Ăn mòn răng và một số yếu tố liên quan

Thói quen ăn uống Ảnh hưởng của thói quen ăn uống đối với tiến triển của ăn mòn răng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Thói quen tiêu thụ nhiều các loại thức ăn và đồ uống có tính axit được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến triển của quá trình ăn mòn răng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tiêu thụ thường xuyên nước giải khát có gas (3-5 lần/ tuần) có mối liên quan đáng kể với ăn mòn răng (p<0,05). Kết quả này giống với nghiên cứu của Jarvinen(1991)(5); Wang(2010)(16) , tuy nhiên, một số nghiên cứu khác của Manaf (2012)(8), Shirimaharaj (2002)(13) lại cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa. Tiêu thụ nhiều nước ngọt có gas (hơn 3-5 lần trong một tuần) là yếu tố có liên quan ý nghĩa dự báo tình trạng ăn mòn răng với OR = 3,3 (p<0,05). Theo Lussi và Jeaggi (2006)(7), giá trị pH, nồng độ canxi, phosphat và flouride, chuẩn độ axit (“khả năng đệm”) và tính chất “calcium-chelation” của đồ uống và thức ăn là những yếu tố quan trọng lên tiềm năng gây ăn mòn răng. Nghiên cứu của Nguyễn Võ Ngọc Trang (2012)(11) khảo sát và so sánh nồng độ fluor và tính axit của các loại nước giải khát (nước giải khát có gas, hương trái cây và có gas hương trái cây) tại TPHCM năm 2012 cho thấy độ pH trung bình của các nhãn hiệu nước giải khát dao động từ 3,43 – 3,76, trong đó chỉ có 3/33 nhãn hiệu có độ pH > 4,5. Như vậy, tính axit của các loại nước giải khát có gas trên thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh chính là lí do cho tỉ lệ bị ăn mòn răng khá cao trong nghiên cứu của chúng tôi. Lí giải cho thói quen tiêu thụ nhiều nước ngọt có gas có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là sinh viên Trường Đại học sư phạm thể dục thể thao, do đặc thù ngành học nên phải thường xuyên vận động nhiều nên hay bị mất nước dẫn đến luôn cần bổ sung nước để bù nước và điện giải. Không những vậy, khu vực thành phố Hồ Chí Minh thuộc miền Nam Việt Nam đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nền nhiệt độ cao (>180C) quanh năm. Nhiệt độ khí hậu cao sẽ thường gây đổ mồ hôi, mất nước và sẽ không thể tránh khỏi nhu cầu uống nước giải khát thường xuyên. So với nhiều loại nước giải khát khác, nước ngọt có gas lại đang phổ biến trên thị trường hiện nay với giá thành rẻ và mùi vị hấp dẫn nên dễ được nhiều người ưa chuộng.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ăn mòn răng và một số yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 164 ĂN MÒN RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Trần Thị Thùy Trang*, Nguyễn Thị Kim Anh** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và mức độ ăn mòn răng trên ngườitrẻ độ tuổi 18-25 theo chỉ số BEWE; khảo sát mối liên quan giữa tình trạng ăn mòn răng với: giới, thói quen vệ sinh răng miệng, hiểu biết về ăn mòn răng, thói quen ăn uống và một số triệu chứng của tình trạng rối loạn dạ dày. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 150 sinh viên (75 nam, 75 nữ) với phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại kí túc xá trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh. Tỉ lệ, mức độ ăn mòn răng và mối liên quan giữa tình trạng ăn mòn răng với một số yếu tố được xác định thông qua khám lâm sàng dựa theo chỉ số BEWE và bảng câu hỏi tự điền cho sinh viên. Kết quả: Tỉ lệ ăn mòn răng trong mẫu nghiên cứu là 68,7%. Số cá thể có tình trạng ăn mòn răng ở mức độ 1 BEWE chiếm tỉ lệ cao nhất 46,7%, không có ăn mòn răng là 31,3 %, có tình trạng ăn mòn răng mức độ 2 là 18% và mức độ 3 là 4 %. Vùng răng trước hàm trên có tỉ lệ bị ăn mòn cao nhất 44,7%, kế đến là vùng răng sau hàm dưới 40,7% và ít nhất là vùng răng trước hàm dưới 13,3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai giới về tình trạng ăn mòn răng. Có mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng ăn mòn răng với thói quen sử dụng nước ngọt có gas (OR = 3,3) và sự hiểu biết thông tin về “axit có thể gây hại cho răng” (OR =2,3) (p<0,05). Kết luận: Tỉ lệ cá thể có tình trạng ăn mòn răng của mẫu nghiên cứu khá cao . Các yếu tố có ý nghĩa dự báo tình trạng ăn mòn răng là thói quen tiêu thụ nhiều nước ngọt có gas (hơn 3-5 lần/tuần) và việc không biết thông tin về “axit có thể gây hại răng”. Từ khóa: Ăn mòn răng, chỉ số BEWE. ABSTRACT DENTAL EROSION PREVALENCE AND ASSOCIATED FACTORS Tran Thi Thuy Trang, Nguyen Thi Kim Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 164 - 169 Objectives: To assess the prevalence and severity of dental erosion and its association with gender, dental hygiene practices, knowledge, dietary habits and some signs of gastric disorders in students of University of Physical Education and Sport in Ho Chi Minh city Methods: A cross-sectional study was carried out on 150 students (75 males and 75 females) from 18 - 25 years of age. The Basic Erosive Wear Examination (BEWE) was used to assess the occurrence of dental erosion. Information regarding dental hygiene practices, knowledge about dental erosion, dietary habits and some signs of gastric disorders were obtained through a self-administered questionnaire. Results: Of the subjects 68.7% had dental erosion. The prevalence of BEWE score 1, 2 and 3 were 46.7%, 18% and 4% respectively. High consumption of soft drinks (3-5 times per week) and not knowing that “acid can damaged teeth” were significantly associated with risk of dental erosion (p<0.05). Conclusion: A relatively high prevalence of dental erosion was observed in this studied sample. It was found that risk of dental erosion has association with high consumption of soft drink and not knowing that “acid can * Khóa 2008-2014- Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược TP.HCM ** Bộ môn NKCS- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Thùy Trang ĐT: 0942848279 Email: thuytrang119@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 165 damaged teeth”. Key words: dental erosion, BEWE Index (Basic Erosive Wear Examination index) ĐẶT VẤN ĐỀ Mòn răng được xem như là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe răng miệng bên cạnh sâu răng và bệnh nha chu. Ngày nay, nhờ những thành công trong việc ngăn ngừa và điều trị sớm bệnh sâu răng và nha chu, bộ răng kéo dài hơn tuổi thọ cũng đồng nghĩa với tình trạng mòn răng trở thành vấn đề nguy cơ đối với nhu cầu bảo tồn một bộ răng lành mạnh trong suốt cuộc đời. Mòn răng bao gồm: ăn mòn (erosion), nhai mòn (attrition), mài mòn/cọ mòn (abrasion). Sự gia tăng tỉ lệ mòn răng đã được công bố trong nhiều nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là ăn mòn răng. Ăn mòn răng được định nghĩa là sự mất mô cứng của răng theo cơ chế hóa học mà không liên quan tới vi khuẩn(15). Đây là một bệnh lí đa yếu tố và các yếu tố nguyên nhân được chia thành nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh. Nguyên nhân ngoại sinh bao gồm: môi trường, dược phẩm, lối sống và chế độ ăn uống. Nguyên nhân nội sinh là axit dạ dày lên đến miệng do trớ, nôn mửa hoặc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản(2). Ăn mòn răng có thể tiến triển tới ngà răng và tủy dẫn đến nhạy cảm răng, khớp cắn thay đổi và làm răng kém thẩm mỹ. Tại Việt Nam, đã có 2 nghiên cứu về vấn đề mòn răng là nghiên cứu của Phạm Lệ Quyên (2006)(12) về tình trạng mòn răng nói chung trên sinh viên độ tuổi 18-25 và nghiên cứu dọc của Nguyễn Phúc Diên Thảo (2011)(10)về đặc điểm mòn răng theo kiểu nhai mòn. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về tình trạng ăn mòn răng. Cùng với sự thay đổi điều kiện kinh tế-xã hội như hiện nay, giới trẻ bắt đầu có những thay đổi trong lối sống và dinh dưỡng theo các nước phương Tây nên khó tránh khỏi tình trạng ăn mòn răng. Việc phát hiện sớm tình trạng mòn răng ở người trẻ và xác định các yếu tố nguy cơ để từ đó có các biện pháp phòng ngừa và can thiệp kịp thời là điều rất cần thiết. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu khảo sát tình trạng ăn mòn răng trên sinh viên Trường ĐH Sư phạm thể dục thể thao TP HCM với các mục tiêu sau: (1) Xác định tỉ lệ và mức độ ăn mòn răng trên người trẻ độ tuổi 18-25 theo chỉ số BEWE; (2) Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng ăn mòn răng với: giới, thói quen vệ sinh răng miệng, hiểu biết về ăn mòn răng, thói quen ăn uống, một số triệu chứng của tình trạng rối loạn dạ dày. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 150 sinh viên trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM (75 nam, 75 nữ) còn ít nhất 12 răng trên mỗi hàm, không mang khí cụ chỉnh hình, không đau cấp tính vùng hàm mặt và không mang phục hình mão cố định toàn diện ở các răng trước và/hoặc răng 6, 7. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11/2012 – 1/2013, tại Phòng Y tế của trường ĐH Sư phạm TDTT TP HCM. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Phương tiện nghiên cứu Dụng cụ khám răng, đèn LED mang đầu, bảng câu hỏi tự điền, phiếu khám. Nội dung chính của bảng câu hỏi gồm: (1) Thói quen vệ sinh răng miệng: số lần đánh răng/ngày, thời gian đánh răng/ lần, lần gần nhất đi khám răng tới nay. (2) Hiểu biết về ăn mòn răng: biết/không biết về ăn mòn răng, nghĩ mình có răng bị ăn mòn hay không, nghĩ rằng vệ sinh răng miệng tốt sẽ phòng ngừa axit gây hại cho răng (gây ăn mòn răng). (3) Thói quen ăn uống: tần suất tiêu thụ đồ uống và thức ăn phổ biến có liên quan tới ăn mòn răng; cách thức tiêu thụ nước giải khát có gas (nuốt nhanh, ngậm rồi nuốt,), thói quen vệ sinh sau khi uống nước Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 166 giải khát có gas. (4) Một số triệu chứng của tình trạng rối loạn dạ dày: ợ nóng/ợ hơi/cảm giác có vị chua trong miệng và nôn mửa: tần suất và thời gian bắt đầu xuất hiện nếu có. Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá Khám và đánh giá mức độ ăn mòn trên các mặt ngoài, mặt nhai, mặt trong từng răng, trừ răng cối lớn thứ 3 theo chỉ số BEWE Bảng 1. Chỉ số BEWE (theo Bartlett, 2008)(1): gồm 4 mức độ 0,1,2,3 Điểm số Tiêu chí 0 Không có mòn răng 1 Bắt đầu mất kết cấu bề mặt men răng 2 * Tổn thương dễ dàng nhận thấy, liên quan dưới 50% diện tích bề mặt 3 * Mô cứng mất trên 50% diện tích bề mặt (* thường sang thương đã tiến triển tới ngà) Hai cung hàm được chia thành sáu sextant (17-14, 13-23, 24-27, 37-34, 33-43, 44-47). Chỉ số ăn mòn răng BEWE của mỗi sextant là: điểm số mặt răng bị ăn mòn cao nhất thuộc sextant đó (theo Bartlett, 2008)(1) Chỉ số ăn mòn răng cao nhất của một cá thể: là điểm số của sextant bị ăn mòn cao nhất của cá thể đó (theo Bartlett, 2008)(1) Bảng 2. Mức độ rủi ro bị ăn mòn răng trên mỗi cá thể (theo Bartlett, 2008)(1) Mức độ rủi ro bị ăn mòn răng Tổng điểm của 6 sextant/cá thể Không ≤ 2 Thấp 3-8 Trung bình 9-13 Cao  14 Mức độ rủi ro bị ăn mòn răng trên mỗi cá thể được đánh giá theo Bartlett (2008)(1) là dựa trên tổng điểm của 6 sextant trên mỗi cá thể (bảng 2). Đánh giá mối liên quan giữa ăn mòn răng với giới, thói quen vệ sinh răng miệng, sự hiểu biết về ăn mòn răng, thói quen ăn uống, một số triệu chứng của tình trạng rối loạn dạ dày thông qua bảng câu hỏi. Xử lý phân tích số liệu Nhập số liệu và phân tích với phần mềm SPSS 17.0. Sử dụng chỉ số Kappa, phép kiểm Chi- square, phép kiểm xác suất chính xác Fisher, phân tích hồi quy logistic đa biến. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Về mẫu nghiên cứu Đối tượng được chọn từ 18-25 tuổi vì ở người trẻ tuổi có nhiều khả năng phát hiện được những sang thương chỉ do ăn mòn răng, tình trạng răng mòn theo kiểu cọ mòn và nhai mòn thì ít hơn so với những lứa tuổi lớn hơn(3). Đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ăn mòn răng do đặc thù ngành học của sinh viên trường thể thao là phải thường xuyên vận động thể chất. Theo nghiên cứu của Mulic A (2012)(9), tỉ lệ ăn mòn răng của nhóm người trẻ độ tuổi 18-32 thường xuyên vận động thể chất cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người trẻ 18 tuổi không có thói quen này. Một số nghiên cứu khác(13,14) cũng cho thấy những người tập luyện thể thao tích cực có thể có nguy cơ bị ăn mòn răng do thường xuyên uống các loại nước giải khát có tính axit để bù nước, điện giải bị mất trong quá trình tập luyện. Bên cạnh đó, sự mất nước trong khi quá trình vận động thể chất làm giảm tiết nước bọt gây tăng nguy cơ ăn mòn răng(4,14). Tình trạng ăn mòn răng của mẫu Tỉ lệ hiện diện ăn mòn răng của mẫu Tỉ lệ hiện diện ăn mòn răng trên 150 sinh viên là 68,7% cá thể có ít nhất một răng bị ăn mòn và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai giới nam và nữ về tỉ lệ ăn mòn răng (bảng 3). Kết quả này tương tự với nghiên cứu ở Malaysia trên sinh viên độ tuổi 19-24 của Manaf ZAvà cộng sự (2011)(8)cũng sử dụng chỉ số BEWE để khảo sát tình trạng ăn mòn răng là 68%. Tuy nhiên, kết quả này lại khác so với một số nghiên cứu khác trên đối tượng người trưởng thành trẻ tuổi trên thế giới(9,13,14). Việc so sánh chính xác tỉ lệ ăn mòn răng trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác khá khó khăn do sự khác nhau trong sử dụng chỉ số nghiên cứu, tiêu chuẩn nghiên cứu, tiêu chuẩn chẩn đoán và răng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 167 chỉ số để ghi nhận ăn mòn răng. Kết quả tỉ lệ ăn mòn răng trên sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi là khá cao, cho thấy ăn mòn răng là một vấn đề phổ biến trong mẫu nghiên cứu, phản ánh một nhu cầu rất bức thiết là cần triển khai các chương trình phòng ngừa ăn mòn răng và tư vấn cho đối tượng này. Bảng 3. Tỉ lệ % ăn mòn răng theo nam, nữ Ăn mòn răng Tổng %(n) p Không %(n) Có %(n) Nam 30,7(23) 69,3(52) 100,0(75) p=0,86 Nữ 32,0(24) 68,0(51) 100,0(75) Tổng 31,3(47) 68,7(103) 100,0(150) Mức độ ăn mòn răng của mẫu theo chỉ số BEWE (Biểu đồ 1) Đa số cá thể có tình trạng ăn mòn răng mức độ 1 BEWE (46,7%) tương ứng với mức độ bắt đầu mất kết cấu bề mặt men và chưa tiến triển tới ngà. Tuy vậy, có một tỉ lệ không nhỏ (22%) cá thể có tình trạng ăn mòn ở mức độ BEWE 2 và 3 tương ứng với mức độ mòn tiến triển, có thể liên quan tới ngà. Một khi đã lộ ngà thì răng sẽ bị mòn nhanh hơn không chỉ do bị ăn mòn mà còn bị ảnh hưởng bởi các quá trình nhai mòn, mài mòn và thường bị nhạy cảm với các kích thích(6). Ở độ tuổi trẻ 18-25 tuổi mà đã có những sang thương mòn tới ngà thì đó là vấn đề rất đáng lưu tâm. Từ kết quả trên có thể dự đoán trong tương lai, một số lượng khá lớn các loại chăm sóc phục hồi cần tiến hành cho những đối tượng hiện đang có tình trạng ăn mòn răng tới ngà. Như vậy, ngay từ ban đầu, các dấu hiệu ăn mòn răng sớm nên được lưu ý phát hiện nhằm phòng ngừa kịp thời, tránh ăn mòn răng tiến triển nghiêm trọng hơn. Tình trạng ăn mòn răng theo vị trí trên cung răng Tình trạng ăn mòn răng theo sextant: vùng răng trước hàm trên và vùng răng sau hàm dưới có tỉ lệ ăn mòn răng cao hơn so với vùng răng sau hàm trên và vùng răng trước hàm dưới (biểu đồ 2) Tình trạng ăn mòn răng theo vị trí hàm trên, hàm dưới: số cá thể có tình trạng ăn mòn răng ở cả hai hàm trên và dưới chiếm tỉ lệ nhiều nhất (56,32%) so với những cá thể bị ăn mòn răng chỉ ở hàm trên (22,3%) hoặc hàm dưới (20,38%). Tình trạng ăn mòn răng theo vùng răng trước, răng sau: số cá thể bị ăn mòn răng đồng thời trên cả trên răng trước và răng sau là 41,7%, cao hơn số cá thể chỉ bị ăn mòn răng ở răng trước (21,4%) hoặc ở răng sau (36,9%). Vị trí đặc hiệu của quá trình ăn mòn răng diễn ra trong miệng là vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi do có nhiều nghiên cứu báo cáo những sang thương ăn mòn răng xuất hiện ở nhiều mặt răng khác nhau. Mức độ rủi ro bị ăn mòn răng Tuy tỉ lệ hiện diện ăn mòn của mẫu ở mức khá cao (68,7%) nhưng mức độ rủi ro do ăn mòn của mẫu nhìn chung ở mức thấp (Bảng 4). Bảng 4. Tỉ lệ % các mức độ rủi ro bị ăn mòn răng (theo Barlett, 2008)(1) Mức độ rủi ro bị ăn mòn răng % (n) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 168 Mức độ rủi ro bị ăn mòn răng % (n) Không 59,3 (89) Thấp 37,3 (56) Trung bình 3,3 (5) Cao 0 (0) Tổng 100 (150) Theo Bartlett (2008)(1) thì hướng dẫn xử trí lâm sàng tương ứng với các mức độ rủi ro bị ăn mòn răng của mẫu sẽ là như sau: 37,3% đối tượng có mức độ rủi ro thấp cần được đánh giá chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng, từ đó đưa ra lời khuyên thích hợp tùy từng trường hợp; duy trì thường xuyên và theo dõi bộ răng và hẹn tái khám đánh giá ăn mòn 2 năm/lần. Đối với 3,3% số cá thể có mức độ rủi ro trung bình, bên cạnh việc làm theo chỉ dẫn xử trí như trên, còn cần tìm và xây dựng chiến lược loại bỏ yếu tố bệnh căn của ăn mòn, cân nhắc sử dụng thêm các biện pháp phòng ngừa với flour và tăng sức đề kháng trên bề mặt răng và tái khám 6-12 tháng/lần. Những đối tượng được xếp loại không có rủi ro bị ăn mòn răng vẫn cần theo dõi và khám định kỳ đánh giá ăn mòn 3 năm/lần. Một số yếu tố liên quan tới ăn mòn răng Hiểu biết về ăn mòn răng Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những sinh viên không hiểu biết axit có thể gây hại cho răng thì dễ bị ăn mòn răng hơn những sinh viên có biết điều này (p = 0,011). Việc không biết “thông tin về axit gây hại cho răng” của sinh viên là yếu tố liên quan có ý nghĩa dự báo tình trạng ăn mòn răng với OR = 2,3 (p<0,05). Bên cạnh đó, hơn 80% đối tượng được nghiên cứu đều nhầm lẫn và có quan niệm sai lầm rằng bằng cách vệ sinh răng miệng tốt là có thể phòng ngừa được tình trạng ăn mòn răng giống như hai bệnh răng miệng phổ biến là sâu răng và nha chu. Sự thiếu hiểu biết thông tin về sự ăn mòn răng của sinh viên cho thấy cần có sự quan tâm hơn về vấn đề này trong giáo dục nha khoa, cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những thông tin kiến thức về ăn mòn răng do axit cho cộng đồng, đặc biệt là cho những đối tượng có nguy cơ bị ăn mòn răng do thường xuyên uống các loại nước giải khát có tính axit. Thói quen ăn uống Ảnh hưởng của thói quen ăn uống đối với tiến triển của ăn mòn răng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Thói quen tiêu thụ nhiều các loại thức ăn và đồ uống có tính axit được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến triển của quá trình ăn mòn răng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tiêu thụ thường xuyên nước giải khát có gas (3-5 lần/ tuần) có mối liên quan đáng kể với ăn mòn răng (p<0,05). Kết quả này giống với nghiên cứu của Jarvinen(1991)(5); Wang(2010)(16), tuy nhiên, một số nghiên cứu khác của Manaf (2012)(8), Shirimaharaj (2002)(13)lại cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa. Tiêu thụ nhiều nước ngọt có gas (hơn 3-5 lần trong một tuần) là yếu tố có liên quan ý nghĩa dự báo tình trạng ăn mòn răng với OR = 3,3 (p<0,05). Theo Lussi và Jeaggi (2006)(7), giá trị pH, nồng độ canxi, phosphat và flouride, chuẩn độ axit (“khả năng đệm”) và tính chất “calcium-chelation” của đồ uống và thức ăn là những yếu tố quan trọng lên tiềm năng gây ăn mòn răng. Nghiên cứu của Nguyễn Võ Ngọc Trang (2012)(11) khảo sát và so sánh nồng độ fluor và tính axit của các loại nước giải khát (nước giải khát có gas, hương trái cây và có gas hương trái cây) tại TPHCM năm 2012 cho thấy độ pH trung bình của các nhãn hiệu nước giải khát dao động từ 3,43 – 3,76, trong đó chỉ có 3/33 nhãn hiệu có độ pH > 4,5. Như vậy, tính axit của các loại nước giải khát có gas trên thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh chính là lí do cho tỉ lệ bị ăn mòn răng khá cao trong nghiên cứu của chúng tôi. Lí giải cho thói quen tiêu thụ nhiều nước ngọt có gas có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là sinh viên Trường Đại học sư phạm thể dục thể thao, do đặc thù ngành học nên phải thường xuyên vận động nhiều nên hay bị mất nước dẫn đến luôn cần bổ sung nước để bù nước và điện giải. Không những Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 169 vậy, khu vực thành phố Hồ Chí Minh thuộc miền Nam Việt Nam đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nền nhiệt độ cao (>180C) quanh năm. Nhiệt độ khí hậu cao sẽ thường gây đổ mồ hôi, mất nước và sẽ không thể tránh khỏi nhu cầu uống nước giải khát thường xuyên. So với nhiều loại nước giải khát khác, nước ngọt có gas lại đang phổ biến trên thị trường hiện nay với giá thành rẻ và mùi vị hấp dẫn nên dễ được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ngoại trừ nước ngọt có gas, chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa ăn mòn răng với: một số thức ăn, đồ uống khác có tính axit như canh chua, kẹo chua, ô mai, viên ngậm sủi có Vitamin C; cách thức tiêu thụ thức ăn chua và cách uống nước giải khát có gas; thói quen vệ sinh răng miệng (số lần chải răng trong ngày, thời gian một lần chải răng, thói quen đi khám răng) và một số triệu chứng của tình trạng rối loạn dạ dày (ợ nóng/ợ hơi/cảm giác có vị chua trong miệng và nôn mửa). KẾT LUẬN Tỉ lệ ăn mòn răng trong nhóm sinh viên nghiên cứu khá cao (68,7%). Tiêu thụ nhiều nước ngọt có gas (hơn 3-5 lần/tuần) và thiếu hiểu biết thông tin về axit gây hại răng là các yếu tố có ý nghĩa dự báo đối với tình trạng ăn mòn răng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bartlett D, Ganss C, Lussi A. (2008) Basic Erosive Wear Examination (BEWE): a new scoring system for scientific and clinical needs.Clinical Oral Investigation; 12 Suppl 1:S65-68. 2. Bartlett D. (2006) Intrinsic causes of erosion. Monogr Oral Sciences.; 20: 119-139. 3. Ganss C. (2008) How valid are current diagnostic criteria for dental erosion? Clin Oral Investig.; 12 Suppl 1: S41-49. 4. Gatti R, De Palo EF (2006) An update: salivary hormones and physical exercise. Scandinavian Journal of Medicine Sport; 21: 157- 169. 5. Järvinen VK, Rytömaa II, Heinonen OP. (1991) Risk factors in dental erosion. J Dent Res.; 70: 942-947. 6. Lussi A, Hellwig E, Ganss C, Jaeggi T. (2009) Buonocore memorial lecture: Dental erosion. Operative dentistry; 34(3): 251- 262. 7. Lussi A, Jeaggi T. (2006) Chemical factors. Monogr Oral Sciences; 20: 77-87. 8. Manaf ZA, Lee MT, Ali NH, et al. (2012) Relationship between food habits and tooth erosion occurrence in Malaysian university students. Malaysian Journal Medicine Sciences.; 19(2): 56-66. 9. Mulic A, Skudutyte-Rysstad R, Tveit AB, Skaare AB. (2012) Risk indicators for dental erosive wear among 18-yr-old subjects in Oslo,Norway. European Journal Oral Sciences, 120(6) : 531-538. 10. Nguyễn Phúc Diên Thảo, Đặng Vũ Ngọc Mai (2011).Đặc điểm mòn răng trên sinh viên răng hàm mặt và một số yếu tố liên quan.Tạp chí Y họcTP HCM số 2, tập 15. 11. Nguyễn Võ Ngọc Trang, Lê Đức Lánh, Siriruk Nakornchai. (2012) Nồng độ fluor và tính axit của nước giải khát tại thành phố Hồ Chí Minh.Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 17, phụ bản của số 2: 9-14. 12. Phạm Lệ Quyên (2006).Mòn răng và các yếu tố liên quan nghiên cứu trên 150 sinh viên. 13. Sirimaharaj V, Brearley Messer L, Morgan MV. (2002) Acidic diet and dental erosion among athletes.Australian dental journal, (3): 228-236. 14. Tanabe M, Takahashi T, Shimoyama K, Toyoshima Y and Ueno T. (2013) Effects of rehydration and food consumption on salivary flow, pH and buffering capacity in young adult volunteers during ergometer exercise.Journal of international Society of Sports nutrition 2013, 10: 49. 15. Ten Cate JM, Imfeld T. (1996) Dental erosion, summary.European Journal Oral Sciences; 104(2 ( Pt 2)): 241-244. 16. Wang X, Lussi A. (2010) Assessment and management of dental erosion.Dent Clin North Am. 54(3): 565-578. Ngày nhận bài báo: 08/02/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/02/2015 Người phản biện: TS Phạm Văn Khoa Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfan_mon_rang_va_mot_so_yeu_to_lien_quan.pdf
Tài liệu liên quan