Xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhìn lại 1 chặng đường

XNK của VN, nhìn lại 1 chặng đườngXUẤT - NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NHèN LẠI MỘT CHẶNG ĐƯÊNG I/ Tổng quan về xuất - nhập khẩu của Việt Nam. I.1/ Giới thiệu vài nét về Việt Nam. I.2/ Xuất - nhập khẩu của Việt Nam. II/ Xuất khẩu của Việt Nam. 1/ Những thành tựu chung về xuất khẩu của Việt Nam. 2/ Thị trưêng Xuất khẩu. II.1/ Xuất khẩu hàng nông – lâm sản của Việt Nam. 1/ Một số thị trưêng lớn của nông – lâm sản xuất khẩu. 2/ Đánh giá về xuất khẩu hàng nông – lâm sản của Việt Nam. / Những lợi thế trong xuất khẩu nông – lâm sản của Việt Nam. / Những bất lợi trong xuất khẩu nông – lâm sản của Việt Nam. 3/ Môc tiêu phát triển nông – lâm sản xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010. II.2/ Xuất khẩu thủy hải sản. 1/ Những thành tựu mà ngành thủy sản đó đạt được. 2/ Những khú khăn và hạn chế cũn tồn tại của ngành thủy sản Việt Nam trên bước đưêng phát triển. 3/ Biện pháp khắc phôc để đưa ngành thủy sản đi lên một cách bền vững. 3.1/ Đối với vấn đề vốn, thị trưêng và nguyên liêu. 3.2/ Đối với vấn đề dư lượng húa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. II.3/ Xuất khẩu dệt may của Việt Nam III/ Tình hình nhập khẩu của Việt Nam. III.1/ Những thành tựu chung về nhập khẩu của Việt Nam. III.2/ Về nhập khẩu ô tô. IV/ Thương hiệu trong phát triển thương mại quốc tế. IV.1/ Mở đầu. IV,2/ Những thuận lợi cho việc tạo lập thương hiệu. IV.3/ Những mặt hạn chế của thương hiệu Việt Nam. IV.4/ Để cú thương hiệu thành công. V/ Chống bán phá giá. V.1/ Bán phá giá là gỡ? / Các yếu tố làm tăng nguy cơ chống bán phá giá. V.2/ Các biện pháp đối phú với chống bán phá giá. / Bài học từ vô kiện chống bán phá giá cá basa và tôm.

doc37 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhìn lại 1 chặng đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
l­¬ng nguyªn liÖu tõ kh©u nu«i trång hoÆc ®¸nh b¾t. §øng tr­íc t×nh h×nh ®ã, ngµnh thuû s¶n ViÖt Nam ®· t×m hiÓu nguyªn nh©n vµ ®­a ra nh÷ng biÖn ph¸p kÞp thêi ®Ó ®­a ngµnh thuû s¶n tiÕp tôc ®i lªn c¶ vÒ sè l­îng lÉn chÊt l­îng. 3) BiÖn ph¸p kh¾c phôc ®Ó ®­a ngµnh thñy s¶n tiÕp tôc ®i lªn mét c¸ch bÒn v÷ng: Ngµnh thñy s¶n ®· kh¾c phôc nh÷ng yÕu kÐm b¾t ®Çu tõ phÝa m×nh vµ nh×n nhËn ra gèc cña vÊn ®Ò: ®ã lµ chÊt l­îng s¶n phÈm. 3.1. §èi víi vÊn ®Ò vèn thÞ tr­êng vµ nguyªn liÖu: Tr­íc hÕt lµ c¸c gi¶i ph¸p nhËp khÈu nguyªn liÖu: tõ nay ®Õn 2010, doanh ngh;iÖp khi thµnh lËp nhµ m¸y chÕ biÕn míi ®Ó s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm s¬ chÕ cÇn ph¶i yªu cÇu x©y dùng vïng s¶n xuÊt vµ cung øng nguyªn liÖu tËp trung. ViÖc ®Çu t­ tµi chÝnh vµ c¬ chÕ ®Ó më réng c¸c ch­¬ng tr×nh quèc gia vÒ ph¸t triÓn gièng nu«i chÊt l­îng cao, gi¸m s¸t chÊt l­îng nguån n­íc, kiÓm so¸t « nhiÔm m«i tr­êng ph¶i ®­îc ®Æc biÖt quan t©m. Ngoµi ra, HiÖp héi còng x©y dùng ®Ò ¸n nhËp khÈu nguyªn liÖu, kiÕn nghÞ víi ChÝnh phñ xem xÐt vµ ®iÒu chØnh lé tr×nh c¾t gi¶m thuÕ nhËp khÈu nguyªn liÖu thuû s¶n xuèng 0% nh­: Trung Quèc, Mü, EU… vµ nhiÒu n­íc trong khu vùc. Tõ ®ã t¹o ®iÒu kiÖn cÇn thiÕt ®Ó cã nguyªn liÖu chÕ biÕn xuÊt khÈu æn ®Þnh. §Ò nghÞ ChÝnh phñ cã chÝnh s¸ch hç trî tµi chÝnh cho ®Çu t­ hÖ thèng dÞch vô phôc vô viÖc nhËp khÈu nguyªn liÖu thuû s¶n, b¶o qu¶n, vËn chuyÓn vµ ph©n phèi, còng nh­ hç trî viÖc x©y dùng ®Ò ¸n thµnh lËp Ng©n hµng Cæ phÇn Thuû s¶n ViÖt Nam 3.2. §èi víi vÊn ®Ò d­ l­îng ho¸ chÊt kh¸ng sinh trong s¶n phÈm thuû s¶n xuÊt khÈu cña ViÖt Nam: HiÖn nay, VASEP ®ang phèi hîp víi Bé thñy s¶n, Côc Nafiquaved thay ®æi quy chÕ 649 vµ 650 vÒ ph­¬ng thøc kiÓm so¸t, ®iÒu kiÖn b¶o ®¶m an toµn thùc phÈm, kiÓm nghiÖm chÊt l­îng vµ cÊp chøng tõ xuÊt khÈu nh»m gi¶m chi phÝ cña doanh nghiÖp, gi¶m thñ tôc phiÒn hµ vµ l·ng phÝ, t¨ng hiÖu qu¶ vµ tr¸ch nhiÖm kiÓm so¸t cña c¸c doanh nghiÖp vµ c¬ quan Nhµ n­íc. §ång thêi kiÕn nghÞ víi ChÝnh phñ hç trî ng©n s¸ch cho ho¹t ®ång kiÓm tra cña c¬ quan Nhµ n­íc, gi¶m bít g¸nh nÆng chi phÝ cho doanh nghiÖp v× chi phÝ kiÓm tra mét l« hµng thuû s¶n xuÊt khÈu hiÖn rÊt cao tõ 5 – 10 triÖu ®ång cho 1 Container hµng xuÊt khÈu. Ngoµi ra, còng sÏ cã nh÷ng biÖn ph¸p hç trî doanh nghiÖp, héi viªn ¸p dông thùc sù hiÖu qu¶ c¸c hÖ thèng ®¶m b¶o an toµn thùc phÈm nh­ HACCP, SSOP… kh«ng nh­ lµ ®èi phã mµ phôc vô thùc sù cho yªu cÇu c¹nh tranh vµ héi nhËp. II.3. Dệt may Việt Nam 10 năm qua Dệt may Việt Nam (DMVN) được coi là 1 trong những nghành trọng điểm của nền công Nghiệp Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước, nghành DMVN hiện nay được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Với những lợi thế riêng biệt, như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nghành DMVN đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… Trước đây, Việt Nam có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động chiếm 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng xuất khẩu hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô còn bé nhỏ, thiết bị và công nghệ khâu kéo sợi và dệt may còn lạc hậu. Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơmi, may quần âu, quần jean, complet…nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu may ngày càng cao. Xuất khẩu ngành dệt may tuy đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu làm gia công,ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên vật liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài. Năm 2000, ngành dệt may VN tuy đã có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo đà tiến trình hội nhập sắp tới như Quata thị trường EU được tăng 30%, bước đầu mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, Châu Phi. Kinh tế Nhật Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may VN tăng trước từ 1998, xuất khẩu DMVN vẫn gặp không ít khó khăn do giá sản phẩm giảm liên tục do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên phụ liệu lại tăng, đặc biệt ở thị trường Phi Quo ta Vấn đề quan tâm hiện nay là khoảng 70% kim nghạch xuất khẩu (KNXK) hàng dệt may Việt Nam vào EU được thực hiện qua các khâu trung gian như Hồng Kông, Đài Loan,Hàn Quốc cho nên làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và bán hàng trực tiếp sản phẩm dệt may(DM), giảm bớt phụ thuộc vào các nhà dệt may trung gian,nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Sau khi có hiệp định thương mại Mỹ - Việt (1999), KNXK hàng DM vào thị trường này đạt 43 triệu USD. Đến năm 2000, tuy hàng DMVN vào thị trường Mỹ vẫn bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn 2 - 3 lần so với các nước khác nhưng vẫn đạt KNXK khoảng 60 triệu USD. Nếu hai nước trao cho nhau quy chế thương mại bình thường, ngành DM hoàn toàn có thể đạt KNXK cao hơn rất nhiều ở những năm tiếp theo. Năm 1999-2000, tốc độ tăng bình quân là 23%, riêng 2003 ước đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tăng hơn 30% so với 2002 và tăng gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. Hiện nay DMVN đã có mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Đứng trước “ngưỡng cửa của năm 2005” , Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi hạn nghạch được xoá bỏ. Đặc biệt phải “lo ngại” một cường quốc hùng mạnh như Trung Quốc. Trung Quốc đang là một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới trong lĩnh vực DM. Với nguồn cung cấp nguyên liệu bông, len, sợi, vải, máy móc, thiết bị, hoá chất…đến nguồn nhân lực. Hơn nữa lại được nhà nước hỗ trợ về nhiều mặt. Do đó hàng dệt may Trung Quốc dễ dàng đánh bại hàng cùng loại của bất cứ nước nào. Đặc biệt, với một sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn hậu hạn ngạch, Trung Quốc đã tiến hành rất nhiều cải cách để phát triển ngành DM mạnh mẽ hơn, mặt khác Trung Quốc đang là thành viên của WTO nên DMTQ đã thu được nhiều thành công vượt bậc.Sự rực rỡ trong nghành DMTQ đã gây rất nhiều khó khăn cho các nước khác, đặc biệt là Việt Nam. Bất lợi lớn trong cạnh tranh của Việt Nam là khâu sản xuất vải và phụ liệu phục vụ cho may xuất khẩu. Vì thực tế ngành sản xuất nguyên phụ liệu (NPL) trong nước còn yếu, phụ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài. Hàng năm nhập khẩu bông khoảng 90%, nhập khẩu vải khoảng 70%,sản phẩm lại yếu về mẫu mốt, chủng loại, nhãn mác (chủ yếu là sản phẩm gia công của đơn đặt hàng )chưa có sản phẩm thương hiệu nào được bán với số lượng lớn như ở các nước khác. DMVN mới có đại diện ỏ một số thị trường lớn. Các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm mặc dù cũng có tham gia nhưng chất lượng của các hoạt động này còn kém. Bên cạnh đó, ngoài nhân tố trung quốc, EU còn bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với 1 số nước XKDM khác chịu ảnh hưởng của thảm hoạ sóng thần như Bangladesh, Silanka, Indo…Mỹ cũng đã xem xét bãi bỏ thuế nhập khẩu với các nước này. Những ưu đãi đó góp phần tạo cho các nước xuất khẩu hàng DM - đối thủ của Việt Nam sức cạnh tranh mãnh liệt hơn. Hơn nữa, sai lầm lớn nhất của DMVN, theo thủ tướng Vũ Khoan : ”VN trong năm 2003 chỉ tập trung vào thị trường Hoa Kỳ mà bỏ lỏng các thị trường có sẵn, thị trường không có hạn nghạch “ Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân khách quan do cạnh tranh mãnh mẽ sau khi hàng rào hạn nghạch được dỡ bỏ đối với các nứôc thuộc WTO, còn có những nguyên nhân chủ quan khác xuất phát từ những thiếu linh hoạt trong các cơ quan quản lý. Trước tình hình khó khăn như vậy,làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của DM, đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu ? Về phía Doanh Nghiệp (DN), ông Lê Quốc Ân cho rằng:”các DN cần phải nỗ lực để có thể đối phó với tình hình trên bằng các giải pháp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm như : tăng năng suất lao động, kiểm soát chi phí, hạ giá thành , tăng cường hợp tác chuỗi liên kết, xây dựng chiến lược sản phẩm cho phù hợp…”.Bộ trưởng bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển khẳng định “lối thoát duy nhất ngay bây giờ là phải đẩy mạnh sản xuất hàng DMXK vào các thị trường phi Quata,như Nhật, Úc,Hàn Quốc, Đài Loan…”. Nhờ giải quyết tốt những khó khăn đó, chỉ tính riêng tập đoàn DMVN năm 2005 đã đạt tổng xuất khẩu là 1,05 tỷ USD. Khi đó ở Trung Quốc có hơn 200 nhà xuát khẩu thì chỉ có 5 nhà sản xuất đạt trên 1 tỷ USD. Tập Đoàn sản xuất DM lớn nhất của Mỹ cũng chỉ có doanh thu hơn 1 tỷ USD ; Trong khu vực tập đoàn DMVN (vinatex) cũng là nhà sản xuất lớn hàng đầu. Theo đó, năm 2006, DMVN tiếp tục đầu tư để sản xuất tốt các nguyên liệu DM, tổ chức các trung tâm buôn bán nguyên phụ liệu. Nâng cấp các cơ sở sản xuất theo hướng hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.Xây dựng nhiều khu CNDM, tập trung ở các vị trí thuận tiện. Trong đó, Vinatex đã đầu tư từ 1,773 tỷ để mở rộng SXKD. Xây dựng từ 10 - 20 thương hiệu sản phẩm quốc gia và thương hiệu Vinatex. Trong đó chọn 1 - 2 thương hiệu để tập trung quảng bá ra nước ngoài. Mua bản quyền và liên kết sản xuất với 2 - 4 thương hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại VN. Tuy nhiên năm 2006, các doanh nghiệp dệt may VN bước vào một sân chơi lớn WTO, với nghành DMVN thuận lợi có nhiều nhưng không ít những thách thức khó khăn. Sự phát triển vượt bậc thuộc sự chỉ đạo tăng tốc của ngành CNVN và trên thực tế đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong chiến dịch đó.KNXK hàng năm đạt hàng tỷ USD, chỉ đứng sau nghành dầu khí về xuất khẩu. Song điều đáng mừng hơn là trong những năm qua, nghành DMVN đã giải quyết được hàng chục vạn lao động, góp phần cùng đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, xoá đói, giảm nghèo, ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước. Một vấn đè đặt ra lúc này là nghành DMVN khi vào sân chơi lớn cần có suy nghĩ mới : kinh doanh may thời trang ngay trên đất khách.Kinh doanh tại nước ngoài cho phép chúng ta giảm chi phí rất nhiều, thu được lợi nhuận cao, nâng cao được tính cạnh tranh của DMVN. Từ cuối năm ngoái đến nay, số lượng công ty dệt may nước ngoài đến VN đầu tư đã tăng lên và bước đầu đã có kết quả. Công ty Pamatex của Malaysia đã dự định xây dựng nhiều nhà máy sợi và dệt trị giá 100 triệu USD ở tỉnh Quảng Nam. Còn tập đoàn DM nổi tiếng thì dự kiến chi thêm 400 triệu USD để mở rộng sản xuất kinh doanh ở Đồng Nai. Trong hơn 5 năm qua, hơn 2 tỷ USD đã đuợc chi vào nghành DM, trong đó đã chú trọng phần lớn vào dệt, nhuộm nhưng chỉ giúp năng lực sản xuất và phụ liệu tăng khoảng 30%/năm với kế hoạch đầu tư 3 tỷ USD cho giai đoạn 2007 - 2010. Theo tính toán của bộ công nghiệp cho lĩnh vực sản xuất này duy trì tốc độ 12 - 14%/năm, khi nghành DM vẫn đang phát triển với tốc độ trên 30%/năm và có khả năng còn tăng mạnh trong vài năm tới. Điều có có nghĩa khoảng cách giữa cung và cầu nguyên phụ liệu sẽ không còn mở rộng. Ngay từ tháng 1 năm 2007, Thuế nhập khẩu hàng DM đã cắt giảm ngay ở mức tương đối lớn, điều này sẽ dẫn tới một số thay đổi trong thị trường nội địa. Các DN nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong các DN lớn do chi phí đầu vào rẻ hơn và lợi thế quy mô có thể tiếp tục cạnh tranh với bên ngoài. Với mức tăng trưởng khoảng 30% và dự kiến đạt 7,5 tỷ USD KNXK trong năm 2007, VN đã có bước nhảy vọt ngoạn mục từ 16 lên tốp 10 nước XKDM lớn nhất thế giới. Hiện nay VN đang có khoảng 2000 DNDM và đang sử dụng trên 2 triệu lao động, sản xuất khoảng 1,8 tỷ sản phẩm DM, trong đó 65% dành cho xuất khẩu và chủ yếu tập đoàn ở TP HCM (1400 DN), các vùng phụ cận và Hà Nội (300 DN). KNXK trong tháng 6 năm 2007 đạt khoảng 720 triệu USD, nghành DM 6 tháng đầu năm đã có tổng kim nghạch đạt 3,4 tỷ USD, tăng 660 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng đầu trong các thị trường XKDM vẫn là Mỹ với kim nghạch trên 3 tỷ USD (chiếm 55% thị phần) , liên minh Châu Âu xếp thứ 2 (1,2 tỷ USD) (chiếm 20%); tiếp theo đó là Nhật Bản, Asean, Canada, Nga… Thuận lợi lớn nhất của VN là đã tham gia tổ chức TMTG (WTO), được Mỹ bỏ hạn nghạch DM, hơn nữa VN hơn hẳn nhiều nước do có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao, có khả năng làm ra các sản phẩm phức tạp,giá trị cao. Mức tăng trưởng vào thị trường Mỹ trong 9 tháng qua chỉ ở mức hơn 20% và giá các đơn hàng không giảm đã khiến các nhà quản lý nhập khẩu Mỹ không thể gây khó cho hàng VN bằng các rào cản kỹ thuật hay phá giá. Trong khi đó DNVN ngày càng khẳng định được khả năng cung cấp chất lượng hàng hoá đối với nhà nhập khẩu Mỹ.Ngành DMVN đã có những thuận lợi mới như thị trường xuất khẩu được mở rộng, quan hệ thương mại bình đẳng, 1 số rào cản thương mại đã được gỡ bỏ hoặc cắt giảm (hạn nghạch,thuế quan) nhưng sức ép cạnh tranh về mặt hàng, chất lượng , giá cả,dịch vụ thì tăng lên do cùng cạnh tranh nhiều với nhiều nước có tiềm năng rất lớn về sản xuất XKDM nhu Trung Quốc, Ấn độ, Pakistan… Trước những thuận lợi và khó khăn trên,tập đoàn DMVN đã thể hiện vai trò hạt nhân trong việc đẩy mạnh liên kết với nhiều đơn vị thuộc các thành phần kinh tế để phát huy sức mạnh tổng hợp về các lợi thế cạnh tranh ,giảm thiểu những bất lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư SXKD đạt hiệu quả. Đầu tháng 8/2007, do cơ chế giám sát đặc biệt, hàng DM của Hoa Kỳ đối với Việt Nam nên các DN NK nước này đã thận trọng hơn trong việc lấy hàng DM từ Việt Nam. Tuy nhiên thị trường Hoa Kỳ vẫn chiếm gần 60% KNXK hàng DM của VN, tốc độ tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2007 khoảng 34% so với cùng kỳ. Vì vậy để tránh rủi ro vì tập trung đề xuất quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ, thứ trưởng bộ TM Nguyễn Thành Biên khuyến cáo “Ngoài việc phát triển thị trường Hoa Kỳ,các DN nên mở rộng và chú ý đến các thị trường khác như : Nhật, đặc biệt là EU. Hai thị trường này sẽ góp phần tăng tốc độ KNXK của hàng DMVN “. Là 1 trong những nghành XK chủ lực của VN, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, KNXK DM chiếm khoảng 15% tổng KNXK cả nước. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là giá trị thu về từ XKNK nguyên phụ liệu DM, gồm: bông, sợi, xơ đã tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, đạt trên 200 triệu USD. Trước đó ,tháng 6/2007, KNXK nguyên phụ liệu DM đạt 250 triệu, tăng 42,9 % so với cùng kỳ năm 2006. Về thực chất, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu VN vẫn chưa đáp ứng được. Vì thế vấn đề đặt ra là tập trung nội lực phát triển sâu, mạnh, có định hướng vào loại nguyên liệu nhất định nào đó để trở thành nguồn cung cấp chính cho thị trường thế giới là điều cần thiết. Theo số liệu thống kê từ bộ Thương Mại cho biết, XK trong tháng 9 đầu năm lần đầu tiên, KNXK DM chính thức vượt dầu thô để trở thành mặt hàng XK dẫn đầu cả nước. Cụ thể,XK DM qua tháng 9 đã đạt 5,805 tỷ USD, trong khi dầu thô chỉ đạt 5,781 tỷ USD. Như vậy vị trí dẫn đầu trong nước những năm qua của dầu thô đã bị thay thế bởi dệt may. Như vậy qua tháng 9, cafe vẫn dẫn đầu, tốc độ tăng trưởng KNXK với mức tăng hơn 86%, trong khi dầu thô lại bị tụt mạnh nhất tới hơn 11% so với năm ngoái và DM vẫn duy trì được tốc độ tăng 31%. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh chính như : các nước vùng Trung Mỹ, Mêxico XK đang sụt mạnh do bị áp dụng Quata, Thái Lan và Philipness và rất nhiều nước khác cũng sụt mạnh do tình hình trong nước bất ổn. Còn Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng chậm lại vì nhiều lý do khác. Trước những tốc độ tăng trưởng của DMVN, VN đã lọt vào top 10 thế giới. Điều đó sẽ gây ra 1 số biến đổi đáng chú ý, đó là VN sẽ được các đối thủ cạnh tranh quan tâm hơn,các nước sẽ tăng cường giám sát đối với hàng VN.Mức độ cạnh tranh vì thế sẽ khốc liệt hơn. Trong hoàn cảnh đó, ông Sơn –Phó tổng thư ký Hiệp Hội DM cho rằng :”Lối đi lâu dài của DN VN là phải chú trọng tăng trưởng về chất lượng theo hướng nâng cấp tay nghề công nhân, đầu tư trang thiết bị,chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hướng vào các đơn giá cao các tập đoàn nổi tiếng có thương hiệu như Mỹ, EU.Như thế mới tạo ra tăng trưởng về chất lượng và bền vững “. III/ Tình hình nhập khẩu của Việt Nam III.1/ Những thành tựu chung về nhập khẩu của Việt Nam. Tính đến năm 2001, kim ngạch nhập khẩu đạt 16 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2000. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 11,2 tỷ USD (giảm 0,40%) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,76 tỷ USD (tăng 9,3%). Hoạt động nhập khẩu đã đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị , phụ tùng, nguyên liệu cho các ngành kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của xã hội đối với một số mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, cũng như nhằm bảo hộ một số ngành trong nước và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên trong thời gian qua chúng ta vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu bằng thuế quan và phi thuế quan do hạn chế nhập khẩu xe máy, muối, thức ăn gia súc…Nhập siêu tuy còn cao nhưng vẫn giảm so với năm 2000. Nếu tính cả dầu thô thì năm 2001, nhập siêu là 800 triệu USD, chiếm 5,2% giá trị xuất khẩu (năm 2000 nhập siêu chiếm 8%) . Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,889 triệu USD, chiếm 34,5% giá trị nhập khẩu của khu vực. Tính chung trong giai đoạn từ năm 1995 – 2003 các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam ngày càng nhiều và tăng nhanh về số lượng. Cụ thể là xe ô tô vận tải năm 1995 nhập 12223 cái, đến năm 2003 lên tới 15471 cái. Hàng tân dược tăng nhanh từ 69,1 triệu USD năm 1995, lên đến 374,2 triệu USD trong năm 2003, tăng gấp gần 6 lần…Ta có bảng số liệu sau: Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng 1995 2000 2001 2002 2003 Tổng số 8155,4 15636,5 16218,0 16745,6 25226,9 Phân theo khu vực kinh tế KV trong nước 6687,3 11284,5 11233,0 13042,0 16412,0 KV có vốn đầ tư nước ngoài 1468,1 4352,0 4985,0 6703,6 8814,9 Phân theo nhóm hàng Tư liệu SX 6917,6 14668,2 14930,5 18192,4 23612,0 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 2096,9 4781,5 4949,0 5879,9 8175,0 Nguyên,nhiên, vật liệu 4820,7 9886,7 9981,5 12312,4 15437,0 Hàng tiêu dùng 1237,8 968,3 1287,4 1553,2 1614,9 Thực phẩm 289,1 301,8 479,7 486,2 Hàng y tế 69,4 333,8 328,4 361,4 403,6 Hàng khác 879,3 332,7 479,3 705,6 Nguồn : Niên giám thống kê năm 2003 Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu Đơn vị tính 1995 2000 2001 2002 2003 Xe ô tô vận tải Cái 12223 13048 22168 24911 15471 Xe ô tô con Cái 7752 9800 13139 21792 31386 Sắt, thép Nghìn tấn 116,2 2845,0 3870,0 4946,0 4574 Xăng, dầu các loại nt 5003,2 8747,3 9083,0 9970,0 9955 Phân bón nt 2316,9 3971,3 3288,0 3820,0 4119 Thuốc trừ sâu Triệu USD 100,4 143,5 102,8 116,5 146,3 Chất dẻo nt 229,8 530,6 551,0 613,5 784,7 Bông Nghìn tấn 68,2 90,4 98,0 98,0 91,0 Xơ và sợi dệt Nghìn tấn 194,6 326,4 347,5 391,6 298,3 Nguyên, phụ liệu sản xuất Triệu USD 97,0 107,6 125,6 145,4 173,6 Tân dược nt 69,1 325,0 328,6 349,7 374,2 Vải nt 108,6 761,3 880,2 1523,1 1364,6 Xe máy Nghìn cái 458,5 1807,0 2380,4 1480,2 … Nguồn : Niên giám thống kê năm 2003 Đến năm 2007, sau 3 tháng Việt Nam gia nhập WTO nhập khẩu đã tăng 50%, trong khi xuất khẩu chỉ tăng 18%. Theo ông Nguyễn Văn Lịch - Viện nghiên cứu thương mại cho biết, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong nhiều năm gần đây là 15%. Tỷ lệ này ở trong hạn mức cho phép. Tuy nhiên trong những năm tới, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, luồng nhập khẩu sẽ tăng mạnh và nếu không có biện pháp tăng xuất khẩu thì sẽ bị thâm hụt nặng nề. Theo thống kê của Bộ Thương mại, kim ngạch nhập khẩu quý I/2007 đạt 11,79 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm trước. Với tốc độ tăng nhập khẩu trên, nhập siêu quý I/2007 đã tăng lên mức là 1,316 tỷ USD, bằng 12,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong quý I/2007 và bằng 28% giá trị nhập siêu của cả năm 2007. Điều này gây lo ngại vì cùng kỳ năm 2006 cả nước xuất siêu 56 triệu USD nhưng quý I/2007 nhập siêu lại tăng mạnh. Cũng theo báo cáo từ bộ Công Thương cho biết, trong 8 tháng đầu năm Việt Nam nhập khoảng 37,6 tỷ USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là ô tô, sắt thép, máy móc thiết bị, điện tử, máy tính, hóa chất, vải, chất dẻo, tân dược…Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Singapo, Nhật Bản và Hàn Quốc với giá trị hàng hóa nhập khẩu từ 5 thị trường này chiếm tới hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Theo Bộ Công thương, nức nhập khẩu và nhập siêu của 8 tháng đầu năm 2007 ở mức 6,4 tỷ USD, tăng cao so với cùng kỳ năm 2006, chủ yếu do tăng nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, trong khi giá cả của hầu hết hàng hóa nhập khẩu (trừ xăng dầu) tiếp tục tăng hoặc đứng ở mức cao.Tuy nhập siêu ở mức cao hơn nhưng có thể chấp nhận được đối với một nền kinh tế đang phát triển và trên đường hội nhập nền kinh tế quốc tế. Nhập khẩu tăng chủ yếu do nhập khẩu máy móc thiết bị,nguyên liệu phục vụ sản xuất cho nên về lâu dài đây sẽ là một bước cần thiết cho phát triển kinh tế nói chung. Về cơ cấu hàng nhập khẩu đáng chú ý là máy móc thiết bị và phụ tùng (kể cả ô tô nguyên chiếc) tăng 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2006. Nhóm nguyên nhiên vật liệu cũng tăng tới 3,8 tỷ USD. Riêng thép tăng 8,5 triệu USD, trong đó lượng thép nhập từ Trung Quốc 6 tháng đầu năm đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006 và đặc biệt tăng mạnh trong vài tháng gần đây. Nhập khẩu sợi tăng 31,1%, hóa chất 46,8%, linh kiện điện tử tăng 40%, gỗ nguyên liệu 47,4%, linh kiện ô tô 56,9% và thức ăn gia súc tăng 74,7% so với cùng kỳ 2006. Nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất dệt may cũng tăng hơn 658 triệu USD, xăng dầu gần 3 triệu USD…Nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng chủ yếu chỉ tăng hơn 183 triệu USD(tăng 25,9%). Các mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm 2006 gồm có vàng, cao su, bột giấy. III.2/ Về nhập khẩu ô tô. Trong 6 tháng đầu năm lượng ô tô nhập vào Việt Nam tăng mạnh. Khoảng 3000 ô tô nguyên chiếc trị giá 60 triệu USD đã được nhập về trong tháng 8 gấp hơn 2 lần trung bình các tháng trước. Theo số liệu thống kê, tính chung 8 tháng đầu năm đã có 14000 xe nhập về Việt Nam đạt giá trị 2717 triệu USD tăng 26,2% về lượng và 92,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Xe máy nhập khẩu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của những tháng gần đây. Riêng tháng 8 lượng nhập khẩu đạt 83200 chiếc tương ứng giá trị 87,1 triệu USD nâng tổng số xe máy nhập từ đầu năm đến nay lên tới 231300 chiếc tương ứng 194,7 triệu USD. Tuy nhiên lượng xe ô tô nhập về Việt Nam trong thời gian gần đây chủ yếu vẫn là xe đã qua thời gian sử dụng và xe mini. Theo tổng cục hải quan sau 1 năm cho phép nhập khẩu xe cũ, đã có 1421 xe được thông quan. Lượng xe hạng trung tương đương các dòng xe do hiệp hội sản xuất và lắp ráp ô tô VN_VAMA sản xuất nhập khẩu về không nhiều như dự đoán của giới chuyên môn, cho dù chính sách thuế thay đổi theo hướng giảm 5-20%( tùy theo chủng loại). Trong tổng số 600 chiếc được thông quan từ tháng 1 cho đến nay, dòng xe dung tích máy nhỏ, xe hạng thấp là KIA MORNING dẫn đầu về số lượng nhập khẩu. Các đại lý bán xe nhập khẩu cho biết cũng không ngờ dòng xe mini có giá trị từ 15000 đến 17000 USD một chiếc lại đắt khách đến như thế. Theo ông Trần Dương Bá, Tổng Giám đốc công ty Trường HẢi, đơn vị nhập khẩu xe KIA MORNING cho biết, trung bình nhập khẩu khoảng 40 xe/ tháng. Nhu cầu thị trường ngày càng cao, vì thế công ty đã quyết định đầu tư thêm 200 tỷ cho nhà máy lắp ráp ô tô KIA MORNING tại khu kinh tế mở Chu Lai. Dự kiến tháng 1/2008 nhà máy sẽ đưa ra thị trường khoảng 15 xe/ tháng. Theo ông Hải thì xe KIA MORNING lắp ráp ở Việt Nam sẽ có giá rẻ hơn 10% so với việc nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh các xe đã qua sử dụng cũng như các xe loại nhỏ thì Việt Nam hàng tháng vẫn nhập về các loại xe độc có giá vài trăm ngàn USD. Sau chiếc MayBach được nhập về Việt Nam năm ngoái với giá sau thuế hơn 400000 USD và 5 chiếc Bently giá mỗi chiếc xấp xỉ 400000 USD (đã tính thuế ) và nhiều chiếc xe khác giá tầm tay 200000 – 300000 USD đến nay thì nhiều chiếc xe nổi tiếng của thế giớ đều đã xuất hiện ở Việt Nam. Trong các dòng xe sang được nhập về có nhãn hiệu Lexus với 244 chiếc đầy đủ các dòng : Crossover RX, thể thao đa dụng GX và thể thao đa dụng cỡ lớn LX…Kế đến là các nhãn hiệu như Mercedes_Benz, BMW, Audi, Cadillac…Đặc biệt chiếc Rolls_Royce có giá hơn 1 triệu USD đã được nhập về Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam còn có những hạn chế lớn trong các ngành công nghiệp. Trong đó ngành công nghiệp ô tô 10 năm trước chính phủ đã cấp phép cho 10 hãng ô tô trên thế giới thành lập liên doanh tại Việt Nam ,với kỳ vọng thừa hưởng được công nghệ, trình độ quản lý và sản xuất của những tên tuổi hàng đầu. Thế nhưng sau 10 năm công nghệ ô tô thục chất chỉ là một ngành lắp ráp, mục tiêu nội địa hóa trên từng sản phẩm không thể hoàn thành và hiện tại đã phải xóa bỏ theo cam kết WTO. Nguyên nhân thất bại này do nhiều mặt. Theo các chuyên gia ngành công nghiệp ô tô thì cơ chế của nhà nước là yếu tố cơ bản tác động đến sự hưng vong của ngành công nghiệp ô tô. Cơ chế chính sách của Nhà nước với quy định của luật, văn bản dưới luật, các sắc thuế, chế độ ưu đãi (hay hàng rào kỹ thuật) áp dụng trên từng địa phương, từng nhóm công ty…là vấn đề bao trùm và ảnh hưởng hầu hết đến các vấn đề còn lại. Từ quy mô thị trường ngành công nghiệp phụ trợ, hạ tầng giao thông và đô thị cũng đều chịu ảnh hưởng của các chính sách Nhà nước. - Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển ngành công nghiệp ô tô tại nước ta. Vì hiện nay cơ sỏ hạ tầng ở nước ta là rất yếu kém, hiện tượng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên, nhất là vào những giờ cao điểm, ngày lễ, hội… - Ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém. Phần lớn các chi tiết máy móc đòi hỏi công nghệ cao đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. - Trình độ quản lý và năng lực quản lý ở các doanh nghiệp sản xuất ô tô còn thấp. - Quy mô thị trường tiêu thụ còn nhỏ hẹp. - Thu nhập của người dân chưa cao, hơn nữa lại không có nhiều chế độ tín dung hỗ trợ cho người mua như là trả sau, trả góp… Trong thời gian gần đây bộ công nghiệp đang xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp xe máy. Trong đó một mục tiêu lớn là biến Việt Nam thành một trong những nước xuất khẩu xe máy ở tầm khu vực và quốc tế vào năm 2020. Theo ông Đỗ Hữu Hào thứ trưởng bộ công nghiệp cho biết : Hiện nay chiến lược ngành công nghiệp xe máy đã được bộ công nghiệp gửi đến các cơ quan xin ý kiến. Đối với khả năng của Việt Nam đến năm 2020, thì lĩnh vực xe máy vẫn đóng vai trò quan trọng khi ta chưa có phương iện giao thông tiên tiến như tàu điện ngầm, tàu điện trên không… Vì vậy phải tính đến mức đa dạng hóa nguồn xe để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tiến tới không chỉ sản xuất các dòng xe phổ thông mà có thể lắp ráp các loại xe ga, xe đặc chủng, xe leo núi, xe đua… IV/ Thương hiệu IV.1/ Mở đầu Thương hiệu chính là nền tảng trí tuệ, là vũ khí đầy uy lực của doanh nghiệp trên thương trường. Khi thương hiệu của doanh nghiệp được quảng bá và chiếm lĩnh thị phần đặc biệt trong người tiêu dung , thì kế tiếp theo đó là việc sử dụng ,bảo vệ, phát triển thương hiệu trở thành vấn đề vô cùng quan trọng , sống còn trong kinh doanh Hiện nay, Việt Nam có hơn 250.000 doanh nghiệp, hơn 3.000.000 hộ cá thể, 2.000 làng nghề, 110.000 trang trại. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế có qui mô lớn, bước đầu tạo dựng thành công thương hiệu trên thị trường khu vực và thế giới. Kết quả khảo sát người tiêu dung về các thương hiệu nổi tiếng năm 2006 của công ty nghiên cứu thị trường –AC Neilen VN cho thấy : trong số 500 thương hiệu nổi tiếng trên thị trường nội địa, thì thương hiệu VN chiếm tới 50%, con số này cho thấy những nỗ lực, cố gắng rất lớn của doanh nghiệp VN trong việc xây dựng thương hiệu trên con đường hội nhập. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, một nước dân số đông như VN đã trải qua hơn 20 năm phát triển kinh tế trên thị trường mở cửa, hội nhập, nhưng đến thời điểm này, chúng ta chưa có thương hiệu đứng vào top 500 thương hiệu nổI tiếng thế giới, đó là một điều đáng tiếc. Theo ông Lê Hoàng Minh- phó chủ tịch hội nông dân VN phân tích :’’Theo kết quả điều tra trên 173 doanh nghiệp ngành nông nghiệp vừa được thực hiện,thì chỉ có 36 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu trong nước và 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu nước ngoài. Chính điều này đã làm cho nông sản hàng hóa VN dù nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhưng vẫn phải lệ thuộc vào mộI số doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ngoài và gây tổn thất không nhỏ cho phía VN’’. Thực tế, nông sản VN đang có ở múc tăng trưởng xuất khẩu hang năm lên đến 15%, có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới , nhưng điều trớ trêu mà nông sản VN đang gặp phải đó là 90% nông sản xuất khẩu phải mang thương hiệu nước ngoài. Không chỉ dừng lại ở vấn đề đăng ký thương hiệu, mà các hang hoá VN khi xuất khẩu ra nước ngoài còn gặp phải nhiều vấn đề khác: các vụ kiện chống bán phá giá… Nếu năm 1995, trên thế giới chỉ xảy ra khoảng trên 100 vụ kiện chống bán phá giá. Thì đến năm 2004, con số này đã tăng lên tới 1000 vụ. Đối với hàng xuất khẩu VN, riêng năm 2004, đã có tới 6 vụ ( trong tổng số 20 vụ kiên chống bán phá giá từ trước tới nay). Cục quản lý cạnh tranh cảnh báo, số lượng các vụ kiện chống bán phá giá hàng hoá VN sẽ tăng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu VN trong điều kiện hội nhập đã trở thành chiến lược cấp bách của mỗi doanh nghiệp. IV.2/ Những thuận lợi cho việc tao lập thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp đã coi việc phát triển thương hiệu và hệ thống phân phối là đòn bẩy để chiếm lĩnh thị trường nội địa. chẳng hạn như may Việt Tiến, với thương hiệu Viettien, Vee Sendy, Ttup, Mahattan với hàng nghìn cửa hang bán lẻ chuyên biệt khắp cả nước. hệ thống cửa hàng chuyên biệt VN đang sánh vai cùng hệ thống cửa hàng chuyên biệt của những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới như : Gucci, Louis Vuiton….Đặc biệt là đã có một số thương hiệu như Correl đã có mặt ở nhiều siêu thị ở Châu Âu, thương hiệu Nino Maxx sau khi chiếm lĩnh thị trường nội địa , đã xâm nhập thành công thị trường Campuchia, Singapo và hiện đang xâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Không chỉ có hàng may mặc , hạt gạo VN nói chung và Đồng bằng sông Cưu Long nói riêng đã có mặt trên các thị trường lớn ở Đông Nam Á và những thị trường khó tính như : EU, Mỹ, Nhật Bản. Ngoài ra, sản phẩm gạo của VN cũng có khả năng sẽ vươn tới một số thị trường tiềm năng của Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh. IV.3/ Những mặt hạn chế của thương hiệu VN. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu của VN đạt 39,6 tỷ USD, riêng 6 tháng đầu năm 2007, vươn tới con số 22,46 tỷ USD (tăng 19,4% so với cùng kỳ 2006 ).Ngoại trừ dầu thô, than đá, VN còn rất nhiều mặt hàng xuất khẩu qui mô lớn và đặc biệt có tiềm năng tại thị trường các nước phát triển, đặc biệt là hàng dệt may, giày da, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên, kể cả hang chủ lực hay không chủ lực thì khi tham gia thị trường nước ngoài hầu hết hang hoá VN đều phải mang tên gọi của những thương hiệu khác. Nghịch lý này đã tồn tại nhiều năm và thậm chí, nhiều nhà xuất khẩu lớn trong nước cũng xem như một điều tất nhiên phảI thế. Chẳng hạn như : hàng nông sản chủ lực của VN trong nhiều năm qua như: gạo, hạt điều, cao su, cà phê, hạt tiêu đã được tổ chức sản xuất và tiêu thụ tốt , tăng nhanh sản lượng. Nhưng do hàng nông sản VN chưa có thương hiệu rõ ràng, đa số người tiêu dùng nước ngoài không biết đến sự tồn tại của hàng nông sản VN.Có lúc , gạo ngon VN lại được đóng gói mang thương hiệu Thái Lan. Chỉ riêng mặt hàng cà phê, VN đã bị thiệt hạI khoảng 100 triệu USD mỗI năm do không bán trực tiếp được cho những công ty chế biến cà phê hàng đầu thế giới, mà phải tiêu thụ qua trung gian. Theo Bộ NN-PTNT, hồ tiêu VN đã đựơc xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia ở khắp thế giới. Trong đó, 72%sản lượng xuất khẩu vào 10 nước : Ấn Độ, Pakistan, Đức, Mỹ, Nga, Hà Lan, Singapo, Malaysia, Ai Cập và Ba Lan. Tuy nhiên, hầu hết lượng tiêu xuất khẩu không xuất trực tiếp được vào các thị trường này mà phải xuất cho các công ty trung gian của Singapore, Hà Lan, Đức…để các công ty này tiếp tục xuất khẩu vào các nước nói trên và một số nước khác với thương hiệu của họ. IV. 4/ Để có thương hiệu thành công Tìm hiểu kinh nghiệm thực tế, các doanh nghiệp trên thế giới và trong nước đã thành công trong việc tao dựng , sử dụng, bảo vệ thương hiệu đều có một điểm chung là họ có một chiến lược đầu tư khoa học và bài bản , nhưng bước đi và cách thực hiện khác nhau. Ví dụ như bột ngọt Ajinomoto là sản phẩm danh tiếng thế giới , nó chiếm 90% tổng sản phẩm bột ngọt tiêu thụ ở thị trường Nhật Bản, bán chạy ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo ông Suzuki-người sáng lập ra hãng bột ngọt Ajinomoto, nguyên nhân chủ yếu nhất khiến Ajinomoto xưng bá thế giới chính là dựa vào tuyên truyền và tiếp thị. Bánh Kinh Đô của VN thì xây dựng thương hiệu dựa trên nhiều đột phá về chất lượng sản phẩm, thể hiện qua việc nhạy bén nắm bắt xu hướng , nhu cầu tiêu dùng, tạo ra sản phẩm mới. Việc thiết kế bao bì sản phẩm cũng được doanh nghiệp coi trọng. Khi đã tạo dựng được uy tín thì xây dựng ảnh hưởng thương hiệu liên tục đựoc khuyếch trương thông qua hoạt động quảng cáo tài trợ… Để có được thương hiệu thành công, thì việc tạo ra thương hiệu là chưa đủ mà các doanh nghiệp cần phải tạo nên sức mạnh cho thương hiệu. Để tao nên sức mạnh cho thương hiệu Việt, các nhà điều hành VN buộc phải tư duy theo hướng toàn cầu. với một khởi điểm hầu như không có gì, VN là thị trường cho các thương hiệu thế giới khai thác. Để tạo ra một sự chuyển hướng từ thị trường tiêu thụ sang thị trường cung ứng , đòi hỏi các nhà điều hành VN phải: --Hợp lực là sức mạnh:chỉ có cùng chung lưng với nhau, hàng hoá VN mới có đủ sức bước vào sân chơi thế giới và tao được sự thống nhất cho thương hiệu. --Khai thác tối đa lợi thế so sánh: VN có nguồn lao động rẻ, thuận lợi trong giao thương quốc tế… --Thay đổi cái nhìn của người tiêu dùng về hàng hoá có thương hiệu VN : chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, giá cả, đặc trưng văn hoá… --Cuối cùng ,sự hiện diện của hàng hoá VN với qui mô ngày càng lớn , chủng loại ngày càng nhiều tại thị trường thế giới sẽ giúp tạo ra sức mạnh của thương hiệu VN. V/ Chống bán phá giá V.1/ Bán phá giá là gì? Theo từ điển KT học hiện đại_Nhà xuất bản Prentice Hall xuất bản. sau đó, NXB chính trị quốc gia và trường ĐHKTQD VN dịch ra tiếng Việt, ấn hành năm 1999 có nêu bán phá giá :’’Vi ệc bán một hàng hoá ở nước ngoài ở mức giá thấp hốn với mức giá ở thị trường trong nước ‘’ (tr 282) Định giá để bán phá giá : “cách đẩy giá xuống tới mức không thể có lãi trong một thờI kỳ để nhằm làm suy yếu hoặc loại trừ đối thủ cạnh tranh ’’(tr 808 ) Ÿ) Các yếu tố làm tăng nguy cơ chống bán phá giá. Theo TS Adam McCaty, chuyên viên Quỹ xây dựng năng lực quản lý quốc gia có hiệu quả VN-Australia, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ chống bán phá giá như: sức ép tự do hoá thương mại, sức ép cán cân thương mại, mức tăng trưởng nhập khẩu, lợi thế xuất khẩu và mức độ tập trung của các ngành sản xuất trong nước , tốc độ tăng trưởng kinh tế… Và một trong những yếu tố quan trọng nữa đó là động cơ trả đũa về chính trị. V.2/ Đối phó CBPG ( biện pháp) Đối phó với những vụ kiện chống bán phá giá là điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá luôn nghĩ tới, vì khi bị áp thuế chống bán phá giá thì doanh nghiệp coi như mất cơ hội làm ăn. Vậy thì các doanh nghiệp cần phải đối phó như thế nào ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm. Trước hết, để kịp thời xác định nguy cơ, theo kinh nghiệm của TS Adam McCarty, mỗi hiệp hội ngành hàng cần đánh gia năng lực và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trong nước với cùng ngành hàng tại thị trường nước nhập khẩu. Muốn thực hiện được diều này, mỗi ngành cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin, phải phân tích từng sản phẩm ứng vớI từng thị trường xuất khẩu. Đây là công việc đòi hỏi nỗ lực và sự tham gia của nhiều bên như hiệp hội sản xuất và tiêu dùng, thống kê, hải quan, đại diện thương miI VN ở nước ngoài. Theo nhận định của Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng cục cạnh tranh Bộ Thương Mại, các doanh nghiệp VN khi bị kiện thường chưa chủ động và chưa có kinh nghiệp đối phó với các vụ kiện này. Thay vào đó, doanh nghiệp còn ỷ lại vào cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp VN bị kiện vì chưa có ý thức cạnh tranh lành mạnh và công bằng thương mại trong nền kinh tế thị trường, ý thức tự vệ và chủ động tham gia kháng kiện của doanh nghiệp trong nước cũng còn thấp. Do đó, việc thua kiện là không thể tránh khỏi. Khi vụ kiện xảy ra, cách đối phó hiệu quả nhất, theo ông Trần Anh Sơn, Phó Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, phải chuẩn bị sổ sách, tài liệu, kiểm toán hạch toán một cách đầy đủ, minh bạch. Các doanh nghiệp cần phối hợp thuê chung luật sư để bớt đi gánh nặng chi phí, đồng thời thống nhất trong việc trả lời để vượt qua cái bẫy được đặt sẵn trong các bảng câu hỏi. Phải có sự phối hợp giữa các bên liên quan như hiệp hội tiêu dùng và các nhóm lợi ích ở nước xuất khẩu, tích cực vận động hành lang và cung cấp thông tin kịp thời cho bên điều tra. Ÿ) Bài học từ vụ kiện CBPG cá basa và tôm. Vụ các basa bị khởI kiện vào tháng 6-2002, kết thúc tháng 6-2003 bị áp mức thuế chống bán phá giá từ 36,84 % tớI 63,88 % lên doanh nghiệp VN. vụ kiện tôm bắt đầu từ tháng 12-2003 , kết thúc tháng 11-2004 với mức thuế từ 4,13 % tới 25,76 % lên doanh nghiệp VN. Theo phân tích của ông Andrew Hudson thuộc dự án :’’VN hội nhập kinh tế thế giới, nâng cao năng lực chống bán phá giá”, sở dĩ vụ kiện tôm mang lại kết quả tốt hơn, bị áp mức thuế thấp hơn là vì VASEP đã dự đoán trước và có thờI gian chuẩn bị khoảng 2 năm (trong khi vụ kiện cá basa chỉ có hơn một tháng chuẩn bị ). Hơn 10 cuộc tập huấn về chống bán phá giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm được tổ chức, do vậy việc trả lời bảng câu hỏi là khá tốt. Ngoài việc thuê luật sư giỏi chuyên ngành, vụ kiên tôm còn tranh thủ được sự ủng hộ của các tổ chức phi chính phủ VN và nước ngoài như: Liên đoàn hành động người tiêu dùng , hiệp hội các nhà phân phối thuỷ sản Hoa Kỳ, nhóm đặc trách tôm… Các doanh nghiệp VN còn phối hợp với các đơn vị khác là Thái Lan để trao đổi thong tin trong quá trình diễn ra vụ kiện. Cần biết sử dụng nhiều kênh để tiến hành vận động hành lang, có chiến lược và kế hoạch rõ rang, chủ động và tích cực trong mọi giai đoạn trước, trong và sau vụ kiện. VI. Định hướng phát triển XNK Trong những năm gần đây, thương mại quốc tế phát triển nhanh hơn so với nền kinh tế thế giới và xu thế này sẽ vẫn còn tiếp tục.Riêng với các nước đang phát triển, thương mại là phương tiện chủ yếu để thực hiên lợi ích của toàn cầu hoá.NK làm tăng thêm tính cạch tranh và tính đa dạng của thị trường nội địa, đem lợi ích cho người tiêu dùng, còn XK mở rộng các thị trường nước ngoài, mang lại lợi ích kinh doanh .Nhưng điều quan trọng hơn là thuơng mại đã giúp cho các cônng ty trong nước tiếp xúc với những thực tiễn tốt nhất của các công ty nước ngoài và nắm bắt được các yêu cầu của những khách hàng khó tính khuyến khích tạo ra hiệu quả cao hơn. Thương maị đã giúp các công ty có cô hội cải tiến các đầu vào như máy móc cũng như tăng năng suất lao động. Nó kích thích sự phân phối lại sức lao động và vốn cho những khu vực có năng suất lao động tương đối cao hơn. Đặc biệt nó giúp chuyển dịch một số hoạt động dịch vụ và chế tạo từ các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển, tạo những cô hôi mới cho tăng trưởng. Theo số liệu tổng cục thông kê của VN trong tháng 8 cả nước XK được 4.4 tỷ USD hàng hoá, nâng tổng kim nghạch XK 8 tháng đầu năm lên mức 31.2 tỷ USD.Tính đến nay đã có 8 nhóm hàng gia nhập “Câu lạc bộ kim nghạch XK” bao gồm: dầu thô, thuỷ sản, ca phê, dệt may,giày dép hàng điện tử và linh kiện máy tính, đồ gỗ va gạo. Trong đó dẫn đầu về tăng trưởng XK so với cùng kỳ năm ngoái là lạc nhân giùa mỡ động thực vật và cà phê với tốc dộ NK trong 8 tháng xấp xỉ 30%(29.9%) so với cùng kỳ.Riêng trong tháng 8 VN NK một luợng hàng hoá với gía trị lên tới 5.2 tỷ USD, tính chung 8 tháng đầu năm cả nước nhập siêu 6.4 tỷ USD hàng hoá. Nhận định, XK VN đã và đang tăng trên mọi Châu lục, và sẽ không ngừng ngày càng tăng lên phát triển một cách đáng kể. Để có sự tổng kết sâu sắc hơn về những thành công và hạn chế, tồn tại những yếu tố cơ bản như sau: 1 - Hệ thống chính sách quản lý xuất nhập khẩu tương đối hoàn thiện nhất từ trước đến nay. Đây là hệ quả tất yếu khi xóa bỏ độc quyền ngoại thương, trên 2 khía cạnh chính: một là, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được mở rộng đối với mọi thành phần kinh tế và đối với đa phần hàng hóa (trừ số ít hàng cấm và hàng chuyên dùng có cơ chế quản lý riêng); hai là, các công cụ về xuất nhập khẩu được ban hành kịp thời, khá đồng bộ, luôn được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế khác, bao quát được mọi loại hình xuất khẩu và dịch vụ xuất khẩu trong buôn bán quốc tế. Từ chỗ mỗi năm chỉ có một quyết định điều hành xuất nhập khẩu, bước sang năm 2001, chúng ta đã có cơ chế cho cả giai đoạn 2001 - 2005, để doanh nghiệp chủ động sản xuất, kinh doanh. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu cũng được sử dụng. Nhờ đó, số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều - năm 2005 là 35,7 nghìn doanh nghiệp, gấp một nghìn lần so với năm 1986. Điều quan trọng hơn là thông qua đó các cấp, các ngành đã đổi mới tư duy kinh tế, tích lũy được kinh nghiệm phát triển nền ngoại thương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2 - Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tạo nên sức bật mới. Với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài được khởi đầu bằng Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài (năm 1987), đến nay chúng ta đã có hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia vào xuất khẩu tạo nên sự chuyển biến nhanh, cả về lượng lẫn chất trong xuất khẩu của đất nước. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có năng lực vượt trội so với khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước, vì vậy chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2005 các doanh nghiệp này đã xuất khẩu 18,5 tỉ USD, tăng 27,8 % so với năm 2004 (xuất khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 14,2 %), chiếm 57,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 3 - Xúc tiến thương mại là công cụ không thể thiếu trong hành trang xuất khẩu. Xúc tiến thương mại vốn manh nha, nhưng đến thời đổi mới, trở thành tất yếu, làm sống động "mặt trận" xuất khẩu. Cục xúc tiến thương mại ra đời ngày 6-7-2000 có tư cách pháp nhân kết nối các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước và hợp tác với tổ chức tương tự của một số nền kinh tế thịnh vượng. Các bộ, ngành tham gia quản lý sản xuất, kinh doanh và thành lập những trung tâm với chương trình xúc tiến thương mại ở quy mô khác nhau về khoa học, công nghệ, ma-kết-tinh, quản trị kinh doanh, luật pháp. Mỗi năm chúng ta tổ chức hàng trăm hội chợ. Liên tục trong 3 năm gần đây, Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia đã giúp đỡ hàng nghìn lượt doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, tìm bạn hàng, đào tạo nguồn lực. Chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia, bảo vệ nhãn hiệu độc quyền cũng được khởi động và sớm lan tỏa. Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) đã khai trương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào phương thức mua bán trực tuyến trên quy mô lớn, thuận lợi, hiệu quả, tạo thêm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 4 - Thị trường xuất khẩu mở rộng gần khắp toàn cầu. Bằng quan hệ thương mại với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó ký hiệp định thương mại với trên 80 đối tác, nổi bật là Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế - thương mại với EU, Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (hai đối tác thương mại lớn nhất toàn cầu), đã tạo xung lực mới cho xuất khẩu. Đây chính là hình ảnh sinh động của đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Từ đó định hình 4 khối: các thị trường chính bao gồm những nền kinh tế thịnh vượng chúng ta phải kiên định duy trì, mở rộng; các thị trường mới đầy tiềm năng thì cần nhanh chóng khai thác; các thị trường truyền thống đã kịp thời khôi phục; các thị trường gần luôn phải hết sức tranh thủ. Vì vậy, chúng ta tránh được tình trạng quá lệ thuộc vào một vài thị trường, thoát khỏi sự hẫng hụt khi có biến động trên thị trường quốc tế. 5 - Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tạo nên chuyển biến về chất cho hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung đặc biệt cho xuất khẩu. Chúng ta đã từng bước chuyển từ thế bị động sang thế chủ động trong việc tiếp cận thị trường, cố gắng xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, khẩn trương nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo khả năng tranh đấu đảm bảo công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế. Đây là biểu hiện của sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu. Thực tế việc Việt Nam bị kiện về bán phá giá đã có từ năm 1994 đối với gạo xuất khẩu, nhưng mấy năm gần đây số mặt hàng vào diện bị áp mức thuế chống bán phá giá ngày càng tăng. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng tạo mặt hàng mới, tìm kiếm các thị trường khác... để tồn tại và phát triển, còn cơ quan quản lý có thêm kinh nghiệm nhận biết cũng như đối phó với các vụ kiện. Việc ra đời các Pháp lệnh Đối xử quốc gia, Pháp lệnh Tự vệ, thành lập Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đều nhằm hội nhập kinh tế một cách chủ động hơn để đẩy mạnh xuất khẩu. 6 - Số lượng hàng xuất khẩu ngày càng nhiều, có những mặt hàng đạt kim ngạch lớn. Từ chỗ cả nước chỉ có vài mặt hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD, đến năm 2005 chúng ta đã có 20 mặt hàng chủ lực, trong đó 7 mặt hàng đạt từ 1,3 tỉ đến trên 7 tỉ USD. Hàng hóa xuất khẩu cũng ngày được cải thiện: tăng tỷ lệ qua chế biến, mẫu mã đẹp, đa dạng kiểu dáng, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Đến nay, cả nước đã có khoảng 150 doanh nghiệp chế biến thủy sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU. Đồ gỗ Việt Nam tuy mới xuất khẩu, song đã cạnh tranh được với các đối thủ lớn, còn gạo, cà phê và hạt tiêu luôn giữ vững ở vị thế cao trên thương trường quốc tế. 7 - Mỗi địa phương một trận địa xuất khẩu. Từ chỗ mỗi địa phương chỉ có một công ty cung ứng hàng hóa xuất khẩu cho các tổng công ty nhà nước thuộc các bộ, ngành, thì nay các tỉnh, thành phố đều có những doanh nghiệp lớn cùng nhiều đơn vị thuộc các thành phần trực tiếp xuất khẩu. Từng địa phương luôn cố gắng phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của mình, khắc phục khó khăn, tăng cường liên doanh liên kết, tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. 8 - Khu kinh tế cửa khẩu có nhiều đóng góp quan trọng. Mở đầu bằng Quyết định số 675 (tháng 9-1996) của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng thí điểm khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh (sau hai 2 năm hoạt động kim ngạch xuất khẩu qua khu tăng 34%/ năm), chúng ta đã có khu kinh tế cửa khẩu thương mại - dịch vụ Lạng Sơn; Lao Bảo (Quảng Trị), các khu ở thành phố Lào Cai, Cầu Treo (Hà Tĩnh), Mộc Bài (Tây Ninh), Hà Tiên (Kiên Giang), góp phần phát triển giao lưu hàng hóa, đặc biệt đối với những mặt hàng bình dân chưa có khả năng vào được thị trường có yêu cầu cao. Từ đó còn thúc đẩy buôn bán với 3 nước láng giềng, tạo kết cấu hạ tầng cho hành lang kinh tế Đông - Tây và vành đai kinh tế biên giới Việt - Trung. 9 - Vai trò của làng nghề trong mặt trận xuất khẩu đã được khẳng định. Việc khôi phục và chấn hưng làng nghề chẳng những không để những nghề quý bị thất truyền, mà còn khơi dậy sức sáng tạo của các nghệ nhân, tăng xuất khẩu những sản phẩm độc đáo được các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng. Hiện cả nước có trên 2 nghìn làng nghề, bình quân mỗi làng có 40% sản phẩm được xuất khẩu. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ (năm 2004: 1,6 tỉ USD, năm 2005 tăng thêm 400 triệu USD) có phần đóng góp không nhỏ của các làng nghề . 10 - Cải cách hành chính được thực hiện trong xuất nhập khẩu. Bản thân các chính sách thông thoáng đã tạo nền tảng cho cải cách hành chính trong xuất nhập khẩu, song khi thực hiện, ở nơi này hay nơi khác vẫn còn tình trạng thủ tục lòng vòng, gây phiền hà, tốn kém thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh sản phẩm. Trước tình hình đó, cải cách hành chính trong xuất nhập khẩu đã được đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây. Cơ quan trung ương phân cấp quyền hạn cho các địa phương, khu công nghiệp, khu chế xuất. Những thủ tục còn lại cũng hạn chế tối đa các yêu cầu giấy tờ, giảm thời gian quy định phải trả lời các doanh nghiệp. Đồng thời việc giản tiện thủ tục thông quan hàng hóa tại cửa khẩu, trạm kiểm soát, bến bãi giao nhận hàng hóa, trên đường giao thông... được đẩy mạnh. Trong tiến trình này, những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin luôn được áp dụng kịp thời. Mười điểm nêu trên vừa là nguyên nhân vừa là kết quả, gắn kết nhau, lĩnh vực này làm tốt thúc đẩy các lĩnh vực khác và ngược lại tựu trung đều nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước. Một số tồn tại chính Tuy xuất khẩu của 20 năm đổi mới đạt được những thành tích đáng khích lệ nhưng nếu so với yêu cầu đặt ra thì còn không ít tồn tại không dễ sớm khắc phục. So với các nước trong khu vực, quy mô xuất khẩu của nước ta còn nhỏ. Năm 2004, xuất khẩu bình quân theo đầu người của Xin-ga-po là 47 nghìn USD, Ma-lai-xi-a - 4,9 nghìn USD và Thái Lan - 1,4 nghìn USD, còn Việt Nam chỉ mới đạt 320 USD. Thực trạng đó còn chứng tỏ, số doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta chiếm đại bộ phận, với năng lực tài chính yếu, trình độ quản lý hạn chế, nên chưa dám thực hiện các hợp đồng lớn, dài hạn, vươn tới những thị trường ở xa. Điều quan trọng hơn là xuất khẩu phát triển chưa bền vững bởi sản lượng một số nông phẩm đã tới hạn do diện tích nuôi trồng bị thu hẹp, nếu muốn tăng đột biến phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ của công nghệ sinh học. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, tỷ trọng hàng thô còn cao, giá trị gia tăng còn thấp, các mặt hàng gia công cho các công ty nước ngoài còn khá nhiều, thương hiệu mặt hàng Việt Nam chưa phát triển mạnh. Một số mặt hàng, như: dệt may, giày dép có giá trị nguyên liệu nhập khẩu chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, gỗ chế biến - khoảng 50%, nên hiệu quả xuất khẩu còn khiêm tốn. Bên cạnh đó các cơ sở xuất khẩu của Việt Nam chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả với các rào cản thương mại và những biến động khó lường của thị trường thế giới... Đó là những hạn chế chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ và sẽ tiêu cực đến việc đẩy mạnh xuất khẩu của chúng ta trong những năm tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61112.DOC
Tài liệu liên quan