Bằng phân tích FTIR và so màu cho thấy cấu
trúc hóa học của polyme blend EVA/PLA và
nanocompozit EVA/PLA/TiO2 đã thay đổi sau thử
nghiệm gia tốc thời tiết. Sự tăng lên của các chỉ số
CI, HI và R khẳng định sự tăng hàm lượng các nhóm
chứa oxi trong các mẫu theo thời gian thử nghiệm.
Các mẫu chuyển dần từ màu trắng sáng sang màu
vàng và tối, màu của mẫu sẫm dần. Sau 56 chu kỳ
thử nghiệm, bề mặt các mẫu xuất hiện các lỗ, hốc ăn
mòn. Hạt nano TiO2 dạng rutil không ảnh hưởng đến
quá trình phân hủy của polyme blend EVA/PLA.
Tuy nhiên, sự có mặt của các hạt nano TiO2 dạng
anatas và hỗn hợp tinh thể TiO2 thúc đẩy quá trình
phân hủy của vật liệu, trong đó dạng hỗn
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các dạng thù hình tinh thể tio2 đến sự thay đổi cấu trúc của polyme blend eva/pla trong quá trình thử nghiệm gia tốc thời tiết - Đỗ Văn Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ HÓA HỌC 54(3) 284-290 THÁNG 6 NĂM 2016
DOI: 10.15625/0866-7144.2016-306
284
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG THÙ HÌNH TINH THỂ TiO2 ĐẾN
SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC CỦA POLYME BLEND EVA/PLA TRONG
QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM GIA TỐC THỜI TIẾT
Đỗ Văn Công*, Thái Hoàng
Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đến Tòa soạn 25-12-2015; Chấp nhận đăng 10-6-2016
Abstract
Photo-degradation of poly(ethylene-co-vinyl acetate) (EVA)/poly(lactic acid) (PLA) blend and EVA/PLA/TiO2
nanocomposites was carried out under accelerated weathering stimulation by alternating cycles of UV light and
moisture at controlled and elevated temperatures. The degradation of these materials was characterized by Fourier
Transform Infrared Spectroscopy (FTIR), color changes, viscosity, tensile test, thermogravimetric analysis (TGA) and
Field Emission Scanning Electron Microscopy (FESEM) observation. The increase in the content of oxygen containing
groups, color changes; the decrease in viscosity, tensile properties, and thermal stability is the evidences for the
degradation of the blend and nanocomposites. After the aging, the appearance of many micro-holes and micro-pores on
the surface of the collected samples was observed. The degradation degree of the nanocomposites depended on the
TiO2-crystal form. Rutile TiO2 nanoparticles nearly do not effect on the photo-degradation of nanocomposites, while
anatase and mixed crystals TiO2 nanoparticles promoted the photo-degradation of nanocomposites, in which, mixed
crystals TiO2 nanoparticles showed the highest photo-catalytic activity.
Keywords. Poly(ethylene-co-vinyl acetate), poly(lactic acid), titanium dioxide, nanocomposites, photo-
degradation, accelerated weathering.
1. MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, vật liệu polyme
blend trên cơ sở trộn hợp giữa poly (axit lactic)
(PLA) với poly (etylen-co-vinyl axetat) (EVA) thu
hút được sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà
nghiên cứu do có thể kết hợp được các ưu điểm nổi
bật của hai polyme thành phần [1-6]. PLA là một
trong những polyme có khả năng phân hủy sinh học
được ứng dụng rộng rãi nhất do có nhiều tính chất
nổi trội như nhẹ, trong suốt, dễ gia công như các
nhựa nhiệt dẻo, tương thích sinh học và đặc biệt là
khả năng phân hủy sinh học. Trong khi EVA là một
polyme không phân hủy sinh học nhưng có nhiều ưu
điểm như mềm dẻo, dai và bám dính tốt với nhiều
loại vật liệu vô cơ và hữu cơ khác nhau. Trộn EVA
với PLA có thể tăng độ dai và khả năng dãn dài cho
PLA [1-6]. Bên cạnh đó, trộn hợp EVA với PLA
được xem như một hướng mới nhằm tạo ra các vật
liệu thân thiện môi trường. Tuy nhiên, cũng giống
như các vật liệu nhựa truyền thống, PLA và polyme
blend EVA/PLA bị thải ra môi trường sau khi sử
dụng. Tại đó, chúng chịu tác động của nhiều yếu tố
môi trường gây phân hủy như độ ẩm, nhiệt độ, oxi,
bức xạ tử ngoại (UV) và ánh sáng mặt trời. PLA là
một polyeste nhạy cảm với nước và dễ bị thủy phân
khi có mặt hơi ẩm và nhiệt độ cao [7-8]. EVA trơ
với nước nhưng khá “nhạy cảm” với các tia bức xạ
UV [9]. Quá trình phân hủy quang hóa của PLA và
EVA đều tuân theo cơ chế gốc, khơi mào bởi các
gốc tự do hình thành khi nguyên tử H ở liên kết C-H
bậc ba bị bứt ra dưới tác động của bức xạ UV. Các
gốc này kết hợp với oxy tạo ra các gốc peoxy gây
phân hủy các polyme, tạo ra các sản phẩm chứa oxi
với mạch ngắn hơn như các axit cacboxylic, lacton,
andehit, xeton... thông qua các phản ứng Norrish [7,
9-10]. Đã có rất nhiều nghiên cứu về sự phân hủy
sinh học của polyme blend EVA/PLA nhưng có rất
ít nghiên cứu về sự phân hủy quang hóa của vật liệu
này. Chỉ duy nhất có Moura và các cộng sự nghiên
cứu về sự phân hủy quang hóa của polyme blend
EVA/PLA trong điều kiện bức xạ UV [5]. Cho đến
nay, quá trình phân hủy quang hóa của polyme blend
này khi có mặt của các chất xúc tác quang như titan
đioxit (TiO2) chưa được nghiên cứu.
Bài này nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng thù
hình tinh thể hạt nano TiO2 đến sự thay đổi cấu trúc
hình thái của polyme blend EVA/PLA trong điều
kiện thử nghiệm gia tốc thời tiết.
TCHH, 54(3), 2016 Đỗ Văn Công và cộng sự
285
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu, hóa chất
Hạt EVA có hàm lượng vinyl axetat 12 %, nhiệt
độ chảy mềm(Tm) 89-92
oC, tỷ trọng 0,93 và hệ số
chảy nhớt (MFI) 3,5 g/10 phút /190 °C/2,16 kg,
Hanwha (Hàn Quốc). Hạt PLA có Tm ở 155-165
o
C,
tỷ trọng 1,24, MFI 10-30 g/10 phút/190 °C/2,16 kg,
Mn là 110 KDa và Mw/Mn = 1,7, Nature Works LLC
(Hoa Kỳ) với tên thương mại là Nature
Works@PLA polyme 2002D. Ba loại hạt nano TiO2
có thù hình tinh thể khác nhau được sử dụng: Hỗn
hợp tinh thể TiO2, Aeroxide® P25 (độ tinh khiết
99,5 %, tỉ lệ rutil/anatas là 20/80) với kích thước hạt
trung bình 25 nm, Sigma Aldrich. Hạt TiO2 dạng
rutil, Polyplus (Hàn Quốc) có độ tinh khết 99,4 %;
kích thước hạt 30-40 nm. Hạt TiO2 dạng anatas được
chế tạo tại phòng thí nghiệm của chúng tôi theo
phương pháp gel–sol từ gel đặc Ti(OH)4 gel được
hình thành do sự thủy phân phức Ti–trietanol amin
(TEOA) theo phương pháp chế tạo của Sugimoto và
cộng sự [11]. Kích thước hạt anatas thu được khoảng
25-35 nm. Vinyl trimetoxysilan (VTMS) (độ tinh
khiết 98,0 %), Sigma Aldrich. Etanol tuyệt đối
(Trung Quốc) được sử dụng làm dung môi.
2.2. Chế tạo nanocompozit EVA/PLA/TiO2
Cân EVA, PLA theo tỷ lệ 70/30 về khối lượng.
VTMS với hàm lượng 0,5 % và hạt nano TiO2 với
hàm lượng 2,0 % (so với tổng khối lượng hỗn hợp)
được đảo đều với hỗn hợp nhựa và trộn nóng chảy
trong máy trộn kín Haake (CHLB Đức) ở 170 °C,
tốc độ quay roto 50 vòng/phút trong 5 phút. Kết thúc
quá trình trộn, hỗn hợp nóng chảy được lấy ra khỏi
máy Haake và ép thành các tấm phẳng dày khoảng
1,0 mm trên máy ép thủy lực Toyoseiki (Nhật Bản)
có gia nhiệt trước ở 170 °C. Ký hiệu và thành phần
của các mẫu được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Ký hiệu và thành phần các mẫu
Tên
mẫu
Thành phần (%)
EVA PLA VTMS P25
Rutil
TiO2
Anatas
TiO2
B 70 30 - - - -
P 70 30 0,5 2,0 - -
R 70 30 0,5 - 2,0 -
A 70 30 0,5 - - 2,0
2.3. Thử nghiệm gia tốc thời tiết
Các mẫu được thử nghiệm gia tốc thời tiết trên
thiết bị UV CON 327 (Atlas, Hoa Kỳ) theo tiêu
chuẩn ISO 4892/3. Mỗi chu kỳ thử nghiệm gồm 8
giờ chiếu bức xạ UV ở 60 oC, sau đó ngưng ẩm 4
giờ ở 45 oC. Sau kỳ thử nghiệm, các mẫu được phân
tích các tính chất lý, hóa và cơ học để đánh giá mức
độ phân hủy của vật liệu. Mẫu thử nghiệm dạng tấm,
kích thước 110×80×1,0 (mm3) và màng mỏng dày
khoảng 50 m.
2.4. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá
2.4.1. Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR)
Các màng polyme blend EVA/PLA và
nanocompozit EVA/PLA/TiO2 trước và sau khi thử
nghiệm được chụp phổ FTIR trên máy Thermo
Nicolet NEXUS 670 FTIR. Khoảng quét từ 400 đến
4000 cm
-1
với 16 lần quét ở độ phân giải 4 cm-1. Chỉ
số cacbonyl (CI), hydroxyl (HI) và tỷ lệ hấp phụ EI
được xác định theo các công thức sau [12]:
Trong đó, A1750; A3501 và A1209 là độ hấp thụ của các
dao động duỗi của các nhóm C=O, O-H và C-O-C
lần lượt tại 1750 cm-1; 3501 cm-1 và 1209 cm-1; A1368
là độ hấp thụ của dao động uốn đối xứng của nhóm
metyl ở 1368 cm-1.
2.4.2. Độ biến đổi màu
Các thông số màu sắc được xác định trên máy
ColorTec PCM (PSM
TM, Hoa Kỳ) theo tiêu chuẩn
ASTM D2244-89. Độ biến đổi màu tổng (E) của
các mẫu tính theo phương trình sau:
Trong đó, L = l1 – l0; a = a1 – a0; b = b1 – b0. l
biểu thị độ sáng (l > 0 cho màu sáng, l < 0 cho
màu tối); a biểu thị cho sắc đỏ hay xanh lục (a > 0
cho màu đỏ, a < 0 cho màu xanh); b biểu thị sắc
vàng hoặc xanh lam (b > 0 cho màu vàng và b < 0
cho màu xanh); l1, a1 và b1 là các thông số màu của
mẫu qua thử nghiệm; l0, a0 và b0 thông số màu của
các mẫu ban đầu. Các giá trị thu được là kết quả
trung bình cộng của 10 điểm đo khác nhau trên bề
mặt mẫu.
TCHH, 54(3), 2016 Ảnh hưởng của các dạng thù hình
286
2.4.3. Ảnh hiển vi điện tử quét phát xạ trường
(FESEM)
Ảnh hình thái cấu trúc của polyme blend
EVA/PLA và nanocompozit EVA/PLA/TiO2 trước
và sau thử nghiệm gia tốc thời tiết được chụp trên
máy FESEM Hitachi S-4800 (Nhật Bản).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích FTIR
Hình 1 biểu diễn phổ FTIR của polyme blend
EVA/PLA (B) và các mẫu nanocompozit
EVA/PLA/TiO2 cho thấy phổ FTIR của các mẫu B
và P trước khi thử nghiệm gia tốc thời tiết (hình 1a
và 1c) có các pic và vùng hấp thụ đặc trưng cho các
nhóm hydrocacbon của EVA và PLA khá giống
nhau: Vùng hấp thụ ở 2842-2914 cm-1 ứng với các
dao động duỗi bất đối xứng và đối xứng của –CH2-,
-CH3 và liên kết C-H ở nguyên tử C bậc 3. Pic hấp
thụ ở 1468 cm-1 ứng với dao động cắt kéo của -CH2-,
pic ở 1367 cm-1 đặc trưng cho dao động uống của C-
H trong nhóm -CH3 và pic ở 724 cm
-1 ứng với dao
động con lắc trong của -CH2-. Sự khác biệt chỉ thấy
ở các vùng hấp thụ đặc trưng cho các nhóm liên kết
este. Pic và vùng hấp thu đặc trưng cho dao động
duỗi của liên kết C=O và dao động duỗi đối xứng và
bất đối xứng của liên kết C-O-C trong mẫu blend
tương ứng ở 1741 cm-1 và 1091-1224 cm-1. Trong
khi pic hấp thụ đặc trưng cho dao động duỗi của liên
kết C=O trong mẫu nanocompozit dịch chuyển đáng
kể về bước sóng dài hơn (số sóng 1752 cm-1) và
vùng dao động duỗi đối xứng và bất đối xứng của
liên kết C-O-C dịch chuyển nhẹ, từ 1091-1224 cm-1
đến 1092-1200 cm-1.
(a)
(c)
(b)
(e)
(f)
(d)
Số sóng, cm-1
Đ
ộ
tr
u
yề
n
q
u
a,
%
Hình 1: Phổ FTIR của các mẫu B (a, c), P (b, d),
R (e) và mẫu A (f); a, b tương ứng với các mẫu ban
đầu và c, e, f tương ứng với các mẫu sau 14 chu kỳ
thử nghiệm
Những thay đổi này có thể gây ra bởi các phản
ứng và các tương tác được cải thiện giữa các thành
phần trong nanocompozit. Nhóm vinyl của VTMS
có thể ghép vào các mạch EVA và PLA trong quá
trình trộn nóng chảy. Các nhóm silanol sinh ra do
thủy phân VTMS có thể liên kết với các nhóm O-H
trên bề mặt hạt nano TiO2 nhờ phản ứng ngưng tụ tại
chỗ. Ngoài ra, các nhóm silanol và nhóm O-H trên
bề mặt hạt TiO2 có thể tương tác với các nhóm hoạt
tính phân cực như C=O, C-O-C trên mạch EVA và
PLA thông qua các liên kết hydro và các tương tác
lưỡng cực [13-15]. Điều này gây ra sự dịch chuyển
các pic và các dải hấp thụ trong nanocompozit. Cũng
nhờ các liên kết và tương tác trên, sự tương hợp và
dính kết giữa các thành phần trong nanocompozit
được cải thiện. Các pic và dải hấp thụ đặc trưng của
TiO2 như dao động duỗi của Ti-O-Ti ở 1460 cm
-1
,
dao động uốn của nhóm O-H ở 1610 cm-1, các dao
động hóa trị của Si-CH3 và Si-O ở 2950-2840 cm
-1
và 1270-1090 cm
-1
không xuất hiện trên phổ FTIR
của nanocompozit do chồng lấn với các pic và dải
hấp thụ của các nhóm liên kết trong EVA và PLA.
Phổ FTIR của các nanocompzit EVA/PLA/TiO2 sử
dụng tinh thể dạng rutil (R) và dạng anatas (A) hầu
như trùng khít với phổ FTIR của nanocompozit P
nên không được thể hiện trên hình 1. Sau 14 chu kỳ
thử nghiệm gia tốc thời tiết, phổ FTIR của polyme
blend và các nanocompozit thay đổi đáng kể. Các
pic hấp thụ đặc trưng cho liên kết C-H hầu như
không đổi nhưng các pic hấp thụ đặc trưng cho các
liên kết C=O và C-O-C (trong nhóm este) thay đổi
đáng kể (hình 1b, d, e và f). Vai của pic C=O mở
rộng và dịch chuyển về bước sóng dài hơn (từ 1741
cm
-1
về 1751 cm-1 đối với mẫu B và từ 1752 cm-1 về
1761 cm
-1
đối với các mẫu nanocompozit). Sự hình
thành các nhóm xeton, andehit, anhydrit và lacton
theo các phản ứng quang hóa Norrish II và phản ứng
loại nước của các hydropeoxit [5] là nguyên nhân
gây ra những thay đổi trên. Đặc biệt là sự xuất hiện
pic hấp thụ mới ở 3400-3700 cm-1 trên phổ FTIR của
các mẫu polyme blend và nanocompozit tương ứng
với dao động duỗi của liên kết O-H trong nhóm
cacboxyl. Nó là kết quả của thủy phân PLA [8] và
phản ứng oxi hóa quang của EVA và PLA [9, 16].
Ảnh hưởng của dạng thù hình tinh thể TiO2 đến
sự thay đổi cấu trúc hóa học của các nanocompozit
có thể đánh giá định lượng qua các chỉ số CI, HI và
tỉ lệ hấp thụ EI. Bảng 3 trình bày kết quả các giá trị
thu được sau 0, 8 và 14 chu kỳ thử nghiệm. Kết quả
cho thấy tất cả các giá trị CI, HI và EI đều phản ánh
sự tăng hàm lượng các nhóm chứa O trong polyme
blend EVA/PLA và các nanocompozit. Điều này
khẳng định quá trình phân hủy của các vật liệu đã
TCHH, 54(3), 2016 Đỗ Văn Công và cộng sự
287
xảy ra. H2O và O2 đóng vai trò quan trọng trong hoạt
tính quang hóa của TiO2. Chúng tham gia vào quá
trình hình thành các gốc tự do gây phân hủy EVA và
PLA thông qua các phân hủy oxi hóa. H2O còn gây
ra sự thủy phân các liên kết este của PLA. Trong
điều kiện nhiệt độ cao (45-60 oC) và độ ẩm cao, sự
phân hủy oxi hóa quang của EVA, PLA và sự thủy
phân của PLA xảy ra với tốc độ nhanh hơn, dẫn đến
sự hình thành các nhóm chứa oxi với hàm
lượng nhiều hơn. Sự tăng các chỉ số CI, HI và R
tương ứng với tăng hàm lượng các nhóm C=O, O-H
và C-O-C trong cùng thời gian thử nghiệm của các
mẫu sắp xếp tuần tự: Mẫu P > A > B > R. Điều này
có nghĩa rằng các hạt nano TiO2 dạng anatas và đặc
biệt là hỗn hợp tinh thể anatas/rutil với tỉ lệ 80/20
gây ra sự thay đổi cấu trúc hóa học của polyme
blend EVA/PLA nhiều hơn so với hạt nano TiO2
dạng rutil.
Bảng 2: Pic và dải hấp thụ đặc trưng của polyme blend EVA/PLA (B) và
các nanocompozit EVA/PLA/TiO2 trước và sau thử nghiệm gia tốc thời tiết
Mẫu
Thời gian
(chu kỳ)
Số sóng, cm-1
-OH C-H C=O C-H(-CH2-) C-H(-CH3) C-O-C C-H
B
0 - 2842-2914 1741 1468 1367 1091-1224 724
14 3501 2843-2930 1751 1469 1368 1090-1240 723
P
0 - 2839-2929 1752 1469 1368 1092-1200 723
14 3502 2863-2931 1761 1468 1368 1089-1210 723
R 14 3501 2861-2930 1760 1468 1368 1091-1210 723
A 14 3502 2863-2932 1763 1468 1368 1089-1209 723
Bảng 3: Các chỉ số CI, HI và R của các mẫu B, P, R và A theo thời gian thử nghiệm
Mẫu Thời gian (chu kỳ) A1209/A1368 (EI) A1750/A1368 (CI) A3601/A1368 (HI)
B
0 0,15 0,25 0,02
8 0,28 0,32 0,07
14 0,40 0,48 0,13
P
0 0,16 0,24 0,04
8 0,45 0,41 0,11
14 0,69 0,67 0,20
R
0 0,16 0,24 0,02
8 0,25 0,30 0,05
14 0,37 0,42 0,11
A
0 0,16 0,25 0,03
8 0,37 0,35 0,09
14 0,53 0,55 0,15
3.2. Sự biến đổi màu sắc
Sự biến đổi màu sắc của polyme blend
EVA/PLA và các nanocompozit có thể định lượng
bằng phương pháp so màu. Hình 2 biểu diễn sự thay
đổi các thông số màu sắc của các mẫu (E, l, a và
b) theo thời gian thử nghiệm. l và a của tất cả
các mẫu giảm theo thời gian thử nghiệm cho thấy
màu của các mẫu ngày càng trở nên tối hơn. Trong
khi đó, b tăng theo thời gian thử nghiệm chỉ ra rằng
màu của các mẫu chuyển thành màu vàng. Sự thay
đổi màu sắc của các mẫu do có sự hình thành các
nhóm mang màu (cacboxyl, cacbonyl, xeton,
andehit, hydroxyl, este...) và các nối đôi liên hợp
hình thành do các phản ứng oxi hóa quang EVA và
PLA trong quá trình thử nghiệm [12, 17].
Trong số các thông số màu sắc, giá trị của b
lớn nhất cho thấy nó ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay
đổi màu tổng (E). Nó là thông số quan trọng nhất
để đánh giá trạng thái màu sắc của mẫu. Giá trị của
a khá nhỏ, cho thấy nó ít đóng góp vào E. Độ dốc
đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa các thông số màu
theo thời gian thử nghiệm của các mẫu được sắp xếp
theo thứ tự sau: P > A > B > R. Điều này tương tự
như kết quả thu được khi phân tích FTIR và ảnh
chụp mẫu. TiO2 dạng anatas và dạng hỗn hợp tinh
TCHH, 54(3), 2016 Ảnh hưởng của các dạng thù hình
288
thể gây thay đổi màu sắc polyme blend EVA/PLA
nhanh hơn. Trong khi TiO2 dạng rutil làm chậm quá
trình biến đổi màu của polyme blend. Điều này được
giải thích như sau: Theo cơ chế xúc tác quang hóa
của các hạt nano TiO2, khi TiO2 tiếp xúc với các bức
xạ tử ngoại, các electron (e) từ dải hóa trị bị kích
thích lên dải dẫn, sinh ra các lỗ trống tích điện
dương (h+) và các e hoạt động (e–) ở vùng dẫn. Hai
thành phần này có hoạt tính cao. Khả năng oxi hóa
mạnh của h+ oxi hóa nước tạo thành các gốc •OH. Nó
cũng có thể oxi hóa trực tiếp oxi và các hợp chất hữu
cơ khác. Bên cạnh đó, nhiều dạng hợp chất hoạt tính
khác của oxy như O2
–
,
•
OH, HO2
•
và O
•
tạo thành do
các phản ứng sau cũng tham gia vào các phản ứng
phân hủy EVA và PLA [18]:
e
-
+ O2 O2
-
O2- + H+ HO2
h
+
+ H2O
OH + H
+
h
+
+ O2
- 2OH
Thời gian thử nghiệm (chu kỳ) Thời gian thử nghiệm (chu kỳ)
Thời gian thử nghiệm (chu kỳ) Thời gian thử nghiệm (chu kỳ)
Hình 2: Các thông số màu sắc của các mẫu theo thời gian thử nghiệm gia tốc thời tiết
Hiệu suất xúc tác quang của các hạt nano TiO2
quyết định bởi tốc độ tái kết hợp giữa e– và h+ [18].
Anatas có tốc độ tái kết hợp e–/h+nhỏ hơn so với rutil
do sự uốn cong dải thế bề mặt riêng, tạo ra các vùng
lõm sâu hơn với thế dốc hơn, do đó gây ra tốc độ
bẫy lỗ trống lớn hơn 10 lần [19, 20]. Deanna đã chỉ
ra rằng ái lực hấp phụ các chất hữu cơ và khả năng
hấp phụ ở bề mặt của anatas lớn hơn rutil [20].
Chính vì thế, dạng anatas có hoạt tính xúc tác quang
cao hơn so với rutil. Tuy nhiên, Liu và cộng sự đã
chỉ ra rằng hỗn hợp tinh thể TiO2 với tỉ lệ anatas/rutil
= 80/20 có hoạt tính xúc tác quang đối với
nanocompozit LDPE/EVA/TiO2 cao hơn cả dạng
anatas hay rutil nguyên chất [17]. Deanna lí giải hoạt
tính xúc tác quang cao của hỗn hợp tinh thể là do sự
hoạt hóa cộng hưởng của rutil gây ra bởi anatas. Pha
rutil mở rộng vùng hoạt động quang đến vùng khả
kiến nên thu nhiều ánh sáng hơn và gây sự chuyển
các electron từ rutil đến các vị trí bẫy của anatas,
ngăn cản sự tái kết hợp của e– và h+ [20]. Do có hoạt
tính xúc tác quang lớn, anatas và đặc biệt là hỗn hợp
tinh thể TiO2 đã thúc đẩy sự phân hủy quang hóa, do
đó làm thay đổi mạnh màu sắc của polyme blend
EVA/PLA.
3.3. Hình thái cấu trúc của vật liệu
Ảnh FESEM của polyme blend EVA/PLA và
nanocompozit EVA/PLA/TiO2 trước và sau 56 chu
kỳ thử nghiệm gia tốc thời tiết được biểu diễn trên
hình 3. Hình thái cấu trúc bề mặt ban đầu của
polyme blend B và các nanocompozit P, A và R
TCHH, 54(3), 2016 Đỗ Văn Công và cộng sự
289
tương đối mịn và bằng phẳng, các hạt nano TiO2
phân tán khá đồng đều trong nền polyme blend
EVA/PLA. Sau khi thử nghiệm gia tốc thời tiết, bề
mặt tất cả các mẫu xuất hiện các lỗ và hốc. Điều này
chứng tỏ rằng polyme blend và các nanocompozit đã
bị phân hủy sau khi thử nghiệm. Bề mặt mẫu P xuất
hiện các lỗ và hốc có mật độ lớn nhất và sâu nhất chỉ
ra rằng hỗn hợp tinh thể TiO2 gây ra sự phân hủy
mẫu mạnh nhất. Hạt nano TiO2 dạng anatas có hoạt
tính quang cao hơn dạng rutil, do vậy, sau khi thử
nghiệm, các lỗ và hốc xuất hiện ở mẫu A có mật độ
lớn hơn và sâu hơn so với mẫu R. Mật độ, kích
thước và chiều sâu của các khuyết tật trên xuất hiện
ở mẫu R thậm chí còn nhỏ hơn so với ở mẫu B. Nó
cho thấy hạt nano TiO2 dạng rutil hầu như không
thúc đẩy sự phân hủy của polyme blend EVA/PLA.
Hình 3: Ảnh FESEM của các mẫu trước và sau 56 chu kỳ thử nghiệm gia tốc thời tiết
4. KẾT LUẬN
Bằng phân tích FTIR và so màu cho thấy cấu
trúc hóa học của polyme blend EVA/PLA và
nanocompozit EVA/PLA/TiO2 đã thay đổi sau thử
nghiệm gia tốc thời tiết. Sự tăng lên của các chỉ số
CI, HI và R khẳng định sự tăng hàm lượng các nhóm
chứa oxi trong các mẫu theo thời gian thử nghiệm.
Các mẫu chuyển dần từ màu trắng sáng sang màu
vàng và tối, màu của mẫu sẫm dần. Sau 56 chu kỳ
thử nghiệm, bề mặt các mẫu xuất hiện các lỗ, hốc ăn
mòn. Hạt nano TiO2 dạng rutil không ảnh hưởng đến
quá trình phân hủy của polyme blend EVA/PLA.
Tuy nhiên, sự có mặt của các hạt nano TiO2 dạng
anatas và hỗn hợp tinh thể TiO2 thúc đẩy quá trình
phân hủy của vật liệu, trong đó dạng hỗn hợp tinh
thể TiO2 có hoạt tính xúc tác quang cao nhất.
Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 104.04-2012.07.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. H. M. Said. Effects of gamma irradiation on the
crystallization, thermal and mechanical properties of
poly(l-lactic acid)/ethylene-co-vinyl acetate blends,
Ban đầu Sau 56 chu kỳ
B
P
Ban đầu Sau 56 chu kỳ
R
A
TCHH, 54(3), 2016 Ảnh hưởng của các dạng thù hình
290
Journal of Radiation Research and Applied Sciences,
6(2), 11-16 (2013).
2. P. Ma, D. G. Hristova-Bogaerds, J. G. P. Goossens, A.
B. Spoelstra, Y. Zhang, P. J. Lemstra. Toughening of
poly(lactic acid) by ethylene-co-vinyl acetate
copolymer with different vinyl acetate contents,
European Polymer Journal, 48(1), 146-154 (2012).
3. J. S. Yoon, S. H. Oh, M. N. Kim, I. J. Chin, Y. H. Kim.
Thermal and mechanical properties of poly(L-lactic
acid) poly(ethylene-co-vinyl acetate) blends, Polymer,
40(9), 2303-2312 (1999).
4. I. Moura, R. Nogueira, V. B. Legare, A. V. Machado.
Synthesis of EVA-g-PLA copolymers using
transesterification reactions, Materials Chemistry and
Physics, 134(1), 103-110 (2012).
5. I. Moura, G. Botelho, A. V. Machado.
Characterization of EVA/PLA blends when exposed to
different environments, Journal of Polymers and
Environment, Journal of Polymers and the
Environment, 22(1), 148-157 (2014).
6. I. Moura, A. V. Machado, R. Nogueira, V. Bounor-
Legare. Synthesis of biodegradable copolymers based
on ethylene vinyl acetate and polylactic acid,
Materials Science Forum, 636-637, 819-824 (2010).
7. W. W. Wang, C. Z. Man, C. M. Zhang, L. Jiang, Y.
Dan, T. P. Nguyen. Stability of poly(L-lactide)/TiO2
nanocomposite thin films under UV irradiation at 254
nm, Polymer Degradation and Stability, 98(4), 885-
893 (2013).
8. H. Y. Tan, E. Widjaja, F. Boey, S. C. J. Loo.
Spectroscopy techniques for analyzing the hydrolysis
of PLGA and PLLA, Journal of Biomedical Materials
Research Part B: Applied Biomaterials, 91B(1), 433-
440 (2009).
9. S. M. Therias, E. Fanton, J. L. Gardette, S.
Peeterbroeck, M. Alexandre, P. Dubois.
Polymer/carbon nanotube nanocomposites: Influence
of carbon nanotubes on EVA photodegradation,
Polymer Degradation and Stability, 92(10), 1873-1882
(2007).
10. M. Gardette, S. Thérias, J. L. Gardette, M. Murariu, P.
Dubois. Photooxidation of polylactide/calcium
sulphate composites, Polymer Degradation and
Stability, 96, 616-623 (2011).
11. T. Sugimoto, X. Zhou, A. Muramatsu. Synthesis of
uniform anatase TiO2 nanoparticles by gel–sol
method: 3. Formation process and size control,
Journal of Colloid and Interface Science, 259(1), 43-
52 (2003).
12. Z. Liu, J. Jin, S. Chen, J. Zhang. Effect of crystal form
and particle size of titanium dioxide on the
photodegradation behaviour of ethylene-vinyl acetate
copolymer/low density polyethylene composite,
Polymer Degradation and Stability, 96(1), 43-50
(2011).
13. A. K. Mohapatra, S. Mohanty, and S. K. Nayak.
Poly(lactic acid) and layered silicate nanocomposites
prepared by melt mixing: Thermomechanical and
morphological properties, Polymer Composites,
33(12), 2095-2104 (2012).
14. J. Morshedian, P. M. Hoseinpour, H. Azizi, and R.
Parvizzad. Effect of polymer structure and additives
on silane grafting of polyethylene, Express Polymer
Letter, 3(2), 105-115 (2009).
15. J. Zhao, M. Milanova, M. M. C. G. Warmoeskerken,
and V. Dutschk. Physicochemical and engineering
aspects, Colloids and Surfaces A, 413, 273-279
(2012).
16. M. Gardette, S. Thérias, J. L. Gardette, M. Murariu, P.
Dubois. Photooxidation of polylactide/calcium
sulphate composites, Polymer Degradation and
Stability, 96(4), 616-623 (2011).
17. F. J. Pern, A. W. Czanderna, K. A. Emery, R. G.
Dhere. Weathering degradation of EVA encapsulant
and the effect of its yellowing on solar cell efficiency,
Photovoltaic Specialists Conference, Conference
Record of the Twenty Second IEEE, 7-11 October,
557-561 (1991).
18. K. Hashimoto, H. Irie and A. Fujishima. TiO2
Photocatalytis: A Historical overview and future
prospects, Japanese Journal of applied physics,
44(12), 8269-8285 (2005).
19. S M Gupta, M. Tripathi. A review of TiO2
nanoparticles, Chinese Science Bulletin, 56, 1639-
1657 (2011).
20. D. C. Hurum, A. G. Agrios, and K. A.
GrayTijanaRajh and M. C. Thurnauer. Explaining the
enhanced photocatalytic activity of Degussa P25
mixed-phase TiO2 using EPR, Journal of Physical
Chemistry B, 107(19), 4545-4549 (2003).
Liên hệ: Đỗ Văn Công
Viện Kỹ thuật nhiệt đới
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 18, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
E-mail: dovancongitt@itt.vast.vn; Điện thoại: 04.37564265.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_van_cong_852_2084340.pdf