mặt hay phẫu thuật vùng hàm mặt trước đó. - Không có chỉnh hình răng mặt hoặc giải phẫu thẩm mỹ vùng hàm mặt trước đó. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả Phương tiện nghiên cứu - Máy ảnh kĩ thuật số Canon, loại SLR, hiệu EOS 300D, 6.3MP, ống kính 35mm, có khoảng tiêu cự 28-105mm và hệ thống flash đi kèm. - Máy vi tính với phần mềm đo đạc AutoCAD 2007. - - Giá cố định đầu có gắn thước chia vạch milimet nằm trong mặt phẳng ngang. Thước này có thể điều chỉnh vị trí lên xuống, trước sau, dùng để kiểm tra độ phóng đại của ảnh và xác định kích thước thật của các số đo trên hình sau này (máy chụp phim toàn cảnh ở bộ môn tia X- khoa RHM - ĐH Y-Dược TPHCM). - Giá đỡ máy ảnh: có thể điều chỉnh lên xuống từng milimet để cho điểm AF (auto focus) trên ống kính máy ảnh ngang mức với điểm lấy nét. Máy ảnh được cố định bằng ốc vặn vào giá đỡ. Giá đỡ được thiết lập song song với mặt phẳng nằm ngang. 33 Giá giữ đầu máy chụp phim có gắn thước chia vạch milimet Máy ảnh được cố định trên giá đỡ nằm ngang Phương pháp thực hiện: - Dùng phiếu thăm dò (bộ câu hỏi) để chọn lựa đối tượng phù hợp. - Các đối tượng phù hợp sẽ được khám dựa theo những tiêu chuẩn đã đề ra nhằm chọn lọc các đối tượng thật sự phù hợp với nghiên cứu. - Chụp ảnh cận cảnh khuôn mặt nhìn thẳng của đối tượng ở tư thế cắn khớp trung tâm (có cây banh miệng). - Đo đạc các số liệu cần thiết bằng phần mềm AutoCAD 2007. - Xử lý và phân tích số liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2003, SPSS v.10. * Phiếu thăm dò Phát cho các sinh viên. Đối tượng phù hợp là những người quan tâm đến nghiên cứu và tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu. * Khám Theo các tiêu chuẩn chọn mẫu đã đề ra * Kĩ thuật chụp ảnh + Chuẩn bị máy ảnh: - Qui trình chụp ảnh được chuẩn hóa và giống nhau cho tất cả các lần chụp. - Máy ảnh kĩ thuật số với tiêu cự để ở 105mm, khẩu độ và tốc độ tự động phù hợp với ánh sáng trong phòng. - Máy được cố định trên giá đỡ máy ảnh. Trục dọc ống kính máy ảnh vuông góc với đường thẳng nối hai điểm Orbital và song song với mặt phẳng nằm ngang. Máy ảnh được điều chỉnh cho tâm ống kính cùng cao độ với điểm lấy nét, thể hiện qua điểm AF trên khung ngắm máy ảnh trùng với điểm lấy nét. - Khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng là 1,5m sao cho khuôn mặt nhìn thẳng của đối tượng chụp nằm trọn trong khung ngắm. + Chuẩn bị đối tượng chụp ảnh - Xác định điểm Orbital, dùng bút chấm một điểm nhỏ để đánh dấu - Đối tượng đứng thẳng, hai tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn thẳng hướng về ống kính máy ảnh. - Nút tai của giá giữ đầu máy chụp phim được cài vào lỗ ống tai ngoài của đối tượng, điều chỉnh sao cho ba điểm: bờ trên lỗ ống tai ngoài, điểm dưới ổ mắt, điểm định vị phía mũi của máy chụp phim tia X nằm trên cùng một đường thẳng. Như vậy, đầu đối tượng được cố định ở vị trí mặt phẳng Frankfort song song với sàn nhà. 34 Chấm điểm chuẩn Orbital Điều chỉnh đầu đối tượng sao cho mặt phẳng Frankfort song song sàn nhà + Chụp cận cảnh khuôn mặt nhìn thẳng: - Chụp ở tư thế cắn khớp trung tâm có cây banh miệng. - Điểm ngắm lấy nét: điểm định vị phía mũi của cây chống mũi máy chụp phim tia X. Chụp ở tư thế cắn khớp trung tâm có cây banh miệng - Trước và trong khi chụp hình, tạo không khí thoải mái, thân thiện giữa người chụp ảnh với đối tượng được chụp - Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong phòng chụp và flash của máy ảnh. - Tất cả các đối tượng đều do một người chụp. * Thực hiện đo đạc - Dữ liệu là ảnh chụp cận cảnh khuôn mặt ở tư thế cắn khớp trung tâm có cây banh miệng. - Lưu tất cả các hình ảnh chụp được vào máy vi tính. - Sử dụng phần mềm AutoCAD để đo đạc với độ chính xác gần 0,1mm. 35 - Tất cả việc đo đạc được thực hiện bởi một người đã được tập huấn trước, có tính kiên định cao. Thiết lập độ tin cậy: + Chọn ngẫu nhiên 30% tấm ảnh để đo lại lần hai vào một ngày khác. + So sánh các số liệu đo lại lần hai với lần đầu bằng phép kiểm thống kê Cronbach’s alpha nhằm xác định độ kiên định của người đo. + Độ tin cậy giữa hai lần đo được chấp nhận khi α>=0,7 Đo chiều rộng gần xa của mỗi răng từ răng nanh bên này đến răng nanh bên kia (trong mặt phẳng đứng ngang). Chiều rộng gần xa: là khoảng cách rộng nhất giữa cạnh gần và cạnh xa của mỗi răng trên đường thẳng góc với trục dọc. Đo chiều cao thân răng cửa giữa hàm trên trong mặt phẳng đứng ngang. Chiều cao thân răng: Là khoảng cách lớn nhất từ bờ cắn của răng cửa giữa đến đường viền nướu, trên đường thẳng song song với trục dọc. Sơ đồ các kích thước cần đo * Xử lý và phân tích số liệu Xử lý và phân tích số liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2003, SPSS 10. - Tính tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao thân răng cửa giữa. - Tính tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và răng cửa giữa (R2/R1), giữa răng nanh và răng cửa bên (R3/R2). - So sánh các số liệu giữa nam và nữ bằng phép kiểm t (Independent-samples T- test) - Xác định có hay không sự khác biệt về tỉ lệ đối tượng có tỉ lệ vàng hay gần với tỉ lệ vàng giữa nam và nữ bằng phép kiểm chi bình phương. - Xác định có hay không mối liên hệ giữa tỉ lệ vàng với tỉ lệ chiều rộng/chiều cao các răng cửa giữa hàm trên và giữa tỉ lệ vàng với tỉ lệ về chiều rộng giữa các răng trước hàm trên bằng phép kiểm t (One-sample T-test). KẾT QUẢ Chiều cao của hai răng cửa giữa hàm trên thay đổi nhiều hơn (khoảng tin cậy 9,83- 10,16 và 9,84- 10,17) so với chiều rộng sáu răng trước hàm trên. Điều đó chứng tỏ chiều cao các răng cửa giữa thay đổi nhiều theo từng cá thể. Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và răng cửa giữa (R2/R1) có giá trị trung bình là 0,73 (73%). Trong khi đó, tỉ lệ về chiều rộng giữa răng nanh so với răng cửa bên là 0,83-0,85 (83%-85%). Tỉ lệ chiều rộng so với chiều cao của các răng cửa giữa hàm trên có giá trị trung bình được ghi nhận là 0,86 (86%). C . c ao C. 36 Các kích thước ở nam nhìn chung đều lớn hơn nữ, điều này phù hợp với vóc dáng cơ thể nói chung. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở chiều cao của hai răng cửa giữa hàm trên (p<0,05) và ở chiều rộng của răng nanh (p<0,01). Sự khác biệt về chiều rộng răng cửa giữa và răng cửa bên giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù các kích thước ở nam và nữ nhìn chung có sự khác biệt nhưng tỉ lệ các kích thước này lại giống nhau và có ý nghĩa thống kê ở tất cả các trường hợp. Kiểm định chi bình phương cho kết quả p>0,05 ở tất cả các trường hợp, điều đó cho thấy giới tính không có liên quan đến mức độ gần với tỉ lệ vàng của tỉ lệ về chiều rộng giữa các răng trước hàm trên. Tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của răng cửa giữa hàm trên và tỉ lệ về chiều rộng giữa các răng trước hàm trên khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ vàng (p<0,001). BÀN LUẬN Sự khác biệt về mặt kích thước giữa nam và nữ đã được ghi nhận, ở nam các răng trước hàm trên dài và rộng hơn so với nữ. Với phương pháp đo đạc trên mẫu hàm, Gillen và cộng sự (1994)(3) đã báo cáo rằng các răng trước hàm trên ở nam dài và rộng hơn so với nữ ở cả dân da trắng lẫn da đen. Tương tự, Sterrett (1999)(11) thấy chiều rộng và chiều cao trung bình thân răng lâm sàng của các răng trước hàm trên ở nam lớn hơn so với kích thước ở nữ đối với dân da trắng. Khi khảo sát trên nhóm dân số Thổ Nhĩ Kì bằng phương pháp đo trên ảnh chụp, Hasanreisoglu (2004)(4) cũng tìm thấy kết quả tương tự, răng cửa giữa và răng nanh thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu này, tất cả các kích thước ở nam đều lớn hơn nữ, trong đó giá trị trung bình của chiều rộng răng nanh và chiều cao răng cửa giữa khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai giới (p<0,05), răng cửa giữa lớn nhất ở cả hai giới. Những phát hiện này đều thống nhất với các nghiên cứu liên quan. Tuy nhiên, không thấy sự khác biệt về chiều rộng của răng cửa giữa và răng cửa bên ở hai giới. Tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao thân răng được chấp nhận là yếu tố tham khảo ổn định nhất, nó cho thấy sự khác biệt ít nhất giữa hai giới và giữa các răng(4). Gillen (1994)(3) cho rằng tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao răng cửa giữa hàm trên không ảnh hưởng bởi giới tính ở cả dân da trắng lẫn da đen. Điều đó tương đồng với kết quả được ghi nhận, tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao răng cửa giữa hàm trên ở nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của răng cửa giữa hàm trên trong khoảng 84%-87% so với tỉ lệ 76%-86% đã được ghi nhận trong y văn nha khoa(11). Tỉ lệ này ở cả hai giới hơi lớn hơn so với những đề nghị trong các nghiên cứu trước đây. Điều đó thể hiện các răng cửa giữa hàm trên của nhóm dân số nghiên cứu có dạng hơi vuông hơn tùy theo răng ngắn hơn hay rộng hơn so với nhóm dân số khác. Giá trị trung bình của tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của răng cửa giữa hàm trên được ghi nhận trong nghiên cứu này là 0,84-0,85 ở nam và 0,87 ở nữ. Với cùng phương pháp nghiên cứu, Hasanreisoglu (2004)(4) ghi nhận tỉ lệ này ở nam là 0,89 và ở nữ là 0,91. Sterrett JD (1998)(11) nghiên cứu trên nhóm dân số người Mỹ bằng cách đo trên mẫu hàm cho kết quả với giá trị trung bình của tỉ lệ này là 0,85 ở nam và 0,86 ở nữ. Một số tác giả đề nghị tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao răng cửa giữa hàm trên trong khoảng 75%-78% được ưa thích hơn(12). Điều đó chứng tỏ rằng các răng trước hàm trên, đặc biệt là răng cửa giữa hàm trên nên có tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao gần bằng 37 80% để đạt được sự thể hiện tốt nhất về mặt thẩm mỹ. Ở đây, tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao răng cửa giữa hàm trên vượt quá 80% được đề nghị như là chỉ số lý tưởng cho sự thể hiện một cách lôi cuốn ở cả nam và nữ. Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa giữa và răng nanh so với răng cửa bên có giá trị trung bình được ghi nhận là 1,35-1,37 (R1/R2) và 0,84-0,87 (R3/R2) ở nam; 1,37 (R1/R2) và 0,82-0,84 (R3/R2) ở nữ. Trong khi đó, với cùng phương pháp nghiên cứu, Ufuk Hasanreisoglu và cộng sự (2004)(4) khảo sát trên nhóm dân số Thổ Nhĩ Kì cho kết quả 1,52 (R1/R2) và 0,80 (R3/R2) ở nam; 1,54 (R1/R2) và 0,78 (R3/R2) ở nữ. Như vậy, nhìn chung, khi nhìn từ trước răng cửa giữa của nhóm dân số Thổ Nhĩ Kì sẽ trông rộng hơn và răng nanh trông hẹp hơn so với nhóm dân số người Việt. Điều này có thể giải thích là do chiều rộng răng cửa giữa của nhóm dân số Thổ Nhĩ Kì rộng hơn, răng nanh hẹp hơn; hay có thể do cung răng của nhóm dân số Thổ Nhĩ Kì hẹp hơn làm cho sự chuyển tiếp các răng trở nên đột ngột hơn so với nhóm dân số người Việt. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu được thực hiện trên các nhóm dân số khác nhau(2,5,9). Tỉ lệ vàng khi được áp dụng ở vùng răng trước hàm trên, cho thấy rằng nếu chiều rộng nhìn thấy được của mỗi răng trước gần 62% kích thước của răng gần kề nó, lúc đó nó sẽ đạt được vẻ thẩm mỹ(6,7). Kết quả nghiên cứu không tìm thấy sự hiện diện của tỉ lệ vàng ở tỉ lệ về chiều rộng giữa các răng trước hàm trên. Với sự thừa nhận có sự tồn tại khái niệm tỉ lệ vàng ở vùng răng trước hàm trên; ở cả nam và nữ, răng cửa giữa trông hẹp hơn, răng nanh rộng hơn khi so sánh với răng cửa bên ngăn cản việc đạt được tỉ lệ vàng. Hơn nữa, một số tác giả tin rằng tỉ lệ vàng xuất hiện ở nụ cười thẩm mỹ(5). Trong nghiên cứu, nụ cười thẩm mỹ không là tiêu chuẩn để chọn đối tượng, do đó khó làm sáng tỏ việc thiếu vắng tỉ lệ vàng trong nhóm này. Trong nghiên cứu khảo sát sự ưa thích của nha sĩ Bắc Mỹ về tỉ lệ chiều rộng giữa các răng trước hàm trên, Ward (2007)(12) nhận thấy nụ cười với chiều dài răng bình thường, tỉ lệ 70% được ưa thích. Trong nghiên cứu Internet-based, Rosenstiel và cộng sự (2000)(10) đã báo cáo rằng đối với thân răng dài, tỉ lệ vàng 62% được ưa thích hơn; trong khi đó, tỉ lệ 80% được đề nghị sử dụng đối với các thân răng ngắn hoặc rất ngắn. Các tác giả trên cho rằng khi sử dụng tỉ lệ 62% đến 80% cho vùng răng trước hàm trên dựa vào độ lệch so với chiều dài bình thường giúp xác lập tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều được thực hiện bằng cách biến đổi các tỉ lệ ở vùng răng trước hàm trên thông qua chương trình xử lý ảnh của máy tính, không phải có được từ việc khảo sát dựa trên bộ răng tự nhiên. Ngoài ra, các nghiên cứu khảo sát trên bộ răng tự nhiên của các nhóm dân số khác nhau đều không thấy sự tồn tại của tỉ lệ vàng hay bất cứ tỉ lệ liên tiếp nào liên quan đến những tỉ lệ đã được đề nghị. Điều đó tương đồng với kết quả được ghi nhận trong nghiên cứu này. Như vậy, câu hỏi đặt ra là có nên áp dụng những mô thức toán học, đặc biệt là tỉ lệ vàng vào việc tái lập vẻ thẩm mỹ vùng răng mặt nói chung và thẩm mỹ nụ cười nói riêng hay không? Vì qua nghiên cứu của nhiều tác giả đều không tìm thấy sự hiện diện của tỉ lệ vàng ở vùng răng trước hàm trên ở bộ răng tự nhiên của nhiều nhóm dân số khác nhau. Có lẽ cần phối hợp thêm nhiều nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá sự thu hút của các chuẩn tỉ lệ khác nhau ở vùng răng trước hàm trên, đặc biệt là tìm hiểu mối tương quan giữa các tỉ lệ này với các cấu trúc vùng răng mặt, để có thể có cái nhìn sâu rộng và toàn diện hơn trong việc 38 mang lại nụ cười tự tin và thu hút cho bệnh nhân. Đúng như nhận định của Hoàng Tử Hùng (2003): “Công việc của thầy thuốc nha khoa có vẻ không “cao siêu” và “quan trọng” lắm, nhưng đó là công việc can thiệp đến một trong những vùng nhạy cảm nhất của con người, cả về khía cạnh sinh học và chức năng lẫn khía cạnh nhân văn và xã hội”. KẾT LUẬN Qua khảo sát trên ảnh chụp 100 sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (41 nam,59 nữ), độ tuổi từ 18-28, về sự hiện diện của tỉ lệ vàng ở vùng răng trước hàm trên, nghiên cứu đạt được một số kết quả như sau: - Tỉ lệ chiều rộng so với chiều cao thân răng lâm sàng của các răng cửa giữa hàm trên có giá trị trung bình là 0,86 (86%). - Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên so với răng cửa giữa (R2/R1) có giá trị trung bình là 0,73 (73%). Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng nanh so với răng cửa bên (R3/R2) là 0,83-0,85 (83%-85%). - Các kích thước ở nam nhìn chung đều lớn hơn nữ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở chiều cao của hai răng cửa giữa hàm trên (p<0,05) và ở chiều rộng của răng nanh (p<0,01). Sự khác biệt về chiều rộng răng cửa giữa và răng cửa bên giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù các kích thước ở nam và nữ nhìn chung có sự khác biệt nhưng tỉ lệ các kích thước này lại giống nhau và có ý nghĩa thống kê ở tất cả các trường hợp. - Không tìm thấy sự hiện diện của tỉ lệ vàng ở vùng răng trước hàm trên. Và giới tính không ảnh hưởng đến việc có hay không sự hiện diện của tỉ lệ vàng. Trong nghiên cứu này, không tìm thấy mối liên hệ nào giữa tỉ lệ ở vùng răng trước hàm trên với các mô thức toán học, đặc biệt là tỉ lệ vàng - tỉ lệ đã được đề nghị như chỉ số lý tưởng mang lại tính thẩm mỹ, kết quả tương đồng với nhiều nghiên cứu được thực hiện trên những nhóm dân số khác nhau trên thế giới(3)(4)(7)(9). Điều này góp phần khẳng định tính đa dạng của tự nhiên, cái đẹp trong nha khoa không thể được xác định một cách toán học. Con người không nên được chuẩn hóa theo một cách nào đó(7). Mặc dù nha sĩ nên theo những nguyên tắc cơ bản trong quá trình điều trị, và các nhà nghiên cứu luôn nỗ lực không ngừng nhằm tìm kiếm những yếu tố khách quan trong việc đánh giá cũng như tái lập vẻ thẩm mỹ nói chung và thẩm mỹ nụ cười nói riêng, nhưng cái đẹp ở mỗi người rất khác nhau và nụ cười đặc trưng cho từng cá thể, gắn liền với đặc điểm tâm sinh lý của mỗi người, đó là điều không thể phủ nhận. Do đó, khi tái lập vẻ thẩm mỹ ở vùng răng trước nên chú ý những đặc trưng răng mặt ở từng người, tính đa dạng của các tỉ lệ răng tự nhiên, đặc biệt là đặc trưng văn hóa cũng như quan điểm về vẻ đẹp của mỗi người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fayyad MA (2006), “Geometric and Mathematical proportions and their relations to maxillary anterior teeth”, The Journal of contemporary dental practice, 7 (5). 2. Gillen RJ, Schwartz RS, Hilton TJ (1994), “An analysis of selected normative tooth proportion”. Int J Prosthodont, 7, pp.410–417. 3. Hasanreisoglu U, Berksun S, Aras K, Arslan I (2005), “An analysis of maxillary anterior teeth: Facial and dental proportions”, The journal of prosthetic dentistry, 94 (6), pp.530-8. 4. Levin EI (1978), “Dental esthetics and the golden proportion”, J Prosthet Dent, 40, pp.244–252. 39 5. Livio M (2002), “The golden ratio and aesthetics”, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007). 6. Lombardi RE (1973), “The principles of visual perception and their clinical application to denture esthetics”, J Prosthet Dent, 29, pp.358–382. 7. Mahshid M (2004), “Evaluation of “Golden proportion” in individuals with an esthetic smile”, J Esthet Restor Dent, 16, pp.185_193. 8. Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Tử Hùng (2001), Khảo sát đặc điểm đo đạc vùng mặt của trẻ 7 tuổi trên ảnh chụp thẳng và chụp nghiêng bằng máy ảnh kĩ thuật số, Luận văn thạc sĩ y học khoa RHM, ĐHYD TPHCM. 9. Preston JD (1993), “The golden proportion revis-ited”, J Esthet Dent, 5, pp.247–251. 10. Rosenstiel SF, Ward DH, Rashid RG (2000), “Dentist’s preferences of anterior tooth pro-portion—a Web-based study”, J Prosthod, 9, pp.123–136. 11. Sterrett JD (1999), “Width/length ratios of normal clinical crowns of the maxillary anterior dentition in man”, J Clin Periodontol, 26, pp.153_157. 12. Ward DH (2001), “Proportional smile design using the recurring esthetic dental (RED) proportion”, Dent Clin North Am, 45, pp.143–155.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxac_lap_ti_le_tham_my_o_rang_truoc_nguoi_viet.pdf
Tài liệu liên quan