Bằng phương pháp quan sát trực tiếp trên
hiển vi điện tử phân giải cao, quá trình
hình thành các tinh thể Diamond, Fe3C,
Fe4C, Fe7C3 bên trong các lớp Carbon
onions được quan sát và phân tích chi
tiết. Do sự cung cấp năng lượng của
chùm tia điện tử được tăng tốc qua hiệu
điện thế 200 kV, từ vật liệu kích thước
nano ban đầu chứa Fe và C đã hình thành
nên các Carbon onions. Sự tự nén của
Carbon onions gây nên áp suất lớn tạo
điều kiện cho quá trình hình thành các
tinh thể Diamond và hợp chất Iron
carbide bên trong lõi. Đây là kết quả thú
vị cung cấp thêm thông tin về sự hình
thành các vật liệu hợp chất Carbon, góp
phần cung cấp kiến thức cho các quá
trình chế tạo các vật liệu, đặc biệt là các
vật liệu có cấu trúc nano.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 27360_91746_1_pb_8857_2096903_20190308_013044, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22/ số 1 (Đặc biệt)/ 2017
SỰ TỰ NÉN CỦA CARBON ONIONS DƯỚI TÁC DỤNG CỦA CHÙM ĐIỆN TỬ
Đến tòa soạn 05/12/2016
Lê Thành Cương
Khoa Khoa học Cơ bản, Đại học Công Nghiệp Việt Trì
Nguyễn Đức Dũng, Tạ Quốc Tuấn, Phạm Thành Huy
Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ (AIST), Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ngô Ngọc Hà
Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Đại học Bách Khoa Hà Nội
SUMMARY
SELF-COMPRESSION OF THE CARBON ONIONS UNDER
ELECTRON IRRADIATION
Diamond structures as well as the Iron carbide compound is the special structures, hardly
generated in normal conditions, they are formed in the extreme conditions, temperature
and pressure is very higher. However, under the effect of high energy electron beam
irradiation, Carbon onions structures are formed, they are self-compression constitute
Iron carbide structures and Diamond inside core, the process was observed by high
resolution transmission electron microscopy (HRTEM).
Keywords: Carbon onions, Diamond, Iron carbide, HRTEM, self compression
1. MỞ DẦU
Carbon là một nguyên tố phi kim có hóa
trị 4, một trong những nguyên tố phổ biến.
Carbon có nhiều dạng thù hình khác nhau,
phổ biến nhất là 3 dạng thù hình gồm
Carbon vô định hình, Graphit và Diamond
(Kim cương). Sau này, một số cấu trúc
Carbon kích thước nano được phát hiện,
như Fullerene, Nanotubes, Graphene,
Carbon onions. Trong đó, Carbon onions
là cấu trúc kích thước nano gồm các lớp
Carbon cuộn lại thành các mặt cầu đồng
tâm, với khoảng cách giữa các lớp là
0,335 nm, chúng được hình thành từ
Graphit dưới sự tác dụng của chùm điện
tử [1,2]. Với cấu trúc này thì ứng suất kéo
do mỗi lớp Carbon trong cấu trúc Carbon
onions gây ra có thể là rất lớn bởi lực liên
kết mạnh giữa các nguyên tử Carbon liên
kết cộng hóa trị trong ô lục giác. Do đó, ở
bên trong cấu trúc gây nên một áp suất
lớn do ứng suất kéo mỗi lớp gây ra, càng
về phía tâm của Carbon onions thì áp suất
26
càng tăng làm cho khoảng cách giữa các
lớp giảm dần về phía lõi [3].
Diamond là cấu trúc đặc biệt của Carbon
một trong những chất cứng nhất và khó
được tạo ra nhất chúng được hình thành
trong điều kiện cực đoan như trong lõi trái
đất hay trong núi lửa. Trong phòng thí
nghiệm, bằng các phương tiện kỹ thuật để
tạo ra sự chuyển pha từ Graphit sang
Diamond là rất khó thực hiện, đòi hỏi
điều kiện áp suất và nhiệt độ rất cao. Vấn
đề này đã được nghiên cứu cả về lý thuyết
và thực nghiệm trong nhiều thập kỷ, và đã
được chứng minh bằng thực nghiệm rằng
quá trình chuyển pha này không thể thiếu
điều kiện áp suất cao [4]. Gần đây rất
nhiều báo cáo về sự tác dụng của chùm
điện tử lên các cấu trúc Carbon bằng
HRTEM đã được công bố. Một số nghiên
cứu chỉ ra rằng đối với cấu trúc Carbon
onions khi tác dụng chùm điện tử năng
lượng cao, do áp suất của các lớp Graphit
gây ra trong lõi cấu trúc onions là rất lớn
và hình thành nên cấu trúc tinh thể
Diamond [1, 2, 5-7].
Các hợp chất Iron carbide (FexCy) bao
gồm nhiều cấu trúc tinh thể khác nhau
như FeC, Fe3C, Fe4C, Fe5C2, Fe7C3
orthorhombic, Fe7C3 hexagonalvv. Hợp
chất Iron carbide được kết tinh trong điều
kiện cực đoan áp suất và nhiệt độ rất cao
chúng là thành phần trong lõi trái đất.
Bauer-Grosse và các đồng nghiệp sử dụng
phương pháp Phún xạ cathode lần đầu
tiên đã quan sát được sự kết tinh Fe7C3
qua kính hiển vi điện tử truyền qua
(TEM) [8-10]. Sau đó, Fe7C3 kích thước
nano được tạo ra bằng kỹ thuật áp suất
cao [11-13] hoặc bằng cách cacbua hóa
sắt [14-16]. Trong quá trình chế tạo các
ống nano Carbon người ta sử dụng xúc tác
Fe cũng đã tìm thấy tinh thể các hợp chất
Iron carbide [17,18], cũng như các cấu
trúc lõi vỏ của Iron carbide đã được
nghiên cứu [19,20]. Gần đây các hợp chất
Iron carbide được quan tâm nghiên cứu vì
nhiều ứng dụng trong công nghiệp do đặc
tính siêu bền và sự hiểu biết của con
người về hợp chất này còn hạn chế.
Dưới tác dụng chùm điện tử lên hỗn hợp
các tinh thể nano kim loại và Graphit, các
lớp Graphit bị cuộn tròn hình thành nên
Carbon onions. Một số kim loại như Fe,
Co, Ni không phản ứng đáng kể với
Carbon sẽ bị các lớp Graphit cuộn lại bao
bọc, hình thành nên cấu trúc Carbon
onions bọc tinh thể kim loại [21]. Trong
quá trình chiếu xạ bởi chùm điện tử có thể
gây ra sự chuyển pha trong lõi cấu trúc
Carbon onions, hoặc quá trình liên kết
kim loại ở phần lõi với Carbon ở lớp vỏ
hình thành hợp chất Carbon. Một số báo
cáo cho thấy các tinh thể kim loại chuyển
ra ngoài và các lớp vỏ Graphit đóng tạo ra
cấu trúc Carbon onions rỗng [22].
Trong báo cáo này, chúng tôi nghiên cứu
sự hình thành pha Diamond và pha hợp
chất Iron carbide tinh thể được bao bọc
bên trong các lớp Carbon onions dưới sự
tác dụng của chùm điện tử được tăng tốc
qua hiệu điện thế 200 kV, kích thích và
truyền năng lượng cho một khối vật liệu
ban đầu ở dạng vô định hình có chứa Fe
và Carbon.
27
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
Vật liệu ban đầu là Carbon ở dạng
Graphit, được nghiền và ủ nhiệt trong cối
Wolfram trong 15 giờ/750 oC. Trong quá
trình nghiền, áp suất được duy trì 300 kPa
bởi quá trình thổi khí nóng Argon. Một
lượng nhỏ các nguyên tử Fe có trong
thành phần của cối nghiền đã kết hợp với
các nguyên tử Carbon, từ đó hình thành
nên các mầm để có thể phát triển thành
cấu trúc Iron carbide dưới sự kích thích
bởi chùm điện tử năng lượng cao.
2.2. Thiết bị
Thiết bị hiển vi điện tử truyền qua phân
giải cao HRTEM Tecnai G2F20 điện thế
tăng tốc tối đa tới 200 kV, cùng thiết bị đo
phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) gắn
kèm. hệ được sử dụng để nghiên cứu hình
thái, cấu trúc của hệ vật liệu.
2.3. Phương pháp
Sử dụng phương pháp Phân tích cấu trúc
tinh thể vật rắn bằng HRTEM, bằng cách
đo ảnh hiển vi truyền qua phân giải cao,
cùng với phép đo ảnh nhiễu xạ điện tử
SAED cho phép phân tích cấu trúc tinh
thể của vật liệu trong vùng không gian
nhỏ tới vài chục nano-mét mỗi chiều.
Phần mềm phân tích và xử lý số liệu
Gatan DigitalMicrograph của hãng Gatan
được xử dụng để phân tích cấu trúc tinh
thể thông qua các phép phân tích trên ảnh
Fast Furrier Tranformation (FFT).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Mẫu sau chế tạo được tiến hành phân tích
thành phần nguyên tố có mặt trong mẫu,
kết quả thu được thành phần hóa học
trong mẫu chỉ gồm hai nguyên tố C và Fe.
Mẫu sau đó được quan sát bởi hệ HRTEM
cho thấy một số cấu trúc Carbon onions
được hình thành, cùng với các tinh thể
hình thành trong lõi Carbon onions, chúng
được quan sát và phân tích cấu trúc chi
tiết dưới đây.
3.1. Carbon onions bọc tinh thể
Diamond và Fe3C
Ảnh HRTEM cho thấy cấu trúc gồm hai
phần chính: Phần vỏ gồm nhiều lớp
nguyên tử cuộn lại, với khoảng cách giữa
các lớp đo được là 3,35 Å, giống như
khoảng cách giữa các lớp Carbon trong
cấu trúc Graphit, đây là khoảng cách đặc
trưng giữa các lớp Carbon trong cấu trúc
Carbon onions [2, 4, 23]. Phần lõi có cấu
trúc tinh thể, gồm hai tinh thể khác nhau,
tinh thể thứ nhất có kích thước khoảng 10
nm (vùng giới hạn bởi hình vuông 1 trên
Hình 1-a), tinh thể thứ hai có kích thước
khoảng 5 nm (vùng giới hạn bởi hình
vuông 2 trên Hình 1-a).
Phân tích cấu trúc vùng tinh thể 1:
Khoảng cách giữa các mặt tinh thể d =
2,06 Å và góc tạo bởi hai mặt này là
109,5o cho thấy đây là tinh thể Diamond
cubic hướng [0 1], trong đó khoảng cách
2,06 Å ứng với các mặt (111) và ( ),
kết quả phân tích trình bày trên Hình 1-a,
Hình 1-b và Bảng 1.
Phân tích cấu trúc vùng tinh thể 2:
Khoảng cách giữa các mặt tinh thể được
xác định là 3,75 Å và 2,26 Å, góc tạo bởi
hai mặt này là 33,9 o kết quả này cho thấy
đây là mặt ( ) và (002) của cấu trúc
tinh thể Fe3C orthorhombic hướng [100],
28
kết quả phân tích được trình bày trên
Hình 1-a, Hình 1-c và Bảng 2.
Bảng 1. Phân tích cấu trúc của tinh thể
Diamond cubic [24]
Khoảng cách mặt tinh thể Diamond
cubic
Mặt d(hkl) (Å) d(hkl) (Å)
(hkl) Cấu trúc Thực nghiệm
(111) 2,06 2,06
( 111
_
)
2,06 2,06
Góc tạo bởi mặt (111) và ( 111
_
)
Cấu trúc Thực nghiệm
109,5 o 109,5 o
Bảng 2. Phân tích cấu trúc của tinh thể
Fe3C orthorhombic [25]
Khoảng cách mặt tinh thể Fe3C
orthorhombic
Mặt d(hkl) (Å) d(hkl) (Å)
(hkl) Cấu trúc Thực nghiệm
(002) 2,260 2,26
( 110
_
)
3,752 3,75
Góc tạo bởi mặt (002) và ( 110
_
)
Cấu trúc Thực nghiệm
33,9 o 33,9 o
Hình 1. (a)-ảnh HRTEM cấu trúc Carbon onions bao bọc bên trong lõi gồm một tinh thể
Diamond [ 010
_
] (vùng giới hạn bởi hình vuông 1) và tinh thể Fe3C (giới hạn bởi hình
vuông 2), (b)-ảnh FFT của tinh thể Diamond, (c)-ảnh FFT của tinh thể Fe3C
Như vậy, dưới tác dụng của chùm điện tử
năng lượng cao 200 keV, cấu trúc
Carbon onions đã được hình thành và
bọc bên trong nó tinh thể Diamond và
tinh thể Fe3C, đây là các cấu trúc tinh thể
khó được hình thành ở điều kiện thường,
ở đây chúng được hình thành bên trong
các lớp Carbon của cấu trúc Carbon
onions.
3.2. Carbon onions bọc tinh thể Fe7C3
Ảnh HRTEM (Hình 2-a) cho thấy cấu trúc
tinh thể có 2 vùng khác nhau, vùng các lớp
vỏ bao quanh và vùng lõi có cấu trúc tinh
thể. Khoảng cách giữa các lớp nguyên tử ở
29
các lớp vỏ bao quanh đo được là 3,35 Å,
giống như khoảng cách các lớp nguyên
tử Carbon trong Graphit (d002=3,35 Å),
đó là khoảng cách các lớp nguyên tử
Carbon đặc trưng cho cấu trúc Carbon
onions [2,4,23] (Hình 2-a). Phân tích cấu
trúc tinh thể trong lõi xác định được các
khoảng cách dhkl của các mặt tinh thể,
sau đó so sánh với cấu trúc chuẩn (trình
bày trong Bảng 3) cho thấy đây là cấu
trúc tinh thể Fe7C3 orthorhombic theo
hướng [010]. Ảnh FFT của vùng lõi tinh
thể cho các vết nhiễu xạ được xác định
của cấu trúc Fe7C3 orthorhombic hướng
[010] phân tích trên Hình 2-b.
Bảng 3. Phân tích cấu trúc của tinh thể
Fe7C3 orthorhombic [26]
Khoảng cách mặt tinh thể Fe7C3
orthorhombic
d(hkl) Å d(hkl) Å
Mặt
(hkl)
Cấu trúc
Fe7C3
Thực
nghiệm
(002) 5,971 5,97
(101) 4,244 4,24
(10
_
1 ) 4,244 4,24
(103) 2,994 2,98
(004) 2,986 2,98
(200) 2,270 2,27
(202) 2,122 2,13
(006) 1,990 1,99
Hình 2. (a)-Ảnh HRTEM của cấu trúc Carbon onions bọc tinh thể Fe7C3, (b)-Ảnh FFT của
vùng tinh thể cho các vết nhiễu xạ được xác định của cấu trúc Fe7C3 orthorhombic [010]
3.3. Carbon onions bọc tinh thể Fe4C
Một cấu trúc Carbon onions với khoảng
cách giữa các lớp nguyên tử Carbon đặc
trưng 3,35 Å, bọc bên trong là một đơn
tinh thể được quan sát và phân tích trên
Hình 3-a. Cấu trúc Carbon onions bao bọc
30
tinh thể được xác định là Fe4C, với các
khoảng cách dhkl giữa các mặt tinh thể đo
được là 1,93 Å và 2,74 Å trùng với các
mặt (002) và (011) của Fe4C cubic hướng
[100]. Kết quả phân tích ảnh FFT thể hiện
trên Hình 3-b và Bảng 4.
Hình 3. (a)-Ảnh HRTEM của cấu trúc Carbon- onions bọc tinh thể Iron carbide Fe4C và
ảnh FFT cho thấy các vết nhiễu xạ của các mặt tinh thể Fe4C cubic theo hướng [100]
Bảng 4. Phân tích cấu trúc của tinh thể
Fe4C cubic [27]
Khoảng cách mặt tinh thể Fe4C cubic
Mặt d(hkl) Å d(hkl) Å
(hkl) Cấu trúc Fe4C Thực nghiệm
(011)
0 )
2,74
2,74
2,74
2,74
(002)
(00 )
1,93
1,93
1,93
1,93
Các cấu trúc Carbon onions được hình
thành dưới sự tác dụng của chùm điện tử
năng lượng cao trong HRTEM, các lớp
Carbon cuộn lại và có thể bao bọc bên
trong nó tinh thể Fe hoặc Graphit. Sự tự
nén của cấu trúc Carbon onions gây ra áp
suất lớn bên trong lõi cùng với năng
lượng lớn cung cấp bởi chùm điện tử làm
tăng nhiệt độ tại vùng quan sát, giúp hình
thành nên các cấu trúc đặc biệt như
Diamond, Fe3C, Fe4C, Fe7C3.
4. KẾT LUẬN
Bằng phương pháp quan sát trực tiếp trên
hiển vi điện tử phân giải cao, quá trình
hình thành các tinh thể Diamond, Fe3C,
Fe4C, Fe7C3 bên trong các lớp Carbon
onions được quan sát và phân tích chi
tiết. Do sự cung cấp năng lượng của
chùm tia điện tử được tăng tốc qua hiệu
điện thế 200 kV, từ vật liệu kích thước
nano ban đầu chứa Fe và C đã hình thành
nên các Carbon onions. Sự tự nén của
Carbon onions gây nên áp suất lớn tạo
điều kiện cho quá trình hình thành các
tinh thể Diamond và hợp chất Iron
carbide bên trong lõi. Đây là kết quả thú
vị cung cấp thêm thông tin về sự hình
thành các vật liệu hợp chất Carbon, góp
phần cung cấp kiến thức cho các quá
trình chế tạo các vật liệu, đặc biệt là các
vật liệu có cấu trúc nano.
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. H. W. Kroto, “Carbon onions
introduce new flavour to fullerene
studies”, Nature, 359, 670-671 (1992).
2. D. Ugarte, “Curling and closure of
graphitic networks under electron-beam
irradiation”, Nature, 359, 707-709 (1992).
3. Florian Banhart, “Irradiation effects
in carbon nanostructures”, Rep. Prog.
Phys., 62, 1181–1221, Printed in the UK
(1999).
4. F. Banhart and P.M. Ajayan, “Carbon
onions as nanoscopic pressure cells for
diamond formation”, Nature, (London)
382, 433-435 (1996).
5. Florian Banhart and Pulickel M.
Ajayan, “Self-compression and diamond
formation in carbon onions”, Adv.
Mater., 9, 261-263 (1997).
6. F. Banhart, “The transformation of
graphitic onions to diamond under
electron irradiation”, J. Appl. Phys., 81,
3440-3445 (1997).
7. Redlich, Ph. Banhart, F. Lyutovich,
Y. Ajayan, “EELS study of the
irradiation-induced compression of
carbon onions and their transformation to
diamond”, Carbon, 36, 561-563 (1998).
8. E. Bauer-Grosse, C. Frantz, G. Le
Caer, and N. Heiman, “Formation of
Fe7C3 and Fe5C2 type metastable carbides
during the crystallization of an
amorphous Fe75 C25 alloy”, J. Non–Cryst
Solids, 44, 277-286 (1981).
9. E. Bauer-Grosse, J. P. Morniroli, G.
Le Caer, and C. Frantz, ‘‘Etude des
défauts de structure dans le carbure defer
métastable Fe7C3 formé lors de la
cristallisation d'alliages amorphes fer-
carbone”, Acta Metall., 29, 1983-1992
(1981).
10. E. Bauer-Grosse, J. Morniroli, C.
Frantz, and G. Le Caer, “ Defects in
Fe7C3 type carbide formed during the
crystallization of amophous high carbon
alloys and their relation with the
amorphours state”, J. Phys. Colloq., 43,
285-288 (1982).
11. M. M. Serna, E. R. B. Jesus, E.
Galego, L. G. Martinez, H.P.S. Corrêa,
J.L. Rossi, "An Overview of the
Microstructures Present in High-Speed
Steel-Carbides Crystallography",
Materials Science Forum, 350, 48-52
(2006).
12. A. Tsuzuki, S. Sago, S.-I. Hirano, and
S. Naka, “High temperature and pressure
preparation and properties of iron
carbides Fe7C3 and Fe3C”, J. Mater. Sci.,
19, 2513-2518 (1984).
13. W. Z. Wu, Z. P. Zhu, Z. Y. Liu, Y. N.
Xie, J. Zhang, and T. D. Hu,
“Preparation of carbon-encapsulated iron
carbide nanoparticles by an explosion
method”, Carbon, 41, 317-321 (2003).
14. V. D. Blank, B. A. Kulnitskiy, D. V.
Batov, U. Bangert, A. Gutiérrez-Sosa,
and A. J. Harvery, “Transmission
electron microscopy studies of
nanofibers formed on Fe7C3-carbide”,
Diamond Relat. Mater., 11, 931-934
(2002).
15. X. X. Bi, B. Ganguly, G. P. Huffman,
F. E. Huggins, M. Endo, and P. C.
32
Eklund, “Nanocrystalline α–Fe, Fe3C,
and Fe7C3 produced by CO2 laser
pyrolysis”, J. Mater. Res., 8, 1666-1674
(1993).
16. C. A. Grimes, D. Qian, E. C. Dickey,
J. L. Allen, and P. C. Eklund “Laser
pyrolysis fabrication of ferromagnetic γ’-
Fe4N and FeC nanoparticles”, J. Appl.
Phys., 87, 5642-5644 (2000).
17. Pérez-Cabero, M., Taboada, J.B.,
Guerrero-Ruiz, A., Overweg A.R.,
Rodríguez-Ramos I., “The role of alpha-
iron and cementite phases in the growing
mechanism of carbon nanotubes: a 57Fe
Mössbauer spectroscopy study”, Phys.
Chem. Chem. Phys., 8, 1230-1235 (2006).
18. V. De Resende, E. De Grave, A.
Peigney, C. Laurent, “Surface
Composition of Carbon Nanotubes-Fe-
Alumina Nanocomposite Powders: An
Integral Low-Energy Electron
Mössbauer Spectroscopic Study”, J. Phys.
Chem. C, 112, 5756-5761 (2008).
19. N. Kopelev, V. Chechersky, A. Nath,
Z. L. Wang, E. Kuzmann, B. Zhang, G.
H. Via, “Encapsulation of Iron Carbide
in Carbon Nanocapsules”, Chem. Mater.
7, 1419-1421 (1995).
20. B. David, N. Pizúrová, O.
Schneeweiss, P. Bezdicka, I. Morjan, R.
Alexandrescu, “Preparation of
iron/graphite core-shell structured
nanoparticles”, J. Alloys and Compd.,
378, 112-116 (2004).
21. Y. Saito, T. Yoshikawa, M. Okuda,
M. Ohkohchi, Y. Ando, A. Kasuya and Y.
Nishina, “Synthesis and electron-beam
incision of carbon nanocapsules encaging
YC2”, Chem. Phys. Lett., 209 72-76
(1993).
22. Ugarte, “How to fill or empty a
graphitic onion”, Chem. Phys. Lett., 209
99-103 (1993).
23. Ijima, “Direct observation of the
tetrahedral bonding in Graphized Carbon
black high resolution electron
microscopy”, Journal of Crystal Growth,
50, 675-683 (1980).
24. S. I. Uspenskaya, N. A.
Kolchemanov, A. A. Eliseev, S. V.
Krynkina, “Investigation into
phisicochemical properties of alloyed
synthetic diamonds”, Russ. J. Inorg.
Chem., 24, 3-6 (1979).
25. Y. Saito, T. Matsumoto, and K.
Nishikubo, “Encapsulation of carbides of
chromium, molybdenum and tungsten in
carbon nanocapsules by arc discharge”, J.
Cryst. Growth, 172, 163-170 (1997).
26. X. X. Bi, B. Ganguly, G. Huffman, F.
Huggins, M. Endo, “Nanocrystalline α–
Fe, Fe3C, and Fe7C3 produced by
CO2 laser pyrolysis”, Mater J. Res., 8,
1666-1674 (1993).
27. Z. G. Pinsker, S. V. Kaverin,
“Electron Diffraction Study of Nitrides
and Carbides of Transition Metals” Sov.
Phys. Crystallogr., 1, 48-53 (1956).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27360_91746_1_pb_8857_2096903.pdf