Vấn đề thứ năm là thu nhập của đội ngũ
giảng viên. Đây là một trong những câu
chuyện đầu tiên được bàn đến khi làm một
việc gì đó nhưng lại cũng là kết quả cuối cùng
khi tổng kết việc làm đó. Với những giảng viên
trong các cơ sở đào tạo công lập, hưởng lương
từ ngân sách thì việc tồn tại và phát triển cơ sở
đào tạo, nơi mình công tác chính là yếu tố đảm
bảo cho thu nhập chính. Bên cạnh đó phải
phát triển các loại hình, hình thức đào tạo để
tăng thu nhập. Muốn vậy phải nâng cao trình
độ giảng viên, xây dựng thương hiệu, hình
ảnh; tạo lập vị thế vững chắc trong thị trường
đào tạo. Người cán bộ giảng viên phải tham
gia vào nhiều lĩnh vực đào tạo, tham gia vào
hoạt động đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo trong
và ngoài công lập thì mới tăng thu nhập. Điều
này cần sự hỗ trợ chuyên môn từ nơi công tác
chính, xây dựng kế hoạch làm việc khoa học,
hợp lý để không dẫn đến sự chồng chéo về
mặt thời gian và công việc của các giảng viên.
Tăng thu nhập từ thực tế công việc để “cầu
hiền”, thu hút nhân lực chất lượng cao luôn là
vấn đề cần phải giải quyết của cả bộ máy lãnh
đạo Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Việc thu
nhập của đội ngũ giảng viên có liên quan đến
số lượng giờ dạy và mức chi trả cho các giờ dạy
của họ. Đây cũng luôn là vấn đề được đặt ra
đối với các qui chế, quy định của nhà trường
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 5 vấn đề đặt ra cho khoa văn hóa du lịch trong “hành trình kỷ niệm 55 năm đại học văn hóa Hà Nội", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27Số 6 - Tháng 12 - 2013
VĂN HÓA VÀ NHÀ TRƯỜNG
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
5 VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO KHOA VĂN HÓA DU LỊCH
TRONG “HÀNH TRÌNH KỶ NIỆM 55 NĂM
ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI”
DƯƠNG VĂN SÁU
Tóm tắt
Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo luôn là yêu cầu sống còn của bất cứ một cơ sở đào tạo nào.
Tuy nhiên, mỗi cơ sở đào tạo, tùy theo đặc thù của mình lại có bước đi và biện pháp nhất định. Bước
qua thời gian 20 năm đào tạo, với những thành tích to lớn, vững chắc, Khoa Văn hóa Du lịch (Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội) đang tiếp tục đổi mới trong “Hành trình kỷ niệm 55 năm Đại học Văn hóa Hà
Nội” với những niềm tin và sức bật mới. Để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo,
đáp ứng yêu cầu đào tạo theo nhu cầu và yêu cầu của xã hội, Khoa Văn hóa Du lịch cần giải quyết tốt
5 vấn đề: đổi mới nhận thức trong mục tiêu đào tạo, xây dựng con người (người dạy và người học), xây
dựng và thực hiện chương trình, xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết vấn đề thu nhập cho giảng viên.
Từ khóa: Văn hóa du lịch, hành trình
Abstract
Enhancing education - training quality is always the vital requirement of any educational institutes.
However, each educational institutes, depending on its specific characteristics, has its own measures
and steps. With 20 years of experience in training, with great and firm achievements, Faculty of Cultural
Tourism (Hanoi University of Culture) has been innovating in “ the itinerary of 55th anniversary of Hanoi
University of Culture” with new confidence. In order to enhance continuously the training quality and
efficiency, to meet the demand and requirement of the society, Faculty of Cultural Tourism need to solve
5 issues well: innovating the awareness in training target, building the human (lecturer and learner),
establishing and implementing the program, constructing the material facilities, solving the income
issue to lecturer.
Keyword: Cultural tourism, itinerary
Trong “Hành trình tuổi 20” kỷ niệm 20 năm đào tạo Văn hóa Du lịch (1993-2013), năm 2013, Khoa Văn
hóa Du lịch (VHDL) Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội đã tiến hành thành công 10 sự kiện
nổi bật, bao gồm:
1. Chương trình “Tuổi 20 - Xin chào” tổ chức
ngày 12/12/2012, chào đón các sinh viên VHDL
khóa 20.
2. Tổ chức chuyến “Hành trình về Chiến khu
Việt Bắc, thủ đô gió ngàn” ngày 25/12/2012
cho các Ban cán sự và Bí thư các chi đoàn của
sinh viên Khoa VHDL.
3. Tổ chức chương trình nhảy FlashMob của
sinh viên VHDL ngày 26/3/2013, chào mừng
ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh.
Số 6 - Tháng 12 - 201328
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
4. Phát động các giảng viên của Khoa tham
gia viết bài chuyên sâu về đào tạo VHDL cho
Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa của Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội số tháng 6/2013.
5. Tổ chức chuyến Hành trình khám phá
con đường Di sản miền Trung tháng 7/2013
cho 5 lớp với tổng số 425 sinh viên thuộc hai
hệ Đại học và Cao đẳng VHDL.
6. Tổ chức cuộc thi “Hành trình cùng Hướng
dẫn viên du lịch năm 2013”, chủ đề “Văn minh
sông Hồng” vào tháng 11/2013; tham dự có 5
đội thi của Khoa.
7. Ngày 19.11.2013, nhân ngày Nhà giáo
Việt Nam, Khoa VHDL tổ chức cuộc gặp gỡ
trang trọng, ấm cúng các thế hệ giáo chức,
giảng viên, các cựu cán bộ lãnh đạo Trường và
Khoa qua các thời kỳ từ 1993 đến 2013.
8. Tổ chức Hội thảo khoa học để “Nhận xét,
góp ý nội dung, chương trình, tập bài giảng
các môn học ngành Việt Nam học theo hình
thức tín chỉ”, ngày 2/12/2013.
9. Tổ chức cuộc diễu hành “Hành trình tuổi
20” diễn ra ngày chủ nhật 8/12/2013 của giáo
viên và 200 sinh viên đi xe đạp với cờ hoa và
đồng phục của khoa trên các đường phố của
thủ đô Hà Nội.
10. Tổ chức trang trọng Lễ kỷ niệm 20 năm
đào tạo VHDL ngày 10/12/2013 với sự tham gia
đông đảo các thế hệ sinh viên VHDL và quí đại
biểu.
Với bề dày thành tích 20 năm đào tạo cử
nhân VHDL, Khoa đã góp phần không nhỏ
trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân
lực du lịch chất lượng cao cho đất nước. Tuy
đã đạt nhiều thành tích khả quan và rất đáng
tự hào nhưng bước sang năm thứ 21 này, cùng
với những công việc hướng tới kỷ niệm 55
năm thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
(1959-2014), nhiều vấn đề đã và đang tiếp tục
đặt ra cho Khoa VHDL. Vấn đề quan trọng nhất
chính là yêu cầu đổi mới đào tạo theo nhu cầu
và yêu cầu xã hội trong đào tạo nhân lực cho
ngành du lịch. Để nâng cao chất lượng đào
tạo, Trường và Khoa cần giải quyết tốt 5 vấn đề
đặt ra từ thực tiễn đào tạo hiện nay, như sau:
Vấn đề thứ nhất, cần đổi mới nhận thức
trong mục tiêu đào tạo. Tên gọi của Khoa:
“Khoa Văn hóa du lịch” cũng đồng thời là tên
gọi một chuyên ngành khoa học: “chuyên
ngành Văn hóa du lịch”. Về cụm từ này, trong
xã hội vẫn còn có những nhận thức khác
nhau? Nhiều người vẫn nhầm lẫn Văn hóa du
lịch với Du lịch văn hóa, một số người khác lại
gọi bằng cụm từ “văn hóa - du lịch”, “văn hóa,
du lịch” Bằng kết quả nghiên cứu phục vụ
giảng dạy và đưa vào thực tế đào tạo, chúng
tôi rút ra nhận thức: “VHDL là khoa học nghiên
cứu, khai thác các giá trị văn hóa để phát triển
du lịch”. Xét dưới góc độ nghề nghiệp, VHDL
chính là văn hóa của người làm du lịch, làm du
lịch có văn hóa; là văn hóa kinh doanh trong
lĩnh vực du lịch, là kinh doanh du lịch có văn
hóa đồng thời là văn hóa ứng xử - giao tiếp của
các đối tượng khách du lịch trong quá trình du
lịch.v.v... VHDL (Tourism Culture Studies) có thể
hiểu theo một cách khác: là khoa học nghiên
cứu về văn hóa và du lịch để tạo nên các sản
phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa Việt
Nam. VHDL là khoa học ứng dụng, sử dụng các
thành quả trong nghiên cứu văn hóa đưa vào
trong quá trình kinh doanh du lịch. Nó (tức
VHDL) là xu hướng biến đổi và phát triển của
văn hóa ứng dụng trong lĩnh vực du lịch đồng
thời là những biểu hiện cụ thể của kinh tế văn
hóa diễn ra trong quá trình CNH - HĐH đất
nước hiện nay. Điều đó hoàn toàn đúng với tên
gọi Du lịch là ngành công nghiệp không khói,
công nghiệp sạch trong giai đoạn hiện nay và
sau này. Việc khẳng định và thể hiện vai trò của
VHDL trong kinh tế du lịch là một câu chuyện
dài sẽ còn phải được tiếp tục nghiên cứu, trao
đổi và thảo luận.
Mục tiêu của VHDL là biến những tiềm
năng văn hóa - lịch sử thành các sản phẩm
du lịch đặc hữu, giúp cho các đối tượng du
khách “ngược nguồn lịch sử”, tìm và làm sống
29Số 6 - Tháng 12 - 2013
VĂN HÓA VÀ NHÀ TRƯỜNG
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
lại những giá trị đích thực của văn hóa Việt Nam
qua trường kỳ lịch sử! Cách tiếp cận mới đó đã
tạo nên nhận thức mới về du lịch ở Việt Nam.
Chính nhận thức sẽ quyết định hành động và
những nhận thức đúng đắn về văn hóa Việt
Nam sẽ tạo những bước đi đúng đắn cho việc
phát triển du lịch ở Việt Nam. Xét về bản chất,
du lịch là quá trình tìm kiếm để thỏa mãn
những nhu cầu khác nhau của con người trong
những khoảng thời gian và không gian nhất
định. Du lịch Việt Nam muốn phát triển bền
vững, cần phải xác định rõ, chúng ta có những
gì và sẽ làm những gì? Làm như thế nào để
đáp ứng và làm thỏa mãn những nhu cầu đa
dạng của các đối tượng khách nội địa và khách
quốc tế? Việt Nam là quốc gia đang phát triển,
đi sau thế giới trên rất nhiều phương diện,
vậy phải có cách đi riêng, phương pháp riêng
tạo nên ấn tượng và sự khác biệt. Trên cơ sở
thông lệ quốc tế và truyền thống bản địa, du
lịch Việt Nam muốn phát triển phải tạo ra nét
bản sắc độc đáo của mình. Suy cho đến cùng,
kinh doanh du lịch là kinh doanh ấn tượng. Ấn
tượng và sự khác biệt là yếu tố tạo nên thành
công của du lịch Việt Nam. Ấn tượng và khác
biệt của du lịch Việt Nam không gì khác chính
là văn hóa và VHDL sẽ góp phần quyết định
đến sự phát triển bền vững của du lịch Việt
Nam. Yếu tố đó có được là một phần của quá
trình đi tìm những bài học từ quá khứ
Vấn đề thứ hai là xây dựng con người: bao
gồm người dạy và người học. Cho đến hiện
nay, hầu hết các nước trên thế giới đều cho
rằng tài nguyên lớn nhất của một quốc gia là
con người, là nguồn nhân lực chứ không phải
là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, vấn đề
đặt ra với Khoa VHDL cũng như với bất cứ một
tổ chức nào khác là vấn đề con người. Vấn đề
này muôn năm cũ và muôn năm đúng. Nhưng
với Khoa VHDL cần phải cụ thể hóa như sau:
- Đối với đội ngũ giáo viên: phải có được
cơ chế, chính sách và biện pháp khả dụng để
tất cả giáo viên không ngừng nâng cao nhận
thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Những
phương pháp cụ thể là đào tạo, bồi dưỡng
và đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng
cao. Việc khảo hạch nghiêm túc là cần thiết để
đánh giá trình độ, khả năng theo đúng chuyên
môn để bố trí lại công việc, trả lương và thù
lao đúng người, đúng việc. Việc lấy ý kiến sinh
viên về chất lượng giảng dạy để là một kênh
tham khảo quan trọng đánh giá khách quan,
công bằng, đội ngũ giảng viên. Phương châm:
“lấy nhiều người học đánh giá một người dạy”
là khách quan, công bằng, tuy nhiên, cũng
vẫn cần phải kết hợp với hình thức “lấy đồng
nghiệp đánh giá đồng nghiệp” là chính. Đây là
những vấn đề đúng, ai cũng nhận thức được
nhưng sẽ rất khó thực hiện trong tình thế
chung hiện nay.
- Đối với người học: Trong những năm tới,
việc tuyển sinh vẫn phải kế thừa những thành
tựu của quá khứ, kết hợp với sự thay đổi về cơ
chế, phương thức tuyển sinh do Bộ Giáo dục
và Đào tạo qui định. Khoa Văn hóa du lịch đến
nay vẫn thi tuyển bằng hai khối D1 và C theo
truyền thống. Tuy nhiên, cần thử nghiệm một
vài hình thức thi khác, trong đó có phỏng vấn,
thuyết trình, xử lý tình huống.v.v để chọn ra
những người có khả năng thích ứng cao, đáp
ứng được yêu cầu đặt ra của nghề du lịch. Về
tiếp thị trong tuyển sinh, cần phải tăng chi phí
để tạo ra “sức nặng của lời mời gọi”. Đầu tư cho
tuyển sinh có ý nghĩa quan trọng để chọn đầu
vào có chất lượng và trình độ tương đối tốt,
cần nâng dần tiêu chí đầu vào theo một lộ
trình tương ứng với điều kiện về đội ngũ giảng
viên cũng như cơ sở hạ tầng dành cho đào tạo.
Vấn đề thứ ba xây dựng và tổ chức thực
hiện chương trình đào tạo. Khi đã có nhận
thức đúng, có đội ngũ dạy và học đạt chất
lượng thì việc xây dựng chương trình đảm bảo
theo các tiêu chí: phát huy truyền thống - đáp
ứng hiện tại – định hướng tương lai là việc làm
quan trọng, giữ vai trò quyết định. Phương
châm “đào tạo theo nhu cầu và yêu cầu xã hội”
là một phương châm đúng mà Nhà nước và Bộ
Giáo dục - Đào tạo đã đặt ra đối với hệ thống
Số 6 - Tháng 12 - 201330
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay. Muốn làm
tốt điều này, vấn đề trao quyền tự chủ cho các
đơn vị đào tạo là vấn đề quyết định. Nội dung
này sẽ đặt ra vấn đề lớn của công tác quản lý
và điều hành đào tạo. Sẽ luôn xuất hiện mâu
thuẫn khi phải giải quyết bài toán giữa cung
và cầu; giữa ngân sách nhà nước và vốn tự tạo.
Câu trả lời là phải tạo được sự hài hòa giữa các
phương diện đó ở các trường công lập hiện
nay. Chương trình đào tạo cần phải linh hoạt
hơn. Yếu tố năng động của thị trường đòi hỏi
sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc thực hiện
chương trình. Trong quá trình xây dựng nền
kinh tế thị trường, xu thế “kinh tế hóa” mọi mặt
của đời sống xã hội xuất hiện ở mọi nơi, mọi
lúc. Đã có ý kiến cho rằng Khoa VHDL nên phát
triển đào tạo theo hướng quản trị kinh doanh.
Điều này đúng nhưng không phù hợp với khả
năng và điều kiện hiện nay của Khoa bởi nguồn
lực con người chưa cho phép. Nguồn nhân lực
tham gia đào tạo của Khoa VHDL khá mạnh về
văn hóa nhưng lại chưa mạnh về kinh tế, trong
khi Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Lấy
cái sở trường của mình để thực thi thay vì sở
đoản thì hiệu quả chắc chắn sẽ cao hơn. Động
năng văn hóa vốn tiềm ẩn cộng với thế năng
vận động của 20 năm đào tạo Văn hóa du lịch
đã quyết định xu hướng không thể cưỡng lại
của mục tiêu đào tạo đã và đang diễn ra hiện
nay. Việc xây dựng các chuyên ngành đào tạo
để hướng tới đào tạo các chuyên môn sâu
là sự chuyển hướng cho việc đào tạo chung
chung trước đây. Đó chính là sự chuyển đổi
theo đào tạo nghề du lịch. Chương trình của
Khoa VHDL đã và đang được hoàn thiện theo
hướng đào tạo chuyên ngành, đặt ra một vấn
đề lớn: 3 chuyên ngành được xây dựng hiện
nay (Văn hóa Du lịch; Lữ hành - Hướng dẫn du
lịch; Quản lý du lịch) đã yêu cầu phải biên soạn
một bộ giáo trình, giáo án với kiến thức và kỹ
năng phù hợp. Từng bước xây dựng và hoàn
thiện bộ giáo trình đào tạo nghề du lịch với
chuyên môn sâu, cơ bản, cập nhật, mang tính
hệ thống, liên ngành và xã hội hóa cao là một
công việc lớn đòi hỏi nhiều tâm sức. Nhiều
môn học mới tuy đáp ứng được yêu cầu từ
thực tế kinh doanh du lịch nhưng khoảng cách
giữa lý thuyết và thực tế còn khá xa. Công việc
cần sức mạnh của trí tuệ tập thể, của Hội đồng
khoa học đào tạo Khoa để xây dựng đề cương
chi tiết, bài giảng và cao hơn nữa là các bộ giáo
trình chuyên môn. Quá trình đào tạo các môn
học mới này cũng cần sự hỗ trợ của các doanh
nhân và doanh nghiệp trong ngành du lịch. Từ
đây đặt ra vấn đề Đào tạo theo địa chỉ. Liên kết
giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là yếu tố
quyết định thành công của việc đào tạo theo
nhu cầu và yêu cầu xã hội. Khoa VHDL muốn
được lắng nghe ý kiến trao đổi của các doanh
nhân đại diện cho các doanh nghiệp du lịch về
vấn đề này.
Vấn đề thứ tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ
tầng cho đào tạo du lịch. Mức độ cạnh tranh
trong đào tạo ngày càng gay gắt và khốc liệt.
Câu nói “thương trường là chiến trường” được
nhiều người nhắc tới trong “mặt trận đào tạo”
về du lịch hiện nay. Nếu nói như vậy thì 20 năm
nay, khoa VHDL đã sử dụng chiến thuật “tay
không đánh/bắt giặc”. Hình thức chiến thuật
này chỉ phù hợp với quá khứ khi đào tạo đa cấp
trong nhất cấp, tổng hợp trong tổng thể. Hiện
nay khi đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu,
nhất thiết phải có trang thiết bị thích hợp mới
tồn tại và phát triển được. Trong “trận chiến”
không khoan nhượng hiện nay, những chiến
thuật của quá khứ cần phải được tái trang bị
những vũ khí thích hợp, khả dĩ mới mang về
chiến thắng. Cụ thể là cần có những điều kiện
tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, phòng học
thực hành, phòng học theo công năng phục
vụ chuyên môn. Đội ngũ giáo viên giảng dạy
theo phương thức tín chỉ phải sử dụng được
công nghệ để phục vụ giảng dạy; thay thế và
bổ sung những trang giáo án thuần túy, những
hình thức độc giảng trên lớp bằng sự trợ giúp
của phương tiện và phương pháp mới, tránh
các hình thức đọc chép vẫn còn tồn tại; phát
triển thêm những kỹ năng mềm cho sinh viên
thông qua các hoạt động thực tế; mở rộng các
31Số 6 - Tháng 12 - 2013
VĂN HÓA VÀ NHÀ TRƯỜNG
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tài liệu tham khảo để sinh viên tự đọc, tự học
nhưng có phân bố theo chủ đề, có thời gian
tập trung trao đổi, thảo luận; khai thác có hiệu
quả thời gian tự học của sinh viên.v.v
Vấn đề thứ năm là thu nhập của đội ngũ
giảng viên. Đây là một trong những câu
chuyện đầu tiên được bàn đến khi làm một
việc gì đó nhưng lại cũng là kết quả cuối cùng
khi tổng kết việc làm đó. Với những giảng viên
trong các cơ sở đào tạo công lập, hưởng lương
từ ngân sách thì việc tồn tại và phát triển cơ sở
đào tạo, nơi mình công tác chính là yếu tố đảm
bảo cho thu nhập chính. Bên cạnh đó phải
phát triển các loại hình, hình thức đào tạo để
tăng thu nhập. Muốn vậy phải nâng cao trình
độ giảng viên, xây dựng thương hiệu, hình
ảnh; tạo lập vị thế vững chắc trong thị trường
đào tạo. Người cán bộ giảng viên phải tham
gia vào nhiều lĩnh vực đào tạo, tham gia vào
hoạt động đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo trong
và ngoài công lập thì mới tăng thu nhập. Điều
này cần sự hỗ trợ chuyên môn từ nơi công tác
chính, xây dựng kế hoạch làm việc khoa học,
hợp lý để không dẫn đến sự chồng chéo về
mặt thời gian và công việc của các giảng viên.
Tăng thu nhập từ thực tế công việc để “cầu
hiền”, thu hút nhân lực chất lượng cao luôn là
vấn đề cần phải giải quyết của cả bộ máy lãnh
đạo Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Việc thu
nhập của đội ngũ giảng viên có liên quan đến
số lượng giờ dạy và mức chi trả cho các giờ dạy
của họ. Đây cũng luôn là vấn đề được đặt ra
đối với các qui chế, quy định của nhà trường.
Nằm trong sự đổi mới toàn diện, triệt để,
vững chắc của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
trong hành trình kỷ niệm 55 năm thành lập,
ngành VHDL đã bước qua tuổi thứ 20 của mình
với những thành tích không thể phủ nhận
cùng với sự phát triển tất yếu của ngành du
lịch Việt Nam. Những thời cơ lớn luôn thường
trực, song hành cùng sự phát triển của Khoa
VHDL nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức to
lớn. Chất lượng, hiệu quả đào tạo chính là yếu
tố sống còn của Khoa. Cạnh tranh đa cấp, đa
phương diện là một thách thức đồng thời là
cơ hội để Khoa khẳng định và thể hiện mình
trước những thời điểm mang tính bước ngoặt
hiện nay. Với tất cả những gì đã và đang làm
được Khoa VHDL nhận thấy có đủ khả năng,
trình độ, sự tự tin và bản lĩnh giải quyết tốt 5
vấn đề nêu trên để phát triển không ngừng và
vững chắc.
D.V.S
(TS, Trưởng khoa Văn hóa du lịch)
Tài liệu tham khảo
1. Antonio Machado, Du lịch và phát triển bền
vững (Tourism and Sustainable Development),
trong Dự án Xây dựng năng lực cho phát triển
Du lịch ở Việt Nam, VNAT và FUNDESO, Hà Nội,
2/2003.
2. Luật Di sản Văn hóa và Nghị định hướng dẫn
thi hành, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
3. Luật Du lịch, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006.
4. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (Chủ
biên) (2001), Kinh tế du lịch & Du lịch học, Nxb. Trẻ,
TP Hồ Chí Minh.
5. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong
sự phát triển Du lịch, Giáo trình Trường ĐHVH Hà
Nội.
6. Dương Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử - văn
hóa và danh thắng Việt Nam, Giáo trình, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
7. Lê Hồng Lý (chủ biên) (2010), Dương Văn
Sáu, Đặng Hoài Thu, Quản lý di sản văn hóa với
phát triển du lịch, Giáo trình, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
8. Dương Văn Sáu (2014), Hệ thống di tích Nho
học Việt Nam và các Văn miếu tiêu biểu ở Bắc Bộ,
Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
9. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 2 - 4 - 2013
Ngày phản biện, đánh giá: 6 - 9 - 2013
Ngày chấp nhận đăng: 9 – 12 - 2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanhoadulich_1749.pdf