Nghiên cứu đã khảo sát được sự ảnh hưởng của nồng độ các chất CaSO4, CaCl2, MgCl2 và GDL đến
quá trình đông tụ protein đậu nành theo cả 2 cơ chế là sử dụng cation hoá trị II và pH đẳng điện đến tính
chất cơ lý và khả năng giữ nước của sản phẩm. Kết quả cho thấy:
Khi gia tăng nồng độ chất đông tụ làm tăng các tính chất cơ lý và cả khả năng giữ nước bên trong
cấu trúc sản phẩm. Đông tụ theo cơ chế cầu nối tĩnh điện tác động chủ yếu đến độ cứng do các cation
hình thành nhiều liên kết tĩnh điện trong khối đông. Đông tụ theo cơ chế pH đẳng điện tác động nhiều đến
độ đàn hồi và độ dẻo do hình thành nhiều liên kết hydro trong khối đông.
Ảnh hưởng của chất hỗ trợ đông tụ (carrageenan) cho thấy là có tác dụng chính là làm tăng khả năng
giữ nước của sản phẩm do sự hình thành các liên kết đồng tạo gel giữa protein – carrageenan và liên kết
hydro trong khối đông thành phẩm.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các chất đông tụ đến tính chất khối đông protein trên dịch sữa đậu nành hàm lượng 7% - Đỗ Mai Nguyên Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh -2017)
143
ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐÔNG TỤ ĐẾN TÍNH CHẤT KHỐI
ĐÔNG PROTEIN TRÊN DỊCH SỮA ĐẬU NÀNH HÀM LƢỢNG 7%
Đỗ Mai Nguyên Phƣơng
Trường Đại học ng nghiệp Th c ph m Thành phố H h inh
Email: phuongdmn@cntp.edu.vn
Ngày nhận bài: 09/05/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017
TÓM TẮT
Quá trình đông tụ protein đậu nành đã được tiến hành nghiên cứu nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của
các chất đông tụ và chất hỗ trợ đông tụ đến tính chất khối đông protein đậu nành theo 2 cơ chế khác nhau
là sử dụng cầu nối tĩnh điện và pH đẳng điện. Quá trình khảo sát thực hiện hàm lượng protein là 7%
(w/w) với 4 loại chất đông tụ khác nhau là CaSO4, GDL, CaCl2, MgCl2. Và chất hỗ trợ đông tụ
carrageean. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gia tăng nồng độ các chất đông tụ sẽ ảnh hưởng chính lên tính
chất cơ lý của cấu trúc khối đông: độ cứng, độ dẻo, độ đàn hồi, độ cố kết. Khi bổ sung các chất hổ trợ cho
quá trình đông tụ như carrageenan sẽ tác động chính lên khả năng giữ nước của sản phẩm.
Từ khóa: đông tụ, đậu hủ, carrageenan, khối đông.
1. MỞ ĐẦU
Đậu nành có tên khoa học là Glycine max.L thuộc cây họ đậu, được xem là “cây thần diệu” vì có
chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu với hàm lượng cân đối. Khoa học cũng đã chứng minh protein đậu
nành có thể thay thế một phần protein động vật trong khẩu phần ăn hằng ngày của con người [1]. Vì vậy,
đậu nành trở thành nguồn nguyên liệu quen thuộc để chế biến thành nhiều sản phẩm thực phẩm khác
nhau, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ cho đối tượng ăn chay.
Đậu hũ là món ăn truyền thống của một số quốc gia ở Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam,
Hàn Quốc, Nhật Bản Ăn đậu hũ thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, thanh nhiệt, giải khát,
làm sạch ruột và dạ dày. Có lợi cho người thể chất nhiệt nóng hoặc dành cho những người vừa mắc phải
chứng bệnh nhiệt nóng. Y học hiện đại cũng chứng minh, đậu hũ còn rất có lợi cho việc phát triển răng và
xương, tăng hàm lượng sắt trong quá trình tạo máu. Với hàm lượng estrogen thực vật phong phú, đậu hũ
có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương. Ngoài ra, đậu hũ không chứa cholesterol cho nên nó là một loại
thực phẩm có lợi cho những người mắc bệnh huyết áp và tim mạch [1-3]. Do đó, chất lượng đậu hũ luôn
được quan tâm để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Chất lượng đậu hũ không chỉ được đánh giá qua các tính chất cơ lý mà còn đánh giá qua khả năng
giữ nước của khối đông protein để tăng hiệu suất thu hồi. Khả năng đông tụ của protein được sử dụng để
tạo độ cứng, độ đàn hồi cho một số thực phẩm mà còn để cải biến khả năng giữ nước, tạo độ dầy, tạo lực
liên kết giữa các tiểu phần cũng như làm bền khối đông [4,5].
Các tương tác giữa các tiểu phần protein quyết định đến việc hình thành mạng protein ba chiều đặc
trưng cho hệ, hình thành nên hệ thống nút mạng bên trong khối đông protein và tạo nên những tính chất
cơ lý khác nhau cho sản phẩm đậu hũ [5]. Các tương tác này không chỉ tác động lên tính chất cơ lý mà
còn ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của khối đông. Ngoài các phân tử nước liên kết chặt chẽ với các
nhóm có cực của chuỗi protein, còn có nước tồn tại ở dạng dung môi tự do. Người ta nhận thấy, mặc dù
nước bị nhốt này có tính chất giống như nước của một dung dịch muối loãng được giữ bằng lực vật lý,
vẫn không thể bị đẩy ra một cách dễ dàng. Có thể là khi tạo khối đông, các liên kết bên trong hệ protein
đã tạo ra một cái bẫy để nhốt nước, hoặc cũng có thể các lỗ của mạng lưới protein giữ được nước dạng
Đ ai gu n hư ng
144
mao quản [5,6].
Dù được xem là một sản phẩm có tiềm năng nhưng trên thị trường Việt Nam, việc sản xuất đậu hũ
vẫn chỉ dựa trên kinh nghiệm và sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ. Một trong những nguyên nhân là do các thông
tin về quá trình đông tụ chưa được nghiên cứu đầy đủ để có thể làm cơ sở lựa chọn các thông số công
nghệ thích hợp cho quá trình sản xuất đậu hũ. Mục đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp những dữ liệu
về sự ảnh hưởng của các loại chất phụ gia tạo đông và các chất hỗ trợ đông tụ đến quá trình đông tụ
protein đậu nành, từ đó hỗ trợ cho các nhà sản xuất có thêm cơ sở khoa học để thực hiện quá trình đông tụ
trong sản xuất đậu hũ.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Nguồn nguyên liệu đậu nành được cung cấp bởi công ty TNHH TM- Dịch vụ Xuân Hồng (Việt
Nam).
Chỉ tiêu chất lượng: theo QĐ 46/2007/QĐ-BYT.
Các chất đông tụ sử dụng nghiên cứu:
CaSO4.2H2O; CaCl2. 2H2O; MgCl2.6H2O: Các hoá chất này được cung cấp bởi công ty Guangdong
Guanghua Chemical Factory Co. Ltd. China
GDL (Glucono Delta Lactone): được cung cấp bởi công ty Qingdao Century Longlive Int’l Trade
Co. Ltd. China.
Chất hỗ trợ đông tụ cho nghiên cứu là Carrageenan được cung cấp bởi HiMedia Laboratories Pvt.
Ltd. India.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát ảnh hưởng các chất tạo đ ng đến t nh chất c lý sản ph m
Dịch sữa đậu nành sau khi lọc, hiệu chuẩn về nồng độ protein 7% (w/w) bằng soy protein [4] và pH
ở khoảng 6,5 bằng dung dịch HCl. Tiến hành gia nhiệt đến 75 ºC / 5 phút, tiếp tục gia nhiệt đến 90 ºC/10
phút để biến tính protein trong dịch sữa [7, 8]. Sau đó, các chất đông tụ được bổ sung với nồng độ phù
hợp và dịch sữa sẽ được để yên trong bể điều nhiệt ở nhiệt độ 85 ºC/40 phút để tạo thành khối đông [6,8].
Khảo sát ảnh hưởng của các chất tạo đông theo cơ chế sử dụng cầu nối nhờ các cation hoá trị II và
các chất được khảo sát bao gồm: Calcium sulphate (CaSO4.2H2O); Calcium Chloride (CaCl2.2H2O);
Magnesium Chloride (MgCl2.6H2O) với nồng độ 0,1-0,4% (w/w).
Khảo sát ảnh hưởng chất tạo đông theo cơ chế đông tụ đẳng điện và quá trình khảo sát này được
thực hiện trên chất tạo đông là GDL (Glucono Delta Lactone) với nồng độ 0,1÷0,4% (w/w).
Các chỉ tiêu cơ lý theo dõi: độ cứng, độ đàn hồi, độ dẻo và độ cố kết của khối đông.
2.2.2. Khảo sát ảnh hưởng các chất tạo đ ng đến khả năng giữ nước của sản ph m
Khảo sát ảnh hưởng của các chất tạo đông theo cơ chế sử dụng cầu nối nhờ các cation hoá trị II và
các chất được khảo sát bao gồm: Calcium sulphate (CaSO4.2H2O); Calcium Chloride (CaCl2.2H2O);
Magnesium Chloride (MgCl2.6H2O) với nồng độ 0,1-0,4% (w/w).
Khảo sát ảnh hưởng chất tạo đông theo cơ chế đông tụ đẳng điện và quá trình khảo sát này được
thực hiện trên chất tạo đông là GDL (Glucono Delta Lactone) với nồng độ 0,1-0,4% (w/w).
Các chỉ tiêu cơ lý theo dõi: khả năng giữ nước của khối đông trong 24 giờ; trong điều kiện bảo
quản 4 ºC.
2.2.3. Khảo sát ảnh hưởng chất h trợ đ ng tụ carrageenan) đến khả năng giữ của nước sản ph m
Khảo sát ảnh hưởng của chất hỗ trợ đông tụ carrageenan ở nồng độ 0,5 và 1% (w/w).
Sự tương tác giữa chất hỗ trợ đông tụ với các chất đông tụ theo những cơ chế khác nhau đến khả
năng giữ nước sản phẩm.
Ảnh hưởng của các chất đ ng tụ đến t nh chất khối đ ng protein tr n dịch sữa đậu nành hàm lượng 7%
145
Các chỉ tiêu cơ lý theo dõi: khả năng giữ nước của khối đông trong 24 giờ; trong điều kiện bảo
quản 4 ºC.
2.3. Phƣơng pháp phân tích
Độ cứng (hardness), độ đàn hồi (springiness), độ dẻo (gumminess), độ cố kết (cohension): Các thông
số này được đo bằng phép thử TPA (texture profile analysis) và thiết bị Instron TA.TX2. TPA là phép thử
mô phỏng theo những điều kiện mà thực phẩm trải qua trong suốt quá trình ăn.
Xác định hàm lượng protein: bằng phương pháp Kjeldahl (AOAC 984.13, 2000) nhân với hệ
số 5,47.
Xác định khả năng giữ nước: thông qua hàm lượng nước tách ra trong 24 giờ bằng phương pháp
Amstrong, Hill, Schrooyen, và Mitchell (1994) [9].
Phương pháp xử lý số liệu: phân tích dữ liệu đa biến bằng thuật toán MFA nhằm đánh giá ảnh hưởng
của các yếu tố đến quá trình đông tụ. Số liệu phân tích đa biến trên phần mềm R phiên bản 3.0.2.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả ảnh hƣởng các chất tạo đông đến tính chất cơ lý sản phẩm
3.1.1. Ảnh hưởng của các chất đ ng tụ đến độ cứng của sản ph m
ình a. Kết quả khảo sát ảnh hưởng chất tạo đông đến độ cứng sản phẩm.
(♦) CaSO4. (■) GDL. (●) MgCl2 (▲) CaCl2
Khi đông tụ bằng các cation độ cứng tăng đều từ nồng độ chất đông tụ 0,1-0,3% (w/w) và giảm ở
0,4% (w/w). Đối với Cation Ca2+ (CaSO4 và CaCl2) và Mg
2+
(MgCl2): thì cation Mg
2+
cho sản phẩm có
độ cứng lớn hơn cation Ca2+. Điều này cho thấy loại chất đông tụ ảnh hưởng đến tính chất tạo khối đông
của sản phẩm (Hình 1a).
Nghiên cứu cho thấy, khi tiến hành đông tụ bằng phương pháp pH đẳng điện thì khối đông có độ
cứng lớn hơn phương pháp sử dụng cation. Một số nghiên cứu đã công bố cho thấy, khối đông có độ cứng
cao hơn các cation do trong khối đông hình thành nhiều các liên kết gốc kỵ nước và S-S [10,11].
Khi cùng là các anion hoá trị 1 như Clˉ (MgCl2, CaCl2) độ cứng của sản phẩm có xu hướng giảm từ
nồng độ 0,4% (w/w) trong khi đó anion SO4
2ˉ
(CaSO4) vẫn có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy khi
độ âm điện của hợp chất đông tụ càng lớn thì sẽ cho sản phẩm có độ cứng cao hơn độ âm điện nhỏ và
không phụ thuộc vào các cation đi kèm theo chúng.
3.1.2. Ảnh hưởng của các chất đ ng tụ đến độ dẻo của sản ph m
Khi tăng nồng độ chất đông tụ CaSO4 và MgCl2 ở hàm lượng protein 7% (w/w) thì độ dẻo của sản
phẩm ngày càng tăng. Khi tăng nồng độ CaCl2 hầu như không ảnh hưởng đến độ dẻo của sản phẩm (Hình
1b). Điều này cho thấy, dù là các cation hóa trị II nhưng khi kết hợp với các ion âm khác nhau sẽ làm ảnh
hưởng đến tính chất của khối đông tụ [11].
Độ dẻo của sản phẩm không phụ thuộc vào độ âm điện Clˉ(MgCl2; CaCl2) hay SO4
2ˉ
(CaSO4). Hầu
hết ảnh hưởng của các ion âm này sẽ không được biểu hiện và bị chi phối bởi các cation kết hợp với
chúng.
0,0
1,0
2,0
3,0
4,0
5,0
0,1 0,2 0,3 0,4
Đ
ộ
c
ứ
n
g
(
N
)
Nồng độ chất đông tụ (%w/w)
a)
Đ ai gu n hư ng
146
ình b. Kết quả khảo sát ảnh hưởng chất tạo đông đến độ dẻo sản phẩm.
(♦) CaSO4. (■) GDL. (●) MgCl2 (▲) CaCl2
3.1.3 Ảnh hưởng của các chất đ ng tụ đến độ đàn h i của sản ph m
Đông tụ theo cơ chế cation sử dụng Ca2+ (CaSO4) và Mg
2+
(MgCl2), độ đàn hồi tăng đều từ nồng độ
chất đông tụ 0,1- 0,3% (w/w), sau đó có xu hướng giảm từ nồng độ 0,4% (w/w). Sự thay đổi về nồng độ
CaCl2 không ảnh hưởng đến độ đàn hồi tương tự như việc không ảnh hưởng đến độ dẻo của sản phẩm
(Hình 1c).
ình c. Kết quả khảo sát ảnh hưởng chất tạo đông đến đàn hồi cứng sản phẩm.
(♦) CaSO4. (■) GDL. (●) MgCl2 (▲) CaCl2
Đông tụ bằng GDL cho độ đàn hồi cao hơn so với cation Ca2+ (CaSO4), Mg
2+
(MgCl2). Trong trường
hợp sử dụng pH đẳng điện, các liên kết hydro trong GDL- Protein đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành mạng lưới, tạo nên độ đàn hồi cho cấu trúc.
Các ion âm không ảnh hưởng rõ rệt lên độ đàn hồi của sản phẩm, chúng được biểu hiện và ảnh
hưởng dựa trên sự kết hợp với các cation và hàm lượng protein khác nhau. Độ đàn hồi SO4
2-
(CaSO4) và
Cl
- (
MgCl2) tăng theo sự gia tăng nồng độ chất đông tụ. Cl
ˉ
(CaCl2) không ảnh hưởng đến độ đàn hồi khi
gia tăng nồng độ chất đông tụ [11].
3.1.4. Ảnh hưởng của các chất đ ng tụ đến độ cố kết của sản ph m
Độ cố kết ở mức 0,1% (w/w) là cao nhất đối với các chất đông tụ vì khi đó mẫu chưa đông tụ hoàn
toàn, hàm lượng nước thoát ra nhiều dẫn đến lực cản của nước lên đầu dò máy cấu trúc tăng (Hình 1d).
Khi gia tăng nồng độ các chất đông tụ Ca2+ hay Mg2+ không ảnh hưởng nhiều đến độ có kết của sản phẩm.
Đông tụ theo cơ chế pH có độ cố kết không khác nhiều so với đông tụ nhờ cation hoá trị II.
Ion Clˉ (CaCl2, MgCl2) không ảnh hưởng nhiều đến độ cố kết cấu trúc sản phẩm như SO4
2-
(CaSO4).
Ion SO4
2-
khi phối hợp với các cation hoá trị II sẽ cho sự ảnh hưởng đến độ cố kết hơn là ion Cl-, Nguyên
nhấn chính là do tốc độ hình thành khối đông của ion SO4
2-
(CaSO4) chậm hơn ion Cl
-
(CaCl2, MgCl2), vì
vậy làm cho cấu trúc mạng có độ bền cao hơn.
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
0,1 0,2 0,3 0,4
Đ
ộ
d
ẻo
(
N
)
Nồng độ chất đông tụ (%w/w)
0
5
10
15
0,1 0,2 0,3 0,4
Đ
ộ
đ
à
n
h
ổ
i
(m
m
)
Nồng độ chất đông tụ (%w/w)
b)
c)
Ảnh hưởng của các chất đ ng tụ đến t nh chất khối đ ng protein tr n dịch sữa đậu nành hàm lượng 7%
147
ình d. Kết quả khảo sát ảnh hưởng chất tạo đông đến độ cố kết sản phẩm.
(♦) CaSO4. (■) GDL. (●) MgCl2 (▲) CaCl2
3.2. Kết quả ảnh hƣởng các chất tạo đông đến khả năng giữ nƣớc của sản phẩm
ình Kết quả khảo sát ảnh hưởng chất tạo đông đến khả năng giữ nước của sản phẩm.
(♦) CaSO4. (■) GDL. (●) MgCl2 (▲) CaCl2
Khả năng giữ nước này một phần phản ánh được độ bền của cấu trúc mạng sau khi đã đông tụ. Khả
năng giữ nước càng cao thì độ bền cấu trúc càng tốt. Kết quả cho, khả năng giữ nước của khối đông sử
dụng chất đông tụ là cation Mg2+ (MgCl2) cao hơn so với Ca
2+
(CaSO4; CaCl2) (Hình 2). Theo
Prabhakaran và cộng sự, 2006, cation Mg2+ có cơ chế đông tụ khác với với các chất đông tụ khác, do quá
trình hình thành nút mạng khác nhau giữa các cation Mg2+ và Ca2+ [12,13].
Khả năng giữ nước trong quá trình đông tụ theo cơ chế pH đẳng điện cho kết quả cao hơn so đông tụ
theo cơ chế cation hoá trị II. Theo Kamel và L.deMan, 1986 ; Lu và cộng sự, 1980, tốc độ giảm pH có
ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đông tụ protein. Khi tốc độ giảm pH càng nhanh thì cấu trúc càng không
chặt chẽ, hàm lượng nước thoát ra nhiều. Khi bổ sung GDL vào dịch sữa thì cần có khoảng thời gian để
GDL chuyển sang dạng acid gluconic, ở thời gian đầu, tốc độ giảm pH chậm làm cho mạng lưới cấu trúc
hình thành chậm hơn nên làm cho cấu trúc tăng khả năng giữ nước [10,12].
Các ion âm Clˉ (CaCl2) và SO4
2-
(CaSO4) ảnh hưởng khác nhau đến khả năng giữ nước của cấu trúc.
Kết quả cho thấy khả năng giữ nước của các ion âm SO4
2-
luôn cao hơn các ion âm Clˉ, Theo Prabhakaran
và cộng sự, 2006, kết quả này là do thời gian hình thành cấu trúc mạng không gian bên trong khối đông.
Quá trình hình thành mạng lưới của ion âm SO4
2-
là rất chậm so với ion âm Clˉ, thời gian hình thành
mạng lưới càng chậm thì khả năng giữ nước bên trong mạng cấu trúc càng tốt [12].
3.3. Kết quả ảnh hƣởng chất hỗ trợ đông tụ (carrageenan) đến khả năng giữ nƣớc của sản phẩm
Kết quả cho thấy, sự góp mặt của chất hỗ trợ đông tụ carrageenan tác động chủ yếu lên khả năng giữ
nước của sản phẩm (Hình 3b, 3c, 3d). Khi nồng độ carrageenan bổ sung càng nhiều thì khả năng giữ nước
của sản phẩm càng cao. Theo KaRim và cộng sự, 1999, do sự xuất hiện của chất hỗ trợ đông tụ
carrageenan bổ sung điện tích âm vào dịch sữa, hình thành các liên kết đồng tạo gel giữa protein-
carrageenan và các liên kết hydro làm tăng khả năng giữ nước của sản phẩm [13].
Khi bổ sung carrageenan vào dịch sữa đông tụ bằng pH đẳng điện cũng làm tăng khả năng giữ nước
của sản phẩm. Khi bổ sung carrageenan ở hàm lượng 0,5% (w/w) làm tăng khả năng giữ nước tốt hơn ở
nồng độ 1% (w/w), kết quả này có sự khác biệt so với cơ chế đông tụ bằng các cation (Hình 2a). Điều này
được lý giải là do khi đông tụ bằng GDL sẽ cho nhiều liên kết hydro hơn phương pháp sử dụng các
0,0
0,2
0,4
0,6
0,8
1,0
1,2
1,4
0,1 0,2 0,3 0,4
Đ
ộ
c
ố
k
ết
(
N
)
Nồng độ chất đông tụ (%w/w)
40
60
80
0,1 0,2 0,3 0,4
K
h
ả
n
ăn
g
g
iữ
n
ư
ớ
c
(%
w
/w
)
Nồng độ chất đông tụ (%w/w)
d)
Đ ai gu n hư ng
148
cation. Do đó, việc bổ sung thêm quá nhiều các liên kết hydro vào dịch sữa sẽ làm giảm khả năng giữ
nước của sản phẩm [10,13].
ình 3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng carrageenan đến khả năng giữ nước.
(♦) Carrageenan 0%. (■) Carrageenan 0.5 % (▲) Carrageenan 1%
a) GDL; b) CaSO4; c) CaCl2 ; d) MgCl2
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã khảo sát được sự ảnh hưởng của nồng độ các chất CaSO4, CaCl2, MgCl2 và GDL đến
quá trình đông tụ protein đậu nành theo cả 2 cơ chế là sử dụng cation hoá trị II và pH đẳng điện đến tính
chất cơ lý và khả năng giữ nước của sản phẩm. Kết quả cho thấy:
Khi gia tăng nồng độ chất đông tụ làm tăng các tính chất cơ lý và cả khả năng giữ nước bên trong
cấu trúc sản phẩm. Đông tụ theo cơ chế cầu nối tĩnh điện tác động chủ yếu đến độ cứng do các cation
hình thành nhiều liên kết tĩnh điện trong khối đông. Đông tụ theo cơ chế pH đẳng điện tác động nhiều đến
độ đàn hồi và độ dẻo do hình thành nhiều liên kết hydro trong khối đông.
Ảnh hưởng của chất hỗ trợ đông tụ (carrageenan) cho thấy là có tác dụng chính là làm tăng khả năng
giữ nước của sản phẩm do sự hình thành các liên kết đồng tạo gel giữa protein – carrageenan và liên kết
hydro trong khối đông thành phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Oakenfull D., Pearce J., and Burley. R. W. - Protein Gelation - Food Proteins and Their
Applications - Ed. S. Damodaran and A. Paraf, Marcel Dekker, Inc., New York, pp. 111- 142,
1997.
2. Liu K. S – Soybeans Chemistry - Food and Beverage Fermentation technology - Chapman & Hall,
Ed. New York, USA, 1997.
50
60
70
80
90
100
0,1 0,2 0,3 0,4K
h
ả
n
ăn
g
g
iữ
n
ư
ớ
c
(%
w
/w
)
Nồng độ chất đông tụ (% w/w)
a)
50
55
60
65
70
75
80
0,1 0,2 0,3 0,4
K
h
ả
n
ăn
g
g
iữ
n
ư
ớ
c
(%
w
/w
)
Nồng độ chất đông tụ (% w/w)
b)
50
55
60
65
70
75
80
0,1 0,2 0,3 0,4K
h
ả
n
ăn
g
g
iữ
n
ư
ớ
c
(%
w
/w
)
Nồng độ chất đông tụ (% w/w)
c)
50
60
70
80
90
0,1 0,2 0,3 0,4K
h
ả
n
ăn
g
g
iữ
n
ư
ớ
c
(%
w
/w
)
Nồng độ chất đông tụ (% w/w)
d)
))
Ảnh hưởng của các chất đ ng tụ đến t nh chất khối đ ng protein tr n dịch sữa đậu nành hàm lượng 7%
149
3. Liu K. S., Orthoefer F. and Brown E. A. - Association of Seed Size with Genotypic Variation in the
Chemical Constituents of Soybeans - Journal of the American Oil Chemists’ Society, vol. 72, pp.
189- 192, Feb. 1995.
4. Hermansson A. M. - Soy Protein Gelation- J. Am. Oil Chem, pp. 658-666, 1986.
5. Gerrard J. A. - Protein-protein Cross-linking in Food, Methods - Consequences, Applications -
Food Scince and Technology, Ed. Trends Food Sci, vol. 13, pp. 391-399, 2002a.
6. Gerrard, J. A., Brown P. K., and Fayle A. E. - Maillard Crosslinking of Food Proteins, The Effects
of Glutaraldehyde, Formaldehyde and Glyceraldehyde upon Bread and Croissants - Food Scince
and Technology - Ed. Food, vol. 80, pp. 45-50, 2003a.
7. Peng I. C., Quass D. W., Dayton W. R., and Allen C. E. - The Physicochemical and Functional
Properties of Soybean 11S Globulin - Ed. Cereal Chem., pp. 480-490, 1984.
8. Renkema, J. M. S., Knabben J. H. M., and Vliet T. v. - Gel Formation by β-Conglycinin and
Glycinin and Their Mixture - Food Hydrocolloids vol. 15, pp. 407-414, 2001.
9. Amstrong, H. J., Hill, S. E., Schrooyen, P., & Mitchell, J. R. (1994). A comparison of the
viscoelastic properties of conven- tional and Maillard protein gels. Journal of Texture Studies, 25,
285±298.
10. deMan L. and Gupta S. - Texture and Microstructure of Soybean Curd (Tofu) as Affected by
Different Coagulants - Journal of Texture Studied, Food Microstruct, vol. 33, pp. 83-89, 1986.
11. Fuh-Juinkao,Nan-Weisu, Min-HsiungLee - Effect of Calcium Sulfate Concentration in Soymilk on
theMicrostructure of Firm Tofu and the Protein Constitutions in Tofu Whey - Graduate Institute of
Agricultural Chemistry, National Taiwan University, Taipei 10617, Taiwan.
12. Prabhakaran P., Conrad O. Perera, Suresh Valiyaveettil - Effect of different coagulants on the
isoflavone levels and physical properties of prepared firm tofu - Food Chemistry, pp. 492–499,
2006.
13. Abd Karim A., Sulebele G.A, Azhar M.E. - Effect of Carrageenan on yield and Properties of Tofu -
Food Chemistry, vol. 66, pp. 159 – 165, 1999.
ABSTRACT
THE EFFECT OF COAGULANTS WITH PROTEIN SOYMILK 7%
ON TOFU TEXTURAL PROPERTIES
Do Mai Nguyen Phuong
Ho Chi Minh City University of Food industry
Email: phuongdmn@cntp.edu.vn
The effects of coagulant in protein soymilk 7% (w/w) on tofu textural properties, were investigated.
Two protein coagulation mechanism: divalent cationic bridge (CaSO4, CaCl2, MgCl2) and the
isoelectrolic point (Glucono Delta Lactone - GDL).
The result showed that increasing of coagulant concentration had a significant effect on texture of
gel protein: Hardness; Springiness SFb; Gumminess; Cohesion Energy. Addition of carrageenan
increased water holding capacity of gel protein and tofu texture.
Keywords: coagulation soymilk, tofu, carrageenan, gel protein.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _143_149_114_2070596.pdf