Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam

Kết luận Trong phạm vi bài viết, tác giả đã sử dụng mô hình VAR nhằm đánh giá tác động của giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam giai đoạn 1990- 2019. Kết quả khẳng định: Các cú sốc giá dầu có ảnh hưởng tích cực đến tổng thu ngân sách, thu từ dầu thô và cải thiện thâm hụt ngân sách, mặc dù ảnh hưởng này đến các biến số là không đáng kể. Mặt khác, biến động giá dầu không có bất cứ tác động nào đến chi tiêu ngân sách. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý chính sách như: Chính phủ nên tăng nguồn thu nội địa để đảm bảo cơ cấu thu bền vững. Chính phủ nên cắt giảm chi ngân sách mạnh mẽ, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển và cuối cùng có các biện pháp như phát triển các hợp đồng phái sinh nhằm hạn chế những rủi ro do cú sốc giá dầu gây ra. Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR với dữ liệu quan sát khá lớn được thu thập theo quý từ 1990 đến 2019 nhằm đo lường ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam, từ đó đưa ra những kết quả ước lượng có độ tin cậy cao hơn những nghiên cứu đã có với sự giới hạn về số lượng quan sát. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế sau: Một là, nghiên cứu chưa tính đến các biến động tỷ giá (chẳng hạn USD/VND) có thể ảnh hưởng đến tương quan giữa giá dầu Việt Nam và giá dầu thế giới, từ đó ảnh hưởng đến các biến ngân sách. Hai là, nghiên cứu sẽ có những đánh giá chính xác hơn nếu tách biến Chi ngân sách thành hai biến Chi thường xuyên và Chi đầu tư phát triển, từ đó xem xét cụ thể tác động của giá dầu đến từng biến này. Ba là, nếu nghiên cứu áp dụng mô hình giá dầu phi tuyến tính của Mork (1989) chia cú sốc giá dầu thành 2 biến Giá dầu thực tăng và Giá dầu thực giảm thì việc đánh giá ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách sẽ chi tiết hơn, tương ứng với thực tế từng giai đoạn giá dầu tăng giảm ở Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo nếu khắc phục những hạn chế này sẽ có thể cho kết quả nghiên cứu tốt hơn

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 219- Tháng 8. 2020 Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam Nguyễn Thành Nam Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 03/05/2020 Ngày nhận bản sửa: 09/06/2020 Ngày duyệt đăng: 22/06/2020 Bài viết áp dụng phương pháp tự hồi quy véc-tơ VAR (Vector Autoregression) nhằm đánh giá ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990- 2019. Kết quả cho thấy rằng, các cú sốc giá dầu có ảnh hưởng tích cực, nhưng mức độ tác động là khá nhỏ đến thu từ dầu thô, và tổng thu ngân sách với độ trễ tương ứng là 1 quý và 2 quý. Trong mối quan hệ với thâm hụt ngân sách, biến động giá dầu có quan hệ ngược chiều. Theo đó, khi giá dầu tăng lên thì thâm hụt ngân sách có thể được cải thiện sau 1 quý. Ngược lại, không tìm thấy bằng chứng về tác động của giá dầu lên chi tiêu ngân sách. Từ khóa: Chi ngân sách, Giá dầu, Thâm hụt ngân sách, Thu ngân sách, Thu từ dầu thô, Việt Nam Impacts of oil price shocks on budget variables in Vietnam Abstract: This paper applies Vector Autoregression model to explore the affects of oil price shocks on main budget variables of Vietnam using quarterly data between 1990Q1 and 2019Q4. The empirical results indicate that the shocks of oil price have a weakly positive impact on oil revenues and budget revenues with lag of 1 quarter and 2 quarters respectively. The relationship between budget deficit and fluctuation of oil price are negative. This means when having an increase in oil price can improve the budget deficit after 1 quarter. By contrast, there is not statistical evidence of impact of oil price on budget expenditure. Keywords: Budget expenditure, Oil price, Budget deficit, Budget revenues, Oil revenues, Vietnam Nam Thanh Nguyen Email: namnt@hvnh.edu.vn Banking Faculty, Banking Academy of Vietnam 1. Giới thiệu Trong giai đoạn 1990- 2008, cân đối ngân sách của Việt Nam lệ thuộc nhiều vào thu nhập từ dầu thô, giai đoạn 2000- 2008 tỷ trọng bình quân thu từ dầu thô chiếm khoảng 25% tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN), nên khi có biến động về giá dầu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thu ngân sách. Đến giai đoạn 2009- 2019, tỷ trọng đóng góp của thu từ dầu thô vào tổng thu NSNN có xu hướng Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 giảm dần qua các năm, tỷ trọng bình quân giai đoạn 2011- 2015 giảm mạnh xuống khoảng 13%, và từ 2016- 2019 tỷ trọng thu từ dầu thô chỉ chiếm khoảng 4% tổng thu NSNN. Tuy nhiên, những cú sốc giá dầu giảm vẫn tạo ra những tác động tiêu cực nhất định đến thu ngân sách, đặc biệt khi giá dầu bình quân trên thực tế có sự giảm mạnh so với dự toán ban đầu, thu ngân sách từ dầu thô sẽ sụt giảm nhiều so với con số dự toán, từ đó đặt ra những thách thức cho cân đối ngân sách (Minh Anh, 2020), đặc biệt là vấn đề thâm hụt ngân sách. Nếu tình trạng thâm hụt kéo dài với quy mô lớn và tốc độ cao sẽ kéo theo một số các hậu quả tiêu cực đến nền kinh tế như lạm phát tăng cao, tăng lãi suất, tác động tiêu cực tới tỷ giá, tăng tỷ lệ nợ công, làm giảm tăng trưởng kinh tế, đe dọa sự ổn định vĩ mô, gây áp lực trở lại đối với NSNN khiến Việt Nam đi vào một vòng luẩn quẩn với gánh nặng nợ ngày càng tăng. Vì vậy nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới tới các biến ngân sách của Việt Nam (gồm chi ngân sách, thu ngân sách, thu từ dầu thô, thâm hụt ngân sách), từ đó đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá dầu tới tình trạng NSNN. 2. Cơ sở lý thuyết Kể từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa sự thay đổi giá dầu và các biến kinh tế vĩ mô của nền kinh tế, điển hình như nghiên cứu của Hamilton (1983), Gisser (1986); Mork (1989), Mehrara (2008), Du và các cộng sự (2010), Naccache (2010). Tuy nhiên, chỉ một số ít các nghiên cứu đánh giá tác động của biến động giá dầu đến các biến ngân sách, dẫu vậy mỗi nghiên cứu lại đưa ra những quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa giá dầu và các biến ngân sách. Cụ thể: ○ Quan điểm giá dầu có ảnh hưởng mạnh đến biến ngân sách Nghiên cứu của Eltony và Al-Awadi (2001) sử dụng mô hình tự hồi quy Vectơ (VAR) và mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM) để kiểm định tác động của biến động giá dầu đến 7 biến vĩ mô của Kuwait đã khẳng định rằng giá dầu và thu nhập từ dầu có tác động đáng kể đến chi tiêu thường xuyên và chi phát triển của Chính phủ, nhưng chi phát triển chịu tác động lớn hơn. Kết quả này trùng với nghiên cứu của Almulali và Che Sab (2013) khi cho rằng một sự tăng mạnh của giá dầu dẫn tới tăng thu nhập về dầu, từ đó tác động tích cực làm tăng chi tiêu Chính phủ ở các quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tương tự như vậy, nghiên cứu của Lorde và Thomas (2009) ở quốc gia Trinidad và Tobago, nghiên cứu của Jbir và Zouari- Ghorbel (2009) tại Tunisia và nghiên cứu của Oriakhi và Iyoha (2013) tại Nigeria cũng cho thấy các cú sốc giá dầu tác động đáng kể và cùng chiều đến thu nhập, cũng như chi tiêu ngân sách của Chính phủ. Tại Việt Nam, một vài nghiên cứu cũng thể hiện quan điểm là sự biến động của giá dầu có ảnh hưởng đến thu ngân sách của Việt Nam. Cụ thể: Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Quang Thái, Phạm Văn Đại (2016) trong bài thảo luận chính sách CS-11 của VEPR tiến hành đánh giá ảnh hưởng giá dầu tới nguồn thu ngân sách trong giai đoạn 2011- 2015 đã đưa ra kết quả là nếu giá dầu giảm 1 USD sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách trung bình khoảng 2.100 tỷ đồng và giá dầu tiếp tục giảm xuống dưới 40 USD thì nguồn thu ngân sách sẽ sụt giảm đáng kể. Một nghiên cứu khác của Lương Văn Khôi và Nhóm nghiên cứu Ban Kinh tế thế giới (2015) tiến hành xem xét triển vọng giá dầu NGUYỄN THÀNH NAM 3Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng trong trung hạn và một số kịch bản tác động tới nền kinh tế Việt Nam cũng khẳng định giá dầu giảm xuống làm nguồn thu ngân sách giảm, nhưng đổi lại sẽ hỗ trợ sản xuất do Việt Nam là nước phải nhập khẩu nhiều xăng dầu thành phẩm, từ đó làm tăng GDP, và mức tăng của GDP sẽ bù đắp vào việc giảm nguồn thu ngân sách do giá dầu sụt giảm, do đó xét một cách tổng thể giá dầu thế giới giảm sẽ không ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam. ○ Quan điểm giá dầu không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng yếu đến biến ngân sách Có một số nghiên cứu lại đưa ra quan điểm rằng tác động của giá dầu đến các biến ngân sách là không đáng kể. Có thể kể đến nghiên cứu của Olusegun O.A (2008) và Akin và Babajidie (2011) sử dụng mô hình VAR nhằm thực hiện phân tích nền kinh tế Nigeria đã đưa ra kết quả rằng các cú sốc giá dầu ảnh hưởng không lớn đến các khoản chi của Chính phủ. Hay nghiên cứu của Farzanegan and Markwardt (2009) ở nền kinh tế Iran cũng khẳng định không tìm thấy bất kỳ một tác động đáng kể nào của giá dầu đến chi tiêu Chính phủ. Trong khi đó, nghiên cứu của Elsiddig Rahma, Noel Perera và Kian Tan (2016) đánh giá tác động của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách ở Sudan lại chỉ ra rằng: Khi giá dầu sụt giảm sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi thường xuyên, thu từ dầu và thâm hụt ngân sách, nhưng khi giá dầu tăng lên lại không hề ảnh hưởng đến các biến này. Như vậy, từ những nghiên cứu điển hình trên thế giới và Việt Nam đã đề cập ở trên, có thể thấy tồn tại những kết luận khác nhau về mối quan hệ giữa giá dầu và các biến ngân sách. Điều này có thể do sự khác biệt về số liệu, mô hình nghiên cứu, cấu trúc nền kinh tế, cơ cấu chi tiêu ngân sách, và tỷ trọng thu từ dầu thô trong tổng thu ngân sách của từng quốc gia. Ngoài ra, các nghiên cứu đã có chủ yếu tập trung đánh giá ảnh hưởng biến động giá dầu đến các biến chi ngân sách và thu từ dầu thô, rất ít nghiên cứu đề cập đến biến thu ngân sách và thâm hụt ngân sách. Những hạn chế này sẽ được khắc phục trong nghiên cứu này của tác giả, thể hiện ở những điểm mới sau: Một là, nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của biến giá dầu đến tất cả các biến ngân sách gồm thu từ dầu thô, thu ngân sách, chi ngân sách và thâm hụt ngân sách. Điều này khác với các nghiên cứu trước chỉ bao gồm biến thu từ dầu thô và chi ngân sách, ví dụ nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Quang Thái, Phạm Văn Đại (2016) và Lương Văn Khôi và Nhóm nghiên cứu (2015) về trường hợp của Việt Nam chỉ đề cập đến biến thu ngân sách. Hai là, khác với các nghiên cứu trước thường chỉ sử dụng bộ số liệu giới hạn (kể cả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Quang Thái, Phạm Văn Đại (2016) chỉ có số liệu từ 2011- 2015 nên chưa thấy được một cách bao quát ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến tình trạng NSNN), trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng bộ số liệu khá lớn từ năm 1990 (từ khi Việt Nam bắt đầu quá trình cải cách kinh tế) đến năm 2019, được kỳ vọng sẽ tạo ra kết quả tin cậy hơn các nghiên cứu trước đây. Ba là, những nghiên cứu ở Việt Nam về tác động của các cú sốc giá dầu thường chỉ dừng lại ở phân tích định tính hoặc phân tích định lượng sử dụng các mô hình hồi quy tuyến tính giản đơn. Nghiên cứu này Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 tác giả sử dụng phân tích định lượng với mô hình tự hồi quy véc-tơ (VAR-Vector Autoregression) nhằm đánh giá tác động giá dầu không chỉ lên thu ngân sách, mà còn đến thâm hụt ngân sách, chi ngân sách (các biến mà các nghiên cứu trước tại Việt Nam chưa đề cập). 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR được Christopher A. Sim đề xuất năm 1980 để đánh giá tác động của cú sốc giá dầu đến thâm hụt ngân sách. Mô hình này cũng đã được áp dụng trong các nghiên cứu của Hamilton (1983); Mork (1989); Jimenez- Rodriguez (2008); Zhang (2011) để đánh giá tác động của các cú sốc giá dầu đến các biến kinh tế vĩ mô. Mô hình VAR bao gồm một tập hợp các biến được hồi quy trên các giá trị trong quá khứ của riêng chúng và các giá trị bị trễ các biến số khác (Guidi, 2009). Mô hình VAR (p) có dạng: tptpttt yyyy εφφφφ +++++= −−− ....... 22110 Trong đó: yt là vec-tơ của các biến nội sinh (Thu ngân sách, Chi tiêu ngân sách, Thu từ thuế, Thâm hụt ngân sách và giá dầu); ɸi là các ma trận hệ số, p là độ trễ, và ɛt là vec-tơ nhiễu (phần dư) (Hamilton, 1994. p. 257). Thông thường, các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình VAR để phân tích quan hệ nhân quả Granger, phân tích hàm phản ứng (impulse response functions- IRFs) và phân rã phương sai. Các biến trong mô hình này gồm: Giá dầu (OILP), Thâm hụt ngân sách (DEFICIT), Chi tiêu ngân sách (CUREXP), Thu từ dầu (OILREV), Thu ngân sách (REV). Tác giả đề xuất cơ chế truyền dẫn của giá dầu đến các biến ngân sách tại Hình 1. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện kiểm định tác động của cú sốc giá dầu (OILP) đến các biến ngân sách (Thu ngân sách- REV, Chi tiêu ngân sách- CUREXP, Thu từ dầu- OILREV và thâm hụt ngân sách- DEFICIT). Các dữ liệu này được thu thập trong giai đoạn 1990- 2019 từ Báo cáo thường niên trên website https:// www.mof.gov.vn/ của Bộ Tài chính và từ mục Số liệu thống kê trên website https:// www.gso.gov.vn/ của Tổng cục thống kê. Riêng giá dầu được lấy từ cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ (US Energy Information Administration) tại website https://www.statista.com/statistics/266659/ west-texas-intermediate-oil-prices/ và http:// www.eia.gov/. Bởi vì số liệu được thống kê theo năm (trừ số liệu về giá dầu), nên tác giả đã tiến hành nội suy để có được bộ số liệu theo quý, từ Quý I/1990 đến Quý IV/2019 nhằm tạo ra một mẫu đủ lớn (120 quan sát) với độ tin cậy 95%. Về đo lường các biến số, tất cả các biến ngân sách (Thu ngân sách, Chi tiêu ngân Hình 1. Mối quan hệ giữa giá dầu và các biến ngân sách Nguồn: Tổng hợp của tác giả Thâm hụt ngân sách Chi ngân sách Thu từ dầu Giá dầu Thu ngân sách NGUYỄN THÀNH NAM 5Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng sách, Thu từ dầu và thâm hụt ngân sách) đều tính theo phần trăm trên GDP (REV/ GDP, CUREXP/GDP OILREV/GDP, DEFICIT/GDP). Riêng biến giá dầu tính theo giá dầu thô WTI của Hoa Kỳ, đơn vị USD/thùng (OILP). 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kiểm định tính dừng Nghiên cứu sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey-Fuller) và kiểm định PP (Phillips-Perron) để kiểm tra tính dừng của chuỗi số liệu các biến số. Mục đích của việc kiểm định tính dừng của dữ liệu là để đảm bảo cho mô hình không có hiện tượng hồi quy giả mạo. Kết quả kiểm định cho thấy các biến DEFICIT, REV, OILREV, CUREXP, và OILP đều không dừng, chỉ có biến DEFICIT dừng tại mức ý nghĩa 5% với kiểm định PP và biến REV dừng tại mức ý nghĩa 10% đối với kiểm định ADF (Bảng 1). Tiến hành lấy sai phân bậc 1 thì tất cả các biến đều dừng tại cả 3 mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Do đó, các biến trong mô hình đều tích hợp bậc nhất I (1). Bởi vì mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách thông qua phân tích hàm phản ứng và phân rã phương sai nên sẽ không xem xét mối quan hệ dài hạn, nghĩa là vấn đề đồng tích hợp sẽ không đề cập ở đây. 4.2. Lựa chọn độ trễ cho mô hình Tiến hành kiểm tra độ trễ của mô hình theo tiêu chuẩn AIC, HQ, SC cho thấy rằng độ trễ của mô hình là 5 quý được chấp nhận ở hầu hết mọi tiêu chuẩn (Bảng 2). 4.3. Kiểm định nhân quả Granger Để xác định xem liệu các giá trị lịch sử của một chuỗi thời gian có hữu ích trong việc dự báo giá trị của một chuỗi khác hay không, nghiên cứu tiến hành kiểm tra quan hệ nhân quả Granger (Granger, 1969). Giả thuyết là không có mối quan hệ nhân quả giữa các biến. Nếu giá trị P có được nhỏ hơn 5% (P value < 5%) thì có cơ sở để loại bỏ giả thuyết này, nghĩa là có mối quan hệ nhân quả giữa các biến. Bảng 3 thể hiện kết quả kiểm định nhân quả Granger giữa những cú sốc giá dầu với các biến ngân sách. Với các giá trị P < 5%, rõ ràng sự thay đổi giá dầu ảnh hưởng đến thu nhập từ dầu (0,0032), đến thu ngân sách (0,0263) và ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách (0,0059). Tuy nhiên, giá dầu không hề ảnh hưởng đến chi tiêu ngân sách. Bảng 1. Kiểm định tính dừng theo phương pháp ADF và PP Biến số Kiểm định ADF Kiểm định PP Chuỗi gốc (Level) Sai phân bậc 1 (First different) Chuỗi gốc (Level) Sai phân bậc 1 (First different) DEFICIT -2,062432 -4,529467*** -3,499513** -5,563529*** REV -2,794361* -4,912913*** -2,822821 -4,896898*** OILREV -1,325557 -3,412445*** -0,989810 -4,917798*** CUREXP -1,664401 -4,325705*** -1,961875 -5,367957*** OILP -1,601853 -9,097272*** -1,652044 -8,640114*** *, **, *** lần lượt là có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% Nguồn: Tính toán từ Eviews 9 Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam 6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 4.4. Kiểm định độ ổn định của mô hình Kết quả Hình 2 thể hiện mô hình có tính ổn định (tất cả các nghiệm đều nằm trong vòng tròn đơn vị) hay các mô đun tính toán được đều có giá trị nhỏ hơn 1 4.5. Kết quả ước lượng mô hình Tiến hành ước lượng mô hình VAR với độ trễ 5 quý. Bởi vì nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá tác động của biến động giá dầu đến các biến ngân sách nên tác giả chỉ xuất một phần kết quả từ mô hình VAR (Bảng 4). Kết quả mô hình cho thấy rằng: Bảng 3. Kiểm định nhân quả Granger Giả thuyết Số quan sát Thống kê F Giá trị P DOILP không có tác động đến DDEFICIT 117 5,38155 0,0059 DDEFICIT không có tác động đến DOILP 0,45814 0,6336 DOILP không có tác động đến DOILREV 117 6,03891 0,0032 DOILREV không có tác động đến DOILP 1,54732 0,2173 DOILP không có tác động đến DCUREXP 117 1,38466 0,2547 DCUREXP không có tác động đến DOILP 0,53346 0,5881 DOILP không có tác động đến DREV 117 0,85910 0,0263 DREV không có tác động đến DOILP 1,59647 0,2072 Nguồn: Tính toán từ Eviews 9 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial Hình 2. Đồ thị đơn vị AR Nguồn: Tính toán từ Eviews 9 Bảng 2. Lựa chọn độ trễ cho mô hình Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 -162,0641 NA 1,40e-05 3,010164 3,132215 3,059677 1 -71,96012 170,4670 4,32e-06 1,837119 2,569425* 2,134194 2 -56,74032 27,42307 5,17e-06 2,013339 3,355899 2,557976 3 -45,83696 18,66342 6,71e-06 2,267333 4,220147 3,059532 4 61,18139 173,5433 1,55e-06 0,789525 3,352594 1,829286 5 122,2347 93,50505 8,27e-07* 0,139916* 3,313239 1,427239* 6 133,1738 15,76804 1,10e-06 0,393266 4,176844 1,928151 7 143,6577 14,16750 1,50e-06 0,654816 5,048649 2,437264 8 186,6104 54,17456* 1,15e-06 0,331344 5,335432 2,361355 * Chỉ ra độ trễ của mô hình Nguồn: Tính toán từ Eviews 9 NGUYỄN THÀNH NAM 7Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Thứ nhất, những cú sốc giá dầu có tác động thuận chiều đến nguồn thu từ dầu thô với độ trễ 1 quý, nhưng tác động này là không lớn. Cụ thể, kết quả từ mô hình cho thấy nếu giá dầu thô tăng 1USD thì sau khoảng 1 quý thu từ dầu thô sẽ tăng lên 0,1461%. Điều này khá phù hợp với những gì đã diễn ra ở Việt Nam. Trong giai đoạn 1990- 2008, giá dầu tăng mạnh từ 24,52 USD/thùng lên mức cao kỷ lục 99,06 USD/thùng năm 2008, đã đóng góp vào thu từ dầu thô tăng từ 1,2 nghìn tỷ đồng năm 1990 lên 89,6 nghìn tỷ đồng năm 2008. Tương tự như thế, giai đoạn 2010- 2013 giá dầu tăng và duy trì ở mức cao bình quân khoảng 91,6 USD/thùng cũng góp phần đáng kể vào tổng thu từ dầu thô đạt bình quân khoảng 109,9 nghìn tỷ đồng. Ngược lại, trong giai đoạn 2014- 2019, giá dầu thô giảm sâu, giá dầu trung bình ở giai đoạn này dao động khoảng 59,3 USD/thùng, khiến nguồn thu từ dầu chỉ đạt mức trung bình khoảng 62,01 nghìn tỷ đồng. Thứ hai, trong mối tương quan với biến số tổng thu ngân sách, biến giá dầu có tác động cùng chiều nhưng khá yếu (hệ số hồi quy là 0,000406>0) và ảnh hưởng sau 2 quý. Điều này là bởi tỷ trọng nguồn thu từ dầu thô trong tổng thu cân đối ngân sách của Việt Nam đã giảm dần qua các năm, khi đó giá dầu tăng sẽ không mang lại nhiều đóng góp đáng kể vào thu ngân sách nữa. Cụ thể, trong giai đoạn 1990- 2014, gánh nặng thu ngân sách vẫn đặt nặng lên hàng hóa “mũi nhọn” mang tên dầu thô, tỷ trọng thu từ dầu trong cơ cấu thu ngân sách luôn ở mức 2 con số, trung bình khoảng 18,61% (đặc biệt trong năm 2006, tỷ trọng thu từ dầu thô ở mức cao nhất khoảng 29,82%), nhưng đến giai đoạn 2015- 2019, thu ngân sách có vẻ như đã chủ động dần “thoát dầu”, giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn thu từ khai thác tài nguyên này, phần đóng góp của ngành này vào tổng thu ngân sách chỉ còn chiếm trung bình khoảng 3,94%/năm và trong cả giai đoạn này, tỷ trọng thu từ dầu thô chỉ ở mức 1 con số, không vượt quá 6%/năm. Do vậy, bất chấp sự giảm sút của giá dầu kể từ 2015 đến nay, nguồn thu ngân sách cũng không bị ảnh hưởng đáng kể. Mặt khác, giá dầu giảm còn mang lại lợi ích cho thu ngân sách, bởi vì khi giá dầu thô giảm sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào cho hầu hết các doanh nghiệp như doanh nghiệp vận tải, sản xuất phân bón, nhựa, khai thác tài nguyên, đánh bắt thủy sản, luyện kim (vì xăng dầu chiếm khoảng 20%- 30% chi phí đầu vào của những ngành này), từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách. Thứ ba, biến số được quan tâm nhất là thâm hụt ngân sách có tương quan nghịch với biến giá dầu với độ trễ 1 quý, nhưng ở mức độ tương quan yếu. Nghĩa là khi giá dầu tăng lên 1 USD tại quý thứ t-1 thì thâm hụt ngân sách sẽ giảm 0,1935% trong quý thứ t. Kết quả này cho thấy giá dầu có tác động cải thiện thâm hụt ngân sách, dù rằng tác động này không đáng kể. Xem xét kết quả này với thực tiễn ở Việt Nam thấy rằng mối quan hệ giữa giá dầu và bội chi ngân sách phụ thuộc vào mối tương quan giữa thu ngân sách và chi ngân sách. Trong cả giai đoạn 1990- 2019, có những thời điểm giá dầu tăng cao, sau đó giảm mạnh nhưng cả thu và chi ngân sách vẫn tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng của thu ngân sách không cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi ngân sách nên mức độ bội chi không được cải thiện nhiều. Thứ tư, không tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của biến động giá dầu đến chi tiêu ngân sách. Điều này là hợp lý bởi chi tiêu ngân sách thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước, nhiệm vụ kinh tế- Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam 8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, nhu cầu đòi hỏi về hàng hóa dịch vụ công, sự phát triển của lực lượng sản xuất, năng lực thu ngân sách của nền kinh tế, giới hạn nợ công, các yếu tố biến động kinh tế, chính trị Từ đây, muốn nghiên cứu ảnh hưởng của sự biến động giá dầu đến chi ngân sách chỉ có thể thông qua nhân tố năng lực thu ngân sách. Thật vậy, trong bối cảnh giá dầu giảm sâu làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, khi đó Chính phủ cần tính toán lại các khoản chi ngân sách, cơ cấu lại các khoản chi một cách cứng rắn, bởi giảm chi cũng mang lại lợi ích như tăng thu, góp phần giảm áp lực lên bội chi ngân sách. 4.6. Phân tích hàm phản ứng Hàm phản ứng kiểm tra các phản ứng của các biến ngân sách trước các cú sốc giá dầu không dự đoán được. Phương pháp phân tích Cholesky được sử dụng với thời gian Bảng 4. Mô hình VAR Mẫu (được điều chỉnh): 1991Q3 2019Q4 Số quan sát: 114 sau khi điều chỉnh Các sai số chuẩn trong dấu ( ) & Giá trị t quan sát trong dấu [ ] DDEFICIT DOILP DOILREV DREV DCUREXP DOILP(-1) -0.001935** 0.216627** 0.001461** -0.003859 -0.002954 (0.00084) (0.10850) (0.00062) (0.00324) (0.00360) [-2.30379] [ 1.99650] [ 2.34281] [-1.19187] [-0.81981] DOILP(-2) 0.001293 -0.418943*** -0.001100 0.000406* -0.000687 (0.00089) (0.11536) (0.00066) (0.00344) (0.00383) [ 1.44724] [-3.63158] [-1.65844] [ 0.69908] [-0.17922] DOILP(-3) 0.000375 -0.086609 -0.000580 -0.002312 -0.001125 (0.00098) (0.12668) (0.00073) (0.00378) (0.00421) [ 0.38196] [-0.68369] [-0.79675] [-0.61167] [-0.26747] DOILP(-4) 0.000262 0.099612 -0.000485 0.000686 -0.001504 (0.00093) (0.11974) (0.00069) (0.00357) (0.00398) [ 0.28237] [ 0.83190] [-0.70539] [ 0.19213] [-0.37812] DOILP(-5) -4.75E-06 -0.197264* -0.000428 -0.003502 -0.004909 (0.00090) (0.11661) (0.00067) (0.00348) (0.00387) [-0.00526] [-1.69160] [-0.63865] [-1.00654] [-1.26760] C 0.001475 0.724093 -0.000985 0.005398 0.000221 (0.00648) (0.83677) (0.00481) (0.02497) (0.02779) [ 0.22773] [ 0.86534] [-0.20488] [ 0.21621] [ 0.00796] R2 0.763856 0.306324 0.627739 0.391402 0.653269 R2 điều chỉnh 0.696769 0.109257 0.521984 0.218505 0.554766 *, **, *** lần lượt là có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% Nguồn: Trích một phần kết quả từ Eviews 9 NGUYỄN THÀNH NAM 9Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng phản ứng là 10 quý. Kết quả phân tích hàm phản ứng (Hình 3) được phân tích như sau: Một là, các cú sốc giá dầu có tác động tích cực đến nguồn thu từ dầu trong khoảng 2 quý đầu tiên, nhưng sau đó ảnh hưởng của giá dầu đến thu từ dầu là ngược chiều. Hai là, đối với phản ứng của thu ngân sách trước các cú sốc giá dầu, giá dầu tăng chỉ thực sự ảnh hưởng làm tăng thu ngân sách từ quý thứ 2 trở đi. Điều này là bởi vì phải cần có thời gian đủ dài để hiệu ứng truyền tải tác động từ biến động giá dầu đến thu từ dầu, sau đó mới ảnh hưởng đến thu ngân sách. Ba là, cú sốc giá dầu chỉ có tác dụng cải thiện thâm hụt ngân sách trong 2 quý đầu tiên, sau đó tình trạng ngân sách không được cải thiện nữa. Bốn là, dễ dàng nhận thấy phản ứng của chi ngân sách trước các cú sốc giá dầu là nghịch chiều trong 2 quý đầu tiên, kể từ quý 2 trở đi cú sốc giá dầu tăng sẽ làm tăng chi ngân sách mặc dù sự tăng là không đáng kể. 4.7. Phân rã phương sai Phương pháp phân rã phương sai để xác định biến động của các biến ngân sách có sự đóng góp bao nhiêu phần trăm từ sự biến động của chính mỗi biến đó và từ biến động của các biến khác, trong đó có biến giá dầu. Bảng phân rã phương sai thể hiện ở Bảng 5 dưới đây: Thứ nhất, tại quý thứ 10 sự biến động của thâm hụt ngân sách chủ yếu do chính biến này đóng góp (57,29%) tiếp theo là chi ngân sách đóng góp 21,64%, trong khi đó giá dầu chỉ đóng góp 2,49%. Do vậy, sự biến động của tăng giá dầu không hề có vai trò lớn trong việc cải thiện thâm hụt ngân sách. -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of DOILREV to DOILP -.12 -.08 -.04 .00 .04 .08 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of DREV to DOILP -.04 -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of DDEFICIT to DOILP -.12 -.08 -.04 .00 .04 .08 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of DCUREXP to DOILP Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E. Hình 3. Phân tích hàm phản ứng Nguồn: Tính toán từ Eviews 9 Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 Thứ hai, khi phân tích nguồn gốc gây ra sự biến động của thu ngân sách cũng tại quý thứ 10 thấy rằng thu ngân sách biến động chủ yếu do chính nó gây nên (66,53%), chỉ có một tỷ lệ nhỏ (1,82%) là sự đóng góp của biến thu từ dầu thô và giá dầu chỉ đóng góp 0,84%. Kết quả này chứng tỏ thu ngân sách của Việt Nam đang giảm dần sự phụ thuộc nguồn thu từ dầu thô. Thứ ba, xem xét sự biến động của biến thu từ dầu có sự đóng góp lớn nhất từ chính biến này là 83,92% và đúng như kỳ vọng biến giá dầu đóng góp lớn thứ hai vào sự biến động của biến này (7,91%) tại quý 10. Điều này cho thấy giá dầu vẫn ảnh hưởng đến thu nhập từ dầu thô. Thứ tư, đối với biến chi ngân sách, sự biến động của biến này đến từ phần lớn đóng góp của biến đó (44,87%), và có đến 27,42% thu ngân sách giải thích được sự biến động của chi ngân sách. Điều này hàm ý rằng, chi ngân sách phụ thuộc khá lớn vào năng lực thu ngân sách, nếu thu ngân sách tăng lên, thì mức chi cũng theo đó mà tăng lên, và ngược lại khi các nguồn động viên vào ngân sách bị hạn chế, thì Chính phủ cũng phản ứng bằng cách thắt chặt chi tiêu hơn, tiết kiệm hơn. Và cũng không bất ngờ, khi biến giá dầu đóng góp ít nhất (1,27%) vào sự biến động của chi ngân sách, điều này càng chứng minh yếu tố giá dầu hầu như không ảnh hưởng đến nguồn chi ngân sách. 5. Một số hàm ý chính sách Từ những kết quả phân tích ở trên, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm giảm thâm hụt ngân sách như sau: Thứ nhất, Chính phủ nên điều chỉnh cơ cấu thu ngân sách, tăng nguồn thu nội địa để có thể bù đắp được mức giảm của thu dầu thô và xuất khẩu, và đảm bảo cơ cấu thu bền vững. Thực tế cho thấy tỷ trọng nguồn thu từ dầu trong tổng thu ngân sách ngày càng giảm trong bối cảnh diễn biến giá dầu giảm từ 2014 đến 2019 và đồng thời kết quả thực nghiệm từ mô hình cũng cho thấy giá dầu tăng không tác động đáng kể làm tăng tổng thu ngân sách sau 2 quý. Do đó, trước những biến động giảm giá dầu, Chính phủ hoàn toàn có đủ thời gian (2 quý) để cơ cấu lại tỷ trọng thu ngân sách và cần nỗ lực khai thác triệt để các nguồn thu nội địa như thu thuế thu nhập cá nhân, thu từ bất động sản và các nguồn thu khác. Thứ hai, Chính phủ cần thực hiện giảm chi ngân sách một cách mạnh mẽ để giảm thâm hụt ngân sách. Kết quả mô hình thể hiện ảnh hưởng của giá dầu tăng chỉ có tác dụng cải thiện thâm hụt ngân sách trong 1 quý đầu tiên, và mức độ cải thiện không nhiều. Ngoài ra, tại quý thứ 10, biến chi ngân sách cũng đóng góp khá đáng kể (21,64%) vào sự biến động của biến thâm hụt ngân sách. Do đó, về mặt lâu dài để giảm thâm hụt ngân sách Chính phủ cần thiết phải giảm chi ngân sách một cách mạnh mẽ và cứng rắn như: Cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển; Tiết kiệm các khoản chi thường xuyên trên cơ sở quản lý chặt chẽ biên chế, tinh gọn bộ máy nhà nước, tăng định mức cho chi sự nghiệp kinh tế, chi duy tu, bảo dưỡng; Vay bù đắp bội chi ngân sách chỉ dành cho đầu tư phát triển, không vay để phục vụ cho tiêu dùng thường xuyên. Thứ ba, nghiên cứu cho thấy sự biến động giá dầu tăng không đem lại những kết quả tích cực nhiều cho việc tăng thu ngân sách, cũng như ít cải thiện được thâm hụt ngân sách, mà còn gây ra nhiều tác động không tốt cho doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp khai thác dầu khí và kinh doanh xăng dầu) NGUYỄN THÀNH NAM 11Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Bảng 5. Phân rã phương sai của thâm hụt ngân sách, thu ngân sách, chi ngân sách, thu từ dầu thô Period S.E. DDEFICIT DREV DCUREXP DOILREV DOILP Variance Decomposition of DDEFICIT: 1 0,063026 100,0000 0,000000 0,000000 0,000000 0,000000 2 0,069317 92,74645 4,947433 0,337530 0,768019 1,200569 3 0,075659 85,90985 9,492143 0,376923 2,907251 1,313836 4 0,080952 79,98271 12,27594 0,335856 4,122560 3,282935 5 0,092340 69,31024 12,68510 11,85156 3,490529 2,662570 6 0,093238 69,10001 12,44748 12,16443 3,428505 2,859581 7 0,094871 68,63573 12,55911 11,94068 4,083616 2,780872 8 0,097723 66,85116 12,88438 11,45855 5,921714 2,884196 9 0,105258 58,50674 13,47090 20,40958 5,122472 2,490307 10 0,106403 57,29963 13,46437 21,64363 5,103923 2,488448 Variance Decomposition of DREV: 1 0,183116 28,49151 71,50849 0,000000 0,000000 0,000000 2 0,227431 29,35077 70,27766 0,291062 0,065555 0,014944 3 0,272516 30,09451 68,63760 0,517690 0,651138 0,099062 4 0,314891 29,52546 67,99417 0,719286 0,814422 0,946661 5 0,330868 29,47653 67,37858 1,222380 1,063810 0,858699 6 0,339310 29,41739 66,99631 1,350453 1,419129 0,816714 7 0,342072 29,34705 66,81456 1,437772 1,554672 0,845947 8 0,342154 29,33309 66,78278 1,475512 1,559421 0,849200 9 0,342908 29,33413 66,69939 1,498853 1,619105 0,848517 10 0,345237 29,29957 66,53392 1,505369 1,823099 0,838035 Variance Decomposition of DOILREV: 1 0,250453 0,147787 3,550813 2,457749 93,84365 0,000000 2 0,287222 0,119510 3,711838 1,718489 88,44454 6,005620 3 0,324722 0,096189 3,911973 1,373845 89,81630 4,801695 4 0,357310 0,079264 4,112063 1,131801 90,27204 4,404836 5 0,387376 0,098687 4,142520 1,545806 88,79966 5,413332 6 0,390271 0,189464 4,042019 1,552004 87,18768 7,028832 7 0,391624 0,353030 4,048151 1,558312 86,57892 7,461590 8 0,395645 0,694304 4,382250 1,527309 85,61428 7,781856 9 0,408843 0,944017 4,878825 1,620978 84,57171 7,984468 10 0,411965 1,099500 5,429716 1,643717 83,91744 7,909627 Variance Decomposition of CUREXP: Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam 12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020 như tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận, từ đó giảm thu ngân sách. Do vậy, Chính phủ cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro giá cả, phát triển các hợp đồng phái sinh nhằm hạn chế những rủi ro do biến động giá dầu gây ra. 6. Kết luận Trong phạm vi bài viết, tác giả đã sử dụng mô hình VAR nhằm đánh giá tác động của giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam giai đoạn 1990- 2019. Kết quả khẳng định: Các cú sốc giá dầu có ảnh hưởng tích cực đến tổng thu ngân sách, thu từ dầu thô và cải thiện thâm hụt ngân sách, mặc dù ảnh hưởng này đến các biến số là không đáng kể. Mặt khác, biến động giá dầu không có bất cứ tác động nào đến chi tiêu ngân sách. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý chính sách như: Chính phủ nên tăng nguồn thu nội địa để đảm bảo cơ cấu thu bền vững. Chính phủ nên cắt giảm chi ngân sách mạnh mẽ, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển và cuối cùng có các biện pháp như phát triển các hợp đồng phái sinh nhằm hạn chế những rủi ro do cú sốc giá dầu gây ra. Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR với dữ liệu quan sát khá lớn được thu thập theo quý từ 1990 đến 2019 nhằm đo lường ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách của Việt Nam, từ đó đưa ra những kết quả ước lượng có độ tin cậy cao hơn những nghiên cứu đã có với sự giới hạn về số lượng quan sát. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế sau: Một là, nghiên cứu chưa tính đến các biến động tỷ giá (chẳng hạn USD/VND) có thể ảnh hưởng đến tương quan giữa giá dầu Việt Nam và giá dầu thế giới, từ đó ảnh hưởng đến các biến ngân sách. Hai là, nghiên cứu sẽ có những đánh giá chính xác hơn nếu tách biến Chi ngân sách thành hai biến Chi thường xuyên và Chi đầu tư phát triển, từ đó xem xét cụ thể tác động của giá dầu đến từng biến này. Ba là, nếu nghiên cứu áp dụng mô hình giá dầu phi tuyến tính của Mork (1989) chia cú sốc giá dầu thành 2 biến Giá dầu thực tăng và Giá dầu thực giảm thì việc đánh giá ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các biến ngân sách sẽ chi tiết hơn, tương ứng với thực tế từng giai đoạn giá dầu tăng giảm ở Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo nếu khắc phục những hạn chế này sẽ có thể cho kết quả nghiên cứu tốt hơn ■ 1 0,050880 45,75991 12,50093 41,73915 0,000000 0,000000 2 0,060992 42,94849 23,10037 33,71828 0,028488 0,204364 3 0,068262 40,98357 30,62118 27,40458 0,783847 0,206825 4 0,075282 38,48988 35,58722 23,46380 0,988131 1,470961 5 0,076082 32,84687 35,75583 29,16897 0,975348 1,252981 6 0,077062 32,41153 35,88574 29,47172 0,961290 1,269725 7 0,077333 32,22075 35,64810 29,67842 1,165514 1,287213 8 0,078118 31,82523 35,24702 29,52781 2,030054 1,369890 9 0,078645 29,87594 34,39213 32,54550 1,901518 1,284917 10 0,079149 24,50174 27,42201 44,86965 1,940366 1,266237 Cholesky Ordering: DDEFICIT DREV DCUREXP DOILREV DOILP Nguồn: Tính toán từ Eviews 9 NGUYỄN THÀNH NAM 13Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Tài liệu tham khảo 1. Akin, I., Babajidie, F. (2011). “Impact of oil price shocks on selected macroeconomic varaibles in Nigeria”. Energy Policy, 39, 603-612. 2. Almulali, U., Che Sab, C.N. (2013). “Exploring the impact of oil revenues on OPEC members’ macroeconomy”. Energy Review, 37(4), 416-428. 3. Christopher A. Sims (1980). “Macroeconomics and Reality”. Econometrica, 48(1), 1-48. 4. Du, L., He, Y., Wei, C. (2010). “The relationship between oil price shock and China’s macreocomy: An empirical analysis”. Energy Policy, 38(8), 4142-4151. 5. Elsiddig Rahma, Noel Perera and Kian Tan (2016). “Impact of Oil Price Shocks on Sudan’s Government Budget”. International Journal of Energy Economics and Policy, 6(2), 243-248 6. Eltony, M.N., Al-Awadi, M. (2001). “Oil price fluctuations and their impact on the macroeconomic variables of Kuwait: A case study using a VAR model”. International Journal of Energy Research, 25, 939-959. 7. Farzanegan, M., Markwardt, G. (2009). “The effect of oil price shocks on the Iranian economy”. Energy Economics, 31, 134-151. 8. Federer, J.P. (1996). “Oil price volatility and the macroeconomy”. Journal of Macroeconomy, 18, 1-26. 9. Gisser, M.G. (1986). “Crude oil and macroeconomy”. Journal of Money Credit and Banking, 18, 94-103. 10. Granger, C. (1969). “Investigating causal relation by econometrical and cross-sectional method”. Econometrica, 37, 424-438. 11. Guidi, F. (2009). “The economic effects of oil prices shocks on the UK manufacturing and services sector”. De Munich Personal RePEc Archive, Last accessed on 2014 Nov 12, Available from: 12. Hamilton, D. (1983). “Oil and macroeconomic since world war II”. Journal of Political Economy, 91(2), 228-248. 13. Hamilton, D. (1994). “Time Series Analysis”. New Jersey: Princeton University Press, p257. 14. 15. https://www.gso.gov.vn/ 16. https://www.mof.gov.vn/ 17. https://www.statista.com/statistics/266659/west-texas-intermediate-oil-prices/ 18. Jbir, R., Zourai-Ghorbel, S. (2009). “Recent oil price shocks and Tunisian economy”. Energy Policy, 37, 1041-1051. 19. Jimenez-Rodriguez, R. (2008). “The impact of oil price shocks: Evidence from the industries of six OECD countries”. Energy Economics, 30, 3095-3108. 20. Lorde, T.J., Thomas, C. (2009). “The macroeconomic effects of oil price fluctuations on samll open- oil-producing country: The case of Trinidad and Tobago”. Energy Policy, 37, 2708-2716. 21. Lương Văn Khôi và Nhóm nghiên cứu Ban Kinh tế thế giới (2015). Triển vọng giá dầu thế giới trong trung hạn và một số kịch bản tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 22. Mehrara, M. (2008). “The asymmetric relationship between oil revenues and economic activities: The case of oil- exporting countries”. Energy Policy, 36, 1164-1168. 23. Minh Anh (2020). Giá dầu tác động làm giảm thu ngân sách. Truy cập 20.04.2020, từ pages/nhip-song-tai-chinh/2020-03-17/gia-dau-tac-dong-lam-giam-thu-ngan-sach-83947.aspx 24. Mork, A.K. (1989). “Oil and the macroeconomy whenl prices go up and down: An extension of Hamilton’s results”. Journal of Political Economy, 97(3), 740-744. 25. Naccache, T. (2010). “Slow oil shocks and the weakening of the oil price-macroeconomy relationship”. Energy Policy, 38(5), 2340-2245. 26. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Quang Thái, Phạm Văn Đại (2016). Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách. Bài thảo luận chính sách CS-11. Truy cập 26.04.2018, từ 27. Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn (2016). Liều thuốc mạnh cho căn bệnh nợ công. Truy cập 15.04.2020, từ https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/tin-tuc-su-kien/giang-vien-fetp-tren-bao-chi/lieu-thuoc-manh-cho-can-benh-no-cong/ 28. Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn (2017). “Bắt mạch” nợ công Việt Nam. Truy cập 20.05.2020, từ https:// fsppm.fulbright.edu.vn/cache/MPP-PA2020-513-R12V-Bat-mach-no-cong-Vietnam--Nguyen-Xuan-Thanh,-Do-Thien-Anh- Tuan-2019-03-04-17282820.pdf 29. Olusegun, O.A. (2008). “Energy consumption and Economic Growth in Nigeria: A Bounds Testing Co-inntegrative Approach”. Journal of Economic Theory 2, 118-123. 30. Oriakhi, D.E., Iyoha, D.O. (2013). “Oil price volatility and its sequences on the growth og Nigerian economy: An examination (1970-2010)”. Asian Economic and Financial Review, 3(5), 683-702. 31. Phạm Thế Anh (2020). Bài toán ngân sách và nợ công. Truy cập 20.05.2020, từ https://doanhnhansaigon.vn/kinh-doanh/ bai-toan-ngan-sach-va-no-cong-1096633.html 32. Zhang, Q. (2011). “The impact of international oil price fluctuation on China’s economy”. Energy Procedia, 5, 1360- 1364.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_cac_cu_soc_gia_dau_den_cac_bien_ngan_sach_cua.pdf