After Reading Rule

Về vấn đề này, tôi đã bắt gặp nhiều ý kiến. Tất nhiên là ý kiến nào đối với tôi đều có giá trị, nhưng gì thì gì, cứ giữ ý kiến của riêng mình đã rồi hãy lo chuyện thiên hạ. Để nâng cao sức cờ nhanh chóng. Tôi nghĩ bạn nên đáp ứng những nhu cầu sau - Chơi cờ, liên tục chơi cờ, không có cái gì có tác dụng nhiều bằng thực chiến. - Rèn luyện các kỹ năng, đặc biệt là bắt quân. Bởi như tôi đã nói ở trên, bắt quân là vấn đề quan trọng nhất của ván đấu. Ngoài ra, đọc cờ cũng là một kỹ năng hết sức lưu ý. Tất nhiên là những kỹ năng sẽ được hình thành trên bề dày kinh nghiệm. - Nhờ người khác giúp đỡ - Bất cứ làm điều gì, người thầy – hoặc người mở đường, có vai trò rất quan trọng. Nếu được, bạn hãy kiếm một người thầy ( Lưu ý là vụ này tôi không khuyến khích, tại trước giờ cũng chẳng ai dạy tôi cái gì cả, tự mình khám phá là một trò chơi lý thú ) Để bước đầu hoàn thiện sức cờ, chỉ cần như thế là đủ. Khi đạt được một trình độ cao nhất định, sẽ còn nhiều cách luyện tập khác, như xem kì phổ ( của người hơn mình chừng 5 – 8 cấp là vừa ), luận cờ ( với người cấp cao hơn thì hiệu quả sẽ tốt hơn ), đọc sách, giải cờ thế, . Có một người nào đó nói rằng, xem kì phổ chuyên nghiệp dường như không giúp mình tăng tiến sức cờ, nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu thế nào là “nghệ thuật cờ vây” thì đó là một con đường đúng

pdf31 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu After Reading Rule, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 After Reading Rule Giới thiệu Dạo này quanh quẩn thấy Việt Nam cũng có khá nhiều người mới chơi cờ vây ( và chắc chắn sẽ có thêm nhiều “người mới chơi” ). Tại hạ biên soạn một tài liệu nho nhỏ để giúp quần hào bớt bỡ ngỡ khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực rất to lớn và cũng rất hay ho này. Thực ra mà nói thì, sách cờ vây căn bản ở Việt Nam chính thức cho đến giờ thì chỉ được mỗi một quyển “Nhập môn cờ vây” do Vũ Thiện Bảo biên soạn là rõ ràng và dễ hiểu nhất. Nhưng theo ngu ý của tại hạ thì mấy người mới chơi rất là lười cầm một quyển sách dày gần 200 trang mà đọc [ Trong khi chỉ cần đọc – hiểu - ứng dụng tốt kiến thức trong này là trình độ đã đạt một tầm cao nhất định] Hy vọng với tài liệu nhỏ này, bạn có thể nhanh chóng tiếp cận được trò chơi cực kì thú vị này. Thân ---------------------------- p/s: Tình hình là mới bổ sung thêm 5 trang luật cờ vây căn bản ở đầu. Cảm ơn đã đọc  Sau khi đọc luật, bạn cần phải làm gì ? 2 LUẬT CỜ VÂY CĂN BẢN Bàn Cờ, Quân Cờ Trên bàn cờ có 9 điểm được đánh dấu gọi là 9 sao. Chính giữa là sao trung tâm (thiên nguyên). Người chơi không cần để ý các sao này, trừ khi chơi chấp quân (handicap). Quân cờ chuẩn tròn dẹt, đường kính 2,2 cm, hai mặt giữa phồng lên. Những Điều Luật Cơ Bản Cờ vây có 9 điều luật cơ bản: 1. Cờ vây là trò chơi giữa 2 đối thủ 2. Một đấu thủ đi quân Trắng còn đấu thủ kia đi quân Đen. Đấu thủ cầm quân Đen đi trước ( trừ trường hợp đấu chấp thì bên Trắng đi trước ). 3. Quân cờ được đặt vào các giao điểm của các đường kẻ 4. Mỗi một quân cờ khi đã được đặt vào vị trí thì không được phép di chuyển nữa (trừ trường hợp bị bắt làm tù binh, thì phải bị nhấc ra ngoài, sẽ nói ở điều 6) 5. Đấu thủ nào chiếm được nhiều đất hơn thì thắng ván cờ 6. Các quân cờ bị đối phương làm cho hết “khí” thì gọi là “tù binh” và bị nhấc ra khỏi bàn cờ. 7. Không được ddawtjquaan vào vị trí không còn “khí” 8. Có những qui ước đặt biệt cho trường hợp “tranh chấp” lẫn nhau, được gọi là “ko”, sẽ giải thích sau. 9. Sẽ có những điều luật riêng cho việc đánh có chấp. Từ điều 1 đến điều 4 không giải thích gì thêm. Điều 5 đến 9 sẽ có kèm những giải thích và minh họa cụ thể. 3 Những Định Nghĩa Chính 1.Vùng đất (còn gọi là lãnh thổ) Là các giao điểm trống (không có quân) được các quân của một bên vây kín chung quanh. Xem hình vẽ (trong đó có đất ở góc và đất ở giữa bàn cờ được gạch chéo). Mục đích của mỗi bên là tìm cách vây kín được càng nhiều đất càng tốt. Để khi kết thúc ván cờ, đếm đất ai nhiều hơn thì người đó thắng. Trong khi tranh giành đất đồng thời tìm cách vây bắt quân đối phương, loại trù quân đối phương ra khỏi bàn cờ (bắt tù binh) mà thực chất cũng là chiếm đất vì mỗi một tù binh bị bắt sẽ cho một giao điểm trống. Kích thước của vùng đất được đếm bởi số giao điểm chưa trong nó. Vùng đất ở góc chỉ cần dung ít quân mà chiếm được nhiều do các góc và các cạnh đã thay thế cho quân. Vùng đất ở giữa, ngược lại, dung quân nhiều mà chiếm được ít. Người chơi phải nhớ lợi thế và bất lợi này. 2. Đám quân và khí của đám quân Đám quân gầm một hay nhiều quân của một bên nằm liền nhau theo hang dọc hay hang ngang. Khí của đám quân là những giao điểm trống nằm sát bên đám quân đó theo đường dọc và ngang. 4 3. Ăn quân ( hay bắt quân) Khi một bên đi quân chẹn nốt khí cuối cùng của đám quân đối phương, thì tất cả các quân của đám quân này coi như “chết hẳn” và bị nhấc ra khỏi bàn cờ (gọi là tù binh). Tù binh được giữ để tính điểm cuối ván. Sau Đen tam giác, các quân Trắng bị bắt và đưa ra khỏi bàn cờ. 4. Chạy quân Khi một đám quân có nguy cơ bị bắt hay đang bị chẹt thì nó phải tìm đường tháo chạy bằng cách nối dài đám quân của mình ra để có thêm khí. 5. Nối đám quân Là nước đi làm 2 đám quân riêng lẻ trở thành một đám quân mới duy nhất, với mục đích là phá vây, tăng thêm khí cho đám quân mới này. Trắng 1 nối. 5 6. Điểm hết khí Là giao điểm mà tất cả các khí chung quanh của nó đã bị đối phương chiếm hết cả (hình vẽ dưới) Không được đặt quân vào điểm hết khí trừ trường hợp “ko” sẽ nói sau. ( Nhưng được đặt quân cùng bên: nhóm trên được đặt quân Trắng, dưới được đặt quân Đen). Có hai nước cấm. 1) Cấm đi vào giao điểm đã bị đối phương chặn hết khí 2) Cấm đi vào giao điểm còn lại cuối cùng của đám quân đã bị đối phương vây chặt. Tuy nhiên có những nước bị đối phương vây mà không cấm. Như hình dưới, Đen có thể đi vào những giao điểm trống nếu sau nước đó sẽ ăn ngay quân Trắng. 8. Vây Chiếm Đất Mỗi bên có thể chiếm đất bằng 2 cách 1. Nối liền các quân của mình cùng với các góc, các cạnh của bàn cờ thành một vùng khép kín, diện tích bên trong vùng khép kín này chính là đất chiếm được của bên đó. 2. Nối liền các quân với nhau thành một vòng khép kín (xem hình vẽ) Nhìn vào hình vẽ, ta thấy những vùng đất khác nhau do hai bên chiếm được: Trắng có 2 vùng, một vùng chưa 17 giao điểm, một vùng chưa 22 giao điểm, Đen cũng chiếm được 2 vùng: vùng giữa bàn cờ có 9 giao điểm và vùng kia có 31 giao điểm. Tình tổng cộng Trắng được 39 điểm, Đen được 40 điểm. 6 9. Đếm đất chiếm được Hình dưới mô tả một ván đấu đã kết thúc. Việc xác định thắng thua được tiến hành như sau: Các điểm a, b, c và d gọi là “dame”, các bên sẽ chia nhau điền quân vào đó ( những điểm này không thuộc đất chiếm được của bên nào hết ). Sau đó, ta nhấc các quân “chết kỹ thuật” ( hình tam giác ) ra khỏi bàn cờ, cộng chúng vào số tù binh đã bị bắt. Sau khi hoàn tất việc điền các điểm trung tính và nhấc ra các quân “chết kỹ thuật”, rồi điền các quân đã chết vào đất của mỗi người, sắp xếp lại đất ra hình dễ đếm, ta có hình dưới đây. Dễ dàng đếm được Trắng có 16 đất, trong khi Đen có 20 đất, Đen hơn 4, nhưng do Trắng có 5,5 mục komi do bất lợi đi sau, Trắng thắng 1,5 mục. -------------------------------------- Trên đây là toàn bộ luật cờ vây căn bản để các bạn có thể tạm hiểu về cờ vây, sau đây là nội dung chính của tài liệu này After Reading Rule 7 Vấn Đề 1: Khai cuộc Chữ vây trong cờ vây có 2 nghĩa, một là vây quân đối phương, hai là vây đất. Thắng thua trong một ván cờ được quyết định bởi đất, ai vây được nhiều đất hơn, người đó thắng. ( Lưu ý: Ăn quân chỉ là một phần phụ, xảy ra khi tranh giành đất ) 1) Căn bản về khai cuộc Bây giờ hãy xem khai cuộc của một ván đấu 13 x 13 Ta có thể thấy, 4 quân đấu đều nằm ở vị trí gần với điểm sao ở góc. >> Đất góc là nơi quan trọng nhất. Sau nữa là, tất cả những quân cờ này chỉ được đặt ở hàng 3 và hàng 4. >> Lấy đất và phát triển cờ tốt nhất là ở hàng 3 và 4. Hình 2 được xem như một ván đấu hoàn chỉnh của khai cuộc như trên. Khi đất của Đen ( khoảng trống bên phải ) và đất của Trắng ( bên trái ) đã định hình rõ ràng [ nghĩa là vùng đất đó được bao vây bởi các quân Đen và Trắng liền nhau, không có chỗ hở ]. So sánh với khai cuộc của ván đầu ( Hình 1 ), quan sát một chút, dễ dàng thấy là, phần đất của Trắng vây được là vùng xung quanh những quân Trắng lúc đầu được đặt vào, ( tương tự cho quân Đen. ) Đây là vấn đề về mặt khai cuộc - Việc trước hết là phải tạo khung. Hình 1 Hình 2 8 2) Khai cuộc như thế nào Nói khai cuộc là tạo khung, vậy chính xác là như thế nào ? Cùng xem khai cuộc của một ván đấu 19 x 19. Cả 2 bên đều không có gì đi sai những căn bản mà tôi nói ở trên – 4 quân đầu khai cuộc ở góc, tất cả những quân còn lại nằm ở biên 3 và biên 4. Nước Đen 5 là một nước rất tốt, tạo với Đen 1 một hình cờ chắc chắn ở góc. Tôi muốn hỏi bạn có cảm giác ai thắng không ? Đừng vội trả lời,” tôi không biết gì hết” . Hãy nhìn vào bàn cờ. Dễ dàng thấy rằng quân Đen đánh trải đều hơn trên bàn cờ. Mỗi quân đều có thể phát huy sức mạnh ở mức tối đa. Ta nói cờ Đen phát triển nhanh. Ngược lại, Trắng cũng tốn 5 quân, nhưng tất cả những gì Trắng làm được là vây được một góc nhỏ và 1 quân đơn độc bị tấn công. Ta nói cờ Trắng phát triển chậm. Như vậy, rõ ràng là Đen đang thắng thế. Một yếu lĩnh khi khai cuộc nữa. Tạo khung rộng, phối hợp với nhau một cách triệt để. Không bị gò bó Những nước đi thông thường nhất Vậy đi như thế nào thì tốt nhất sau khi đã đặt 4 quân góc ? Đến lượt Đen đi. Những nước đi từ ‘a’ đến ‘l’ đều là những điểm quan trọng trên bàn cờ. ‘a’ - thủ chắc góc, mở 1, là một nước có giá trị về đất và thế cục bộ. ‘b’ cho đến ‘g’, - giữ các vùng quanh sao biên. Tạo hình cờ rộng. ‘k’ ngăn Trắng thực hiện việc đó ‘i’ đến ‘l’ - lối chơi chủ động, tận dụng lợi thế đi trước của mình để tấn công trước – giành lợi thế nhất định. Lưu ý: Cũng có thể áp dụng quy tắc này cho khai cuộc bàn 13 x 13 ---------- Tạm dừng về mặt khai cuộc. Căn bản là vậy. Nếu đã có căn bản rồi, muốn biết thêm về khai cuộc thì nên đọc cuốn “ Opening Theory made Easy”. Tôi chỉ muốn cung cấp cho bạn một lượng thông tin ít và dễ hiểu thôi :| 9 Vấn Đề 2: Những Kỹ Thuật Căn Bản + Tiếp cận Sau khi khai cuộc căn bản, giai đoạn kế tiếp chính là tiếp cận đất đối phương. Có 3 mục đích chủ yêu trong việc tiếp cận quân góc. - Lấy thế chủ động - Tự mở rộng đất mình - Hạn chế đất đối thủ Thông thường, 90% quân khai cuộc tại góc nằm ở vị trí tiểu mục (điểm 3 – 4 ) và vị trí sao ( điểm 4 – 4 ). Hình 1: Tiểu mục Để tiếp cận ( tấn công ) quân Đen ở vị trí tiểu mục, có rất nhiều cách, ‘a’, ‘b’ là hai nước được chuộng sử dụng nhất. Hình 2: Sao Ngược lại, vị trí để tiếp cận quân Đen tại điểm sao lại rất ít, hơn 95% là ở ‘a’, tùy vào trường hợp đặc biệt của thế cờ mà có thể là ‘b’, hoặc ‘c’, nhưng, chúng chiếm tỉ lệ rất ít. Để biết được cách đáp trả những nước tiếp cận này. Hãy đọc qua những kỹ thuật chiến đấu căn bản phía dưới. Các bạn sẽ nghiên cứu kỹ về vân đề này khi học một đề tài rắc rối hơn – định thức. + Các kỹ thuật căn bản a) Hiệu quả của quân cờ Hãy nhìn vào các hình bên. Tôi muốn nói một điều hết sức căn bản. Một đám quân càng lớn thì càng mạnh. Đếm số khí của các quân bên cạnh, ta có 1 quân – 4 khí 2 quân – 6 khí 3 quân – 8 khí ( Tự dưng nhớ mấy cái liên kết của C với H chết tiệt trong hóa hữu cơ :| ) Điều đó có nghĩa là, muốn tấn công một quân, sẽ cần ít quân hơn là tấn công một đám quân. Ở một cái nhìn khác là, ảnh hưởng của một đám quân lớn, mạnh hơn một ít quân. Qua đây, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc liên kết các quân cờ. Trước khi bắt tay vào tấn công, nên tự phòng thủ những điểm yếu của quân mình. 10 b) Cắt quân - Nối quân Đây là 2 kỹ thuật quan trọng nhất trong một trận đấu. - Các quân hình bên không có liên hệ với nhau. Chúng chỉ là 2 quân riêng lẻ. Đen sẽ đánh 1 để nối chúng với nhau, tạo thành hình mạnh. - Trái lại, nước Trắng 1 ở dưới dùng để cắt Đen thành những đám quân riêng lẻ. Tự củng cố quân mình và dễ dàng tấn công quân Đen hơn. Ngoài cách nối trực tiếp, trong một trận đấu thông thường, ta dễ dàng bắt gặp các loại nối như sau - Nối dưới Đen 1 ở hình bên là nối dưới, gọi là nối bởi Trắng không thể cắt được ở 2 điểm ‘a’ và ‘b’, vì khi Trắng đặt quân vào một trong hai điểm này, quân Trắng đó sẽ bị ăn ngay lập tức vì chỉ còn 1 khí. Điểm ‘a’ và ‘b’ được gọi là “ miệng hổ “. Còn từ dưới nghĩa là nó ở dưới, phía gần biên.:| Tương tự, nếu Trắng đánh ở vị trí 1. Ta gọi là cắt. - Nối đôi Đen 1 được gọi là nối đôi, bởi Đen có 2 nước để nối, nếu Trắng đánh ‘a’, Đen chơi ‘b’ và ngược lại, 4 quân Đen dễ dàng giữ liên lạc được với nhau. Đây là một hình cờ rất mạnh – tốn ít quân nhưng có ảnh hưởng rộng. Ngoài ra còn rất nhiều kiểu nối cũng như cách nối khác nhau mà khi thực chiến, bạn sẽ bắt gặp. Trong một trận đấu, một đám quân mạnh bảo đảm tốt 2 mục đích, bảo vệ chính mình không bị bắt, và dễ dàng tấn công quân của đối thủ hơn. c) Mở rộng – phát triển Tất nhiên, trên cơ sở lý thuyết đã biết, chúng ta cần phải giữ một cái “nền” ở phần biên hoặc góc để bảo đảm cho sự an toàn của quân mình. Việc tạo “nền”, hay là mở cờ, tuân theo quy tắc nào ? Đó là. - Đủ độ rộng cho quân mình dễ dàng phát triển. - Luôn nối được quân nếu đối phương có tấn công. - Có giá trị kể về mặt thế cờ và đất. 11 Những hình thức mở rộng từ một ( hay một đám ) quân thông thường như sau: Các nước mở như trên đều là lý tưởng, tuy nhiên, tùy vào trường hợp trận đấu mà người chơi phát triển theo cách riêng của họ. Ngoài ra, trận đấu sẽ phát triển và chính giữa bàn cờ, khi đó áp dụng nhuẫn nhuyễn nước nhảy là mấu chốt để tranh giành đất giữa. d) Kẹp Để tránh nước mở rộng của Trắng, Đen 1 kẹp là một phương pháp hiệu quả, không cho Trắng không gian ở biên Hình 1: Giáp công cao, thường thì Trắng sẽ nhảy ở ‘a’, phản giáp công ở ‘c’ hoặc áp sát chéo bằng ‘b’ Hình 2: Giáp công thấp, ‘a’ nhảy và ‘c’ điểm tam-tam là phương pháp thông thường nhất. ‘b’ trong trường hợp đặc biệt. e) Bò Một kỹ thuật mà người chơi phải hết sức cẩn thận khi dùng. Trắng 3 và 5 gọi là bò. Đơn giản vì chúng bò sát theo các quân Đen phía trên. Kỹ thuật này có tác dụng củng cố quân mình một cách chắc chắn nhất. Dễ dàng thủ đất nhất và thường là đem lại hậu quả tệ nhất. Bởi vì trong lúc Trắng bò bằng 3 và 5, Đen 4, 6 tạo thành tường rất lý tưởng cho Đen để phát triển phía ngoài. Vì thế để sử dụng thuần thục kỹ thuật này, bạn phải ở trình độ cao hơn để xét xem, mình có nên tặng cho đối thủ một lợi thế to lớn như vậy không. 12 Lưu ý: Số thứ tự hàng của đám quân bò rất quan trọng, ( thường thì đám quân đó nằm ở hàng 3 ) Nếu Đen cho Trắng bò ở hàng 5 ( hoặc có thể là 4 ) như hình bên thì cái lợi ngoại thế bên ngoài không thể so sánh với số đất là Trắng lấy được phía trong. Nếu Đen bò ở hàng 2, đó là thất bại lớn của quân Đen. Như đã nói ở trên, không phải lý thuyết có thể áp dụng vào bất cứ trường hợp nào. Nhưng những điều tôi trình bày ở trên là căn bản, cần phải nắm vững. f) Bẻ Tiếp tục đến với một kỹ thuật không kém phần quan trọng của cờ vây. Những nước Đen 1 ở các hình trên đều gọi là bẻ. Tiếp tục là một kỹ thuật dễ hiểu – bẻ đầu của quân Trắng bằng nước đi chéo kế quân mình. Có tác dụng ngăn chặn hướng phát triển của quân địch Tại sao tôi nói đây là một kỹ thuật quan trọng. Hãy xem, khi tôi thay đổi quân Đen 1 là quân Trắng, hình cờ của 2 bên trở nên khác hẳn ... Dễ dàng thấy rằng vị thế của các quân Đen đối với quân Trắng yếu đi hẳn so với hình phía trên. Nếu bạn vẫn chưa hiểu tầm quan trọng của nước bẻ thì tôi xin lấy thêm một ví dụ nữa 13 Hình trái, Đen đánh trước, ngược lại, Trắng đánh trước ở hình phải, cả 2 đều dùng nước bẻ ở 1, nước 3 gọi là bẻ đôi – có tầm ảnh hưởng rất lớn. 6 là một nước đi củng cố lại hình cờ, tránh bị tấn công ( ở chính nước này ). Sau khi mở ở 7. Ta có thể thấy sự khác nhau rõ ràng giữa 2 hình cả về ngoại thế lẫn đất. Đó là tác dụng của bẻ. + Ngoặt Đây là một biến thế của kỹ thuật bẻ. Nhưng có một điểm rất khác là Đen có quân bảo vệ điểm cắt – Tấn công có phần thoải mái hơn. + Chặn Đơn giản là chặn quân Trắng sau nước bẻ, giữ đất và tránh Trắng tự tạo chân – hay là nơi mà Trắng dễ dàng tạo sống. Nước chặn là nước thường xuyên dùng để đáp trả nước bẻ. Ngoài ra, Đen còn có thể cắt sau khi Trắng bẻ. g) Nhảy Đen 1 ở các hình trên gọi là nhảy. Hình 1: Khi 2 bên đều có quân Trắng, Đen không thể mở ở biên để lấy nền tảng để phát triển, vì thế, nhảy ở 1 là một kỹ thuật căn bản trong trường hợp này. Phần lớn người ta chỉ nhảy 1 ô, Đen 1 ở Hình 2 là một trường hợp đặc biệt của kỹ thuật nhảy. Hình 3: Để phòng thủ nước Trắng ‘b’ vào phá đất cũng như nước ép ở ‘c’,thay vì phải thụ động chơi ‘a’. Đen chọn phương pháp nhảy ở 1 – nước đi thích hợp nhất cho Đen. Nhảy là một kỹ thuật dùng rất nhiều trong trận đấu thật. Đặc biệt là trong các định thức. Chúng ta sẽ tiếp tục học kỹ càng hơn về sau. 14 h) Đánh chéo Đen 1 đánh chéo ở các hình trên là một cách đánh khá thông dụng. Tuy thoạt nhìn có vẻ hình cờ phát triển khá chậm nhưng lại là một nước mạnh, khó bị tấn công, lại dễ dàng để phát triển ra hai bên vì hình cờ có 1 quân hàng 3 và 1 quân hàng 4 phối hợp với nhau. Đen 1 ở hình cuối là một nước có giá tri thực lợi rất lớn. Thường thì Đen đánh chéo dùng để tự ổn định và để cho Trắng tự do chọn biến thế và đối phó. i) Áp sát + Áp sát thông thường Đen 1 ở 2 hình bên là một nước tiếp cận bằng cách áp sát mà không có một sự hỗ trợ trực tiếp của quân Đen – đây là một cách tiếp nhận thường thường dùng trong giai đoạn trung bàn nhằm hạn chế đất đối phương Tuy nhiên kỹ thuật này là kỹ thuật khó, không đòi hỏi người mới chơi phải biết. + Áp sát chéo Đen tận dụng lợi thế của quân Đen có sẵn để thực hiện nước áp sát, vừa là đánh chéo. Mục đích tự làm mạnh quân mình, vừa tấn công quân đối phương. Thường thì Trắng đáp trả bằng cách dựng một quân ở ‘a’ – gọi là đứng. Cần lưu ý rằng giá trị của quân Trắng ‘a’ rất lớn, nếu Trắng bỏ qua, đen lập tức sẽ chiếm ‘a’, tạo hình đẹp và quân Trắng đó chỉ còn tác dụng aji. Nhưng cần chú ý một điều quan trọng rằng, bên cạnh tự củng cố quân mình, nước áp sát chéo còn tạo cho Trắng hình dựng lên – là một hình đẹp. Tùy trường hợp mà Đen nên sử dụng kỹ thuật này một cách hợp lý. Dưới đây là một ví dụ đơn giản. Sau khi Trắng dựng lên ở 2, lưu ý rằng Đen bắt buộc phải củng cố quân bằng 3, tạo điều kiện cho Trắng mở ở 4 – là một nước mở lý tưởng. Đen tấn công áp sát không tốt. Nhưng .. 15 Nếu Đen có quân , Đen 1 là một lối chơi đúng đắn cho Đen, vì sau Đen 3, Trắng không thể thỏa mãn với nước mở khá nhỏ bằng 4. Trắng bất lợi. + Nhảy áp sát Đen 1 ở 2 hình trên đều là nước nhảy áp sát. Ở hình trái, tận dụng quân ở điểm sao có sẵn, nhảy áp sát có tác dụng đè quân Trắng tiếp cận, tạo ngoại thế và giữ đất góc. Trắng ở hình phải là không tốt vì nếu chỉ xét riêng cục bộ vùng đó, 2 quân Đen tạo nên một hình tốt, Đen 1 là nước thích hợp nhất cho Đen, Trắng khó xử lí. j) Dựng Đen 1 trong các hình trên gọi là dựng. Dựng là một kỹ thuật có tầm ảnh hưởng rất lớn trong phát triển hình cờ, đều có cùng ý tưởng là phát triển một quân cờ có sẵn lên ( hoặc xuống ), nhưng dựng khác với nhảy, bạn có thấy cái gì khác giữa dựng và nhảy không ? Một ví dụ về nhảy căn bản là như thế này Cái khác giữa dựng và nhảy và gì ? 16 Đó là, khi nhảy quân, ý định của người chơi là muốn một hình cờ phát triển nhanh, không bị gò bó. Do quân cờ có sẵn đó chưa tiếp xúc với bất kì quân Trắng nào. Ta chọn kỹ thuật nhảy Còn ngược lại, dựng chú trọng về tầm ảnh hưởng, do nó được đánh sau một nước áp sát của đối thủ, do đó, tận dụng thế mạnh của hình cờ 2 quân dính nhau là một phương pháp khá dễ dàng để sử dụng. k) Đè Đen 1 ở các hình trên được gọi là đè. Ý nghĩa của nó cũng dễ hiểu, ở Hình 1, đen tận dụng quân có sẵn để đánh 1, vừa có tác dụng đè quân Trắng, vừa liên lạc tốt với quân . Đây là một nước rất lớn. Về sau, Đen đi ‘a’ chiếm được một vùng đất lớn. ( Nếu đến lượt Trắng, đi 1 cũng là nước lớn nhất cho Trắng tại chỗ này ) Hình 2, Hình 3 : Đen 1 ngăn chặn việc Trắng dựng lên cũng tại điểm 1. Ngăn cản cờ Đen phát triển. l) Lót Lót dưới cũng là một kỹ thuật quan trọng Hình 1: Đen 1 và 3 đều gọi là lót dưới. Có tác dụng lập nền móng để dễ dạng tạo sống khi cần. Ngoài ra, Đen 1 có giá trị về đất khá lớn, Đen 3 còn ngăn chặn việc Trắng nhảy xuống, tự ổn định. Hình 2 : Đen 1 cũng có giá trị tương tự như Hình 1, sau khi Trắng đỡ ở 2, Đen tự mở rộng ở 3, ổn định. Hình 3: Có thể coi Đen 1 là một nước nhảy áp sát, nhưng nó cũng có tác dụng như một nước lót. Đen đánh nước này trong trường hợp cần tạo sống liền lúc đó. 17 m) Điểm Đen 1 ở 2 hình bên gọi là điểm, nghĩa là đánh gần với nước cắt trong hình cờ quân Trắng, nếu Trắng không đỡ thì Đen sẽ cắt vào điểm cắt đó. Hình 1: Nếu Trắng không đánh 2, Đen sẽ chiếm 2 và ăn quân Trắng Hình 2: Khi Đen lấy được điểm 2, hình cờ Trắng yếu đi rất nhiều, vì thế, Trắng không thể bỏ qua. Về phương diện cao cấp hơn, điểm còn ảnh hưởng đến sống chết của một đám quân, đây là một kỹ thuật đòi hỏi phải có bề dày kinh nghiệm. Người yếu tay đôi khi lạm dụng điểm quá nhiều. Không tốt. + Một vài ví dụ Sau khi đọc hết những kỹ thuật rắc rối phía trên rồi, tôi xin giới thiệu một vài định thức căn bản mà sử dụng nhiều kỹ thuật được học ở trên. ( Định thức: Những biến thế ở góc mà được nghiên cứu là kết quả thỏa mãn cho cả 2 bên ) 1) Ví dụ 1 Đây là một định thức rất quen thuộc, ( mặc dù kì thủ đẳng cấp thấp được khuyến khích là bớt sử dụng  ). Trắng 1 tiếp cận bằng nước đi thông thường nhất Đen 2 nhảy áp sát, đè Trắng 1 Trắng 3 bẻ, ngăn Trắng phát triển về phía dưới, tự củng cố quân mình Đen 4 dựng, tạo hình cờ đẹp, giữ ngoại thế. Trắng 5 nối dài – có tác dụng gần như là nước dựng. ( Nếu sau Đen 4, Đen có thể đi ở 5 thì đó là một nước chặn rất có lợi về đất ) Đen 6 chặn, giữ đất và ngăn Trắng phát triển đất Trắng 7 mở rộng, tạo khung Đen 8 mở rộng, định thức kết thúc Về sau, quân nào chiếm được điểm ‘a’ rất có lợi. 18 2) Ví dụ 2 Tương tự, một định thức khá phổ biến Đen 2, kẹp, ngăn Trắng mở rộng quân 1 Trắng 3, nhảy Đen 4, vừa tấn công 2 quân Trắng, vừa mở rộng phía biên trên Trắng 5 và 7, lót dưới Đen 6, chặn, giữ góc Về sau, Đen có thể điểm ở 8, Trắng nối bằng 9, Đen áp sát ở 10. Biến thế đến Trắng 15. Đen thí quân Đen 10. giữ ngoại thế phía ngoài. 3) Ví dụ 3 Trắng 1, tiếp cận thông thường Đen 2, kẹp Trắng 3, áp sát chéo Đen 4, dựng, thực ra Đen có thể đánh 5 như kỹ thuật căn bản đã nói ở trên, nhưng sẽ dẫn đến những biến thế rất phức tạp. Dựng ở 4 là đủ Trắng 5, bẻ. Đen 6, chặn Trắng 7, dựng, tự ổn định hình cờ Đen 8, mở rộng. Do đám quân Trắng đã ổn định ( không lo bị chết ) và vì có quân Đen 2. Trắng không tìm được nước mở rộng tốt được. Do đó, Trắng có thể thoát tiên ( đi đánh ở vùng khác trên bàn cờ ) Có thể thấy nước mở rộng đóng vai trò quan trọng trong những định thức trên, đó gọi là ý thức về phòng thủ. -------------------------------- Ngoài những kỹ thuật căn bản tôi đã nói ở trên, trong thực chiến sẽ xảy ra rất nhiều biến thế khác lạ, phải dùng nhiều kỹ năng khác nữa. Nhưng đừng lo, chỉ cần bạn nắm vững những kỹ thuật căn bản này, áp dụng nó tốt một chút, thì việc suy nghĩ để đánh được những cái nằm ngoài căn bản không phải là vấn đề khó khăn. Cũng xin tiện nhắc lại, những kiến thức ở trên chỉ áp dụng cho hình cờ cục bộ, khi bạn đã trở thành một kì thủ giỏi, thì việc suy nghĩ và tính toán quan trọng hơn là phải rập khuôn theo những căn bản này. 19 Vấn Đề 3: Kỹ Thuật Bắt Quân 1) Phương pháp ăn quân trực tiếp a) Yếu lĩnh ăn quân. Phần lớn cuộc chiến trên bàn đấu bắt đầu ở biên. Việc tận dụng biên để tranh chấp là kỹ năng bắt buộc phải có. Trong trận đấu thực, có rất nhiều biến thế khi đánh nhau gần biên. Về căn bản, yếu lĩnh của bắt quân rất dễ, đó là biết sử dụng biên và tường của quân mình. ( Biên có thể coi là tường của cả 2 bên – con dao hai lưỡi  ) + Ví dụ 1: Bắt quân ở hàng 2. Xét hình ở bên, làm sao để ăn được quân ? ‘a’ hay ‘b’ Câu trả lời là, ‘a’. Tận dụng biên, ép quân Trắng này về phía biên, khi đó ta được như hình bên phải Sau Đen 5, 3 quân Trắng đã bị bắt Tiếp tục xem hình này, vẫn là làm sao sao ăn được ? ‘a’ hay ‘b’. Câu trả lời tiếp tục là ‘a’. Đó là lợi dụng biên để ăn quân này. Sau Đen 5, 3 quân Trắng bị bắt. Lý do Đen có thể ăn Trắng ? Vì khi Trắng đứng xuống từ hàng 2, số khí của quân trắng chỉ tăng thêm 1, và như thế, sau khi Đen lấp 1 khí, Trắng không có chỗ tạo thêm khí, cũng như không có đường chạy ra ngoài. + Ví dụ 2a: Bắt quân ở hàng 3 Mẫu 1: Bây giờ đưa hình cờ bắt quân này lên hàng 3 – cao hơn 1 hàng. Tương tự, có 2 cách bắt quân trực tiếp bằng ‘a’ và ‘b’. Chọn cách nào ? Hình 1: Nếu Đen đánh ‘b’, Trắng vui vẻ kéo dài ra biên, chạy thoát. Đen thất bại Hình 2: ‘a’ là nước đi đúng cho Trắng. Trắng kéo dài bằng 2, Đen 3 chặn một đường. Trắng 4 kéo dài. Nhưng, Đen 5 là một lỗi do hấp tấp ham bắt quân. Trong khi Trắng còn 2 khí ‘X’ phía dưới thì hình cờ Đen vẫn còn điểm yếu ở ‘X’ 20 Hình 3: Tiếp tục, Trắng bắt ở 1, Đen nối bằng 2, và Trắng đơn giản bắt ở Trắng 3, quân Đen bị tóm gọn. Trắng chạy thoát. Hình 4: Do đó, sau Trắng 1. Đen ‘a’ là không tốt, đen phải chọn một trong hai nước tự ổn định quân mình. Bằng ‘b’ hoặc ‘c’. Hình 5: Tuy nhiên, Đen chỉ cần đơn giản kéo dài bằng 1,3,5. Trắng bò bằng 2, 4, 6 ở hàng 2. Như đã bàn ở Vấn Đề 2, bò ở hàng 2 là một bất lợi lớn. Đen thỏa mãn. + Ví dụ 2b: Bắt quân ở hàng 3 Mẫu 2: Tương tự ở Mẫu 1, nhưng Đen có quân , hình cờ chắc, mạnh hơn. Hình 1: Nhắc lại, bắt bằng ‘b’ vẫn là sai lầm, khi đó, quân không phát huy hiệu quả của hình mạnh. Trắng dễ dàng chạy thoát Hình 2: Bây giờ, Đen 1, Trắng chạy bằng 2. Để tận dụng quân Đen , Đen nên chơi ‘a’ hay ‘b’ ? 21 Hình 3: Đen 1 không chính xác. Trắng 2 chạy ra, Đen 3, vẫn còn điểm yếu ở ‘X’. Trắng đơn giản đánh như Hình 4. Trắng chạy thoát. ( Tất nhiên là Đen cũng có thể kéo dài ra như ví dụ 2a , bắt trắng bò ở hàng 2, nhưng kết quả không phải là tốt nhất ) Hình 5: Đen 1 nối dài từ quân riêng lẻ ( yếu ) là phương pháp đúng đắn, sau Trắng 2, Đen chặn bằng 3, không có điểm yếu trong hình cờ của Đen, Trắng chỉ còn 2 khí. Sau Đen 7, Trắng bị bắt. + Ví dụ 2c: Bắt quân ở hàng 3 Tương tự, khi Đen có quân khi hình bên, để bắt quân Trắng riêng lẽ, Đen ‘a’ ép Trắng xuống biên là một nước đi dễ hiểu. Trắng 2 nối. Đen 3 kéo dài từ bên yếu. Trắng 4 chạy ra, Đen 5 ngoặt. Trắng không có đường thoát. + Một số bài tập ăn quân căn bản Đen nên đánh đâu để ăn các quân Trắng. ‘a’ hay ‘b’, ‘c’. ? + Kết luận Khi muốn bắt một quân đối phương. Có những vấn đề cần phải nhớ sau: - Ép quân địch về phía biên ( hoặc tốt hơn là tường của quân mình ) - Kéo dài ( ép theo quân địch ) bằng bên có quân yếu. Dùng bên mạnh đón đầu đám quân đối thủ. - Đảm bảo an toàn của quân mình trước khi bắt quân đối phương. Không ham ăn mà để lại trong hình cờ quân mình những điểm yếu. - Do đó, nếu không lập tức bắt được quân địch, thì tự ổn định mình, chỉ cần giữ lợi thế là được. 22 Trả lời ĐA 1: Đen 1 bẻ, ép Trắng về phía biên, Trắng bị ăn. ĐA 2: Đen 1 là phương án đúng, sau Trắng 2, Đen kéo dài ở 3 là chính xác, cuối cùng bắt 3 quân trắng bằng 5. ĐA 3: Đen 1 bắt Trắng phải chạy về biên. Đen 5 kéo dài tự củng cố quân mình là một cách chơi đúng đắn. ĐA 4: Sau Đen 1 bẻ trắng về biên, Trắng hoàn toàn không có đường chạy. b) Một số kỹ thuật ăn quân khác 1) Bắt đôi Kỹ thuật này khá dễ hiểu. Ở cả 2 hình, sau khi Trắng đánh , nếu Đen nối bằng ‘a’, thì Trắng chỉ cần đánh ‘b’ là ăn quân còn lại của đối phương. Và ngược lại, Đen nối bằng ‘b’ thì Trắng ‘a’. Nước được gọi là bắt đôi. Bắt đôi thường được đánh khi hình cờ của đối phương có điểm yếu ( ta phải nhìn ra ). Về căn bản, không nên để cơ hội cho đối phương đi nước cờ có ảnh hưởng rất mạnh này. ( nối tại chỗ đó là một nước đi tự ổn định tốt ) 2) Chinh quân “Nếu bạn không biết về chinh quân, nghĩa là bạn không biết cờ vây “ Đây là một câu danh ngôn tôi đã đọc ở đâu đó. :|. Vậy, chinh quân là gì. Mẫu 1: 23 Làm sao để bắt được quân ? Nếu đến lượt Trắng đi, thì chỉ cần đánh ‘c’ là ăn gọn một quân Đen riêng lẻ phía dưới. Quân đó chỉ còn 2 khí. Vậy ta phải bắt quân như thế nào ? Hình 1: Như đã nói ở trên, muốn bắt quân đối phương thì thông thường phải ép về phía biên hoặc tường của quân mình, trong trường hợp này, quân đen riêng lẻ đang nguy hiểm, nếu chơi 1 và 3 như trên thì Trắng dễ dàng chạy ra ngoài và ăn 1 quân đen. Đen thất bại. Hình 2: Đen 1 đánh như trên được gọi là chinh quân ( còn gọi là vặn đầu dê ). Trong tiếng Anh là ladder – nghĩa là hình dạng cái cầu thang, bạn nhìn vào đám quân Trắng bị bắt, có phải nó tạo ra hình cầu thang không. Bản chất của mỗi nước đi của Trắng trong cái “cầu thang” phía trên là tạo thêm 1 khí cho đám quân đó. Nhưng Đen liên tục chặn 1 khí. Và cứ như thế, trắng đánh theo hình “cầu thang” đến biên ( hoặc góc ) là hoàn toàn bị bắt. Điều đó có nghĩa là, nếu quân cờ của bạn đang trong tình trạng bị chinh quân, thì đừng bao giờ chạy ra, chỉ tốn thêm một vài quân vô ích. Một vài ví dụ khác về chinh quân. + Ladder Breaker ( Không biết dùng từ gì ) Tuy nhiên, không phải chinh quân luôn thành công. Dễ dàng nhìn thấy được rằng, hình cờ của những quân Trắng bọc phía ngoài đám quân bị chinh rất yếu. Bây giờ, ta thử thêm vào trên đường chéo của đám quân đó một quân Đen . Bây giờ, sau khi Đen 14 nối với quân Đen có sẵn đó. Thì Trắng không thể ngăn chặn Đen việc tạo nhiều hơn 2 khí, điều có nghĩa là thế chinh quân của Trắng đã bị phá, bây giờ Đen chỉ việc đánh những nước bắt đôi tại ‘X’ là Đen thất bại lớn. Trong thực chiến, người ta thường lợi dụng chinh quân rất nhiều. Có thể dùng để đặt một quân “ladder breaker” tại vị trí mình cần mà vẫn không bị hậu thủ ( bắt buộc đối phương phải đánh trả, mình thoát tiên đi đánh nơi khác, gọi là tiên thủ, ngược lại gọi là hậu thủ ). Về căn bản, kỹ thuật này gọi là chinh quân. 24 3) Khóa – bắt tại cửa Bây giờ, ta nhìn hình bên, nếu đánh cả 2 nước ‘a’ và ‘b’ đều gọi là chinh quân, nhưng Đen có một quân ladder breaker phía trên. Chinh quân thất bại. Vậy làm sao để bắt quân Đen ? Trắng 1 là nước đi đúng đắn nhất cho Trắng trong trường hợp này, sau khi cố chạy ra bằng 2 và 4, Trắng 5 bắt tại cửa 3 quân Đen. Trắng khóa được do tác dụng của 4 quân ở 2 bên, mạnh hơn là chỉ có 1 bên (chỉ sử dụng được chinh quân ) Một số cách khóa khác Trắng 1 Khóa, sau Trắng 7, các quân Đen cố gắng chạy ra hoàn toàn bị bắt. Mẫu 1: Đen nên đánh nước nào để khóa và ăn 2 quân Trắng ? Hình 1: Khóa trực tiếp như trên là sai. Trắng có thể chạy ra bằng biến thế cho đến 10 Hình 2: Đen 1 là nước khóa chính xác, được gọi là khóa lỏng. Trắng không có đường thoát . Khóa cũng là một kỹ thuật khó. Không phải khóa lúc nào cũng dùng trong bắt quân, mà còn có tác dụng ngăn chặn đường chạy của một đám quân, ngăn chặn đối phương phát triển về hướng mình không muốn. Lưu ý: Khóa có thể làm cho hình cờ của quân mình yếu đi. Nên cẩn thận khi sử dụng. 25 Về kỹ thuật bắt quân trực tiếp, còn rất nhiều, nhưng, như tôi đã nói, tài liệu này chỉ tóm gọn một số thứ hết sức căn bản. Khi thực chiến, bạn sẽ gặp những lối công pháp khác như vồ - vồ ngược, lăn đánh, khoét, . Hãy tự khám phá chúng trong thực chiến. 2) Giết một đám quân Bạn đọc qua về khái niệm sống chết; mắt, mắt thật, mắt giả chưa ? Thôi kệ nó, nhắc lại cũng không thừa. ‘X’ được gọi là 1 mắt của đám quân Đen, do Trắng không thể đặt quân vào vị trí đó. ( Khi Trắng đặt vào, quân Trắng đó không có khí ). Nhưng trong trường hợp như thế này thì sao ? Đám đen chỉ còn một khí duy nhất, và cũng chính là mắt ở vị trí ‘X’. Bây giờ, Trắng đặt quân vào ‘X’, đám đen không còn khí nào, lập tức bị ăn, quân Trắng mới đặt vào vẫn còn khí. Do đó, ta nói đám quân Đen chỉ có 1 mắt vẫn có thể bị ăn. + Một Đám Quân Sống Cần Phải Có 2 Mắt ( Trở lên ) Tại sao lại vậy ? Như ta đã biết, Trắng không thể đặt một quân vào mắt ( điểm hết khí ). Trừ trường hợp Trắng lấp hết tất cả khí ở ngoài. Nhưng, đối với một đám quân có 2 mắt, Trắng không thể đặt quân vào đồng thời cả 2 mắt để ăn đám quân đó. Ta nói, đây là đám quân sống ( dù không có đường chạy thoát ) + Tạo mắt và phá mắt Ở trên là các hình sống căn bản. 26 Đen 1 ở các hình bên trái gọi là nước đi để tạo mắt ( nghĩa là tạo 2 mắt trở lên ). Ngược lại, để ngăn chặn trắng tạo 2 mắt ( mục đích giết đám quân không có đường chạy ). Trắng cũng đi 1 như hình bên phải. Ví dụ 1: Phá mắt Tại sao ta nói đây là một đám quân chết ? Đó là vì, nếu muốn, Trắng có thể đi như sau Trắng thí thêm 1 quân bằng 1. Đen ăn ở 2. Trắng đánh 3 ở vị trí 1. Đen tiếp tục ăn trắng 3 ở vị trí . Đến đây, Đen chỉ còn 1 mắt và là khí cuối cùng. Trắng 5 đánh ở 1. Đen chết. 3 = 1 4 = 5 = 1 Vì vậy, nếu muốn sống, Đen cũng đánh 1 để tạo 2 mắt. Đây là một hình sống chết căn bản. Nếu muốn giết một đám quân nào đó. Phần lớn là Trắng sẽ đưa về hình này. Ví dụ 2: Mắt giả Nhìn sơ qua, ta có cảm giác ‘a’ và ‘b’ là 2 mắt của đám Đen, Đen sống. Nhưng . Trắng chỉ cần đánh 1. 3 quân đen chỉ còn một khí cuối cùng ở ‘a’. Nếu Đen không đáp lại, Trắng có thể đánh ‘a’ và ăn 3 quân . Do đó, ‘a’ lúc này, gọi là mắt giả của đám quân Đen. Vì thế, muốn có 2 mắt thật, Đen cũng phải chơi 1. + Phá mắt thật ( thành mắt giả ) Trắng 1 là một nước phá mắt căn bản nhất. Sau khi Đen ăn bằng 2. Vị trí 1 trở thành mắt giả. Muốn sống, Đen cũng đánh 1 Tương tự, Trắng 1 ở đây cũng là một nước phá mắt thật. Bây giờ thì Trắng có thể ăn 5 quân đen ở trên hoặc dưới bằng ‘a’ và ‘b’. Tất nhiên, Đen đánh 1 sẽ tạo sống hoàn toàn. Sống chết của một đám quân là vấn đề phức tạp nhất trong cờ vây. Ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn trong một ván đấu. Vì thế, thường xuyên tập luyện sống chết ( giải cờ thế ) và thực chiến sẽ giúp bạn nâng cao trình độ rất nhiều. ( Hình như hồi mới tập chơi thì giết quân là trò mình khoái nhất :| ) 27 Vấn Đề 4: Một Ván Cờ Nãy giờ tôi cứ nói kỹ thuật này, kỹ thuật nọ, giết chóc, bắt bớ, ..v..v . Vậy bạn có hiểu sơ sơ chưa. Bây giờ, tôi sẽ phân tích một ván đấu để bạn thông suốt những gì tôi trình bày ở trên. ( Một trận tự chơi ) a) Khai cuộc Một ván cờ bắt đầu bằng giai đoạn khai cuộc, cái đó là rõ ràng. Đen đánh trước. 1 cho đến 4. cả 2 bên giữ bốn nơi quan trọng nhất – góc Đen 5 bắt đầu tiếp cận quân Trắng 2 Trắng 6 – 10. Định thức, hai bên đều cân bằng. Đáng ra Đen phải mở rộng bằng nước nào đó ở biên phải nhưng do có Đen 1 – tuy hình không đẹp lắm. Có thể thoát tiên. Đen 11, Trắng giữ đất bằng 12 Đen 13 giữ biên Kết thúc giai đoạn khai cuộc. b) Trung bàn Trắng bắt đầu tấn công vào đất Đen bằng 1. Đen 2 áp sát, là một nước giữ mạnh. Trắng 3 đè. Đen thí quân Đen 2 để lấy tường bằng 4, 6, 8. Trắng 9 đè lấy thế. Bắt buộc Đen đi 10. Biến thế cho đến Trắng 25. Ta có thể thấy đất của 2 bên đã được định hình Trắng được 1 vùng biên phía dưới và góc, thêm 1 vùng góc khá lớn phía trên bên trái Đen giánh được một góc phía trên bên phải và lan ra trung tâm Trận đấu bắt đầu qua giai đoạn kết thúc. c) Quan tử ( thu quan ) Bắt đầu từ Trắng 29, trận đấu bước vào giai đoạn thu quan. Trắng 73, kết thúc ván đấu, cả hai bên pass ( bỏ lượt ) Tại sao cả 2 bên đều bỏ lược ? Lý do: nếu ta đặt thêm quân vào đất của mình, quân đó sẽ làm đất ít đi một mục. Còn nếu ta đặt thêm quân vào đất đối phương, dễ dàng thấy, bốn bề là tường của địch, sống là một việc bất khả thi. Khi đã xét đến đó, ta bỏ lược. Thường thì đối phương cũng sẽ bỏ. Cách đếm đất: Trắng vây được vùng nào của bàn cờ thì đó là đất trắng, và ngược lại cho Đen. Bây giờ xét vùng đất của Trắng phía dưới, trong một ván đấu ngoài đời, để dễ tính điểm, người ta di chuyển các quân trong đất sao cho đất tạo thành hình chữ nhật. Ví dụ, quân Trắng 61 đặt vào điểm sao gần đó, quân Trắng 27 bỏ lên vùng trên. Vậy đất trắng ở phần này là 3 x 10 = 30 ( mục ) Sau khi cộng tất cả các vùng đất với nhau. Do Trắng đi sau, Trắng được cộng 6,5 mục komi ( có luật là 5,5 ). Ai nhiều đất hơn, người đó thắng. Ở ván đấu ví dụ trên, Đen có 47 mục, Trắng có 48,5 mục ( đã cộng komi ). Trắng thắng 1,5 mục. 28 Vấn Đề 5: Các Vấn Đề Khác 1) Chết kỹ thuật Những quân Đen ở trên gọi là chết kỹ thuật. Do chùng không thể chạy thoát ra ngoài ( Hình 1, 2 ) hoặc không thể tạo 2 mắt ( Hình 3 ). Đối với những quân chết kỹ thuật, chúng ta không cần thiết phải ăn bằng các nước ‘X’ bởi nó chỉ làm ta mất lượt và mất đất một cách vô lý. ( Trừ trường hợp cần phải ăn để tạo sống ). Cuối trận, khi thu quan, ta vẫn được phép lấy chúng ra và bỏ vào đất đối thủ ( Khi đánh tốt rồi thì việc xem một đám quân có chết kỹ thuật không chỉ là chuyện đơn giản ). 2) Hình cờ Hình cờ quyết định đến hiệu quả của một đám quân. Với hình cờ tốt, có thể dễ dàng nối các đám quân, tấn công quân đối phương, cũng như tạo sống, . Tôi xin giới thiệu một vài loại hình đẹp và xấu. + Hình đẹp Ý thức tạo hình luôn luôn phải ở trong đầu. Về căn bản, tốt nhất là bạn luôn nên tạo những hình đẹp, và tránh xa các hình xấu. Tuy nhiên, đôi khi hình xấu lại phát huy tác dụng mạnh hơn hình đẹp, hoặc đôi khi bạn bị ép vào tình huống phải sử dụng nó, thì đó cũng không phải là một vấn đề lớn. 29 + Hình xấu Trong những hình trên thì Hình 1 hình ngu căn bản, từ đó, ta kết luận những hình sau còn ngu hơn căn bản. Hình xấu là hình mà những quân cờ đặt dính với nhau và không phát huy được hết tác dụng của mình, bị gò bó. Nên tránh đi những hình như thế này. Nhưng đôi khi, sử dụng hình xấu cũng là một kỹ thuật trong cờ vây. 30 3) Tiên thủ Tiên thủ, nghĩa là, đối phương phải đáp trả nước đi của bạn sau một biến thế nào đó ( bởi không đáp trả thì sẽ thất lợi rất lớn ), bạn được phép đi đánh nơi khác. [ Tiên thủ căn bản gần giống với force moves ( nước đi bắt buộc đối phương phải đỡ ) ]. Khái niệm tiên thủ có vẻ khó hiểu đối với người mới, nhưng lại là một yếu tố cực kì quan trọng trong toàn bộ quá trình chơi cờ. Một số ví dụ Hình 1: Tiên thủ lúc thu quan Đen 1 phá đất, Trắng 2 chặn. Đen 3 nối. Trắng bảo vệ bằng 4 ( Nếu Trắng không đánh 4, Đen bắt quân Trắng 2 ở ‘a’ ). Vì thế, Đen lấn vào đất Trắng 2 mục mà vẫn có tiên thủ đi đánh chỗ khác. Hình 2: Tiên thủ giành thế Đen 1 đè, Trắng bắt buộc phải kéo dài ở 2, nếu Trắng không đánh 2, Đen lập tức chiếm điểm đó. Trắng bất lợi lớn. Đen “cầm tiên” đi đánh chỗ khác. Thỏa mãn với quân Đen 1 tạo thành hình mạnh. Tiên thủ là một kỹ thuật khó. Nói chung là trình độ càng cao càng phải chú trọng đến yếu tố này. Mới tập chơi cờ thì tạm bỏ qua cũng được. 4) Cướp Có lẽ khi đọc bất kì luật cờ vây nào, bạn cũng gặp khái niệm cướp. Vậy chính xác, tác dụng của cướp là gì ? Nếu đang chiến đấu, bạn được phép đánh 2 nước một lần, đó là một lợi thế rất lớn. Đó là ý nghĩa của cướp. Bạn chấp nhận để đối thủ đánh 2 nước liên tục ở một chỗ nào đó để đổi lại, bạn thắng cướp. Thường thì kết quả của một lần cướp là trao đổi. Nghĩa là bạn phải đủ kiến thức để biết, trao đổi đó có lợi cho mình không, và thực hiện nó như thế nào. Ví dụ Đen vừa đánh nước , bây giờ, nếu Trắng chiếm được điểm ‘X’. Đám đen chỉ còn 1 mắt thật, Đen chết. Ngược lại, nếu Đen có điểm ‘X’. Đen tạo được thêm 1 mắt thật. Tạo sống. Có thể thấy là quân Đen chỉ còn 1 khí, nhưng Trắng không lập tức ăn được, vì đó là luật cướp. Vì thế, Trắng đánh Trắng 1 ở vị trí quan trọng khác, nếu Đen đáp lại bằng ‘a’. Trắng sẽ được phép ăn quân , Đen tiếp tục cướp. Nếu, Đen không đáp trả bằng ‘a’ mà tạo sống cho đám bên phải bằng cách nối ở ‘X’. Tuy nhiên, sau đó thì Trắng lập tức chiếm điểm ‘a’, Đen thiệt hại lớn vùng bên trái. Vì thế, ta gọi đó là trao đổi. Chung quy, cướp là một kỹ thuật khó hiểu. Nhưng cũng khá quan trọng. Có một câu danh ngôn thế này “ Người yếu hơn sợ cướp, người mạnh hơn tìm nó “ 31 5) Phương pháp rèn luyện Về vấn đề này, tôi đã bắt gặp nhiều ý kiến. Tất nhiên là ý kiến nào đối với tôi đều có giá trị, nhưng gì thì gì, cứ giữ ý kiến của riêng mình đã rồi hãy lo chuyện thiên hạ. Để nâng cao sức cờ nhanh chóng. Tôi nghĩ bạn nên đáp ứng những nhu cầu sau - Chơi cờ, liên tục chơi cờ, không có cái gì có tác dụng nhiều bằng thực chiến. - Rèn luyện các kỹ năng, đặc biệt là bắt quân. Bởi như tôi đã nói ở trên, bắt quân là vấn đề quan trọng nhất của ván đấu. Ngoài ra, đọc cờ cũng là một kỹ năng hết sức lưu ý. Tất nhiên là những kỹ năng sẽ được hình thành trên bề dày kinh nghiệm. - Nhờ người khác giúp đỡ - Bất cứ làm điều gì, người thầy – hoặc người mở đường, có vai trò rất quan trọng. Nếu được, bạn hãy kiếm một người thầy ( Lưu ý là vụ này tôi không khuyến khích, tại trước giờ cũng chẳng ai dạy tôi cái gì cả, tự mình khám phá là một trò chơi lý thú ) Để bước đầu hoàn thiện sức cờ, chỉ cần như thế là đủ. Khi đạt được một trình độ cao nhất định, sẽ còn nhiều cách luyện tập khác, như xem kì phổ ( của người hơn mình chừng 5 – 8 cấp là vừa ), luận cờ ( với người cấp cao hơn thì hiệu quả sẽ tốt hơn ), đọc sách, giải cờ thế, .. Có một người nào đó nói rằng, xem kì phổ chuyên nghiệp dường như không giúp mình tăng tiến sức cờ, nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu thế nào là “nghệ thuật cờ vây” thì đó là một con đường đúng. Về phương pháp rèn luyện và tài liệu khác, các bạn có thể ghé: --------------------------------------------------- Lời cuối sách. Như đã nói ở đầu. Cờ vây là một bộ môn thể thao, hay có thể gọi là một lĩnh vực rất rất to lớn. Các bậc tiền bối đã tốn gần 200 trang để viết một quyển sách tạm gọi là ”nhập môn”, nên về việc tôi biên soạn tài liệu này trong vòng 31 trang thì không thể không bỏ qua nhiều thứ hay ho khác. Tuy nhiên, tôi cũng mong rằng, tài liệu này sẽ giúp ích cho những người chập chững bước vào thế giới của cờ vây bớt phải ngỡ ngàng trước vô vàn kiến thức như vậy. Chúc bạn may mắn. Trần Quang Tuệ Di Linh, 9 – 8 - 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfafter_reading_rule_7537.pdf