KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp sắc ký
cột cổ điển đơn giản và những dung môi thông
dụng để phân lập các hợp chất taxoid trong cao
methanol 60% chiết từ lá thông đỏ lá dài (Taxus
wallichiana Zucc.). Ngoài ra, phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao điều chế cũng được ứng dụng
để tinh khiết các hợp chất được phân lập. Cấu trúc
của các hợp chất được xác định dựa vào các kết
quả phân tích phổ UV-Vis, IR, MS, NMR. Hai
hợp chất taxoid được phân lập là taxinine B và
taxupine F có độ tinh khiết cao trên 97%, đủ điều
kiện để thiết lập chất chuẩn đối chiếu và một hợp
chất mới được phân lập lần đầu tiên từ Taxus
wallichiana là bis-(2-ethylhexyl)-phtalate.
Hợp chất taxuspine F đã phân lập được sử
dụng làm nguyên liệu để thiết lập chất chuẩn
đối chiếu theo hướng dẫn của WHO và
ASEAN. Lô chất chuẩn đóng gói được đánh giá
độ đồng nhất và được thẩm định tại ba phòng
thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP. Chất chuẩn
taxuspine F điều chế có độ tinh khiết cao
97,46% (tính trên chế phẩm nguyên trạng), có
thể được sử dụng trong kiểm nghiệm dược liệu
thông đỏ lá dài Việt Nam (Taxus wallichiana
Zucc.) và các chế phẩm liên quan.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 235_242_6939_2109596_20190324_022112, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 235
PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC MỘT SỐ HỢP CHẤT TỰ NHIÊN
TỪ LÁ THÔNG ĐỎ LÁ DÀI (TAXUS WALLICHIANA ZUCC.),
THIẾT LẬP CHẤT CHUẨN ĐỐI CHIẾU TAXUSPINE F ĐÃ PHÂN LẬP
Hứa Hoàng Oanh*, Trần Ngọc Thùy Dương*, Bùi Thị Bích Trâm*, Hà Diệu Ly**,Bùi Thế Vinh***,
Trần Công Luận***, Nguyễn Đức Tuấn*
TÓM TẮT
Mở đầu: Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana Zucc.) là một dược liệu quý, đã được trồng ở Lâm Đồng
với triển vọng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất các thuốc trị ung thư. Do đó, việc xây dựng
tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu cũng như đánh giá chất lượng các taxoid được chiết tách từ thông đỏ lá
dài là hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, đề tài này được thực hiện với mục tiêu phân lập, xác
định cấu trúc một số hợp chất tự nhiên từ lá thông đỏ lá dài và thiết lập chất chuẩn đối chiếu từ hợp chất
taxoid phân lập được.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: cao methanol 60% của lá thông đỏ lá
dài.Phương pháp nghiên cứu: Xử lý cao: loại tạp kém phân cực có trong cao methanol 60% bằng ether dầu hỏa.
Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất tự nhiên: phân lập hợp chất tự nhiên từ cao sau khi loại tạp bằng các kỹ
thuật sắc ký cột cổ điển, sắc ký lỏng hiệu năng cao điều chế và phương pháp kết tinh trong dung môi, xác định cấu
trúc chất phân lập bằng các phương pháp phổ nghiệm UV-Vis, IR, MS, NMR. Sau cùng, độ tinh khiết của chất
phân lập được xác định bằng kỹ thuật HPLC pha đảo với đầu dò PDA. Thiết lập chất chuẩn thiên nhiên theo
hướng dẫn của WHO, ASEAN và ISO/IEC 15328: đánh giá chất chuẩn bằng định tính dựa trên các giá trị: phổ
UV-Vis, IR, MS, NMR, định lượng bằng HPLC; đóng gói, đánh giá đồng nhất, đánh giá liên phòng thí nghiệm
(ba phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP).
Kết quả: Từ 75 g cao methanol 60% đã phân lập được 425 mg hợp chất taxinine B (độ tinh khiết > 98%),
732 mg hợp chất taxuspine F (độ tinh khiết > 97%) và 310 mg hợp chất bis-(2-ethylhexyl)-phtalate. Theo hướng
dẫn của WHO, ASEAN và ISO/IEC 15328, 300 mg chất chuẩn taxuspine F được thiết lập đạt độ đồng nhất khi
đóng gói và độ tinh khiết 97,46%.
Kết luận: Đề tài đã phân lập được hai taxoid là taxinine B và taxuspine F, và hợp chất bis-(2-ethylhexyl)-
phtalate từ lá thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana Zucc.) trồng ở Lâm Đồng. Trong đó, bis-(2-ethylhexyl)-phtalate
được phân lập lần đầu tiên từ Taxus wallichiana. Thiết lập được một chất chuẩn đối chiếu là taxuspine F đạt độ
tinh khiết 97,46%.
Từ khóa: Taxus wallichiana, taxinine B, taxuspine F, bis-(2-ethylhexyl)-phtalate, reference standard.
ABSTRACT
ISOLATION AND STRUCTURAL IDENTIFICATION OF CHEMICAL CONSTITUENTS
FROM THE NEEDLES OF TAXUS WALLICHIANA ZUCC.,
AND ESTABLISHMENT OF REFERENCE STANDARD TAXUSPINE F
Hua Hoang Oanh, Tran Ngoc Thuy Duong, Bui Thi Bich Tram, Ha Dieu Ly, Bui The Vinh,
Tran Cong Luan, Nguyen Duc Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 235 - 242
* Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh ** Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. HCM
*** Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Hứa Hoàng Oanh ĐT: 0909 62 32 35 Email: oanhhuahoang@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 236
Background – Objectives: Taxus wallichiana Zucc. is a precious medicinal herb with prospect of becoming
the source for supplying raw material to produce anti-cancer drugs. Therefore, standardization of this herb as well
as evaluation of quality of the taxoids extracted from Taxus wallichiana Zucc. are very important and necessary.
Thus, the aim of this study was to isolate, identify chemical structure of chemical constituents from the needles of
Taxus wallichiana Zucc. and establish reference standard from one of isolated taxoids.
Materials and Methods: Materials: 60% methanol extract from the needles of Taxus wallichiana Zucc
cultivated in Lam Dong province. Methods: Isolated and identification of chemical constituents: Low polar
residues from 60% methanol extract were removed by petroleum ether, the constituents were isolated and purified
from the resultant methanol extract by column chromatography, preparative HPLC, and crystallization in
solvent. Then, the purified compounds was elucidated chemical structure by means of UV-Vis, IR, MS, NMR
spectroscopy. Finally, the purity of two taxoids was determined by reversed phase HPLC with PDA detector.
Establishment of reference standard taxuspine F according to the guidelines of WHO, Asean and ISO/IEC 15328:
Basing on the data of infrared spectrometry, ultraviolet spectrometry, mass spectrometry, nuclear magnetic
resonance spectrometry and high performance liquid chromatography, the quality and quantity of taxuspine F
were evaluated. In addition, the validation of method and the assessment of inter-laboratories were conducted to
set up the assigned values of the established reference standard.
Results: From 75 g of 60% methanol extract, the isolated taxoids were identified as taxinine B (425 mg) with
over 98% purity and taxuspine F (732 mg) with over 97% purity; furthermore, bis-(2-ethylhexyl)-phtalate was
separated about 310 mg. 300 mg of taxuspine F (97,46% purity), which was isolated in this study, was established
as reference standard according to the guidelines of WHO, Asean and ISO/IEC 15328.
Conclusion: Two taxanes, taxinine B and taxuspine F were successfully isolated from the needles of Taxus
wallichiana Zucc. cultivated in Lam Dong province. Bis-(2-ethylhexyl)-phtalate is isolated from Taxus
wallichiana for the first time. Taxuspine F was established as the reference standard and the assigned value
reached 97,46% purity.
Key words: Taxus wallichiana, taxinine B, taxuspine F, bis-(2-ethylhexyl)-phtalate, reference standard.
MỞ ĐẦU
Paclitaxel (Taxol®) được dùng trong điều trị
nhiều loại ung thư: ung thư vú, ung thư phổi,
cũng như điều trị ung thư Kaposi sarcoma có
liên quan đến AIDS(3,4,12). Để điều trị cho một
bệnh nhân thì cần trung bình khoảng 2g
paclitaxel chiết từ 3-10 cây thông đỏ (Taxus
baccata). Việc chiết xuất paclitaxel chủ yếu từ vỏ
cây vì hoạt chất tập trung nhiều, do đó, đã làm
cạn kiệt nguồn dược liệu(8). Vì vậy, ở Việt Nam
đã tiến hành trồng thông đỏ lá dài (Taxus
wallichiana Zucc.) và nghiên cứu chiết xuất
paclitaxel, 10-DAB từ lá nhằm thay thế nguồn
nguyên liệu vỏ cây. Tuy nhiên, để thông đỏ lá
dài (Taxus wallichiana Zucc.) trồng ở Lâm Đồng
được đưa vào khai thác để cung cấp nguồn
nguyên liệu làm thuốc thì cần phải tiến hành tiêu
chuẩn hóa dược liệu. Mục tiêu nghiên cứu này là
phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất tự
nhiên từ lá thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana
Zucc.); bước đầu thiết lập chất chuẩn từ một
taxoid phân lập được, có thể dùng trong kiểm tra
chất lượng dược liệu và các chế phẩm liên quan.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Cao chiết methanol phân đoạn 60% (gọi tắt là
cao methanol 60%) từ lá thông đỏ lá dài được
trồng ở Lâm Đồng, và nguồn dược liệu đã được
tiêu chuẩn hóa. Qui trình chiết xuất được trình
bày trong sơ đồ 1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 237
Sơ đồ 1: Quy trình chiết xuất phân đoạn cao
methanol 60%.
Phương pháp nghiên cứu
Phân lập hợp chất
Cao methanol 60% được lắc phân bố với
ether dầu hỏa (PE) để loại tạp kém phân cực, sau
đó, tiến hành sắc ký cột silica gel với hệ dung
môi CHCl3-MeOH (9:1) thu được kết tinh KT1
(phân đoạn I) và 8 phân đoạn II - IX. Phân đoạn
II tiếp tục được tiến hành sắc ký cột silica gel với
hệ dung môi PE-aceton (7:3) thu được kết tinh
KT2 (phân đoạn IIA) và 5 phân đoạn IIB đến IIF.
Kết tinh KT1 và KT2 được tinh chế và kiểm tra
lại bằng sắc ký lớp mỏng, được gộp lại thành kết
tinh TW1; sau đó, được kiểm tra độ tinh khiết
bằng HPLC pha đảo với đầu dò PDA. Kết tinh
TW1 được tiến hành HPLC điều chế thu được
hợp chất T1 có độ tinh khiết trên 98% và hợp
chất 100 mg hợp chất T3.
Từ 5 phân đoạn IIB đến IIF thu được kết tinh
TW2, hợp chất này được tinh chế và kiểm tra độ
tinh khiết bằng HPLC pha đảo với đầu dò PDA.
Tiếp theo là thực hiện HPLC điều chế kết tinh
TW2 và thu được hợp chất T2 có độ tinh khiết
trên 97% và hợp chất 210 mg hợp chất T3.
Xác định cấu trúc
Dựa vào các kết quả phân tích phổ UV-Vis,
IR, MS, NMR đã xác định được hợp chất T1 là
taxinine B, hợp chất T2 là taxuspine F và hợp
chất T3 là bis-(2-ethylhexyl)-phtalate.
Điều kiện sắc ký lỏng hiệu năng cao
Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
phân tích Water Alliance 2695 – đầu dò dãy diod
quang (PDA), cột Xterra C18 (250 x 4,6 mm; 5
µm). HPLC phân tích được sử dụng để đánh giá
độ tinh khiết của các hợp chất được phân lập.
Hệ thống HPLC điều chế Merck-Knauer,
đầu dò UV K-2600, cột Phenomenex Gemini RP
C18 (250 x 21,20 mm; 5 µm). Phương pháp
HPLC điều chế được áp dụng để tinh chế các
hợp chất được phân lập.
Các điều kiện tiến hành HPLC phân tích và
HPLC điều chế được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Điều kiện sắc ký trong đánh giá độ tinh khiết
và tinh chế các hợp chất được phân lập.
Điều kiện sắc ký HPLC HPLC điều chế
Pha động ACN-nước (95:5) ACN-nước (95:5)
Nhiệt độ cột 25ºC 25ºC
Bước sóng phát hiện 210 nm 210 nm
Tốc độ dòng 1 ml/phút 3 ml/phút
Thể tích tiêm mẫu 10 µl 10 ml
Thiết lập chất chuẩn
Hợp chất taxuspine F sau khi phân lập đã
được xác định cấu trúc bằng các kết quả phân
tích phổ nghiệm UV-Vis, IR, MS, NMR. Hợp
chất này có độ tinh khiết cao trên 97% khi đánh
giá bằng phương pháp HPLC, được dùng làm
nguyên liệu để thiết lập chất chuẩn điều chế qua
các bước sau đây:
Định lượng và thẩm định qui trình định lượng bằng
HPLC.
Vì không có chất chuẩn đối chiếu
taxuspine F, kết quả định lượng taxuspine F
điều chế được tính theo phương pháp HPLC
qui về 100% diện tích pic trên sắc ký đồ. Qui
trình định lượng được thẩm định bao gồm
khảo sát tính phù hợp hệ thống, tính chọn lọc,
khoảng tuyến tính và độ lặp lại.
Hòa cao khô với 8 lít nước
Lắc với CH2Cl2(96 lít)
Cao khô MeOH
(8 kg)
Cô quay áp suất giảm, thu hồi
MeOH
Sắc ký cột Diaion HP-
20
Phân đoạn cao MeOH 60%
(1600 g)
Cao CH2Cl2
(1600 g)
Dược liệu
(25 kg)
Dịch chiết MeOH
(150 lít)
Chiết ngấm kiệt với MeOH, tỷ lệ 1:6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 238
Thiết lập chất chuẩn taxuspine F
Qui trình thiết lập chất chuẩn taxuspine F
gồm các bước: đóng gói, đánh giá độ đồng nhất
giữa các lọ, đánh giá kết quả định lượng liên
phòng thí nghiệm tại ba phòng thí nghiệm đạt
GLP, xác định giá trị ấn định trên phiếu kiểm
nghiệm(6,7,11).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Phân lập hợp chất
Từ 75 g cao methanol 60% đã phân lập
được 720 mg phân đoạn giàu hợp chất T1 và
935 mg phân đoạn giàu hợp chất T2 bằng
phương pháp sắc ký cột cổ điển. Sau khi được
tinh khiết hóa bằng kỹ thuật HPLC điều chế
thu được 425 mg hợp chất T1 (độ tinh khiết >
98%), 732 mg hợp chất T2 (độ tinh khiết >
97%) và 310 mg hợp chất T3.
Xác định cấu trúc
Hợp chất T1
Hợp chất T1 là kết tinh dạng tinh thể nhỏ,
mịn, không màu, có ánh lấp lánh, dễ tan trong
cloroform, acetonitril, ethyl acetate, ít tan trong
methanol.
Phổ UV của T1 trong MeOH cho đỉnh hấp
thu cực đại ở bước sóng 217 và 279,4 nm. Điều
này phù hợp với các taxoid vì các taxoid có
đỉnh hấp thu cực đại trong khoảng 190 – 300
nm(5). Các băng hấp thụ đáng chú ý trên phổ IR
của T1: 1684 cm-1 (C=O), 1634 cm-1 (C=C), 1132
cm-1 và 1070 cm-1 (C-O-C). Điều này phù hợp
với các taxoid vì trong cấu trúc của các taxoid
đều có sự hiện diện của nhóm carbonyl ester ở
vị trí C5, nhóm ceton (C=O) ở vị trí C13(5). Phổ
MS – ES+ trong MeOH cho thấy ion có m/z =
687,28 với cường độ cao nhất, đây là mảnh
[M+Na]+, do vậy T1 có khối lượng phân tử là
664 Dalton, có khả năng tương ứng với công
thức phân tử của một hợp chất taxoid là
taxinine B (C37H44O11) (2). So sánh dư ̃ liệu phổ
1H NMR và 13C NMR của T1 vơ ́i các chất đã
đươ ̣c công bố thì dư ̃ liệu phổ của T1 hoàn toàn
trùng khơ ́p vơ ́i dữ liệu phổ của taxinine B(2).
Bảng 2: So sánh phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) và
13C-NMR (125 MHz, CDCl3) của T1 và taxinine B(2).
C
Hợp chất T1 (trong
CDCl3)
Taxinine B (trong
CDCl3)
δH (J, Hz) δC δH (J, Hz) δC
1 2,25; d (7) 48,7 2,24; d (1,5; 7) 48,7
2 5,63; dd (1,5; 6,5) 68,6
5,62; dd (1,5;
6,5)
68,6
3 3,33; d (6) 42,0 3,32; d (6,5) 42,0
4 - 139,8 - 139,8
5 5,39; s 76,2 5,38; t (3) 76,2
6a 1,77; s
35,1
1,75; m
35,1
6b 2,08; m 2,11; m
7 5,45; m 69,6 5,44; dd (6; 11) 69,6
8 - 47,6 - 47,6
9 5,94; d (11) 75,0 5,94; d (10,5) 75,0
10 6,25; d (10,5) 72,8 6,24; d (10,5) 72,8
11 - 150,5 - 150,5
12 - 138,6 - 138,6
13 - 199,3 - 199,3
14a 2,39; d (21)
36,2
2,34; d (20)
36,2
14b 2,85; dd (7; 20) 2,84; dd (7; 20)
15 - 37,7 - 37,4
16 1,15; s 37,3 1,15; s 37,8
17 1,77; s 25,3 1,76; s 25,3
18 2,39; s 14,3 2,38; s 14,3
19 1,03; s 13,2 1,02; s 13,2
20a 4,92; s
118,8
4,92; s
118,8
20b 5,45; s 5,43; s
21 - 166,2 - 166,2
22 6,45; d (16) 117,4 6,44; d (16) 117,4
23 7,69; d (16) 146,4 7,68; d (16) 146,4
2-OAc 169,3 169,3
Me 2,08; m 20,8 2,06; s 20,8
7-OAc 169,7 169,7
Me 2,08; m 21,3 2,06; s 21,3
9-OAc 169,7 169,7
Me 2,08; m 21,4 2,06; s 21,4
10-OAc 169,2 169,2
Me 2,08; m 20,7 2,02; s 20,7
1’ 134,5 134,5
2’, 6’ 7,78; d (7) 129,0 7,77; d (7) 129,0
3’, 5’ 7,47; m 128,6 7,42; m 128,6
4’ 7,44; m 130,5 7,42; m 130,5
Hình 1: Cấu trúc hóa học của taxinine B.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 239
Từ các kết quả phổ nghiệm UV-Vis, IR, MS,
NMR, hợp chất T1 được xác định là taxinine B.
Taxinine B còn có tên gọi khác là 7β-acetate-O-
taxinine A được Woods M.C. cùng các cộng sự
phân lập lần đầu tiên vào năm 1968 từ lá Taxus
cuspidata Sieb. et Zucc.(3). Sau đó, vào năm 1988,
Yeh M.K. cùng các cộng sự cũng đã phân lập
được hợp chất này từ gỗ của Taxus mairei(3).
Hợp chất T2
Hợp chất T2 có dạng rắn vô định hình, màu
trắng, tan trong methanol, acetonitril, cloroform.
T2 có cực đại hấp thu tại bước sóng 266,7
nm; phù hợp với phổ UV của taxuspine F đã
công bố(9,10). Phổ hồng ngoại của T2 tương tự như
taxuspine F(9,10), có các đỉnh hấp thu tương ứng
với các nhóm chức: 3450 cm-1 (nhóm -OH), 1747
cm-1 và 1679 cm-1 (C=O), 1199 cm-1 (C-O-C). Trên
phổ MS, T2 cho mũi cao nhất tương ứng với m/z
= 557,22 phù hợp với mảnh [M+Na]+. Do vậy, T2
có khối lượng phân tử là 534,2 Dalton, tương
ứng với công thức phân tử có thể là C28H38O10,
cùng công thức phân tử với taxuspine F (9,10). So
sánh dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của T2
với các chất đã được công bố cho thấy cấu trúc
của T2 hoàn toàn trùng khớp với cấu trúc của
taxuspine F(9,10).
Bảng 3: So sánh phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) và 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) của T2 và taxuspine F (9,10)
Hợp chất T2 (trong CDCl3) Taxuspine F (trong CDCl3)
C DEPT δC δH (J, Hz) δC δH (J, Hz)
1 CH 48,8 2,20 d (6,0) 48,8 2,20 (dd; 2,0; 6,5)
2 CH 68,9 5,6 (dd; 1,5: 6,0) 69,0 5,6 (dd; 2,0; 6,0)
2-OAc C 169,7 - 169,4 -
Me CH3 21,3 2,05 (s) 21,3 2,05 (s)
3 CH 39,7 3,53 (d; 6,0) 39,7 3,55 (d; 6,0)
4 C 139,2 - 139,2 -
5 CH 74,5 4,22 (d; 2,5) 74,5 4,22 (d; 2,0)
6 CH2 37,5 1,61(m) 1,94 (m) 37,6 1,61 (m) 1,94 (ddd; 3,0; 5,5; 13,5)
7 CH 69,5 5,50 (dd; 5,5; 11,5) 69,6 5,52 (dd; 5,5;11)
7-OAc C 169,2 - 169,2 -
Me CH3 21,3 2,08 (s) 21,4 2,08(s)
8 C 47,8 - 47,9 -
9 CH 75,1 5,90 (d; 11,0) 75,2 5,90 (d; 10,5)
9-OAc C 169,3 - 169,4 -
Me CH3 20,9 2,05 20,9 2,05
10 CH 72,8 6,26 (d; 11,0) 72,8 6,25 (d; 10,5)
10-OAc C 169,8 - 169,8 -
Me CH3 20,7 2,02 20,7 2,02
11 C 149,8 - 149,9 -
12 C 144,7 - 144,8 -
13 C 199,4 - 199,6 -
14 CH2 36,1
2,33 (dd; 19,5)
2,77 (dd; 7,0; 20,0)
36,1
2,33 (d; 19,5)
2,76 (dd; 6,5; 19,5)
15 C 37,8 - 37,8 -
16 CH3 25,4 1,74 (s) 25,4 1,74 (s)
17 CH3 37,4 1,11 (s) 37,4 1,12 (s)
18 CH3 14,5 2,33 (s) 14,5 2,31 (s)
19 CH3 12,9 0,98 (s) 12,9 0,98 (s)
20 CH2 115,5 4,81 (s); 5,23 (s) 115,5 4,82 (s); 5,23 (s)
Dựa vào các kết quả phổ: UV-Vis, IR, MS,
NMR, hợp chất T2 được xác định là taxuspine F.
Taxuspine F đã được phân lập từ Taxus
cupidata Sieb.et Zucc năm 1995 và từ Taxus
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 240
wallichiana Zucc bởi Nguyễn Thị Thanh Tâm
năm 2007(10).
Hình 2: Cấu trúc hóa học của taxuspine F.
Hợp chất T3
Hợp chất T3 có dạng dầu, trong suốt, không
màu, không mùi.
Phổ UV của T3 có cực đại hấp thu tại bước
sóng 274,4-276,8 nm. Phổ MS – ES+ trong MeOH
của T3 có m/z = 413,17 là mảnh [M+Na]+, do vậy
khối lượng phân tử của T3 là 390,27 Dalton, có
khả năng tương ứng với công thức phân tử của
một hợp chất là bis(2-ethylhexyl)-phtalate
(C24H38O4) (1). So sánh dữ liệu phổ NMR một
chiều và hai chiều của T3 với các chất đã được
công bố thì hoàn toàn trùng khớp với cấu trúc
của hợp chất bis(2-ethylhexyl)-phtalate (1).
Phổ 1H NMR (500 MHz, CDCl3) của T3 có
các mũi tại vị trí δ 4,25 (2H, m); 1,70 (1H, m);
1,25~1,46 (8H, m); 0,88 (3H, t, J=4,5 Hz); 0,93 (3H,
t); 7,71 (1H, m); 7,53 (1H, m).
Phổ 13C NMR (125 MHz, CDCl3) của T3 có
các mũi tại vị trí δ 68,17 (t, C-1); 38,75 (d, C-2);
30,38 (t, C-3); 22,98 (t, C-4); 28,93 (t, C-5); 14,04 (q,
C-6); 23,77 (t, C-7); 10,96 (q, C-8); 167,76 (s, C=O);
132,47 (s, C-1’); 128,81 (d, C-2’); 130,87 (d, C-3’).
Hình 3: Cấu trúc hóa học của bis-(2-ethylhexyl)-
phtalate.
Bis-(2-ethylhexyl)-phtalate là hợp chất được
phân lập lần đầu tiên từ Taxus wallichiana Zucc.
Hợp chất này có hoạt tính kháng khuẩn trên vi
khuẩn Gram âm và Gram dương (1).
Đánh giá độ tinh khiết của taxinine B và taxuspine F.
Độ tinh khiết của 2 hợp chất taxoid đã phân
lập được đánh giá bằng phương pháp HPLC phân
tích. Độ tinh khiết của taxinine B trên 98% và
taxuspine F tinh khiết trên 97%.
(a) (b)
Hình 4: Độ tinh khiết sắc ký (a): taxinine B, (b): taxuspine F. Điều kiện tiến hành sắc ký được trình bày trong
bảng 1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 241
Thiết lập chất chuẩn
Định lượng và thẩm định qui trình định
lượng bằng HPLC
Bảng 4: Kết quả thẩm định qui trình định lượng
taxuspine F điều chế bằng HPLC.
Tính tương thích hệ thống RSD (tR) = 0,09% < 1%
RSD (Spic) = 0,51% < 2%
Tính chọn lọc Đạt
Độ lặp lại (n=6) RSD = 0,13% < 2%
Tính tuyến tính R2 = 0,9992 > 0,995
Độ đúng (n=6) 97,77%
Nhận xét: qui trình định lượng bằng HPLC
đạt các yêu cầu về tính phù hợp hệ thống, tính
chọn lọc, khoảng tuyến tính và độ lặp lại.
Hàm lượng taxuspine F điều chế được tính
theo phương pháp HPLC qui về 100% diện tích
pic trên sắc ký đồ. Kết quả: hàm lượng taxuspine
F là 97,77% tính trên chế phẩm nguyên trạng.
Thiết lập chất chuẩn taxuspine F
Đóng gói và đánh giá độ đồng nhất giữa các lọ.
300 mg taxuspine F điều chế được đóng gói
vào 30 lọ, khối lượng đóng gói: 10 mg/ lọ. Điều
kiện đóng gói: trong buồng Glove-box chứa
99,99% khí nitơ ở nhiệt độ phòng (25ºC) và độ
ẩm 30 – 40%.
Đánh giá độ đồng nhất giữa các lọ sau khi
đóng gói: số lọ đánh giá (g) được chọn ngẫu
nhiên, số lượng lọ được tính bằng công thức
= 6 (N: tổng số lọ). Mỗi lọ được định
lượng 2 lần để tránh sai số và dùng phép kiểm
Dixon để loại giá trị bất thường trong kết quả
định lượng.
Bảng 5: Kết quả phân tích phương sai ANOVA một
yếu tố.
Tổng bình
phương
Bậc tự
do
Bình
phương
Ftn Ftc
Giữa các nhóm 0,002 1 0,002 0,127 4,964
Trong cùng nhóm 0,169 10 0,016
Tổng cộng 0,171 11
Nhận xét: Ftn = 0,127 < Ftc = 4,964 nên các lọ
chất chuẩn đạt yêu cầu về độ đồng nhất giữa
các lọ.
Đánh giá kết quả định lượng liên phòng thí
nghiệm.
Bảng 6: Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và kết
quả định lượng taxuspine F điều chế tại 3 phòng thí
nghiệm (n=6).
PTN 1* PTN 2* PTN 3*
Hàm lượng trung bình 97,72% 97,00% 97,61%
Số đĩa lý thuyết (phải lớn hơn
30,000)
35,679 36,559 36,659
RSD của thời gian lưu (phải
nhỏ hơn 2%)
0,11% 0,13% 0,22%
RSD hàm lượng (phải nhỏ
hơn 2%)
0,12% 0,36% 0,34%
* PTN 1: Khoa Thiết lập chất chuẩn – chất đối chiếu, Viện
Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh. PTN 2: Khoa Vật lý
đo lường, Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh. PTN
3: Phòng Đảm bảo chất lượng, Công ty cổ phần Dược
phẩm Cửu Long.
Xác định giá trị ấn định
Bảng 7: Kết quả tính giá trị ấn định hàm lượng
taxuspine F điều chế (n = 18).
x
*
0 x
*
1 x
*
2
δ = 1,5 x s
*
x
*
- δ
x
*
+ δ
-
-
-
0,613
97,024
98,250
0,611
96,881
98,103
Trung bình
Độ lệch s
x
*
mới
s
*
mới
97,462
0,405
97,637
0,409
97,492
0,359
97,492
0,407
97,492
0,359
97,492
0,407
Từ kết quả trên, tính z-score. Tất cả 18 giá trị
định lượng đều có < 2.
Như vậy, độ tinh khiết của taxuspine F điều
chế tính trên chế phẩm nguyên trạng là 97,46%
với độ không đảm bảo đo là 0,12 và độ lệch 0,409.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp sắc ký
cột cổ điển đơn giản và những dung môi thông
dụng để phân lập các hợp chất taxoid trong cao
methanol 60% chiết từ lá thông đỏ lá dài (Taxus
wallichiana Zucc.). Ngoài ra, phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao điều chế cũng được ứng dụng
để tinh khiết các hợp chất được phân lập. Cấu trúc
của các hợp chất được xác định dựa vào các kết
quả phân tích phổ UV-Vis, IR, MS, NMR. Hai
hợp chất taxoid được phân lập là taxinine B và
taxupine F có độ tinh khiết cao trên 97%, đủ điều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 242
kiện để thiết lập chất chuẩn đối chiếu và một hợp
chất mới được phân lập lần đầu tiên từ Taxus
wallichiana là bis-(2-ethylhexyl)-phtalate.
Hợp chất taxuspine F đã phân lập được sử
dụng làm nguyên liệu để thiết lập chất chuẩn
đối chiếu theo hướng dẫn của WHO và
ASEAN. Lô chất chuẩn đóng gói được đánh giá
độ đồng nhất và được thẩm định tại ba phòng
thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP. Chất chuẩn
taxuspine F điều chế có độ tinh khiết cao
97,46% (tính trên chế phẩm nguyên trạng), có
thể được sử dụng trong kiểm nghiệm dược liệu
thông đỏ lá dài Việt Nam (Taxus wallichiana
Zucc.) và các chế phẩm liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Bari MAA, Sayeed MA, Rahman MS and Mossadik MA
(2006). Characterization and Antimicrobial Activities of a
Phthalic Acid Derivative Produced by Streptomyces
bangladeshiensis A Novel Species Collected in Bangladesh.
Research Journal of Medicine and Medical Sciences, 1(2): 77-81.
2. Baloglu E, Kingston DGI (1999). The Taxane Diterpenoids. J. Nat.
Prod.; 62: 1448-1472.
3. Brambilla L, Romanelli A, Bellinvia M, Ferrucci S, Vinci M,
Boneschi V, Miedico A, Tedeschi L (2008). Weekly paclitaxel for
advanced aggressive classic Kaposi sarcoma: experience in 17
cases. Br J Dermatol; 158: 1339-1344.
4. Dhillon T, Stebbing J, Bower M (2005). Paclitaxel for AIDS-
associated Kaposi’s sarcoma. Expert Rev Anticancer Ther; 5: 215-
219.3.
5. Itokawa H, Lee KH (2003). Taxus. The genus Taxus, Taylor and
Francis Group, London, 180-205.
6. ISO Guide 13528: 2005, Statistical methods for use in proficiency
testing by inter-laboratory comparisons.
7. ISO Guide 35: 2006, Reference materials – General and statistical
principles for certification.
8. Kikuchi Y, Yatagai M (2003). The commercial cultivation of
Taxus species and production of taxoids. In: Itokawa H, Lee KH.
(eds.) Taxus: The Genus Taxus. CRC Press; 151-178.
9. Kobayashi J, Inubushi A, Hosoyama H, Yoshida N, Sasaki T,
Shigemori H (1995). Taxuspines E-H and J, New Taxoids from
the Japanese Yew Taxus cuspidata. Tetrahedron; 51: 5971-5978.
10. Nguyen Thi Thanh Tam, Nguyen Trung Nhan (2009). The study
on chemical constituents from the needles of Taxus wallichiana
Zucc. (Taxaceae). Journal Science and Technology Development; 12
(10): 53-57.
11. WHO Expert Committee on Specific cations for Pharmaceutical
Preparations: forty-first report (WHO technical report series; no.
943).
12. Zhou J, Giannakakou P (2005). Targeting microtubules for
cancer chemotherapy. Curr Med Chem Anticancer Agents; 5: 65-71.
Ngày nhận bài báo : 15/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 19/10/2013
Ngày bài báo được đăng : 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 235_242_6939_2109596.pdf