Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài
tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ môn
bóng đá cho sinh viên ngành Giáo dục thể
chất, Trường Đại học Quy Nhơn
3.3.1. Lựa chọn nội dung đánh giá sức mạnh tốc
độ môn bóng đá cho sinh viên ngành Giáo dục
thể chất, Trường Đại học Quy Nhơn
Quá trình lựa chọn các test đánh giá sức
mạnh tốc độ môn bóng đá cho sinh viên ngành
Giáo dục thể chất, Trường Đại học Quy Nhơn
được tiến hành theo các bước:
- Lựa chọn BT thông qua sách giáo trình,
tài liệu tham khảo
Lựa chọn BT thông qua 02 lần phỏng vấn
bằng phiếu hỏi và trực tiếp 20 giảng viên, hướng
dẫn viên và huấn luyện viên đang giảng dạy và
huấn luyện môn bóng đá, Trường năng khiếu
TDTT Bình Định, Trung tâm huấn luyện và thi
đấu thể thao Bình Định, Trường đại học, cao
đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
- Xác định độ tin cậy của test:
Kết quả lựa chọn được 4 nội dung dùng để
đánh giá sức mạnh tốc độ môn bóng đá cho sinh
viên ngành Giáo dục thể chất, Trường Đại học
Quy Nhơn như sau: Dẫn bóng tốc độ 30m (s),
Sút bóng xa có đà (m), Bật xa tại chỗ (cm), Chạy
xuất phát cao (XPC) 30m (s).
3.3.2. Tổ chức ứng dụng
Quá trình thực nghiệm sư phạm là quá
trình tiến hành kiểm nghiệm sự tác động ảnh
hưởng, hiệu ứng của các bài tập đến sự phát triển
sức mạnh tốc độ của các cơ quan, bộ phận tham
gia vào các hoạt động kỹ - chiến thuật chuyên
môn. Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu, đề tài
đã lựa chọn được 19 bài tập phát triển sức mạnh
tốc độ cho sinh viên ngành GDTC, Trường Đại
học Quy Nhơn. Đề tài tiến hành kiểm nghiệm
tính hiệu quả đích thực của các bài tập đã lựa
chọn theo phương pháp thực nghiệm, so sánh
ngang và so sánh dọc.
- Thời gian thực nghiệm từ tháng 02/2019
đến tháng 4/2019.
- Địa điểm thực nghiệm: Trường Đại học
Quy Nhơn.
- Đối tượng thực nghiệm là 18 nam sinh
viên K39 chuyên ngành GDTC năm thứ 3,
Trường Đại học Quy Nhơn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu A study on the system of exercises in developing speed in football for students majoring in Physical Education, Quy Nhon University, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25
QUY NHON UNIVERSITY
SCIENCEJOURNAL OF
Journal of Science - Quy Nhon University, 2019, 13(6), 25-31
A study on the system of exercises in developing speed
in football for students majoring in Physical Education,
Quy Nhon University
Thai Binh Thuan*, Nguyen Xuan Quac
Faculty of Physical Education and National Defense, Quy Nhon University
Received: 23/09/2019; Accepted: 24/10/2019
ABSTRACT
By using a combination of research methods designed for sport science, we came up with a selection of 19
practice exercises to develop speed in football for students majoring in physical education at Quy Nhon University.
The practical application of the exercises showed that they were significantly effective and verified with statistical
measurements.
Keywords: Physical education, exercise, football, speed.
*Corresponding author.
Email: binhthuanvff@gmail.com
26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA HỌCTẠP CHÍ
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Quy Nhơn, 2019, 13(6), 25-31
Nghiên cứu hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
môn bóng đá cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất,
Trường Đại học Quy Nhơn
Thái Bình Thuận *, Nguyễn Xuân Quắc
Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn
Ngày nhận bài: 23/09/2019; Ngày nhận đăng: 24/10/2019
TÓM TẮT
Qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao, chúng tôi đã lựa
chọn được 19 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn bóng đá cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất, Trường
Đại học Quy Nhơn. Quá trình thực nghiệm được kiểm chứng bằng phương pháp toán thống kê, 19 bài tập được lựa
chọn đã thể hiện tính ưu việt và có hiệu quả cao.
Từ khóa: Giáo dục thể chất, bài tập, bóng đá, sức mạnh tốc độ.
*Tác giả liên hệ chính.
Email: binhthuanvff@gmail.com
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bóng đá là môn thể thao “Vua” được đông
đảo quần chúng mến mộ và tập luyện. Trong
những năm gần đây, phong trào tập luyện môn
bóng đá (BĐ) đã không ngừng phát triển nhanh
chóng cả về số lượng và chất lượng ở mọi đối
tượng trong cả nước. Nhu cầu xã hội ngày một
càng nâng cao, sinh viên (SV) chuyên ngành
giáo dục thể chất (GDTC) học môn bóng đá
cần đạt được trình độ cao về kỹ năng giảng dạy
lẫn trình độ vận động. Ngoài các yếu tố như kỹ
thuật, tâm lý, thể lực; tố chất sức mạnh tốc độ
(SMTĐ) là một trong những tố chất thể lực quan
trọng để nâng cao thành tích học tập và thi đấu.
Khi đã kết hợp được sức mạnh tốc độ cùng với
kỹ - chiến thuật hoàn hảo, trạng thái tâm lý tốt
thì người học sẽ thực hiện được hầu hết mọi yêu
cầu của giảng viên (GV) đề ra và thành tích sẽ
cải thiện một cách đáng kể. Việc xác định các
bài tập nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ cho sinh
viên ngành GDTC, Trường Đại học Quy Nhơn
(ĐHQN) là một trong những vấn đề cần thiết
trong thực tiễn giảng dạy môn bóng đá. Chính vì
vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
môn bóng đá cho sinh viên ngành Giáo dục thể
chất, Trường Đại học Quy Nhơn”.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, công
trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn tọa đàm,
phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp
kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư
phạm, phương pháp thống kê.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm
phát triển sức mạnh tốc độ môn bóng đá cho
sinh viên ngành Giáo dục thể chất, Trường
Đại học Quy Nhơn
Qua nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài
27
QUY NHON UNIVERSITY
SCIENCEJOURNAL OF
Journal of Science - Quy Nhon University, 2019, 13(6), 25-31
liệu, trong cả quá trình giảng dạy, để phát triển
sức mạnh tốc độ cho sinh viên trong môn bóng
đá, các giảng viên trong trường thường sử dụng
các bài tập (BT) không bóng chiếm 71,6% lần,
các BT có bóng chiếm 16,7% lần, các BT trò
chơi và thi đấu chiếm 11,7% lần. Theo các nhà
chuyên môn thì nhóm BT có bóng, trò chơi và
thi đấu có tác dụng gây hưng phấn cho người
tập, rất có hiệu quả trong huấn luyện sức mạnh
tốc độ. Tuy nhiên, thời gian qua, việc sử dụng
các BT có bóng, trò chơi và thi đấu còn nhiều
hạn chế. Hơn thế nữa, trong tổng số 19 bài tập
(BT) được sử dụng, nhóm các BT không bóng là
10 BT (53%), nhóm BT có bóng là 5 BT (26%),
nhóm trò chơi, thi đấu là 4 BT (21%). Như vậy,
tổng số BT không bóng nhiều và số lần lặp lại
của các BT không bóng chiếm tỷ lệ cũng rất cao.
Điều này đã ảnh hưởng không ít đến tính hưng
phấn của sinh viên trong mỗi buổi tập, đồng thời,
cũng làm cho hiệu quả của việc phát triển sức
mạnh tốc độ bị hạn chế.
3.2. Lựa chọn, áp dụng bài tập nhằm phát
triển sức mạnh tốc độ môn bóng đá cho sinh
viên ngành Giáo dục thể chất, Trường Đại học
Quy Nhơn
Căn cứ vào các nguyên tắc giảng dạy kỹ
thuật trong môn bóng đá, dựa vào đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi 18 - 22 và dựa vào cơ sở vật chất
trang thiết bị giảng dạy, bước đầu xác định các
nguyên tắc lựa chọn các bài tập như sau:
Nguyên tắc 1: Các bài tập phải đảm bảo
với chương trình giảng dạy theo quy định, phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người tập, phù
hợp với điều kiện giảng dạy tại trường.
Nguyên tắc 2: Các bài tập phải có tính khả
thi, nội dung và hình thức phải phù hợp, nâng
cao sức mạnh tốc độ trong môn bóng đá.
Nguyên tắc 3: Các bài tập có tính đa dạng,
tạo hứng thú tập luyện cho người tập, tiếp cận xu
thế giảng dạy hiện đại.
Trên cơ sở lý luận, các tài liệu tham khảo
hiện đại và qua thực tế việc sử dụng các bài tập,
chúng tôi tập hợp 30 bài tập nhằm phát triển sức
mạnh tốc độ cho sinh viên và tiến hành 02 lần
phỏng vấn (cách nhau 30 ngày) đối với 20 đối
tượng là giảng viên, huấn luyện viên, chuyên
gia. Kết quả 2 lần phỏng vấn đối với mỗi nội
dung phỏng vấn, có khi bình phương ở ngưỡng
xác suất P<0.5 ( 2χ tính <
2χ 05 = 3.84). Điều này
chứng tỏ rằng, cả 2 lần phỏng vấn không có sự
khác biệt, mang ý nghĩa thống kế. Hay nói cách
khác, kết quả phỏng vấn giữa 2 lần không khác
biệt và đủ độ tin cậy.
Trong số 30 bài tập đưa ra phỏng vấn (15
BT không bóng, 09 BT có bóng, 06 BT trò chơi
và thi đấu), chúng tôi đã xác định được 19 bài
tập được đánh giá mức độ đồng ý với tỷ lệ 80%
trở lên, đủ độ tin cậy để chúng tôi đưa vào thực
nghiệm, đó là:
* Nhóm bài tập không có bóng:(8/19 BT
chiếm 42%)
BT1: Nhảy tiến lùi qua bóng, BT2: Bài
tập chạy tốc độ, BT3: Nhảy từ độ cao xuống,
BT4: Gánh tạ bật nhảy, BT5: Bật bục, BT6: Bật
xa tại chỗ, BT7: Chạy 30m xuất phát cao (XPC),
BT8: Bật nhảy trên hố cát.
* Nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
có bóng: (6/19 BT chiếm 32%)
BT9: Ngồi xổm bật nhảy đánh đầu, BT10:
Tâng bóng, bật nhảy, nhảy qua vật cản, BT11:
Sút bóng xa có đà, BT12: Bài tập phối hợp,
BT13: Hai người phối hợp sút cầu môn, BT14:
Bài tập vòng tròn.
* Nhóm bài tập trò chơi - thi đấu: (5/19
BT chiếm 26%)
BT15: Trò chơi nhảy cừu, BT16: Trò
chơi theo tôi, BT17: Cõng nhau thi đấu sân nhỏ,
BT18: Thi đấu có điều kiện, BT19: Trò chơi đá
bóng “Con nhện”.
Như vậy, nhóm BT không bóng khi lựa
chọn chiếm 42% ít hơn so với phần thực trạng
là 53%; nhóm BT có bóng chiếm 32% cao hơn
phần thực trạng là 26%. Nhóm BT trò chơi - thi
đấu chiếm 26% cao hơn so với phần thực trạng là
21%. Các BT lựa chọn trong nhóm BT có bóng
28
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA HỌCTẠP CHÍ
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Quy Nhơn, 2019, 13(6), 25-31
và trò chơi – thi đấu có tỷ lệ (58%) cao hơn nhiều
so với thực trạng (48%).
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài
tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ môn
bóng đá cho sinh viên ngành Giáo dục thể
chất, Trường Đại học Quy Nhơn
3.3.1. Lựa chọn nội dung đánh giá sức mạnh tốc
độ môn bóng đá cho sinh viên ngành Giáo dục
thể chất, Trường Đại học Quy Nhơn
Quá trình lựa chọn các test đánh giá sức
mạnh tốc độ môn bóng đá cho sinh viên ngành
Giáo dục thể chất, Trường Đại học Quy Nhơn
được tiến hành theo các bước:
- Lựa chọn BT thông qua sách giáo trình,
tài liệu tham khảo
Lựa chọn BT thông qua 02 lần phỏng vấn
bằng phiếu hỏi và trực tiếp 20 giảng viên, hướng
dẫn viên và huấn luyện viên đang giảng dạy và
huấn luyện môn bóng đá, Trường năng khiếu
TDTT Bình Định, Trung tâm huấn luyện và thi
đấu thể thao Bình Định, Trường đại học, cao
đẳng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
- Xác định độ tin cậy của test:
Kết quả lựa chọn được 4 nội dung dùng để
đánh giá sức mạnh tốc độ môn bóng đá cho sinh
viên ngành Giáo dục thể chất, Trường Đại học
Quy Nhơn như sau: Dẫn bóng tốc độ 30m (s),
Sút bóng xa có đà (m), Bật xa tại chỗ (cm), Chạy
xuất phát cao (XPC) 30m (s).
3.3.2. Tổ chức ứng dụng
Quá trình thực nghiệm sư phạm là quá
trình tiến hành kiểm nghiệm sự tác động ảnh
hưởng, hiệu ứng của các bài tập đến sự phát triển
sức mạnh tốc độ của các cơ quan, bộ phận tham
gia vào các hoạt động kỹ - chiến thuật chuyên
môn. Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu, đề tài
đã lựa chọn được 19 bài tập phát triển sức mạnh
tốc độ cho sinh viên ngành GDTC, Trường Đại
học Quy Nhơn. Đề tài tiến hành kiểm nghiệm
tính hiệu quả đích thực của các bài tập đã lựa
chọn theo phương pháp thực nghiệm, so sánh
ngang và so sánh dọc.
- Thời gian thực nghiệm từ tháng 02/2019
đến tháng 4/2019.
- Địa điểm thực nghiệm: Trường Đại học
Quy Nhơn.
- Đối tượng thực nghiệm là 18 nam sinh
viên K39 chuyên ngành GDTC năm thứ 3,
Trường Đại học Quy Nhơn.
3.3.3. Phân nhóm và xây dựng tiến trình
thực nghiệm
- Việc phân nhóm thực nghiệm của đề tài,
được phân chia một cách ngẫu nhiên thành 2
nhóm: nhóm thực nghiệm (NTN) 09 sinh viên
tập luyện theo 19 BT mới lựa chọn; nhóm đối
chứng (NĐC) 09 sinh viên tập luyện theo chương
trình nội dung cũ.
Quá trình thực nghiệm gồm 21 giáo án, 2
giáo án/tuần (mỗi giáo án 100 phút, phần khởi
động và phần kết thúc chiếm 25 phút. Phần cơ
bản chiếm 75 phút) tại học kỳ 5 của sinh viên
năm thứ 3 (K39).
- Sau khi lựa chọn 19 bài tập, chúng tôi
đã tiến hành xây dựng kế hoạch, tiến trình thực
nghiệm cho mỗi buổi lên lớp, thể hiện ở bảng 1.
29
QUY NHON UNIVERSITY
SCIENCEJOURNAL OF
Journal of Science - Quy Nhon University, 2019, 13(6), 25-31
BT
Giáo
án
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
1 X X X
2 X X X
3 X X X
4 X X X
5 X X X
6 X X
7 X X X
8 X X X
9 X X X
10 X
11 X X X
12 X X
13 X X X
14 X X X
15 X X X
16 X X X
17 X
18 X X X
19 X X X
20 X X X
21 X X
Bảng 1. Tiến trình thực nghiệm (áp dụng cho NTN)
3.3.4. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập
đã lựa chọn
3.3.4.1. Kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ trước
thực nghiệm giữa nhóm đối chứng (NĐC) và
nhóm thực nghiệm (NTN)
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng
tôi tiến hành kiểm tra bằng các test để so sánh
đánh giá sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm nghiên
cứu. Kết quả kiểm tra thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2 cho thấy, giá trị trung bình của
NTN và NĐC có sự chênh lệch nhau, nhưng sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, vì t
tính
<
t
bảng
và P > 0.05. Như vậy, điều đó chứng tỏ rằng,
trình độ sức mạnh tốc độ giữa NTN và NĐC là
tương đối đồng đều trước thực nghiệm.
30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA HỌCTẠP CHÍ
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Quy Nhơn, 2019, 13(6), 25-31
Bảng 2. Kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ của NTN và NĐC trước thực nghiệm
TT
Nội dung kiểm
tra
Nhóm
(n=9)
x ± ∂ VC
(%)
t
tính
T
bảng 05
P
1 Chạy XPC 30m (s)
NĐC (A) 4.39±0.46 10.48
0.63
2.120
>0.05
NTN (B) 4.41±0.49 11.11
2 Bật xa tại chỗ (m)
NĐC (A) 2.58±0.24 9.30
0.48 >0.05
NTN (B) 2.56±0.24 9.38
3
Sút bóng xa có đà
(m)
NĐC (A) 36.02±2.25 3.47
1.23 >0.05
NTN (B) 35.90±2.12 0.33
4
Dẫn bóng tốc độ
30m (s)
NĐC (A) 4.83±0.41 8.49
0.74 >0.05
NTN (B) 4.78±0.23 4.81
3.3.4.2. So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc
độ trước và sau thực nghiệm của mỗi nhóm
Đề tài tiến hành kiểm tra các test để lấy
kết quả của mỗi nhóm nghiên cứu và sử dụng
phương pháp so sánh dọc. kết quả thể hiện ở
bảng 3.
Bảng 3 cho thấy, chỉ số kiểm tra của NTN
và NĐC ở mỗi test đều có sự phát triển đáng kể,
có ý nghĩa thống kê và đủ độ tin cậy ở cả 4 tiêu
chí vì: t
tính
> t
001
và ở xác suất P < 0,001 và P <0.05.
Nhịp tăng trưởng của NTN luôn cao hơn
NĐC. Điều này minh chứng được tính hiệu quả
của các bài tập đã được lựa chọn.
Bảng 3. Kết quả kiểm tra của mỗi nhóm trước thực nghiệm (TTN) và sau thực nghiệm (STN)
Nội dung
kiểm tra
Nhóm
(n=9)
Thời gian
thực nghiệm
x ± ∂ VC
(%)
W% t
tính
P
Chạy XPC
30m (s)
NTN
TTN 4.41±0.49 11.11
3.23 12.242 <0,001
STN 4.27±0.32 7.49
NĐC
TTN 4.39±0.46 10.48
1.15 2.413 <0,05
STN 4.34±0.38 8.76
Bật xa tại
chỗ (m)
NTN
TTN 2.56±0.24 9.38 4.95
28.208 <0,001
STN 2.69±0.22 8.18
NĐC
TTN 2.58±0.24 9.30
1.54 15.372 <0,001
STN 2.62±0.25 9.54
Sút bóng xa
có đà (m)
NTN
TTN 35.9±0.12 0.33 9.55
10.722 <0,001
STN 39.5±1.12 2.84
NĐC
TTN 36.02±1.25 3.47
3.30 7.653 <0,001
STN 37.23±2.78 7.47
Dẫn bóng
tốc độ 30m
(s)
NTN
TTN 4.78±0.23 4.81
5.37 8.264 <0,001
STN 4.53±0.26 5.74
NĐC
TTN 4.83±0.41 8.49
2.94 9.348 <0,001
STN 4.69±0.22 4.69
31
QUY NHON UNIVERSITY
SCIENCEJOURNAL OF
Journal of Science - Quy Nhon University, 2019, 13(6), 25-31
3.3.4.3. So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc
độ sau thực nghiệm giữa nhóm đối chứng (NĐC)
và nhóm thực nghiệm (NTN)
Đề tài cũng đã tiến hành so sánh ngang
giữa NTN và NĐC sau khi thực nghiệm. Kết quả
kiểm tra thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4 cho thấy, sau thực nghiệm, ở mỗi
nội dung kiểm tra, thành tích của NTN đều tốt
hơn NĐC. Các chỉ số t
tính
> T
bảng 05
ở ngưỡng xác
suất P<0.5. Điều này cho thấy, thành tích của
NTN tốt hơn NĐC có đủ độ tin cậy, sự tăng
trưởng này là tăng trưởng thật và có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 4. Kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ của NTN và NĐC sau thực nghiệm
TT
Nội dung
kiểm tra
Nhóm (n=9) x ± ∂ VC
(%)
t
tính
T
bảng 05
P
1 Chạy XPC 30m (s)
NĐC (A) 4.34±0.38 8.76
2.95
2.120
<0.05
NTN (B) 4.27±0.32 7.49
2 Bật xa tại chỗ (m)
NĐC (A) 2.62±0.25 9.54
2.76 <0.05
NTN (B) 2.69±0.22 8.18
3
Sút bóng xa có đà
(m)
NĐC (A) 37.23±2.78 7.47
3.58 <0.05
NTN (B) 39.5±1.12 2.84
4
Dẫn bóng tốc độ
30m (s)
NĐC (A) 4.69±0.22 4.69
4.91 <0.05
NTN (B) 4.53±0.26 5.74
Công trình nghiên cứu đã lựa chọn được
19 bài tập, xác định được 4 bài kiểm tra. Kết quả
kiểm tra cho thấy, trước thực nghiệm, thành tích
kiểm tra NTN và NĐC đều như nhau. Sau thực
nghiệm, thành tích của NTN cao hơn thành tích
của NĐC. Điều này đã chứng minh được tính
ưu việt của 19 BT đã lựa chọn đã đem đến hiệu
quả cao về phát triển sức mạnh tốc độ môn bóng
đá cho sinh viên ngành GDTC, Trường Đại học
Quy Nhơn.
4. KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích tổng hợp những hạn
chế của thực trạng việc sử dụng các BT nhằm
phát triển sức tốc độ môn bóng đá cho sinh viên
ngành GDTC, Trường Đại học Quy Nhơn; đề tài
đã nghiên cứu lựa chọn được 19 BT phát triển
sức tốc độ môn bóng đá cho sinh viên ngành
GDTC, Trường Đại học Quy Nhơn và 4 bài kiểm
tra năng lực sức mạnh tốc độ.
Bằng phương pháp thực nghiệm, các bài
tập được lựa chọn đã được ứng dụng vào trong
thực tiễn giảng dạy, 19 BT được lựa chọn đã
đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển sức
tốc độ môn bóng đá cho sinh viên ngành GDTC,
Trường Đại học Quy Nhơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Dũng. Giáo trình bóng đá, Nxb TDTT,
Hà Nội, 2007.
2. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên. Sinh lý học
TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội, 2003.
3. Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Phạm Ngọc
Viễn, Lưu Quang Hiệp. Giáo trình nghiên cứu
khoa học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội, 1999.
4. Nguyễn Mậu Loan. Tâm lý học thể dục thể thao,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
5. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn. Lý luận và
phương pháp huấn luyện thể thao, Nxb TDTT,
Hà Nội, 2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a_study_on_the_system_of_exercises_in_developing_speed_in_fo.pdf