2020 câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh cao đẳng - Đại học 2008 – Môn Sinh học

Câu 1. Căn cứ vào sơ đồ sau của một hệ sinh thái: Sinh vật nào có sinh khối lớn nhất? A. Sinh vật ăn tạp. B. Sinh vật ăn cỏ. C. Sinh vật phân hủy. D. Sinh vật sản xuất. Câu 2. Thứ tự các phân tử tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin như thế nào? A. mARN tARN ADN Polypeptit. B. ADN mARN Polypeptit tARN. C. tARN Polypeptit ADN mARN. D. ADN mARN tARN Polypeptit. Câu 3. Các enzym nào tham gia vào việc sửa chữa các tiền đột biến? A. Reparaza, Ligaza. B. ADN-Polymeraza, Ligaza. C. Ligaza, Prôlêaza. D. ADN-Polymeraza. Câu 4. Đột biến nào có thể mất đi trong quá trình sinh sản sinh dưỡng? A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến sôma trội. C. Đột biến sôma lặn. D. Đột biến giao tử. Câu 5. Biến dị nào không làm thay đổi cấu trúc của gen? A. Biến dị tổ hợp. B. Biến dị đột biến. C. Biến dị thường biến. D. Biến dị thường biến và biến dị tổ hợp. Câu 6. Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất? A. Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu. B. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc. C. Đảo vị trí giữa 2 nuclêôtit không làm xuất hiện mã kết thúc. D. Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen. Câu 7. Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác? A. Đảo đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Lặp đoạn NST. D. Mất đoạn NST.

doc22 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 2020 câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh cao đẳng - Đại học 2008 – Môn Sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gây ra: A. Thay 1 axit amin này bằng 1 axit amin khác. B. Cấu trúc của Protein không thay đổi. C. Gián đoạn quá trình giải mã. D. Cả 3 câu A,B và C. Câu 192. Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các mã bộ 3 như sau: 3" 13,14,15 5" .......AGG TAX GXX AGX AXT XXX................ Một đột biến làm thay cặp Nu thứ 14 bằng cặp T = A (X thay = T) sẽ làm cho: A. Axit amin tương ứng ở bộ 3 này bị thay đổi bởi 1 axit amin khác. B. Quá trình giải mã bị gián đoạn. C. Không làm thay đổi trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit. D. Quá trình tổng hợp protein sẽ bắt đầu từ bộ 3 này. Câu 193. Tính số Nu từng loại của gen đột biến: A. A = T = 838; G = X = 502 B. A = T = 870; G = X = 550 C. A = T = 840; G = X = 510 D. A = T = 890; G = X = 510 Câu 194. Khi gen đột biến tự sao 2 đợt liên tiếp, số Nu mỗi loại cần cung cấp: A. ACC = TCC = 2520 GCC = XCC = 1530 B. ACC = TCC = 1680 GCC = XCC = 1020 C. ACC = TCC = 1530 GCC = XCC = 2520 D. ACC = TCC = 3360 GCC = XCC = 2040 Câu 195. Gen A chỉ huy tổng hợp một phân tử protein gồm 198 axit amin. Đột biến thêm 1 cặp Nu ở giữa cặp số 6 và số 7 thì protein do gen đột biến tổng hợp có gì khác so với protein ban đầu: A. Không có gì khác. B. Axit amin thứ 2 bị thay đổi. C. Từ axit amin thứ 3 trở về sau bị thay đổi. D. Số lượng axit amin không thay đổi và thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 trở về sau. Câu 196. Khi đoạn gen còn lại tự nhân đôi nhu cầu về từng loại Nu đã giảm đi bao nhiêu so với gen ban đầu cũng tự nhân đôi. A. Agiảm = Tgiảm = 300 Ggiảm = Xgiảm = 930 B. Agiảm = Tgiảm = 75 Ggiảm = Xgiảm = 60 C. Agiảm = Tgiảm = 150 Ggiảm = Xgiảm = 120 D. Agiảm = Tgiảm = 600 Ggiảm = Xgiảm = 1860 Câu 197. Khi gen đột biến sao mã, môi trường đã cung cấp 5460 RiNu, số lần sao mã là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 198. Gen đột biến tổng hợp 1 protein có: A. 455 axit amin. B. 910 axit amin. C. 453 axit amin. D. 498 axit amin. Câu 199. Đột biến là gì? A. Đột biến là những biến đổi trong tế bào chất. B. Đột biến là những biến đổi trong nhân tế bào. C. Đột biến là những biến đổi trong cơ thể sinh vật. D. Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền. Câu 200. Thể đột biến là những cá thể: A. Mang đột biến. B. Mang mầm đột biến. C. Mang đột biến biểu hiện ở kiểu hình. D. Mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình. Câu 201. Đột biến nhiễm sắc thể là: A. Những biến đổi liên quan tới số lượng nhiễm sắc thể. B. Sự thay đổi về cấu trúc hay số lượng nhiễm sắc thể. C. Những biến đổi trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc. D. Những biến đổi trong cấu trúc của ADN. Câu 202. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là: A. Những biến đổi liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. B. Những biến đổi trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc. C. Những biến đổi trong cấu trúc của ADN. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 203. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? A. Các tác nhân vật lý như tia chiếu (phóng xạ, tia tử ngoại), sốc nhiệt. B. Các loại hoá chất như thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật. C. Các rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá của tế bào. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 204. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn hay thêm đoạn. D. Chuyển hay trao đổi đoạn. Câu 205. Hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật là gì? A. Làm cho NST bị đứt gãy. B. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN. C. Ảnh hưởng tới hoạt động của NST trong tế bào. D. Thường gây chết, giảm sức sống hoặc thay đổi biểu hiện của tính trạng. Câu 206. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì dạng nào có ứng dụng quan trọng nhất? A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Lặp đoạn hay thêm đoạn. Câu 207. Thể dị bội (lệch bội) là gì? A. Toàn bộ các cặp NST không phân ly. B. Thừa hoặc thiếu NST trong một cặp đồng dạng. C. Một hay vài cặp NST không phân ly bình thường. D. Cả 2 câu B và C. Câu 208. Thể đa bội là do: A. Một hay vài cặp NST không phân ly bình thường. B. Thừa hoặc thiếu NST trong cặp đồng dạng. C. Toàn bộ các cặp NST không phân ly. D. Cả 2 câu B và C. Câu 209. Thể tứ bội (4n) AAaa có thể cho các loại giao tử nào? A. 1AA : 4Aa : 1aa B. AA hoặc AA. C. AA hoặc aa D. Cả 3 câu A, B vàC. Câu 210. Cơ chế hình thành thể đa bội chẵn: A. Sự thụ tinh của giao tử lưỡng bội và đơn bội hình thành thể đa bội chẵn. B. Sự thụ tinh của nhiều giao tử đơn bội hình thành thể đa bội chẵn. C. Sự thụ tinh của 2 giao tử lưỡng bội hình thành thể đa bội chẵn. D. Sự thụ tinh của 2 giao tử đơn bội hình thành thể đa bội chẵn. Câu 211. Đặc điểm của cơ thể đa bội: A. Tổng hợp chất hữu cơ mạnh mẽ. B. Hàm lượng ADN tăng. C. Sức chống chịu tăng. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 212. Câu nào sau đây đúng khi nói về hậu quả của đa bội thể? A. Gây chết ở người và các loài động vật giao phối. B. Tạo ra những giống thu hoạch có năng suất cao. C. Gây rối loạn cơ chế xác định giới tính. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 213. Ứng dụng của thể đa bội là gì? A. Tăng năng suất cây trồng. B. Tăng khả năng sinh sản của cây trồng. C. Tăng khả năng chống chịu của cây trồng D. Cả 2 câu A và C. Câu 214. Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục. Cây bình thường thụ phấn cho cây tam nhiễm ở nhiễm sắc thể số 1 cho những dạng quả như thế nào? A. 25% (2n) quả bầu dục : 75% (2n +1) quả tròn. B. 75% (2n) quả bầu dục : 25% (2n +1) quả tròn. C. 50% (2n) quả bầu dục : 50% (2n +1) quả tròn. D. 100% (2n) quả bầu dục . Câu 215. Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục . Cây tam nhiễm ở nhiễm sắc thể số 1 thụ phấn cho cây bình thường, kết quả ra sao? A. 50% (2n) quả bầu dục : 50% (2n +1) quả tròn. B. 25% (2n) quả bầu dục : 75% (2n +1) quả tròn. C. 75% (2n) quả bầu dục : 25% (2n +1) quả tròn. D. 100% (2n) quả bầu dục . Câu 216. Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục . Cho giao phối 2 cây tam nhiễm, kết quả đời con sẽ ra sao? A. 25% (2n) quả bầu dục : 75% (2n +1) quả tròn. B. 50% (2n) quả bầu dục : 50% (2n +1) quả tròn. C. 75% (2n) quả bầu dục : 25% (2n +1) quả tròn. D. 100% (2n) quả bầu dục . Câu 217. Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục . Cho biết các kiểu giao tử của cây tam nhiễm đực, nêu tình trạng hoạt động của chúng? A. Giao tử (n +1) bất thụ. B. Không có giao tử hữu thụ. C. Giao tử (n) và (n +1) hữu thụ. D. Giao tử (n) hữu thụ và (n+1) bất thụ. Câu 218. Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục . Cho biết các kiểu giao tử của cây tam nhiễm cái, nêu tình trạng hoạt động của chúng? A. Giao tử (n +1) bất thụ. B. Không có giao tử hữu thụ. C. Giao tử (n) và (n +1) hữu thụ. D. Giao tử (n) hữu thụ và (n+1) bất thụ. Câu 219. Thường biến là: A. Những biến đổi đồng loạt về kiểu gen. B. Những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen. C. Những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình. D. Những biến đổi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường. Câu 220. Tính chất của thường biến là gì? A. Định hướng, di truyền được. B. Đột ngột, không di truyền. C. Đồng loạt, không di truyền. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 221. Trong nông nghiệp thì giống, năng suất và kỹ thuật, yếu tố nào quan trọng nhất? A. Giống quan trọng nhất. B. Kỹ thuật quan trọng nhất. C. Năng suất quan trọng nhất. D. Cả 3 yếu tố quan trọng ngang nhau. Câu 222. Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào sau đây? A. Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. B. Đo lường được bằng các kỹ thuật thông thường. C. Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. D. Nhận biết được bằng quan sát thường. Câu 223. Đặc điểm nào sau đây là của tính trạng chất lượng? A. Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. B. Khó đo lường được bằng các kỹ thuật thông thường. C. Ít được nhận biết bằng quan sát thường. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 224. Mức phản ứng là gì? A. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau. B. Là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau. C. Là giới hạn biến đổi của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau. D. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen. Câu 225. Tính trạng có mức phản ứng rộng là: A. Tính trạng không bền vững. B. Tính trạng ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi. C. Tính trạng dễ thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. D. Tính trạng khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. Câu 226. Tính trạng có mức phản ứng hẹp là: A. Tính trạng không bền vững. B. Tính trạng ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi. C. Tính trạng dễ thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. D. Tính trạng khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. Câu 227. Ý nghĩa của thường biến trong thực tiễn là gì? A. Ý nghĩa gián tiếp trong chọn giống và tiến hoá. B. Ý nghĩa trực tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá. C. Giúp sinh vật thích nghi trong tự nhiên. D. Cả 2 câu A và C. Câu 228. Câu nào sau đây không đúng? A. Giống tốt, kỹ thuật sản xuất tốt tạo năng suất kém. B. Năng suất là kết quả tác động của giống và kỹ thuật. C. Kỹ thuật sản xuất qui định năng suất cụ thể của giống. D. Kiểu gen qui định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng. Câu 229. Kĩ thuật di truyền phổ biến hiện nay là: A. Kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền. B. Kĩ thuật cấy gen. C. Sử dụng plasmit làm thể truyền. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 230. Enzim cắt restrictaza dùng trong kĩ thuật cấy gen có tác dụng: A. Mở vòng plasmit tại những điểm xác định. B. Cắt và nối ADN ở những điểm xác định. C. Nối đoạn gen cho vào plasmit. D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Câu 231. Enzim nối ligaza dùng trong kĩ thuật cấy gen có tác dụng: A. Mở vòng plasmit tại những điểm xác định. B. Cắt và nối ADN ở những điểm xác định. C. Nối đoạn gen cho vào plasmit. D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Câu 232. Khi chuyển một gen tổng hợp protein của người vào vi khuẩn E. coli, người ta mong muốn điều gì? A. Vi khuẩn sinh sản nhanh và tổng hợp protein cần cho người. B. Protein hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với người. C. Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 233. Điểm giống nhau trong kĩ thuật cấy gen với plasmit và với phage làm thể truyền là: A. Các giai đoạn và các loại enzim tương tự. B. Thể nhận đều là E.coli. C. Protein tạo thành có tác dụng tương đương. D. Đều chuyển được gen của loài này vào nhiễm sắc thể loài khác. Câu 234. Điểm khác nhau trong kĩ thuật cấy gen với plasmit và với phage làm thể truyền là: A. Phage có thể tự xâm nhập tế bào phù hợp. B. Chuyển gen bằng phage bị hạn chế là chỉ chuyển được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại phage nhất định. C. Sự nhân lên của phage diễn ra trong vùng nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra trong tế bào chất. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 235. Cấy gen tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn vào vi khuẩn, người ta đã giải quyết được vấn đề gì trong sản xuất kháng sinh? A. Rút ngắn thời gian. B. Hạ giá thành. C. Tăng sản lượng. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 236. Kĩ thuật chuyển gen ứng dụng loại đột biến nào sau đây? A. Đột biến gen. B. Đột biến dị bội. C. Đột biến chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến đa bội. Câu 237. Trường hợp nào sau đây được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen? A. Cà chua bị làm bất hoạt gen gây chín sớm làm hư quả khi vận chuyển. B. Bò tạo ra nhiều hócmon sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng. C. Gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia chuyển vào cây bông và cây đậu tương. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 238. Những hiểm họa tiềm tàng của sinh vật biến đổi gen là gì? A. Sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm có thể không an toàn cho người. B. Gen kháng thuốc diệt cỏ làm biến đổi tương quan trong hệ sinh thái nông nghiệp. C. Gen kháng thuốc kháng sinh làm giảm hiệu lực các loại thuốc kháng sinh. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 239. Trong chọn giống hiện đại, các phương pháp gây đột biến nhân tạo có mục đích là: A. Tạo những giống vật nuôi cây trồng hoặc những chủng vi sinh vật mới. B. Tạo nguồn biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. C. Tạo ưu thế lai. D. Cả 3 câu A,B và C. Câu 240. Để tiến hành gây đột biến nhân tạo trên gia súc lớn như trâu, bò người ta thường sử dụng các nhân tố: A. Tia phóng xạ, tia UV, sốc nhiệt. B. Các hóa chất như 5BU, EMS, NMU, côsinxin v.v... C. Cho hóa chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng. D. Cả 3 câu A,B và C không đúng. Câu 241. Điểm khác nhau giữa các loại tia phóng xạ và tia tử ngoại dùng trong việc gây đột biến nhân tạo là: A. Giá trị năng lượng. B. Khả năng xuyên thấu. C. Đối tượng sử dụng. D. Cả 3 câu A,B và C. Câu 242. Phương pháp gây sốc nhiệt làm chấn thương bộ máy di truyền của tế bào nên thường dùng để gây đột biến: A. Gen. B. Cấu trúc nhiễm sắc thể. C. Thể đa bội. D. Thể dị bội. Câu 243. Chất cônsinxin ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc nên thường dùng để gây đột biến: A. Gen. B. Cấu trúc nhiễm sắc thể. C. Thể đa bội. D. Thể dị bội. Câu 244. Những hóa chất có phản ứng chọn lọc với từng loại nucleotit xác định có thể ứng dụng nhằm gây đột biến: A. Gen. B. Cấu trúc nhiễm sắc thể. C. Thể đa bội. D. Thể dị bội. Câu 245. Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên hạt đang nẩy mầm, đỉnh sinh trưởng, chồi ngọn người ta mong muốn tạo ra loại biến dị nào sau đây? A. Đột biến giao tử. B. Đột biến tiền phôi. C. Đột biến sôma. D. Đột biến đa bội. Câu 246. Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên túi phấn, bầu noãn hay nụ hoa người ta mong muốn tạo ra loại biến dị nào sau đây? A. Đột biến giao tử. B. Đột biến tiền phôi. C. Đột biến sôma. D. Đột biến đa bội. Câu 247. Thể đột biến đa bội thường được áp dụng nhằm tạo ra: A. Cây công nghiệp cho năng suất cao. B. Động vật lai xa khác loài. C. Các giống cây trồng thu hoạch cơ quan sinh dưỡng. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 248. Phương pháp gây đột biến nhân tạo được áp dụng từ những năm 20 của thế kỉ XX đã giúp các nhà chọn giống giải quyết được vấn đề gì sau đây? A. Khắc phục khó khăn để có thể tiến hành lai xa. B. Chuyển gen giữa các loài sinh vật khác nhau. C. Tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 249. Phép lai nào sau đây là lai xa? A. Lai khác loài, khác chi, khác họ. B. Lai khác thứ, khác nòi. C. Lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép. D. Lai kinh tế, lai khác thứ tạo giống mới. Câu 250. Lai xa thường được áp dụng phổ biến ở đối tượng nào sau đây? A. Vi sinh vật. B. Cây trồng. C. Vật nuôi. D. Vi sinh vật và cây trồng. Câu 251. Cơ thể lai xa thường bất thụ là do nguyên nhân nào sau đây? A. Bộ nhiễm sắc thể khác loài không bắt cặp trong giảm phân nên không hình thành giao tử. B. Chu kỳ sinh sản hoặc bộ máy sinh dục không phù hợp. C. Giao tử bị chết trong đường sinh dục của cá thể khác loài hoặc hợp tử không phát triển. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 252. Lai khác thứ là phép lai có đặc điểm nào sau đây? A. Lai giữa giống lúa X1 năng suất cao, không kháng rầy, chất lượng gạo trung bình và giống lúa CN2 năng suất trung bình, kháng rầy, chất lượng gạo cao. B. Giống lúa nông nghiệp 3A được công nhận là giống quốc gia năm 1992, có năng suất trung bình 52 tạ/ha. C. Lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ có nguồn gen khác nhau. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 253. Khi lai giữa cây trồng và cây dại, người ta mong đợi các thế hệ cây lai nhận được đặc điểm di truyền nào từ cây dại? A. Chống chịu sâu bệnh và điều kiện môi trường khắc nghiệt. B. Năng suất cao. C. Kiểu gen thuần chủng. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 254. Tại sao lai khác loài thường được sử dụng trong chọn giống cây trồng sinh sản sinh dưỡng? A. Không phải giải quyết khó khăn do bất thụ gây ra. B. Có thể thực hiện lai tế bào. C. Dễ xử lí tạo dạng đa bội chẵn hoặc lẻ. D. Cả 2 câu A và B. Câu 255. Hiện tượng nào dưới đây có thể không phải là do giao phối gần? A. Tạo giống mới có năng suất cao. B. Thoái hoá giống. C. Kiểu gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm. D. Tạo ra dòng thuần. Câu 256. Để duy trì và củng cố ưu thế lai ở thực vật người ta áp dụng phương pháp nào sau đây? A. Lai trở lại các cá thể thế hệ F1 với các cá thể thế hệ P. B. Cho tạp giao giữa các cá thể thế hệ F1 C. Cho các cá thể thế hệ F1 tự thụ phấn. D. Sinh sản dinh dưỡng. Câu 257. Trong chăn nuôi ở nước ta, người ta áp dụng phương pháp nào sau đây để tạo ưu thế lai? A. Lai khác dòng. B. Lai trở lại. C. Lai thuận nghịch. D. Lai phân tích. Câu 258. Trong phương pháp lai tế bào, để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai người ta sử dụng: A. Virút Xenđê. B. Keo hữu cơ pôliêtilen glicol. C. Xung điện cao áp. D. Hoóc-môn phù hợp. Câu 259. Hệ số di truyền là gì? A. Là hiệu số giữa biến dị kiểu hình và biến dị kiểu gen. B. Là tỉ số giữa biến dị kiểu hình và biến dị kiểu gen. C. Là tỉ số giữa biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 260. Câu nào sau đây không đúng? A. Hệ số di truyền cao khi tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. B. Hệ số di truyền thấp khi tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của kiểu gen. C. Hệ số di truyền thấp khi tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. D. Hệ số di truyền biểu thị ảnh hưởng của kiểu gen và của môi trường lên tính trạng. Câu 261. Thế nào là chọn lọc hàng loạt? A. Chọn ra một nhóm cá thể phù hợp để làm giống. B. Chọn một dòng cá thể tốt nhất để làm giống. C. Chọn một số ít cá thể tốt nhất để làm giống. D. Cả 3 câu A,B và C. Câu 262. Thế nào là chọn lọc cá thể? A. Chọn ra một nhóm cá thể phù hợp để làm giống. B. Chọn một dòng cá thể tốt nhất để làm giống. C. Chọn một số ít cá thể tốt nhất để làm giống. D. Cả 3 câu A,B và C. Câu 263. Đặc điểm của chọn lọc cá thể là gì? A. Chọn lọc dựa trên kiểu gen. B. Chọn lọc dựa trên kiểu hình. C. Chọn lọc tính trạng có hệ số di truyền cao. D. Cả 2 câu A và C. Câu 264. Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là gì? A. Chọn lọc dựa trên kiểu gen. B. Chọn lọc dựa trên kiểu hình. C. Chọn lọc tính trạng có hệ số di truyền thấp. D. Cả 2 câu B và C. Câu 265. Ưu điểm của chọn lọc hàng loạt là gì? A. Dễ tiến hành, phương pháp đơn giản. B. Áp dụng rộng rãi tạo giống mới. C. Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 266. Ưu điểm của chọn lọc cá thể là gì? A. Dễ tiến hành, phương pháp đơn giản. B. Nhanh chóng đạt hiệu quả. C. Áp dụng rộng rãi trong tạo giống mới. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 267. Điều nào sau đây đúng đối với chọn lọc cá thể? A. Áp dụng để sản xuất giống có chất lượng để sản xuất đại trà. B. Không kiểm tra được kiểu gen, không tạo được giống ổn định C. Áp dụng lai tạo và cải tiến giống, tạo giống mới có chất lượng cao. D. Không phân biệt được các đặc điểm tốt do đột biến hay do thường biến. Câu 268. Điều nào sau đây đúng đối với chọn lọc hàng loạt? A. Áp dụng để sản xuất giống phục tráng có chất lượng để sản xuất đại trà. B. Áp dụng lai tạo và cải tiến giống, tạo giống mới có chất lượng cao. C. Phân biệt được các đặc điểm tốt do đột biến hay do thường biến. D. Kiểm tra được kiểu gen, tạo được giống mới ổn định. Câu 269. Phạm vi ứng dụng nào sau đây đúng đối với chọn lọc cá thể một lần? A. Với thực vật tự thụ hoặc sinh sản vô tính. B. Với các tính trạng có hệ số di truyền cao. C. Với thực vật giao phấn hoặc động vật. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 270. Phạm vi ứng dụng nào sau đây đúng đối với chọn lọc hàng loạt nhiều lần? A. Với thực vật tự thụ. B. Với thực vật giao phấn. C. Với thực vật sinh sản vô tính. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 271. Câu nào sau đây không đúng với chọn lọc cá thể? A. Với thực vật giao phấn chỉ cần chọn lọc một lần do kiểu gen đồng nhất. B. Chọn lọc cá thể dựa trên cả kiểu gen và kiểu hình nên đạt hiệu quả cao. C. So sánh giữa các dòng và giống, để chọn hay loại bỏ cá thể không mong muốn. D. Với thực vật tự thụ, gieo riêng lẻ các hạt của cùng cây và đánh giá qua thế hệ con. Câu 272. Câu nào sau đây đúng với chọn lọc cá thể? A. Chọn lọc cá thể dựa trên kiểu hình nên đạt hiệu quả cao. B. Với thực vật tự thụ, chỉ cần chọn lọc một lần do kiểu gen đồng nhất. C. So sánh giữa các giống, để chọn hay loại bỏ cá thể không mong muốn. D. Với thực vật giao phấn, gieo riêng lẻ các hạt của cùng cây và đánh giá qua thế hệ con. Câu 273. Câu nào sau đây không đúng với chọn lọc hàng loạt? A. Chọn lọc hàng loạt dựa trên kiểu hình nên hiệu quả chưa cao. B. Với thực vật giao phấn chỉ cần chọn lọc một lần do kiểu gen đồng nhất. C. So sánh các tính trạng và mục tiêu, để chọn hay loại bỏ cá thể không mong muốn. D. Duy trì các đặc điểm tốt của giống và phục tráng các giống đã bị địa phương hóa. Câu 274. Câu nào sau đây đúng với chọn lọc hàng loạt? A. Chọn lọc hàng loạt dựa trên kiểu hình nên đạt hiệu quả cao. B. Với thực vật tự thụ, thường chọn lọc một lần do kiểu gen đồng nhất. C. So sánh giữa các giống, để chọn hay loại bỏ cá thể không mong muốn. D. Với thực vật giao phấn, gieo riêng lẻ các hạt của cùng cây và đánh giá qua thế hệ con. Câu 275. Vai trò quan trọng của chọn lọc hàng loạt trong chọn giống là gì? A. Dễ tiến hành phương pháp đơn giản ít tốn kém. B. Áp dụng rộng rãi trong phục tráng giống địa phương. C. Duy trì được chất lượng con giống khi sản xuất đại trà. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 276. Nhược điểm của chọn lọc hàng loạt trong chọn giống là gì? A. Không phân biệt được các đặc điểm tốt do kiểu gen hay do hiện tượng thường biến. B. Phải theo dõi chặt chẽ vì phải kiểm tra cả kiểu gen lẫn kiểu hình. C. Đạt hiệu quả đối với tính trạng có hệ số di truyền thấp. D. Tích lũy các biến dị có lợi cho giống. Câu 277. Nhược điểm của chọn lọc cá thể trong chọn giống là gì? A. Không tích lũy các biến dị có lợi cho giống. B. Đạt hiệu quả đối với tính trạng có hệ số di truyền cao. C. Phải theo dõi chặt chẽ vì phải kiểm tra cả kiểu gen lẫn kiểu hình. D. Không phân biệt được các đặc điểm tốt do đột biến hay do thường biến. Câu 278. Dựa vào các yếu tố nào người ta sử dụng một trong hai hình thức chọn giống? A. Kiểu gen, kiểu hình và đặc điểm di truyền của giống. B. Kiểu gen, kiểu hình và hệ số di truyền. C. Kiểu gen, kiểu hình và môi trường. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 279. Phương pháp nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người: A. Phương pháp phả hệ. B. Phương pháp lai phân tích. C. Phương pháp di truyền phân tử. D. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể. Câu 280. Trong việc lập phả hệ ký hiệu dưới dây minh họa A. Hai anh em cùng bố mẹ. B. Hôn nhân đồng huyết. C. Hai hôn nhân. D. Hôn nhân không sinh con. Câu 281. Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời là: A. Gen trội có hại có điều kiện át chế gen lặn. B. Gen trội được biểu hiện gây hại. C. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 282. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cho phép: A. Phát hiện các trường hợp bệnh lý do đột biến gen. B. Xác định vai trò của gen trong sự phát triển các tính trạng. C. Xác định mức độ tác động của môi trường lên sự hình thành các tính trạng. D. Cả 2 câu B và C. Câu 283. Hội chứng Đao dễ dàng xác định bằng phương pháp: A. Phả hệ. B. Di truyền phân tử. C. Nghiên cứu tế bào. D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. Câu 284. Nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là: A. Cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp. B. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền của các gia đình đã có bệnh này. C. Cho lời khuyên trong sinh đẻ đề phòng, hạn chế hậu quả xấu cho đời sau. D. Cả 3 câu A,B và C. Câu 285. Để tìm xác định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm người ta dùng phương pháp: A. Phương pháp nghiên cứu tế bào. B. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. C. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. Phương pháp di truyền học phân tử. Câu 286. Hội chứng Tocnơ có đặc điểm: A. Nam, lùn, cổ ngắn, trí tuệ kém phát triển. B. Nữ, buồng trứng dạ con không phát triển. C. Nam, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh. D. Nữ, lùn, cổ ngắn, không có kinh nguyệt, trí tuệ kém phát triển. Câu 287. Mục đích của phương pháp nghiên cứu phả hệ là xác định: A. Kiểu gen qui định tính trạng là đồng hợp hay dị hợp. B. Gen qui định tính trạng là trội hay lặn. C. Tính trạng biểu hiện do kiểu gen quyết định hay phụ thuộc nhiều vào môi trường. D. Cả 3 câu A,B và C. Câu 288. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là: A. Prôtêin. B. Axit nuclêic. C. Prôtêin và axit nuclêic. D. Prôtêin, carbon hydrat và axit nuclêic. Câu 289. Điểm giống nhau trong cấu tạo của prôtêin và axit nucleic là: A. Tính phức tạp, tính đa dạng và tính đặc thù. B. Trình tự nucleotit qui định trình tự axit amin. C. Trình tự axit amin trong cấu tạo phân tử prôtêin do trình tự nucleotit trong cấu tạo axit nucleic qui định. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 290. Ở cơ thể đơn bào, prôtêin có vai trò quan trọng trong: A. Vận chuyển các chất qua màng. B. Điều hòa hoạt động các cơ quan. C. Cấu tạo của enzim, hoocmôn. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 291. Giai đoạn tiến hoá hoá học các chất hữu cơ được tổng hợp từ các chất vô cơ đơn giản là nhờ: A. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép. B. Sự hình thành các côaxecva. C. Các nguồn năng lượng tự nhiên. D. Tác động của các enzim và nhiệt độ cao của vỏ quả đất nguyên thủy. Câu 292. Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học: A. Sự xuất hiện các enzim. B. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic. C. Sự tạo thành các côaxecva. D. Sự hình thành màng. Câu 293. Đặc điểm nổi bật của các đại phân tử sinh học là: A. Đa dạng. B. Đặc thù. C. Phức tạp và có kích thước lớn. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 294. Trong các dấu hiệu của hiện tượng sống, dấu hiệu nào không thể có ở vật thể vô cơ: A. Trao đổi chất và sinh sản. B. Vận động và cảm ứng. C. Sinh trưởng. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 295. Phát biểu nào dưới đây là không đúng: A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi, nảy nở và duy trì liên tục. B. ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc của ADN luôn luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ. C. Cơ sở phân tử của sự tiến hoá là quá trình tích luỹ thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng hơn so với nguyên mẫu. D. Tổ chức sống là những hệ mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức. Câu 296. Hệ tương tác nào dưới đây hình thành những cơ thể sống đầu tiên và phát triển cho đến ngày nay: A. Prôtêin lipit B. Prôtêin saccarit C. Prôtêin prôtêin D. Prôtêin axit nuclêôtit Câu 297. Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào: A. Các hoá thạch. B. Sự đa dạng của các loài động thực vật ngày nay. C. Sự xuất hiện loài người. D. Quá trình phát triển phôi. Câu 298. Ý nghĩa của sự xâm chiếm môi trường cạn của sinh vật trong đại Cổ sinh là: A. Giúp cá vây chân chuyển thành lưỡng cư đầu cứng. B. Hình thành lớp ếch nhái từ ếch nhái đầu cứng. C. Hình thành bò sát và cây hạt trần phát triển rất mạnh trong đại Trung sinh. D. Đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa. Câu 299. Hóa thạch Tôm ba lá phần lớn đều có tuổi địa chất tương ứng với: A. Kỉ Cambri. B. Kỉ Silua. C. Đại Cổ Sinh. D. Đại Trung Sinh. Câu 300. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng cho kỉ Đêvôn: A. Cách đây 370 triệu năm. B. Nhiều dãy núi lớn xuất hiện, phân hoá thành khí hậu lục địa khô hanh và khí hậu ven biển ẩm ướt. C. Quyết trần tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế. D. Cá giáp có hàm thay thế cá giáp không có hàm và phát triển ưu thế. Xuất hiện cá phổi và cá vây chân. Câu 301. Sự xuất hiện dương xỉ có hạt ở kỉ Than đá do: A. Mưa nhiều làm các rừng quyết khổng lồ bị vùi dập. B. Cuối kỉ biển rút, khí hậu khô hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển của dương xỉ có hạt. C. Đảm bảo cho thực vật phát tán đến những vùng khô hạn. D. Cung cấp thức ăn dồi dào cho sâu bọ bay phát triển mạnh. Câu 302. Những bò sát đầu tiên xuất hiện ở: A. Kỉ Cambri. B. Kỉ Silua. C. Kỉ Than Đá. D. Kỉ Đêvôn. Câu 303. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về kỉ Than đá? A. Sâu bọ bay lần đầu tiên chiếm lĩnh không trung. B. Cây hạt trần phát triển mạnh. C. Lục địa nâng cao, khí hậu khô. D. Xuất hiện thú có lông rậm. Câu 304. Đại Trung Sinh gồm các kỉ: A. Cambri Silua - Đêvôn. B. Tam điệp Đêvôn - Phấn trắng. C. Tam điệp Giura - Phấn trắng. D. Cambri Silua Đêvôn Than đá Pecmi. Câu 305. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về kỉ Tam điệp: A. Cây hạt trần phát triển mạnh. B. Hình thành các nhóm cao trong bò sát như thằn lằn, rùa, cá sấu. C. Xuất hiện những thú đầu tiên từ bò sát răng thú. D. Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối. Câu 306. Bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế ở đại Trung sinh là do: A. Khí hậu ẩm ướt, rừng quyết khổng lồ phát triển làm thức ăn cho bò sát. B. Biển tiến sâu vào đất liền, cá và thân mềm phong phú làm cho bò sát quay lại sống dưới nước và phát triển mạnh. C. Ít biến động lớn về địa chất, khí hậu khô và ấm tạo điều kiện phát triển của cây hạt trần, sự phát triển này kéo theo sự phát triển của bò sát đặc biệt là bò sát khổng lồ. D. Sự phát triển của cây hạt trần kéo theo sự phát triển của sâu bọ bay, sự phát triển này dẫn đến sự phát triển của các bò sát bay. Câu 307. Chim thuỷ tổ xuất hiện ở kỉ: A. Phấn trắng. B. Giura. C. Tam điệp. D. Pecmi. Câu 308. Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối ở đại: A. Tân sinh. B. Trung sinh. C. Cổ sinh. D. Nguyên sinh. Câu 309. Cây hạt kín xuất hiện vào kỉ: A. Tam điệp. B. Giura. C. Cambri. D. Pecmi. Câu 310. Đại Tân sinh gồm có các kỉ: A. Cambri Silua Đêvôn. B. Cambri Silua Đêvôn Than đá - Pecmi. C. Thứ ba - Thứ tư. D. Tam điệp Giura - Phấn trắng. Câu 311. Sự phát triển của cây hạt kín ở kỉ thứ ba đã kéo theo sự phát triển: A. Thú ăn cỏ. B. Chim thuỷ tổ. C. Thú lông rậm. D. Côn trùng. Câu 312. Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở: A. Kỉ phấn trắng. B. Kỉ Pecmi. C. Kỉ Thứ tư. D. Kỉ Thứ ba. Câu 313. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về kỉ Thứ ba? A. Cây hạt kín phát triển làm tăng nguồn thức ăn cho chim, thú. B. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ khỉ, tới giữa kỉ thì những dạng vượn người đã phân bố rộng. C. Có những thời kì băng hà rất lạnh xen kẽ với những thời kì khí hậu ấm áp. Băng hà tràn xuống tận bán cầu Nam. D. Rừng bị thu hẹp, một số vượn người xuống đất xâm chiếm các vùng đất trống, trở thành tổ tiên của loài người. Câu 314. Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn vào kỉ Thứ tư là do: A. Có những thời kì băng hà xen kẽ với những thời kì khí hậu ấm áp. B. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ. C. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do mực nước biển rút xuống. D. Sự phát triển của cây hạt kín và thú ăn thịt. Câu 315. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, đại có thời gian ngắn nhất là: A. Tân sinh. B. Trung sinh. C. Cổ sinh. D. Nguyên sinh. Câu 316. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về đại Tân sinh? A. Hình thành dạng vượn người từ bộ Khỉ. B. Chim, thú thay thế bò sát. C. Băng hà phát triển làm cho biển rút. D. Chim gần giống chim ngày nay nhưng trong miệng còn có răng. Câu 317. La-Mác là nhà tự nhiên học, và triết học người nước nào? A. Pháp B. Mỹ C. Đức D. Anh Câu 318. Đác-Uyn là nhà tự nhiên học người nước nào? A. Pháp B. Mỹ C. Đức D. Anh Câu 319. Theo học thuyết của La-Mác tiến hóa là: A. Sự tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. Là sự phát triển có kế thừa lịch sử theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. C. Do tác động của ngoại cảnh, tạo ra các đột biến, sự tích lũy các đột biến có lợi cho sinh vật đưa đến sự hình thành loài mới D. Sự biến đổi loài cũ thành các loài mới dưới tác động chọn lọc tự nhiên. Câu 320. Người đầu tiên đưa vai trò của ngoại cảnh trong cơ chế tiến hóa của sinh vật là: A. Lin-nê B. La-Mác C. Đác-Uyn D. Kimura Câu 321. Theo La-Mác vai trò chính của ngoại cảnh là: A. Gây ra các biến dị vô hướng. B. Gây ra các biến dị tập nhiễm. C. Giữ lại các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho sinh vật. D. Tác động trực tiếp vào động vật bậc cao làm phát sinh biến dị. Câu 322. Theo Đác-Uyn,vai trò chính của ngoại cảnh là: A. Gây ra các biến dị ở sinh vật. B. Chọn lọc tự nhiên diễn ra dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh. C. Gây ra các biến dị tập nhiễm. D. Cung cấp vật chất và năng lượng cho sinh vật. Câu 323. Quan niệm đúng đắn trong học thuyết của La-Mác là: A. Các biến dị tập nhiễm ở sinh vật đều di truyền được. B. Chiều hướng tiến hóa của giới hữu cơ là từ đơn giản đến phức tạp. C. Sinh vật có khả năng tự biến đổi theo hướng thích nghi. D. Đã phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. Câu 324. Mặt chưa thành công trong học thuyết của La-Mác là: A. Chưa giải thích được tính thích nghi của sinh vật. B. Chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp. C. Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 325. Nội dung chính trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn gồm: A. Tính biến dị của sinh vật cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. B. Tính di truyền của sinh vật tạo phương tiện tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật. C. Chọn lọc tự nhiên trong mối tương quan với các điều kiện sống giữ lại các biến dị có lợi cho sinh vật, đào thải các biến dị có hại dẫn đến tính thích nghi và nhiều dạng của sinh giới. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 326. Theo Đác-Uyn, loại biến dị nào có vai trò chính trong tiến hóa? A. Biến dị xác định. B. Biến dị không xác định. C. Biến dị tương quan. D. Biến dị tập nhiễm. Câu 327. Để giải thích tai thỏ dài, quan niệm nào sau đây là của Đác-Uyn: A. Thỏ có bản năng tự vệ yếu đuối, khi ăn cỏ chúng phải vươn tai lên để nghe ngóng phát hiện địch thủ từ xa do đó tai chúng ngày càng dài ra, biến dị này được di truyền cho các thế hệ sau tạo thành thỏ tai dài. B. Thỏ lúc đầu tai chưa dài, trong quá trình sinh sản phát sinh nhiều biến dị cá thể: Tai ngắn, tai vừa, tai dài. Khi có động vật ăn thịt xuất hiện trên môi trường thì thỏ tai dài phát hiện sớm và thoát hiểm, còn thỏ tai ngắn và tai vừa phát hiện muộn, số con cháu giảm dần rồi bị đào thải. Thỏ tai dài tiếp tục sinh sản, di truyền củng cố biến dị tạo thành loài thỏ tai dài. C. Thỏ lúc đầu tai chưa dài, trong quá trình sinh sản đột biến gen qui định tính trạng tai dài xảy ra. Đột biến ở trạng thái lặn nên không được biểu hiện ngay ra kiểu hình mà chỉ được phát tán chậm chạp trong quần thể qua giao phối. Chỉ qua rất nhiều thế hệ sau, các cá thể dị hợp mới có khả năng gặp gỡ nhau quá trình giao phối tạo điều kiện cho đột biến gen lặn ở trạng thái đồng hợp và biểu hiện ra kiểu hình thành thỏ tai dài. chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Khi có động vật ăn thịt xuất hiện thì kiểu gen lặn có lợi cho thỏ và được giữ lại tạo thành loài thỏ tai dài. D. Cả 2 câu B và C. Câu 328. Tồn tại chính trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn là: A. Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. B. Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh thay đổi. C. Chưa quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn. D. Chưa thành công trong giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. Câu 329. Động lực gây ra sự phân ly tính trạng trong chọn lọc nhân tạo là: A. Tạo ra các nòi mới, thứ mới. B. Nhu cầu và thị hiếu nhiều mặt của con người. C. Sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật với các điều kiện của môi trường sống. D. Tích lũy các biến dị có lợi cho vật nuôi, cây trồng. Câu 330. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là: A. Một quá trình song song, vừa tích lũy các biến dị có lợi đồng thời đào thải các biến dị không có lợi cho nhu cầu của con người. B. Một quá trình song song, vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, vừa đào thải các biến dị có hại. C. Đó là quá trình sống sót của những dạng thích nghi nhất. D. Cả 2 câu B và C. Câu 331. Động lực gây ra sự phân ly tính trạng trong điều kiện tự nhiên là: A. Nhu cầu và thị hiếu khác nhau của con người. B. Sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật ở những vùng phân bố địa lý khác nhau. C. Sự xuất hiện các yếu tố cách ly. D. Sự hình thành các loài mới. Câu 332. Theo quan niệm của Đác-Uyn, loài mới đã được hình thành như thế nào? A. Khởi đầu bằng sự biến đổi của các loài cũ qua trung gian của những dạng chuyển tiếp nhỏ dưới tác động của ngoại cảnh không ngừng biến đổi. B. Khởi đầu bằng sự phân chia các loài cũ thành các loài phụ thông qua quá trình phân ly tính trạng dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên. Nhờ có các yếu tố cách ly loài phụ sẽ biến thành loài mới. C. Khởi đầu bằng sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể do các nhân tố đột biến, giao phối, và chọn lọc tự nhiên hình thành các nòi địa lý. Do các yếu tố cách ly, các nòi địa lý biến thành các loài mới. D. Cả 2 câu B và C. Câu 333. Điểm thành công nhất của học thuyết Đác-Uyn là: A. Giải thích đựợc tính thích nghi của sinh vật. B. Giải thích được tính đa dạng của sinh vật. C. Nêu được vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên. D. Chứng minh được toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. Câu 334. Theo Đác-Uyn, các yếu tố cách ly có vai trò: A. Tăng cường sự phân ly tính trạng từ loài gốc. B. Tránh hiện tượng tạp giao. C. Đưa đến sự cách ly sinh sản. D. Tất cả các vai trò trên. Câu 335. Chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên khác nhau ở điểm nào? A. Khác nhau về động lực, ở CL nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu khác nhau của con người, ở CL tự nhiên là sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật với môi trường sống. B. Thời gian: CL nhân tạo chỉ mới bắt đầu khi con người biết chăn nuôi và trồng trọt, CL tự nhiên bắt đầu ngay từ khi sự sống hình thành. C. Kết quả: CL nhân tạo chỉ dẫn đến sự hình thành nòi mới, thứ mới trong cùng loài, CL tự nhiên dẫn đến sự hình thành loài mới. D. Tất cả 3 câu A, B và C. Câu 336. Bệnh máu khó đông ở người di truyền do một đột biến gen lặn trên NST giới tính X. Tỉ lệ giao tử chứa đột biến gen lặn chiếm 1% trong một cộng đồng. Tần số đàn ông có thể biểu hiện bệnh này trong cộng đồng là bao nhiêu? A. 0,1 B. 0,01 C. 0,001 D. 0,99 Câu 337. Gen nằm trên NST giới tính X, một quần thể giao phối ban đầu không cân bằng về thành phần kiểu gen thì phải sau bao nhiêu thế hệ mới đạt cân bằng? A. 1 thế hệ. B. 2 thế hệ. C. 3 thế hệ. D. 4 thế hệ. Câu 338. Đặc điểm nào của quần thể giao phối? A. Không có quan hệ đực cái. B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn. C. Quần thể có tính đa hình. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 339. Định luật Hacđi-Vanbec về sự ổn định của các alen ở mỗi lôcút trong quần thể phối được biểu thị dưới dạng toán học như thế nào? A. H = 2pq B. ( p+q) (p-q ) = p2 q2 C. (p + q)2 = 1 D. (p2 + 2pq ) = 1 Câu 340. Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec là: A. Không có đột biến gen thành các gen không alen khác. B. Không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để có ngẫu phối. C. Không có sự du nhập của các gen lạ vào quần thể. D. Tất cả các điều kiện trên. Câu 341. Trong một cộng đồng người Bắc Âu có 64% người có da bình thường, biết rằng tính trạng da bình thường là trội so với tính da bạch tạng, gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và cộng đồng có sự cân bằng về thành phần kiểu gen. Tần số người bình thường có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu? A. 0,36 B. 0,48 C. 0,24 D. 0,12 Câu 342. Ở một vài quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như nicken được qui định bởi gen trội R. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 51% hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm kim loại nặng. Tần số tương đối của các alen R và r là bao nhiêu? A. p = 0,7, q = 0,3 B. p = 0,3, q = 0,7 C. p = 0,2, q = 0,8 D. p = 0,8, q= 0,2 Câu 343. Nhóm máu ở người được qui định bởi 2 alen đồng trội LM = LN Nhóm máu M kiểu gen LMLM, nhóm N kiểu gen LNLN, nhóm MN kiểu gen LMLN... Trong một cộng đồng có 6129 cư dân gồm 1787 người có nhóm máu M, 3037 người có nhóm máu MN và 1305 người có nhóm máu N. Tần số của alen LM trong cộng đồng là: A. 0,48 B. 0,52 C. 0,54 D. 0,58 Câu 344. Tại sao quần thể giao phối được xem là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên? A. Vì quần thể có tính di truyền ổn định. B. Trong quần thể có mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể. C. Quần thể có tính đa dạng. D. Quần thể bao gồm các dòng thuần. Câu 345. Nhân tố nào làm biến đổi tần số các alen ở các lôcút trong quần thể nhanh nhất? A. Đột biến. B. Giao phối. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Cách ly. Câu 346. Định luật Hacđi-Vanbec có ý nghĩa gì? A. Giải thích được sự ổn định qua thời gian của những quần thể tự nhiên. B. Biết được tần số các alen có thể xác định được tần số kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. C. Từ tỉ lệ kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tần số tương đối của các alen. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 347. Mặt hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là: A. Đột biến và chọn lọc thường xuyên xảy ra. B. Sức sống của thể đồng hợp và dị hợp trong thực tế khác nhau. C. Các biến động di truyền có thể xảy ra. D. Tất cả 3 câu A, B và C. Câu 348. Trong quần thể giao phối từ tỉ lệ phân bố các kiểu hình có thể suy ra: A. Tỉ lệ các kiểu gen tương ứng. B. Tần số tương đối của các alen. C. Cấu trúc di truyền của quần thể. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 349. Tần số tương đối của một alen được tính bằng: A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể. B. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể. C. Tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể. D. Tổng tần số tỉ lệ phần trăm các alen của cùng một gen. Câu 350. Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen A. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen: A. pAA, qaa B. p2AA; q2aa C. p2AA; 2pqAa; q2aa D. pqAa Câu 351. Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó: A. Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể. B. Có tính ổn định và đặc trưng cho quần thể. C. Chịu sự chi phối của các qui luật di truyền liên kết và hoán vị gen. D. Chịu sự chi phối của qui luật tương tác gen. Câu 352. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec là: A. Quần thể có số lượng cá thể lớn để có sự ngẫu phối. B. Không có sự di chuyển số lượng lớn cá thể từ quần thể này sang quần thể khác. C. Không có chọn lọc và đột biến. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 353. Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh: A. Sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể. B. Sự ổn định của tần số tương đối các kiểu hình trong quần thể. C. Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối. D. Trạng thái động của quần thể. Câu 354. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của định luật Hacdi-Vanbec: A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ kiểu gen kiểu hình trong quần thể. C. Từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen. D. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa. Câu 355. Mặt hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là: A. Quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên vẫn thường xuyên xảy ra. B. Quá trình giao phối tạo nên nhiều biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. C. Tần số tương đối của các alen được duy trì ổn định trong quần thể. D. Trạng thái cân bằng của quần thể. Câu 356. Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1, tần số tương đối của các alen A: a là: A. A: a = 0,36: 0,64 B. A: a = 0,64: 0,36 C. A: a = 0,6: 0,4 D. A: a = 0,75: 0,25 Câu 357. Ở người gen IA qui định nhóm máu A, gen IB qui định nhóm máu B, kiểu gen ii qui định nhóm máu O. Một quần thể người có nhóm máu B (kiểu gen IB i, IBIB) chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A (kiểu gen IAi, IAIA) chiếm tỉ lệ 19,46% và nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm tỉ lệ 4,25%, Tần số tương đối của các alen IA, IB, i trong quần thể này là: A. IA = 0,13 ; IB = 0,69 ; i = 0,18 B. IA = 0,69 ; IB = 0,13 ; i = 0,18 C. IA = 0,13 ; IB = 0,18 ; i = 0,69 D. IA = 0,18 ; IB = 0,13 ; i = 0,69 Câu 358. Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai gen alen D và d, tần số tương đối của alen d là 0,2, cấu trúc di truyền của quần thể này là: A. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd B. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd C. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd D. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd Câu 359. Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ như sau: 0,5AA: 0,5aa. Giả sử quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là: A. 25%AA: 50%Aa: 25%aa B. 50%AA:50%Aa C. 50%AA:50%aa D. 25%AA:50%aa: 25% Aa Câu 360. Theo Đác-Uyn, các nhân tố chủ yếu của quá trình tiến hóa trong sinh giới là: A. Chọn lọc nhân tạo trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. Chọn lọc tự nhiên trên cơ sở tính biến dị và di truyền và diễn ra bằng con đường phân li tính trạng. C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Câu 361. Theo Đác-Uyn, quá trình chọn lọc tự nhiên có vai trò là: A. Tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn. B. Sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh. C. Nhân tố chính hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật D. Thực vật và động vật bậc thấp thích nghi trực tiếp, động vật bậc cao thích nghi gián tiếp thông qua tập quán hoạt động. Câu 362. Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò là: A. Vừa là môi trường của chọn lọc tự nhiên, vừa cung cấp những điều kiện sống cần thiết vừa bao gồm các nhân tố làm phát sinh đột biến trong quá trình phát triển của sinh vật. B. Nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền được. C. Nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục. D. Nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên. Câu 363. Theo quan niệm hiện đại, sự cách li địa lí có vai trò là: A. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài. B. Tạo điều kiện gây nên những biến đổi kiểu hình sinh vật. C. Tác động chọn lọc làm biến đổi kiểu gen của cá thể và quần thể. D. Nhân tố gây nên các quá trình đột biến. Câu 364. Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên qui mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng: A. Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người. B. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ bộ, lớp, ngành. C. Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi. D. Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích. Câu 365. Theo quan niệm hiện đại 4 nhân tố chi phối quá trình tiến hóa của sinh giới là: A. Đột biến, Giao phối, Chọn lọc tự nhiên, Cách ly di truyền. B. Biến dị, Di truyền, Chọn lọc tự nhiên, Cách ly sinh sản. C. Biến dị, Di truyền, Chọn lọc tự nhiên, Phân li tính trạng. D. Đột biến, Giao phối, Chọn lọc tự nhiên, Phân li tính trạng. Câu 366. Vai trò của quá trình giao phối trong sự tiến hóa là: A. Phát sinh nhiều biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn lọc. B. Phát tán các đột biến mới phát sinh làm cho quần thể giao phối trở thành kho dự trữ biến dị phong phú. C. Trung hòa tính có hại của các đột biến gen lặn. D. Cả 3 câu A, B và C. Câu 367. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên trong sự tiến hóa là: A. Nhân tố chính, qui định chiều hướng và nhịp điệu của tiến hóa. B. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. C. Thông qua kiểu hình mà làm biến đổi kiểu gen. D. Không chỉ tác động ở mức cá thể mà còn ở mức dưới cá thể và trên cá thể. Câu 368. Vai trò của các cơ chế cách li trong sự tiến hóa là: A. Tăng cường sự phân hóa giữa các nòi trong quần thể. B. Tăng cường sự phân hóa các kiểu gen trong quần thể gốc. C. Tăng cường sự phân hóa giữa các quần thể khác loài. D. Ngăn ngừa sự giao phối tự do, dẫn đến sự cách li sinh sản và hình thành loài mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2020_cau_hoi_trac_nghiem_sinh_hoc_632.doc
Tài liệu liên quan