Xây dựng và phát triển khu chế xuất Linh Trung 1 theo định hướng Khu công nghiệp xanh

Công ty Liên doanh Sepzone Linh Trung sau nhiều năm hoạt động đã và đang đạt được những thành quả nhất định. Từ những khó khăn ban đầu đã dần hoàn thiện mình và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đã tạo được công ăn, việc làm ổn định cho hàng trăm nghìn công nhân từ mọi miền của đất nước. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục nổ lực hoàn thiện mình và thực hiện những định hướng mới trong tương lai. Duy trì và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 và tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001. Công ty Sepzone Linh Trung cần phối hợp tốt với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên ngành có kế hoạch từng bước chuyển đổi các doanh nghiệp thuê đất hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cấp công nghệ kỹ thuật hiện đại, ứng dụng sản xuất sạch hơn, sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm thiểu chất thải trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu, phế thải giữa các doanh nghiệp. Nâng cấp các hệ thống xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải) cục bộ theo các công nghệ hiện đại, thiết lập hệ thống phòng chống sự cố môi trường, hạn chế thấp nhất các sự cố có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ KCX – KCN đối với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh khối lượng và nồng độ chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) vượt quá dự báo so với hồ sơ đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

doc67 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng và phát triển khu chế xuất Linh Trung 1 theo định hướng Khu công nghiệp xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Nước thải sinh hoạt được hòa lẫn với nước thải sản xuất nhằm hòa trộn các chất dinh dưỡng có trong nước thải sinh hoạt với nước thải sản xuất, đảm bảo cho quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đạt hiểu quả cao mà không cần sử dụng nhiều hóa chất. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn: Hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phát sinh bằng cách tận dụng lại các loại phế phẩm để tái sử dụng lại. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung của công nhân viên, ban hành các nội quy về bảo vệ môi trường để công nhân viên thực hiện. Đặt các thùng rác tại khu vực văn phòng và tại khuôn viên xung quanh các nhà xưởng để công nhân viên bỏ rác vào tránh tình trạng vứt rác bừa bãi. Lượng rác sinh hoạt được công ty thuê các đơn vị vệ sinh công cộng thu gom và đưa về xử lý tại bãi rác của khu vực. Chất thải từ quá trình xử lý là bùn cặn từ bể tự hoại của hệ thống xử lý nước thải tập trung được Sepzone Linh Trung định kỳ thuê các đơn vị dịch vụ hút và mang đi xử lý. Chất thải rắn sản xuất không nguy hại được thu gom, phân loại và lưu trữ trong kho chứa riêng, một phần trả lại cho nhà cung cấp hoặc tái sử dụng, phần còn lại được Sepzone Linh Trung thuê các đơn vị vệ sinh công cộng đến vận chuyển và xử lý theo quy định. Chất thải rắn nguy hại được thu gom và lưu trữ đúng theo quy định, định kỳ tổ chức đốt hoặc thuê đơn vị có chức năng đem đi xử lý. Sepzone Linh Trung thực hiện quản lý chất thải rắn tuân thủ theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 và quyết định số 23/2006/QĐ.BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nguồn lực môi trường: Tổng vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư cho dự án môi trường là 4.091.359,39 USD. Sản phẩm, dịch vụ về môi trường của công ty LD Sepzone Linh Trung là nước sạch, nước thải đã qua xử lý, sản phẩm được bảo quản ở nơi phù hợp. Công nghệ – thiết bị sản xuất: Nhà máy xử lý nước sạch công suất 3000 m3/ngày. Nhà máy xử lý nước thải công suất 5000m3/ngày, được thiết kế theo công nghệ sinh học dạng mẻ (SBR). Nhân lực: Trình độ nhận thức về môi trường: có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, tiết kiệm năng lượng, chấp hành qui định bảo vệ môi trường. Trình độ tác nghiệp quản lý môi trường: có khả năng đáp trả, phản ứng kịp thời tai nạn, sự cố môi trường. Đại Diện Lãnh Đạo về môi trường với trách nhiệm và quyền hạn cụ thể như sau: Trách nhiệm: Bảo đảm việc thiêt lập, ứng dụng và duy trì tình hình hoạt động của hệ thống môi trường ISO 14001-2004 có hiệu lực và hiệu quả. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên trong Công ty. Báo cáo cho Ban Tổng Giám Đốc về kết quả hoạt động và nhu cầu cải tiến của hệ thống quản trị môi trường theo kế hoạch. Quyền hạn: Giúp Ban Tổng Giám Đốc trong việc xây dựng chính sách môi trường. Phối hợp với các bộ phận trong việc xây dựng mục tiêu môi trường của công ty. Liên hệ với các tổ chức bên ngoài về các vấn đề liên quan môi trường. Đề xuất các thay đổi của hệ thống quản lý môi trường khi cần thiết. Theo dõi việc thực hiện các tác nghiệp về môi trường. Tổ chức công việc quản lý, lưu trữ tài liệu môi trường ở tất cả các bộ phận. KHO Ban Tổng Giám đốc công ty: Quyền hạn - nhiệm vụ: Thiết lập chính sách và mục tiêu môi trường của công ty, chỉ đạo và kiểm sóat việc thực hiện các chương trình môi trường của công ty. Trách nhiệm: bảo đảm họat động của công ty tuân thủ các yêu cầu và qui định về môi trường của pháp luật và các bên liên quan; bảo đảm cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn lực để cán bộ, nhân viên thực hiện chính sách, mục tiêu và các chương trình môi trường; báo cáo và phổ biến thông tin về thành quả môi trường của công ty. Trưởng, phó các phòng ban: Quyền hạn - nhiệm vụ: thực hiện và chỉ đạo thực hiện chính sách, mục tiêu và các chương trình môi trường của công ty trong phạm vi quyền hạn; chỉ đạo và kiểm soát việc thực hiện các tác nghiệp có tác động đến môi trường; không ngừng nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường. Trách nhiệm: bảo đảm họat động của đơn vị tuân thủ các yêu cầu, qui định, chính sách về môi trường của công ty, pháp luật các bên liên quan; bảo đảm các sự cố môi trường được ngăn ngừa hoặc xử lý kịp thời và có hiệu quả; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực dành để bảo vệ môi trường; báo cáo thông tin môi trường cho Ban tổng giám đốc và phổ biến thông tin về thành quả môi trường cho cán bộ, nhân viên. Công tác quản lý cơ sở hạ tầng: Quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn: Nhân công: 50 người. Lịch thu dọn: từ 7:30 đến 12:00 và từ 13:30 đến 16:00 mỗi ngày. Địa điểm thu dọn: nơi chứ rác ở bên trong từng công ty và các thùng rác đặt dọc các đường trong KCX Linh Trung 1. Phương tiện thu dọn: gồm 06 xe tải có tải trọng từ 2.5 tấn đến 5 tấn. Chủng loại rác thu dọn: gồm rác sinh hoạt và rác công nghiệp. Hiện nay, rác thu gom được phân thành hai loại như sau: Rác sinh hoạt: được chứa riêng trong các thùng rác và được thu gom mỗi ngày. Rác công nghiệp: được để tại nơi chứa rác riêng ở từng công ty và được thu gom hằng ngày hoặc theo yêu cầu của các công ty. Việc ghi chú, xác nhận khối lượng rác thu gom do Ban Điều Hành KCX Linh Trung 1 và bảo vệ các công ty thực hiện vào mỗi lần thu dọn và là căn cứ tính khối lượng rác vào cuối mỗi tháng. Việc chứa rác, phân loại rác phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và phòng cháy chữa cháy. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tương đối tốt, đảm bảo thu gom và xử lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp phát sinh trong toàn KCX Linh Trung 1. Đơn vị được giao xử lý là công ty Môi Trường Đô Thị Tp. HCM đáp ứng tốt các yêu cầu về vận chuyển và xử lý chất thải rắn đúng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Rác sinh họat Trạm trung chuyển Cty Môi Trường Đô Thị TP.HCM Các công ty KCX LT 1 Sepzone Linh Trung Bãi rác Phước Hiệp Rác thải CN Phế liệu Bán vào nội địa Hình 3: sơ đồ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp của KCX Linh Trung 1 Quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm: Hệ thống đường ống cấp nước ngầm trong khu: Hệ thống cấp nước ngầm trong khu là một vòng khép kín đảm nhiệm việc cấp nước sinh hoạt, sản xuất đến toàn bộ các xí nghiệp và nhà máy trong KCX ngoài ra còn cấp đến cho hệ thống trụ cứu hỏa PCCC (bao gồm cả khu 52ha và khu 8ha). Hệ thống cấp nước trong khu nhận nguồn nước từ nhà máy nước Thủ Đức và nước giếng khai thác trong khu đã được xử lý. Trên các tuyến đường ống có lắp đặt các van phân đoạn và các trụ cứu hỏa để phục vụ cho công tác sửa chữa hoặc chữa cháy. Nước cấp đến các nhà máy, xí nhgiệp trong khu được lấy từ tuyến đường ống chính của hệ thống ngầm và được dẫn qua thiết bị đo đếm, sau đó cấp đến nhà máy. Cấu tạo của hệ thống đường ống cấp đến nhà máy như sau: Van phân đoạn Van phân đoạn giữa nhánh rẽ và hệ thống ngầm Đường ống chính hệ thống ngầm Doanh nghiệp Van một chiều Thủy lượng kế Van phân đoạn Hình 4 : sơ đồ hệ thống cấp nước KCX Linh Trung 1 Vận hành và khắc phục sự cố xảy ra trên hệ thống đường ống cấp nước ngầm: Vận hành: Công tác vận hành như sau: Vào ngày thứ hai và thứ sáu hàng tuần kiểm tra và ghi nhận chỉ số tất cả lưu lượng kế tại các nhà máy, lưu lượng kế tổng và lượng nước giếng khai thác. Vào các ngày còn lại thuờng xuyên kiểm tra lưu lượng kế tại các nhà máy có tiêu thụ lượng nước lớn như : Freetrend 1, Freetrend 5, Freetrend 6, Freetrend 8, Fenix, Thái Thuận, Yujin Vina, Charm Ming, Sung Shin, Jye shing, Kollan, Saigon Precision, Nissei nhằm kịp thời khắc phục các sự cố thất thoát nguồn nước, đảm bảo các doanh nghiệp có đủ nguồn nước sạch để hoạt động ổn định. Hàng ngày lấy mẫu và kiểm tra tại Nhà máy xử lý nước cấp các chỉ tiêu PH, Clo và các thông số khác nếu cần thiết. Xử lý sự cố: Khi có sự cố trên hệ thống đường ống cấp nước ngầm trong khu, trình tự các bước khắc phục sự cố như sau : Trước hết cần phải xác định vị trí xảy ra sự cố thuộc về đường ống chính hay là thuộc về các nhánh rẽ đến các nhà máy. Trong trường hợp vị trí xảy ra sự cố thuộc về các nhánh rẽ đến các nhà máy thi chỉ khóa van ngay tại vị trí nhánh rẽ ra từ đường ống cung cấp chính đến thủy lượng kế hoặc các van phận đoạn tại thủy lượng kế. Trong trường hợp vị trí xảy ra sự cố thuộc về đường ống chính thì cần phải gọi người hổ trợ và khóa các van phân đoạn trên tuyến đường ống xảy ra sự cố đồng thời báo cáo ngay cho người phụ trách để sớm có biện pháp khắc phục sự cố. Hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt – sản xuất đến các doanh nghiệp Nguồn nước từ giếng khai thác về bể xử lý Nguồn Nước Cấp Từ Nhà Máy Nước Thủ Đức Nước sau xử lý trong bể được bơm hoà vào mạng cung câp BỂ XỬ LÝ Nhà vận hành hoá chất dùng xử lý nước SODA + CLO Nguồn Nước Cấp Từ Nhà Máy Nước Thủ Đức Nhà vận hành hoá chất dùng xử lý nước SODA + CLO Nhà kho chứa hóa chất và nhà nghỉ SODA + CLO Nước sau xử lý vào bể chứa BỂ CHỨA 2000m3 BỂ XỬ LÝ BỂ CHỨA 2000m3 Hình 5: sơ đồ khối về nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp nước KCX Linh Trung 1 (nguồn Sepzone Linh Trung) Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt và sản xuất tại KCX Linh Trung 1 được cấp bởi hai nguồn nước: một nguồn lấy từ nhà máy nước Thủ Đức (chiếm khoảng 60% tổng lượng nước tiêu thụ) và một nguồn lấy từ nhà máy xử lý nước đặt tại lô 42 (chiếm khoảng 40% tổng lượng nước tiêu thụ). Nguồn nước giếng được khai thác từ 8 giếng bơm được phân bố đều trên DT KCX Linh Trung 1 và được tập trung về nhà máy xử lý nước sạch. Tại đây, lượng nước này được xử lý và đưa vào hai bể chứa có thể tích 2000m3 và sau đó được bơm đi hòa chung vào nguồn nước của thủy cục để cung cấp cho toàn khu sử dụng. Nguyên lý hoạt động hệ thống xử lý nước giếng: Nguồn nước giếng khai thác từ các giếng bơm được tập trung về nhà máy xử lý nước đặt tại lô 42 KCX Linh Trung 1. Tất cả các giếng bơm có công suất khác nhau và được phân bố trên phần diện tích KCX Linh Trung 1 và có công suất khai thác vào khoảng 2000m3/ngày. Tại nhà máy xử lý nước, nguồn nước giếng tập trung về được bơm Soda vào để nâng nồng độ pH lên giá trị đạt yêu cầu và sau đó đưa qua hai bể lọc để xử lý hàm lượng sắt, phèn Sau khi qua bể lọc nước được bơm Clorine vào trước khi đến hai bể chứa 2000m3. Thu gom, xử lý nước thải của các doanh nghiệp: Nhà máy xử lý nước thải (XLNT) –KCX Linh Trung 1 được thiết kế &xây dựng theo công nghệ dạng mẻ và do công ty Chi Mei International Technology Co.Ltd (CMIT ) của Đài Loan thực hiện: Giai đoạn 1: Khởi công: 10/1998 Thi công hoàn tất phần lắp đặt thiết bị: 08/1999 Chính thức đưa vào hoạt động: 10/1999 Giai đoạn 2: Khởi công: tháng 04/2003 Đi vào hoạt động: cuối năm 2003 Một số chỉ số chính: Tổng công suất thiết kế: 5000 m3/ngày đêm Công suất giai đoạn 1: 3000 m3/ngày đêm Công suất giai đoạn 2: 2000 m3/ngày đêm Tiêu chuẩn nước xử lý đầu ra: Đạt loại A -TCVN Các chỉ tiêu chính phải xử lý : COD, BOD, SS, pH, độ màu, mùi... Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCX Linh Trung 1 tọa lạc tại lô 90, nằm ở vị trí thấp nhất, cuối hướng gió của khu công nghiệp. Tổng diện tích : 3050 m2 (44.7m x 68.2 m) Khu vực xung quanh nhà máy có từ 3m đến 6m là dành cho cây xanh (hành lang cắt ly phòng cháy). Hệ thống thoát nước KCX Linh Trung 1 được chia làm hai hệ thống thoát nước riêng biệt: hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống thoát nước thải là hệ thống kín có chức năng thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt và sản xuất (đã qua xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn tại từng doanh nghiệp trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước chung) dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu theo cơ chế tự chảy. Hệ thống thoát nước mưa cũng theo cơ chế tự chảy có chức năng thu gom toàn bộ nước mưa từ các doanh nghiệp, đường xá sau đó dẫn ra mương tiếp nhận. Nước thải sau khi ra khỏi nhà máy xử lý nước thải tập trung cùng với nước mưa được dẫn ra mương tiếp nhận (mương hở nằm cặp xa lộ vành đai dài khoảng 800m) là con mương đầu nguồn của Suối Cái (Suối Cái chảy qua các cánh đồng xã của Long Thành Mỹ, quận Thủ Đức có chiều dài gần 10 km, là con rạch dùng cho tưới tiêu trong canh tác nông nghiệp), thoát ra sông Tắc, chảy vào rạch Trau Trảu, qua Rạch Chiếc vào sông Sài Gòn. Phòng thí nghiệm phân tích và kiểm tra các chỉ tiêu: COD , SS, pH: dùng để kiểm tra các chỉ tiêu nước đầu vào và ra. Nhiệt độ, độ dẫn điện, Oxy hòa tan trong nước: dùng để nhận định tình trạng hoàn động trong nhà máy xử lý nước thải tập trung. Các chỉ tiêu do Sepzone Linh Trung trang bị máy Hatch : Kiểm tra các chỉ tiêu kim loại : Đồng, Sắt, Crôm, Mangan. Kiểm tra hoạt động của bể SBR : Nitrate, amoniac. Kiểm tra nước đầu ra và nước sạch : Cl, Nitrate, Nitrite. Chỉ tiêu không cần hoá chất : SS. Các chỉ tiêu xử lý nước của nhà máy xử lý nước thải : Stt Chỉ tiêu Đầu vào Đầu ra 1 PH 5 – 9 6 – 9 2 BOD5 500 20 3 COD 800 50 4 SS 300 50 5 Cl2 5 1 Chỉ tiêu có khả năng xử lý thêm là Amoniac (NH3-N). Qui trình kiểm tra các chỉ tiêu xử lý nước thải trong nhà máy xử lý nước thải tập trung: Các chỉ tiêu cần kiểm tra hàng ngày đầu vào: COD, SS, pH, độ dẫn điện, nhiệt độ. Lấy mẩu kiểm tra tại vị trí bể số TK1-101 (hoặc tại máy lược rác SC1-102) Các chỉ tiêu kiểm tra hàng ngày đầu ra: COD, SS, pH, nhiệt độ. Lấy mẩu kiểm tra tại vị trí bể số TK1-302. Kiểm tra liên tục hàng giờ: màu nước, lưu lượng, vệ sinh tại các bể thu nước và bể điều hòa Kiểm tra từng mẽ xử lý: MLSS, pH, DO, SV 30, SVI, nhiệt độ. Lấy mẩu kiểm tra tại vị trí bể Aerotank 201 A/B. Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường: Biện pháp xử lý nước thải: Tất cả lượng nước thải phát sinh tại KCX Linh Trung 1 đều được thu gom triệt để bằng hệ thống thoát nước thải riêng, dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung và được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Việc đấu nối thoát nước của các nhà máy trong KCX Linh Trung 1 được thực hiện tốt. Tất cả các nhà máy đều đấu nối thoát nước tách riêng hai hệ thống thoát nước mưa và nước thải đúng như quy định. Đảm bảo lượng nước thải phát sinh đều được dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCX Linh Trung 1 được thiết kế sử dụng công nghệ vi sinh (dạng mẻ - SBR) để xử lý nước thải. Sơ đồ công nghệ chi tiết như sau: Nước đầu vào à Song chắn rác thô à Máy lược rác tinh à Bể điều hòa àBể trung hòa à Bể vi sinh SBR à Bể chứa trung gian à Bể than hoạt tính à Bể khử trùng à Suối Xuân Trường. Bùn thải và rác phát sinh được bơm về bể chứa bùn, sau đó phơi khô (sử dụng sân phơi bùn) hoặc ép (sử dụng máy ép bùn) và giao cho công ty Môi Trường Đô Thị xử lý. Các thông số của nhà máy xử lý nước thải tập trung KCX Linh Trung 1: Vị trí: Lô 90 KCX Linh Trung 1 Diện tích: 3000 m2 Công suất thiết kế: 5000 m3/ngày.đêm Công suất thực tế đang vận hành hiện tại: 4000 m3/ngày.đêm Tiêu chuẩn sau xử lý: Cột A, QCVN 24:2009/BTNMT Kết quả nước thải sau xử lý: Bảng 5: Kết quả nước thải sau xử lý (nguồn : Sepzone Linh Trung) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn đầu ra 01 pH - 6.0 6 - 9 02 COD mgO2/l 20 45 03 BOD mgO2/l 5 27 04 SS mg/l 14 45 05 Fe mg/l KPH 0.9 06 Nitơ tổng Mg/l 13 13.5 07 Phospho tổng Mg/l 2.8 3.6 08 Ni Mg/l 0.012 0.18 09 Cr3+ Mg/l KPH 0.18 10 Cr6+ Mg/l KPH 0.045 11 Coliform MPN/100ml 5 3000 12 Độ màu Pt-Co 8 20 Biện pháp xử lý khí thải và tiếng ồn: Hiện tại, khí thải phát sinh tại các nhà máy hoạt động tại KCX Linh Trung 1 đều được xử lý tại nội bộ nhà máy. Chủ yếu là bụi mài kim loại (công ty Yujin Vina và Kreves Vina), bụi gỗ (công ty C-C, công ty Minigold). Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh KCX Linh Trung 1 (nguồn : Sepzone Linh Trung) STT Vị trí khảo sát Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) 01 Đường B - Trước cổng công ty VN Top Vision 66.8-73 0.10 0.09 0.14 2.20 02 Đường D - Trước cổng công ty Freetrend 65.5-70 0.08 0.10 0.12 2.00 03 Trước khu vực tập trung rác KCX 72.6 -74.2 0.10 0.11 0.18 0.80 04 Đường 2 - Trước công ty SG Precision 66.5 -70 0.09 0.04 0.09 1.00 05 Dưới chân cầu vượt Linh Xuân 75-80 0.33 0.15 0.20 5.60 06 Trước cổng trường đại học Nông Lâm 75-77.3 0.17 0.08 0.16 3.24 07 Gần khu trại heo 75.2-76 0.31 0.10 0.14 2.50 08 Trước cổng công ty Samsung 77.3-84 0.23 0.08 0.10 3.00 09 Trước công ty dệt Việt Thắng 77.2-80 0.14 0.11 0.15 2.02 10 Cổng chính KCX Linh Trung 1 75.5-80 0.21 0.13 0.17 4.40 Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn không khí xung quanh TCVN 5937:2005 trung bình 1h - 0.30 0.20 0.35 30 Tiêu chuẩn âm học tiếng ồn TCVN 5949 1998 75 - - - - Bảng 7: Kết quả phân tích môi trường không khí vi khí hậu (nguồn : Sepzone Linh Trung) STT Vị trí Chỉ tiêu Nhà máy xử lý nước thải tập trung Nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch Ban điều hành KCX Linh Trung 1 TCVS theo QĐ 3733/2002/BYT 01 Tiếng ồn (dBA) 88-89 67-68.2 63.1-65 85 02 Nhiệt độ (0C) 32 32 28.3 34 03 Độ ẩm (%) 68 68 57 80 04 Tốc độ gió (m/s) 0.4-0.6 0.5-0.6 0.3-0.5 1.5 05 Ánh sáng (Lux) - - 428 300 06 Bụi (mg/m3) 0.29 0.23 0.14 8 07 SO2 (mg/m3) 0.12 0.10 0.06 10 08 NO2 (mg/m3) 0.14 0.13 0.08 10 09 CO (mg/m3) 2.64 1.92 0.38 30 10 H2S (mg/m3) 0.562 - - 15 11 NH3 (mg/m3) 0.38 - - 25 Biện pháp xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn thông thường bao gồm rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp (ngoại trừ rác thải nguy hại) từ các nhà máy trong KCX Linh Trung 1 đều được thu gom tại nội bộ từng nhà máy, sau đó được vận chuyển đến trạm trung chuyển rác và phân loại rác. Rác thải sau khi phân loại được giao toàn bộ cho công ty Môi Trường Đô Thị xử lý. Khối lượng rác phát sinh tại KCX Linh Trung 1 trong 6 tháng đầu năm 2010 được thống kê trong bảng sau: Bảng 8: Khối lượng chất thải rắn phát sinh (nguồn : Sepzone Linh Trung) STT Dạng chất thải Tổng khối lượng 6 tháng (tấn) Phương pháp xử lý Đơn vị tiêu hủy, xử lý 01 Chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp 2222.67 Chôn lấp Cty Môi Trường Đô Thị Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của KCX Linh Trung 1: Quản lý chất thải rắn: Việc phân loại và ép rác được thực hiện bên trong tường rào nhà rác, cơ bản đảm bảo được yêu cầu về vệ sinh. Riêng khu vực phân loại rác vẫn còn bừa bộn do khối lượng rác cần phân loại hằng ngày tương đối lớn. Việc chứa rác ở một số doanh nghiệp chưa được thực hiện theo đúng yêu cầu. Rác sinh hoạt và rác công nghiệp chưa được phân loại tốt, đôi khi lẫn lộn với chất thải nguy hại. Nguồn nhân lực về khía cạnh môi trường chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu hiện tại của các doanh nghiệp, cần phải tổ chức các lớp tập huấn hằng năm về công tác quản lý chất thải rắn cũng như phổ biến các văn bản pháp luật mới về môi trường kịp thời đến các doanh nghiệp. Không đặt thùng rác vào bên trong khuôn viên công ty làm rác rơi vãi trên đường hoặc không có chỗ chứa rác công nghiệp riêng... Lưu chứa chất thải: chất thải sau khi phân loại được cần được lưu giữ theo đúng quy định về lưu giữ chất thải. Phân loại và lưu giữ tại doanh nghiệp: Doanh nghiệp thực hiện phân loại và lưu giữ tại chỗ theo quy định, có thể dưới hai hình thức: xây nhà chứa rác với các ô riêng biệt cho từng loại chất thải hoặc chứa trong các thùng nhựa có màu phân biệt và để nơi có mái che. Phân loại tại trạm trung chuyển rác KCX: chất thải rắn cần được phân loại sơ bộ tại các doanh nghiệp sau đó thu gom về nhà chứa chất thải trong khu để tiếp tục phân loại và chuyển giao xử lý. Cần xây dựng nhà ép rác sinh hoạt và nhà phân loại rác công nghiệp riêng biệt. Trong đó, dành riêng một khu vực trong nhà phân loại rác công nghiệp để lưu giữ chất thải nguy hại. Cần lưu ý các điểm sau đối với trạm trung chuyển chất thải rắn: Hệ thống thoát nước phải được thiết kế đảm bảo thoát nước nhanh chóng và vệ sinh. Tường rào, thông gió, chiếu sáng. An ninh. Phương tiện bảo vệ cá nhân. Bố trí, sắp xếp chất thải nguy hại, phế liệu. Tài liệu theo dõi và kiểm tra. Nội dung phân loại chất thải rắn: Thu gom rác sinh hoạt và cho ép tại nhà ép rác sinh hoạt. Lập hồ sơ bàn giao rác sinh hoạt với công ty Môi trường đô thị thành phố. Thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại tại khu vực chất thải nguy hại hoặc bàn giao trực tiếp cho đơn vị xử lý tùy theo yêu cầu. Mở sổ theo dõi và lập chứng từ chất thải nguy hại khi bàn giao chất thải nguy hại cho đơn vị xử lý. Tiếp nhận, phân loại rác công nghiệp và lưu giữ tại các khu vực quy định. Vấn đề xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCX Linh Trung 1 hiện nay đang hoạt động tốt và ổn định. Hằng ngày nhân viên phòng thí nghiệm đều tiến hành lấy mẫu nước thải tại đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý để phân tích các chỉ tiêu nhằm đảm bảo nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và sau khi xử lý theo đúng tiêu chuẩn xả thải để thải ra môi trường. Tuy nhiên, do hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung 1 được thiết kế theo công nghệ sinh học nên đôi khi xảy ra sự cố ngộ độc vi sinh do nước thải của một số doanh nghiệp có chứa các nguyên tố kim loại nặng và các hóa chất độc hại mà chưa được xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống xử lý chung vì vậy có thể làm gián đoạn quá trình xử lý của hệ thống. Vấn đề xử lý và cung cấp nước sạch: Hệ thống đường ống ngầm cấp nước trong khu phải được giám sát thường xuyên để đảm bảo mức tổn thất là thấp nhất. Trong quá trình đi đọc chỉ số các giếng và các đồng hồ, lưu tâm để ý tổng thể hiện trường để phát hiện các sự cố rò rỉ ống nước, các hình thức thất thoát nước khác để tránh tình trạng tổn thất nguồn nước sạch gây lãng phí. Vấn đề xử lý bụi, khí thải và tiếng ồn: Bụi mài kim loại tại công ty Yujin – Kreves mặc dù đã có hệ thống xử lý bụi nhưng vẫn chưa xử lý triệt để, nên đôi khi vẫn còn gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp lân cận, vì vậy cần phải có những cải tiến mới tốt hơn nữa đối với hệ thống xử lý bụi này. Bên cạnh đó tiếng ồn được phát sinh trong quá trình dập kim loại của công ty này cũng gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung, do đó cần xây dựng phòng cách âm đối với hệ thống các máy dập này. Ngoài ra còn có một số loại bụi bông và bụi vải phát sinh từ các công ty may mặc, thú nhồi bông như: công ty Kollan, Upgain, Danu Vina Hệ thống xử lý khí thải được trang bị và có thiết kế khá tốt, không có doanh nghiệp nào trong KCX Linh Trung 1 sử dụng than đá và nên cũng không phát sinh các loại khí thải độc hại. Bên cạnh đó, tại công ty Freetrend có nhu cầu sử dụng nguyên liệu dầu mazut để chạy lò hơi với khối lượng khá lớn vào khoảng 150.000 lít/tháng, vì vậy cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra quá trình hoạt động của hệ thống nhằm đảm bảo khả năng xử lý tốt các khí thải trước khi thải ra môi trường. CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA KCX LINH TRUNG 1 THEO ĐỊNH HƯỚNG KCN XANH VÀ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG, TIẾN TỚI XÂY DỰNG KCX LINH TRUNG 1 THEO MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TRONG TƯƠNG LAI Nguyên tắc xây dựng KCNST: Phát triển KCNST theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên: Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của KCN (lựa chọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,). Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần được tiến hành đồng bộ, hợp nhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên. Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp trong và ngoài KCNST: Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng như giữa doanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bên ngoài. Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lượng, nước. Tận dụng các nguồn năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuất. Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nước,... Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo được. Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh, hạn chế sử dụng các chất gây độc hại. Giảm thiểu lượng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại. Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tái sử dụng tối đa các chất thải. Thiết lập cộng đồng doanh nghiệp trong KCNST: Hợp tác mật thiết và toàn diện giữa các doanh nghiệp trong KCNST cũng như với các doanh nghiệp bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch và đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái trong và ngoài KCN. Phát triển tổ hợp các chức năng (công nghiệp, dịch vụ, tiện ích công cộng, khu lưu trú,...) và phát huy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa chúng. Một số tiêu chí của KCNST: Theo Ernest A. Lowe (2001), thành tựu của một KCNST là cải thiện hiệu quả kinh tế của các công ty thành viên trong khi tối thiểu hoá các tác động môi trường của các công ty này. Các thành tố của cách tiếp cận này bao gồm các thiết kế xanh cho cơ sở hạ tầng và cây xanh (mới hoặc được trang bị thêm); sản xuất sạch hơn, phòng chống ô nhiễm; sử dụng năng lượng hiệu quả; và hợp tác liên công ty. Một KCNST cũng cố gắng mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh để bảo đảm rằng các tác động ròng của sự phát triển là tích cực. Một KCNST cần có: Một quá trình trao đổi phụ phẩm đơn hoặc một mạng lưới trao đổi phụ phẩm; Một tập hợp các doanh nghiệp tái chế; Một tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường; Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “sạch”; Một khu công nghiệp sinh thái được thiết kế trên nền thân thiện với môi trường (VD: một khu công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió...); Một khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hoặc các công trình xây dựng bảo vệ môi trường; Một khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp, thương mại, và khu dân cư). Một khu công nghiệp sinh thái có thể có mặt bất cứ yếu tố nêu trên; tuy nhiên, để làm thành một khu công nghiệp sinh thái, nền tảng là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp thành viên và giữa các doanh nghiệp với môi trường. Thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng mô hình KCNST cho KCX Linh Trung 1: Thuận lợi: Chuyển đổi từ mô hình KCX – KCN truyền thống sang mô hình KCNST trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần hình thành trên một địa điểm mới, do vậy không ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị và không bị chi phối bởi sự bành trướng của quá trình đô thị hóa bên cạnh đó không ảnh hưởng đến các khu dân cư lân cận. Sử dụng có hiệu quả hơn hệ thống hạ tầng kỹ thuật có sẵn của KCX Linh Trung 1. Nâng cao hiệu quả sử dụng mạng lưới giao thông vận chuyển hiện hữu của vùng gồm các KCX – KCN lân cận như: KCN Sóng Thần, KCX Linh Trung 2, KCN Bình Chiểu, KCN Đồng An..., kết nối với mạng lưới giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không quốc gia và quốc tế. Khó khăn: Đối với KCX Linh Trung 1 đã tồn tại sẵn trên khu đất của KCN hiện hữu: Khó xây dựng được một hệ sinh thái công nghiệp đối với bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải nguyên liệu và năng lượng ở đầu vào, đầu ra, vận chuyển trong một số doanh nghiệp hiện hữu đang hoạt động trong KCX Linh Trung 1, cũng như quá trình chuyển đổi cơ cấu quản lý và công nghệ bảo vệ môi trường sẽ gặp nhiều khó khăn do tính ổn định của hệ thống đã tồn tại lâu dài. Việc tận dụng các nguồn phế liệu, chất thải của doanh nghiệp này làm nguyên liệu hoặc năng lượng đầu vào cho doanh nghiệp kia (hệ thống khép kín các nguồn nguyên nhiên liệu, sản phẩm và chất thải) sẽ gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp này chưa có định hướng từ ban đầu dẫn đến các các nguồn phế liệu, chất thải này có thể không phù hợp quy trình sản xuất hiện tại của doanh nghiệp khác. Khó xác định chính xác năng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống dịch vụ khác để chuyển đổi sang hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. Thật sự khó khăn đối với các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn là doanh nghiệp thành viên của KCNST phải di dời hay chuyển đổi ngành nghề sản xuất để trở thành một hệ sinh thái công nghiệp. Nghiên cứu khả năng phát triển KCX Linh Trung 1 theo mô hình KCN sinh thái: So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST: Mô hình KCN truyền thống: Bản chất mô hình KCN truyền thống là vận hành theo tuyến với những đóng góp cụ thể: Tăng trưởng kinh tế - xã hội: thông thường đóng góp của CN đạt từ 30 - 40% và đặc biệt ở một số quốc gia cho thấy sản xuất công nghiệp chiếm từ 60 - 70% tỷ trọng kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 12%/năm. Sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cho các khoản đầu tư phát triển hạ tầng công cộng. Một xí nghiệp công nghiệp hoặc KCN được thiết kế, quy hoạch hợp lý sẽ đem lại những lợi ích: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất khai thác các công trình tiện ích, hạ tầng kỹ thuật, đường sá, viễn thông, thu gom xử lý chất thải, an ninh, các dịch vụ y tế, giải trí cho người lao động; Các KCN đóng góp đáng kể cho diện mạo kiến trúc đô thị với những hình khối, dáng dấp đặc biệt của các thiết bị lộ thiên, của các công trình kỹ thuật,... được diễn đạt bằng ngôn ngữ kiến trúc nổi bật tính thời đại công nghệ mới và tiến bộ kỹ thuật. Những hạn chế của mô hình KCN truyền thống: Mặt trái của sản xuất công nghiệp hiện tại là những bất ổn về môi trường, như: Ô nhiễm môi trường không khí từ: Lò đốt nhiên liệu hoá thạch; hoạt động giao thông vận tải, thải các chất ô nhiễm khí CO2, muội khói, bụi, chì. Từ năm 2000 lượng khí CO2 tăng từ 365 ~ 380 ppm, thải vào khí quyển gây ra các biến đổi vật lý và hoá học, mà trước hết là "hiệu ứng nhà kính". Ô nhiễm môi trường nước: Nước thải công nghiệp là nguồn nước gây ô nhiễm lớn nhất đối với tài nguyên nước. Hiện nay, hàng năm trên thế giới có trên 500 tỷ tấn nước thải bẩn vào khu vực thiên nhiên và cứ 10 năm, số nước thải này tăng gấp đôi. Ô nhiễm môi trường đất: Khai thác khoáng sản là tác động chính gây ra ô nhiễm môi trường đất, chiếm khu vực đất lớn ở các mỏ than, apatít, thiếc, cromit, vàng, đá quý. Chặt phá, khai thác rừng làm tăng diện tích đất trống đồi trọc, giảm diện tích rừng che phủ, đất bị thoái hóa, đẩy nhanh tốc độ sa mạc hóa. Ô nhiễm ánh sáng như ánh sáng xâm nhập (light penetrate) là ánh sáng nhân tạo xâm nhập vào không gian của người khác, khi họ không mong muốn. Lạm dụng ánh sáng là việc sử dụng quá mức ánh sáng, điều này gây ra sự lãng phí trong sử dụng điện năng một cách không cần thiết. Yếu tố công nghệ: vận hành theo tuyến, các nguyên liệu và năng lượng qua chế tác phần lớn đã chuyển hoá thành sản phẩm hàng hóa, một phần trở thành chất thải. Các sản phẩm hàng hóa được con người sử dụng cuối cùng cũng trở thành rác thải (Waste). Cả hai loại chất thải này không có cơ hội tái chế, tái sử dụng, cuối cùng bị thải bỏ trực tiếp vào môi trường tự nhiên. Những yếu tố này dẫn tới những bức xúc về chất thải công nghiệp, dồn nén và gây tác động môi trường, kéo theo sự xuống cấp chất lượng môi trường là bằng chứng không thể chối cãi. Mô hình hoạt động: Quá trình công nghệ sản xuất sử dụng nguyên liệu và năng lượng vận hành theo quy trình - theo tuyến. Quy hoạch địa điểm xây dựng KCN bất hợp lý: nhiều vị trí KCN ở trước hướng gió, hoặc đầu nguồn nước so với khu dân cư. Nhiều trường hợp địa điểm xây dựng KCN ngay trong khu dân cư. Năng lượng Sản xuất chế tạo Năng lượng thừa Nguyên liệu tự nhiên Sản phẩm Phế phẩm Tiêu thụ Thải bỏ vào mơi trường Hình 6: sơ đồ quá trình công nghệ vận hành theo tuyến Mô hình KCNST: Mô hình KCNST là khái niệm khá mới, chất thải từ một quá trình này có thể được sử dụng như nguyên liệu thô, đầu vào cho một quá trình khác. Sau đó nhiều ý tưởng được bổ sung và đi đến những khái niệm khá thống nhất: "KCNST là cộng đồng các xí nghiệp công nghiệp và dịch vụ kinh doanh được sắp đặt trên cùng địa điểm vì lợi ích chung. Các doanh nghiệp thành viên cố gắng đạt tới việc cải thiện môi trường, hiệu quả kinh tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội thông qua công tác quản lý môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng cách cùng làm việc, cộng đồng các doanh nghiệp đạt được lợi ích chung lớn hơn nhiều so với tổng lợi ích riêng lẻ mỗi công ty thực hiện bằng tối ưu hoá mọi hoạt động tại từng cơ sở của mình". Mục tiêu của KCNST: cải thiện hiệu quả kinh tế của các doanh tham gia KCNST đồng thời giảm thiểu các tác động môi trường của các doanh thành viên. KCNST Kalundborg ở Đan Mạch là một bằng chứng. Đây là KCN đầu tiên trên thế giới ứng dụng cộng sinh công nghiệp, một trong những nghiên cứu ứng dụng sinh thái học công nghiệp vào một hệ thống trao đổi năng lượng và nguyên - vật liệu giữa các công ty. Trong vòng 15 năm (từ 1982 - 1997), KCN này đã giảm lượng tiêu thụ năng lượng gồm dầu, than đá, nước, đồng thời giảm đến mức thấp nhất khi CO2 và SO2 thải vào môi trường xung quanh. Quy trình công nghệ: Vận hành theo hệ thống khép kín Phát triển KCNST trên thế giới: Tuy mới ra đời vào những năm 90 của thế kỷ trước, mô hình KCNST đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia. Đến năm 2001 đã có 100 KCNST trên thế giới, trong đó ở Mỹ: 40, Thái Lan: 28 và còn lại ở Canada, Mehico, Anh, Pháp, Đức, áo, an Mạch, Nauy, Algieire, Nam Phi, Australia, Indonesia, Philippine, ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp các mô hình KCN, so sánh các yếu tố công nghệ, sử dụng tài nguyên và tác động môi trường cho phép lựa chọn cách ứng xử trong sản xuất công nghiệp trước những thách thức của thực tế phát triển. Các hướng nghiên cứu tiếp theo của quá trình định hướng xây dựng KCX Linh Trung 1 theo mô hình KCNST: Xây dựng và tạo lập các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong KCX Linh Trung 1: KCNST là một cộng đồng, các doanh nghiệp hoạt động trong đó cần có mối liên kết với nhau một cách mật thiết và không ngừng hợp tác nâng cao hiệu quả hoạt động trên mọi lĩnh vực. Từng bước xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia vào quá trình trao đổi chất thải và phế liệu, tận dụng tối đa các chất thải có thể tái sinh. Ví dụ: công ty Mini Gold, C – C có thể sử dụng nguồn vải vụn từ công ty Kollan, Upgain để làm vật liệu lau chùi và đánh bóng các sản phẩm gỗ sau khi hoàn thiện mà không cần phải mua vải và vật liệu để lau chùi từ bên ngoài. Đối với công ty Yujin – Kreves: khối lượng inox và thép sau khi được dập khuôn thành phẩm từ các tấm inox và thép, phần inox và thép vụn còn lại có thể ép thành kiện và đem đi nấu chảy sau đó đúc lại thành tấm để tái sử dụng làm nguyên liệu cho đợt sản xuất tiếp theo. Lên kế hoạch từng bước thực hiện việc đánh giá chi phí vòng đời sản phẩm (LCC) của các doanh nghiệp: Tính toán các lợi ích đem lại từ việc thiết kế tiết kiệm năng lượng: cửa sổ, chiếu sáng tự nhiên, khoảng cách ly, sưởi ấm, thông gió, điều hòa trong suốt quá trình tồn tại của công trình. Sử dụng các công cụ LCC trong đánh giá tất cả các khía cạnh của thiết kế công trình, không chỉ ở thiết kế hệ thống năng lượng. Cần đánh giá các chi phí hoạt động công trình trong suốt thời gian tồn tại và cân bằng với chi phí xây dựng cao ban đầu. LCC có thể chỉ ra các lợi ích đạt được từ việc tiết kiệm năng lượng, ô nhiễm thấp và cải thiện môi trường làm việc. Thiết kế hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và thân thiện với môi trường: Tiết kiệm và tái sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách tối ưu nhất: Giống như với năng lượng, mục tiêu đầu tiên là bảo tồn nước: giảm nhu cầu sử dụng bằng cách tiết kiệm và tái sử dụng. Nước sử dụng trong KCX Linh Trung 1 cần được tái sử dụng hoặc tái chế ở mức độ cao nhất theo một chu trình khép kín. Hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung 1 đạt tiêu chuẩn loại A – TCVN, vì vậy có thể sử dụng để tưới tiêu cho hệ thống cây xanh và thảm cỏ của KCX vào mùa nắng, việc này tiết kiệm được một lượng lớn nước sạch, góp phần tiết kiệm được chi phí cho công tác chăm sóc cây xanh. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCX Linh Trung 1 sử dụng công nghệ sinh học vi sinh hiếu khí nên bùn thải từ hệ thống này hoàn toàn có khả năng ủ làm phân sinh học để dùng cho việc bón cây xanh trong khu. Xây dựng hệ thống cây xanh và thảm cỏ, khu vực cách ly: Hệ thống cây xanh và thảm cỏ của KCX Linh Trung 1 được quy hoạch và chăm sóc tốt, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và tạo ra không gian xanh, thoáng mát. Khu vực vành đai cần tiến hành trồng thêm các loại cây có khả năng che chắn gió nhằm ngăn ngừa các tác động đến môi trường của khu dân cư xung quanh KCX. Hình 7: Xây dựng mô hình KCNST cho KCX Linh Trung 1 DẢI CÂY XANH CÁCH LY DẢI CÂY XANH CÁCH LY DẢI CÂY XANH CÁCH LY CÂY XANH DOANH NGHIỆP 1 DOANH NGHIỆP 2 DOANH NGHIỆP 3 DOANH NGHIỆP N Trao đổi phế liệu, chất thải CÂY XANH CÂY XANH CÂY XANH CÔNG TY XỬ LÝ CHẤT THẢI DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ TÁI CHẾ PHẾ LIỆU NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KCX LINH TRUNG 1 DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA BÙN THẢI TỪ BỂ AEROTANK NƯỚC THẢI SAU XỬ LÝ (TCVN – CỘT A) PHÂN SINH HỌC (COMPOST) Suối Xuân Trường Trong tương lai, KCX Linh Trung 1 sẽ dần chuyển sang mô hình một KCN khép kín với sự liên hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp đang hoạt động nhằm tận dụng tối đa nguồn phế liệu và chất thải có thể tái sử dụng, nước thải sau khi qua hệ thống xử lý tập trung của KCX Linh Trung 1 có thể dùng để tưới cây xanh vào mùa khô, bùn thải có thể ủ làm phân sinh học bón cho cây xanh. KCX Linh Trung 1 có một doanh nghiệp chuyên thu mua và tái chế phế liệu, nhằm tái sử dụng cho các doanh nghiệp trong khu cũng như một phần sẽ được bán vào nội địa cho các cơ sở sản xuất và các công ty sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất, như vải vụn của các công ty may mặc được các doanh nghiệp nội địa sử dụng để may khẩu trang, găng tay... các loại gỗ vụn, mạc cưa của các doanh nghiệp sản xuất gia công đồ gỗ được các cơ sở trong nước đem về xay nhuyễn và ép lại thành các loại ván ép... Như vậy, KCX Linh Trung 1 đã hình thành được một hệ thống tương đối tốt trong việc tái sử dụng các nguồn nguyên liệu và tài nguyên, tái sử dụng nước thải, bùn thải.. Các vấn đề tiếp theo đó là cần phải tạo ra mối liên hệ tốt hơn nữa giữa các doanh nghiệp, xây dựng một mạng lưới tái chế phế liệu, chất thải tại chỗ. Trồng và chăm sóc cây xanh tạo ra không gian xanh hấp thụ các loại bụi, khí thải ô nhiễm. KCX Linh Trung 1 đang tiến đến trở thành một KCX – KCN xanh, thân thiện với môi trường, định hướng là một KCNST là mục tiêu đang tiếp tục được nghiên cứu trong thời gian tới. KẾT LUẬN Công ty Sepzone Linh Trung là một trong những đơn vị xây dựng và vận hành KCX – KCN được hình thành đầu tiên với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quan tâm xây dựng và chú trọng hàng đầu, đảm bảo thực hiện đúng theo bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung được các nhà đầu tư trong và ngoài nước công nhận đạt tiêu chuẩn Khu chế xuất và công nghiệp sạch để đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nhiều năm liền được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận là một trong những đơn vị có hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường tốt nhất trong số các KCX – KCN của cả nước. Hằng năm công ty đã tiếp nhận nhiều khoá tham quan, thực tập của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp kỹ thuật với số lượng hàng chục thực tập sinh mỗi năm. Hoạt động bảo vệ môi trường là chương trình được thực hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động của KCX Linh Trung 1 kể từ giai đoạn quy hoạch, thiết kế xây dựng cho đến giai đoạn vận hành hệ thống. Hiện nay, công ty Liên doanh Sepzone Linh Trung luôn quan tâm thực hiện những công tác bảo vệ môi trường và đã đạt được những thành quả: giải nhất “Doanh nghiệp xanh” lần thứ I năm 2006 do UBND thành phố Hồ Chí Minh trao tặng, giải thưởng “Thương hiệu xanh phát triển” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao tặng liên tục qua các năm 2008, 2009, 2010. Trên thành quả đó, KCX Linh Trung 1 sẽ tiếp tục duy trì và phát triển “thương hiệu xanh” một cách bền vững trong suốt quá trình phát triển. KIẾN NGHỊ Công ty Liên doanh Sepzone Linh Trung sau nhiều năm hoạt động đã và đang đạt được những thành quả nhất định. Từ những khó khăn ban đầu đã dần hoàn thiện mình và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đã tạo được công ăn, việc làm ổn định cho hàng trăm nghìn công nhân từ mọi miền của đất nước. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục nổ lực hoàn thiện mình và thực hiện những định hướng mới trong tương lai. Duy trì và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 và tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001. Công ty Sepzone Linh Trung cần phối hợp tốt với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên ngành có kế hoạch từng bước chuyển đổi các doanh nghiệp thuê đất hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cấp công nghệ kỹ thuật hiện đại, ứng dụng sản xuất sạch hơn, sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm thiểu chất thải trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu, phế thải giữa các doanh nghiệp. Nâng cấp các hệ thống xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải) cục bộ theo các công nghệ hiện đại, thiết lập hệ thống phòng chống sự cố môi trường, hạn chế thấp nhất các sự cố có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ KCX – KCN đối với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh khối lượng và nồng độ chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) vượt quá dự báo so với hồ sơ đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Việc bảo vệ môi trường phải luôn được chú trọng và được giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ chuyên trách về môi trường phụ trách. Cụ thể, cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề sau: Kiểm soát vấn đề xả thải nước thải và nước mưa của từng công ty trong KCX Linh Trung 1. Tổ chức kiểm tra môi trường định kỳ các doanh nghiệp đang hoạt động trong từng KCX Linh Trung 1. Kiểm soát việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước. Áp dụng những công nghệ mới để tiết kiệm năng lượng. Vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải vào môi trường. Vận hành hệ thống xử lý nước cấp, đảm bảo cung cấp nước sạch đáp ứng yêu cầu về chất lượng và lưu lượng cho tất cả doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hoạt động hiệu quả: thu gom, vận chuyển, xử lý và tái sử dụng chất thải rắn một cách tối ưu nhất. Lập các báo cáo môi trường định kỳ cho cơ quan chức năng về môi trường. Tham gia giải quyết các vấn đề môi trường xảy ra tại các doanh nghiệp trong KCX Linh Trung 1. Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia các đợt kiểm tra, giải quyết khiếu nại môi trường. Xây dựng đồng bộ hệ thống quan trắc ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ: định kỳ (06 tháng/lần), chất lượng môi trường trong từng KCX Linh Trung 1 đều được thực hiện báo cáo cho cơ quan chức năng (Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM). Công ty cần phải luôn động viên, quan tâm, nhắc nhở nhân viên về ý thức bảo vệ môi trường, từ đó đội ngũ nhân viên công ty luôn đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu và không ngừng đặt ra những mục tiêu để tiến tới. Tiến đến mục tiêu 100% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14000. Từng bước trở thành một KCX – KCN xanh, sạch và thân thiện với môi trường, tiến tới phấn đấu trở thành Khu chế xuất – Khu công nghiệp sinh thái.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van hoan chinh - Hung.doc
  • doc11. PHU LUC HINH ANH CAY XANH.doc
  • docLoi cam on.doc
  • docNVDATN.doc
Tài liệu liên quan