Thứ năm, hoàn thiện môi trường kiểm soát
trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Môi trường kiểm soát
phản ánh sắc thái chung của một doanh nghiệp,
tác động đến ý thức của mọi thành viên trong tổ
chức. Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến
cách thức kinh doanh của doanh nghiệp và đến
các mục tiêu được thiết lập. Các nhân tố của
môi trường kiểm soát bao gồm: Tính trung thực
và giá trị đạo đức, Cơ cấu tổ chức, Phân định
quyền hạn và trách nhiệm, Chính sách nhân
sự,. Tại các doanh nghiệp mới hoạt động,
chính sách nhân sự thường không ban hành
bằng văn bản hay xây dựng một cách bài bản
như trong các doanh nghiệp hoạt động lâu năm.
Do vậy, các doanh nghiệp mới cần phải chú
trọng xây dựng chính sách nhân sự nhằm ứng
phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng cần phải
phân định trách nhiệm và quyền hạn trong công
việc rõ ràng giúp doanh nghiệp khuyến khích sự
chủ động của các cá nhân trong công việc,
nhưng phải ở trong mức độ giới hạn để bảo đảm
đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp may mặc, nông nghiệp và hóa chất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
49
Original Article
The Influence of Internal Control Factors on
the Perfomance Effectiveness of the Garment, Agricultural
and Chemical Enterprises Listed on Vietnam’s Stock Market
Do Huy Thuong1,*, Nguyen Thi Phuong Hong2
1VNU School of Interdisciplinary Studies, Vietnam National University, Hanoi,
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
2Hanoi University of Natural Resources and Environment,
41A, Phu Dien, Bac Tu Liem, Hanoi, Vietnam
Received 17 February 2020
Revised 06 March 2020; Accepted 06 March 2020
Abstract: The research focuses on analysing the impacts of internal control factors on the
performance effectiveness of the garment, agricultural and chemical enterprises listed on
Vietnam’s stock market. The research result shows that of the factors of Risk Assessment, Control
Activities, Information and Communication, Monitoring and Control Environment, the factor of
Information and Communication has the strongest effect on the performance effectiveness of the
enterprises. Next to it is Risk Assessment, Control Environment and Monitoring. The factor of
Control Activities has the least influence on the performance effectiveness of the enterprises.
Keywords: Internal control, performance effectiveness of enterprises, Vietnam.
*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: thuonghuydo@yahoo.com
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4318
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
50
Ảnh hưởng của các nhân tố kiểm soát nội bộ đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp may mặc, nông nghiệp
và hóa chất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Đỗ Huy Thưởng1,*, Nguyễn Thị Phương Hồng2
1Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A,
Đường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 17 tháng 02 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 06 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 3 năm 2020
Tóm tắt: Nghiên cứu tập trung phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kiểm soát nội bộ (KSNB) đến
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành may mặc, nông nghiệp và hóa chất niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy, trong số các nhân tố, “Thông tin và truyền
thông” có ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tiếp đến là “Đánh
giá rủi ro”, “Môi trường kiểm soát” và “Giám sát”, cuối cùng là nhân tố “Hoạt động kiểm soát”.
Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Việt Nam.
1. Đặt vấn đề *
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay,
nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị hủy niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam do quản
trị yếu kém, dẫn đến làm ăn thua lỗ hoặc báo
cáo tài chính không minh bạch. Trong bối cảnh
đó, KSNB được coi như là một công cụ quản lý
các nguồn lực của doanh nghiệp một cách hữu
hiệu góp phần hạn chế những rủi ro phát sinh
trong sản xuất và kinh doanh. Do vậy, nghiên
cứu về KSNB và ảnh hưởng của KSNB đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là
cần thiết.
_______
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: thuonghuydo@yahoo.com
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4318
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Kiểm soát nội bộ
KSNB là hệ thống bao gồm các quy trình,
chính sách, thủ tục kiểm soát mà các doanh
nghiệp thiết lập và áp dụng nhằm thực hiện 4
mục tiêu: (1) Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp,
(2) Báo cáo tài chính đáng tin cậy, (3) Các quy
định phải được tuân thủ, (4) Mọi hoạt động
trong đơn vị được quản lý hiệu quả [1].
Montgomery (1916) đã đưa ra quan điểm
KSNB lần đầu tiên trong cuốn “Lý thuyết và
thực hành kiểm toán” nhằm giúp nhận diện tác
động của KSNB đối với công việc kiểm toán
[2]. Sau đó, Ủy ban Quốc gia chống gian lận về
báo cáo tài chính của Hoa Kỳ (Committee of
Sponsoring Organisation - COSO) đã nghiên
cứu và công bố hệ thống KSNB vào năm 1992
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
51
với 5 nhân tố (Môi trường kiểm soát, Đánh giá
rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và
truyền thông, Giám sát) và bổ sung 17 nguyên
tắc vào năm 2013 [1]. Những nguyên tắc đó
chính cấu thành 5 nhân tố của hệ thống KSNB
(Bảng 1).
Bảng 1. Các nhân tố và nguyên tắc ảnh hưởng đến hệ thống KSNB theo COSO
TT Nhân tố KSNB Nguyên tắc của KSNB
1
Môi trường kiểm soát
1. Cam kết về tính trung thực và tuân thủ giá trị đạo đức
2. Chịu trách nhiệm giám sát
3. Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm
4. Thực thi cam kết về năng lực
5. Đảm bảo trách nhiệm giải trình
2
Đánh giá rủi ro
6. Các mục tiêu phù hợp và cụ thể
7. Xác định và phân tích rủi ro
8. Đánh giá rủi ro gian lận
9. Nhận diện và phân tích các thay đổi trọng yếu
3
Hoạt động kiểm soát
10. Lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát
11. Lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung về công nghệ
12. Triển khai thực hiện thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát
4
Thông tin và truyền thông
13. Sử dụng các thông tin thích đáng, phù hợp
14. Truyền thông nội bộ
15. Truyền thông bên ngoài tổ chức
5 Hoạt động giám sát
16. Thực hiện hoạt động đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ
17. Đánh giá và truyền thông báo cáo giám sát
Nguồn: COSO, 2013.
Tính hiệu lực của KSNB là sự hoạt động
theo các quy định liên quan đến 5 nhân tố
KSNB. Việc đánh giá KSNB có hiệu quả hay
không phụ thuộc vào kết quả đánh giá sự hoạt
động của 5 nhân tố KSNB [1]. Đây chính là các
nhân tố sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống
KSNB ở các doanh nghiệp.
Có cùng quan điểm với COSO cho rằng
KSNB hiệu lực và hiệu quả là một thành phần
quan trọng của quản trị doanh nghiệp và là nền
tảng cho doanh nghiệp hoạt động an toàn, đảm
bảo đạt mục tiêu đặt ra, các nghiên cứu ở các
quốc gia trên thế giới cũng kết luận KSNB hiệu
quả sẽ ngăn ngừa và phát hiện các gian lận, sai
sót trong hoạt động của doanh nghiệp [4].
Koutoupis và Tsamis (2009) nghiên cứu về thái
độ áp dụng KSNB của các ngân hàng ở Hy Lạp
theo cách tiếp cận dựa vào rủi ro, kết quả cho
thấy tuân thủ quy định quốc tế có thể giúp
doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, KSNB
cần phải được quan tâm đúng mức và kịp thời
[5]. Ngoài ra, Fadzil, Haron và Jantan (2005) đã
nghiên cứu KSNB của các công ty Malaysia
nhằm xác định bộ phận kiểm toán nội bộ có
tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp không. Kết
quả cho thấy việc quản lý kiểm toán nội bộ hiệu
quả có ảnh hưởng đến các khía cạnh của KSNB
[6]. Các nghiên cứu này cho thấy tầm quan
trọng của KSNB đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu quốc tế đã vận
dụng lý thuyết của COSO để đánh giá tính hữu
hiệu của KSNB tại các doanh nghiệp. Điển hình
như Umar và cộng sự (2018) đã khảo sát 382
nhân viên làm việc tại các ngân hàng thương
mại ở Nigeria để xem xét tác động của KSNB
đối với hoạt động của các ngân hàng thương
mại này. Kết quả cho thấy hoạt động kiểm soát,
môi trường kiểm soát, giám sát và đánh giá rủi
ro có tương quan thuận với hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại, trong khi đó
thông tin và truyền thông không có ảnh hưởng
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
52
đến hoạt động của ngân hàng [7]. Nghiên cứu
của Zipporah (2015) đánh giá tác động của
KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính của các
doanh nghiệp tại Nairobi (Kenya) trên cơ sở sử
dụng dữ liệu thứ cấp là các báo cáo thường niên
của 35 doanh nghiệp giai đoạn 2013-2014,
thông qua phân tích hồi quy đa biến, với biến
phụ thuộc là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và
các biến độc lập là môi trường kiểm soát, đánh
giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền
thông và giám sát. Kết quả cho thấy, “Môi
trường kiểm soát”, “Đánh giá rủi ro”, “Hoạt
động kiểm soát”, “Thông tin và truyền thông”
có tác động tích cực với ROA, trong khi “Giám
sát” lại có tác động ngược chiều với ROA [8].
Ngoài ra, Lagat và cộng sự (2016) đã nghiên
cứu tác động của KSNB đối với quản lý tài
chính trong chính quyền quận Bangingo,
Kenya. Kết quả cho thấy trong số 5 nhân tố
KSNB, “Hoạt động giám sát” có ảnh hưởng
đáng kể đến quản lý tài chính, trong khi đó
“Môi trường kiểm soát” và “Thông tin và
truyền thông” không có ảnh hưởng đến quản lý
tài chính [9].
Tại Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng KSNB
đã được nhiều tác giả quan tâm. Trên cơ sở lý
thuyết và mô hình nghiên cứu về KSNB xây
dựng theo COSO (2013), Nguyễn Thị Loan
(2018) đã thu thập dữ liệu thông qua khảo sát
250 lãnh đạo và nhân viên của 26 ngân hàng
thương mại tại Việt Nam năm 2017, kết quả
cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến
tính hiệu lực của KSNB hoạt động tín dụng tại
các ngân hàng lần lượt là “Giám sát rủi ro”,
“Thủ tục kiểm soát”, “Thông tin truyền thông”
và “Môi trường kiểm soát” [10]. Đáng chú ý,
nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả
hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam của
Vũ Thu Phụng (2016) cho thấy, các nhân tố
KSNB đều có tác động cùng chiều đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp [11].
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, KSNB
hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, doanh
nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau và tại các
nền kinh tế khác nhau có đặc thù riêng. Do đó,
khi áp dụng KSNB cho các doanh nghiệp thuộc
các lĩnh vực khác nhau thì sẽ có tác động khác
nhau tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Do đó, bài viết nghiên cứu tác động của KSNB
đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
may mặc, hóa chất và nông nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.
j
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.
Môi trường kiểm soát
Hiệu quả hoạt động
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Thông tin và truyền thông
Giám sát
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
53
2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng 5 nhân tố cấu thành
hệ thống KSNB của COSO để xây dựng thang
đo, có sự điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với
điều kiện thực tế. Cụ thể:
a. Môi trường kiểm soát.
Môi trường kiểm soát là tập hợp các tiêu
chuẩn, quy trình và cấu trúc, làm cơ sở để thực
hiện KSNB trong doanh nghiệp [2, 12]. Môi
trường kiểm soát bao gồm: Tính nguyên vẹn và
giá trị đạo đức của doanh nghiệp; Các thông số
cho phép hội đồng quản trị thực hiện trách
nhiệm giám sát của mình; Cơ cấu tổ chức và
phân công quyền lực, trách nhiệm; Quá trình
thu hút, phát triển và giữ nhân tài; và Sự
nghiêm túc thực hiện các biện pháp kiểm soát.
Kiểm soát môi trường có tác động đến toàn bộ
hệ thống KSNB. Do đó, nghiên cứu đưa ra
giả thuyết:
H1: Môi trường kiểm soát có tương quan
cùng chiều với hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
b. Đánh giá rủi ro.
Các doanh nghiệp thường đối mặt với
những rủi ro từ bên trong và bên ngoài [3]. Rủi
ro được xác định là khả năng một sự kiện có thể
xảy ra và có ảnh hưởng xấu đến việc đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, đánh giá rủi
ro là cơ sở để xác định mức độ rủi ro có thể
quản lý. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro
là việc thiết lập các mục tiêu được liên kết với
nhau ở các mức độ khác nhau. Nhà quản lý xác
định rõ mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo
cáo và tuân thủ các quy định của đơn vị để xác
định và phân tích rủi ro đối với mục tiêu đó.
Đồng thời, nhà quản lý cũng phải xem xét sự
phù hợp giữa các mục tiêu trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, đánh giá rủi ro đòi hỏi nhà quản lý
phải xem xét tác động của những thay đổi có
thể xảy ra do môi trường bên ngoài và do mô
hình kinh doanh của doanh nghiệp khiến cho
KSNB không có hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu
đưa ra giả thuyết:
H2: Đánh giá rủi ro có tương quan cùng
chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
c. Hoạt động kiểm soát.
Hoạt động kiểm soát là các hoạt động được
thiết lập thông qua các chính sách, thủ tục nhằm
đảm bảo các chỉ thị của hội đồng quản trị để
giảm thiểu rủi ro khi thực hiện các mục tiêu đề
ra [12]. Các hoạt động kiểm soát được thực
hiện ở tất cả các cấp với nhiều mức độ khác
nhau, bao gồm: hướng dẫn, ủy quyền, phê
duyệt, xác minh, đối chiếu và đánh giá hiệu quả
công việc,... Sự phân công nhiệm vụ thường
được thiết lập để lựa chọn và phát triển các hoạt
động kiểm soát. Khi sự phân công nhiệm vụ
không thực tế thì hội đồng quản trị hoặc nhà
quản lý cao cấp phải lựa chọn và phát triển các
hoạt động kiểm soát thay thế. Vì vậy, nghiên
cứu đưa ra giả thuyết:
H3: Hoạt động kiểm soát có tương quan
cùng chiều với hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
d. Thông tin và truyền thông.
Thông tin là yếu tố cần thiết trong việc thực
hiện trách nhiệm KSNB để đạt được các mục
tiêu đặt ra [1]. Nhà quản lý nắm bắt được thông
tin hoặc tạo ra và sử dụng thông tin liên quan từ
cả nguồn nội bộ và bên ngoài để hỗ trợ chức
năng của các nhân tố KSNB. Truyền thông là
một quá trình liên tục, lặp đi lặp lại để cung
cấp, chia sẻ và thu thập thông tin cần thiết.
Truyền thông nội bộ là phương tiện phổ biến
thông tin trong toàn doanh nghiệp, giúp nhân
viên nhận được thông điệp rõ ràng từ quản lý
cấp trên. Truyền thông bên ngoài gồm hai mặt:
vừa giúp truyền đạt thông tin liên quan trong
nội bộ, vừa cung cấp thông tin cho bên ngoài để
đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng,
đối tác. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H4: Thông tin và truyền thông có tương
quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
e. Giám sát.
Đánh giá liên tục, đánh giá riêng biệt hoặc
kết hợp cả hai hình thức được sử dụng để xác
định các yếu tố KSNB [1]. Đánh giá liên tục
được xây dựng trong các quy trình ở các cấp độ
khác nhau của doanh nghiệp để cung cấp thông
tin kịp thời. Trong khi đó, đánh giá riêng biệt,
được thực hiện định kỳ, sẽ rất khác nhau về
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
54
phạm vi và tần suất, tùy thuộc vào cách thức
đánh giá rủi ro, hiệu quả của việc đánh giá liên
tục và hình thức quản lý của doanh nghiệp. Kết
quả được đánh giá theo nhân tố được thiết lập
bởi cơ quan quản lý tiêu chuẩn đã được công
nhận hoặc ban giám đốc. Những thiếu sót sẽ
được báo cáo cho nhà quản lý cấp trên hoặc ban
giám đốc vào thời điểm thích hợp. Vì vậy,
nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H5: Giám sát có tương quan cùng chiều với
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.4. Hiệu quả hoạt động
Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp xuất phát từ lý thuyết tổ chức và quản trị
chiến lược [12]. Theo các quan điểm và cách
tiếp cận khác nhau, việc phân chia hiệu quả
hoạt động cũng rất khác nhau. Theo mục tiêu
của chủ thể, hiệu quả được chia thành hiệu quả
chung và hiệu quả riêng (bao gồm hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội). Theo thời gian thực
hiện, hiệu quả chia thành hiệu quả ngắn hạn và
hiệu quả dài hạn. Theo tính chất tác động, hiệu
quả chia thành hiệu quả trực tiếp và hiệu quả
gián tiếp,... Việc đánh giá hiệu quả hoạt động
của mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau, tùy
thuộc lĩnh vực hoạt động và quy mô của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung một doanh
nghiệp được đánh giá là hoạt động hiệu quả khi
các hoạt động của doanh nghiệp đó có khả năng
sinh lời vì mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp
là tạo ra lợi nhuận và các giá trị cho xã hội. Vì
vậy, nghiên cứu sử dụng ROA và ROE để đánh
giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương
pháp định tính và định lượng. Dữ liệu phục vụ
cho việc phân tích được lấy từ dữ liệu điều tra
97 doanh nghiệp may mặc, nông nghiệp và hóa
chất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn. Mô hình
lý thuyết cơ sở để thiết kế thang đo là mô hình
COSO, được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh
nghiên cứu. Bảng hỏi gồm 2 phần: phần 1 là
thông tin chung của doanh nghiệp, phần 2 đánh
giá tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp theo thang đo Likert 5 điểm
từ điểm 1 (rất kém) đến điểm 5 (rất tốt). Độ tin
cậy của thang đo được kiểm định bằng hệ số
Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan với biến
- tổng (Corrected Item - Total Correlation).
Bảng 2. Câu hỏi khảo sát
Thang đo Ký hiệu Nội dung biến quan sát
Môi trường
kiểm soát
MTKS1 Tính chính trực và giá trị đạo đức
MTKS2 Cam kết về năng lực
MTKS3 Triết lý phong cách điều hành của nhà quản lý
MTKS4 Cơ cấu tổ chức
MTKS5 Phân công quyền hạn và trách nhiệm
MTKS6 Chính sách và thủ tục về nhân sự
MTKS7 Tham gia của ban quản trị
Đánh giá
rủi ro
ĐGRR1 Xác định rủi ro có liên quan
ĐGRR2 Ước tính mức độ rủi ro
ĐGRR3 Phân tích, đánh giá các loại rủi ro
ĐGRR4 Quyết định thích hợp xử lý, đối phó với rủi ro
Hoạt động HĐKS1 Chính sách thủ tục liên quan đến soát xét thực hiện
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
55
kiểm soát HĐKS2 Chính sách thủ tục liên quan đến xử lý thông tin
HĐKS3 Chính sách thủ tục liên quan đến kiểm soát vật chất
HĐKS4 Chính sách thủ tục liên quan đến phân tách nhiệm vụ
Thông tin và
truyền thông
TTTT1 Các kênh thông tin trong doanh nghiệp được xây dựng đầy đủ, thông suốt
TTTT2 Thông tin đảm bảo yêu cầu đầy đủ, kịp thời, chính xác
TTTT3 Thực hiện trao đổi thông tin qua lại giữa các đơn vị với nhau trong doanh nghiệp
TTTT4 Khuyến khích nhân viên trao đổi thông tin trực tiếp với nhau và với lãnh đạo
TTTT5 Thu thập thông tin cho các sự kiện của doanh nghiệp
Hoạt động
giám sát
GS1 Hoạt động kiểm tra và đánh giá thường xuyên
GS2 Hoạt động kiểm tra và đánh giá định kỳ
GS3 Báo cáo về những thiếu sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ
GS4 Hoạt động của kiểm toán nội bộ
GS5 Các chứng từ, báo cáo được bộ phận kế toán rà soát thường xuyên
Nguồn: Nhóm nghiên cứu.
j
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối tượng khảo sát là các thành viên trong
hội đồng quản trị của các doanh nghiệp may
mặc, hóa chất và nông nghiệp được niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm
đánh giá tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp (dựa vào ROA và
ROE). Thời gian khảo sát từ tháng 8 đến tháng
12 năm 2019. Tổng số phiếu phát ra là 291
phiếu (mỗi doanh nghiệp 3 phiếu), số phiếu thu
về là 127, trong đó 30 doanh nghiệp có 2 phiếu
trả lời. Nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30
phiếu của 30 doanh nghiệp có 2 phiếu trả lời.
Vì thế, tổng số phiếu cuối cùng dùng để nghiên
cứu là 97 phiếu.
3.2. Phương pháp phân tích
Dữ liệu nghiên cứu được làm sạch và tiến
hành phân tích. Đầu tiên, các thang đo được
đánh giá tính nhất quán nội tại bằng hệ số
Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến
tổng. Tiêu chuẩn được lựa chọn đánh giá sự tin
cậy của thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha >
0,7 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3
[13]. Tiếp theo là phân tích khám phá nhân tố
được sử dụng để rút gọn các biến. Tiêu chuẩn
trong nghiên cứu này được lựa chọn là hệ số
KMO > 0,5; kiểm định Barlett có p-value <
0,05; hệ số tải nhân tố > 0,6; tổng phương sai
giải thích > 50% [14]. Phương pháp rút nhân tố
được sử dụng là phương pháp thành phần chính
với phép xoay Varimax để thu được số nhân tố
nhỏ nhất. Tiếp theo, điểm đánh giá trung bình,
độ lệch chuẩn và phân tích tương quan được sử
dụng để đánh giá mức độ cảm nhận của doanh
nghiệp về hiệu quả của hệ thống KSNB và mối
quan hệ giữa hệ thống KSNB với hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Cuối cùng, để đánh giá
mối quan hệ nhân quả, nghiên cứu sử dụng
phân tích hồi quy với các biến tiềm ẩn bằng
phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS)
và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ở mức ý
nghĩa thống kê 5%.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo các
yếu tố KSNB cho thấy, các thang đo đều có hệ
số Cronbach’s Alpha > 0,6. Tuy nhiên, một số
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
56
biến của thang đo có hệ số tương quan biến
tổng < 0,3 nên bị loại khỏi thang đo. Các biến
bị loại bao gồm MTKS4, ĐGRR1 và HĐKS4.
Sau khi loại các biến trên, các thang đo đều
đảm bảo độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha
> 0,8, đồng thời các biến quan sát đều có hệ số
tương quan biến tổng > 0,3. Các biến còn lại
của thang đo sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích
nhân tố khám phá (EFA) (Bảng 2).
4.2. Kết quả EFA
Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích
Principal Components với phép xoay Varimax.
Kết quả EFA với chỉ số KMO = 0,781;
sig = 0,000, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp;
22 biến quan sát được trích thành 5 nhân tố tại
Eigenvalues = 1,786, tổng phương sai trích đạt
63,83%. Các biến quan sát đã được rút trích vào
các nhân tố (Bảng 3).
Kết quả EFA cho biến phụ thuộc (HQHĐ)
được thể hiện qua 5 tiêu chí được kiểm định độ
tin cậy Cronbach’s Alpha và tiếp tục được đưa
vào phân tích nhân tố. Kết quả được trình bày ở
Bảng 4 gồm: (1) Kiểm định tính thích hợp của
mô hình (0,5 < KMO = 0,824 < 0,1); (2) Kiểm
định Bartlett’s về sự tương quan của các biến
quan sát (Sig = 0,000 < 0,05) chứng tỏ các biến
có liên quan chặt chẽ với nhau; (3) Tổng
phương sai trích = 60,306%
(> 50%) đạt yêu cầu và hệ số tải nhân tố của
các biến đều lớn hơn 0,05. Các điều kiện ban
đầu đã được đáp ứng và kết quả EFA là hoàn
toàn phù hợp. Như vậy, 5 tiêu chí ban đầu đã
được gom thành một nhóm nhân tố chung
(Bảng 4).
4.3. Đánh giá của doanh nghiệp về kiểm soát
nội bộ và mối tương quan giữa các nhân tố
trong mô hình
Kết quả phân tích điểm trung bình (Mean)
về mức độ cảm nhận của doanh nghiệp về các
nhân tố KSNB đều trên mức 3 trong thang đo
Likert 5 điểm và độ lệch chuẩn (SD) nhỏ hơn 1.
Trong đó, doanh nghiệp đánh giá cao nhất ở
nhân tố “Môi trường kiểm soát” (MTKS)
(Mean = 4,283; SD = 0,5299) và đánh giá thấp
nhất ở nhân tố “Hoạt động kiểm soát” (HĐKS)
(Mean = 3,506; SD = 0,6611). Phân tích tương
quan cho thấy các nhân tố KSNB đều có quan
hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
(r ≠ 0), các biến độc lập cũng có tương quan với
nhau (Bảng 5). Do đó, cần kiểm tra hiện tượng
đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.
Bảng 3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Thang đo
Cronbach’s
Alpha
Số biến
Ký hiệu
biến
Trung bình
thang đo
nếu biến bị
loại
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Hệ số tương
quan biến - tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
Môi
trường
kiểm soát
0,835 6
MTKS1 21,9100 9,841 ,544 ,822
MTKS2 21,8833 9,374 ,615 ,808
MTKS3 21,9567 9,333 ,663 ,801
MTKS5 22,0300 8,497 ,670 ,796
MTKS6 22,1133 8,569 ,607 ,811
MTKS7 21,8900 8,720 ,592 ,814
Đánh giá
rủi ro
0,830 3
ĐGRR2 8,1400 2,676 ,609 ,839
ĐGRR3 8,1833 2,077 ,728 ,728
ĐGRR4 8,0567 2,361 ,742 ,713
Hoạt
động
kiểm soát
0,811 3
HĐKS1 7,0967 3,559 ,591 ,819
HĐKS2 6,9233 3,536 ,741 ,661
HĐKS3 6,8800 3,685 ,660 ,741
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
57
Thông
tin và
truyền
thông
0,837 5
TTTT1 13,9633 11,260 ,600 ,816
TTTT2 14,0767 11,141 ,705 ,785
TTTT3 13,9200 11,184 ,708 ,784
TTTT4 13,8667 11,788 ,655 ,800
TTTT5 13,8667 12,163 ,537 ,831
Hoạt
động
giám sát
0,818 5
GS1 15,9367 8,628 ,455 ,829
GS2 15,6833 7,903 ,640 ,772
GS3 15,6767 8,133 ,656 ,768
GS4 15,6333 7,758 ,697 ,755
GS5 15,8567 8,418 ,613 ,781
Nguồn: Nhóm nghiên cứu phân tích từ số liệu khảo sát.
Bảng 4. Kết quả ma trận xoay các nhân tốa
Biến quan sát
Nhóm nhân tố
1 2 3 4 5
MTKS5 ,790
MTKS3 ,772
MTKS7 ,739
MTKS6 ,727
MTKS2 ,723
MTKS1 ,676
TTTT3 ,832
TTTT2 ,826
TTTT4 ,796
TTTT1 ,751
TTTT5 ,678
GS4 ,819
GS3 ,790
GS2 ,779
GS5 ,748
GS1 ,644
ĐGRR4 ,892
ĐGRR3 ,874
ĐGRR2 ,775
HĐKS2 ,892
HĐKS3 ,848
HĐKS1 ,799
Phương pháp rút nhân tố: Phân tích thành phần chính với phép xoay Varimax.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tập hợp từ phần mềm SPSS 20
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
58
Bảng 5. Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
Hệ số tải nhân tố
HQHĐ1 0,833
HQHĐ 5 0,810
HQHĐ4 0,809
HQHĐ2 0,720
HQHĐ3 0,702
Hệ số Cronbach’s Alpha 0,832
Giá trị riêng biệt 3,015
Độ biến thiên được giải thích (%) 60,306
Hệ số KMO = 0,824; Sig = 0,000
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.
Bảng 6. Ma trận tương quan và điểm đánh giá cho từng nhân tố
Mã Mean SD MTKS TTTT GS ĐGRR HĐKS HQHĐ
MTKS 4,283 ,5678 1
TTTT 4,197 ,5299 ,559** 1
GS 4,031 ,5257 ,412** ,405** 1
ĐGRR 4,124 ,7078 ,382** ,365** ,323** 1
HĐKS 3.506 ,6611 ,395** ,415** ,577** ,393** 1
HQHĐ 3.855 ,5314 ,600** ,624** ,674** ,459** ,687** 1
** Tương quan ở mức ý nghĩa 1%
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ phần mềm SPSS 20.
4.4. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định
giả thuyết
Trước tiên, phân tích tương quan Pearson
được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa
các biến định lượng. Với mức ý nghĩa 5%, các
hệ số tương quan cho thấy mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc với các biến độc lập đều có ý
nghĩa thống kê (giá trị Sig. < 0,05). Độ lớn của
các hệ số tương quan đảm bảo không xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, có thể sử
dụng các thống kê khác để kiểm định mối quan
hệ giữa các biến. Tiếp theo, phân tích hồi quy
tuyến tính bội về mối quan hệ ảnh hưởng giữa
các nhân tố KSNB tới hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp được tiến hành. Theo Bảng 4, hệ
số R2 = 0,805 cho thấy mô hình hồi quy tuyến
tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu
đạt mức 80,5%. Kết quả phân hồi quy chỉ ra,
5 biến độc lập bao gồm: MTKS, ĐGRR,
HĐKS, TTTT và GS (Bảng 5) có hệ số Beta
chưa chuẩn hóa lần lượt là 0,193; 0,262; -0,004;
0,267; và 0,192 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05.
Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5
được chấp nhận.
Dựa trên hệ số Beta, có thể kết luận TTTT
có ảnh hưởng mạnh nhất đến HQHĐ. Tiếp đó là
ĐGRR, MTKS và GS. HĐKS là nhân tố có ảnh
hưởng ít nhất tới HQHĐ. Mô hình hồi quy
tuyến tính thu được có dạng như sau:
HQHĐ = 0,193*MTKS + 0,262*ĐGRR -
0,004*HĐKS + 0,267*TTTT + 0,192*GS.
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
59
Bảng 7. Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
Mô hình
Hệ số hồi quy
chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy
chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa (Sig.)
Thống kê
cộng tuyến
Beta Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF
(Hằng số) ,376 ,117 3,226 ,001
MTKS ,193 ,018 ,283 10,612 ,000 ,928 1,077
ĐGRR ,262 ,015 ,479 18,005 ,000 ,934 1,070
HĐKS -,004 ,012 -,009 -,355 ,723 ,967 1,034
TTTT ,267 ,013 ,548 21,140 ,000 ,984 1,016
GS ,192 ,015 ,333 12,600 ,000 ,950 1,053
Biến phụ thuộc: HQHĐ
R2 điều chỉnh = 0,805
Nguồn: Nhóm nghiên cứu phân tích từ số liệu khảo sát.
5. Thảo luận và kiến nghị
5.1. Thảo luận
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy “Thông
tin và truyền thông” có ảnh hưởng mạnh nhất
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp
đến là các nhân tố “Đánh giá rủi ro”, “Môi
trường kiểm soát” và “Giám sát”. “Hoạt động
kiểm soát” là nhân tố có ảnh hưởng ít nhất tới
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cũng
tương đồng với một số kết quả nghiên cứu
trước. Chẳng hạn, nghiên cứu của Nguyễn Thị
Loan (2018) cho thấy các nhân tố KSNB có
ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động tín
dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lần lượt là giám sát rủi ro, thủ tục kiểm soát,
thông tin truyền thông và môi trường kiểm soát
[10]. Kết quả này tương đồng với kết quả
nghiên cứu của Vũ Thu Phụng (2016) về tác
động của KSNB đối với hiệu quả hoạt động của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam [11]. Tuy nhiên,
nghiên cứu của Umar và cộng sự (2018) về tác
động của KSNB đối với hoạt động của các ngân
hàng thương mại ở Nigeria đã chỉ ra hoạt động
kiểm soát, môi trường kiểm soát, giám sát và
đánh giá rủi ro có tương quan thuận với hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng, trong khi đó
thông tin và truyền thông không có ảnh hưởng
đến hoạt động của ngân hàng [7]. Cũng tại một
quốc gia châu Phi, khi xem xét tác động của
KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính của 35
doanh nghiệp, Zipporah (2015) nhận thấy môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin truyền thông có tác động
tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, trong khi hoạt động giám sát lại có tác
động ngược chiều [8]. Tại Keneya, khi nghiên
cứu tác động của KSNB đối với quản lý tài
chính trong lĩnh vực công, Lagat và cộng sự
(2016) thấy rằng “Hoạt động giám sát” có ảnh
hưởng đáng kể đến quản lý tài chính, trong khi
đó “Môi trường kiểm soát” và “Thông tin và
truyền thông” không có ảnh hưởng đến quản lý
tài chính [9]. Điều đó cho thấy hệ thống kiểm
soát khác nhau có mức độ tác động khác nhau
đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong các
lĩnh vực và tại các thị trường khác nhau.
5.2. Một số kiến nghị
Thứ nhất, hệ thống KSNB cần có những
điều chỉnh phù hợp với cấu trúc tổ chức của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có mức độ tập
trung càng cao thì nhân tố “Thông tin và truyền
thông” cần phải được tăng cường nhằm đảm
bảo thông tin liên quan được xác định, nắm bắt
và truyền thông một cách kịp thời, chính xác.
Điều đó giúp cho quá trình trao đổi thông tin
được thông suốt từ nhà quản trị xuống các
phòng, ban và ngược lại. Ngoài ra, mức độ tập
trung càng cao thì cần phải tạo ra môi trường
kiểm soát vững mạnh, giúp các thành viên trong
tổ chức tuân thủ các quyết định do nhà quản trị
cấp cao đưa ra để đạt được mục tiêu chung của
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
60
doanh nghiệp. Đáng chú ý, mức độ tập trung
ảnh hưởng đến hoạt động giám sát. Điều đó có
nghĩa là cấp ra quyết định thấp hơn yêu cầu
hoạt động giám sát trong doanh nghiệp
nhiều hơn.
Thứ hai, cần một hệ thống KSNB đủ mạnh
để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp khi sự bất ổn từ môi trường bên ngoài
gia tăng. Môi trường bên ngoài bao gồm sức ép
xã hội về các vấn đề như môi trường sinh thái,
kinh tế - xã hội và phúc lợi của người lao động.
Môi trường bên ngoài càng bất ổn thì càng phải
tăng cường sự tin cậy của hệ thống KSNB.
Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường bên
ngoài có mức độ bất ổn cao thì cần một cấu trúc
linh hoạt nhằm thích ứng với sự thay đổi của
môi trường. Nhận thức của doanh nghiệp về sự
bất ổn của môi trường bên ngoài càng cao thì
càng đòi hỏi mức độ xử lý thông tin trong
doanh nghiệp càng nhiều. Do đó, doanh nghiệp
cần phải quan tâm đến yếu tố “Thông tin và
truyền thông”. Sự bất ổn của môi trường bên
ngoài đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thiếu
thông tin để lập kế hoạch cho sản phẩm và dịch
vụ, đánh giá nhu cầu khách hàng và lập các kế
hoạch dự phòng. Do đó, doanh nghiệp cần phải
tăng cường hoạt động thông tin và truyền thông,
cũng như triển khai hoạt động kiểm soát chặt
chẽ hơn nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục
tiêu của mình.
Thứ ba, cần tăng cường hiệu quả các hoạt
động kiểm soát trong các doanh nghiệp. Phân
chia trách nhiệm hợp lý sẽ làm giảm thiểu các
nguy cơ dẫn đến sai sót và gian lận cũng như
giúp phát hiện ra các sai sót và gian lận này
trong quá trình tác nghiệp. Do vậy, để hạn chế
tối đa rủi ro có thể xảy ra, các doanh nghiệp
không nên giao cho một cá nhân nắm tất cả các
khâu của một quy trình nghiệp vụ từ khi phát
sinh cho đến khi kết thúc. Trong doanh nghiệp
may mặc, nông nghiệp và hóa chất niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các quy
trình và thủ tục kiểm soát thường không được
quy định chính thức mà thường được lưu hành
theo kiểu truyền miệng, nên việc giúp nhân viên
nhận thức tầm quan trọng của hoạt động kiểm
soát trong sản xuất - kinh doanh của doanh
nghiệp là điều cần thiết. Ngoài ra, cần cập nhật
văn bản, chế độ và chính sách thường xuyên
nhằm đảm bảo các chính sách và thủ tục mà
doanh nghiệp đề ra không bị lạc hậu, lỗi thời.
Thứ tư, tăng cường thông tin và truyền
thông đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Thông tin và
truyền thông ngày càng quan trọng trong việc
giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình
để tồn tại và phát triển. Thông tin và truyền
thông phải đảm bảo thông suốt tới mọi bộ phận
và cá nhân trong doanh nghiệp cũng như các
đối tượng bên ngoài có liên quan. Tuy nhiên, tại
các doanh nghiệp có quy mô lớn, việc truyền
thông bên trong từ nhà quản trị cấp cao đến
nhân viên thực thi nhiệm vụ thường khó khăn vì
thông qua nhiều cấp quản lý. Do vậy, để các
chính sách và chỉ thị từ nhà quản trị cấp cao đến
nhân viên đều hiểu rõ và thực thi, cần yêu cầu
các trưởng phòng, ban phổ biến những nội dung
liên quan đến từng nhân viên và yêu cầu nhân
viên ký xác nhận trên văn bản minh chứng đã
hiểu và nắm rõ các quy định. Đối với các thông
tin cần báo cáo lên nhà quản trị cấp cao, doanh
nghiệp cần có kênh thông tin mở, sẵn sàng lắng
nghe và cần phải làm cho nhân viên tin rằng
nhà quản trị cấp cao thực sự muốn biết các vấn
đề đang xảy ra và sẽ giải quyết một cách có
hiệu quả.
Thứ năm, hoàn thiện môi trường kiểm soát
trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Môi trường kiểm soát
phản ánh sắc thái chung của một doanh nghiệp,
tác động đến ý thức của mọi thành viên trong tổ
chức. Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến
cách thức kinh doanh của doanh nghiệp và đến
các mục tiêu được thiết lập. Các nhân tố của
môi trường kiểm soát bao gồm: Tính trung thực
và giá trị đạo đức, Cơ cấu tổ chức, Phân định
quyền hạn và trách nhiệm, Chính sách nhân
sự,... Tại các doanh nghiệp mới hoạt động,
chính sách nhân sự thường không ban hành
bằng văn bản hay xây dựng một cách bài bản
như trong các doanh nghiệp hoạt động lâu năm.
Do vậy, các doanh nghiệp mới cần phải chú
trọng xây dựng chính sách nhân sự nhằm ứng
phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng cần phải
phân định trách nhiệm và quyền hạn trong công
D.H. Thuong, N.T.P. Hong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 49-61
61
việc rõ ràng giúp doanh nghiệp khuyến khích sự
chủ động của các cá nhân trong công việc,
nhưng phải ở trong mức độ giới hạn để bảo đảm
đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
[1] Stephen Mc Nally, The COSO 2013 and SOX
Compliance - One Approach to an effective
Transition, The Association of Accountants and
Financial Professionals in Business, 2013.
[2] H. Robert Montgomery, Auditing: Theory and
Practice, 2d ed., rev. and enl. edition, New York,
Ronald Press Co, 1916.
[3] T. Karagiorgos, G. Drogalas, A. Dimou,
“Effectiveness of internal control system in the
Greek Bank Sector”, The South European Review
of Business Finance & Accounting, 2010,
pp.417-427.
[4] M. Salehi, M.M. Shiri, F. Ehsanpour,
“Effectiveness of internal control in the banking
sector: Evidence from bank Mellat, Iran”, IUP
Journal of Bank Management 12(1) (2013) 23-34.
[5] Koutoupis, Tsamis, “Risk based internal auditing
within Greek banks: A case study approach”,
Journal of Management Government 13 (2009)
101-130.
[6] F. Hanim Fadzil, H. Haron, M. Jantan, “Internal
auditing practices and internal control system”,
Managerial Auditing Journal 20(8) (2005)
844-866.
[7] Hussaini Umar et. al., “The effect of internal
control on performance of commercial banks in
Nigeria”, International Journal of Management
Research & Review 8(6) (2018) 13-32.
[8] Ndembu Zipporah Njoki, “The effect of internal
controls on the financial performance of
manufacturing firms in Kenya”, IOSR Journal of
Economics and Finance 8(3) (2017) 92-105.
[9] Cornelius Kipkemboi Lagat, Caroline Ayuma
Okelo, Edwin Terer, “Effect of internal control
systems on financial management in Baringo
County Government, Kenya”, Journal of
Economics, Finance and Accounting 3(1) (2016)
93-106.
[10] Nguyen Thi Loan, “Factors impact on the
effectiveness of internal control systems in credit
facilities in Vietnam commercial banks”, Science
Journal of Ho Chi Minh Open University 63(6)
(2018) 105-121. (in Vietnamese).
[11] Vu Thu Phung, Internal Control Factors affecting
the performance effectiveness of EVN,
Dissertation of Economics, HCM University of
Economics, 2016. (in Vietnamese).
[12] Raj Bahadur Sharma1, Nabil Ahmed M. Senan,
“A study on effectiveness of Internal Control
System in Selected Banks in Saudi, Arabia”,
Asian Journal of Managerial Science 8(1) (2019)
41-47.
[13] J. Hair, W. Black, B. Babin, R. Anderson,
R. Tatham, Multivariate Data Analysis, 6th ed,
New Jersey: Prentice Hall, 2006.
[14] Nunally, Bernstein, Psychometric Theory, 3rd
edition, Mc Graw - Hill, New York, 1994.
H
h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_cac_nhan_to_kiem_soat_noi_bo_den_hieu_qua_hoat.pdf