Increasing the growth of germlings and decreasing fouling algae are two main
constraints for the seedling production of Sargassum in laboratory condition. These results indicate
that the growth of germlings was best in nutrient concentration of NaNO3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L
and photon irradiance of 510 µmol photon/m2/s. During the experiment, fouling was controlled by
degration of photon irradiance. Seedlings of > 0.2cm length could be achieved after 2 month of tank
culture. However, seedlings of 2 cm length could be achieved after 4,5 month of tank culture from
seedlings of 0.2 cm length. These results indicate that the growth of seedling was low during their
nursery cultivation stage at laboratory. Therefore, successful cultivation in nursery stage is
essential for field conduction.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng ánh sáng và dinh dưỡng trong quá trình nhân giống rong mơ - Sargassum polycystum c. agardh từ hợp tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 81-88
ISSN: 1859-3097
ẢNH HƯỞNG ÁNH SÁNG VÀ DINH DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH
NHÂN GIỐNG RONG MƠ - SARGASSUM POLYCYSTUM C. AGARDH
TỪ HỢP TỬ
Lê Như Hậu*, Vũ Thị Mơ, Võ Thành Trung, Trần Văn Huynh, Trần Nguyễn Hà Vy
Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang
-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*Email: lenhuhau2003@yahoo.com
Ngày nhận bài: 10-8-2013
TÓM TẮT: Sự gia tăng tốc độ phát triển của cây giống và giảm rong tạp là hai khó khăn chính
trong quá trình sản xuất giống rong Mơ trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy hàm lượng dinh
dưỡng NaNO3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L và mức ánh sáng 510 µmol photon/m2/s tốt cho sự phát triển
của cây rong Mơ con. Trong thí nghiệm, rong tạp cũng được hạn chế bằng cách giảm cường độ ánh
sáng. Cây giống đạt chiều cao 0,2 cm sau 2 tháng nuôi cây con từ hợp tử và cây giống đạt chiều
cao 2 cm sau 4,5 tháng nuôi trong bể từ cây con có chiều cao 0,2 cm. Kết quả cho thấy, sự phát
triển của cây con trong giai đoạn ươm giống từ 0,2 đến 2 cm trong phòng thí nghiệm là rất thấp. Vì
lẽ đó, để có giống đáp ứng được tiêu chuẩn cây giống sau thời gian ươm cần thiết phải tiến hành
ươm giống ngoài tự nhiên.
Từ khóa: Nhiệt độ, sản xuất gống nhân tạo, Sargassum polycystum, sinh trưởng và phát triển,
ánh sáng và dinh dưỡng.
MỞ ĐẦU
Nguồn lợi rong Mơ tự nhiên ở ven biển
Việt Nam rất lớn, sản lượng hàng năm khoảng
20.000 tấn khô và đem lại thu nhập cho người
dân ven biển khoảng 150 tỷ đồng [5].
Rong Mơ có vai trò quan trọng trong sự cân
bằng các hệ sinh thái ven biển như hấp thụ các
chất dinh dưỡng trong nước, giảm thiểu sự ô
nhiễm dinh dưỡng trong môi trường nước ven
bờ, làm nơi trú ngụ, bãi đẻ cho các loài hải sản
có giá trị như: Tôm, cua, cá, mực, hải sâm, cầu
gai [6], sử dụng trong y học [1].
Tuy nhiên, hiện nay người dân ven biển
của địa phương đang tiến hành khai thác
nguồn lợi này theo lợi nhuận trước mắt với giá
7.000 - 8.500 đồng/kg khô (như khai thác quá
sớm so với mùa vụ chính, không chừa lại phần
gốc ...). Nguồn lợi rong Mơ bị giảm đi đáng
kể, nhiều nơi đã bị khai thác cạn kiệt thậm chí
nhiều bãi rong Mơ trở nên hoang hóa, không
có nguồn giống bố mẹ để phục hồi, mà chưa
có một giải pháp nào để đảm bảo chất lượng
và phát triển bền vững nguồn nguyên liệu
dược liệu quý giá này.
Để phát triển nuôi trồng thành công, vấn đề
quan trọng nhất là cung cấp đủ nguồn giống.
Mặc dù có 3 cách để sản xuất giống cho nuôi
trồng kinh tế: cây con tái phát triển từ gốc bám,
thu cây con từ các bãi rong tự nhiên và cây con
từ nuôi hợp tử. Hai cách đầu là khó đáp ứng
nhu cầu phát triển nuôi trồng thương phẩm bền
vững bởi vì nguồn giống rong tự nhiên sẽ bị
xâm hại nghiêm trọng, cách sản xuất giống từ
hợp tử mới có thể đáp ứng được khối lượng cây
giống [7, 10].
Các nước như Nhật, Hàn Quốc, Trung
Quốc nhân giống cây con rong Mơ đã có
Lê Như Hậu, Vũ Thị Mơ, Võ Thành Trung,
82
phương pháp sản xuất cây giống nhân tạo bằng
hơp tử trong phòng thí nghiệm và sau đó đem
ra trồng ngoài tự nhiên cho mục đích phục hồi
và sản xuất nuôi trồng có kết quả tốt. Trong khi
với các loài rong Câu, rong Sụn, rong Nho có
thể sử dụng phương pháp nhân giống dinh
dưỡng cho kết quả nhanh hơn so với các
phương pháp bằng bào tử.
Tuy nhiên, hiện nay nước ta chưa có cở sở
nào nghiên cứu sản xuất giống rong Mơ để có
nguồn giống phục vụ cho các giải pháp phục
hồi cũng như nguồn giống để phục vụ nuôi
trồng nhằm góp phần phát triển bền vững các
bãi rong Mơ ở ven biển Việt Nam. Để hoàn
thiện dần quy trình kỹ thuật nhân giống và nuôi
trồng rong Mơ ở Việt Nam. Chúng tôi tiến
hành “Nghiên cứu ảnh hưởng ánh sáng và dinh
dưỡng lên sự phát triển của cây rong Mơ con
trong giai đoạn từ hợp tử cho đến cây giống cao
0,5 cm”.
PHƯƠNG PHÁP
Nguồn giống
Rong Mơ (Sargassum polycystum) trưởng
thành (♀ và ♂) có mang thỏi sinh sản được thu
từ Sông Lô, Nha Trang (12°9'27,11"N,
109°12'50,92"E) chuyển về phòng thí nghiệm
Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha
Trang. Rửa rong bằng nước biển (đã lọc qua
lưới lọc phytoplanton) để loại bỏ chất bẩn và
phụ sinh. Nuôi chung rong cái và đực trong các
bể kính chứa 80 lít nước biển và có sục khí.
Sau 2 ngày thuần dưỡng, cây rong được
đưa ra khỏi bể, để kích thích khô trong điều
kiện phòng (28-300C) từ 30 phút, sau đó cho
rong vào bể thủy tinh (60 × 50 × 40 cm) dung
tích 80 lít, độ mặn 30-32‰, nhiệt độ 28-300C
có sục khí. Sau 24 giờ, vớt rong ra khỏi bể. Sử
dụng vợt để thu hợp tử và chổi lông mền để
quét hợp tử lên bề mặt của các mảnh san hô (3
× 5 cm) và dây thừng bằng nylon có đường
kính 5 mm [7].
Bố trí thí nghiệm
Bốn bể thủy tinh với dung tích 100 L, mỗi
bể chứa 80 L nước biển và được bổ sung với
một trong bốn nồng độ muối dinh dưỡng theo
tỷ lệ NaNO3 : KH2PO4 như sau: Nồng độ 1 là 4
: 0,4 mg/L; nồng độ 2 là 8 : 0,8 mg/L; nồng độ
3 là 12 : 1,2 mg/L; nồng độ 4 là 16 : 1,6 mg/L).
Bốn lồng lưới hình trụ (đường kính 20 cm
và cao 30 cm) được bọc bằng lưới nylon để
điều chỉnh ánh sáng theo 4 mức sau: mức 1.1:
165 ± 22 µmol photon/m2/s; mức 1.2: 310 ±
25 µmol photon/m2/s; mức 1.3: 510 ± 50 µmol
photon/m2/s và mức 1.4: 710 ± 43 µmol
photon/m2/s, được sử dụng và đặt trên đáy mỗi
bể theo chiều thẳng đứng.
15 mảnh san hô và 15 đoạn dây thừng dài
10 cm có hợp tử đã bám trên bề mặt, được sử
dụng cho mỗi bể. Đặt 3 mảnh san hô và 3 đoạn
dây thừng trong mỗi lồng lưới hình trụ.
Thí nghiệm được tiến hành trong 195 ngày.
Nước trong các các lô thí nghiệm có cường độ
ánh sáng và hàm lượng các chất dinh dưỡng
khác nhau đều có trong cùng độ mặn, nhiệt độ,
dòng chảy bằng máy bơm LIFETECH AP1200,
8,5 W. Độ mặn được điều chỉnh 30-32‰ bằng
cách thêm nước cất hoặc thêm muối ăn và đo
bằng khúc xạ kế - Salinometer (Shibuya -
Japan). Nhiệt độ được duy trì 28-300C bằng
thiết bị ổn định nguồn nhiệt - Scientific
Aquarium Reisea LX 502 CX - Japan. Nước
được thay và bổ sung dinh dưỡng hàng tuần.
Đo chiều dài, chiều rộng lá và số lượng lá của
các cây con định kỳ 15 ngày/lần bằng kính hiển
vi hoặc kính lúp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ảnh hưởng dinh dưỡng đến phát triển của
cây giống rong Mơ
Ảnh hưởng của các nồng độ dinh dưỡng
trên sự phát triển của cây con rong Mơ theo
thời gian từ khi bắt đầu từ hợp tử đến 60 ngày,
cho thấy cây giống phát triển ở hai nồng độ 1
và 3 cao hơn so với nồng độ 2 và 4. Tuy nhiên,
sau 60 ngày khi bắt đầu từ cây giống 0,2 cm
cho thấy: Ở nồng độ 4, không có sự tăng trưởng
về chiều dài và rộng của lá, trong thời gian từ 2
tháng đến 6,5 tháng tuổi (hình 1) và ở nồng độ
3 cây rong Mơ con cũng phát triển chậm dần
sau 90 ngày. Điều này cho thấy, nguồn dinh
dưỡng ở nồng độ 4 đã hạn chế sự phát triển của
cây con từ giai đoạn hợp tử khi so sánh với các
nồng độ khác (kiểm chứng bằng t-test cũng cho
thấy sự khác nhau rõ ràng, p<0,01). Trong khi,
nồng độ 3 phù hợp cho cây con ở giai đoạn non
Ảnh hưởng ánh sáng và dinh dưỡng
83
đến 90 ngày tuổi, nhưng sau đó lại cản trở sự
phát triển. Nồng độ 1 và 2 đều có ảnh hưởng tốt
đến sự phát triển cây con từ giai đoạn hợp tử
cho đến cây con cao 1,28 ± 0,14 cm. Sau 6,5
tháng tuổi, chiều dài cây giống cao nhất vẫn ở
nồng độ 1 (1,48 ± 0,30 cm) và chúng có
khuynh hướng giảm dần lần lượt là 0,78 ±
0,17 cm; 0,48 ± 0,07 cm và 0,38 ± 0,05 cm khi
nồng độ dinh dưỡng tăng dần từ nồng độ 1 lến
nồng độ 4. Sự khác nhau về chiều dài và chiều
rộng lá là có ý nghĩa thống kê (ANOVA:
f=10,23>fcrist=3,23; p<0,01) (hình 1, 2).
0,00
0,20
0,40
0,60
0,80
1,00
1,20
1,40
1,60
1,80
0 15 30 45 60 75 90 105 120 135 150 165 180 195
Ngày
C
hi
ều
d
ài
(c
m
)
Nồng độ 1 Nồng độ 2 Nồng độ 3 Nồng độ 4
Hình 1. Sự phát triển của cây con rong Mơ ở
nồng độ dinh dưỡng khác nhau theo thời gian
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
0,9
1
Nồng độ 1 Nồng độ 2 Nồng độ 3 Nồng độ 4
C
hi
ều
rộ
ng
(c
m
)
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
0,9
1
C
hi
ều
d
ài
(c
m
)
Chiều rộng rong Mơ Chiều dài rong Mơ
Hình 2. Sự phát triển của rong Mơ theo nồng
độ dinh dưỡng (tăng dần từ nồng độ 1 đến nồng
độ 4)
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu
của Hsiao [3]. Theo ông, khi nghiên cứu ảnh
hưởng của dinh dưỡng lên sự phát triển của
Laminaria saccharina cho thấy từ nồng độ
5 µgN-NO3/L và 5 µgP-PO4/L đã bắt đầu ảnh
hưởng đến sinh trưởng và gia tăng tốc độ sinh
trưởng theo nồng độ nhưng khi nồng độ trên
588 µgN-NO3/L và 15 µgP-PO4/L đã hạn chế
sự phát triển của cây con. Theo Schaffelke &
Klumpp [8], rong Mơ S. baccularia có tốc độ
sinh trưởng cao nhất ở (208 µgN-NH4/L)
4,8 µM amoni và (29,4 µgP-PO4/L) 0,3 µM
phốt phát và sau đó giảm dần khi nồng độ N và
P tăng. Điều này cũng cho thấy, hàm lượng N
và P trong mô có tăng lên khi nồng độ dinh
dưỡng tăng, nhưng hàm lượng N và P tích lũy
trong mô cũng chỉ đến mức bão hòa là
2,5%/trọng lượng khô cho N và 0,22%/trọng
lượng khô cho P [8]. Tuy nhiên, nồng độ này là
thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Shao et
al. [9], khi nghiên cứu về dinh dưỡng trong
nuôi trồng cây con loài Sagarssum horneri,
nhưng do thí nghiệm của tác giả thay nước có
thời gian ngắn hơn, từng 2 ngày một lần và bón
phân 10 mg KNO3 + 1mg KH2PO4/L [9] so với
thời gian thay nước của nghiên cứu này, cũng
như của Hsiao và Schaffelke & Klumpp [3, 8]
là 1 tuần đến 2 tuần.
Ảnh hưởng ánh sáng đến phát triển của cây
giống rong Mơ
Ảnh hưởng của các ánh sáng lên sự phát
triển của cây con rong Mơ theo thời gian từ khi
bắt đầu từ hợp tử đến 60 ngày, cho thấy cây
giống phát triển ở hai mức ánh sáng 1.1 và 1.2
cao hơn so với 1.3 và 1.4. Tuy nhiên sau 60
ngày khi bắt đầu từ cây giống 0,2cm cho thấy
có sự suy giảm về chiều dài và rộng của lá ở
ánh sáng 1.1 và đến 90 ngày có sự suy giảm về
chiều dài và rộng của lá ở ánh sáng 1.2. Trái
lại, có sự gia tăng cao về phát triển chiều dài ở
các mức ánh sáng 1.3 và 1.4 trong thời gian từ
2 tháng đến 6,5 tháng tuổi (hình 3). Điều này
cho thấy, nguồn ánh sáng 1.3 và 1.4 đã hạn chế
sự phát triển của cây con từ giai đoạn hợp tử
đến giai đoạn cây giống cao 0,2 cm khi so sánh
với 2 cường độ ánh sáng 1.1 và 1.2 (kiểm
chứng bằng t-test cũng cho thấy sự khác nhau
rõ ràng, p<0,01). Ngược lại, sau thời gian 60 -
75 ngày tuổi, nguồn ánh sáng 1.1 và 1.2 đã hạn
chế sự phát triển của cây con từ giai đoạn cây
con cao 0,2 cm đến giai đoạn cây giống cao
1,5 cm khi so sánh với 2 cường độ ánh sáng 1.3
và 1.4 (kiểm chứng bằng t-test cũng cho thấy
sự khác nhau rõ ràng, p<0,01). Ánh sáng 1.3 và
1.4 có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển cây con
từ giai đoạn cây con cao 0,2 cm cho đến
1,5 cm. Sau 6,5 tháng tuổi, chiều dài cây giống
cao nhất ở mức ánh sáng 1.4 (1,48 ± 0,30 cm)
và chúng có khuynh hướng giảm dần lần lượt là
1,38 ± 0,70 cm; 1,27 ± 0,40 cm; 0,90 ± 0,40 cm
khi ánh sáng giảm dần dần từ ánh sáng 1.4
xuống 1.1.
Lê Như Hậu, Vũ Thị Mơ, Võ Thành Trung,
84
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu
của Choi và cộng sự khi nghiên cứu ảnh hưởng
ngưỡng ánh sáng 20 - 80 µmol photon/m2/s đối
với của rong S. horneri, cho thấy chúng phát
triển tốt nhất ở ánh sáng thấp 25 µmol
photon/m2/s trong giai đoạn cây con dưới
0,2 cm [2]. Tương tự, Zhao et al. [10], khi
nghiên cứu ngưỡng ánh sáng 9 - 88 µmol
photon/m2/s ảnh hưởng lên sự phát triển của
cây rong Mơ con S. thunbergii cho thấy giai
đoạn cây con dưới 0,2 cm tăng trưởng tốt nhất
ở điều kiện ánh sáng thấp 44 µmol photon/m2/s.
Tuy nhiên, Hwang và cộng sự thấy rằng ở giai
đoạn ươm giống từ 0,2 cm đến 2,5 cm, cây
rong Mơ con có yêu cầu ánh sáng cao hơn so
với giai đoạn 0 - 0,2 cm, trung bình 488 ±
58 µmol photon/m2/s là tốt nhất [4].
0,00
0,20
0,40
0,60
0,80
1,00
1,20
1,40
1,60
1,80
0 15 30 45 60 75 90 105 120 135 150 165 180 195
Ngày
C
hi
ều
d
ài
(c
m
)
Ánh sáng 1.1 Ánh sáng 1.2 Ánh sáng 1.3 Ánh sáng 1.4
Hình 3. Sự phát triển của cây con rong Mơ ở
mức ánh sáng khác nhau theo thời gian
0
0,05
0,1
0,15
0,2
0,25
0,3
0,35
0,4
Bể 1.1 Bể 1.2 Bể 1.3 Bể 1.4
C
hi
ều
rộ
ng
(m
m
)
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1
1,2
1,4
1,6
1,8
2
C
hi
ều
d
ài
(c
m
)
Chiều rộng rong Mơ Chiều dài rong Mơ
Hình 4. Sự phát triển của rong Mơ theo ánh
sáng (tăng dần từ bể 1.1 đến bể 1.4)
Theo dõi ảnh hưởng của ánh sáng đến phát
triển của rong Mơ cho thấy, khi ánh sáng tăng
thì chiều rộng phiến lá tăng, nhưng chiều dài
ngắn lại. Nhưng ở lô 1.4 với ánh sáng cao nhất,
thì rong Lục phát triển mạnh đã cạnh tranh ánh
sáng của rong Mơ, làm lá rong Mơ phát triển
ngược với xu hướng trên, tăng chiều dài và
giảm chiều rộng, điều này có thể là một cơ chế
giúp lá rong Mơ có điều kiện nhận được ánh
sáng (khi bị rong Lục che bóng) (hình 5). Tuy
nhiên, ở mức ánh sáng lô 1.3, rong Mơ phát
triển tốt với diện tích lá lớn nhất trong các mức
ánh sáng nghiên cứu (p<0,05) (hình 4, 6). Kết
quả này là phù hợp với Hwang et al., [4], cho
rằng cây rong Mơ con ở giai đoạn I từ 0,2 -
0,5 cm phát triển tốt ở mức nước sâu 1,5 m
tương ứng với ánh sáng có cường độ trung bình
488 ± 58 µmol photon/m2/s.
Hình 5. Sự phát triển của rong Lục theo cường
độ ánh sáng (tăng dần từ 1.1 đến 1.4)
Hình 6. Sự phát triển của rong Mơ theo cường
độ ánh sáng (tăng dần từ 1.1 đến 1.4)
Sự phát triển của rong Mơ theo ánh sáng và
dinh dưỡng
Như vậy, kết hợp hai yếu tố vừa ánh sáng
và dinh dưỡng cho thấy rằng, chiều dài có sự
khác nhau rõ rệt giữa các lô có nồng độ khác
Ảnh hưởng ánh sáng và dinh dưỡng
85
nhau (p=0,003), trong đó chiều dài lớn nhất ở
nồng độ 1 và ở mức ánh sáng 4 (1,48 ±
0,30 cm) và chiều rộng thì không có sự khác
nhau có ý nghĩa thồng kê (p>0,05). Tuy nhiên
chiều rộng lớn nhất ở nồng độ 1 và ở mức ánh
sáng 3 (0,36 ± 0,11 cm). Xét về diện tích lá,
cho thấy diện tích lá lớn nhất ở nồng độ 1 và ở
mức ánh sáng 3 (hay lô 1.3), tương ứng với
hàm lượng dinh dưỡng là 4mg NaNO3 + 0,4 mg
KH2PO4/L và mức ánh sáng là 510 µmol
photon/m2/s. Kết quả thể hiện ảnh hưởng kết
hợp hai yếu tố ánh sáng và dinh dưỡng lên kích
thước cá thể rong Mơ sau 6,5 tháng nuôi trồng
trong bể thí nghiệm ở bảng 1 và hình 7.
Bảng 1. Hình thái cây rong Mơ theo ánh sáng (4 mức ánh sáng tăng từ trái sang phải và
4 mức dinh dưỡng tăng từ trên xuống dưới)
Ánh sáng
D
in
h
dư
ỡn
g
0,00
0,05
0,10
0,15
0,20
0,25
0,30
0,35
0,40
cm
AS1 AS2 AS3 AS4
Ánh sáng
Biến động chiều rộng theo ánh sáng và dinh dưỡng
DD1
DD2
DD3
DD4
0,00
0,20
0,40
0,60
0,80
1,00
1,20
1,40
1,60
cm
AS1 AS2 AS3 AS4
Ánh sáng
Biến động chiều dài theo ánh sáng và dinh dưỡng
DD1
DD2
DD3
DD4
Hình 7. Biến động chiều dài và rộng cây rong Mơ theo ánh sáng (AS) và dinh dưỡng (DD) tăng
dần từ mức 1 đến mức 4
So sánh sự phát triển của cây rong Mơ trồng
trong phòng thí nghiệm và tự nhiên
Sau 4 tháng nuôi trồng từ cây con cao
0,2 cm vừa ở trong bể kính vừa ở ngoài tự
nhiên cho thấy: cây rong Mơ ươm giống ngoài
tự nhiên (Đầm Báy, Nha Trang:
12°11'48,57"N, 109°17'31,63"E) phát triển tốt
sau 4 tháng rong dài trung bình 2,4 ± 0,3 cm
đạt được chiều dài của cây giống để nuôi trồng
Lê Như Hậu, Vũ Thị Mơ, Võ Thành Trung,
86
theo mô hình thương phẩm là 2,5 cm [11, 12].
Trong khi đó, cây con nuôi trồng trong bể kính
ở điều kiện thí nghiệm thì rong phát triển rất
chậm, chiều dài trung bình cho các lô thí
nghiệm chỉ đạt 0,78 ± 0,30 cm (hình 8, 9). Điều
này có thể do nhu cầu về ánh sáng, dinh dưỡng,
khoáng vi lượng cao ở giai đoạn ươm giống từ
0,2 cm đến 2,5 cm.
0
5
10
15
20
25
2/8 7/9 5/10 2/11 6/12
Thời gian
C
hi
ều
d
ài
(m
m
)
0
1
2
3
4
5
6
C
hi
ều
rộ
ng
(m
m
)
Chiều dài rong Mơ (biển) Chiều dài rong Mơ (bể kính)
Chiều rộng rong Mơ (biển) Chiều rộng rong Mơ (bể kính)
Hình 8. Sự phát triển của cây rong Mơ con
trong bể kính và ngoài tự nhiên
sau 4 tháng nuôi trồng
Hình 9. So sánh hình thái cây rong Mơ con
trồng trong phòng thí nghiệm (a) và tự nhiên
sau 4 tháng nuôi (b)
KẾT LUẬN
Cây con cao 0,2cm và đạt mật độ 2 - 3
cây/cm sau 60 ngày nuôi cây con từ hợp tử,
đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cây giống cho giai
đoạn ươm.
Hàm lượng dinh dưỡng NaNO3 : KH2PO4 =
4:0,4 mg/L và mức ánh sáng 510 µmol
photon/m2/s tốt cho sự phát triển của cây rong
Mơ con và hạn chế sự phát triển của rong tạp.
Sự phát triển của cây con trong bể kính ở
điều kiện phòng thí nghiệm trong giai đoạn
ươm giống từ 0,2 cm đến 2 cm là rất chậm,
không thể đáp ứng được tiêu chuẩn cây giống
sau thời gian ươm.
Lời cảm ơn: Công trình này được thực hiện
bởi kinh phí của Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam cho hướng nghiên cứu
Khoa học và Công nghệ biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Minh Lý, Trần Thị Thanh Vân, Đặng
Xuân Cường, 2009. Sàng lọc hoạt tính
kháng khuẩn của một số loài rong biển
Khánh Hòa, Tuyển tập Hội nghị Khoa học
Toàn quốc về Sinh học biển và phát triển
bền vững, 671-677.
2. Choi H. G., Lee K. H., Yoo H. I., Kang P.
J., Kim Y. S., Nam K. W., 2008.
Physiological differences in the growth of
Sargassum horneri between the germling
and adult stages. J. Appl. Phycol., 20: 729-
735.
3. Hsiao S. I. C., 1972. Nutritional
requirements for gametogenesis in
Laminaria saccharina (L.) Lamouroux.
Thesis (Ph.D.) - Simon Fraser University,
1972, 131pp.
4. Hwang E. K., Baek J. M., Park C. S., 2007.
Assessment of optimal depth and photon
irradiance for cultivation of the brown alga,
Sargassum fulvellum (Turner) C. Agardh J
Appl Phycol 19: 787-793.
5. Lê Như Hậu, Bùi Minh Lý, 2011. Tiềm
năng và giải pháp phát triển nguồn lợi rong
Mơ tại các tỉnh miền Trung. Hội thảo quốc
tế trong Điều tra, Nghiên cứu Tài nguyên
và môi trường biển. Tr. 305-312.
6. Nguyễn Hữu Đại, 1997. Rong Mơ
(Sargassaceae) Việt Nam. Nguồn lợi và sử
dụng. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh,
198 tr.
7. Pang S. J., Gao S. Q., Sun J. Z., 2006.
Cultivation of the brown alga Hizikia
fusiformis (Harvey) Okamura: Controlled
fertilization and early development of
seedlings in raceway tanks in ambient light
and temperature. J Appl Phycol 18: 723-731.
Ảnh hưởng ánh sáng và dinh dưỡng
87
8. Schaffelke B. and Klumpp D. W., 1998.
Nutrient-limited growth of the coral reef
macroalga Sargassum baccularia and
experimental growth enhancement by
nutrient addition in continuous flow
culture. Mar. Ecol. Prog. Ser.,19: 199-211.
9. Shao J. P., Feng L., Ti F. S., 2009.
Cultivation of the brown alga Sagarssum
horneri: Sexual reproduction and seeding
production in tank culture under reduced
solar irradiance in ambient temperature. J
Appl Phycol, 21: 413-422.
10. Zhao, Z., Zhao, F., Yao, J., Lu J., Ang, P. O.
J., Duan D., 2008. Early development of
germling of S. thunbergii (Fucales,
Phaeophyta) under laboratory conditions. J.
Appl. Phycol., DOI 10.1007/s10811-088-
9311-y.
11. Xie E. Y., Liu D. C., Jia C., Chen X. L. and
Yang B., 2012. Artificial seed production
and cultivation of the edible brown alga
Sargassum naozouense Tseng et Lu. J Appl
Phycol DOI 10.1007/s10811-012-9885-2.
12. Zhang Q. S., Tang Y. Z., Liu S. K., Zhang S.
B., Lu Z. C., Cu S. H. and Yu Y. Q., 2012.
Zygote-derived seedling production of
Sargassum thunbergii: Focus on two
frequently experienced constraints in tank
culture of seaweed. J. Appl. Phycol., DOI
10.1007/s10811-011-99689-9.
Lê Như Hậu, Vũ Thị Mơ, Võ Thành Trung,
88
AFFECTS OF LIGHT AND NUTRIENT IN ARTIFICAL
SEEDLING PRODUCTION FROM ZYGOTES OF
SARGASSUM POLYCYSTUM C. AGARDH
Le Nhu Hau, Vu Thi Mo, Vo Thanh Trung, Tran Van Huynh, Tran Nguyen Ha Vy
Nha Trang Institute of Technology Research and Application, VAST
ABSTRACT: Increasing the growth of germlings and decreasing fouling algae are two main
constraints for the seedling production of Sargassum in laboratory condition. These results indicate
that the growth of germlings was best in nutrient concentration of NaNO3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L
and photon irradiance of 510 µmol photon/m2/s. During the experiment, fouling was controlled by
degration of photon irradiance. Seedlings of > 0.2cm length could be achieved after 2 month of tank
culture. However, seedlings of 2 cm length could be achieved after 4,5 month of tank culture from
seedlings of 0.2 cm length. These results indicate that the growth of seedling was low during their
nursery cultivation stage at laboratory. Therefore, successful cultivation in nursery stage is
essential for field conduction.
Key words: Artificial seedling production, growth and development, Sargassum polycystum,
photon irradiance and nutrient.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4033_14222_1_pb_2576_2079625.pdf