VCO dùng cho thí nghiệm là sản phẩm đóng trong
chai thủy tinh nâu và chai PET xanh, sau 12 tháng bảo
quản trong kho 27oC, được đem đi phân tích cảm quan
theo 3 chỉ tiêu quan trọng nhất, quyết định giá trị của dầu,
nhất là độ trong, màu sắc và mùi vị. Kết quả đánh giá
được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. đánh giá độ trong, màu sắc và mùi vị của VCO
sau 12 tháng bảo quản.
TT Tên mẫu Độ trong Màu sắc Mùi vị Đánh giá
1 Q2P1n Trong suốt Không màu Mùi thơm và vị đặc trưng của
dầu dừa
Tốt
2 Q2P2x Trong suốt Không màu Mùi thơm và vị đặc trưng của
dầu dừa
Tốt
Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bao bì, nhiệt
độ và ánh sáng tới khả năng bao quản của VCO, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
- VCO được sản xuất theo công nghệ không gia nhiệt
được đóng trong bao bì khác nhau: Chai thuỷ tinh (P1),
chai PET (P2) và chai HDPE (P3), thông qua việc xác
định hai chỉ tiêu là hàm lượng axit béo tự do (FFA) và chỉ
số peroxit (PV) sau 12 tháng bảo quản ở nhiệt độ 15, 27
và 370C, đã xác định được bao bì dùng bảo quản là chất
dẻo nên sử dụng chai PET độ dày 0,5 mm trở lên.
- Đã xác định được ảnh hưởng của ánh sáng tới khả
năng bảo quản của VCO đóng trong 4 loại bao bì: Chai
thuỷ tinh nâu (P1n), chai thuỷ tinh không màu (P1t), chai
PET xanh dương (P2x) và chai PET không màu (P2t).
Khi phân tích 2 chỉ tiêu: FFA và PV sau 12 tháng bảo
quản thấy rằng, trong cùng một vật liệu thì chai có màu
tốt hơn chai không màu, cùng chai có màu thì thủy tinh
với khả năng chống thấm tuyệt đối là tốt hơn PET. Nên
ưu tiên lọ thủy tinh nâu, còn trong trường hợp tính đến
giá thành thì chọn chai PET xanh cho bảo quản VCO.
- Từ thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ bảo
quản (15, 27 và 370C) của VCO mẫu sau sấy chân không
(O2) đóng trong chai thuỷ tinh nâu (P1n) và chai PET
xanh dương (P2x), trên cơ sở xác định các chỉ số: FFA,
PV và các chỉ số cảm quan (độ trong, màu sắc và mùi vị)
sau 12 tháng bảo quản chất lượng VCO đều đạt theo tiêu
chuẩn của APCC [8]
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản đến chất lượng dầu dừa tinh khiết sản xuất bằng công nghệ không gia nhiệt - Nguyễn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5916(5) 5.2017
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Đặt vấn đề
Dầu dừa tinh khiết hay còn gọi là dầu dừa nguyên
chất (VCO - Virgrin Coconut Oil) được tách chủ yếu từ
cùi dừa (cơm dừa). Năm 2001, lần đầu tiên VCO được
một công ty dược thảo mang từ Philippines sang Mỹ, sau
đó nhu cầu VCO tăng đều hàng năm ở Mỹ và lan sang
nhiều quốc gia khác như: Canada, Úc, Anh VCO là
dòng sản phẩm mới nhất của chuỗi sản phẩm từ dừa mà
Philippines giới thiệu ra thế giới [1]. Các nước Đông Nam
Á là nơi xuất khẩu VCO nhiều nhất thế giới, đứng đầu là
Philippines, tiếp sau là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Fiji, New Guinea
cũng xuất khẩu VCO bởi giá trị kinh tế của nó cao gấp
4-5 lần giá trị xuất khẩu của dầu dừa thông thường [2].
Ở nước ta trong các dòng sản phẩm chế biến từ quả
dừa, VCO là một trong những sản phẩm được sản xuất
và lưu thông phổ biến trên thị trường để phục vụ cho việc
chăm sóc sức khoẻ con người.
Trước khi đến tay người tiêu dùng, VCO được đóng
trong các loại bao bì khác nhau và đều phải trải qua một
quá trình bảo quản và lưu thông. Trong quá trình bảo
quản, VCO cũng như các loại dầu khác thường bị biến
đổi bởi quá trình ôi hóa do thủy phân và quá trình ôi hóa
do oxy hóa làm giảm chất lượng sản phẩm. Lúc đầu quá
trình biến đổi xảy ra khá chậm, sau đó tốc độ tăng dần và
mạnh mẽ vào giai đoạn cuối, khi những sản phẩm của sự
biến đổi lại trở thành tác nhân xúc tác cho sự biến đổi tiếp
theo. Hầu hết những sự biến đổi đều theo chiều hướng
xấu, làm giảm hoặc mất đi các tính chất tốt ban đầu về
giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan của sản phẩm [3].
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản
phẩm và hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là khi hướng đến thị
trường xuất khẩu thì việc bảo quản VCO trong quá trình
vận chuyển là một yêu cầu bắt buộc. Trong quá trình bảo
quản, ngoài yếu tố chất lượng VCO ban đầu thì các yếu
tố như: Bao bì chứa đựng, nhiệt độ và ánh sáng là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi của VCO,
Ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản đến chất lượng
dầu dừa tinh khiết sản xuất bằng công nghệ không gia nhiệt
Nguyễn Phương1*, Nguyễn Trịnh Hoàng Anh1, Bùi Xuân Phương1,
Mã Thị Bích Thảo1, Phạm Tuấn Đạt1, Lê Minh Tùng1, Nguyễn Mai Dương2
1Viện Ứng dụng Công nghệ
2Bộ Khoa học và Công nghệ
Ngày nhận bài 13/2/2017; ngày chuyển phản biện 16/2/2017; ngày nhận phản biện 6/3/2017; ngày chấp nhận đăng 17/3/2017
Tóm tắt:
Trong nghiên cứu này, 2 mẫu dầu dừa tinh khiết (VCO) được tách bằng công nghệ không gia nhiệt đã được lựa
chọn: Mẫu O1 sau khi ly tâm chưa qua sấy, lọc chân không và mẫu O2 sau khi sấy, lọc chân không. Ảnh hưởng
của các yếu tố như: Bao bì chứa đựng (chai thuỷ tinh và chai nhựa), chất lượng chai nhựa, ánh sáng, nhiệt độ
đến chất lượng của VCO trong quá trình bảo quản với thời gian 12 tháng được đánh giá thông qua các chỉ số:
Độ ẩm, hàm lượng axit béo tự do (FFA) đại diện cho quá trình ôi hóa do thủy phân và chỉ số peroxit (PV) đại
diện cho quá trình ôi hóa do oxy hóa và các chỉ tiêu cảm quan để đánh giá chất lượng VCO đã được xem xét.
Kết quả cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bảo quản nêu trên có tác động trực tiếp đến chất lượng
của VCO, đặc biệt là loại bao bì chứa đựng VCO. Theo đó, sử dụng chai thuỷ tinh nâu hoặc chai PET màu
xanh dương độ dày ≥ 0,5 mm cho kết quả tốt hơn so với chai thuỷ tinh và chai PET không màu, với chai PET
có chiều dày 0,2 mm và chai HDPE làm giảm chất lượng VCO trong quá trình bảo quản. Từ thí nghiệm xác
định ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản (15, 27 và 370C) của VCO mẫu O2 đóng trong lọ thuỷ tinh nâu (P1n)
và chai PET xanh dương (P2x), trên cơ sở xác định các chỉ số: FFA, PV và các chỉ số cảm quan (độ trong, mầu
sắc và mùi vị) cho thấy, có thể bảo quản ở môi trường nhiệt độ bình thường nhưng tốt nhất nên giữ ở 15-27oC,
chất lượng VCO sau 12 tháng bảo quản đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội dừa châu Á - Thái Bình Dương (APCC).
Từ khoá: Ánh sáng, bao bì, bảo quản, chất lượng, dầu dừa tinh khiết, nhiệt độ, thời gian.
Chỉ số phân loại: 2.10
*Tác giả liên hệ: Email: tsphuong65@yahoo.com.vn
6016(5) 5.2017
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
qua đó quyết định tới chất lượng, thời gian bảo quản và
khả năng lưu thông trên thị trường của VCO. Do vậy,
việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới bảo quản VCO
là rất cần thiết, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất VCO
có thể lựa chọn chế độ bảo quản phù hợp nhằm đảm bảo
chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị cho VCO
trên thị trường trong và ngoài nước.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng
VCO được tách và thu nhận theo sơ đồ:
Dừa quả → Bỏ xơ → Tách cơm dừa → Gọt vỏ nâu →
Xử lý cơm dừa → Rửa → Chần → Băm → Nghiền thô
→ Nghiền tinh → Lọc → Sữa dừa → Ly tâm siêu tốc 1
→ Ly tâm siêu tốc 2 → Ly tâm siêu tốc 3 → Dầu dừa
(O1) → Sấy, lọc chân không → Dầu dừa tinh khiết (O2).
Chọn 2 mẫu VCO:
- O1: VCO sau khi ly tâm (chưa qua sấy, lọc chân
không).
- O2: VCO sau khi sấy, lọc chân không.
Đóng chai thủy tinh và chai PET (polyethylene
terephthalate), chọn 2 mẫu:
- P1: Chai thủy tinh không màu V = 500 ml, nắp vặn
kín.
- P2: Chai PET V = 500 ml, thành dày 0,5 mm, nút
vặn kín.
Quy cách chai thủy tinh, chọn 2 mẫu:
- P1t: Chai không màu.
- P1n: Chai màu nâu.
Quy cách chai plastic, chọn 5 mẫu:
- P2t: Chai PET trong, không màu.
- P2x: Chai PET xanh dương (blue).
- P22: Chai PET dày 0,2 mm.
- P25: Chai PET dày 0,5 mm.
- P3đ: Chai HDPE (high density polyethylene), đục.
Phương pháp phân tích
Xác định độ ẩm của dầu dừa [4]: Độ ẩm (hàm ẩm) của
dầu dừa được xác định theo TCVN 6120:1996. Độ ẩm
(W) của dầu dừa được tính theo công thức:
W (%) = x 100
Trong đó: G
1
là khối lượng mẫu (dầu) trước khi sấy,
Influence of storage conditions on the
quality of virgin coconut oil produced
by the non-heating technology
Phuong Nguyen1*, Trinh Hoang Anh Nguyen1,
Xuan Phuong Bui1, Thi Bich Thao Ma1,
Tuan Dat Pham1, Minh Tung Le1, Mai Duong Nguyen2
1National Center for Technological Progress (NACENTECH)
2Ministry of Science and Technology (MOST)
Received 13 February 2017; accepted 17 March 2017
Abstract:
In this study, virgin coconut oil (VCO) was extracted
by non-heating technology to select 02 samples:
Sample O1 taken after centrifugation (not yet
dried, vacuum filtration) and sample O2 taken after
drying, vacuum filtration. The influence factors,
such as packing (glass bottle and plastic bottle),
quality of plastic bottle, light, and temperature,
that affect the quality of the VCO in the process
of 12-month preservation were evaluated through
indexs as follows: moisture, free fatty acid (FFA) that
represents the process of rancidity by hydrolysis,
peroxide value (PV) that represents the process of
rancidity by oxidation, and organoleptic indicators to
evaluate the quality of VCO. The results showed that
the factors as mentioned above had a direct impact on
the quality of VCO, especially the moisture of VCO
contained in different packing materials. Therefore,
using brown glass bottles or blue PET bottles with
thickness ≥ 0.5 mm showed better results compared
with colorless glass and PET bottles, while PET bottles
with thickness of 0.2 mm and HDPE bottles reduced
the VCO quality in preservation process. From the
experiment of determining the effect of preservation
temperature (15oC, 27oC, and 37oC) on VCO sample
O2 which was packed in brown glass bottles (P1n) and
blue PET bottles (P2x) on the basis of determining
indexs such as: FFA, PV, and organoleptic indicators
(level of limpidity, color, and taste), it was indicated
that preservation at normal temperature was feasible
but keeping at 15-27 oC was the best, and the quality
of VCO after 12-month presevation still met the
standards of APCC.
Keywords: Light, packing, presevation, quality,
temperature, Virgin coconut oil (VCO).
Classification number: 2.10
6116(5) 5.2017
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
G
2
là khối lượng mẫu sau khi sấy và làm nguội.
Xác định hàm lượng axit béo tự do (FFA) [5]: Hàm
lượng axit béo tự do trong dầu dừa được xác định theo
TCVN 6127:1996. Cân chính xác 10 g dầu dừa cho vào
bình cầu 200 ml, thêm 50 ml dung môi hỗn hợp dietyl
este/etanol 95% (v:v = 1:1), lắc đều đến khi hòa tan hoàn
toàn, cho 2 giọt chỉ thị phenolphtalein rồi chuẩn độ bằng
dung dịch KOH 0,1N trong cồn cho đến khi dung dịch
xuất hiện màu hồng tươi và màu không mất đi sau 30
giây.
Độ axit được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm theo công
thức:
Trong đó: V là thể tích của dung dịch chuẩn KOH đã
sử dụng (ml); c là nồng độ chính xác của dung dịch chuẩn
KOH đã sử dụng (mol/l); m là khối lượng phần mẫu thử
(g); M là khối lượng mol của axit được chọn để biểu thị
kết quả (g/mol) (đối với dầu dừa, độ axit được biểu thị
theo axit lauric khối lượng mol: 200 g/mol).
Xác định chỉ số peroxide (PV) [6]: Theo TCVN
6121:1996.
Trong môi trường acid, peroxide giải phóng iot trong
muối kali (K) bằng nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Chuẩn độ
iod tự do bằng dung dịch Natri Thiosulfate (Na
2
S
2
O
3
).
Chỉ số PV được tính theo công thức:
PV (Meq/kg ) 100
).(01269,0 x
m
ba −
= 100
).(01269,0 xba −=
Trong đó: a là số ml dung dịch Na
2
S
2
O
3
0,01N được
chuẩn hóa trong bình thí nghiệm; b là số ml dung dịch
Na
2
S
2
O
3
0,01N được chuẩn hóa trong bình kiểm tra; m là
khối lượng chất béo; 0,01269 là số gam iot phản ứng với
1 ml dung dịch Na2S2O3 0,01N.
Đánh giá chất lượng cảm quan dầu dừa: Phân tích và
đánh giá chất lượng cảm quan dầu dừa theo phương pháp
miêu tả các chỉ tiêu độ trong, màu sắc, mùi vị.
Kết quả và thảo luận
Biến đổi độ ẩm của VCO đóng trong các loại bao bì
khác nhau
Chọn VCO thành phẩm hoàn chỉnh - sau khi sấy chân
không, đóng trong 3 loại bao bì được dùng phổ biến cho
dầu ăn là thủy tinh (P1), chai PET (P2) và chai HDPE
(P3), riêng chai PET có 2 độ dày khác nhau: 0,2 mm
(P2t2) và 0,5 mm (P2t5), theo dõi trong 1 năm bảo quản,
mỗi tháng phân tích hàm ẩm 1 lần. Kết quả được trình
bày ở hình 1.
Hình 1. Biến đổi độ ẩm (%) của VCO đóng trong lọ thủy
tinh (P1), chai PET (P2) và chai HDPE (P3) trong thời
gian bảo quản ở nhiệt độ 27oc.
Lúc đầu độ ẩm của sản phẩm là 0,037%. Sau 12
tháng bảo quản độ ẩm của VCO thay đổi không đáng
kể (< 0,04%) trong các mẫu đóng trong bao bì thủy tinh
(O2P1) và PET dày (O2P2t5). Trong chai HDPE (O2P3),
độ ẩm có tăng nhẹ (0,05%), trong khi đó, chai PET mỏng
(O2P2t2) thì tăng 0,077% so với độ ẩm ban đầu. Độ ẩm
tăng lên chủ yếu là do thấm ẩm từ bên ngoài qua thành
bao bì; trong trường hợp xảy ra phản ứng thủy phân,
một lượng ẩm có thể sinh ra từ phản ứng này, nhưng là
phần thứ yếu. Vậy để bảo đảm chất lượng dầu, tránh các
biến đổi do nước tạo nên, cần chọn bao bì thủy tinh hoặc
chai PET có độ dày 0,5 mm trở lên, cũng có thể sử dụng
HDPE vì độ ẩm tăng lên không đáng kể.
Ảnh hưởng của chất lượng chai nhựa
Nghiên cứu ảnh hưởng của bao bì đối với chất lượng
VCO tập trung vào bao bì chất dẻo bởi bản chất của chất
dẻo là màng bán thấm, chống thấm kém hơn bao bì thủy
tinh. Chúng tôi không nghiên cứu về bao bì kim loại vì
ion kim loại là tác nhân cho phản ứng oxy hóa lipit, nếu
chống ăn mòn bằng cách tráng màng (vec-ni hay ê-may)
thì những chất tráng màng cũng có thể gây phản ứng với
dầu.
Thời gian theo dõi bảo quản là 12 tháng. Phân tích vào
cuối kỳ bảo quản cho 2 chỉ tiêu: FFA đại diện cho quá
trình ôi hóa do thủy phân và PV đại diện cho quá trình ôi
hóa do oxy hóa.
Kết quả phân tích được trình bày ở hình 2 và 3 (BD là
chỉ số ban đầu).
6216(5) 5.2017
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Hình 2. Biến đổi FFA (%) của VCO đóng trong các chai
nhựa có chất lượng khác nhau sau 1 năm bảo quản ở nhiệt
độ lạnh (15oC), mát (27oC), nóng (37oc).
Hình 3. Biến đổi PV (meq/kg) của VCO đóng trong các
chai nhựa có chất lượng khác nhau sau 1 năm bảo quản ở
nhiệt độ lạnh (15oC), mát (27oC), nóng (37oc).
FFA cao nhất ở mẫu chai PET 0,2 mm, thấp nhất ở
mẫu chai PET 0,5 mm, trong khi đó, mẫu chai HDPE cho
kết quả khả quan, chỉ cao hơn mẫu chai PET 0,5 mm chút
ít. Qua đó cho thấy khả năng chống thấm ẩm của từng
loại bao bì vì chỉ có độ ẩm mới gây ra phản ứng thủy
phân dầu.
Với PV thì khác hẳn. Hàm lượng hydroperoxit cao
nhất nằm ở mẫu chai HDPE, điều này cho thấy phản ứng
oxy hóa ở mẫu này mạnh hơn, mà phản ứng oxy hóa là
sản phẩm của oxy, do đó suy đoán rằng không an toàn về
khả năng chống thấm khí. Tài liệu chuyên môn cho thấy
đúng như vậy, độ thấm O
2
của HDPE cao gấp 22 lần so
với PET cùng độ dày [7]. Bao bì nhựa đáp ứng yêu cầu
ngăn ngừa ôi hóa biến chất cho VCO trong quá trình bảo
quản là PET có độ dày 0,5 mm trở lên.
Ảnh hưởng của ánh sáng
Một trong những ưu việt của bao bì được chọn là tính
trong suốt. Mặc dù là chai nhựa nhưng chai PET trong
không kém chai thủy tinh. Tuy nhiên, mặt trái của nó là
cho ánh sáng lọt qua một cách tự do, tạo ra nguy cơ xúc
tiến phản ứng oxy hóa. Làm thế nào để vừa che bớt ánh
sáng mà vẫn nhìn thấy dầu? Giải pháp là sử dụng chai
màu.
Thí nghiệm được tiến hành với 4 mẫu bao bì: Chai
thủy tinh màu nâu (P1n) so sánh với chai thủy tinh không
màu (P1t), chai PET màu xanh dương (P2x) (chai PET
màu xanh dương tương đối phổ biến hiện nay) so sánh
với chai PET không màu (P2t). Loại dầu sử dụng cho thí
nghiệm là VCO trước công đoạn sấy chân không (O1) để
dễ phân biệt. Kết quả được thể hiện trên các hình 4 và 5.
Hình 4. Biến đổi FFA (%) của VCO đóng trong các bao
bì có màu khác nhau sau 1 năm bảo quản ở nhiệt độ lạnh
(15oC), mát (22oC), nóng (37oc).
Hình 5. Biến đổi PV (meq/kg) của VCO đóng trong các
bao bì có màu khác nhau sau 1 năm bảo quản ở nhiệt độ
lạnh (15oC), mát (22oC), nóng (37oc).
6316(5) 5.2017
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Kết quả phân tích 2 chỉ tiêu FFA và PV sau 12 tháng
bảo quản cho thấy, trong cùng một vật liệu thì chai có
màu tốt hơn chai không màu, cùng chai có màu thì thủy
tinh với khả năng chống thấm tuyệt đối là tốt hơn PET.
Vậy ưu tiên chọn chai thủy tinh nâu, còn trong trường
hợp tính đến giá thành và an toàn va chạm cơ học thì
chọn chai PET xanh.
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Thí nghiệm theo dõi diễn biến hàng tháng ở 3 mức
nhiệt độ bảo quản là lạnh (15oC), mát (22oC) và nóng
(37oC) của 2 chỉ tiêu: FFA và PV của VCO thành phẩm
loại O2 đóng trong bao bì đã chọn: Chai thủy tinh nâu và
chai PET xanh.
Ở nước ta, nhiệt độ lạnh 15oC trong kho bảo quản là
nhiệt độ cưỡng bức, đặc biệt ở Đồng bằng Nam Bộ, muốn
có nhiệt độ lạnh phải trang bị máy lạnh và chạy 24/24
giờ. Giải pháp này rất tốn kém nhưng theo các nghiên
cứu ở nước ngoài thì chất lượng dầu được cho là rất tốt,
vì vậy chúng tôi vẫn khảo sát làm tham khảo. Nhiệt độ
nóng 37oC cũng mang tính chất tham khảo, vì chỉ xảy
ra vào tháng nóng nhất của mùa hè, nếu kho cách nhiệt
tốt thì cũng có thể tránh được nhiệt độ này ở bên trong
kho. Nhiệt độ 27oC là nhiệt độ trung bình trong nhà kho
cách nhiệt tốt, loại nhà kho lưu trữ hàng hóa của các nhà
máy và các siêu thị, có thể lắp thêm điều hòa nhiệt độ để
phòng khi ngoài trời quá nóng. Vấn đề ổn định nhiệt độ
được cho là một yêu cầu rất quan trọng của kỹ thuật bảo
quản hàng hóa thực phẩm.
Kết quả phân tích chỉ số FFA, PV được trình bày ở các
hình 6, 7, 8 và 9.
Hình 7. Biến đổi FFA (%) của VCO bảo quản ở các nhiệt độ
khác nhau sau 1 năm đóng trong chai PET xanh (O2P2x).
Hình 8. Biến đổi PV (meq/kg) của VCO bảo quản ở các
nhiệt độ khác nhau sau 1 năm đóng trong chai thủy tinh
nâu (O2P1n).
Hình 9. Biến đổi PV (meq/kg) của VCO bảo quản ở các
nhiệt độ khác nhau sau 1 năm đóng trong chai PET xanh
(O2P2x).
Hình 6. Biến đổi FFA (%) của VCO bảo quản ở các nhiệt
độ khác nhau sau 1 năm đóng trong lọ thủy tinh nâu
(O2P1n).
6416(5) 5.2017
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Từ các đồ thị trên có thể đưa ra nhận xét như sau:
VCO được đóng trong bao bì thích hợp nhất là chai thủy
tinh nâu và chai PET 0,5 mm xanh, sau 12 tháng bảo
quản vẫn duy trì được phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn của
APCC, các chỉ tiêu FFA và PV đều nằm dưới ngưỡng cho
phép của APCC dù bảo quản ở nhiệt độ nào. Kết quả theo
dõi cũng cho thấy, nếu bảo quản ở nhiệt độ mát và lạnh,
triển vọng có thể bảo quản được 3 năm mà chất lượng
vẫn nằm trong quy định của APCC. Được như vậy là do
trong sản phẩm hàm lượng nước rất thấp, lượng oxy tồn
dư cũng hết sức thấp nhờ 2 quá trình công nghệ là ly tâm
và sấy chân không, bao bì có độ chống thấm oxy và ẩm,
chống ánh sáng rất cao. Sản phẩm này có thể thích hợp
với mọi điều kiện bảo quản và có thể bảo quản rất lâu dài.
Kết quả phân tích cảm quan
VCO dùng cho thí nghiệm là sản phẩm đóng trong
chai thủy tinh nâu và chai PET xanh, sau 12 tháng bảo
quản trong kho 27oC, được đem đi phân tích cảm quan
theo 3 chỉ tiêu quan trọng nhất, quyết định giá trị của dầu,
nhất là độ trong, màu sắc và mùi vị. Kết quả đánh giá
được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. đánh giá độ trong, màu sắc và mùi vị của VCO
sau 12 tháng bảo quản.
TT Tên mẫu Độ trong Màu sắc Mùi vị Đánh giá
1 Q2P1n
Trong
suốt
Không
màu
Mùi thơm và vị
đặc trưng của
dầu dừa
Tốt
2 Q2P2x
Trong
suốt
Không
màu
Mùi thơm và vị
đặc trưng của
dầu dừa
Tốt
Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bao bì, nhiệt
độ và ánh sáng tới khả năng bao quản của VCO, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
- VCO được sản xuất theo công nghệ không gia nhiệt
được đóng trong bao bì khác nhau: Chai thuỷ tinh (P1),
chai PET (P2) và chai HDPE (P3), thông qua việc xác
định hai chỉ tiêu là hàm lượng axit béo tự do (FFA) và chỉ
số peroxit (PV) sau 12 tháng bảo quản ở nhiệt độ 15, 27
và 370C, đã xác định được bao bì dùng bảo quản là chất
dẻo nên sử dụng chai PET độ dày 0,5 mm trở lên.
- Đã xác định được ảnh hưởng của ánh sáng tới khả
năng bảo quản của VCO đóng trong 4 loại bao bì: Chai
thuỷ tinh nâu (P1n), chai thuỷ tinh không màu (P1t), chai
PET xanh dương (P2x) và chai PET không màu (P2t).
Khi phân tích 2 chỉ tiêu: FFA và PV sau 12 tháng bảo
quản thấy rằng, trong cùng một vật liệu thì chai có màu
tốt hơn chai không màu, cùng chai có màu thì thủy tinh
với khả năng chống thấm tuyệt đối là tốt hơn PET. Nên
ưu tiên lọ thủy tinh nâu, còn trong trường hợp tính đến
giá thành thì chọn chai PET xanh cho bảo quản VCO.
- Từ thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ bảo
quản (15, 27 và 370C) của VCO mẫu sau sấy chân không
(O2) đóng trong chai thuỷ tinh nâu (P1n) và chai PET
xanh dương (P2x), trên cơ sở xác định các chỉ số: FFA,
PV và các chỉ số cảm quan (độ trong, màu sắc và mùi vị)
sau 12 tháng bảo quản chất lượng VCO đều đạt theo tiêu
chuẩn của APCC [8].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Gina Battaglia (2010), “Virgin Coconut Oil Health Benefits”,
Demand Media, USA.
[2] Amalia Piscopo and Marco Poiana (2012), Packaging and Storage
of Olive Oil.
[3] Nguyễn Thị Mai Hương (2010), Lipid thực phẩm và quá trình
biến đổi của Lipid trong bảo quản và chế biến thực phẩm,
edu.vn.
[4] TCVN 6120:1996.
[5] TCVN 6127:1996.
[6] TCVN 6121:1996.
[7] Glenroy (2012), Plastic Packaging Films & Laminates, http://
www.iica.int/Eng.
[8]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36887_118672_1_pb_6455_2100236.pdf