Nghiên cứu này đã đánh giá được ảnh hưởng
của công suất laser đến nhiệt độ bề mặt phôi và đã chỉ
ra rằng với công suất laser nhỏ hơn 255W không ứng
dụng được vào để gia nhiệt khi tiện. Bên cạnh việc
đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ đến chiều sâu
thấm tôi và ảnh hưởng của thời gian trễ, điểm đặt
laser đến nhiệt độ bề mặt phôi còn đưa ra cơ sở để
chọn các thông số hợp lý nhằm nâng cao năng suất
gia công và thuận tiện cho quá trình gá đặt đầu laser.
Nghiên cứu cũng đã khảo sát, đánh giá ảnh
hưởng của các thông số đến chiều sâu thấm nhiệt và
độ cứng tế vi trong trường hợp chưa cắt gọt; căn cứ
vào kết quả này để lựa chọn chế độ cắt thích hợp.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chiều sâu thấm nhiệt và độ cứng tế vi trong gia công tiện thép 9XC qua tôi có gia nhiệt bằng laser, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 019-025
19
Ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chiều sâu thấm nhiệt và độ
cứng tế vi trong gia công tiện thép 9XC qua tôi có gia nhiệt bằng laser
The Effects of Technological Parameters on the Depth of Osmotic Heating and Microhardness for
Processing Hard Turning 9XC Steel with Laser Assisted
Nguyễn Thành Huân1,2, Trần Xuân Thái 2, Nguyễn Đức Toàn2*
1 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp - 353, Trần Hưng Đạo, Nam Định
2 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đến Tòa soạn: 25-01-2017; chấp nhận đăng: 25-01-2018
Tóm tắt
Nguyên lý cơ bản của gia công tiện thép 9XC qua tôi (độ cứng 62HRC) có gia nhiệt bằng laser là dùng
nguồn laser để làm mềm vật liệu phôi trước dụng cụ cắt trong khi gia công. Cũng như như các phương pháp
gia công khác, yêu cầu tính chất vật liệu của chi tiết không hoặc ít thay đổi sau gia công. Bài báo phân tích
kết quả khảo sát bằng thực nghiệm về ảnh hưởng của các thông số công nghệ như: công suất laser, lượng
tiến dao, vận tốc cắt, chiều sâu cắt đến chiều sâu thấm nhiệt và độ cứng tế vi sau khi tiện vật liệu cứng có
gia nhiệt bằng laser. Việc phân tích các kết quả thí nghiệm cho thấy rằng chiều sâu cắt lớn hơn 0,1 mm, tốc
độ vòng quay lớn hơn 500 vg/ph, tổ chức tế vi và độ cứng tế vi của chi tiết sau gia công không bị thay đổi.
Từ khóa: Tiện vật liệu cứng, công suất laser, khí bảo vệ, tổ chức tế vi, độ cứng tế vi.
Abstract
Basic principles of processing hard turnning 9XC steel (62HRC) with Laser Assisted is used laser source to
soften the workpiece material before cutting tools during machining. As well as other processing methods,
request properties materials of the machine element are not or little changed after processing. The article
analyzes the survey results by experiment on the effects of technological parameters such as laser power,
feed rates, cutting speeds, depth of cut to to the depth of osmotic heating and microhardness after
processing hard turnning 9XC steel with laser assisted. The analysis of the experimental results show that
the depth of cut is greater than 0.1 mm, rotation speed greater than 500 rev/min, the microstructure and
microhardness of the machine element after processing is not changed.
Keywords: Hard material turning, laser power, shielding gas, Microstructure, Microhardness.
1. Giới thiệu*
Vật liệu cứng có đặc điểm độ cứng cao, chống
mài mòn tốt, cơ tính không đổi khi làm việc ở nhiệt
độ cao, do đó vật liệu cứng được ứng dụng vào hầu
hết các nghành công nghiệp như: vũ trụ, hàng không,
ô tô, quốc phòng, khuôn mẫu v.v. [1-4]. Gia công chế
tạo những chi tiết làm bằng vật liệu cứng gặp nhiều
khó khăn như: dụng cụ cắt phải làm từ vật liệu có độ
cứng cao (kim cương, CBN), dụng cụ cắt bị mài mòn
nhiều, năng suất gia công thấp, chi phí và giá thành
sản phẩm cao. Để gia công được vật liệu cứng bằng
dụng cụ cắt không quá đặc chủng (có thể dùng dụng
cụ hợp kim cứng để cắt vật liệu cứng) ta có thể
nghiên cứu các giải pháp gia công như: chế tạo dụng
cụ cắt mới, phương pháp gia công mới, chế tạo thiết
bị cắt gọt mới, nghiên cứu nguyên lí gia công mới.
Một trong những giải pháp để gia công vật liệu
cứng đã được S. Sun và cộng sự [5] nghiên cứu là gia
* Địa chỉ liên hệ: Tel.: (+84) 988693047
Email: toan.nguyenduc@hust.edu.vn
nhiệt trong quá trình gia công nhằm giảm lực cắt lên
dụng cụ cắt. Gia nhiệt trong quá trình gia công là sử
dụng một nguồn nhiệt bên ngoài để làm nóng và mềm
bề mặt phôi tại vị trí trước trước dụng cụ cắt. Quá
trình gia nhiệt này sẽ làm giảm mạnh độ bền, độ cứng
và khả năng chống biến dạng của phôi. Để gia nhiệt
trong quá trình gia công vật liệu cứng, có thể dùng
nhiều nguồn nhiệt khác nhau, như: ngọn lửa khí
O2+C2H2, ngọn lửa plasma, dòng điện cao tần, laser
v.v. Nghiên cứu này đã sử dụng laser để gia nhiệt, vì
laser có đặc điểm: mật độ công suất cao, nguồn nhiệt
tập trung, tốc độ nung nóng lớn và có thể gia nhiệt
được nhiều vật liệu khác nhau [6]. Hongtao Ding và
đồng tác giả [7] đã nghiên cứu tiện hợp kim
Waspaloy có gia nhiệt bằng laser so với tiện truyền
thống – kết quả tiện có gia nhiệt bằng laser độ mài
mòn mặt trước dụng cụ cắt giảm 50%, độ mài mòn
mặt sau giảm từ 40-60%, tuổi thọ dụng cụ cắt tăng
50%, lực cắt giảm 20%, độ nhẵn bóng bề mặt tăng.
Hầu hết các vật liệu khi có nguồn nhiệt tác động
vào thì tính chất, thành phần của vật liệu bị thay đổi
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 019-025
20
1. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá được ảnh
hưởng của công suất laser, thời gian trễ và điểm đặt
laser đến nhiệt độ bề mặt phôi; ảnh hưởng của các
thông số lượng tiến dao, tốc độ vòng quay đến chiều
sâu thấm nhiệt (khoảng cách của lớp bề mặt phôi tiện
bị thay đổi tổ chức dưới tác dụng của chùm tia laser)
cũng như độ cứng tế vi khi chưa tiện và sau khi tiện
có gia nhiệt bằng laser.. Từ các đánh giá, khảo sát ảnh
hưởng của các thông số trên, ta chọn được các thông
số hợp lý để tính chất, tổ chức vật liệu sau khi gia
công không thay đổi.
2. Hệ thống thí nghiệm
Trong quá trình gia công tiện vật liệu cứng có
gia nhiệt bằng laser, yêu cầu nguồn nhiệt laser phải
chuyển động đồng thời với chuyển động chạy dao
dọc và điểm laser chiếu lên bề mặt phôi tại vị trí phia
trước dụng cụ cắt; hệ thống thí nghiệm như hình 1 đã
đáp ứng được những điều kiện này. Hệ thống thí
nghiệm gồm [4]:
Máy tiện T6M16(1): là máy tiện ren vạn năng
cỡ trung do nhà máy công cụ số 1 Việt Nam sản xuất.
Máy tiện này có thể thực hiện được tất cả các công
việc về tiện. Có thể dùng máy này trong sản xuất
hàng loạt, sản xuất đơn chiếc hay trong phân xưởng
sửa chữa.
Phôi tiện (2): làm bằng vật liệu thép hợp kim
9XC, được gia công tiện thô đạt đường kính 50+0,4
sau đó đem đi tôi thể tích đạt độ cứng 62HRC..
Đầu laser (3): nhận chùm tia laser từ nguồn phát
laser rắn YAG-Neodium, công suất 350W đi qua thấu
kính hội tụ nằm trong đầu laser và hướng chùm tia
laser hội tụ lên bề mặt phôi, khoảng cách từ thấu kính
hội tụ tới bề mặt phôi điều chỉnh được.
Để phân tích đánh giá ảnh hưởng của thông số
cắt tới lực cắt, nhóm tác giả đã sử dụng thiết bị đo lực
FUTEK MTA400 (4) của Mỹ. Giá trị lực cắt được
hiển thi trên màn hình vi tính (6) thông qua bộ
chuyển đổi tín hiệu (5) và phần mềm Dasy Lab 13.0.
Các loại dao tiện: vật liệu thép gió, dạng
mảnh DCMT11T304 hợp kim và CBN đã được dùng
để làm thí nghiệm.
Trong nghiên cứu này, sử dụng máy
FieldMaster của hãng Coherent (Mỹ) để đo công suất
laser, máy IR–AHS của công ty SINO (Nhật Bản) để
đo nhiệt độ bề mặt phôi tại vị trí vết laser chiếu và vị
trí mũi dao.
Hình 1. Sơ đồ tiện vật liệu cứng có gia nhiệt bằng laser.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 019-025
21
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khảo sát nhiệt độ bề mặt
3.1.1. Ảnh hưởng của công suất laser đến nhiệt độ bề
mặt phôi
Công suất laser (P) là thông số ảnh hưởng đến
nhiệt độ của bề mặt phôi (TBM). Việc điều chỉnh và
chọn công suất laser cho phù hợp với việc gia nhiệt
trong quá trình gia công tiện vật liệu cứng là cần
thiết. Nếu chọn công suất laser quá lớn, nhiệt độ bề
mặt cao, làm nóng chảy bề mặt chi tiết và làm hỏng
các linh kiện laser. Nhưng nếu chọn công suất laser
quá nhỏ, nhiệt độ sẽ không đủ để đáp ứng yêu cầu
công việc đặt ra. Nghiên cứu đã đo lường và kiểm tra
ảnh hưởng của công suất laser đến nhiệt độ bề mặt
phôi được thể hiện trong bảng 1. Điều kiện thực
nghiệm được giới hạn bởi: công suất laser thay đổi
trong khoảng từ 200-330W cùng với các thông số:
n=1000vg/ph, s=0,09mm/vg, thời gian trễ 10s được
giữ không đổi.
Bảng 1. Ảnh hưởng công suất laser đến nhiệt độ bề
mặt phôi
Công suất laser P
(W)
Nhiệt độ bề mặt phôi
TBM (oC)
200 794
205 813
255 821
300 838
330 858
Công suất 200W Công suất 205W
Công suất 255W Công suất 300W Công suất 330W
Hình 2. Ảnh hưởng của công suất laser chiều sâu
thấm nhiệt
Từ kết quả này, kết hợp cùng với hình ảnh tổ
chức tế vi (hình 2) cho thấy: nhiệt độ bề mặt phôi
tăng tỉ lệ thuận với công suất, nhưng không nhiều.
Tuy nhiên chiều sâu thấm nhiệt lại tăng lên rõ rệt khi
công suất thay đổi. Với công suất từ 200W đến 205W
chiều sâu thấm nhiệt rất nhỏ tức là nhiệt độ chỉ có tác
động ở bề mặt phôi; Điều này chứng tỏ rằng công
suất laser có ảnh hưởng đến sự hấp thụ năng lượng
của vật liệu. Do đó công suất laser từ 255W đến
330W sẽ được chọn để gia nhiệt trong quá trình gia
công.
3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian trễ đến nhiệt độ bề
mặt phôi
Nếu chiếu chùm tia laser vào bề mặt phôi và
thực hiện ngay quá trình cắt gọt thì thời gian để vật
liệu hấp thụ năng lượng laser là chưa đủ; dẫn đến
nhiệt độ bề mặt còn thấp, chiều sâu thấm nhiệt nhỏ.
Vì vậy, phương pháp này có một khoảng thời gian trễ
(tT - là thời gian gia nhiệt trước khi gia công) để vật
liệu phôi được liên tục hấp thụ năng lượng laser,
truyền nhiệt ra xung quanh và giữ ổn định nhiệt độ.
Thí nghiệm được thực hiện với các thông số n=1000
v/ph, s=0,09 mm/vg, công suất laser 330 W. Nhiệt độ
bề mặt phôi phụ thuộc thời gian trễ cho trong bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng thời gian trễ đến nhiệt độ bề mặt
phôi
Thời gian trễ (s) Nhiệt độ bề mặt phôi
(oC)
5 782
10 858
15 873
20 891
25 912
Thời gian trễ càng lớn, nhiệt độ bề mặt phôi
càng lớn. Tuy nhiên thời gian trễ lớn, nhiệt độ cao có
thể làm nóng chảy bề mặt phôi, đồng thời làm giảm
năng suất cắt gọt. Ở đây ta chọn thời gian trễ từ 5 đến
10 giây.
3.1.3. Ảnh hưởng của điểm đặt laser trên phôi đến
nhiệt độ bề mặt phôi tại mũi dao
Điểm đặt laser có thể đặt ở các vị trí khác nhau
trên chu vi của phôi bằng cách di chuyển đầu laser
(hình 3). Ảnh hưởng của điểm đặt laser đến nhiệt độ
bề mặt phôi được cho ở bảng 3.
Hình 3. Vị trí đặt điểm laser lên bề mặt phôi
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 019-025
22
Bảng 3. Ảnh hưởng điểm đặt laser đến nhiệt độ bề
mặt phôi tại mũi dao
Vị trí điểm đặt đầu laser TBM (oC)
I 871-889
II 863-871
III 854-863
IV 850-854
V 843-850
VI 840-843
Điểm đặt laser càng xa vị trí mũi dao, mức độ
dẫn nhiệt ra các vị trí xung quanh càng lớn; mặt khác
do phôi quay tạo ra luồng khí làm tản mát nhiệt vào
trong không khí, dẫn đến nhiệt độ bề mặt tại vị trí
mũi dao càng nhỏ. Điểm đặt laser tại vị trí I, II, III,
IV ta nhận được nhiệt độ bề mặt phôi cao, nhưng quá
trình gá đặt đầu laser phức tạp và gây khó khăn khi
thao tác, vận hành điều chỉnh dao tiện. Do đó vị trí
đặt vết laser được chọn là vị trí V và VI.
3.2. Ảnh hưởng của các thông số đến chiều sâu
thấm nhiệt và độ cứng tế vi khi gia nhiệt bằng laser
Căn cứ vào kết quả của các thí nghiệm trên ta
chọn công suất laser là 330W, thời gian trễ 10s, vị trí
điểm đặt laser V. Mục đích của nghiên cứu này là so
sánh giữa tổ chức tế vi của vật liệu khi chưa gia nhiệt
(hình 4) và có gia nhiệt bằng laser để tìm ra được
chiều sâu thấm nhiệt và độ cứng tế vi của chi tiết sau
khi gia nhiệt bằng laser; từ đó chọn được chiều sâu
cắt (t) hợp lí để sau khi tiện có gia nhiệt bằng laser
vật liệu chi tiết không thay đổi.
Hình 4. Độ cứng của phôi khi chưa gia nhiệt
3.2.1. Ảnh hưởng của lượng tiến dao
Trên cơ sơ sở tính toán, chọn các thông số theo
các tài liệu [8, 9], chọn n=1000vg/ph giữ cố định,
lượng tiến dao thay đổi từ 0,06-0,15mm/vg. Các chi
tiết sau khi gia nhiệt được đem đi chụp tổ chức tế vi
để biết chiều sâu thấm nhiệt (hình 5) và đo độ cứng
tế vi (hình 6).
s = 0,06mm/vg s = 0,09mm/vg
s = 0,12mm/vg s = 0,15mm/vg
Hình 5. Ảnh hưởng của lượng tiến dao đến đến chiều
sâu thấm nhiệt khi chưa cắt
Đầu laser được gắn vào bàn xe dao dọc và
chuyển động cùng với lượng tiến dao. Lượng tiến dao
nhỏ, chùm laser sau sẽ chiếu đè lên vết chùm laser
trước đó một phần lớn hơn so với lượng tiến dao lớn,
nguồn nhiệt tập trung và lớn hơn, vì vậy chiều sâu
thấm nhiệt lớn hơn. Chọn lượng tiến dao lớn, chùm
laser sau chiếu lên vết laser trước một lượng nhỏ hơn,
nhiệt độ bề mặt phôi nhỏ, dẫn đến chiều sâu thấm
nhiệt nhỏ hơn.
Hình 6. Ảnh hưởng của lượng tiến dao đến độ cứng
tế vi khi chưa cắt
0,05 0,1 0,15 0,25 0,35 lõi
s= 0,06mm/vg 801 717 748 750 753 750
s= 0,09mm/vg 798 710 745 750 753 753
s= 0,12mm/vg 789 715 748 750 750 750
s= 0,15mm/vg 750 735 740 750 750 743
660
680
700
720
740
760
780
800
820
D
o
c
u
n
g
t
e
v
i
(H
V
)
Khoang cach tu be mat (mm)
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 019-025
23
Với lượng tiến từ 0,06-0,12mm/vg, độ cứng tế
vi từ bề mặt đến chiều sâu 0,05mm cao hơn so với độ
cứng tế vi của phôi; hiện tượng này có thể do laser có
năng lượng lớn làm nhiệt độ bề mặt phôi nóng lên
trong thời gian ngắn, đồng thời tốc độ nguội của bề
mặt phôi rất lớn làm cho một lớp mỏng vật liệu bề
mặt phôi biến cứng do nguội nhanh của hạt mịn. Với
chiều sâu cách bề mặt khoảng 0,1mm, độ cứng tế vi
thấp hơn độ cứng tế vi của phôi là do xảy ra hiện
tượng ram kim loại; khoảng cách từ 0,1mm độ cứng
lại tăng dần đến khoảng cách 0,15mm thì độ cứng
không thay đổi (hình 6). Với lượng tiến dao
0,15mm/vg, chùm laser sau chiếu lên vết laser trước
một phần nhỏ nhiệt độ bị phân tán nhanh, không đủ
thời gian để làm thay đổi tổ chức vật liệu.
3.2.2. Ảnh hưởng của tốc độ vòng quay
n = 355vg/ph n = 500vg/ph
n = 710vg/ph n = 1000vg/ph
Hình 7. Ảnh hưởng của tốc độ vòng quay đến chiều
sâu thấm nhiệt khi chưa cắt
Các thông số s=0,06 mm/vg, P = 330W, tT =
10s giữ không đổi; thay đổi tốc độ vòng quay. Các
chi tiết sau khi gia nhiệt được đem đi chụp tổ chức
tế vi để biết chiều sâu thấm nhiệt và đo độ cứng tế
vi (hình 7) và đo độ cứng tế vi (hình 8). Tốc độ
vòng quay chậm, công suất nguồn nhiệt laser và
thời gian tương tác với vật liệu chi tiết như nhau,
nhưng chiều dài chi tiết được nung nóng ngắn hơn,
luồng khí xung quanh chi tiết nhỏ hơn, nhiệt tập
trung và dẫn vào sâu phía trong chi tiết nhiều hơn,
nên chiều sâu thấm nhiệt lớn hơn khi tốc độ vòng
quay lớn.
Hình 8. Ảnh hưởng của tốc độ vòng quay đến độ
cứng tế vi khi chưa cắt
Khi thay đổi tốc độ vòng quay, độ cứng lớp bề
mặt trong khoảng 0,05mm cao hơn độ cứng của phôi
là do chùm laser sau chiếu đè lên vết chùm laser
trước khi lượng chạy dao nhỏ, nhiệt độ bề mặt tăng
cao đồng thời bề mặt chi tiết bị biến cứng do tác động
của khối khí nóng va đập. Ở tốc độ vòng quay thấp
nhiệt độ ram cao hơn, độ cứng tại vị trí cách bề mặt
chi tiết 0,1mm nhỏ hơn và chiều sâu có độ cứng thay
đổi lớn hơn. Căn cứ vào kết quả này ta có thể tăng
chiều sâu cắt để tăng năng suất cắt (hình 8).
3.3. Ảnh hưởng của các thông số đến chiều sâu
thấm nhiệt và độ cứng tế vi khi tiện có gia nhiệt
bằng laser
Mục tiêu cần hướng tới là sau khi tiện vật liệu
cứng có gia nhiệt bằng laser, yêu cầu tính chất vật
liệu chi tiết sau khi gia công không thay đổi đáng kể
so với vật liệu phôi ban đầu; từ đó nghiên cứu tiến
hành kiểm tra ảnh hưởng của các thông số đến chiều
sâu thấm nhiệt và độ cứng tế vi của chi tiết sau khi
gia công.
3.3.1. Ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến chiều sâu
thấm nhiệt và độ cứng tế vi
Để khảo sát sự ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến
chiều sâu thấm nhiệt và độ cứng tế vi, chọn các thông
số n = 1000vg/ph, s = 0,06mm/vg, P = 330W, tT =
10s cố định, chiều sâu cắt thay đổi từ 0,1 - 0,3mm.
Sau khi tiện xong chi tiết, tiến hành chụp tổ chức tế vi
để kiểm tra chiều sâu thấm nhiệt (Hình 9) và độ cứng
tế vi (hình 10).
Chiều sâu cắt chọn t = 0,1mm tương ứng với
điểm có độ cứng thấp nhất (hình 6), tại vị trí này do
tương tác với nguồn laser nên nhiệt độ vẫn lớn cùng
với đó là việc lưỡi cắt đang tham gia vào quá trình gia
0,05 0,1 0,15 0,25 0,35 lõi
n=355vg/ph 822 801 679 710 725 756
n=500vg/ph 781 612 657 735 735 737
n=710vg/ph 781 712 735 743 750 750
n=1000vg/ph 801 717 748 750 753 750
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
D
o
c
u
n
g
t
e
v
i
(H
V
)
Khoang cach tu be mat (mm)
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 019-025
24
công làm phát sinh nhiệt cắt, tổng hợp của hai nguồn
nhiệt này sẽ lớn, kết hợp với lực cắt dẫn đến sự xô
lệch mạng tinh thể, làm biến cứng bề mặt; do đó độ
cứng đến vị trí cách bề mặt chi tiết 0,1mm lớn (hình
10). Khi chọn chiều sâu cắt từ 0,15-0,25mm, tức là vị
trí có độ cứng gần như không đổi (hình 6) so với độ
cứng của phôi. Vị trí này nguồn laser tác động để sinh
nhiệt là không đáng kể, nhiệt cắt tại mũi dao lúc này
là tương tự nhiệt cắt trong gia công thông thường, do
đó nó không làm ảnh hưởng đến độ cứng bề mặt chi
tiết sau gia công; nhưng vẫn đảm bảo là cắt được dễ
dàng, vì phần lớn chiều sâu cắt đã được nguồn nhiệt
laser nung nóng, làm liên kết kim loại yếu đi, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình cắt. Phương pháp gia
công tiện vật liệu cứng có gia nhiệt bằng laser có thể
nâng cao được năng suất với việc chọn chiều sâu cắt
lớn mà không ảnh hưởng đến quá trình cắt.
Hình 9. Ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến chiều sâu
thấm sau gia công tiện (t = 0,15mm)
Hình 10. Ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến độ cứng tế
vi sau gia công tiện
3.3.2. Ảnh hưởng của tốc độ vòng quay đến chiều sâu
thấm nhiệt và độ cứng tế vi.
Để khảo sát, các thông số s = 0,06mm/vg, t =
0,15mm, P = 330W, tT = 10s được giữ cố định; tốc độ
cắt được thay đổi từ 355-1000vg/ph. Kết quả được
chỉ rõ trong hình 11 và 12.
n = 355vg/ph n = 500vg/ph
Hình 11. Ảnh hưởng của tốc độ vòng quay đến chiều
sâu thấm nhiệt sau khi tiện
Hình 12. Ảnh hưởng của tốc độ vòng quay đến độ
cứng tế vi sau khi tiện
Với tốc độ 355vg/ph và 500vg/ph thì chiều sâu
thấm nhiệt tương ứng là 0,35mm và 0,25mm (hình
11). Như chỉ ra trong hình 12, khi chiều sâu cắt đạt
0,15mm, nhiệt độ tại vị trí này cao do ảnh hưởng của
laser, kết hợp cùng nhiệt cắt sinh ra tại mũi dao làm
xô lệch mạng, độ cứng sẽ tăng lên. Với tốc độ vòng
quay lớn hơn 710-1000vg/ph, độ cứng tế vi sau tiện
thay đổi không đáng kể. Như vậy với phương pháp
gia công tiện vật liệu cứng có gia nhiệt bằng laser có
thể nâng cao năng suất bằng cách chọn tốc độ vòng
quay lớn.
0 0,05 0,1 0,15 lõi
t= 0,1mm 789 775 756 750 750
t= 0,15mm 759 759 756 756 756
t= 0,2mm 753 753 750 750 748
t= 0,25mm 756 756 753 750 750
720
730
740
750
760
770
780
790
800
D
o
c
u
n
g
t
e
v
i
(H
V
)
Khoang cach tu be mat (mm)
0 0,05 0,1 0,15 lõi
n=355vg/ph 804 798 775 759 750
n=500vg/ph 798 775 756 756 750
n=710vg/ph 753 753 748 750 750
n=1000vg/ph 756 759 753 753 753
720
730
740
750
760
770
780
790
800
810
D
o
c
u
n
g
t
e
v
i
(H
V
)
Khoang cach tu be mat (mm)
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 019-025
25
3.3.3. Ảnh hưởng của lượng tiến dao đến chiều sâu
thấm nhiệt và độ cứng tế vi.
Chọn thông số n = 1000vg/ph, t = 0,15mm, P =
330W, tT = 10s giữ cố định, lượng tiến dao thay đổi
từ 0,06mm/vg - 0,15mm/vg. Sau gia công tiện, đem
chi tiết chụp tổ chức tế vi để xác định chiều sâu thấm
nhiệt - kết quả năng lượng chùm laser không làm ảnh
hưởng đến chiều sâu thấm nhiệt trong điều kiện thí
nghiệm này. Khi lượng tiến dao thay đổi, độ cứng tế
vi hầu như không thay đổi (bảng 4).
Bảng 4. Ảnh hưởng của lượng tiến dao đến độ cứng
tế vi
S
(
mm/vg)
Độ cứng tế vi cách bề mặt (HV)
0 0,05 0,1 0,15 Lõi
0,06 756 753 753 750 750
0,09 753 753 753 753 750
0,12 753 750 753 750 748
0,15 750 753 750 748 745
4. Kết luận
Nghiên cứu này đã đánh giá được ảnh hưởng
của công suất laser đến nhiệt độ bề mặt phôi và đã chỉ
ra rằng với công suất laser nhỏ hơn 255W không ứng
dụng được vào để gia nhiệt khi tiện. Bên cạnh việc
đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ đến chiều sâu
thấm tôi và ảnh hưởng của thời gian trễ, điểm đặt
laser đến nhiệt độ bề mặt phôi còn đưa ra cơ sở để
chọn các thông số hợp lý nhằm nâng cao năng suất
gia công và thuận tiện cho quá trình gá đặt đầu laser.
Nghiên cứu cũng đã khảo sát, đánh giá ảnh
hưởng của các thông số đến chiều sâu thấm nhiệt và
độ cứng tế vi trong trường hợp chưa cắt gọt; căn cứ
vào kết quả này để lựa chọn chế độ cắt thích hợp.
Đã phân tích ảnh hưởng của các thông số đến
chiều sâu thấm nhiệt và độ cứng tế vi trong trường
hợp tiện có gia nhiệt bằng laser. Kết quả cho thấy khi
chiều sâu cắt lớn hơn 0,1mm và tốc độ vòng quay lớn
hơn 500vg/ph thì độ cứng bề mặt và độ cứng tế vi của
chi tiết sau gia công thay đổi không đáng kể. Ngoài
ra, khi thay đổi lượng tiến dao thì độ cứng bề mặt và
độ cứng tế vi của chi tiết sau gia công cũng không
thay đổi. Vậy, phương pháp tiện vật liệu cứng có gia
nhiệt bằng laser có thể nâng cao được năng suất gia
công.
Lời cám ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa
học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài
mã số “107.02-2016.01”.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nghiêm Hùng, Vật liệu cơ sở, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội 2007.
[2]. Banh Tien Long, Nguyen Huu Phan, Ngo Cuong,
Nguyen Duc Toan, Surface quality analysis of die steels
in powder-mixed electrical discharge machining using
titan powder in fine machining, Advances in
Mechanical Engineering 8(7) (2016)
1687814016657732
[3]. Shi, J., and Liu, C. R., On predicting chip morphology
and phase transformation in hard machining, The
International Journal of Advanced Manufacturing
Technology, Vol. 27(7) (2006), 645-654.
[4]. Shi, J. and Liu, C.R., “Flow stress property of hardened
steel under high temperature with tempering effect” Int.
J. Mech. Sci., Vol. 46(6) (2004), 891–906.
[5]. S. Sun, M. Brandt, M.S. Dargusch, Thermally enhanced
machining of hard-tomachine materials-a review,
International Journal of Machine Tools and
Manufacture 50 (2010) 663–680.
[6]. William. M. Steen Jyotirmoy Mazumder, Laser
Material Processing, Springer (2010).
[7]. Hongtao Ding. Yung C. Shin, Improvement of
machinability of Waspaloy via laser-assisted
machining, International Journal Manufacture
Technology (2013) 64:475-486.
[8]. Bành Tiến Long, Trần Thế Lục, Trần Sỹ Túy, Nguyên
lý gia công vật liệu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật (2001).
[9]. Nguyễn Ngọc Đào, Trần Thế San, Hồ Viết Bình, Chế
độ cắt gia công cơ khí, Nhà xuất bản Đà Nẵng (2002).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_cac_thong_so_cong_nghe_den_chieu_sau_tham_nhie.pdf